Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu đánh giá chất lượng của một số loại vải thông dụng cho may mặc trên các phương diện tiện nghi, an toàn và sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.39 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

ĐÀO THỊ HẠP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOẠI VẢI
THÔNG DỤNG CHO MAY MẶC TRÊN CÁC PHƯƠNG DIỆN
TIỆN NGHI, AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS TRẦN NHẬT CHƯƠNG

Hà Nội – 2011


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
GS.TS Trần Nhật Chương người thầy đã hướng dẫn tác giả tiếp cận với phương
pháp làm việc khoa học cũng như cơ hội được trở thành một người làm nghiên
cứu. Sự hướng dẫn tận tình, động viên khích lệ của thầy trong suốt thời gian tác
giả thực hiện đề tài.


Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo khoa Công nghệ
Dệt May và Thời trang Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhiệt tình hướng
dẫn, cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành các nội dung
của luận văn.
Đồng thời, tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm thí nghiệm Dệt MayViện Dệt May đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tác giả hoàn thành bản luận văn
này.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo, các bạn
đồng nghiệp thuộc Trung tâm đào tạo Thực hành và Hợp tác Doanh nghiệp, Ban
Lãnh đạo Khoa cùng các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật May & Thời trang
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên – nơi tác giả công tác, tận tình giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, những người đã cùng chia sẻ, gánh vác mọi công việc tạo điều kiện để
tác giả yên tâm hoàn thành luận văn.
Tác giả

Đào Thị Hạp

1

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung nghiên cứu, những tài liệu tham khảo
trong và ngoài nước trong bản luận văn này là do tôi nghiên cứu thí nghiệm, thực

hành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trần Nhật Chương cùng với sự
giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo trong khoa công nghệ Dệt May và Thời trang
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm thí nghiệm - Viện Dệt May,
không có bất cứ sự sao chép nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
của bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2011
Tác giả

Đào Thị Hạp

Đào Thị Hạp

2

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên gọi đầy đủ

M1

Vải Polystes


M2

Vải Vải tơ tằm

M3

Vải Viscose

M4

Vải cotton

M5

Vải Peco

M6

Vải Nomex

M7

Vải Pôpơlin cao cấp

Rct

Xác định nhiệt trở

Tm


Nhiệt độ của thiết bị

Ta

Nhiệt độ không khí

φ

Độ ẩm tương đối

Va

Tốc độ không khí

Rct

Nhiệt trở

Q

Nhiệt lượng

F

Hệ số rủ

G

Độ cứng


C

Độ dài uốn

Y

Độ truyền nhiệt/thoáng khí/độ mềm rủ/độ hút nước

X1

Bề dầy

X2

Khối lượng g/m2

X3

Mật độ sợi

PTHQ

Đào Thị Hạp

Phương trình hồi quy

3

Ngành CN Vật Liệu Dệt May



Luận văn cao học

TCVN
BS
ASTM
AATCC
ISO

Đào Thị Hạp

Khóa 2009 - 2011

Tiêu chuẩn Việt Nam
British Standard
American Society for Testing and Materials
American Association of Textile Chemists and Colorists
International Standard Organisation

4

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng


Chú thích

1-1

Các yêu cầu an toàn cho sản phẩm dệt may

2-1

Thông số kỹ thuật của vải thí nghiệm (vải thông dụng)

2-2

Thông số kỹ thuật của vải thí nghiệm (vải chức năng)
Kết quả thí nghiệm của vải thông dụng

3-1

Kết quả đo độ mềm rủ

3-2

Kết quả đo độ truyền nhiệt

3-3

Kết quả đo độ hút hơi nước

3-4


Kết quả đo độ thoáng khí

3-5

Kết quả đo tính kháng thấm nước bề mặt vải
Kết quả thí nghiệm của vải chức năng

3-6

Kết quả đo độ mềm rủ

3-7

Kết quả đo độ truyền nhiệt

3-8

Kết quả đo độ hút hơi nước

3-9

Kết quả đo độ thoáng khí

3-10

Kết quả đo tính kháng thấm nước bề mặt vải

3-11

Hệ số tương quan gữa các thông số của độ mềm rủ


3-12

Hệ số tương quan gữa các thông số của độ truyền nhiệt

3-13

Hệ số tương quan gữa các thông số của độ hút hơi nước

3-14

Hệ số tương quan gữa các thông số của độ thoáng khí

3-15

Tổng hợp so sánh tính chất của các mẫu vải

Đào Thị Hạp

5

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình


Chú thích

1.1

Phương pháp phun mưa cấp độ kháng nước

1.2

Nguyên lý độ cứng kiểu công xôn

1.3

Phương pháp thử vòng vải hình trái tim và chiều dài vòng

1.4

Hình bóng rủ của vải với mức độ cứng của vải khác nhau

2.1

Thiết bị đo độ mềm rủ của vải

2.2

Thiết bị đo độ truyền nhiệt

2.3

Thiết bị đo độ hút hơi nước


2.4

Thiết bị đo độ thoáng khí

2.5

Thiết bị đo tính kháng thấm nước bề mặt vải
Biểu đồ đo của vải thông dụng

3.1

Biểu đồ đo độ mềm rủ

3.2

Biểu đồ đo độ truyền nhiệt

3.3

Kết quả đo độ hút hơi nước

3.4

Biểu đồ đo độ thoáng khí

3.5

Biểu đồ đo tính kháng thấm nước bề mặt vải
Biểu đồ đo của vải chức năng


3.6

Biểu đồ đo độ mềm rủ

3.7

Biểu đồ đo độ truyền nhiệt

3.8

Biểu đồ đo độ hút hơi nước

3.9

Biểu đồ đo độ thoáng khí

3.10

Biểu đồ đo độ tính kháng thấm nước bề mặt vải

3.11

Biểu đồ đường xu hướng của độ mềm rủ

Đào Thị Hạp

6

Ngành CN Vật Liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

3.12

Biểu đồ đường xu hướng của độ truyền nhiệt

3.11

Biểu đồ đường xu hướng của độ hút hơi nước

3.12

Biểu đồ đường xu hướng của độ thoáng khí

Đào Thị Hạp

7

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

Lời cảm ơn

1

Lời cam đoan

2

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

3

Danh mục các bảng biểu

5

Danh mục hình, đồ thị

6

Mục lục

8

Lời nói đầu


11

Chương 1: TỔNG QUAN

14

1.1. Khái niệm về tiện nghi

14

1.2. Những đặc trưng tiện nghi của vải

14

1.2.1. Độ giãn và độ đàn hồi

14

1.2.2. Tính giữ nhiệt hoặc dẫn nhiệt

15

1.2.3. Sự hấp thụ ẩm

17

1.2.4. Vật liệu đẩy nước, kháng nước,không thấm nước

18


1.2.5. Sự truyền hơi nước

20

1.2.6. Độ dày

20

1.2.7. Cảm giác tiếp xúc tay và da

21

1.2.8. Độ cứng

22

1.2.9. Độ rủ

24

1.2.10. Tính thấm không khí

25

Đào Thị Hạp

8

Ngành CN Vật Liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

1.3. Tính an toàn

26

1.3.1. Đặc điểm của sợi dệt

27

1.3.2. Đánh giá khả năng cháy của vật liệu dệt

29

1.3.3. Xử lý hoàn tất chống cháy

29

1.4. Tính đảm bảo sức khỏe

32

1.5. Kết luận chương 1

36

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


38

2.1. Đối tượng nghiên cứu

38

2.2 . Nội dung nghiên cứu

39

2.3. Phương pháp nghiên cứu

41

2.3.1. Độ mềm rủ của vải

41

2.3.2. Độ truyền nhiệt

43

2.3.3. Độ hút hơi nước

45

2.3.4. Độ thoáng khí

46


2.3.5. Tính kháng thấm nước bề mặt vải

47

2.4. Kết luận chương 2

47

CHƯƠNG 3 : KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

49

3.1. Kết quả thí nghiệm

49

3.1.1. Kết quả thí nghiệm của vải thông dụng

49

3.1.2. Kết quả thí nghiệm của vải chức năng

51

3.2. Biểu đồ các kết quả thử nghiệm

52

3.2.1. Biểu đồ các kết quả thử nghiệm của vải thông dụng


52

3.2.2. Biểu đồ các kết quả thử nghiệm của vải chức năng

55

3.3. Phân tích tương quan, phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng

58

Đào Thị Hạp

9

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

của thông số vải đến tính chất đặc trưng tiện nghi của vải
3.3.1. Độ mềm rủ của vải

58

3.3.2. Độ truyền nhiệt

61


3.3.3. Độ hút hơi nước

63

3.3.4. Độ thoáng khí

65

3.4. Kết luận và kiến nghị

70

Tài liệu tham khảo

72

Phụ lục

75

Đào Thị Hạp

10

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học


Khóa 2009 - 2011

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và sự phát triển ngày càng
cao của khoa học kỹ thuật nghành công nghiệp Dệt May của nước ta cũng phát
triển một cách nhanh chóng do nhu cầu ăn mặc của con người đòi hỏi ngày càng
cao và do yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng tăng. Hơn nữa do cuộc
sống ngày càng được cải thiện và nâng cao theo xu hướng phát triển của thời đại,
ngoài nhu cầu làm đẹp ra thì vấn đề tiện nghi, an toàn và sức khỏe của sản phẩm
dệt may cho người sử dụng cũng là vấn đề không kém phần quan trọng. Sản
phẩm dệt may sản xuất trong nước phải đảm bảo tiêu chí về tiện nghi , an toàn và
sức khỏe không chỉ an toàn cho người sử dụng nội địa mà còn phải đáp ứng nhu
cầu kiểm soát chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chí chất lượng quốc tế phục
vụ cho xuất khẩu và đảm bảo sản xuất phát triển ổn định.
Để quản lý chất lượng sản phẩm dệt may phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng
cần phải xây dựng các phương pháp thử nghiệm kiểm tra. Theo xu hướng nhu
cầu thị tiêu dùng sản phẩm dệt may trong nước cũng như trên thế giới hiện nay
không chỉ là mặc đẹp, hợp thời trang mà còn được người tiêu dùng ngày càng
quan tâm đến những tính chất của vải như độ giãn và đàn hồi, giữ nhiệt và dẫn
nhiệt, sự hấp thu và thải hồi ẩm, chất liệu thoáng mát, thuận tiện trong sử dụng
mà còn phải an toàn, tạo điều kiện tốt cho sức khỏe, không nhiễm khuẩn, dị ứng
hoặc ung thư. Hàng dệt may phải an toàn trước lượng dư hàm lượng kim loại
nặng các độc tố độc có hại trong vải như chất màu azo bị cấm, formaldehyt, chất
chống cháy, chống mối mọt còn đọng lại trên vải sau quá trình xử lý tẩy, nhuộm
và hoàn tất… Ở Việt Nam công nghiệp dệt may hiện nay đang là ngành mũi
nhọn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp dệt may
đang là yếu tố quan trọng phát triến xuất khẩu của đất nước. Để tạo ra sản phẩm

Đào Thị Hạp


11

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

quần áo đảm bảo chất lượng, các nhà sản xuất cần có những chỉ dẫn sử dụng vật
liệu thiết kế quần áo phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động. Việc
nghiên cứu đánh giá tính tiện nghi, an toàn và sức khỏe của vải may mặc đã và
đang được quan tâm ở nhiều nước, và ở nước ta vấn đề còn mới mẻ. Đề tài
“Nghiên cứu đánh giá chất lượng của một số loại vải thông dụng cho may
mặc trên các phương diện tiện nghi, an toàn và sức khoẻ” nhằm mục đích của
giúp ích cho việc sử dụng, lựa chọn, thiết kế vải và đánh giá chất lượng vải toàn
diện hơn.
* Đối tượng nghiên cứu: Một số mẫu vải thông dụng từ nguyên liệu thiên
nhiên như bông, tơ tằm, từ nguyên liệu nhân tạo như viscose, polyester, metaaramit polyester pha bông, vải bông xử lý chống tia UV.
* Phạm vi nghiên cứu: Các mẫu vải được đánh giá về một số tính chất của
đặc trưng tiện nghi, vệ sinh an toàn sức khỏe. Phạm vi của các khái niệm tiện
nghi, vệ sinh an toàn sức khoẻ rất rộng và phức tạp. Luận văn tập trung nghiên
cứu một số tính chất cơ bản và thông số cấu tạo vải chính: Độ mềm rủ, độ truyền
nhiệt, độ hút nước, độ thoáng khí, tính kháng thấm nước bề mặt vải, bề dày vải,
khối lượng g/m2, mật độ sợi trong vải trên 100 cm2.
* Nội dung chính nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết, làm rõ bản chất của các khái niệm đặc trưng tính tiện
nghi, an toàn, sức khoẻ liên quan đên vải: Tính giãn, đàn hồi, tính dẫn nhiệt, tính
hấp thụ ẩm, tính đẩy nước, kháng nước, sự truyền hơi, độ cứng, độ rủ, tính
thoáng khí, tính an toàn chống cháy, các yêu cầu đảm bảo sức khỏe về tồn dư

hoá chất có hại trên vải.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Thực hiện các phép đo tính chất của các mẫu vải,
độ mềm rủ, độ truyền nhiệt, độ hút hơi nước, độ thoáng khí, độ kháng thấm nước

Đào Thị Hạp

12

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

bề mặt vải, một số thông số cấu trúc vải bề dày, khối lượng g/m2, mật độ sợi
trong vải /100 cm2 .
- Phân tích đánh giá dữ liệu thực nghiệm, phân tích tương quan và hồi quy
giữa các tính chất vải và thông số cấu trúc vải.
* Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tham khảo các tài liệu liên
quan đến tính chất của vải, cấu trúc vải, đặc trưng tiện nghi của vải.
Luận văn áp dụng phương pháp thực nghiệm khoa học, tiến hành chọn mẫu vải,
thực hiện các phép đo trên những thiết bị thí nghiệm hiện đại của Trung Tâm thí
nghiệm Dệt May, theo những tiêu chuẩn phương pháp thử quốc tế ASTM, BS,
ISO, Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN).
Các dữ liệu thử nghiệm khoa học được xử lý theo phương pháp toán học thống
kê có sự trợ giúp của phần mềm máy tính MS Excel.
Luận văn được triển khai gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan

- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và bàn luận

Đào Thị Hạp

13

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Hiện nay trong lĩnh vực dệt may người ta quan tâm rất nhiều đến tính tiện
nghi của trang phục. Một bộ trang phục có tính tiện nghi có thể được hiểu là khi
người mặc sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái về cả phương diện sinh lý và tâm lý.
Trong rất nhiều yếu tố tạo nên tính tiện nghi của bộ trang phục không thể không
nói đến tính tiện nghi của vải dùng để may trang phục.
1.1. Khái niệm về tiện nghi
Tiện nghi là một vấn đề tổ hợp, bao gồm những yếu tố vật lý, sinh lý, và
tâm lý. Các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đáng kể đến tiện nghi.
Tiện nghi mô tả vật liệu tương tác với cơ thể người như thế nào và điều kiện
môi trường, chức năng của cơ thể được mở rộng đến đâu. Ví dụ: Khi trời mưa
mác áo mưa vào làm chúng ta đi lại dễ dàng. Một ví dụ khác: Những gân nổi trên
đế giầy giúp chúng ta đi lại dễ dàng trên bề mặt trơn hoặc đóng băng...
1. 2. Những đặc trưng tiện nghi của vải
1.2.1. Độ giãn và độ đàn hồi [16]
Để thử nghiệm tính bền của vải, tác dụng lực lên vải để kéo đến khi vải

đứt dần lên. Lực và độ giãn của vải đến khi vải đứt (bị phá huỷ) được gọi là độ
bền kéo đứt và độ giãn kéo đứt.
Về phương diện tiện nghi, độ giãn của vải là một yếu tố được xem xét đến.
Với một lực tác dụng lên vải nhỏ, độ giãn tiện nghi được quan tâm đến hơn là
lực kéo đứt. Độ co giãn là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả độ giãn tiện
nghi của vật liệu.
Độ co giãn trong trường hợp nói đến việc chăm sóc giữ gìn quần áo có
nghĩa là sự tăng kích thước (giãn) hoặc giảm kích thước (co) do quá trình giặt, sử
dụng gây ra.

Đào Thị Hạp

14

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

Độ co giãn nói đến tính tiện nghi có nghĩa là sự tăng kích thước theo một
chiều do sự tác động lên vật liệu. Sự tăng kích thước này thông thường kèm theo
sự giảm kích thước ở chiều khác của vật liệu.
Độ co giãn tiện nghi: Ngụ ý nói đến một sự tăng kích thước nhỏ của vật
liệu dệt phát sinh khi có cử động. Vì tăng kích thước này nhỏ nên người tiêu
dùng không để ý đến hoặc không biết đến một sự thay đổi nhỏ về kích thước về
hướng khác đã xảy ra. Độ co giãn và độ giãn là hai thuật ngữ được biết đến như
là đồng nghĩa. Nhưng đối với các nhà chuyên môn thì đó là hai thuật ngữ mô tả
hai động thái khác nhau của vật liệu .

Về độ giãn tiện nghi, độ giãn được biểu thị bằng tỉ lệ % cho biết đó là tỉ số
đo đại lượng giãn của vật liệu trên độ dài ban đầu trước khi giãn.
Phần lớn những thí nghiệm về độ giãn nhằm vào các loại vải đàn hồi hoặc
vật liệu khác như nylon, spandex.
Vải từ sợi co giãn được dệt từ ít nhất một vài sợi có độ giãn đàn hồi và hồi
phục giãn nhanh.
1.2.2. Tính giữ nhiệt hoặc đẫn nhiệt [16]
Một trong những khía cạnh của tiện nghi là cách thức vật liệu ảnh hưởng
đến sự truyền nhiệt. Nhiệt là năng lượng nội tại bên trong vật thể. Vật thể nóng
có nhiều năng lượng (nội năng) hơn vật thể lạnh.
Nhiệt bao giờ cũng chuyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn và ngược lại.
Một trong những phương pháp thông thường nhất để đo nhiệt của một vật là đo
nhiệt độ của vật đó.
Sự truyền nhiệt đề cập đến dòng nội năng giữa vật nóng và vật lạnh.
Sự truyền nhiệt có thể xảy ra theo 3 cách:

Đào Thị Hạp

15

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

- Truyền dẫn nhiệt: Là sự truyền nhiệt (trực tiếp) băng phương pháp
tiếp xúc trực tiếp;
- Truyền nhiệt đối lưu: Những phần tử nóng trộn với những phần tử

lạnh.
- Truyền nhiệt bức xạ: Chuyền năng lượng giữa các vật trên đường
thẳng nhìn thấy.
Sự thay đổi của pha truyền nhiệt xảy ra khi một vật thay đổi trạng thái vật
lý của nó. Có nhiều kiểu thay đổi pha: Từ chất lỏng sang hơi (sự bốc hơi của
nước), từ chất rắn sang chất lỏng (nóng chẩy của đá), từ hơi sang lỏng (ngưng tụ
của nước), hoặc từ rắn sang hơi hoặc khí (sự thăng hoa của đá khô). Làm mát
bằng bốc hơi là một cơ chế quan trọng mà cơ chế con người áp dụng để giữ cho
nhiệt độ bên trong không tăng lên quá cao.
Khi một chất lỏng, ví dụ như mồ hôi bốc hơi, nó hấp thụ một lượng đáng
kể năng lượng (nhiệt) vì nó chuyển pha từ lỏng sang hơi/khí. Ngược lại, khi một
khí như hơi nước ngưng tụ thành từng giọt nước trên một cốc có đầy đá và đồ
uống lạnh, nó mất đi một lượng đáng kể năng lượng (nhiệt).
Có hai phương pháp thử tiêu chuẩn để đánh giá xem xét vật liệu dệt ảnh
hưởng đến sự truyền nhiệt theo cơ chế truyền dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.
ASTM D1518 “Sự truyền nhiệt của vật liệu dệt” đánh giá tính năng của vải, mền,
tấm xơ hoặc các vật liệu cách nhiệt khác dùng trong thời tiết lạnh. Phương pháp
này cũng có thể dùng để đánh giá tính năng của sản phẩm gồm nhiều lớp. Có thể
sử dụng phương pháp này để so sánh tương đối khi các vật liệu được cắt trong
cùng điều kiện thí nghiệm.
Phương pháp thứ 2 được đề cập đến trong phần nói về an toàn của vật liệu.

Đào Thị Hạp

16

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học


Khóa 2009 - 2011

1.2.3. Sự hấp thụ ẩm [16]
Sự hấp thụ cũng được hiểu là hấp thụ ẩm, là khả năng của một vật liệu hấp
thụ một vật liệu khác.
Sự hấp thụ ẩm bao gồm khả năng của vật liệu giữ lại chất lỏng, ví dụ như
nước trong các kẽ hở, các lỗ và các phần nội tại.
Một vài loại xơ có bề mặt không đều có thể giữ chất lỏng dọc theo bề mặt.
Sự hấp thụ ẩm là thước đo của tính năng vật liệu về phương diện tiện nghi.
Xơ có hấp thụ ẩm tốt được sử dụng trong hàng may mặc có tiếp xúc trực
tiếp với da vì nó giúp cho cơ thể được mát do hấp thụ mồ hôi dễ dàng. Vật liệu
có độ hút ẩm tốt được sử dụng để làm các sản phẩm có yêu cấu cao về hút ẩm
như khăn mặt, bỉm, khăn lau và nhiều sản phẩm khác...
Vật liệu hấp thụ ẩm được đánh giá cả ở 2 phương diện, tốc độ hấp thụ chất
lỏng và lượng ẩm được hấp thụ. Chất lỏng và lượng ẩm hấp thụ được khi đạt đến
điểm bão hoà.
Vật liệu được gọi là bão hoà ẩm khi nó không thể tiếp nhận thêm lượng
ẩm.
A ATCC79 là tiêu chuẩn phương pháp thử “Hấp thụ ẩm của vật liệu dệt đã tẩy
trắng” có thể sử dụng cho các vật liệu dệt tẩy trắng, nhuộm màu hoặc in.
Theo phương pháp này, một giọt nước rơi từ độ cao 1cm lên mặt vải đã
được điều hoà và ở trạng thái căng mặt vải. Thời gian được tính bằng giây cho
hạt nước đến lúc mất đi sự phản quang của nó.
Sự phản quang là bề mặt phản xạ bóng của giọt nước khi nó còn là hạt trên
mặt vải. Sự phản quang sẽ mất hẳn hoàn toàn khi giọt nước được hấp thụ vào
bên trong vật liệu cho đền khi xuất hiện một vệt ướt mờ.

Đào Thị Hạp


17

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

1.2.4. Vật liệu đẩy nước, kháng nước, không thấm nước.[16]
Tính đẩy nước/ kháng nước: Mô tả sự kháng nước tương đối của vật liệu đối với
bất kỳ hiện tượng đơn lẻ hoặc hỗn hợp của sự làm ướt bề mặt, sự thấm nước
hoặc hấp thụ nước .
Tính kỵ nước thông thường được thực hiện bằng sự kết hợp của cấu trúc
vải với xử lý hoàn tất để có sự đề kháng việc nước thâm nhập vào những kẽ hở
bên trong cấu trúc vải.
Tính kháng nước cho biết khả năng vật liệu chống lại sự thâm nhập của
nước dưới áp lực hoặc nước rơi từ một khoảng cách và va chạm lên vật liệu bằng
một lực nhất định.
Tính không thấm nước của vật liệu thông thường thuộc về các vật liệu
compozit, tráng phủ lấp kín những lỗ hoặc những kẽ hở của vải làm cho vải
không bị thấm nước dù có áp lực hoặc lực đẩy nước vào.
Mức độ vật liệu kháng lại sự làm ướt cũng liên quan đến tính tiện nghi của
vải hoặc của sản phẩm từ vải đó.
Các phương pháp thử dùng để đánh giá tính năng đặc trưng này cố gắng
mô phỏng những điều kiện thực tế. Các phương pháp này có thể dùng cho bất kỳ
vật liệu dệt nào đã được xử lý chống thấm hoặc không .
AATCC 22, Đẩy nước: Phương pháp phun là một phương pháp đơn giản
và nhanh. Phương pháp này không đo sự thấm sâu của nước vì vậy nó không áp
dụng cho việc đo sự ngăn cản thấm nước mưa.

AATCC 35, Kháng nước: Phương pháp phun mưa, là phương pháp thông
dụng nhất để đánh giá sự thâm nhập nước mưa vào vải cho may mặc. Như vậy
nó có thể dùng để đánh giá sự phù hợp của vật liệu cho dù, áo mưa và mũ.

Đào Thị Hạp

18

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

Hình 1: Phương pháp phun mưa: Cấp độ kháng nước[16]
Ghi chú:
100 - Mặt trên không thấm hoặc dính nước
90 – Dính nước hoặc thấm nước nhẹ
80 – Thấm nước ở những điểm phun
70 – Một phần thấm nước .
50 – Thấm nước hoàn toàn trên toàn bộ bề mặt vải
0 – Thấm nước hoàn toàn trên toàn bộ mặt trên và mặt dưới của vải.

Đào Thị Hạp

19

Ngành CN Vật Liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

1.2.5. Sự truyền hơi nước
Sự truyền hơi nước đặc biệt quan trọng cho quần áo mặc ngoài, đo tốc độ
hơi nước truyền qua vật liệu .
Có 2 phương pháp phi tiêu chuẩn có thể được sử dụng để đo đặc trưng
này:
Phương pháp thứ nhất thực hiện trong môi trường ẩm ướt. Một khối lượng
xác định của chất canxi clorua (CaCl) hoặc một chất hút ẩm khác được đặt trong
bình chứa. Miếng vải mẫu thử phủ trên bình chứa này. Chất hút ẩm sẽ hút hơi
nước trong không khí và giữ độ ẩm tương đối thấp trong môi trường xung quanh.
cách quãng thời gian bằng nhau, chất canxi clorua được cân và hàm lượng ẩm
được xác định bằng cách loại trừ .
Phương pháp thứ 2: Được tiến hành trong môi trường khô. Một mẫu vải
được phủ lên một đĩa đựng một khối lượng nước xác định. Cứ cách quãng thời
gian bằng nhau thì lại đo lượng nước bốc hơi.
Hai phương pháp này đều cho kết quả số gam nước truyền đi tính trên một
mét vuông vải trong thời gian 24 giờ.
1.2.6. Độ dày
Độ dày của vải ảnh hưởng đến tính tiện nghi theo ý nghĩa của sự truyền
nhiệt, độ mềm uốn, độ xốp (bulk) và độ rủ.
Trong một vài trường hợp, độ dày cũng cần có giới hạn. ví dụ: Túi khí
trong ôtô phải bảo đảm khi nổ ra trong trường hợp gặp tai nạn nhưng nó cũng
cần được nén chặt vừa đủ để xếp trong cốp ôtô.
Đo độ dày theo phương pháp thử ASTM D1777: Đo độ dày của vật liệu dệt.

Đào Thị Hạp


20

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

1.2.7. Cảm giác tiếp xúc tay và da[16]
Cảm giác tiếp xúc tay lên vải là một đặc trưng tiện nghi quan trọng. Cảm
giác tiếp xúc tay không đồng nghĩa với tiếp xúc da;
Tiếp xúc da xảy ra khi nào bề mặt của da tiếp xúc với vải, nhưng đó là
điều kiện tĩnh trong đó không phải cơ thể được yêu cầu cử động hoặc tương tác
với nhau để bất kỳ một cảm giác nào xuất hiện.
Ví dụ: Cảm giác tiếp xúc da bao gồm ngứa ngáy, thô giáp và dính bám.
Cảm giác sờ tay tạo ra tình huống động hơn trong đó ít nhất một thành
phần (da hoặc cơ thể hoặc vải) cử động.
Hiện nay chưa có phương pháp thử tiêu chuẩn để đánh giá cảm giác sờ tay
hoặc cảm giác tiếp xúc da. Tuy nhiên có phương pháp KAWABATA[17] được
áp dụng để xác định một số đại lượng dùng để mô tả cảm giác bàn tay (hand).
Dựa trên kết quả nghiên cứu của KAWABATA và nhiều nhà nghiên cứu
khác đã đưa ra một phương pháp khả dĩ có thể đánh giá cảm giác tay (phương
pháp đánh giá AATCC5, đánh giá chủ quan cảm giác sờ tay của vải). Nhiều
dụng cụ đã phát triển để đánh giá cảm giác tay, hệ thống KES-F có 4 thiết bị
xé/kéo, nén, uốn và bề mặt.
Tính chất cơ học cơ bản của vải và tính chất tương ứng và những thuộc
tính, tính năng của vật liệu và sản phẩm.[16]
Tính chất cơ học của vải


Tính năng chất lượng về cơ học

Lực kéo đơn trục

Cảm giác cầm tay của vật liệu và tính rủ

Lực kéo hai trục

Tính hình dạng của vật liệu và tính cắt may

Xé dưới tác dụng lực căng

Ngoại quan của sản phẩm và độ nhăn đường may

Uốn thuần tuý

Độ ổn định cơ học và lưu giữ hình dạng

Nén ngang

Độ co lơi, sự ổn định kích thước và sự kéo giãn

Đào Thị Hạp

21

Ngành CN Vật Liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

khi trương nở
Nén dọc và sự cong vênh

Phục hồi nhàu và ổn định nếp gấp

Xù xì bề mặt

Độ mài mòn và kháng vón hạt;
Tiện nghi cơ học và sinh lý.

Hệ thống FAST là một tổ hợp các thiết bị thí nghiệm. Các tính chất của
vải được đo gồm có tính chất kéo của sợi dọc, sợi ngang và động thái xé, lực nén
đo bề dầy vải, độ dài uốn.
Ma sát bề mặt và ổn định kích thước do nhiệt và ẩm cũng được đánh giá.
Các số liệu đo được của 2 hệ thống KES –F [16] và FAST [16] được nhập
vào máy tính xử lý và vẽ thành biểu đồ kiểm tra để xác định tính thích hợp của
vải cho sản xuất và sử dụng. Trên biểu đồ có 2 đường giới hạn. Nếu biểu đồ nằm
trong các giới hạn này có nghĩa là tính cảm giác của tay và tính tiện nghi được
bảo đảm.
1.2.8. Độ cứng
Độ cứng của vải có thể được đánh giá bằng cảm giác tay hoặc đánh giá
bằng cách đo tính năng cứng của vải.
Độ cứng của vải được đo bằng sức kháng uốn cong hoặc uốn gấp.
Trong tiêu chuẩn ASTM D 1388 độ cứng của vải có 2 phương pháp tự chọn:
Phương pháp thứ nhất: Kiểu công xôn


Hình 1.3: Nguyên lý đo độ cứng kiểu công xôn.[16]

Đào Thị Hạp

22

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

Miếng vải mẫu được đặt trên một tấm ngang 1 và được trượt song song
với trục của nó cho đến khi đầu mép vải ngoài rủ xuống và tạo ra góc 41,5o.
Độ dài uốn và độ cứng uốn (flexura l0 được đánh giá bằng một loạt công
thức:
Độ dài uốn (cm) C = b/2
Độ dài miếng vải rủ ra ngoài 9cm) = b
G = w.c3
Độ cứng uốn g-(mg.cm)
Khối lượng vải mg/cm2)
Độ dài uốn C(cm)
Phương pháp thứ hai: Sử dụng cho vải có xu hướng dễ quăn như vải dệt
kim Jersey, vải trico Nylon.
Phương pháp này còn có tên gọi là; Thử nghiệm vòng hình trái tim(heart
loop test). Một giải mẫu được tạo thành vòng có hình như trái tim. Chiều dài của
vòng vải, do khối lượng của dải vải tạo ra được đo và tính độ cứng uốn.

(a)


(b)

Hình 1.4: Phương pháp thử: Vòng vải hình trái tim và chiều dài vòng
(a) vải cứng, (b) vải gấp được [17]

Đào Thị Hạp

23

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

Phương pháp khác để đo độ cứng của vải: ASTM D 4032 có tên gọi là
phương pháp uốn vòng (circular bend Procedure). Phương pháp này áp dụng cho
tất cả các loại vải đo lực cần thiết để (bảng anh- pounds) làm phẳng miếng vải đã
gấp đôi lại trên một thiết bị thí nghiệm chuyên dùng.
1.2.9. Độ rủ [7]
Độ rủ của vải là một đặc trưng động thái của vải cho biết vải rơi hoặc treo
hoặc đẩy theo hình dạng 3D. Chưa có phương pháp thử tiêu chuẩn được áp dụng
để xác định độ rủ của vải. Tuy nhiên vẫn có phương pháp phi tiêu chuẩn sử dụng
thiết bị đo độ rủ của vải .
Theo phương pháp này, một số mẫu vải thử , hình tròn được phủ lên một
hình trụ. Có ánh sáng chiếu thẳng từ phía trên miếng vải xuống và miếng vải sẽ
che mất một phần ánh sáng rọi xuống tạo ra bóng tối ở phía dưới.
Theo nền bóng tối phủ lên miếng giấy đặt dưới trụ, cắt theo đường viền này và ta

có được 1 miếng giấy, sau đem cân lên.
Hệ số rủ được tính theo công thức
F = (w1/w2) x 100 (%)
W1 – Khối lượng tính ra gam của miếng giấy cắt theo viền bóng tối.
W2 - Khối lượng tính ra gam của miếng giấy cắt theo hình tròn bên trong
(phần phủ lên mặt trụ).
Hệ số rủ gần bằng 100% có nghĩa là vải cứng và kém rủ.
Hệ số rủ gần bằng không cho thấy vải mềm mại, gấp được và có độ rủ tốt
hơn

Đào Thị Hạp

24

Ngành CN Vật Liệu Dệt May


×