Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất màu tách nhiệt từ lá xà cừ và đánh giá hiệu quả của công nghệ này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

VÕ THỊ LAN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM
VẢI COTTON BẰNG DUNG DỊCH CHẤT MÀU
TÁCH CHIẾT TỪ LÁ XÀ CỪ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ NÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2010


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 4
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ........................................................ 8
LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................11
Chương I: TỔNG QUAN.........................................................................................13
1.1. Tổng quan về chất màu tự nhiên ...................................................................13
1.1.1. Tình hình sử dụng chất màu tự nhiên trong lĩnh vực dệt may trên thế giới ....13
1.1.2. Tình hình sử dụng chất màu tự nhiên trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam......15
1.1.3. Giá trị của công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên .............................22



1.2. Vải cotton ......................................................................................................29
1.2.1. Các loại vải cotton và ứng dụng của chúng ....................................................29
1.2.2. Thuốc nhuộm sử dụng cho vải cotton .............................................................29

1.3. Lá xà cừ .........................................................................................................31
1.3.1. Giới thiệu chung về cây xà cừ..........................................................................31
1.3.2. Thành phần các chất có trong lá xà cừ ...........................................................32

Chương II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........38
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................38
2.1.1. Lá xà cừ............................................................................................................38
2.1.2. Vải cotton .........................................................................................................38
2.1.3. Hóa chất sử dụng .............................................................................................39
2.1.4. Thiết bị sử dụng ...............................................................................................40

2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................41
2.2.1. Phương pháp hóa lý.........................................................................................41
2.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá.....................................................................44
2.2.3. Phương pháp thống kê thực nghiệm ................................................................47

2.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................47
2.3.1. Khảo sát số lượng cây xà cừ trong phạm vi nội thành thành phố Hà Nội ......47

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

1

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  



GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

2.3.2. Phương pháp tách chiết dung dịch và phân tích các chất có trong thành phần
dung dịch....................................................................................................................49
2.3.3. Thiết lập quy trình công nghệ nhuộm vải cotton .............................................50
2.3.4. Nhuộm màu tương đương bằng thuốc nhuộm tổng hợp ..................................54
2.3.5. Tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế khi nhuộm bằng chất màu tự nhiên và
nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp...........................................................................56
2.3.6. Chế biến phân hữu cơ vi sinh từ bã lá xà cừ ...................................................65

Chương III: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .....................................67
3.1. Trữ lượng lá xà cừ thải bỏ và khả năng thay thế thuốc nhuộm tổng hợp .....67
3.2. Phương pháp tách chiết dung dịch và phân tích thành phần các chất có trong
dung dịch tách chiết..............................................................................................68
3.2.1. Kết quả tách chiết dung dịch ..........................................................................68
3.2.2. Kết quả phân tích thành phần các chất có trong dung dịch tách chiết ...........70

3.3. Quy trình công nghệ nhuộm vải cotton bằng phương pháp tận trích ...........71
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến khả năng lên màu .............................................72
3.3.2. Ảnh hưởng của môi trường nhuộm đến khả năng lên màu.............................74
3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm đến khả năng lên màu..................................76
3.3.4. Ảnh hưởng của thời gian nhuộm đến khả năng lên màu ................................78

3.4. Quy trình công nghệ nhuộm vải cotton bằng phương pháp ngấm ép ...........80
3.4.1. Ảnh hưởng của mức ép đến khả năng lên màu................................................80
3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đến khả năng lên màu..............................83
3.4.3. Ảnh hưởng của môi trường nhuộm đến khả năng lên màu..............................85

3.4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngấm ép đến khả năng lên màu................................87

3.5. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu bền màu của mẫu sau nhuộm ..................89
3.5.1. Độ bền màu giặt...............................................................................................89
3.5.2. Độ bền màu ánh sáng ......................................................................................90

3.6. Đánh giá hiệu quả của công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất
màu tách chiết từ lá xà cừ.....................................................................................90
3.6.1. Đánh giá hiệu quả về môi trường ....................................................................90
3.6.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................................92

KẾT LUẬN ..............................................................................................................93

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

2

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh, người đã nhiệt tình động
viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi góp ý, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trong khoa Công nghệ Dệt may và
Thời trang đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Hóa lýHóa dệt –Đại học Innsbruck , Cộng hòa Áo đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện
các thí nghiệm nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học; Phòng Thí nghiệm Hóa Dệt;
Phòng Thí nghiệm Phân tích Sắc ký, Đại học Bách Khoa Hà Nội; Công ty Dệt nhuộm
Trung Thư đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may Thời
trang Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn em đã không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức.
Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian ngắn mà bản thân còn nhiều hạn chế trong quá
trình nghiên cứu, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

4

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là do tác giả cùng đồng nghiệp nghiên cứu, do tác giả tự trình bày, không
sao chép từ các luận văn khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những
nội dung, hình ảnh cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2010

Người thực hiện

Võ Thị Lan Hương

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

5

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Vải cotton được nhuộm bằng một số loại thực vật ở Việt Nam
Bảng 1.2: Một số ứng dụng của cây xà cừ trong lĩnh vực y học
Bảng 2.1: Khảo sát số lượng cây xà cừ trong phạm vi nội thành thành phố Hà Nội
Bảng 2.2: Đơn công nghệ nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính
Bảng 2.3: Bảng đo độ chênh lệch màu giữa hai mẫu nhuộm
Bảng 2.4: Chi phí cho quá trình sản xuất nguồn nguyên liệu thô (VNĐ)
Bảng 2.5 : Tổng chi phi phí để chiết dung dịch chất màu từ 1kg nguyên liệu thô (VNĐ)
Bảng 2.6: Bảng thống kê chi phí hóa chất, thuốc nhuộm, chất màu và nước
Bảng 3.1: Kết quả đo màu của mẫu vải nhuộm bằng dung dịch tách chiết trong các môi
trường khác nhau
Bảng 3.2: Thành phần các chất có trong dung dịch chất màu tách chiết từ lá xà cừ

Bảng 3.3: Hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu nhuộm tận trích với sự thay đổi của
nồng độ tại một số bước sóng đặc trưng
Bảng 3.4: Hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu nhuộm tận trích với sự thay đổi môi
trường nhuộm tại một số bước sóng đặc trưng
Bảng 3.5: Hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu nhuộm tận trích với sự thay đổi nhiệt độ
nhuộm tại một số bước sóng đặc trưng
Bảng 3.6: Hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu nhuộm tận trích với sự thay đổi thời gian
nhuộm tại một số bước sóng đặc trưng
Bảng 3.7: Công nghệ nhuộm phù hợp đối với phương pháp tận trích

Bảng 3.8: Hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu nhuộm với mức ép thay đổi tại một
số bước sóng đặc trưng
Bảng 3.9: Hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu nhuộm với sự thay đổi của nồng độ
tại một số bước sóng đặc trưng

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

6

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

Bảng 3.10: Hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu nhuộm với sự thay đổi môi trường
nhuộm tại một số bước sóng đặc trưng
Bảng 3.11: Hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu nhuộm với sự thay đổi nhiệt độ ngấm ép
tại một số bước sóng đặc trưng

Bảng 3.12: Công nghệ nhuộm phù hợp đối với phương pháp ngấm ép
Bảng 3.13: Điều kiện công nghệ nhuộm của các mẫu nhuộm kiểm tra độ bền màu
Bảng 3.14: Độ bền màu giặt của các mẫu nhuộm
Bảng 3.15: Độ bền màu ánh sáng của các mẫu nhuộm
Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu phân tích phân hữu cơ vi sinh chế biến từ bã lá xà cừ cừ

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

7

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Quả mặc nưa
Hình 1.2: Lá chè xanh
Hình 1.3: Quả và hạt lương nho
Hình1.4: Củ nâu
Hình 1.5: Cây chàm
Hình 1.6: Lá bàng
Hình1. 7: Lá xoài xanh
Hình 1.8: Lá trầu không
Hình 1. 9: Lá xà cừ tuơi và khô
Hình 1.10: Quá trình chiết xuất và nhuộm bằng chất mà tự nhiên từ thực vật
Hình 1.11: Cây xà cừ mùa thay lá
Hình1.12: Lá xà cừ

Hình 1.13: Công thức cấu tạo của phenol
Hình 1.14: Công thức cấu tạo của saponin
Hình 1.15: Công thức cấu tạo của tanin
Hình 1.16: Công thức cấu tạo của cardiac glycosides
Hình 1.17: Công thức cấu tạo của antraquinon
Hình 2.1: Lá xà cừ đã nghiền và đóng gói tại phòng thí nghiệm
Hình 2.2: Hình mẫu vải thí nghiệm
Hình 2.3 : Máy nhuộm ngấm ép D394A(bên trái) và máy sấy D398 SDL(bên phải)
Hình 2.4: Máy nhuộm cốc Ti Color I
Hình 2.5: Không gian màu CIELab
Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ nhuộm hoạt tính
Hình 2.7 : Sơ đồ công nghệ nhuộm vải cotton bằng thuốc nhuộm hoạt tính và chất
màu tự nhiên tách chiết từ lá xà cừ

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

8

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

Hình 2.8: Máy nghiền lá
Hình 3.1: Cây xà cừ đang trong mùa thay lá (tại sân trường ĐH Bách Khoa)
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của môi trường chiết đến khả năng lên màu
Hình 3.3: Màng hình thành nổi lên trong dung dịch chất màu từ lá xà cừ
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa nồng độ và hệ số hấp thụ của các mẫu nhuộm tại một số

bước sóng đặc trưng
Hình 3.5: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ đến hệ số hấp thụ của các mẫu
nhuộm tận trích
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa môi trường nhuộm và hệ số hấp thụ của các mẫu nhuộm
tại một số bước sóng đặc trưng
Hình 3.7: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của môi trường nhuộm đến hệ số hấp thụ của
các mẫu nhuộm tận trích
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa nhiệt độ nhuộm và hệ số hấp thụ ánh sáng của các mẫu
nhuộm tại một số bước sóng đặc trưng
Hình 3.9: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm đến hệ số hấp thụ ánh sáng
của các mẫu nhuộm tận trích
Hình 3.10: Mối quan hệ giữa thời gian nhuộm và hệ số hấp thụ của các mẫu nhuộm
tại một số bước sóng đặc trưng
Hình 3.11: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian nhuộm đến hệ số hấp thụ ánh
sáng của các mẫu nhuộm tận trích tại λ=400nm
Hình 3.12: Mối quan hệ giữa mức ép và hệ số hấp thụ của các mẫu nhuộm tại một số
bước sóng đặc trưng

Hình 3.13: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của mức ép đến hệ số hấp thụ của các
mẫu nhuộm tại λ=400nm
Hình 3.14: Mối quan hệ giữa nồng độ và hệ số hấp thụ của các mẫu nhuộm tại một
số bước sóng đặc trưng
Hình 3.15: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ đến hệ số hấp thụ của các mẫu
nhuộm tại λ=400nm

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

9

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  



GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

Hình 3.16: Mối quan hệ giữa môi trường nhuộm và hệ số hấp thụ của các mẫu
nhuộm tại một số bước sóng đặc trưng
Hình 3.17: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của môi trường nhuộm đến hệ số hấp thụ của
các mẫu nhuộm

Hình 3.18: Mối quan hệ giữa nhiệt độ ngấm ép và hệ số hấp thụ của các mẫu
nhuộm tại một số bước sóng đặc trưng
Hình 3.19: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ ngấm ép đến hệ số hấp thụ
của các mẫu nhuộm tại bước sóng 400nm
Hình 3.20: Cây ớt được bón phân hữu cơ vi sinh chế biến từ bã lá xà cừ

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

10

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của xã hội trên tất cả các

lĩnh vực ngành dệt may Việt Nam cũng có những bước phát triển lớn mạnh. Sự phát triển
của ngành có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong
năm 2009 ngành đã vươn lên trở thành ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam và đạt 9,07 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm
2010 của ngành Dệt may Việt Nam đạt 4,85 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm
ngoái, vẫn dẫn đầu về tăng trưởng kim ngạch trong các nhóm hàng xuất khẩu. Ngành Dệt
may thế giới nói chung và Dệt may Việt Nam nói riêng đang trên đà phát triển mạnh theo
xu hướng phát triển bền vững, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Một trong
những khâu quan trọng của quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Dệt may là công đoạn
nhuộm. Đây là công đoạn ảnh hưởng rất nhiều đến tính sinh thái và tính bền vững của sản
phẩm. Hàng năm, ngành công nghiệp dệt may thế giới sử dụng xấp xỉ 1.3 triệu tấn thuốc
nhuộm, bột màu pigment, giá trị khoảng 23 tỉ đô la, phần lớn đều là những sản phẩm từ
công nghiệp dầu mỏ, một nguồn năng lượng có hạn và đang bị khai thác triệt để. Những
loại thuốc nhuộm tổng hợp sử dụng ngày nay đã chứng tỏ sự sáng tạo và đổi mới của
ngành hóa dệt đáp ứng những yêu cầu như dễ dàng sản xuất ở quy mô lớn, khả năng lặp
lại màu cao, đáp ứng yêu cầu về màu sắc và chất lượng sản phẩm của khách hàng[9]. Tuy
nhiên thuốc nhuộm tổng hợp có một số hạn chế chủ yếu sau: Quá trình sản xuất thuốc
nhuộm tổng hợp không thân thiện với môi trường (để sản xuất ra thuốc nhuộm cần sử
dụng nhiều hóa chất nguy hiểm như axít mạnh, bazơ mạnh, dung môi, nhiệt độ cao và
hàm lượng kim loại nặng cao); Trong quá trình sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp có thể gây
ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người; Thuốc nhuộm tổng hợp chủ
yếu được sản xuất từ dầu mỏ - một nguồn tài nguyên khó tái sinh,…. Chính vì vậy mà
ngày nay nhiều nước trên thế giới có xu hướng quay trở lại sử dụng chất màu tự nhiên để
nhuộm vải. Ở nước ta, trước đây bà con dân tộc tại các vùng núi và bà con ở một số tỉnh

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

11

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  



GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

miền Tây Nam Bộ cũng sử dụng một số loại thực vật để nhuộm vải. Quá trình sản xuất
của bà con được tiến hành bằng phương thức thủ công nhỏ lẻ, quy trình phức tạp, dẫn đến
năng suất không cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, khả năng tái lập màu khó. Ở
trong nước có một số công trình nghiên cứu về chất màu tự nhiên như:
- Nghiên cứu sử dụng chất màu tự nhiên và công nghệ hoàn tất sản phẩm dệt nhuộm
truyền thống ở Việt Nam[4].
- Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải bằng lá chè xanh theo phương pháp ngấm ép[6]
Nhìn chung, các công trình trên nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton, tơ tằm bằng
dung dịch tách chiết từ lá chè, bàng, lương nho,…. Chưa có công trình nào nghiên cứu
quy trình công nghệ và đánh giá hiệu quả của công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung
dịch chất màu tách chiết từ lá xà cừ để đưa vào sản xuất công nghiệp.
Đề tài “Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải cotton bằng dung dịch chất màu tách
chiết từ lá xà cừ và đánh giá hiệu quả của công nghệ này” nhằm tìm ra công nghệ
nhuộm phù hợp và đánh giá hiệu quả của công nghệ này để có thể áp dụng vào sản xuất
công nghiệp quy mô nhỏ.

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

12

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 


Luận văn cao học

Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất màu tự nhiên
Màu sắc là cuộc sống, cuộc sống của chúng ta rực rỡ bởi muôn vàn màu sắc. Đó là
màu của hoa lá, cỏ cây, màu của các loài động vật, màu của đất đá,... Màu sắc là một sản
vật kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Từ xa xưa khi nền khoa học kỹ thuật
chưa phát triển, con người đã biết sử dụng các chất màu tự nhiên để nhuộm màu cho vải
vóc, đồ dùng, đồ trang trí, hình xăm trên cơ thể,.... Các chất màu tự nhiên này được lấy từ
các nguồn chính như sau:
• Chất màu tự nhiên có nguồn gốc thực vật (plants) như thân, hoa, lá cành, vỏ, củ, quả
của các loại cây trong tự nhiên như cây thiên thảo, cây chàm, ốc chó, lá bàng, lá chè, lá
tre, lá xà cừ, củ nâu, quả mặc nưa, vỏ xà cừ, ...
• Chất màu tự nhiên có nguồn gốc động vật (animals): các loại côn trùng, động vật thân
mềm như con rệp son, ốc gai, cánh kiến,....
• Chất màu tự nhiên có nguồn gốc khoáng vật được lấy từ các loại đất, oxit kim loại.
Trên thế giới, chất màu tự nhiên được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như hội họa,
trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, tạo màu thực phẩm,... và đặc biệt là sử dụng để
nhuộm màu cho các sản phẩm dệt may.
1.1.1. Tình hình sử dụng chất màu tự nhiên trong lĩnh vực dệt may trên thế giới
Việc sử dụng chất màu tự nhiên đã tồn tại từ lâu đời ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập
và phát triển ở nhiều nước khác trên thế giới. Theo một số nghiên cứu [9] cho thấy chất
màu tự nhiên được sử dụng sớm nhất ở Trung Quốc vào năm 2600 trước công nguyên. Từ
thời Ai Cập cổ đại khoảng năm 3200 trước công nguyên, người ta đã sử dụng vải nhuộm
màu tự nhiên. Màu đỏ của lá móng (henna) được người Trung Quốc sử dụng năm 2500
trước công nguyên. Người nguyên thủy đã từng dùng hạt cà phê nghiền để tạo ra màu bùn
cho hình vẽ trang trí và sử dụng chất màu tự nhiên từ thực vật để tạo màu da thú và da của
chính họ trong các lễ hội. Ấn Độ được coi là trung tâm cổ nhất trong ngành thủ công


HVTH: Võ Thị Lan Hương 

13

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

nghiệp nhuộm màu chàm của thế giới. Từ các loài sinh vật trong tự nhiên chúng ta có thể
chiết xuất được rất nhiều chất màu khác nhau, chẳng hạn như:
™ Màu xanh lam, xanh da trời được chiết xuất từ cây chàm, cây tùng bách,.. phổ biến ở
Ai Cập, Ấn Độ.
™ Màu đỏ, đỏ tía lấy từ cánh kiến (lac), xác khô của con rệp son (cochineal), rễ cây
thiên thảo (madder), xác khô sâu Kemet, xác khô của ốc gai (murex) sử dụng phổ biến ở
vùng Ailen, châu Âu,...
™ Màu vàng được chiết xuất từ rễ cây đại hoàng, củ nghệ, thường được sử dụng ở Ấn
Độ, Áo…
™ Màu hồng nhạt, nâu, đen được chiết xuất từ vỏ cây óc chó (walnut)
™ Màu đen là hỗn hợp của hai hay nhiều thuốc nhuộm thành phần, đặc biệt là khi tạo
phức với ion kim loại. Ở Đông Nam Á, người ta dùng quả mặc nưa nhuộm được vải màu
đen óng, bóng đẹp.
Hiện nay, chất màu tự nhiên được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới như ở Ai
Cập, Ấn Độ, Nhật Bản, .... nhưng chỉ sử dụng ở quy mô thủ công, nhuộm màu cho các
trang phục truyền thống, đồ thủ công mỹ nghệ,...
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái đang là vấn đề nóng
bỏng trên toàn thế giới đặc biệt là vấn đề ô nhiễm gây ra bởi chất thải nhuộm từ các nhà
máy nhuộm màu tổng hợp. Chính vì vậy mà có rất nhiều công trình nghiên cứu, dự án

nghiên cứu về ứng dụng của chất màu tự nhiên để nhuộm thực phẩm, đồ trang trí nội
thất,..... đặc biệt là nhuộm cho các sản phẩm dệt may chẳng hạn như: Dự án “Value Chain
in Natural Dye” do Dr P. Raghava Reddy đứng đầu, dự án kéo dài trong vòng 4 năm (bắt
đầu từ 01.06.08) với kinh phí là Rs.345.95lakhs ( tương đương 15 232 593 735.08 VND),
dự án “Standardization of Application of Natural Dyes on Jute Based Textiles for EcoFriendly Jute Decorative and Diversified Products” kéo dài trong vòng 3 năm với kinh
phí là Rs.40.00 lakhs. Ở nước Áo có dự án “Trademark color and cloth” do ông Christian
Pladerer đứng đầu, nhóm dự án gồm có 3 người cùng 10 công ty thuộc các lĩnh vực liên
quan tham gia. Ngoài ra còn nhiều hội thảo, báo cáo đề cập đến việc sử dụng chất màu tự

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

14

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

nhiên thay thế cho thuốc nhuộm tổng hợp. Ở Việt Nam, chất màu tự nhiên cũng được sử
dụng từ rất lâu và đến nay vẫn còn đang sử dụng ở một số nơi để nhuộm đồ thổ cẩm,
trang trí nội thất,…
1.1.2. Tình hình sử dụng chất màu tự nhiên trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam
Nghề nhuộm đã có từ lâu đời ở nước ta, ở Thăng Long xưa có phố Thợ Nhuộm là
phố nhuộm thâm của các làng Liêu Xá, Liêu Xuyên (Hưng Yên), Vân Canh (Hà Tây),
Hàng Đào mới chính là nơi nhuộm cao cấp, nhuộm được nhiều màu sắc, được lịch sử ghi
nhận từ thế kỷ XV. Vào cuối thế kỷ XVII, người làng Đan Loan (một làng nổi tiếng ở
Hải Dương) đã lập được đình ở Hàng Đào, lập được chợ riêng ở phố Hàng Đào. Phố
Hàng Đào trở thành phố riêng của dân làng Đan Loan và họ giàu lên nhanh chóng. Đan

Loan được nhiều người biết đến nhất bởi nơi đây có nghề nhuộm nổi tiếng, từ xưa nghề
này đã mang lại cơm no, áo ấm cho dân làng[15].
Ở vùng núi phía Bắc, người dân tộc đã biết sử dụng chất màu tự nhiên trong dệt
nhuộm. Người dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Lạng Sơn dùng lá chàm để nhuộm màu xanh
nhạt, xanh đen. Tại Sơn La, Hòa Bình, người dân tộc Thái đã dùng các loại vỏ cây, hoa
vàng, lá xanh, cánh kiến để nhuộm màu cho các sản phẩm của mình như chiếc khăn Piêu
và các sản phẩm thủ công khác. Đến thế kỷ XIX nhuộm vải bằng thuốc nhuộm tự nhiên
vẫn được sử dụng với những kinh nghiệm lâu đời của mỗi dân tộc, họ có những bí quyết
riêng để sản xuất ra những sản phẩm thủ công cổ truyền đặc trưng cho mỗi dân tộc.
Những loại chất màu tự nhiên đã được biết đến rất phong phú và đầy đủ các gam màu cơ
bản. Một số loại nguyên liệu được nhân dân ta sử dụng để nhuộm vải như:
a. Quả mặc nưa (tên khoa học là Diospiros L mollis Grif) thuộc họ Ebenaceae.

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

15

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

Hình 1.1: Quả mặc nưa
Mặc nưa là loại cây gỗ cao từ 10 đến 20m có cành, lá đơn mọc so le, phiến lá bầu
dục dài 5,5cm đến 13cm, rộng 2,5 cm đến 7 cm. Cây ra hoa màu vàng, quả hình cầu khi
non có màu xanh bóng, sau ngả sang màu vàng, khi già chuyển sang màu đen. Cây Mặc
nưa được trồng nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan,... Ở Việt Nam được trồng nhiều ở
miền Tây Nam Bộ. Người ta sử dụng quả mặc nưa để nhuộm vải lụa đen rất đẹp có

thương hiệu là Lãnh Mỹ A.
b. Lá chè (tên khoa học là Camellia sinsensis L Kuntze).
Ở nước ta loại chè được sử dụng làm trà uống được, trồng ở nhiều nơi. Cây thường
được cắt tỉa để phân thành nhiều cành và nhánh cho nhiều búp, lá. Lá chè hình trái xoan,
nhọn ở đầu và gốc, phiến lá dày, mép có hình răng cưa men theo cuống. Lá chè già được
loại bỏ ngay sau khi thu hoạch được sử dụng để nhuộm vải cho màu nâu nhạt nếu cầm
màu bằng một số loại muối cho màu vàng lục, nâu vàng, nâu xanh đến màu đen.

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

16

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

Hình 1.2: Lá chè xanh
c. Hạt Lương nho (tên khoa học là Bixa orellana L)
Cây Lương Nho (cây điều màu) là cây mọc ở dạng bụi, cao khoảng 5-10m. Cây có
hoa màu trắng, có loại màu hồng, vàng, quả nhỏ có gai tua ra, khi chín có màu đỏ rực.
Mỗi quả có khoảng 30 đến 50 hạt, hạt có màu đỏ.
Hạt lương nho đã từ lâu được biết đến là màu nhuộm cho thực phẩm. Gần đây, ở
nước ta có một số nghiên cứu ứng dụng hạt lương nho nhuộm màu cho các sản phẩm dệt
may cho các gam màu cam từ đậm tới nhạt rất đẹp.

Hình 1.3: Quả và hạt lương nho
d. Củ nâu (tên khoa học là Dioscorea Cirhosa Lour) thuộc họ Dioscoreaceae

Củ nâu được nhân dân ta biết đến từ lâu đời, củ có màu nâu xám, thịt củ màu nâu đỏ.
Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi hoặc được trồng ở nông thôn. Lá cây thường

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

17

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

được dùng để thuộc da, nhuộm lưới. Đặc biệt, từ xa xưa nhân dân ta đã dùng củ nâu để
nhuộm vải cho màu nâu nhạt đến màu nâu sẫm và khi nhúng bùn đen sẽ cho màu đen rất
bền. Củ nâu có thể nhuộm cho vải bông, tơ tằm.

Hình1.4: Củ nâu
e. Cây chàm nhuộm ( tên khoa học là Indigofera tinctoria L)
Cây được trồng thành bụi cao khoảng trên dưới 1m, có nhánh thẳng dài, lá hình trứng
ngược mọc so le kép dài 1.5cm đến 2cm, rộng 0,6cm đến 1,5cm, thon hẹp ở cuống. Cây
có hoa quanh năm mọc thành từng chùm ở kẽ lá, cánh hoa hình bướm màu đỏ vàng, quả
dài có chứa hạt. Cây được trồng ở một số vùng đồi núi ở Việt Nam. Cành lá của cây chàm
tươi được ngắt về ngâm vào nước sạch sau vài ngày được dung dịch chất màu để nhuộm
vải. Nếu không nhuộm ngay có thể chế biến thành bột chàm, đóng bánh, phơi khô và cất
giữ trong bóng râm. Lá chàm dùng để nhuộm vải cho màu xanh tím bền và đẹp.
1

2


Hình 1.5: Cây chàm
1. Indigofera tinctoria L(chàm lá nhỏ); 2. Strobilanthes cusia (chàm mèo)

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

18

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

f. Cây bàng (tên khoa học là Terminalia catappa L)
Bàng là cây thân gỗ cao 10m đến 25m, cành mọc vòng, lá đơn mọc so le, phiến lá
hình trái xoan ngược dài 20 cm đến 30 cm.
Lá bàng rụng nhiều vào mùa đông nhưng mọc lại rất nhanh vào mùa xuân. Vào mùa
lá rụng có thể thu lượm lá khô, lá vàng, lá xanh để nhuộm màu cho vải nhằm tạo ra những
sản phẩm may mặc có giá trị sinh thái cao, màu sắc đẹp, độ bền màu cao. Một số nghiên
cứu ứng dụng màu chiết xuất từ lá bàng nhuộm cho vải tơ tằm, bông cho màu cỏ úa, vàng
nhạt, vàng nâu.

Hình 1.6: Lá bàng
g. Cây xoài (Tên khoa học Mangifera)
Xoài là cây thân gỗ cao, lá đơn hình dải thuôn mọc so le, có cuống, hoa mọc thành
cụm ở ngọn hay ở bên. Đây là cây ăn quả vùng nhiệt đới có nguồn gốc ở Đông Nam Á.
Quả hình tròn, bầu dục, hay trái xoan tùy theo từng loại. Ở Việt Nam, xoài được trồng
nhiều ở Sơn La, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận,…

Xoài được trồng chủ yếu để lấy quả ăn, cây cho gỗ, lá xoài dùng để nấu nước chữa một số
bệnh và để nhuộm vải tự nhiên cho màu nâu nhạt. Vỏ cây nhuộm vải bông, tơ tằm cho
màu vàng tươi.

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

19

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

Hình1. 7: Lá xoài xanh
h. Lá trầu không (Tên khoa học Piper betle L):
Trầu không là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học.
Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt
bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng
Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Ở Việt
Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có
vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu. Ngoài việc sử dụng để ăn thì còn
dùng để nhuộm vải bông, tơ tằm cho màu nâu trầm rất bền màu.

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

20

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  



GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

Hình 1.8: Lá trầu không
i. Cây xà cừ (Tên khoa học là Khaya Senegalensis)
Là cây thân gỗ, có nguồn gốc từ châu Phi. Ở Việt Nam, xà cừ được trồng ở nhiều
nơi để lấy gỗ, trồng ven đường để lấy bóng mát. Hằng năm, người ta thường chặt tỉa cành
cây để đảm bảo an toàn trong mùa gió bão. Những lá, vỏ cành này được sử dụng để
nhuộm vải tơ tằm cho màu tím hồng rất đẹp.

Hình 1. 9: Lá xà cừ tuơi và khô
Ngoài ra, ở nước ta còn sử dụng rất nhiều loại lá cây khác để nhuộm màu cho vải
như lá ngải cứu, lá hồng xiêm, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng, lá bạch đàn, lá chè, vỏ
cây xà cừ... để nhuộm vải sợi bông, lanh và vải tơ tằm. Nhuộm vải bằng chất màu tự
nhiên mang lại giá trị lớn về mặt kinh tế, xã hội, sinh thái môi trường.

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

21

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học


1.1.3. Giá trị của công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
Từ xa xưa con người đã biết dùng các chất màu tự nhiên để nhuộm cho các sản phẩm
may mặc tạo ra các sản phẩm với nhiều màu sắc. Cho đến năm 1856 nhà khoa học
William Henry Perkin (1838-1907) khám phá ra thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên và sau đó
nhiều loại thuốc nhuộm tổng hợp khác được tìm ra với những tính năng ưu việt về kinh tế,
khả năng công nghệ đáp ứng sản xuất công nghiệp hơn hẳn thuốc nhuộm tự nhiên thì
thuốc nhuộm tự nhiên không còn phổ biến nữa. Thuốc nhuộm tổng hợp nhanh chóng
chiếm vị trí quan trọng trong toàn xã hội, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm tổng hợp đã phát triển như vũ bão. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây vấn đề về môi trường, sinh thái toàn cầu được đặc biệt quan
tâm. Chẳng hạn như môi trường bị ô nhiễm bởi việc tổng hợp thuốc nhuộm, nước thải
nhuộm, sinh thái sản phẩm dệt may, ... Đây là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối cần phải được
quan tâm giải quyết kịp thời. Chính vì vậy mà xu hướng quay trở lại sử dụng các chất
màu tự nhiên cho ngành dệt may đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở Nhật
Bản, thời trang sinh thái (Eco-fashion) không chỉ là một khái niệm được nhiều người biết
đến mà hiện nay nó còn cung cấp một công cụ kinh tế hữu hiệu cho các hãng dệt may
Nhật Bản. Vì vậy, những công ty dệt may Nhật Bản đã tồn tại và cạnh tranh được trên thị
trường nhờ phát hiện ra những sản phẩm mới này. Còn lại hầu như các hãng sản xuất
hàng dệt may giá rẻ của Nhật đã phải đóng cửa do không thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Giới nghiên cứu cho rằng thị trường dệt may thân thiện với môi trường đang nổi lên như
một lĩnh vực mới để các công ty Nhật Bản đón đầu và phát triển. Fujitex, công ty hiện đã
có uy tín trên thị trường cao cấp cũng thiết lập một danh mục các sản phẩm sợi cashmere
được nhuộm bằng loại thuốc nhuộm chiết xuất từ thực vật như cây lựu, cây keo và cây
đinh hương. Đại diện công ty cho biết họ đang nỗ lực để triển khai sử dụng các loại chất
màu tự nhiên thay cho thuốc nhuộm tổng hợp dựa trên cơ sở xem xét các vấn đề môi
trường, đây là một vấn đề nóng bỏng hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới quan
tâm[14].

HVTH: Võ Thị Lan Hương 


22

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

Nhiều cuộc hội thảo trên thế giới bàn về việc sử dụng trở lại chất màu tự nhiên chẳng
hạn như UNESCO tổ chức hội thảo tại Hyderabad từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 11 năm
2006 với sự có mặt của 600 nhà khoa học đến từ 57 quốc gia trên thế giới để tìm phương
án quay trở lại với màu tự nhiên. Hội thảo nói về nhuộm màu tự nhiên tổ chức vào ngày
từ ngày 8 đến 16 tháng 3 năm 2008 tại Mayan, Mexico,...
Từ đó, chúng ta thấy công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên mang một ý
nghĩa rất lớn về mặt kinh tế xã hội và môi trường sinh thái được thể hiện thông qua:
a. Sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tái sinh:
Nguồn nguyên liệu để nhuộm màu tự nhiên từ thực vật được lấy từ sản phẩm trực
tiếp của nông nghiệp hoặc tận dụng nguồn phế thải từ các ngành như vỏ cây từ ngành
công nghiệp gỗ, bã thải từ ngành chế biến thức ăn [10], từ lá chè già bị thải bỏ từ các
nông trường chè, lá bàng, lá xà cừ, bạch đàn,.... rụng thu gom dọc đường phố, công
viên,.... Đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, đa dạng, dễ tái sinh. Đa số các loại
thực vật dùng để nhuộm là loại cây dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể được
trồng để che bóng mát, lấy gỗ, lá trên cây hoặc lá rụng xuống thường bỏ đi nhưng nếu
công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên từ thực vật được thực hiện trên quy mô sản
xuất công nghiệp thì sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu vô giá này. Hơn nữa, khi công
nghệ này được chuyển giao cho nông dân thực hiện sẽ tạo công ăn việc làm, góp phần xóa
đói, giảm nghèo cho người nông dân.
b. Quy trình công nghệ đơn giản, ít sử dụng hóa chất:
Thuốc nhuộm tổng hợp cho chúng ta màu đơn sắc, còn muốn tạo ra một màu hòa sắc

như màu sẵn có trong tự nhiên thì chúng ta phải phối từ rất nhiều màu đơn sắc với nhau.
Vì vậy sẽ rất mất thời gian, công sức, nguyên vật liệu để thực hiện nhưng cũng khó tạo
nên được màu giống màu tự nhiên. Hơn nữa, thuốc nhuộm tổng hợp có nguồn gốc chủ
yếu từ nguồn dầu mỏ - là nguồn tài nguyên khó tái sinh, nó là hỗn hợp của của các hợp
chất hữu cơ trong đó có một số chất chứa nhóm azo gây ung thư, dị ứng da, quá trình sản
xuất thuốc nhuộm tổng hợp thì phải sử dụng nhiều nhiều hóa chất độc hại như axit, kiềm
mạnh, dung môi, muối kim loại nặng, nhiệt độ cao... Nước thải của thuốc nhuộm tổng hợp

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

23

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 

Luận văn cao học

khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường. Quá trình nhuộm bằng thuốc nhuộm
tổng hợp tốn nhiều chi phí cho năng lượng và sinh ra nhiều khí thải có thể gây ra hiệu ứng
nhà kính.
Màu tự nhiên là sự tổng hòa của nhiều màu cộng lại cùng với một số tạp chất sẵn có
trong nguồn nguyên liệu dùng để chiết xuất chất màu nên có thể tạo nên những gam màu
trầm tự nhiên mà thuốc nhuộm tổng hợp không thể có được. Hơn nữa, cùng một dung
dịch màu nhưng phương pháp nhuộm, cầm màu khác nhau có thể tạo ra nhiều nhiều màu
sắc khác nhau chứ không phức tạp, tốn kém như việc pha phối tạo màu mới đối với màu
tổng hợp.
Quy trình chiết và nhuộm từ nguồn nguyên liệu thực vật như sau:


Nguồn nguyên liệu thực vật
Dễ thu hoạch và lưu trữ dễ dàng

Tách chiết bằng nước nóng (100oC)
Không sử dụng hóa chất hoặc
dung môi hữu cơ

Bã thải chế biến thành
phân hữu cơ vi sinh

Dung dịch chất màu dùng để nhuộm

Quy trình nhuộm
Nước thải nhuộm chứa
hàm lượng hóa chất rất thấp

Sản phẩm nhuộm
Tạo ra nhiều ánh màu với
những thuộc tính bền màu chấp nhận được

Hình 1.10: Quá trình chiết xuất và nhuộm bằng chất mà tự nhiên từ thực vật

HVTH: Võ Thị Lan Hương 

24

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh 


Luận văn cao học

-

Quá trình nhuộm bằng chất màu tự nhiên ít sử dụng các hóa chất phụ trợ nên nước

thải nhuộm có ít chất độc hại, dễ phân hũy sinh học[4].
- Đa số chất màu tự nhiên không có độc tố nên không gây độc hại trong qúa trình sản
xuất, sử dụng sản phẩm cũng như không gây ô nhiễm môi trường sống.
c. Tận dụng bã thải sau khi tách chiết chất màu:
Bã thải sau quá trình chiết xuất dung dịch màu có thể sử dụng để tạo ra phân hữu
cơ vi sinh bởi vì có những đặc điểm như sau: chúng đã ở dạng mềm, dễ phân hũy và có
kích thước phù hợp do chiết ở nhiệt độ 100oC với thời gian tương đối dài và nguồn
nguyên liệu đã được nghiền nhỏ trước khi chiết. Các thành phần như cellulose, khoáng,
đạm,.. đã ở dạng dễ hòa tan hơn nhiều do đó rất thuận tiện để chế biến thành phân hữu cơ
vi sinh. Để chế biến phân hữu cơ vi sinh người ta có thể sử dụng các phương pháp khác
nhau như sau[14]:


Phương pháp ủ yếm khí: Thực chất của quá trình ủ yếm khí là sự phân giải phức

tạp gluxit, lipit, và protein với sự tham gia của vi sinh vật kỵ khí. Đây là phương pháp ủ
tự nhiên có lịch sử khá lâu đời thích hợp cho quy mô hộ gia đình, trang trại hoặc một khu
dân cư. Nguyên lý ủ rác ở chế độ yếm khí là sử dụng chủ yếu các vi sinh vật có sẵn trong
tự nhiên, sử dụng O2 tối thiểu trong quá trình phân hủy.
Quá trình phân huỷ bằng phương pháp yếm khí có thể được mô tả bằng phương trình sau
đây:
Chất hữu cơ + H2O + Chất dinh dưỡng ÆTế bào mới + Chất hữu cơ trơ +
+ CO2 + CH4 + NH3 + H2S + Nhiệt [...].

Ưu điểm của phương pháp:
Phương pháp ủ kỵ khí rất đơn giản, ở nông thôn nước ta thường ủ phân chuồng có trộn
thêm rơm rạ là dựa theo nguyên lý của phương pháp này.
Ngày nay có thể áp dụng vào xử lý rác thải sinh hoạt ở đô thị hoặc trang trại với quy
mô nhỏ.
Nhược điểm của phương pháp này là:
- Xảy ra quá trình phân huỷ yếm khí và phát sinh mùi.
HVTH: Võ Thị Lan Hương 

25

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may  


×