Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---***---

NGUYỄN THỊ THANH PHÚC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƢỚC
PHẦN THÂN DƢỚI CƠ THỂ PHỤ NỮ
THÀNH PHỐ HCM ĐỘ TUỔI 25 - 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---***---

NGUYỄN THỊ THANH PHÚC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƢỚC
PHẦN THÂN DƢỚI CƠ THỂ PHỤ NỮ
THÀNH PHỐ HCM ĐỘ TUỔI 25 - 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS-TS. PHAN THANH THẢO


Hà Nội – 2015


Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Cao Học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ
thể phụ nữ thành phố hcm độ tuổi 25 – 45 là công trình nghiên cứu của riêng tôi
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS. Phan Thanh Thảo. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung luận văn không có sự sao chép từ
các luận văn khác.

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Thanh Phúc

Nuyễn Thanh Phúc

1

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị


Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội


Luận Văn Cao Học

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS TS. Phan Thanh Thảo đã
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để bắt đầu và hoàn tất luận văn này, em cũng xin gửi
lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong viện Dệt may – Da giầy và Thời trang cũng
như thầy cô trong chương trình đào tạo sau đại học Trường Đại Học Bách Khoa Hà
Nội.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao Đẳng Nghề VINATEX Tp.HCM,
Trường Cao Đẳng Công Thương Tp.HCM, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM và
các bạn, các đồng nghiệp đã giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng Tôi xin cảm ơn toàn thể người thân trong gia đình đã ủng hộ, động
viên cũng như tạo mọi điều kiện để Tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn, điều kiện, trang thiết bị dụng cụ phục vụ nghiên cứu
nhiều hạn chế, nên trong quá trình làm luận văn còn có thiếu sót, rất mong được sự
chỉ dạy của quý thầy cô, bạn bè cùng đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Phúc

Nuyễn Thanh Phúc

2

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị


Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội


Luận Văn Cao Học

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .......................................................12
1.1 Quá trình phát triển nhân trắc học trên thế giới và Việt Nam ................12
1.1.1 Quá trình phát triển nhân trắc học trên thế giới ...............................12
1.1.2 Quá trình phát triển nhân trắc học ở Việt Nam .................................17
1.2 Đặc điểm cấu trúc các bộ phận phần thân dƣới cơ thể và tâm sinh lý của
phụ nữ Việt Nam khu vực phía nam độ tuổi 25-45 .........................................22
1.2.1 Đặc điểm cấu trúc các bộ phận phần phần thân dƣới cơ thể phụ nữ
Việt Nam khu vực phía nam độ tuổi 25-45 ..................................................22
1.2.1.1 Vùng bụng .......................................................................................22
1.2.1.2 Vùng mông ......................................................................................24
1.2.1.3 Đùi……………….. .........................................................................25
1.2.1.4 Cẳng chân .......................................................................................27
1.2.1.5 Bàn chân..........................................................................................28
1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý .............................................................................29
1.2.2.1 Đặc điểm tâm lý ..............................................................................30
1.2.2.2 Đặc điểm sinh lý .............................................................................31
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm sinh lý của phụ nữ
ở độ tuổi 25 - 45 ..........................................................................................35
1.2.2.4 Kết luận về đặc điểm tâm sinh lý ..................................................35
1.3 Đặc điểm kích thƣớc phần thân dƣới cơ thể phụ nữ Việt Nam khu vực
phía nam độ tuổi 25-45 .......................................................................................36
1.3.1 Chiều cao đứng ......................................................................................36
1.3.2 Chiều cao ngồi ........................................................................................38
1.3.3 Chiều rộng mông ...................................................................................40
1.3.4 Vòng đùi .................................................................................................40
1.3.5 Chiều dài chân .......................................................................................41
1.3.6 Trọng lƣợng cơ thể ................................................................................42

1.3.7 Các kích thƣớc khác ..............................................................................43

Nuyễn Thanh Phúc

3

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị


Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Cao Học

1.4 Qui luật phát triển kích thƣớc phần thân dƣới cơ thể phụ nữ Việt Nam
khu vực phía nam độ tuổi 25-45 ........................................................................45
1.4.1 Đặc điểm tỉ lệ cơ thể ngƣời ...................................................................45
1.4.2 Các thời kỳ phát triển ...........................................................................48
1.5 Kết luận ..........................................................................................................49
1.5.1 Kết luận phần tổng quan ......................................................................49
1.5.2 Nhiệm vụ đề tài ......................................................................................50
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU......................................................................................................................51
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................51
2.2 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................51
2.2.1 Tiến hành cuộc khảo sát nhân trắc ......................................................51
2.2.1.1 Phƣơng pháp đo .............................................................................51
2.2.1.2 Vấn đề chọn mẫu ............................................................................52
2.2.1.3 Vấn đề chọn dấu hiệu nhân trắc ...................................................55
2.2.1.4 Kỹ thuật khảo sát ...........................................................................67
2.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm kích thƣớc phần thân dƣới cơ

thể phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25-45 ...................................................72
2.2.2.1 Xử lý thống kê số liệu nhân trắc ...................................................72
2.2.2.2 Chƣơng trình nghiên cứu đặc điểm kích thƣớc phần thân dƣới
......................................................................................................................81
2.3 Kết luận ..........................................................................................................90
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................92
3.1 Kết quả xử lý thống kê số liệu điều tra nhân trắc phần thân dƣới cơ thể
phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 ...........................................................92
3.1.1 Các đặc trƣng thống kê phần thân dƣới cơ thể phụ nữ thành phố
HCM độ tuổi 25 – 45 ......................................................................................92
3.2 Đặc điểm kích thƣớc của phần thân dƣới cơ thể phụ nữ thành phố HCM
độ tuổi 25 – 45....................................................................................................113
3.2.1 Sức lớn về chiều cao ............................................................................113
Nuyễn Thanh Phúc

4

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị


Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Cao Học

3.2.2 Đặc điểm kích thƣớc chiều cao đứng .................................................113
3.2.3 Đặc điểm kích thƣớc chiều cao ngồi ..................................................114
3.2.4 Đặc điểm cân nặng ..............................................................................115
3.2.5 Đặc điểm kích thƣớc vòng bụng .........................................................116
3.2.6 Đặc điểm chiều dài của chi dƣới và các đoạn chi dƣới và các vòng
chi dƣới .........................................................................................................118

3.3 Qui luật phát triển kích thƣớc chính phần thân dƣới cơ thể phụ nữ
thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 ......................................................................121
3.3.1 Chiều cao đứng ....................................................................................121
3.3.2 Chiều cao bụng ....................................................................................123
3.3.3 Vòng bụng ............................................................................................125
3.3.4 Vòng mông ...........................................................................................126
3.4 Kết luận .......................................................................................................128
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................130
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................132
PHỤ LỤC...........................................................................................................134

Nuyễn Thanh Phúc

5

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị


Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Cao Học

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Chiều cao đứng theo lớp tuổi giữa ba miền ..............................................36
Bảng 1.2 Dấu hiệu nhân trắc chiều cao đứng từ 20 đến 49 tuổi ..............................37
Bảng1.3 Số đo trung bình của một số dấu hiệu nhân trắc theo các tác giả
khác nhau ..................................................................................................................38
Bảng 1.4 Chiều cao ngồi theo lớp tuổi giữa ba miền ...............................................39
Bảng 1.5 Vòng đùi theo lớp tuổi giữa ba miền ........................................................41

Bảng 1.6 Dấu hiệu nhân trắc cân nặng từ 20 đến 49 tuổi ........................................43
Bảng 2.1 Số lượng người đo thực tế trên 3 trường thuộc 3 quận TP.HCM ..............55
Bảng 2.2 Các kích thước và phương pháp đo ...........................................................56
Bảng 2.3 Mốc đo các kích thước trên cơ thể người và cách xác định ......................65
Bảng 2.4 Chiều cao trung bình thanh niên miền bắc ................................................74
Bảng 2.5 Trị số student ứng với số bậc tự do tương ứng ..........................................79
Bảng 2.6 Tiêu chuẩn chiều cao đứng ở người việt nam............................................82
Bảng 2.7 Xếp loại người việt nam theo chỉ số skelie của tác giả đỗ xuân hợp và
nguyễn quang quyền .................................................................................................84
Bảng 2.8 các kích thước bàn chân của tác giả lê gia khải và cộng sự ......................88
Bảng 2.9 Hệ số tương quan và công thức hồi quy giữa các đoạn chi với chiều cao
đứng ở học sinh mẫu giáo hà nội từ 4 đến 6 tuổi ......................................................89
Bảng 2.10 Hệ số tương quan và công thức hồi quy giữa các đoạn chi với chiều cao
đứng của thanh niên từ 18 đến 25 tuổi ......................................................................89
Bảng 3.1 Đặc trưng thống kê phần thân dưới phụ nữ độ tuổi 25-35 ........................92
Bảng 3.2 Đặc trưng thống kê phần thân dưới phụ nữ độ tuổi 36 - 45 ......................93
Bảng 3.3 Các đặc trưng thống kê của 04 kích thước chính của đối tượng nghiên cứu
nhóm tuổi từ 25 đến 35 .............................................................................................96
Bảng 3.4 Tần số lý thuyết va thực nghiệm kich thước chiều cao dứng của phụ nữ
nhóm tuổi 25 dến 35 ..................................................................................................96
Bảng 3.5 Tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước chiều cao bụng của phụ nữ
nhóm tuổi 25 đến 35 ..................................................................................................98

Nuyễn Thanh Phúc

6

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị



Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Cao Học

Bảng 3.6 Tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng của phụ nữ nhóm
tuổi 25 đến 35 ..........................................................................................................100
Bảng 3.7 Tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông của phụ nữ nhóm
tuổi 25 đến 35 ..........................................................................................................102
Bảng 3.8 Các đặc trưng thống kê của 04 kích thước chính của đối tượng nghiên cứu
nhóm tuổi từ 36 đến 45 ...........................................................................................104
Bảng 3.9 Tần số lý thuyết va thực nghiệm kich thước chiều cao dứng của phụ nữ
nhom tuổi 36 dến 45 ................................................................................................105
Bảng 3.10 Tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước chiều cao bụng của phụ nữ
nhóm tuổi 36 đến 45 ................................................................................................107
Bảng 3.11 Tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng của phụ nữ nhóm
tuổi 36 đến 45 ..........................................................................................................109
Bảng 3.12 Tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông của phụ nữ nhóm
tuổi 36 đến 45 ..........................................................................................................111
Bảng 3.13 Giá trị kích thước chiều cao đứng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 35, 36 - 45 ...............................................................................................................113
Bảng 3.14 So sánh giá trị kích thước chiều cao đứng phụ nữ thành phố HCM độ
tuổi 25 - 35, 36 - 45 với một số kết quả nghiên cứu trong nước .............................114
Bảng 3.15 So sánh giá trị kích thước chiều cao ngồi phụ nữ thành phố HCM độ tuổi
25 - 35, 36 - 45 với một số kết quả nghiên cứu trong nước ...................................115
Bảng 3.16 Giá trị chỉ số kaup của đối tượng phụ nữ nghiên cứu............................115
Bảng3.17 So sánh giá trị cân nặng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 35, 36 - 45
với một số kết quả nghiên cứu trong nước ..............................................................116
Bảng 3.18 Giá trị chỉ số lorentz của đối tượng phụ nữ nghiên cứu ........................117
Bảng 3.19 So sánh giá trị vòng bụng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 35,36 - 45
với một số kết quả nghiên cứu trong nước ..............................................................117
Bảng 3.20 Giá trị kích thước chiều dài chi dưới, chiều cao ngồi, chiều cao đứng và

chỉ số skelie, chỉ số thân của đối tượng phụ nữ nghiên cứu ...................................118
Bảng 3.21 Giá trị các kích thước phần đùi phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 35,
36 - 45......................................................................................................................119
Nuyễn Thanh Phúc

7

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị


Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Cao Học

Bảng 3.22 Giá trị kích thước các vòng chi dưới phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25–
35, 36–45 .................................................................................................................120
Bảng 3.23 So sánh giá trị các vòng chi dưới phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 35,
36 - 45 với kết quả nghiên cứu trong nước của tập thể tác giả 2 .........................120
Bảng 3.24 Số liệu chiều cao đứng trung bình phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 –
45 .............................................................................................................................121
Bảng 3.25 Số liệu chiều cao bụng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 ..........123
Bảng 3.26 Số liệu vòng bụng trung bình phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 125
Bảng 3.27 Số liệu vòng mông trung bình phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45.
.................................................................................................................................127

Nuyễn Thanh Phúc

8

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị



Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Cao Học

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Xương vùng bụng ......................................................................................22
Hình 1.2 Các cơ thành bụng trước bên ....................................................................23
Hình 1.3 Cơ hoành và cơ thành bụng sau ................................................................23
Hình 1.4 Ống bẹn .....................................................................................................24
Hình 1.5 Xương vùng mông ....................................................................................24
Hình 1.6 Các cơ vùng mông......................................................................................25
Hình 1.7 Xương đùi .................................................................................................25
Hình 1.8 Các cơ vùng đùi .........................................................................................26
Hình 1.9 Xương cẳng chân ......................................................................................27
Hình 1.10 Các cơ vùng cẳng chân.............................................................................28
Hình 1.11 Xương bàn chân ......................................................................................28
Hình 1.12 Các cơ gan chân ......................................................................................29
Hình 1.13 Các cơ mu chân ........................................................................................29
Hình 1.14 Tỷ lệ mặt người trưởng thành chính diện ................................................46
Hình 1.15 Tỷ lệ phụ nữ ở tuổi trưởng thành ............................................................48
Hình 2.1 Minh họa phương pháp đo kích thước chiều cao .......................................60
Hình 2.2 Hình minh họa phương pháp đo kích thước chiều dài ...............................61
Hình 2.3 Minh họa phương pháp đo kích thước bề rộng. .........................................62
Hình 2.4 Minh họa phương pháp đo kích thước bề dầy, độ lõm ..............................63
Hình 2.5 Minh họa phương pháp đo kích thước vòng ..............................................64
Hình 2.6 Vị tri cac mốc do tren cơ thể ......................................................................67
Hình 2.7 Can nặng.....................................................................................................70
Hình 2.8 Thước day...................................................................................................70

Hình 2.9 Thước cay do chiều cao .............................................................................71
Hình 2.10 Thước kẹp ................................................................................................71
Hình 2.11 Tổng số đo tập hợp mẫu ...........................................................................74
Hình 3.1 Biểu đồ tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước chiều cao đứng của
phụ nữ nhóm tuổi 25 đến 35 .....................................................................................98

Nuyễn Thanh Phúc

9

Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị


Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Cao Học

Hình 3.2 Biểu đồ tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước chiều cao bụng của
phụ nữ nhóm tuổi 25 đến 35 ...................................................................................100
Hình 3.3 Biểu đồ tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng của phụ nữ
nhóm tuổi 25 đến 35 ................................................................................................102
Hình 3.4 Biểu đồ tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông của phụ nữ
nhóm tuổi 25 đến 35 ................................................................................................104
Hình 3.5 Biểu đồ tần suất lý thuyết và thực nghiệm của kích thước cao đứng của
phụ nữ độ tuổi 36-45 ...............................................................................................106
Hình 3.6 Biểu đồ tần số lý thuyết và thực nghiệm của kích thước cao bụng của phụ
nữ độ tuổi 36-45 ......................................................................................................108
Hình 3.7 Biểu đồ tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng của phụ nữ
nhóm tuổi 36 đến 45 ................................................................................................110
Hình 3.8 Biểu đồ tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông của phụ nữ

nhóm tuổi 36 đến 45 ................................................................................................112
Hình 3.9 Biểu đồ sự phát triển chiều cao đứng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45 122
Hình 3.10 Biểu đồ sự phát triển chiều cao bụng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35,
36 – 45 ....................................................................................................................124
Hình 3.11 Biểu đồ sự phát triển vòng bụng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45 .....126
Hình 3.12 Biểu đồ sự phát triển vòng mông phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45 ....128

Nuyễn Thanh Phúc

10 Ngành CN Vật Liệu Dệt May Thị


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Quá trình phát triển nhân trắc học trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Quá trình phát triển nhân trắc học trên thế giới
Nhân trắc học là một môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống
kê để nhận định và phân tích sự đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm
tìm hiểu các quy luật về sự phát triển hình thái con người và rút ra các kết luận để
phục vụ thực tiễn hàng ngày trong công tác y tế và cho hầu hết các nghành kinh tế
quốc dân. Về mặt lý luận, Nhân trắc học cho phép chúng ta đề ra các qui luật về sự
phát triển cơ thể con người, về phân loại các dạng người, các nhóm chủng tộc loài
người và tìm hiểu về nguồn gốc loài người, những đặc trưng số lượng về những
biến dị của các cá thể tùy thuộc vào giới tinh, lứa tuổi, dân tộc, nghề nghiệp cũng
như các yếu tố tự nhiên khác.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, Nhân trắc học gồm có:
 Nhân trắc học chuyên về nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài người.

 Nhân trắc học học đường, nghiên cứu thể lực và các tiêu chuẩn kiểm tra
sức khỏe học sinh.
 Nhân trắc học thể dục thể thao, nghiên cứu các tiêu chuẩn kiểm tra sức
khỏe vận động viên hoặc xác định thiên hướng cũng như lựa chọn vận
động viên vào môn thể thao thích hợp nhất.
 Nhân trắc học nghề nghiệp, nhằm xác định thiên hướng nghề nghiệp cho
từng đối tượng.
 Nhân trắc học y học, nghiên cứu sự phát triển cơ thể theo từng thời kỳ,
xác định các hình thái thay đổi do bệnh lý, phân loại các dạng người dễ
nhiễm một số bệnh đặc trưng, đánh giá tình trạng bình thường hay bệnh
tật v.v… 10].
Dấu hiệu nhân trắc được đặc trưng bởi các kích thước rộng (vòng), kích thước
góc, lực cơ v.v… Tính định lượng của các dấu hiệu nhân trắc được tính bằng các
đơn vị đo lượng như: centimet, milimet, kilogram, newton, độ v.v… hoặc bằng các

Nguyễn Thị Thanh Phúc

12

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

chỉ số hệ thông số. Đây chính là cơ sở khoa học đánh giá khả năng thích ứng của
con người với môi trường sống.
Các dấu hiệu nhân trắc bao gồm: dấu hiệu nhân trắc cổ điển và dấu hiệu nhân
trắc Egônômi là những dấu hiệu nhân trắc về mặt định hướng trong không gian

tương ứng với kích thước được thiết kế bao gồm: dấu hiệu nhân trắc tĩnh, dấu hiệu
nhân trắc động, các kích thước từng phần của cơ thể, các kích thước chiếm chỗ và
góc hoạt động của các khớp. Các dấu hiệu này được đo ở trạng thái và tư thế khác
nhau phỏng theo trạng thái và tư thế hoạt động của người từ đó nhằm thiết kế các
đồ dùng cá nhân, công cụ lao động, thiết kế thời trang, thiết kế các phương tiện giao
thông, nhà cửa v.v… phù hợp với kích thước của cá nhân, nhóm tuổi, giới tính, sở
thích, tính tối ưu trong hoạt động của cá nhân giúp con người sống thoải mái và đạt
năng suất cao trong lao động.
Nhân trắc học Ecgônômi là khoa học nghiên cứu sự thích ứng giữa đối tượng
kĩ thuật (bao gồm các phương tiện lao động, công cụ, máy móc, phương tiện mà con
người sử dụng hoặc giao tiếp trong quá trình lao động) với kích thước, khối lượng
toàn bộ và từng phần cơ thể người trong mối tương quan tĩnh và động nhằm đảm
bảo tư thế làm việc hợp lý, bộ phận điều khiển tối ưu [11].
Nhân trắc học (Antropometrie) được hình thành và phát triển song song với
lịch sử phát triển khoa học về người (nhân học) ở các nước châu âu. Nhân trắc học
là ngành khoa học có từ rất lâu, ngay từ khi con người biết vạch dấu chiều cao của
mình trên đá, dấu hiệu đầu tiên về nhân trắc đã được ghi nhận.
Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển từ đầu thế kỷ XX, khi Fisher xây dựng
được môn thống kê ứng dụng trong sinh học. Người đầu tiên nghiên cứu ứng dụng
phương pháp nhân trắc học là một nhà giải phẫu người Pháp nổi tiếng Pola Broma
(1824-1881).
Đặc biệt năm 1919, Rudolf Martin, nhà nhân học đi tiên phong người Đức,
ông đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo đạc kích thước cơ
thể con người và vẫn được áp dụng đến ngày nay đó là bộ thước đo Martin. Ông đã
xuất bản cuốn sách “Giáo trình về nhân học”. Đó là cuốn sách đầu tiên trình bầy
Nguyễn Thị Thanh Phúc

13

Ngành CN Vật liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

một cách đầy đủ các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học với sự xâm nhập của
toán học, đặc biệt là thống kê sinh học. Năm 1942 ông đã cho ra đời cuốn “Chỉ nam
đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Cuốn sách của Rudolf Martin được coi là kim chỉ
nam cho môn khoa học này và ông được coi là người đặt nền móng cho nhân trắc
học hiện đại.
Từ đó nhân trắc học trở thành môn khoa học độc lập và ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như: xác định đặc trưng hình thái chủng tộc
của các cộng đồng người (trong nhân chủng học), xác định những biến đổi hình thái
bệnh lý (trong y học) v.v…
Thời kỳ đầu, những dẫn liệu nhân trắc học phục vụ cho việc nghiên cứu loại
hình người (typologie). Song, từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở nhiều nước phương
tây, người ta đã vận dụng những số liệu về nhân trắc học vào việc thiết kế công
nghiệp phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong những năm 40 và 50 của thế
kỷ 20 này, không có lĩnh vực thiết kế công nghiệp nào có liên quan đến con người
mà không sử dụng những dẫn liệu nhân trắc học.
Trong chương trình nghiên cứu sinh học thế giới IBP (international biological
program) do UNESCO chỉ đạo, triển khai vào những năm 60 và 70, người ta thấy
nhân trắc học được quan tâm đặc biệt, thu hút nhiều nhà nghiên cứu nhân trắc học
có tên tuổi trên thế giới. Những dụng cụ đo đạc nhân học được tiêu chuẩn hóa và
sản xuất ở nhiều nước.
Các nước xã hội chủ nghĩa, nhân trắc học được đầu tư nghiên cứu và đạt được
nhiều thành tựu. trong nhiều nước có truyền thống khoa học như Liên xô, Ba Lan,
Tiệp Khắc, Đức, nhân trắc học đã trở thành cơ sở tin cậy cho việc định các tiêu
chuẩn cấp nhà nước về sản phẩm công nghiệp dân dụng và quốc phòng [1].

Đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đóng góp vào
sự phát triển mạnh mẽ của môn khoa học nhân trắc.
Năm 1941 Theo tác giả Bunak, tất cả các kích thước trên cơ thể người có kích
thước cơ bản, có kích thước phụ thuộc, chính vì vậy đây không còn là sự nghiên
cứu của ngành y nữa mà còn là nghiên cứu của các nhà nhân trắc ứng dụng. Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Phúc

14

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

đã phân chia : “nam giới theo chiều cao cong của cột sống có 7 dạng hình thể người,
mà trong đó có 3 dạng cơ thể là : Gù, bình thường và ưỡn. Đây là bước đầu nghiên
cứu để thiết kế quần áo [5].
Năm 1961, có hai công trình nghiên cứu lớn, thứ nhất là Đề tài nghiên cứu ảnh
hưởng của địa lý đến sự tăng trưởng của chiều cao cơ thể và chứng minh rõ những
yếu tố ảnh hưởng đó là có thật của Nold và Volsuski. Thứ hai là Đề tài nghiên cứu
thu thập số liệu và chứng minh tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến
sự gia tăng của các kích thước cơ thể, đặc biệt là chiều cao và cân nặng của Graef
và Cone [5].
Năm 1962, “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” của tác giả
Baskirop bàn luận về các quy luật phát triển cơ thể con người dưới ảnh hưởng của
những điều kiện sống.
Năm 1964 một thầy thuốc người Bỉ ông F.Vandervael đã viết cuốn giáo khoa
về nhân trắc học. Trong đó ông đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật

phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân
loại thể lực với các đặc trưng thống kê như trung bình (M) và độ lệch chuẩn (σ).
Năm 1964, nhà nghiên cứu nhân trắc học BaLan đã nhận định khi đi sâu
nghiên cứu sự liên hệ giữa hình thể cơ thể và chức năng cơ thể tỉ lệ thuận với nhau,
quá trình hình thành phát triển cơ thể chịu ảnh hưởng của lao động. Đó chính là giá
trị cơ bản hình thành quan điểm ngành may khi nghiên cứu các dạng hình thể cơ thể
người: các kích thước cơ bản, các kích thước phụ thuộc và các dạng hình thái cơ thể
[5].
Với yêu cầu thống nhất hệ thống cỡ số phục vụ cho sản xuất quần áo may sẵn
thì năm 1971 các nước trong khối liên minh SEV (tổ chức hợp tác kinh tế của các
quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 1949 - 1991) đã mở rộng
chương trình đo và từ đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cỡ số cơ thể nam giới, nữ
giới và trẻ em [13].
Năm 1972 Atlat nhân trắc học của Ba Lan được xuất bản là công trình tập thể
của cán bộ khoa học thuộc nhiều nghành khác nhau dưới sự chủ trì của ban Nhân
Nguyễn Thị Thanh Phúc

15

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

học Viện hàn lâm khoa học Ba Lan (PAN).
Năm 1977 Atlat nhân trắc học của Liên Xô xuất bản là một mẫu mực về công
trình nhân trắc học. Cuốn sách (Loại hình học cư dân các nước thành viên thuộc
khối Hội đồng tương trợ kinh tế), xuất phát từ những nhu cầu của khối SEV, là công

trình tập thể của các nhà nhân trắc học thuộc 7 nước thành viên dưới sự chủ biên
của viện nghiên cứu nhân học Matxcơva [1].
Hình dáng bên ngoài và các kích thước cơ thể người được tạo thành do nhiều
yếu tố, đi từ trong ra ngoài đầu tiên là khung xương và mấu chuyển của xương, dây
chằng, gân, các cơ, mạch máu và sự phân bố của mỡ. Khi nghiên cứu về sự phát
triển hình thể người, nhiều tác giả đã chỉ rõ cơ thể người thay đổi rất nhanh theo
thời gian đặc biệt là nữ giới [5].
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng để khảo
sát nhân trắc phục vụ trong ngành may mặc, với công nghệ tiên tiến trên thế giới là
máy quét cơ thể 3D.
Một số khảo sát nhân trắc chủ yếu như: Nghiên cứu của CAESAR Nhóm đã
tiến hành quét 3D một số lượng lớn đối tượng trong một dự án CAESAR (Nguồn
nhân trắc cộng đồng người châu Âu và châu Mỹ). Kết quả của sự cố gắng này là
một bộ hoàn chỉnh các dữ liệu liên quan đến các loại hình dạng người và các cỡ của
dân cư từ 18-65 tuổi. Lực lượng Không quân, Bang Ohio cũng đã được sử dụng
máy quét Cyberware W-4 để lấy dữ liệu quét cơ thể.
Nghiên cứu cỡ số của Anh: Khảo sát cỡ số quốc gia của Anh bắt đầu năm
2000 và hoàn thành vào năm 2001. Cuộc khảo sát này được phối hợp giữa chính
phủ, các nhà bán lẻ lớn ở Anh, viện nghiên cứu, các công ty sản xuất. Mục đích của
cuộc khảo sát nhằm phát triển tiêu chuẩn cỡ số phù hợp với người dân Anh.
Nghiên cứu cỡ số của Mỹ: Cỡ số quốc gia Mỹ được tài trợ bởi Hội Thương
Mại và Phát triển, Bộ Công Nghiệp và các nhà khoa học. Khảo sát này được thực
hiện từ 2002 đến 2003 bao gồm nghiên cứu tất cả các cỡ số cho người dân Mỹ.
Nghiên cứu cỡ số của Hàn Quốc: Khảo sát cỡ số quốc gia Hàn Quốc được

Nguyễn Thị Thanh Phúc

16

Ngành CN Vật liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

thực hiện từ năm 2003 đến 2004 được thực hiện không chỉ đo nhân trắc theo kỹ
thuật truyền thống mà còn dùng máy quét cơ thể 3D.
Các dữ liệu được tập hợp đặc biệt được cho ngành công nghiệp may mặc,
nhiều kích thước chuyên dùng cho quần áo đã được thiết lập như hệ thống dữ liệu
về kích cỡ quần áo của đối tượng, kinh doanh hàng may mặc v.v…
1.1.2 Quá trình phát triển nhân trắc học ở Việt Nam
Ở Việt Nam nhân trắc học đã được bắt đầu chú ý từ những năm 30 của thế kỉ
trước bằng một số công trình lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như: Chiều cao, cân
nặng và vòng ngực của học sinh ở Hà Nội. Các công trình này chưa vận dụng được
thống kê toán học vào việc nhận định kết quả đo đạc, nên giá trị phần nào bị hạn
chế. Trong thời kì này, hầu hết các công trình nghiên cứu đều do một số bác sĩ
người Pháp và bác sĩ người Việt Nam thực hiện tại ban nhân trắc học thuộc Viện
Viễn Đông Bác Cổ (Ecole d’ Extrême Orient). Kết quả nghiên cứu nhân trắc học đã
được công bố trong các công trình nghiên cứu của viện Giải phẫu học, Đại học y
khoa Đông Dương.
Năm 1942 bác sĩ Đỗ Xuân Hợp (cộng tác với P.Huard) xuất bản tác phẩm đầu
tiên đó là cuốn Hình thái học và giải phẫu học mỹ thuật. Tác phẩm đã công bố
những nghiên cứu của mình về các đặc điểm mô tả, đặc điểm đo đạc và phân loại
vùng đầu mặt của một số dân tộc đông dương và các vùng lân cận. Từ năm 1945
đến những năm 60 bộ môn nhân trắc học dần dần được thành lập ở một số viện
nghiên cứu và trường đại học để làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu [1].
Từ những năm 50 đến nay nhân trắc học ở nước ta đã có những đóng góp đáng
kể cho khoa học. Đã tập hợp được nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc học
trên người Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu lúc đó cho kết quả rất

hạn chế do chưa hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu còn đơn sơ, xử
lý thống kê toán học chưa triệt để và còn thiếu chính xác.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (19451954), giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những

Nguyễn Thị Thanh Phúc

17

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân
và may quân trang, mũ, giầy cho bộ đội.
Sau khi đất nước giải phóng từ năm 1954 tới nay, các bộ môn nhân trắc học
dần dần được thành lập ở một số viện nghiên cứu khoa học (Viện KHKT Bảo hộ lao
động, Viện khoa học lao động, Viện vệ sinh dịch tễ học, Viện đo lường tiêu chuẩn,
Viện khảo sát học, Viện bảo tang lịch sử v.v...) và trường đại học (Đại học tổng hợp
Hà nội, Đại học sư phạm, Đại học mỹ thuật, Đại học văn hoá, Đại học thể dục thể
thao v.v…) để làm nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhiều đối tượng người ở hầu
hết các lứa tuổi của hầu hết các thành phần đã được điều tra nghiên cứu. Số kích
thước và thông số đo đạc cho mỗi đối tượng lên tới hàng trăm, các chỉ số thể lực và
các thông số sinh học dần dần được thiết lập. Toán thống kê cũng được vận dụng tối
ưu để nhận định và đánh giá kết quả một cách chính xác hơn [13].
Có thể nói các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này khá phong phú. Tuy
nhiên, những nghiên cứu tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu mà
mỗi nghiên cứu sẽ đi sâu vào một đề tài, vấn đề khác nhau. Có thể khái quát các kết

quả nghiên cứu nhân trắc theo các hướng chính sau:
Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu đặc trưng hình thái, chủng tộc của các
cộng đồng người Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu này, Năm 1974, Nguyễn
Quang Quyền, người đã có nhiều cống hiến cho ngành nhân trắc ở việt nam đã xuất
bản cuốn “Nhân trắc học và sự ứng dụng trong nghiên cứu trên người việt nam”,
đây là tài liệu quan trọng giới thiệu các bước tiến hành nghiên cứu, các mốc đo
thông dụng trên người, trên xương, các dụng cụ đo đạc và một số nét thống kê ứng
dụng trong nghiên cứu nhân trắc. Kể từ đó nhân trắc đầu mặt mới được nghiên cứu
nhiều hơn với nội dung bổ ích mang tính ứng dụng cao, được xem là một tài liệu
quan trọng hướng dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ sau này đi vào lĩnh vực nhân
trắc học Việt Nam [10].
Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về
hình thái cơ thể được phát triển hơn cả với khá nhiều tác giả tham gia. Các nhà
nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, thiếu niên, thanh
Nguyễn Thị Thanh Phúc

18

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

niên mà đại diện là Lê Thị Hợp, Đinh Kỷ, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn
Nguyệt Kim Chi, Đào Huy Khuê v.v…
Liên tục trong các năm 1972, 1973 Đinh Kỷ và cộng sự đã công bố kết quả
nghiên cứu của mình về một số kích thước hình thái và thể lực của học sinh phổ
thông của Thái Bình từ 7 đến 18 tuổi. Trong công trình này, tác giả đã bàn về sự

phát triển cơ thể của học sinh và so sánh với các nhận định của Đỗ Xuân Hợp và
Nguyễn Quang Quyền tiến hành nghiên cứu đối với học sinh Hà Nội cùng lứa tuổi
từ năm 1959 [9].
Năm 1976, Nguyễn Đình Khoa trong cuốn “Các dân tộc Bắc Việt Nam” đã
nêu các đặc điểm hình thái vùng đầu mặt cũng như một số kết luận về đặc điểm
chủng tộc của các dân tộc Việt Nam.
Năm 1982 Nguyễn Quang Quyền tác giả cuốn “về những thông số sinh học
người Việt Nam” nội dung đã đề xuất chỉ số đánh giá thể lực với QVC, dùng các
đường vòng để thay thế cân nặng, thay thang phân loại. Đối với hầu hết các chỉ số
thể lực ở nam giới lứa tuổi 18 – 22, xây dựng công thức tính khối mỡ, khối lạc cơ
thể công thức tính diện tích da…Đó là kết quả rút ra từ những công trình nghiên cứu
của tác giả với cộng tác của PTSKH Y Dược Thẩm Thị Hoàng Điệp, Lê Gia Vinh
và một số đồng nghiệp khác tiến hành trong thời gian từ năm 1975 – 1980 [13].
Năm 1991, đề tài nghiên cứu đặc điểm và hình thái kích thước, sự tăng trưởng
và phát triển cơ thể của trẻ em của Đào Huy Khuê đã khảo sát tới 50 chỉ tiêu nhân
trắc trên 1478 em học sinh từ 7 đến 18 tuổi. Đây là công trình nghiên cứu khá công
phu tỉ mỉ để đánh giá sức lớn của trẻ em Việt Nam cả về mặt sinh lý và hình thái.
Năm 1992, đề tài “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ
thông cơ sở ở Hà Nội” của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại cho lĩnh vực nghiên
cứu nhân trắc học ở Việt Nam một bứt phá mới khi lựa chọn phương pháp theo dõi
dọc (Longgitudial Study) để tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm
liên tục từ năm 1981 – 1992, từ đó đưa ra quy luật phát triển của trẻ em thông qua
các quy luật phát triển như: quy luật phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về
cân nặng, quy luật phát triển của các kích thước vòng v.v… Đề tài này được tác giả
Nguyễn Thị Thanh Phúc

19

Ngành CN Vật liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

bảo vệ thành công nhận học vị Phó tiến sĩ khoa học. Từ đó cho đến nay phương
pháp này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và áp dụng [9].
Năm 1994, Lê Hữu Hưng với các nghiên cứu “Các đặc điểm mô tả sọ Việt
hiện đại” và “Một số đặc điểm hình thái nhân chủng của sọ Việt hiện đại và cận
đại” đã trình bày chi tiết các đặc điểm Đo đạc kích thước nhân trắc vùng mặt của
sinh viên Việt Nam ở nhóm tuổi 18 – 25.
Trong những năm gần đây, một hướng mới – Ecgônômi đã được đầu tư thực
hiện và phát triển. Là một khoa học về người, ecgônômi sử dụng những kết quả
nghiên cứu của y học (vệ sinh lao động), của sinh học (giải phẫu chức năng hình
thái và sinh lý lao động), của tâm lý học và xã hội học nhằm tối ưu hóa quá trình lao
động sản xuất, làm giảm gánh nặng lao động, giảm nguy cơ tai nạn lao động góp
phần giữ gìn sức khỏe cho người sản xuất, và nâng cao hiệu suất lao động. Các công
trình nhân trắc học hướng vào mục tiêu ecgônômi còn gọi là nhân trắc ecgônômi, đã
góp phần trực tiếp vào việc cải thiện điều kiện lao động. Cuốn nhân trắc ecgônômi
của hai tác giả Lê Gia Khải và Bùi Thụ (1983) là một đóng góp tích cực theo hướng
đó [1].
Từ nững năm 1970 hướng nhân trắc ergonomic được hình thành do yêu cầu
của thực tiễn sản xuất và tổ chức lao động khoa học. Nhân trắc ergonomics đã được
ứng dụng ở Việt Nam trong các công trình nghiên cứu, đánh giá về mức độ phù hợp
của các loại máy móc, thiết bị (đa phần được nhập ngoại) với người lao động Việt
Nam. Những kiến nghị, đề xuất thay đổi kích thước máy, chỗ làm việc trên cơ sở
kết quả các dẫn liệu nhân trắc đã được đưa ra [1].
Cho đến những năm đầu thập kỉ 80, các công trình nghiên cứu nhân trắc ở
Việt Nam có từ trước, một mặt còn dẫn liệu về nhân trắc ergonomics, mặt khác đối
tượng, phạm vi khảo sát còn hẹp chưa đủ đại diện cho các lứa tuổi và các vùng dân

cư khác nhau. Các công trình mang tính ergonomics đã được thực hiện đều phải bắt
đầu bằng việc đo đạc, khảo sát các chỉ tiêu nhân trắc của các nhóm đối tượng
nghiên cứu. Thêm nữa, có một số tiêu chí không kèm theo các quy định về kỹ thuật
đo lường và xác định rõ các điểm mốc đo [1].
Nguyễn Thị Thanh Phúc

20

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ergonomics, nhiệm vụ đề ra trước tiên là
phải xây dựng các dẫn liệu nhân trắc ergonomic theo quy định thống nhất trên một
số đối tượng đủ lớn đại diện được cho các lớp người lao động, các lứa tuổi và các
vùng dân cư khác nhau. Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động dưới
sự chỉ đạo của PGS.TS Nguyễn An Lương và sự phối hợp nghiên cứu của nhiều cán
bộ khoa học thuộc nhiều trường đại học, nhiều cơ quan khoa học đã nghiên cứu xây
dựng ba tập Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động trong
khuân khổ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước [9].
Tập “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” (1986) do
PGS.TS Võ Hưng làm chủ biên là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước “Nghiên cứu ứng dụng ergonomics vào bảo hộ lao động và áp dụng các dữ
kiện nhân trắc vào việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân” (mã số:
58:01:03:01) thuộc chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật trọng điểm của Nhà
nước về bảo hộ lao động trong giai đoạn từ 1982-1985 [1].
Trong giai đoạn 1986 – 1990, tập Atlas thứ 2 “Atlas nhân trắc học người Việt

Nam trong lứa tuổi lao động – Dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay”
ra đời. Đây cũng là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây
dựng các chỉ tiêu nhân trắc học người lao động Việt Nam (phần dấu hiệu động) và
sự chỉ dẫn phương pháp đánh giá ergonomic chỗ làm việc, phòng ngừa tai nạn, sự
cố do sai lầm của người điều khiển những hệ thống kỹ thuật phức tạp” (mã số:
58A:01:02). Kết quả công trình nghiên cứu khoa học của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu
tầm hoạt động của khớp và giới hạn thị trường bình thường của người lao động Việt
Nam” (mã số: 93-19/TLĐ) đã cho ra đời tập Atlas thứ 3 “Atlas nhân trắc học người
Việt Nam trong lứa tuổi lao động – Dấu hiệu nhân trắc động khớp và giới hạn thị
giác” 1997. Nội dung chủ yếu của cuốn Atlas nhân trắc này là trình bày các thông
số thống kê của 50 dấu hiệu hoạt động khớp đo trên 2267 nam nữ lao động tuổi từ
17 – 59 ở hai miền Bắc, Nam Việt Nam cùng với sự phân tích nhận định tổng quát
về tầm hoạt động khớp theo giới tính, lứa tuổi và vùng lãnh thổ [9].

Nguyễn Thị Thanh Phúc

21

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

Nhân trắc học được ứng dụng vào nhiều mục tiêu khác nhau, đặc biệt là cả
trong may mặc.
Ngành nhân trắc học Việt Nam đã và đang từng bước phát triển.
1.2 Đặc điểm cấu trúc các bộ phận phần thân dƣới cơ thể và tâm sinh lý của
phụ nữ Việt Nam khu vực phía nam độ tuổi 25-45

1.2.1 Đặc điểm cấu trúc các bộ phận phần phần thân dưới cơ thể phụ nữ Việt
Nam khu vực phía nam độ tuổi 25-45
1.2.1.1 Vùng bụng
a. Xương vùng bụng:
Gồm 3 xương hợp lại: Hai xương chậu và xương sống.

Hình 1.1 Xương vùng bụng [19]
b. Các cơ thành bụng trước bên:
Thành bụng trước bên gồm ba cơ ở phía bên xếp thành ba lớp từ nông đến
sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng; hai cơ ở phía trước,
giữa bụng là cơ thẳng bụng và cơ tháp.
Hai phần phải và trái của thành bụng trước gặp nhau ở đường giữa là đường
trắng đi từ mũi ức đến xương mu. Thường được sử dụng trong phẫu thuật bụng.
Tác dụng của các cơ thành bụng trước bên là: bảo vệ các tạng trong ổ bụng,
làm tăng áp lực trong ổ bụng khi các cơ cùng co, góp phần trong hô hấp gắng sức,
giúp giữ vững tư thế, cử động thân mình.

Nguyễn Thị Thanh Phúc

22

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

1. Cơ chéo bụng ngoài
2. Cơ thẳng bụng

3. Cơ chéo bụng trong
4. Đường trắng

Hình 1.2 Các cơ thành bụng trước bên [19]
c. Các cơ thành bụng sau: (Hình 1.3)
Gồm cơ thắt lưng chậu, cơ vuông thắt lưng.
d. Cơ hoành:
Cơ hoành là một cơ vân cơ dẹt, rộng, hình tròn, làm thành một vách ngăn
giữa khoang ngực và ổ bụng. Mặt trên cơ hoành lồi còn mặt dưới lõm.
Cơ gồm hai phần: phần xung quanh là phần cơ, ở giữa là phần gân và được
xem là nơi bám tận của phần cơ. Có nhiều lỗ được tạo nên để các cấu trúc đi qua
như thực quản, các mạch máu và dây thần kinh. Cơ hoành là cơ giữ vai trò chính
trong sự hô hấp và góp phần làm tăng áp lực trong ổ bụng.

1. Cơ hoành
2. Cơ vuông thắt lưng
3. Cơ thắt lưng

Hình 1.3 Cơ hoành và cơ thành bụng sau [19]

Nguyễn Thị Thanh Phúc

23

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015


e. Ống bẹn:
Ống bẹn là một khe chéo, nằm giữa các lớp cân của thành bụng trước bên,
dài khoảng 4- 6 cm, theo hướng từ sau ra trước, vào trong và xuống dưới. Ống bẹn
có bốn thành là: thành trước cấu tạo chủ yếu là cân cơ chéo bụng ngoài, thành sau là
mạc ngang, thành trên là liềm bẹn do cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng tạo
thành và thành dưới là dây chằng bẹn, dây chằng bẹn căng từ gai chậu trước trên và
gai mu. Có hai lỗ là lỗ bẹn sâu và lỗ bẹn nông. Ống bẹn là một điểm yếu tiềm tàng
của thành bụng.
1. Cơ chéo bụng ngoài
2. Cân cơ chéo bụng ngoài
3. Thừng tinh
4. Dây chằng bẹn

Hình 1.4 Ống bẹn [19]
1.2.1.2 Vùng mông
a. Xương vùng mông:
Gồm xương chậu hông (hai xương hông và xương sống cùng hợp lại) và
xương đùi.

Hình 1.5 Xương vùng mông [12]
b. Cơ vùng mông:
Vùng mông là một vùng có nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng từ chậu
hông đi qua để xuống chi dưới. Các cơ vùng mông gồm hai nhóm có chức năng
khác nhau.
Nguyễn Thị Thanh Phúc

24

Ngành CN Vật liệu Dệt May



×