Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền đường may và mối quan hệ giữa các yếu tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 75 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
*******************

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

HÀ NỘI, 2012 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
*******************

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

HÀ NỘI, 2012 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
*******************

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. TRẦN NHẬT CHƯƠNG

HÀ NỘI, 2012 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

*******************

NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. TRẦN NHẬT CHƯƠNG

HÀ NỘI, 2012 


Lời cảm ơn.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới GS.TS.
Trần Nhật Chương người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích
lệ và giành nhiều thời gian cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến :
¾ Ban giám hiệu trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
¾ Quý thầy cô giáo Viện Dệt May – Da Giày và Thời Trang Trường
Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
¾ Viện đào tạo sau đại học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
¾ Ban giám hiệu – Trung tâm đào tạo thường xuyên trường CĐ
Công Thương Tp.HCM.
¾ Trung tâm giám định dệt may – Phân viện dệt may tại Tp.HCM
¾ Công ty dệt may Việt Thắng Tp.HCM
¾ Công ty chỉ Phong Phú Tp.HCM

¾ Các bạn đồng nghiệp, tập thể giảng viên khoa Công Nghệ May –
Thiết Kế Thời Trang – Da giày Trường ĐH Công Nghiệp Thực
Phẩm Tp.HCM.
¾ Gia đình và người thân của tôi.
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn của
mình.
Tác giả

‐ i ‐ 
 


Lời cam đoan.
Tôi xin cam đoan luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
GS.TS. Trần Nhật Chương. Tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu và tiến hành thực
nghiệm tại Trung tâm giám định dệt may – phân viện dệt may tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này không có sự sao chép từ các luận văn
khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thanh Bình

‐ ii ‐ 
 


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

Lời cảm ơn .............................................................................................................. i
Lời cam đoan .......................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ................................................................................................ vi
Danh mục hình vẽ, đồ thị ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1 : CÁC KIỂU MŨI MAY VÀ ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN
1.1.Giới thiệu một số loại mũi may ....................................................................... 3
1.1.1. Mũi may thắt nút ................................................................................. 3
1.1.2. Mũi may móc xích đơn ...................................................................... 5
1.1.3. Mũi may móc xích kép........................................................................ 6
1.1.4. Mũi may vắt sổ .................................................................................... 8
1.1.5. Mũi may chần diễu.............................................................................. 10
1.2. Giới thiệu một số đường liên kết .................................................................... 12
1.2.1. Yêu cầu chung đối với chất lượng đường may ................................... 12
1.2.2. May can ............................................................................................... 13
1.2.3. May cuốn............................................................................................. 14
1.2.4. May lộn ............................................................................................... 14
1.2.5. May viền ............................................................................................. 15
Chương 2 : PHÂN TÍCH ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

2.1. Kiểu mũi may................................................................................................... 16
2.1.1. Họ mũi may 300 .................................................................................. 16
2.1.2. Kiểu mũi may 301 ............................................................................... 16
2.1.3. Qui trình hình thành mũi may 301 ...................................................... 17
2.1.4. Đặc tính mũi may ................................................................................ 17


‐ iii ‐ 
 


2.2. Độ bền chỉ may ................................................................................................ 18
2.2.1. Độ bền kéo đứt của chỉ may................................................................ 20
2.2.2. Tính chất ma sát của chỉ may .............................................................. 21
2.2.3. Sự ổn định nhiệt của chỉ may .............................................................. 22
2.3. Mật độ mũi may .............................................................................................. 23
2.4. Lực căng chỉ ..................................................................................................... 23
2.5. Kiểu đường may .............................................................................................. 24
2.5.1. Những đường may nối kết .................................................................. 25
2.5.2. Những đường may biên....................................................................... 25
2.6. Hiệu suất đường may của vật liệu ................................................................. 25
Chương 3 : PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO
VÀ TÍNH CHẤT CƠ HỌC VẢI DỆT THOI
3.1. Cấu trúc vải dệt thoi ....................................................................................... 27
3.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 27
3.1.2. Đặc trưng cấu trúc ............................................................................... 27
3.1.3. Các kiểu dệt cơ bản ............................................................................. 28
3.2. Các thông số kỹ thuật của vải ........................................................................ 30
3.2.1. Mật độ sợi ........................................................................................... 30
3.2.2. Chi số chứa đầy ................................................................................... 30
3.3. Đặc trưng cơ học của vải ................................................................................ 32
3.3.1. Đặc trưng kéo đứt của vải ................................................................... 32
3.3.2. Độ bền xé băng vải.............................................................................. 33
Chương 4 : LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM
4.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 35
4.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 35
4.2.1. Vải ....................................................................................................... 35

4.2.2. Chỉ May............................................................................................... 36

‐ iv ‐ 
 


4.2.3. Mũi may .............................................................................................. 36
4.2.4. Nghiên cứu về độ bền đường may ...................................................... 36
4.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 37
4.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ............................................... 37
4.3.2. Thiết bị chuẩn bị mẫu.......................................................................... 37
4.3.3. Thiết bị thí nghiệm .............................................................................. 38
4.4. Tiêu chuẩn phương pháp thử......................................................................... 39
4.4.1. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-1 (Phương pháp Strip) ...................... 39
4.4.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-2(Phương pháp Grab) ....................... 41
Chương 5 : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
5.1. Độ bền đường may theo mật độ mũi may ..................................................... 45
5.1.1. Vải Tacron(polyeste 100%) ................................................................ 45
5.1.2. Vải Cotton VSC MĐC (100% cotton) ................................................ 48
5.1.3. Vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton ) ....................................... 52
5.2. Độ bền đường may và độ bền chỉ may .......................................................... 56
5.2.1. Vải Tacron(polyeste 100%) ................................................................ 56
5.2.2. Vải Cotton VSC MĐC (100% cotton) ................................................ 57
5.3.3. Vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton ) ....................................... 57
5.3. Độ bền đường may theo các phương pháp Strip và Grap ......................... 57
5.3.1. Độ bền đường may trên vải cotton...................................................... 57
5.3.2. Độ bền đường may trên vải pha TC .................................................... 58
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 60
PHỤ ĐÍNH .............................................................................................................. 62


‐ v ‐ 
 


Danh mục các bảng biểu trong luận văn.
Bảng 2-1.Độ bền và độ giãn đứt của một số loại chỉ .................................. 21
Bảng 5-1.Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may - chỉ
Ne 50/2 .......................................................................................................... 45
Bảng 5-2. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/2 .......................................................................................................... 46
Bảng 5-3. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/3 .......................................................................................................... 47
Bảng 5.4. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 50/2 .......................................................................................................... 48
Bảng 5-5. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/2 .......................................................................................................... 50
Bảng 5-6. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/3 .......................................................................................................... 51
Bảng 5-7. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 50/2 .......................................................................................................... 52
Bảng 5-8. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/2 .......................................................................................................... 54
Bảng 5-9. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ
Ne 40/3 .......................................................................................................... 55
Bảng 5-10. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may ..... 56
Bảng 5-11. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may ..... 57
Bảng 5-12. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may ..... 57
Bảng 5-13. Độ bền đường may đo theo hai phương pháp ............................ 57
Bảng 5-14 Độ bền đường may đo theo hai phương pháp ............................ 58


‐ vi ‐ 
 


Danh mục các hình vẽ, đồ thị trong luận văn.
Hình 1-1. Kết cấu đường may thắt nút ..................................................................... 3
Hình 1-2. Kết cấu đường may thẳng [ 8 ] ................................................................ 4
Hình 1-3. Kết cấu đường may zíc zắc [ 8 ]............................................................... 4
Hình 1-4. Kết cấu đường may móc xích đơn ........................................................... 5
Hình 1-5. Kết cấu đường may móc xích đơn thẳng ................................................. 5
Hình 1-6. Kết cấu đường may móc xích đơn dấu mũi [ 8 ] ..................................... 5
Hình 1-7. Kết cấu đường may móc xích kép ............................................................ 6
Hình 1-8. Kết cấu đường may móc xích kép một kim [ 8 ]....................................... 7
Hình 1-9. Kết cấu đường may móc xích kép hai kim [ 8 ]........................................ 7
Hình 1-10. Kết cấu đường may vắt sổ...................................................................... 8
Hình 1-11. Kết cấu đường may vắt sổ hai chỉ [ 8 ] .................................................. 8
Hình 1-12. Kết cấu đường may vắt sổ ba chỉ [ 8 ] ................................................... 9
Hình 1-13. Kết cấu đường may vắt sổ bốn chỉ [ 8 ] ................................................. 9
Hình 1-14. Kết cấu đường may vắt sổ năm chỉ [ 8 ] ................................................ 9
Hình 1-15. Kết cấu đường may chần diễu ............................................................... 10
Hình 1-16. Kết cấu đường may chần diễu bốn chỉ [ 8 ] ........................................... 11
Hình 1-17. Kết cấu đường may chần diễu năm chỉ [ 8 ] .......................................... 11
Hình 1-18. Kết cấu đường may chần diễu sáu chỉ [ 8 ] ........................................... 11
Hình 1-19. Kết cấu kiểu đường may can chấp ........................................................ 13
Hình 1-20. Kết cấu kiểu đường may can rẽ ............................................................. 13
Hình 1-21. Kết cấu kiểu đường may cuốn ép ........................................................... 14
Hình 1-22. Kết cấu kiểu đường may cuốn kín .......................................................... 14
Hình 1-23. Kết cấu kiểu đường may lộn một đường ................................................ 14
Hình 1-24. Kết cấu kiểu đường may lộn hai đường ................................................. 15

Hình 1-25. Kết cấu kiểu đường may viền cuốn kín .................................................. 15
Hình 1-26. Kết cấu kiểu đường may viền bọc kín .................................................... 15
Hình 2-1. Kết cấu đường may mũi thắt nút .............................................................. 16
Hình 2-2 : Kết cấu đường may mũi thắt nút thẳng .................................................. 16

‐ vii ‐ 
 


Hình 2-3. Qui trình tạo đường may mũi thắt nút thẳng [ 8 ] ................................... 17
Hình 3-1. Các kiểu dệt cơ bản [ 8 ] ......................................................................... 28
Hình 3-2. Biểu diễn kiểu dệt vân điểm [ 8 ] ............................................................. 28
Hình 3-3. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo 1/3 [ 8 ] ....................................................... 29
Hình 3-4. Biểu diễn kiểu dệt vân đoạn 5/2 [ 8 ] ....................................................... 30
Hình 3-5. Sơ đồ máy kéo đứt băng vải [15] .................................................................. 33
Hình 3-6. Mẫu vải được xé trên máy kéo đứt băng vải [15] .......................................... 34
Hình 4-1. Máy may 1 kim Siruba-L818FM1 ............................................................ 37
Hình 4-2. Máy kéo đứt để thử độ bền đường may và độ bền băng vải .................... 38
Hình 4-3. Máy kéo đứt sợi đơn để thử độ bền chỉ .................................................... 39
Hình 4-4. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử .................... 40
Hình 4-5. Mẫu thí nghiệm – diện tích gạch cắt bỏ đi .............................................. 40
Hình 4-6. Mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị để thử. ........................................................ 41
Hình 4-7. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử
theo PP Grab.............................................................................................. 42
Hình 4-8. Mẫu thí nghiệm – kẻ một đường thẳng cách mép 38mm ......................... 43
Hình 4-9. (a) (b) Mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị để thử. ............................................. 44
Hình 5-1. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Polyester – Chỉ may 50/2. ........................................................................................ 45
Hình 5-2.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Polyester – Chỉ may 40/2. ........................................................................................ 46

Hình 5-3. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may 40/2................................................................................... 47
Hình 5-4. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.Vải
Polyester – Chỉ may 40/3. ....................................................................................... 47
Hình 5-5: Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may 40/3................................................................................... 48
Hình 5-6.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Cotton VSC MĐC – Chỉ may 50/2. .......................................................................... 49

‐ viii ‐ 
 


Hình 5-7.Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may
vải cotton VSC MĐC – Chỉ may 50/2 ...................................................................... 49
Hình 5-8. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/2. ......................................................................... 50
Hình 5-9. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/2 ..................................................................... 51
Hình 5-9.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải
Cotton VSC MĐC – Chỉ may 40/3. .......................................................................... 51
Hình 5-10. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may40/3 ...................................................................... 52
Hình 5-11 Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải TCMS – Chỉ may 50/2. .................................................................................................. 53
Hình 5-12. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 50/2. ..................................................................................... 53
Hình 5-13.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải TCMS – Chỉ may 40/2. .................................................................................................. 54
Hình 5-14. Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 40/2. ..................................................................................... 55
Hình 5-15. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải

TC-MS – Chỉ may 40/3. ............................................................................................ 55
Hình 5-16 Đường xu hướng sự phụ thuộc độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may 40/3. ..................................................................................... 56

‐ ix ‐ 
 


MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, ngành dệt may đóng vai trò quan
trọng trong việc gia công hàng may mặc và góp phần giải quyết việc làm cho người
lao động ổn định xã hội và từng bước nâng cao năng lực sản xuất không đơn thuần
gia công mà sản xuất để xuất khẩu.
Sản phẩm dệt may rất phong phú và đa dạng với nhiều mục đích khác nhau,
do đó công nghệ liên kết các chi tiết sản phẩm cũng đa dạng và đòi hỏi tính thẩm
mỹ, chất lượng liên kết cao, độ bền sản phẩm trong đó độ bền đường may giữ vai
quan trọng trong quá trình liên kết.
Nguyên liệu sản xuất vải, chỉ may từ nhiều loại khác nhau từ thiên nhiên
hoặc nhân tạo, nhưng đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.
Trong sản phẩm may mặc, yêu cầu về chất lượng đường may hết sức nghiêm
ngặt là một trong những yếu tố hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm như độ bền,
phẳng, tuổi thọ tính phù hợp với nguyên liệu, và các yếu tố công nghệ tác động như
trong quá trình may rất lớn cũng như tác động của nhiều yếu tố như biến dạng kéo,
uốn, ma sát, nhiệt độ ánh sáng… làm ảnh hưởng đến độ bền tuổi thọ. Vậy để đảm
bảo chất lượng đường may đáp ứng tốt các yêu cầu về độ bền đường may, độ co sau
may và trong quá trình sử dụng, độ bền màu, độ mài mòn, bền nhiệt độ, hoá chất
…Muốn vậy, chỉ may phải chọn loại có chất lượng tốt, vải may, mật độ mũi may
phải phù hợp và tuỳ thuộc vào kiểu đường may chính vì lý do trên mà đề tài chọn
chỉ có 3 chi số khác nhau, cố định một kiểu đường may và 4 mật độ mũi may thể
hiện trên 3 loại vải dệt thoi thông dụng 100% cotton, 100% Polyeste, TC.

Để góp phần giải quyết phần nào các yêu cầu về độ bền đường may trong
khuôn khổ luận văn cao học, chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố
chính ảnh hưởng đến độ bền đường may và mối quan hệ giữa các yếu tố”
Mục đích nghiên cứu : luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu về độ bền đường
may.trong đó nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu như mật độ mũi
may, độ bền chỉ may nhằm góp phần tạo ra hiệu quả đường may cao đối với một số
loại vải may mặc.

-1-


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đường may thực hiện trên một số loại vải thông dụng cho may mặc như vải ,
100% cotton , vải 100% polyester, vải pha TC (65% polyester/35% cotton).
Sử dụng chỉ Polyester Spun Yarn có các cỡ Ne 50/2, Ne 40/2, Ne 40/3.
Nguyên liệu vải và chỉ may được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín trong
nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu :
Nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế các vấn đề có liên quan đến đường
may như các kiểu mũi may, đường may cơ bản, cấu tạo vải và những đặc trưng cơ
học chính.
Phân tích lý thuyết độ bền đường may và những yếu tố ảnh hưởng.
Nghiên cứu thực nghiệm : thực hiện các đường may với mật độ mũi may khác
nhau, các cỡ chỉ khác nhau và vật liệu vải khác nhau.
Thực hiện các phép đo lường độ bền đường may trên những thiết bị thí nghiệm
hiện đại.
Sử dụng phương pháp toán học thống kê trong xử lý kết quả thực nghiệm .
Tính toán kết quả thực nghiệm có sự trợ giúp của phần mềm Excel.
Nội dung của luận văn được trình bày thành năm chương và kết luận.
Chương 1 Các kiểu mũi may và đường may cơ bản.

Chương 2 Phân tích độ bền đường may và các yếu tố ảnh hưởng.
Chương 3 Phân tích đặc trưng cấu tạo và tính chất cơ học vải dệt thoi.
Chương 4 Thực nghiệm khoa học.
Chương 5 Kết quả thực nghiệm.
Kết luận.

-2-


Chương 1
CÁC KIỂU MŨI MAY VÀ ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN
Để gia công sản phẩm may mặc, căn cứ vào từng loại vật liệu, kết cấu, vị trí
đường liên kết, yêu cầu kỹ thuật của công nghệ mà người ta có thể sử dụng các
phương pháp liên kết khác nhau : liên kết hàn, liên kết dán, liên kết may, trong đó
mối liên kết may được sử dụng rộng rãi nhất. Mối liên kết may là liên kết các lớp vật
liệu bằng các đường may. Có nhiều loại đường may khác nhau.
Để đánh giá chất lượng của một sản phẩm may không chỉ dựa vào yếu tố
nguyên vật liệu mà còn phụ thuộc vào chất lượng của đường may, được thể hiện rõ
nhất thông qua độ bền đường may.
Trong quá trình gia công sản phẩm, phải lựa chọn các thông số công nghệ
may thế nào cho phù hợp với chất liệu vải để đạt được độ bền đường may ở mức tốt
nhất.
1.1. Giới thiệu một số loại mũi may
1.1.1.Mũi may thắt nút: Là dạng mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim và chỉ
của ổ (thoi) tạo thành các nút thắt, thường liên kết với nhau ở giữa lớp nguyên liệu.
Loại mũi may này được thực hiện trên máy may bằng.
Họ mũi may : 300

Hình 1-1. Kết cấu đường may thắt nút


-3-


Ký hiệu đường may thẳng 301

Hình 1-2. Kết cấu đường may thẳng [ 8 ]
Ký hiệu may thắt nút zíc zắc 304

Hình 1-3. Kết cấu đường may zíc zắc [ 8 ]
+ Đặc tính:
Mũi may thắt nút rất bền chặt.
Hình dạng mũi may của mặt trên và dưới giống nhau, hướng tạo mũi may
thực hiện được cả hai chiều, do đó rất thuận tiện cho quá trình công nghệ.
Bộ tạo mũi của máy may phức tạp chiếm nhiều không gian nên máy cồng
kềnh.
Chỉ dưới bị giới hạn (phải đánh suốt) làm giảm năng suất máy.
Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt khi kéo dãn đường may, do vậy không
thích hợp khi may loại vải có độ co dãn lớn.

-4-


+ Phạm vi ứng dụng:
Dùng cho các loại máy may trên các loại nguyên liệu dệt thoi và vải da
nhưng ít sử dụng cho vải dệt kim và nguyên liệu có độ co dãn lớn.
1.1.2.Mũi may móc xích đơn: Là dạng mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim tự
tạo thành những móc xích khóa với nhau ở mặt dưới lớp nguyên liệu may.
Họ mũi may : 100

Hình 1-4. Kết cấu đường may móc xích đơn

Ký hiệu đường may thẳng 101

Hình 1-5. Kết cấu đường may móc xích đơn thẳng
Ký hiệu đường may dấu mũi (mũi may chìm) 103

Hình 1-6. Kết cấu đường may móc xích đơn dấu mũi [ 8 ]

-5-


+ Đặc tính:
Đường may có độ đàn hồi lớn, do vậy thích hợp cho các nguyên liệu có độ co dãn
lớn.
Bộ tạo mũi may đơn giản, chiếm ít không gian nên máy có kết cấu gọn nhẹ.
Độ bền của đường may thấp, mũi may rất dễ bị tuột chỉ.
Hướng đường may chỉ thực hiện được 1 chiều do phụ thuộc vào hướng cò.
+ Phạm vi ứng dụng:
Dùng trong các máy may đường thẳng nhưng ít được dung trong may mặc
vì độ bền của đường may kém.
1.1.3.Mũi may móc xích kép: Là dạng mũi may do chỉ của kim cùng với chỉ của
cò (móc) khóa với nhau thành những móc xích nằm dưới lớp nguyên liệu.
Họ mũi may : 400

Hình 1-7. Kết cấu đường may móc xích kép

-6-


Ký hiệu mũi may thẳng một kim và một móc 401


Hình 1-8. Kết cấu đường may móc xích kép một kim [ 8 ]
Ký hiệu móc xích kép hai kim một móc 406

Hình 1-9. Kết cấu đường may móc xích kép hai kim [ 8 ]
+ Đặc tính:
Mũi may có độ đàn hồi lớn, thích hợp cho việc may các nguyên liệu có độ
đàn hồi lớn.
Bộ tạo mũi của máy đơn giản, chiếm ít không gian, thiết bị đơn giản, gọn
nhẹ.
Chỉ dưới không bị giới hạn.
Mũi may có độ bền ổn định.
Hướng đường may chỉ thực hiện được 1 chiều do phụ thuộc vào hướng cò.
Lượng chỉ tiêu hao lớn.
+ Phạm vi ứng dụng:
Dùng may đường thẳng cho tất cả các loại nguyên liệu, đặc biệt cho may
nhiều đường thẳng song song trên nguyên liệu có độ đàn hồi lớn.

-7-


1.1.4.Mũi may vắt sổ: Là dạng mũi may được phát triển từ dạng mũi may móc xích
dung chỉ kim liên kết với 0, 1 hoặc 2 chỉ móc tạo thành những móc xích liên kết với
nhau ở mặt trên, dưới và mép nguyên liệu.
Họ mũi may : 500

Hình 1-10. Kết cấu đường may vắt sổ
Ký hiệu đường vắt sổ một kim hai chỉ 503

Hình 1-11. Kết cấu đường may vắt sổ hai chỉ [ 8 ]


-8-


Ký hiệu đường vắt sổ một kim ba chỉ 504

Hình 1-12. Kết cấu đường may vắt sổ ba chỉ [ 8 ]
Ký hiệu đường vắt sổ hai kim bốn chỉ 512

Hình 1-13. Kết cấu đường may vắt sổ bốn chỉ [ 8 ]
Ký hiệu đường vắt sổ hai kim năm chỉ 516 (401+503)

Hình 1-14. Kết cấu đường may vắt sổ năm chỉ [ 8 ]

-9-


+ Đặc tính:
Độ đàn hồi của mũi may lớn, do vậy thích hợp cho các loại nguyên liệu.
Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian.
Chỉ dưới không bị giới hạn.
Có thể sử dụng để bọc mép cắt của sản phẩm.
Hướng đường may chỉ thực hiện được 1 chiều do phụ thuộc vào hướng cò.
Đường may chỉ thực hiện được ở mép cắt của chi tiết sản phẩm.
+ Phạm vi ứng dụng:
Dùng để bọc mép cắt, cuốn mép các chi tiết cắt của sản phẩm cho tất cả các
loại nguyên liệu.
1.1.5.Mũi may chần diễu: Là dạng mũi may được phát triển dựa trên mũi may móc
xích kép nhưng có thêm cơ cấu móc chỉ phụ nằm ở phía trên lớp nguyên liệu để tạo
thành đường chỉ diễu phía trên.
Họ mũi may : 600


Hình 1-15. Kết cấu đường may chần diễu

- 10 -


Ký hiệu mũi chần diễu bốn chỉ 602

Hình 1-16. Kết cấu đường may chần diễu bốn chỉ [ 8 ]
Ký hiệu mũi chần diễu năm chỉ 605

Hình 1-17. Kết cấu đường may chần diễu năm chỉ [ 8 ]
Ký hiệu mũi chần diễu sáu chỉ 607

Hình 1-18. Kết cấu đường may chần diễu sáu chỉ [ 8 ]

- 11 -


+ Đặc tính:
Là dạng mũi may phức tạp, có độ đàn hồi lớn.
Độ bền mũi may ổn định.
Chỉ dưới và chỉ diễu không bị giới hạn.
Lượng chỉ tiêu hao lớn.
Dạng mũi may này có chỉ liên kết ngang so với hướng đương may tạo cho
đường may có độ bền theo cả hướng đường may và hướng vuông góc với đường
may.
+ Phạm vi ứng dụng:
Do đường may có chỉ lien kết theo hướng ngang nên có thể kết nối được các
mảnh vải khi mép cắt của chúng ở cạnh nhau.

Đường may có thể sử dụng làm đường trang trí trên sản phẩm.
Sử dụng nhiều cho vải dệt kim.
Phương pháp liên kết bằng đường may có những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đòi hỏi thiết bị đầu tư không cao.
- Cho độ bền đường may thích hợp với nhiều loại sản phẩm.
* Nhược điểm: Tại vị trí đường may do bị kim đâm xuyên làm cho mặt vải bị tổn
thương, làm giảm độ bền vải, nước có thể thấm qua đường may nên không phù hợp
cho các loại vải chống thấm.
1.2.Giới thiệu một số loại đường liên kết
1.2.1.Yêu cầu chung đối với chất lượng đường may
Mỗi kiểu đường may được thực hiện bằng những phương pháp khác nhau
nhưng đều dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá chung về chất lượng:
Tiêu chuẩn êm phẳng: Phải đảm bảo êm phẳng giữa các lớp vải, không bùng,
vênh, vặn và không găng, đảm bảo độ mo lé cần thiết.
Tiêu chuẩn đường may: Thực hiện đúng quy cách, đúng cự ly ở mặt phải và
đúng độ dư đường may cho phép.

- 12 -


×