Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu khảo sát các tính chất của vật liệu chính để làm cặp sách tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***************

DƢƠNG THỊ HỒNG LƢỢNG

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT
CỦA VẬT LIỆU CHÍNH ĐỂ LÀM CẶP SÁCH
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ MẠNH HẢI

Hà Nội - 2015


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Dương Thị Hồng Lượng
Học viên lớp : 13A-VLDM Hưng Yên
Khóa học : 2013 – 2015
Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật là của riêng tôi thực
hiện dƣới sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của TS. Vũ Mạnh Hải và các thầy cô giáo
trong Viện Dệt may Da giầy và Thời trang – Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là những số liệu thực tế thu đƣợc sau


khi tiến hành thực nghiệm và phân tích các kết quả đảm bảo chính xác và trung
thực, không sao chép.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung tôi đã trình bày trong
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả

Dƣơng Thị Hồng Lƣợng

Dương Thị Hồng Lượng

1

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Viện Dệt may
Da giầy và Thời trang – Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới Tiến sĩ Vũ Mạnh Hải ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ dạy tận tình và dành nhiều
thời gian, tâm sức trao đổi góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ quan, đồng nghiệp, gia đình
và những ngƣời thân đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành cuốn luận văn này.
Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2015

Học viên

Dƣơng Thị Hồng Lƣợng

Dương Thị Hồng Lượng

2

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2
MỤC LỤC .................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................6
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................8
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................9
1.1. Cặp sách và yêu cầu đối với cặp sách ........................................................10
1.1.1.Cặp sách và vai trò của chúng ...............................................................10
1.1.2. Yêu cầu đối với cặp sách: ....................................................................11
1.1.2.1. Yêu cầu kỹ thuật vải giả da xốp [1]. .............................................11
1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật vải giả da thƣờng [2] .........................................13
1.2. Quy trình làm cặp sách ...............................................................................15
1.2.1. Lựa chọn vật liệu .................................................................................15

1.2.2. Thiết kế mẫu .........................................................................................15
1.2.3. Pha cắt vật liệu da [3] .........................................................................15
1.2.3.1. Mục đích, yêu cầu .........................................................................15
1.2.3.2. Các phƣơng pháp pha cắt vật liệu da.............................................15
1.2.3.3. Nguyên tắc sắp xếp chi tiết khi pha cắt vật liệu da .......................15
1.2.3.4. Thiết bị pha cắt da .........................................................................16
1.2.3.5. Hoàn tất chi tiết sau pha cắt...........................................................17
1.2.4. May ......................................................................................................18
1.2.4.1. Mục đích, yêu cầu .........................................................................18
1.2.4.2. Các phƣơng pháp ráp nối ..............................................................19
1.2.4.3. Các dạng đƣờng may sản phẩm da ................................................20
1.2.4.4. Thiết bị may sản phẩm da .............................................................20
1.2.4.5. Quy trình công nghệ may ..............................................................21
1.2.4.6. Hoàn tất sản phẩm da ....................................................................21

Dương Thị Hồng Lượng

3

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

1.3. Các loại vật liệu làm cặp sách ....................................................................22
1.3.1. Da thuộc ..............................................................................................22
1.3.1.1. Cấu tạo da nguyên liệu và da thuộc [4] .........................................22
1.3.1.2. Thành phần hóa học của da thuộc .................................................29

1.3.1.3. Các tính chất của da thuộc.............................................................32
1.3.1.4. Da thuộc làm cặp sách ..................................................................36
1.3.2. Giả da ..................................................................................................40
1.3.2.1. Cấu tạo ..........................................................................................40
1.3.2.2. Vật liệu tráng phủ ..........................................................................42
1.3.2.3. Vật liệu làm cốt nền ......................................................................45
1.3.2.4. Vật liệu kết dính ............................................................................45
1.3.3. Nguyên phụ liệu ...................................................................................46
1.3.3.1. Chỉ may .........................................................................................46
1.3.3.2. Vật liệu làm lớp lót........................................................................46
1.3.3.3. Phụ kiện kim loại, chất dẻo ..........................................................47
1.4. Kết luận phần tổng quan .............................................................................49
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......50
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................50
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................50
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................51
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................52
2.4.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu: ...........................................................52
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................52
2.4.2.1. Xác định loại vật liệu giả da bằng phƣơng pháp hóa học .............54
2.4.2.2. Phƣơng pháp phân tích cấu trúc bằng quang học: .........................54
2.4.2.3. Phƣơng pháp xác định độ dày của vật liệu ....................................54
2.4.2.4. Phƣơng pháp xác định độ bền xé ..................................................55
2.4.2.5. Phƣơng pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt ..................56
2.4.2.6. Phƣơng pháp xác định độ bền màu ma sát ....................................57

Dương Thị Hồng Lượng

4


Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

2.4.2.7. Phƣơng pháp độ bền thấm nƣớc toàn phần ...................................58
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................59
3.1. Kết quả xác định cấu trúc của vật liệu giả da .............................................59
3.1.1. Xác định thành phần vật liệu giả da ...................................................59
3.1.2. Xác định cấu trúc của lớp nền và cấu trúc vật liệu giả da ...................62
3.2. Kết quả xác định độ bền xé ........................................................................64
3.3. Kết quả xác định độ bền kéo và độ giãn đứt ...............................................65
3.4. Kết quả xác định độ thấm nƣớc ..................................................................66
3.5. Kết quả xác định độ bền màu với ma sát ....................................................67
3.6. Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................68
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................70

Dương Thị Hồng Lượng

5

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PVC : Polyvinylclorua
PU

: Polyurethan

PE

: Polyetylen

PA

: Polyamid

PAN : Polyacryonitrile

Dương Thị Hồng Lượng

6

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mặt cắt của da động vật.........................................................................23
Hình 1.2. Cấu tạo da động vật ...............................................................................24
Hình 1.3. Lớp biểu bì ............................................................................................25
Hình 1.4. Các dạng đan bện của xơ trong da nguyên liệu và da thuộc .................26
Hình 1.5. Cặp làm từ da cá sấu .............................................................................28
Hình 1.6. Cặp da DIAMO làm từ da cá đuối ........................................................29
Hình 1.7. Cấu trúc colagen....................................................................................31
Hình 1.8. Sơ đồ tác động của colagen với các dung dịch axit và kiềm .................33
Hình 1.9. Sơ đồ định hƣớng các chùm xơ ở các phần khác nhau của con da ........35
Hình 1.10. Bề mặt da thật (các đƣờng vân sâu và rõ) ............................................39
Hình 1.11. Mặt cắt các lớp polime tráng phủ, vải và da nhân tạo mềm ...............40
Hình 1.12. Bề mặt giả da (với các đƣờng vân đƣợc máy dập vào) ........................44
Hình 1.13. Khung vòng .........................................................................................47
Hình 1.14 . Các dạng khóa kéo .............................................................................48
Hình 1.15. Các dạng khóa cài ...............................................................................49
Hình 2.1. Máy đo độ dày.......................................................................................55
Hình 2.2. Hình dạng và kích thƣớc của mẫu thử độ xé .........................................55
Hình 2.3. Máy TENSILON xác định độ bền xé, độ giãn và độ bền kéo đứt .........56
Hình 2.4. Hình dạng và kích thƣớc của mẫu thử ...................................................57

Dương Thị Hồng Lượng

7

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu vật lý của vải giả da xốp ......................................................11
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu vật lý của vải giả da thƣờng .................................................13
Bảng 1.3. Các phƣơng pháp ráp nối .........................................................................20
Bảng 2.1. Các mẫu da..............................................................................................50
Bảng 2.2. Các phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................53
Bảng 3.1. Kết quả xác định thành phần của vật liệu giả da .....................................59
Bảng 3.2. Các mẫu da đặc trƣng .............................................................................61
Bảng 3.3. Cấu trúc của vật liệu giả da ....................................................................63
Bảng 3.4. Kết quả độ bền xé rách mẫu thử .............................................................64
Bảng 3.5. Kết quả độ bền kéo đứt và độ giãn đứt ...................................................65
Bảng 3.6. Kết quả độ thấm nƣớc toàn phần ............................................................66
Bảng 3.7. Độ bền màu với ma sát ...........................................................................67

Dương Thị Hồng Lượng

8

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

MỞ ĐẦU
Da là một chất liệu bền, đẹp rất thích hợp cho các sản phẩm thời trang và là
một trong những chất liệu quý hiếm. Ngoài việc sử dụng da để các sản phẩm nhƣ
thắt lƣng, ví , giày, áo khoác thì da còn đƣợc sử dụng làm cặp sách. Do sự bùng

nổ dân số thúc đẩy mức tăng trƣởng sản lƣợng cặp da, túi xách qua các năm.
Nguồn nguyên liệu truyền thống để làm cặp sách là da không đủ khả năng
cung cấp, do vậy ngƣời ta đã nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế da. Đó là da
tổng hợp, vải giả da đƣợc dùng để thay thế da trong các sản phẩm thời trang vì
vẻ bề ngoài tƣơng tự da của nó. Các sản phẩm làm từ giả da thƣờng kém bền
hơn da thật nhƣng giả da cũng có thể cho một vẻ ngoài đẹp nhƣ da thật và chất
lƣợng không thua kém nhiều.
Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều loại vải giả da với các hãng sản xuất
khác nhau và chất lƣợng của sản phẩm cũng khác nhau. Để đánh giá đƣợc chất
lƣợng vải giả da cần có rất nhiều tiêu chí đánh giá, trong đó các đặc trƣng cấu trúc
cũng nhƣ các chỉ tiêu vật lý. Vì vậy, việc nghiên cứu khảo sát các tính chất của vật
liệu chính để làm cặp sách tại Việt nam là cần thiết góp phần cho việc đánh giá chất
lƣợng của vật liệu chính để làm cặp sách. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu khảo sát các tính chất của vật liệu chính để làm cặp sách tại
Việt nam” để thực hiện.
Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu khảo sát một số đặc trƣng cấu
trúc, chỉ tiêu vật lý về độ dày, độ bền, kéo giãn, độ bền xé, độ thấm nƣớc, độ bền
màu ma sát, từ đó đánh giá chất lƣợng của sản phẩm giả da dựa vào quy chuẩn
Việt nam số 5821-1994 về vải giả da xốp và quy chuẩn số 5822- 1994 về vải giả da
thƣờng, quy chuẩn số 24 TCN 01: 2006 về da bò mềm làm cặp, túi, ví. Vật liệu để
nghiên cứu khảo sát là vật liệu đƣợc sử dụng trên thị trƣờng và đang sử dụng tại
công ty Ladoda.

Dương Thị Hồng Lượng

9

Luận Văn Cao học



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cặp sách và yêu cầu đối với cặp sách
1.1.1.Cặp sách và vai trò của chúng
Cặp sách đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng nhƣ trong đời
sống. Chính vì vậy cặp sách đã đƣợc đƣa vào danh sách hàng loạt những phát minh
quan trọng của loài ngƣời. Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: nắp cặp, quai
xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ đƣợc dùng
để kéo trên đƣờng,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để
đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mƣa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn,
thức uống nữa.
Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp nhƣ thế nào đi nữa thì nó
cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép
nối. Chất liệu có thể lựa chọn từ nhiều loại vật liệu để phù hợp với yêu cầu của
ngƣời dùng: nhƣ vải nỉ, da, giả da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải
chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách, vật dụng khác. Kèm theo đó,
kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp với lứa tuổi và mục đích sử dụng, cặp dùng để
đi làm, đi học. Không quá thô cứng, cũng không quá mềm mại, những chiếc cặp
sách dành cho nam có kiểu dáng sang trọng, quý phái tạo nét đẹp lịch lãm cho phái
mạnh. Đối với học sinh nam thì thƣờng đeo cặp có quai sang một bên cho có khí
phách, năng động. Học sinh nữ mặc áo dài thì ôm cặp trƣớc ngực để có vẻ dịu
dàng, thùy mị. Học sinh bậc tiểu học và mầm non thì đeo cặp ra sau lƣng để dễ
dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại
cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng
lứa tuổi. Nhìn chung, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và
cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại
cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể đƣợc coi là ngƣời bạn luôn luôn đồng hành với

mỗi chúng ta.

Dương Thị Hồng Lượng

10

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

1.1.2. Yêu cầu đối với cặp sách:
- Do phải khiêng vác rất nặng và sử dụng trong các mục đích khác nhau nên
cặp sách phải có các độ bền cơ lý, kiểu dáng phong phú phù hợp với từng đối tƣợng
và mục đích sử dụng
- Chất liệu có thể lựa chọn từ nhiều loại vật liệu để phù hợp với yêu cầu của
ngƣời dùng: nhƣ vải nỉ, da, giả da,...
1.1.2.1. Yêu cầu kỹ thuật vải giả da xốp [1].
Yêu cầu kỹ thuật đối với vải giả da xốp đƣợc quy định trong quy chuẩn Việt
Nam 5821-1994. Quy chuẩn này áp dụng cho vải giả da xốp đƣợc sản xuất bằng
cách phủ lên một mặt của vải dệt kim đan ngang jersey đơn (vải nền) một lớp phủ
xốp liên tục nhựa poly vinyclorua đã đƣợc hóa dẻo một cách thích hợp hoặc chất
đồng trùng hợp mà thành phần chủ yếu là vinyclorua. Các màng phủ nhƣ vậy
đƣợc gọi là màng phủ poly vinyclorua (PVC). Vải giả da xốp đƣợc dùng chủ yếu
để bọc đệm ghế và túi xách
a. Các chỉ tiêu vật lý:
Vải giả da xốp phải có các chỉ tiêu vật lý phù hợp với bảng 1.1
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu vật lý của vải giả da xốp

Tên chỉ tiêu

Giới hạn

Mức

Phƣơng pháp thử

1

2

3

4

1.Khối lƣợng tổng cộng/đơn vị diện

min

560

tích (g/m2)

TCVN 5827-1994
(ISO 2286)

2.Khối lƣợng màng phủ/đơn vị diện

min


470

TCVN 5827-1994

min

320

TCVN 5826-1994

tích (g/m2)
3.Độ bền phá nổ (kPa)

(ISO 3303)
TCVN 4638

4. Độ bám dính của lớp phủ (kN/m)
- Theo chiều dọc

min
min

- Theo chiều ngang
5. Độ bền kéo đứt (Mpa)

Dương Thị Hồng Lượng

0,3
0,3

TCVN 4635

11

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

- Theo chiều dọc

min

6,0

- Theo chiều ngang

min

2,5

6.Độ dãn dài tại thời điểm đứt (%)
- Theo chiều dọc

TCVN 4635
min
min


- Theo chiều ngang
7. Khả năng tự phục hồi kích thƣớc
- Theo chiều dọc

20,0
110,0
Phụ lục B

max
max

- Theo chiều ngang
8. Độ dày (mm) ở 2kPa
- Trung bình

33
33

min
min
max

- Giá trị đo riêng lẻ nhỏ nhất
9. Lão hóa nhiệt (% khối lƣợng chất phủ

TCVN 5827-1994
(ISO 2286)

0,85
0,75

2

TCVN 5824-1994

mất đi)

(ISO 176)

10. Khả năng chống lại sự kết khối

Khi tách bề TCVN 5825-1994
mặt không bị (ISO 5978)
hƣ hại

11. Độ bền uốn gấp (chu kỳ)

min

400000

min

3

Phụ lục D

12. Độ bền ma sát của mực in (thay đổi
ngoại quan, thang màu xám)

Phụ lục C


b. Độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo
Vải giả da xốp có độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo (đèn thủy nhân cao
áp). Không kém hơn độ bền màu của mẫu len chuẩn số 6 khi thử theo TCVN 58231994.
c. Ngoại quan
Màng phủ của vải giả da phải đƣợc phủ một cách đồng nhất, không đƣợc
phép có các khuyết tật nhƣ nứt, rạn, thủng lỗ. Cho phép có nhiều nhất một vết lạ
đƣờng kính trong chiều dài 5m. Khi quan sát từ phía màng phủ, không cho phép
đƣợc thấy lớp vải lót, trừ khi lớp màng phủ không mau.
d. Chiều rộng vải giả da

Dương Thị Hồng Lượng

12

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Chiều rộng sử dụng của vải giả da (khi xác định theo TCVN 5827- 1994 ISO
2286) phải phù hợp với hợp đồng đã ký giữa ngƣời mua và ngƣời bán.
Thuật ngữ “ chiều rộng sử dụng” có nghĩa là phần vải đƣợc phủ nhựa, có các
yêu cầu phù hợp với điều 1.3 của tiêu chuẩn này.
Nếu sau khi thử nghiệm, mẫu thử có các chỉ tiêu đạt yêu cầu trong bảng 1.1
thì lô hàng đƣợc xem là phù hợp với tiêu chuẩn.
Nếu có bất kỳ mẫu thử nào trong số các mẫu thử không đạt yêu cầu trong
bảng 1.1, cũng phải tiến hành thử lại hai lần đối với các chỉ tiêu không đạt. Để thử

lại, cần lấy thêm hai mẫu nữa cũng ở lô hàng đó. Sau khi thử lại, nếu tất cả các kết
quả thử lại đều đạt yêu cầu nêu trong bảng 1.1 thì lô hàng nói trên đƣợc xem là phù
hợp với tiêu chuẩn. Nếu sau khi thử lại, có bất kỳ kết quả nào không phù hợp với
yêu cầu nêu trong bảng 1.1 thì lô hàng đƣợc coi là không phù hợp với tiêu chuẩn.
1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật vải giả da thường [2]
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vải giả da thƣờng sản xuất bằng cách phủ lên
một mặt của vải dệt thoi một lớp phủ liên tục nhựa poly clovinyl đã đƣợc hóa dẻo
một cách thích hợp hoặc chất đồng trùng hợp mà thành phần chủ yếu là vinyclorua.
Các màng phủ nhƣ vậy đƣợc gọi là màng phủ poly vinyclorua (PVC). Vải giả da
thƣờng đƣợc dùng chủ yếu để bọc đệm ghế và túi xách.
a. Các chỉ tiêu vật lý
Vải giả da thƣờng phải có các chỉ tiêu vật lý phù hợp với bảng 1.2
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu vật lý của vải giả da thường
Tên chỉ tiêu

Giới hạn Mức

1. Khối lƣợng tổng cộng/đơn vị diện

min

350

tích (g/m2)

Phƣơng pháp thử
TCVN 5827-1994
(ISO 2286)

2. Khối lƣợng màng phủ/đơn vị diện


min

240

TCVN 5827-1994

tích (g/m2)

(ISO 2286)

3. Lực xé rách (N)

Phụ lục B

Dương Thị Hồng Lượng

13

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

- Theo chiều dọc
- Theo chiều ngang

min

min

4. Độ bền bám dính của lớp phủ
(kN/m)
- Theo chiều dọc
- Theo chiều ngang

14
14
TCVN 4638

min
min

0,3
0.3
0,3

5. Độ bền kéo đứt (MPa)
- Theo chiều dọc
- Theo chiều ngang
6. Độ giãn dài khi đứt (%)
- Theo chiều dọc
- Theo chiều ngang

min
min
min

7. Độ bền uốn gấp (chu kỳ)


min

300000 Phụ lục D của TCVN

max

5821- 1994
TCVN
5824-1994

TCVN 4635

min

8. Lão hóa bằng nhiệt (% khối lƣợng

14
8
TCVN 4635
6
18

2

chất phủ mất đi)

(ISO 176)

9. Độ bền ma sát của mực in (thay đổi về

ngoại quan, thang màu xám)
10. Độ dày (mm) ở 2kPa giá trị đo

min

Phụ lục C của TCVN

3

5821-1994
TCVN 5827-1994

min

riêng lẻ nhỏ nhất

0,4

11. Khả năng chống lại sự kết khối

-

(ISO 2286)

Khi tách TCVN 5825-1994
bề mặt (ISO 5978)
không bị
hƣ hại

Nếu sau khi thử nghiệm, mẫu thử có các chỉ tiêu đạt yêu cầu trong bảng 1.2

thì lô hàng đƣợc xem là phù hợp với tiêu chuẩn. Nếu có bất kỳ mẫu thử nào trong
số các mẫu thử không đạt dù chỉ một chỉ tiêu nêu trong bảng 1.2, cũng phải tiến
hành thử lại lần 2 đối với chỉ tiêu không đạt. Để thử lại, cần lấy thêm hai mẫu nữa
cùng ở lô hàng đó. Sau khi thử lại, nếu tất cả các kết quả thử lại đều đạt yêu cầu nêu
trong bảng 1.2 thì lô hàng nói trên đƣợc xem là phù hợp với tiêu chuẩn. Nếu sau khi
Dương Thị Hồng Lượng

14

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

thử lại, có bất kỳ kết quả nào không phù hợp với yêu cầu nêu trong bảng 1.2 thì lô
hàng đƣợc coi là không phù hợp với tiêu chuẩn.
1.2. Quy trình làm cặp sách
1.2.1. Lựa chọn vật liệu
Lựa chọn vật liệu phải phù hợp với kiểu dáng của sản phẩm, đối tƣợng sử
dụng, mục đích sử dụng.
1.2.2. Thiết kế mẫu
Thiết kế các mẫu theo đơn đặt hàng hoặc theo các ý tƣởng đƣa ra từ các kết
quả nghiên cứu của phòng thị trƣờng. Các mẫu thiết kế phải đảm bảo về mặt thẩm
mỹ cũng nhƣ quy cách của sản phẩm. Đặc biệt phải làm thỏa mãn đƣợc nhu cầu của
khách hàng.
Sau khi thiết kế, bản vẽ các chi tiết đƣợc kiểm tra, phân tích công nghệ cấu
trúc sản phẩm, chế tạo mẫu thử nghiệm xong phải duyệt khách hàng. Nếu có thay
đổi phải chỉnh sửa mẫu, thiết lập tài liệu kỹ thuật và đƣa sản phẩm vào sản xuất.

1.2.3. Pha cắt vật liệu da [3]
1.2.3.1. Mục đích, yêu cầu
Việc pha cắt da là sự phân bố diện tích vật liệu thành các chi tiết sản phẩm
theo các yêu cầu kỹ thuật đối với chất lƣợng của chúng.
Pha cắt đúng loại vật liệu, đảm bảo chi tiết theo vùng da, pha cắt đồng bộ chi
tiết, đúng số lƣợng, chi tiết đúng hình dạng và kích thƣớc, mép cắt đẹp không bị lỗi,
sử dụng hợp lý vật liệu.
1.2.3.2. Các phương pháp pha cắt vật liệu da
Pha cắt thủ công hoặc bằng máy chặt
- Cắt bằng tay: sử dụng dƣỡng bằng bìa cứng hoặc kim loại, cắt trên bàn gỗ
sử dụng thớt kẽm hoặc teflon và dao cắt chuyên dụng.
- Cắt bằng máy chặt: sử dụng dao cắt cho năng suất cao và độ chính xác cao
ít phế liệu.
1.2.3.3. Nguyên tắc sắp xếp chi tiết khi pha cắt vật liệu da
- Đối với da thuộc: trƣớc khi cắt phải phân loại da, khoanh tròn đánh dấu các

Dương Thị Hồng Lượng

15

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

lỗi của con da nhằm mục đích để sử dụng da hiệu quả, tăng chất lƣợng sản phẩm,
tăng năng suất lao động (phân loại theo độ dày, màu sắc, hoa văn bề mặt….). Khi
cắt cần chú ý cắt đúng dƣỡng, đúng cỡ đảm bảo chất lƣợng, kinh tế ít có phế liệu

nhất. Việc phân loại da cần đƣợc tiến hành trong điều kiện ánh sáng chuẩn.
Sắp xếp theo hệ tịnh tiến thẳng( hệ hình bình hành): các đỉnh là bốn điểm
cùng tên, cùng hƣớng của các chi tiết nằm ở cùng vị trí. Chi tiết tiếp theo quay 1800
so với chi tiết trƣớc nó, chi tiết tiếp theo phân bố một góc 40-600 so với chi tiết
trƣớc nó. Tất cả các chi tiết của một hàng hƣớng về một phía, còn hàng tiếp theo
hƣớng về phía ngƣợc lại.
- Đối với giả da chuẩn bị vật liệu dạng cuộn cho pha cắt bao gồm các việc:
kiểm tra chất lƣợng, đo chiều dài chiều rộng của cuộn vải (Kiểm tra và đo bằng máy
hoặc thủ công). Sắp xếp các chi tiết kích thƣớc lớn có tính đến tính đồng bộ của
chúng, sử dụng tối đa chiều rộng vật liệu và giới hạn tối đa chiều dài giác mẫu. Sắp
xếp tối ƣu các chi tiết trong sơ đồ giác để tối thiểu hóa tiêu hao vật liệu , giảm phế
liệu giữa các dao cắt.
1.2.3.4. Thiết bị pha cắt da
- Pha cắt bằng tia laze: Vật liệu hấp phụ năng lƣợng nhiệt và nó bị phá hủy
bởi nhiệt, cắt bằng tia laze, chiều rộng của đƣờng cắt vật liệu là 0,25 – 0,6mm. Khi
pha cắt nhiều lớp vật liệu nhân tạo và tổng hợp có chứa các xơ tổng hợp cần có bộ
phun luồng khí lạnh vào vùng cắt để tránh làm nóng chảy mép chi tiết.
- Pha cắt bằng dòng chất lỏng: Dòng chất lỏng chính là hỗn hợp của nƣớc
với polime có mạch phân tử dài. Dƣới áp suất 70 - 350 Mpa dòng chất lỏng đi qua
vòi phun có đƣờng kính 0,075 - 0.3 mm với vận tốc cao hơn vận tốc âm thanh.
- Pha cắt bằng tia microplasma: Phần vật liệu ở chỗ pha cắt đƣợc gia nhiệt
và dƣới tác động cơ học của dòng phun từ thiết bị plasma (plasmotron) với áp suất
0,07 – 0,35 Mpa. Thời gian tác động của dòng microplasma lên phần vải là nhỏ hơn
0,01s.
- Máy chặt tự động 2071A: Có đầu chặt di động, điều chỉnh lực pha cắt để
pha cắt các chi tiết từ tất cả các loại vật liệu dạng tấm và dạng cuộn.

Dương Thị Hồng Lượng

16


Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

1.2.3.5. Hoàn tất chi tiết sau pha cắt
Mục đích của quá trình hoàn tất chi tiết sau pha cắt là làm cho quy trình lắp
ráp đƣợc thuận tiện, tạo cho sản phẩm có ngoại hình đẹp, các mép chi tiết và đƣờng
may đẹp hơn phù hợp với mục đích sử dụng sản phẩm. Công đoạn hoàn tất chi tiết
pha cắt gồm các quá trình sau:
- Làm mỏng đều các chi tiết, dẫy mép chi tiết, cắt mép chi tiết, định vị đƣờng
may, quét keo và dán lót.
+ Làm mỏng đều chi tiết: Thực hiện khi các chi tiết pha cắt có độ dày khác
nhau, cũng nhƣ các chi tiết đòi hỏi sử dụng vật liệu mỏng.
+ Dẫy mép chi tiết: tùy thuộc vào mục đích sử dụng, việc dẫy mép có thể
tiến hành ở mặt trái hoặc mặt phải trên các máy dẫy mép hoặc bằng thủ công. Chiều
rộng và độ dày mép dẫy phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Da dày đến 1mm không
cần dẫy mép, da dày hơn 1mm cần dẫy với chiều rộng 2 -3 mm trƣớc khi xử lý.
Xử lý mép lộ thiên của các chi tiết: tạo cho sản phẩm có ngoại hình hấp
dẫn.
+ Sơn mép cắt: là phƣơng pháp hoàn tất đơn giản nhất, sử dụng các sơn bền
nƣớc có màu bề mặt vật liệu sản phẩm, sơn bằng cách phun.
+ Đốt hình nóng mép (đốt mép): là quá trình tác động nhiệt vào bề mặt trái
da với nhiệt độ cao làm co các xơ ở bề mặt trái, nên bẻ uốn mép về phía mặt trái
một góc 90-1800, tạo ra hiệu ứng nhƣ gấp mép. Nhiệt độ dùng cho da màu đen là
900 – 10000 C, da màu là 700 – 9000 C, da màu sáng là 500 – 7000 C.
+ Gấp mép: Đƣợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất sản phẩm da, có hai

phƣơng pháp.
Phƣơng pháp 1: quét keo trƣớc lên chi tiết, sấy keo và dán dải tăng cƣờng rồi
mới gấp.
Phƣơng pháp 2: quét keo dung dịch hoặc keo nhiệt dẻo lên mép gấp cùng với
dán dải tăng cƣờng trong quá trình gấp. Phƣơng pháp này cho năng suất cao và sử
dụng trong sản xuất lớn, chiều rộng mép gấp từ 4-5mm.
+ Viền mép: Tăng độ bền của chi tiết, tránh sổ sợi vải, viền mép chi tiết sản

Dương Thị Hồng Lượng

17

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

phẩm làm bằng vải, da nhân tạo, da tổng hợp, đôi khi từ da thuộc. Để viền mép chi
tiết sử dụng các dải vải bông, vitxco, vải nylon... đƣợc thực hiện trên máy một
kim có ống viền, khoảng cách từ đƣờng may đến mép viền là 1-1,5mm.
- Làm đẹp chi tiết
+ Đục lỗ: Là quá trình tạo lỗ trên các chi tiết sử dụng các khuôn đục có các
kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng của sản phẩm. Các lỗ cần thiết để tán
rivê, lỗ xâu dây, cúc, quai cặp, túi…. Các lỗ thủng trên chi tiết sản phẩm làm giảm
độ bền của da và da nhân tạo nên khi lựa chọn hoa văn và kích thƣớc các lỗ thủng
cần theo tiêu chuẩn chỉ dẫn. Tán ri vê, cúc sử dụng công cụ tán ô dê bằng tay hoặc
trên máy. Các hoa văn lỗ thủng cần rõ ràng, mép cắt sạch không bị mẻ.
+ Định hình chi tiết và cụm chi tiết: Làm cho sản phẩm có hình dạng xác

định, tạo tính ổn định hình dạng, độ cứng ngoài ra còn có tính trang trí (in ép, tạo
vân nổi…).
+ Định vị may các đƣờng trang trí đƣợc tiến hành thủ công nhờ các bút định
vị, bút chì theo các dƣỡng định vị.
+ In ép nóng các chi tiết để tạo hình trang trí sản phẩm từ da thuộc hoặc
vật liệu tổng hợp. Tiến hành trên các máy ép có các tấm kim loại đƣợc gia
nhiệt, có hoa văn. Nhiệt độ 90-1000 C, thời gian ép 3 - 5s, áp suất 6 -16 Mpa.
+ Đƣa các hoa văn trang trí màu lên chi tiết (in) sử dụng giấy in hoặc lƣới in.
In bằng giấy in tiến hành trên máy ép chuyên dụng, nhiệt độ in 90 - 1000 C, thời
gian ép 2 - 3s với áp suất 0,2 – 0,3 Mpa.
+ May trang trí: Trƣớc khi may cần định vị đƣờng may, để nhận đƣợc đƣờng
may gân nổi cần dán dây chỉ bằng nylon hoặc lanh và cố định chúng bằng dải băng
dính lên mặt trái chi tiết.
+ Thêu chi tiết: Tiến hành thêu trên các máy thêu
1.2.4. May
1.2.4.1. Mục đích, yêu cầu
Quá trình may nhằm ráp nối các chi tiết để hình thành sản phẩm. Trình tự
lắp ráp và xử lý các chi tiết phụ thuộc vào dạng và cấu trúc sản phẩm. Các yêu

Dương Thị Hồng Lượng

18

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang


cầu khi ráp nối gồm có:
- Ráp nối các chi tiết theo các chốt định vị hoặc các đƣờng định vị.
- Các đƣờng may phải song song với mép chi tiết và không đƣợc bỏ mũi, chỉ
cần đƣợc kéo căng tốt và lấp đầy lỗ kim thủng do kim tạo thành.
- Không có vết chân vịt trên bề mặt da, các chi tiết không bị căng hay co
dúm theo các đƣờng liên kết.
- Các đầu chỉ cần đƣợc các chi tiết che kín hoặc đƣợc kéo vào bên trong và
cố định lại.
- Khóa kéo cần đƣợc may bởi đƣờng may kép.
- Các hoa văn nổi hoặc giả đƣờng may khi ráp sản phẩm bằng phƣơng pháp
dán keo cần phải rõ ràng và không xé rách vật liệu. Độ sâu hoa văn in ép không
đƣợc vƣợt quá ½ độ dày vật liệu.
- Sản phẩm không bị bẩn hoặc ố.
- Các đƣờng may can cần đƣợc may êm phẳng, thẳng.
1.2.4.2. Các phương pháp ráp nối
Chất lƣợng sản phẩm da phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Lựa chọn mẫu phù hợp với mốt và mục đích sử dụng.
- Lựa chọn màu sắc, phối hợp màu, các tiêu chuẩn của vật liệu chính và
phụ liệu.
- Dạng xử lý mép chi tiết, cấu trúc các đƣờng liên kết.
- Các chi tiết, phụ kiện trang trí.
- Thực hiện đúng các công đoạn công nghệ may.
Các phƣơng pháp ráp nối:

Dương Thị Hồng Lượng

19

Luận Văn Cao học



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Bảng 1.3. Các phương pháp ráp nối

Các phƣơng pháp lắp ráp sản
phẩm da

Cơ học

Hóa học

Dùng

Dùng

chốt

chỉ

Dán keo

Phƣơng
pháp lƣu hóa

Hàn

Phƣơng

pháp nhúng

Dán keohàn

Phƣơng pháp
ép phun

1.2.4.3. Các dạng đường may sản phẩm da
Các dạng đƣờng may sản phẩm da: Đƣờng may đè, đƣờng may can, đƣờng
may viền, đƣờng may lộn, đƣờng may ziczac, đƣờng may vắt sổ, đƣờng may trang trí.
1.2.4.4. Thiết bị may sản phẩm da
Sử dụng các loại máy may bàn, máy may trụ, máy may ống, máy may vắt
sổ….. với các dạng mũi may khác nhau. Tùy thuộc vào độ dày, độ cứng của sản
phẩm mà sử dụng kim máy và chỉ cho phù hợp.

Dương Thị Hồng Lượng

20

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

1.2.4.5. Quy trình công nghệ may
- Quy trình may sản phẩm da bao gồm việc liên kết các chi tiết bằng các
đƣờng may ( trong một số trƣờng hợp bằng keo) để tạo thành sản phẩm có biên
dạng khép kín. Trình tự thực hiện các công đoạn phụ thuộc vào dạng và cấu trúc

sản phẩm, ban đầu ráp nối các chi tiết trên máy may phẳng (bàn), tiếp theo sau khi
đã tạo cho sản phẩm có hình dạng không gian tiến hành trên máy may trụ hoặc ống.
Các chi tiết sản phẩm đƣợc may theo chốt, các lỗ đánh dấu, các đƣờng định vị.
Trƣớc khi may các chi tiết có hình dạng phức tạp chúng đƣợc dán lại.
- Gia cố ráp nối các chi tiết và phụ kiện bằng ri vê để cố định các chi
tiết riêng biệt, có các dạng ri vê khác nhau cho nên tùy thuộc vào kiểu dáng, mục
đích sử dụng mà chọn dạng ri vê phù hợp. Yêu cầu chính đối với ráp nối dùng ri vê
là độ bền ráp nối các chi tiết không làm xuất hiện lỗi trên bề mặt ngoài của các bộ
phận và chi tiết đƣợc ráp nối.
- Lắp ráp dùng vít: phƣơng pháp này khác lắp ráp bằng ri vê ở chỗ ít nhân
công hơn và nó đƣợc sử dụng khi lắp ráp khóa, quai túi, các phụ kiện trang trí.
1.2.4.6. Hoàn tất sản phẩm da
- Vệ sinh sản phẩm: Vệ sinh bẩn tạo thành trong quá trình sản xuất, tiến
hành bằng phƣơng pháp cơ học và hóa học
+ Vệ sinh cơ học: sử dụng giấy ráp, chổi lông, chổi cao su để loại bỏ bụi, các
vết keo bẩn, vết xi và các vết bẩn cơ học khác. Tiến hành trên máy dùng các chổi
lông cứng và mềm.
+ Vệ sinh hóa học: Loại bỏ các vết sơn, mỡ, dầu và các vết bẩn cơ học khác
không loại bỏ cơ học đƣợc. Vệ sinh bằng giẻ vải hoặc chổi cứng tẩm các dung dịch
tẩy rửa hoặc các dung môi. Chất tẩy rửa là các dung dịch xà phòng nƣớc và nƣớc rƣợu và có thể cho thêm ít dầu thông; hỗn hợp các dung môi hữu cơ dễ loại bỏ các
vết bẩn nhƣng không phá vỡ lớp phủ mặt của vật liệu.
- Sửa lỗi: sửa các lỗi làm xấu sản phẩm, cần sử dụng đúng loại sơn đã đƣợc
sử dụng để sản xuất sản phẩm.
- Là sản phẩm: tạo bề mặt đều và làm phẳng các vết nhăn, vết gấp, sử
Dương Thị Hồng Lượng

21

Luận Văn Cao học



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

dụng bàn là điện hoặc bàn là khí nóng, khi là chú ý là qua một lớp vải mỏng hay
lớp giấy tránh hiện tƣợng cháy xém bề mặt.
- Làm bóng nhằm mục đích khôi phục độ bóng trên bề mặt sản phẩm bị
mất đi trong quá trình sản xuất. Chất làm bóng là dung dịch chất tạo màng trong
dung môi hữu cơ phù hợp với thành phần, tính chất lớp phủ hoàn thiện da. Quét dầu
bóng bằng tay (dùng vải) hoặc bằng cách phun dầu bóng.
- Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm
+ Kiểm tra bề ngoài, bên trong bằng mắt, cần xác định sự tƣơng thích của
chúng với yêu cầu kỹ thuật.
+ Sản phẩm không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đƣợc trả lại để sửa chữa lỗi sau
đó cho kiểm tra lại.
- Dán nhãn mác: Nhãn mác cỡ, nhãn thành phần phải rõ ràng.
- Bao gói sản phẩm: Sản phẩm sau khi hoàn thiện đƣợc bao gói cho vào hộp,
túi nylon, sau đó đóng thùng các -tông.
1.3. Các loại vật liệu làm cặp sách
1.3.1. Da thuộc
1.3.1.1. Cấu tạo da nguyên liệu và da thuộc [4]
Việc sử dụng da động vật để làm một số mặt hàng, đã có từ thời nguyên thủy,
thời kỳ đó con ngƣời trong quá trình săn bắt các loài thú, đã biết lấy da phơi khô
hoặc hun khói, sản phẩm thu đƣợc dùng để che thân trong mùa đông hoặc sử dụng
nhƣ một số đồ bảo hộ trong lao động.
Việc sản xuất da sơ đẳng trên đƣợc kéo dài đến khi nền văn minh của loài
ngƣời phát triển, da đƣợc thuộc với nƣớc chiết từ một số loài thực vật nhƣ nƣớc
chiết từ lá, vỏ của một số loài cây. Da đƣợc xử lý theo cách này đã kéo dài đƣợc
thời gian sử dụng, không bị thối khi gặp nƣớc. Sau đó loài ngƣời đã tìm thấy khả

năng dùng tro (ash) để làm tụt đƣợc lông da động vật và ngâm da đã tụt lông với
nƣớc chiết thực vật, tạo đƣợc da thuộc không có lông trên bề mặt.
Theo thời gian, nền văn minh của loài ngƣời càng phát triển, nhiều phƣơng
pháp thuộc da đã đƣợc phát minh nhƣ thuộc da với dầu cá, mỡ hoặc các loại dầu.

Dương Thị Hồng Lượng

22

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Một trong các phƣơng pháp thuộc trên vẫn đƣợc thực hiện cho đến ngày nay là
thuộc Chamois hay còn gọi là thuộc dầu, da này đƣợc dùng để lau các đồ quang học
và chỉ thuộc từ váng dầu. Da thuộc đƣợc sản xuất từ các loại da động vật. Tất cả các
loại da động vật đều có một chức năng bảo vệ cơ thể đối với tác động môi trƣờng
nhƣ sự thay đổi của thời tiết và các tác động bên ngoài khác.
Hàng năm thế giới sản xuất khoảng 19,350 triệu sản phẩm da với giá trị 43,8
tỷ USD. Khoảng 2,2 tỷ sản phẩm đƣợc sử dụng làm quần áo và Trung Quốc là
nƣớc sản xuất nhiều quần áo da nhất. Tiếp theo là các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Pakistan và
các nƣớc Châu Á. Còn các nƣớc Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ là các nhà sản xuất
sản phẩm da chất lƣợng cao [3].
Về cấu tạo của da động vật cơ bản giống nhau, đều đƣợc tạo bởi 3 lớp: biểu
bì, bì và các mô liên kết dƣới da, cấu trúc da động vật đƣợc biểu thị trên hình 1.1.

Hình 1.1. Mặt cắt của da động vật

a. Lông (hair)
b. Lớp biểu bì (epidermis)
c. Lớp bì( dermis)
d. Lớp tổ chức dƣới da( subcutis)
Lớp biểu bì và lông sẽ đƣợc loại bỏ bằng hóa chất hoặc men trong công đoạn
tẩy lông – ngâm vôi trƣớc khi da đƣợc thuộc, trừ trƣờng hợp thuộc da muốn
giữ lại lông. Các mô liên kết dƣới da sẽ đƣợc loại bỏ bằng cơ học ( công đoạn nạo thịt).
Sau khi loại bỏ lớp biểu bì và các mô liên kết dƣới da, phần còn lại là lớp bì
đƣợc đƣa vào sản xuất da thuộc.

Dương Thị Hồng Lượng

23

Luận Văn Cao học


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Da thuộc - lớp bì của con da động vật, về cơ bản duy trì đƣợc cấu trúc xơ,
nhƣng các tính chất vật lý, hóa lý và hóa học của các thành phần cấu trúc của nó bị
thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng da.
Bộ da động vật cấu tạo từ:
- Lớp lông phủ
- Lớp biểu bì
- Lớp bì
- Lớp thịt( bạc nhạc) dƣới da
Trong da có các tuyến mồ hôi và tuyến mỡ, các dây thần kinh, các mạch

máu, các cơ. Trong sản xuất da thuộc chỉ sử dụng phần bì, còn trong sản xuất da
lông- lớp bì là lớp biểu bì và lớp lông.

Hình 1.2. Cấu tạo da động vật
I- Lớp biểu bì; II- Lớp bì; III- Lớp bạc nhạc; IV- Lớp mặt da; V- Lớp nhú; VILớp lƣới
1- Chân lông; 2- Lớp sừng; 3- Lông; 4- Tuyến chất nhờn; 5- Tuyến mồ hôi; 6Chùm xơ colagen; 7- Mặt cắt ngang của các xơ colagen; 8- Lớp mỡ
Dương Thị Hồng Lượng

24

Luận Văn Cao học


×