Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh thái và tiện nghi của vải làm quần áo bảo hộ cản xạ nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 70 trang )

Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ........................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 7
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... 9
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................ 11
1.1 Tiện nghi của trang phục ................................................................................ 11
1.1.1 Khái niệm về tiện nghi trang phục .............................................................. 11
1.1.2 Tính tiện nghi của vải và cấu trúc trang phục ............................................. 13
1.2 Bức xạ ion hóa và yêu cầu bảo hộ cản xạ ...................................................... 15
1.2.1 Ích lợi và tác hại của bức xạ ion hóa ........................................................... 15
1.2.2 Yêu cầu bảo hộ cản xạ ................................................................................ 16
1.3 Áo bảo hộ cản xạ ............................................................................................ 16
1.3.1 Phân loại áo bảo hộ cản xạ .......................................................................... 16
1.3.2 Đặc điểm một số loại áo bảo hộ cản xạ thông dụng ................................... 17
1.3.2.1 Tạp dề cản xạ ........................................................................................... 17
1.3.2.2 Măng tô cản xạ ......................................................................................... 17
1.3.2.3 Áo váy rời quây kín .................................................................................. 18
1.3.3 Vải làm quần áo bảo hộ cản xạ ................................................................... 19
1.3.3.1 Màng cao su cản xạ .................................................................................. 19
1.3.3.2 Vải bọc ngoài ........................................................................................... 20
1.4 An toàn sinh thái ............................................................................................ 20
1.4.1 Khái niệm chung ......................................................................................... 20
1.4.2 Độc tính của kim loại nặng ......................................................................... 23


1.5 Kết luận tổng quan ......................................................................................... 27
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 28

Trần Tiến Dương

1

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 28
2.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28
2.4 Chuẩn bị thí nghiệm ....................................................................................... 28
2.4.1 Chuẩn bị mẫu .............................................................................................. 28
2.4.2 Xác định một số tính chất cơ lý của vải làm áo bảo hộ cản xạ .................. 29
2.4.2.1 Xác định độ bền kéo cho màng cản xạ..................................................... 29
2.4.2.2 Xác định độ bền kéo cho lớp vải bọc ngoài ............................................. 30
2.4.2.3 Độ bền xé rách cho màng cản xạ ............................................................. 31
2.4.2.4 Độ bền xé rách cho lớp vải bọc ngoài ...................................................... 32
2.4.2.5 Độ chống thấm của vải bọc ngoài ............................................................ 33
2.4.2.6 Thiết bị thí nghiệm cơ lý .......................................................................... 34
2.4.3 Đo nhiệt độ cơ thể của người mặc thử áo bảo hộ cản xạ ............................ 35
2.4.3.1 Cơ sở nghiên cứu ..................................................................................... 35
2.4.3.2 Quy trình thí nghiệm ................................................................................ 35
2.4.3.3 Phương pháp đo và đánh giá kết quả ....................................................... 36

2.4.4 Phân tích cấu trúc áo bảo hộ cản xạ ............................................................ 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 39
3.1 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 39
3.1.1 Độ bền kéo và độ giãn của màng cản xạ và vải bọc ngoài ......................... 39
3.1.2 Độ bền xé màng cản xạ và vải bọc goài ...................................................... 41
3.1.3 Độ kín nước của vải bọc ngoài.................................................................... 43
3.1.4 Cấu trúc áo bảo hộ cản xạ ........................................................................... 44
3.1.4.1 Các số đo chính trên áo bảo hộ cản xạ mẫu ............................................. 44
3.1.4.2 Cấu trúc đường may trên áo mẫu ............................................................. 44
3.1.4.3 Đặc điểm vải và vật liệu may áo bảo hộ cản xạ ....................................... 46
3.1.5 Nhiệt độ cơ thể khi mặc áo bảo hộ cản xạ .................................................. 47
3.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 48
3.2.1 Quan hệ giữa đặc tính cơ lý của vải làm áo bảo hộ cản xạ với tính tiện nghi
sinh thái của áo ..................................................................................................... 48
3.2.1.1 Độ bền kéo đứt ......................................................................................... 48

Trần Tiến Dương

2

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

3.2.1.2 Độ bền xé màng cản xạ và vải bọc ngoài ................................................. 52
3.2.1.3 Độ kín nước của vải bọc ngoài................................................................. 54
3.2.2 Cấu trúc áo bảo hộ cản xạ với tính tiện nghi và sinh thái ........................... 56

3.2.2.1 Kết cấu và kiểu dáng áo bảo hộ cản xạ .................................................... 56
3.2.3 Tính tiện nghi mặc qua sự căng thẳng nhiệt độ cơ thể................................ 58
3.3 Kết luận của luận văn ..................................................................................... 61
KHUYẾN CÁO CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ÁO BẢO HỘ CẢN XẠ.................. 63
4.1 Lựa chọn kích thước: ..................................................................................... 63
4.2 Vệ sinh sản phẩm ........................................................................................... 64
4.3 Bảo quản áo khi không mặc ........................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 66
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 68

Trần Tiến Dương

3

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 - Phân loại chất độc theo mức độ nguy hiểm ........................................... 23
Bảng 1.2 - Phân bố các kim loại nặng trong bảng tuần hoàn Mendeleev. ............... 24
Bảng 1.3 - Bảng tiêu chuẩn bộ y tế về giới hạn hàm lượng kim loại nặng trong
nước ăn uống ............................................................................................................ 25
Bảng 2.1 - Mẫu áo bảo hộ cản xạ được nghiên cứu ................................................. 29
Bảng 3.1 - Bảng xác định độ bền kéo và giãn đứt mẫu M0 theo phương ngang ..... 39
Bảng 3.2 - Bảng xác định độ bền kéo và giãn đứt mẫu Mo theo phương dọc ......... 39
Bảng 3.3 - Bảng xác định độ bền kéo và giãn đứt mẫu M1 theo phương ngang ..... 40

Bảng 3.4 - Bảng xác định độ bền kéo và giãn đứt mẫu M1 theo phương dọc ......... 40
Bảng 3.5 - Bảng xác định độ bền kéo và giãn đứt mẫu M2 theo phương ngang ..... 40
Bảng 3.6 - Bảng xác định độ bền kéo và giãn đứt mẫu M2 theo phương dọc ......... 41
Bảng 3.7 - Bảng xác định độ bền xé rách của mẫu Mo theo phương ngang ........... 41
Bảng 3.8 - Bảng xác định độ bền xé rách của mẫu Mo theo phương dọc ............... 41
Bảng 3.9 - Bảng xác định độ bền xé rách của mẫu M1 theo phương ngang ........... 42
Bảng 3.10 - Bảng xác định độ bền xé rách của mẫu M1 theo phương dọc ............. 42
Bảng 3.11 - Bảng xác định độ bền xé rách của mẫu M2 theo phương ngang ......... 42
Bảng 3.12 - Bảng xác định độ bền xé rách của mẫu M2 theo phương dọc ............. 43
Bảng 3.13 - Bảng kết quả chống thấm của mẫu vải tráng phủ Mo .......................... 43
Bảng 3.14 - Bảng kết quả chống thấm của mẫu vải tráng phủ M1 .......................... 43
Bảng 3.15 - Bảng kết quả chống thấm của mẫu vải tráng phủ M2 .......................... 43
Bảng 3.16 - Khối lượng m2 màng cản xạ trên các mẫu áo bảo hộ cản xạ ............... 47
Bảng 3.17 - Đặc tính kéo đứt của màng cản xạ ....................................................... 49
Bảng 3.18 - Đặc tính kéo đứt của vải bọc ngoài ...................................................... 50
Bảng 3.19 - So sánh độ bền xé rách của màng cản xạ và vải bọc ngoài. ................. 53
Bảng 3.20 - Đặc tính chống thấm của vải bọc ngoài ............................................... 55
Bảng 4.1 - Bảng size tiêu chuẩn của quần áo bảo hộ cản xạ ................................... 63

Trần Tiến Dương

4

Ngành CN vật liệu Dệt - May


-

Luận văn cao học


Khóa 2009 - 2011

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 - Cải thiện tính tiện nghi của vải tráng phủ bằng công nghệ nano............ 13
Hình 1.2 - Tạp dề bảo hộ cản xạ. ............................................................................. 17
Hình 1.3 - Măng tô bảo hộ cản xạ. ........................................................................... 18
Hình 1.4 - Áo váy rời bảo hộ cản xạ ........................................................................ 18
Hình 2.1 - Hình dáng, kích thước mẫu thử kéo đứt ................................................. 29
Hình 2.2 - Mẫu kéo đứt vải bọc ngoài ..................................................................... 31
Hình 2.3 - Mẫu xé rách cho màng cản xạ ................................................................ 32
Hình 2.4 - Mẫu xé rách vải bọc ngoài ...................................................................... 32
Hình 2.5 - Thiết bị thí nghiệm chính ........................................................................ 34
Hình 2.6 - Cách thức tiến hành đo nhiệt độ cơ thể và đánh giá cảm nhận chủ quan
về tính tiện nghi của các đối tượng mặc thử ............................................................ 36
Hình 2.7 - Bố trí sensor đo nhiệt độ lên đối tượng mặc thử áo ............................... 37
Hình 2.8 - Đo nhiệt độ trên cơ thểkhi mặc thử áo bảo hộ cản xạ ........................... 38
Hình 3.1 - Thông số kích thước tạp dề bảo hộ cản xạ ............................................. 44
Hình 3.2 - Đường may liên kết trên tạp dề bảo hộ cản xạ ....................................... 45
Hình 3.3 - Cấu trúc mặt ngoài .................................................................................. 46
Hình 3.4 - Ảnh SEM các mẫu màng cản xạ. ............................................................ 47

Trần Tiến Dương

5

Ngành CN vật liệu Dệt - May


-


Luận văn cao học

Trần Tiến Dương

Khóa 2009 - 2011

6

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

LỜI NÓI ĐẦU
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến
sĩ Lê Phúc Bình người Thầy đã hướng dẫn tác giả tiếp cận với phương pháp làm
việc khoa học cũng như cơ hội được trở thành một người làm nghiên cứu. Sự
hướng dẫn tận tình, động viên khích lệ của thầy trong suốt thời gian tôi thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn tập thể thầy cô giáo Viện Dệt May Da Giầy & Thời Trang - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn Viện Đào Tạo Sau Đại
Học, phòng thí nghiệm Polyme - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, phòng thí
nghiệm Cục quân nhu - Bộ quốc phòng, Viện Y học lao động và vệ sinh môi
trường - Bộ y tế đã giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã cùng chia sẻ, gánh vác mọi công việc tạo điều kiện để tôi yên
tâm hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2012
Tác giả

Trần Tiến Dương

Trần Tiến Dương

7

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận
văn là do tác giả nghiên cứu, do tác giả tự trình bày, không sao chép từ các tài liệu
khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng như
các kết quả nghiên cứu trong Luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2012
Tác giả

Trần Tiến Dương


Trần Tiến Dương

8

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

M0

Mẫu vật liệu dùng làm áo bảo hộ cản xạ, có chì, độ tương đương
0,35mm chì

M1

Mẫu vật liệu dùng làm áo bảo hộ cản xạ, có chì, độ tương đương
0,25mm chì

M2

Mẫu vật liệu dùng làm áo bảo hộ cản xạ, có chì, độ tương đương
0,5mm chì


ISO

(Thuộc) Tiêu chuẩn Quốc Tế

ASTM

(Thuộc) Tiêu chuẩn Mỹ

DIN

(Thuộc) Tiêu chuẩn Đức

TCVN

(Thuộc) Tiêu chuẩn Việt Nam

Trần Tiến Dương

9

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

MỞ ĐẦU
Ngày nay các thiết bị chuẩn đoán và điều trị dùng bức xạ đã trở thành công

cụ không thể thiếu ở các bệnh viện công và tư ở Việt Nam. Ứng dụng hạt nhân đó
đã đem lại nhiều lợi ích to lớn song cũng đặt ra những vấn đề rất lớn về an toàn
phóng xạ cho những người làm việc với các thiết bị này.
Đến nay vải và quần áo bảo hộ cản xạ cho các nhân viên y tế chưa được sản
xuất ở Việt Nam, sản phẩm nhập khẩu không được kiểm định chất lượng, thông tin
về sản phẩm này còn rất hạn chế. Vì vậy việc “ nghiên cứu một số đặc tính sinh
thái và tiện nghi của vải làm quần áo bảo hộ cản xạ nhập khẩu ” ở Việt Nam là
một việc làm cần thiết nhằm giúp cho việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm phù hợp,
hiệu quả.
Những nội dung chính trong Luận văn bao gồm:
Chương I: Tổng quan
Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Trần Tiến Dương

10

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Tiện nghi của trang phục

1.1.1 Khái niệm về tiện nghi trang phục
Một trang phục có tính tiện nghi hay trang phục phù hợp được hiểu là
người mặc sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và an toàn về phương diện tâm sinh lý
trong một môi trường sử dụng cụ thể. Tiện nghi trang phục bị chi phối bởi nhiều
yếu tố khác nhau như đặc tính vải, cấu trúc của quần áo và cảm nhận tâm sinh lý
của người mặc. Tính tiện nghi trong một môi trường cụ thể được thể hiện qua
nhiều yếu tố đặc trưng như: các yếu tố vật lý, tâm sinh lý phù hợp với nó.
Có thể nói, tiện nghi mặc của trang phục là đặc tính quan trọng nhất của
quần áo. Các nghiên cứu điều tra người sử dụng và các nghiên cứu khoa học đặc
tính cơ lý của quần áo cho thấy có các ảnh hưởng của các yếu tố cơ lý đến sự
cảm nhận tiện nghi đối với người mặc. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, các
tiêu chí chủ yếu để thỏa mãn tính tiện nghi mặc bao gồm tính tiện nghi xúc giác,
nhiệt, ẩm, vận động, an toàn và thẩm mĩ. Duy trì cân bằng nhiệt được cho
là thuộc tính thoải mái vật lý

quan trọng nhất của quần áo thông

thường. Các thông số cấu trúc của vải có ảnh hưởng lớn đến tính chất nhiệt,
thoáng khí và độ ổn định nhiệt của trang phục. Tính thoáng khí cao cho phép
nâng cao khả năng truyền nhiệt, truyền ẩm, do đó làm thay đổi cảm giác nóng
lạnh của người mặc. Trái lại khi độ thoáng khí giảm thì khả năng truyền nhiệt,
truyền ẩm qua vải giảm khiến cho người mặc không bị mất nhiệt và có cảm giác
ấm áp vào mùa đông và nóng bức vào mùa hè /6/.
Trong nghiên cứu của tác giả Behera /8/, tính tiện nghi mặc được xem xét
trên các phương diện: Tâm lý thoải mái, xúc giác thoải mái và tiện nghi nhiệt ẩm.
Trong đó khẳng định rằng: Tâm lý thoải mái không có mối quan hệ định lượng
với tính chất vải mà chủ yếu liên quan đến quan niệm về thời trang, thương hiệu
và thông tin về chức năng sản phẩm cụ thể. Xúc giác thoải mái chủ yếu phụ
thuộc vào tính chất cơ học và đặc điểm bề mặt của vải. Các tính chất này đối với


Trần Tiến Dương

11

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

vải may mặc thông thường thường được đánh giá bằng cảm giác sờ tay hay chỉ
số tổng hợp Kawabata. Tính thoải mái nhiệt liên quan đến đặc tính truyền
dẫn nhiệt ẩm của vải, cụ thể là khả năng truyền nhiệt, truyền ẩm và độ thoáng
khí.
Trên thực tế các hãng sản xuất quần áo đưa ra rất nhiều trang phục với các
loại nguyên liệu khác nhau, kiểu cách, kích cỡ và màu sắc khác nhau để thỏa mãn
các tiêu chí về nhiệt ẩm, xúc giác và tâm lý. Điều này cũng cho thấy, một bộ
trang phục có tính tiện nghi cao cho môi trường này chưa hẳn đã tiện nghi ở môi
trường khác. Ví dụ: áo bảo hộ chống cháy không đủ tiện nghi cho bảo hộ cản xạ
và ngược lại do tiêu chí an toàn cản xạ và chống cháy không được thỏa mãn khi
tráo đổi.
Đối với quần áo thông thường đặc tính tiện nghi sinh thái thường quan
tâm đến đặc tính truyền nhiệt, truyền ẩm, cảm giác sở tay. Song với áo bảo hộ
cản xạ thì những tiêu chí này chưa phải là quan trọng nhất. Nếu không cản xạ
được thì người ta không mặc chúng vì vấn đề an toàn cho sức khỏe. Nếu không
an toàn thì người sử dụng chẳng thể nào cảm thấy tiện nghi.
Tương tự như hệ số chỉ tiêu tổng hợp Kawabata dùng để đánh giá tính tiện
nghi xúc giác khi sờ tay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tính tiện
nghi mặc cho các áo chức năng bằng đại lượng tổng hợp để có thể nhận biết được

tính tiện nghi mặc của quần áo một cách tính khách quan thông qua mặc thử.
Việc đánh giá cảm nhận của người mặc về tính tiện nghi của quần áo thông qua
tình trạng căng thẳng nhiệt độ cơ thể người mặc /17/. Việc thử nghiệm được tiến
hành trong buồng môi trường được kiểm soát theo cách thức đã định trước (phù
hợp điều kiện sử dụng thực tế của quần áo thử). Số liệu nhiệt độ cơ thể được thu
thập và phân tích để thấy được phản ứng của cơ thể người mặc khi mặc thử. Tuy
nhiên kỹ thuật mặc thử cũng có một số điểm hạn chế. Một là: kết quả đánh giá
phần nào còn mang tính chủ quan và phụ thuộc vào trạng thái cơ thể của người
mặc thử. Hai là không thể chỉ rõ được cấp độ hài lòng hay tiện nghi một cách chi tiết.

Trần Tiến Dương

12

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

1.1.2 Tính tiện nghi của vải và cấu trúc trang phục
Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã tiến hành nghiên cứu và dự đoán
tính tiện nghi của vải và coi đó là cơ sở để lựa chọn vật liệu may trang phục phù
hợp cũng như để sản xuất được các loại vải có tính tiện nghi cao. Trong nghiên
cứu dự đoán tính chất tiện nghi xúc giác của vải bằng phân tích hồi quy của tác
giả SZTANDERA và cộng sự /9/ đã đi tìm mối quan hệ giữa đặc tính cơ học và
tính chất tiện nghi xúc giác của vải. Trong đó tính tiện nghi xúc giác được đánh
giá khách quan bởi hệ thống đánh giá Kawabata đồng thời với việc đánh giá chủ
quan cảm giác sờ tay của vải bởi các chuyên gia. Các mẫu đánh giá được xây

dựng theo hệ thống quy hoạch hồi quy để phân tích và lập bản đồ các mối quan
hệ của chúng với các tính chất cơ học. Từ đó có thể dự đoán tính tiện nghi của
vải thông qua việc đo các tính chất cơ học đặc trưng.
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Gibson /10/ cho xử lý chống thấm
vải làm quân phục nhằm thỏa mãn yêu cầu chống thấm cho quần áo đặc chủng
nhưng hạn chế tác động tiêu cực đến tính tiện nghi nhiệt ẩm. Giải pháp ở đây là
cải thiện tính thấm nước bề mặt trong của vải. Giải pháp này đã được thỏa mãn
bằng công nghệ tráng phủ nano. Kết quả của vải tráng phủ bằng công nghệ nano
được giới thiệu trên hình (hình-1.8).
a - Giọt nước trên mặt vải
có phủ màng PTFE
b - Vải Nylon được phủ
Silicon
c - Vải quân phục chưa
xử lý chống thấm
d - Vải quân phục đã xử
lý chống thấm bằng Công
nghệ nano

Hình 1.1 - Cải thiện tính tiện nghi của vải tráng phủ bằng công nghệ nano.
Trần Tiến Dương

13

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011


Khái quát lại có thể thấy, các đặc tính cơ lý của vái có ảnh hưởng đáng kể
đến tính tiện nghi và sinh thái của trang phục, chẳng hạn như: độ bền kéo đứt cho
biết khả năng chịu lực của vải, là thông tin để dự đoán độ bền rách và đặc tính
biến dạng của quần áo làm cơ sở cho thiết kế cấu trúc quần áo và dự tính trước
được độ an toàn che phủ. Tùy theo yêu cầu cụ thể của môi trường sử dụng mà
yêu cầu này có thể cao hoặc thấp, sao cho đặt tới điểm tối ưu về hiệu quả sử
dụng. Độ giãn kéo đứt nói đến sự tăng kích thước theo một chiều do sự tác động
ngoại lực. Tùy theo yêu cầu của sản phẩm hoặc phụ thuộc vào cấu trúc của vật
liệu mà độ giãn được nhìn nhận là yếu tố tích cực hay tiêu cực cho tính tiện nghi.
Cảm giác sờ tay của vải là một đặc trưng tiện nghi quan trọng cho các sản
phẩm may mặc. Cảm giác sờ tay không đồng nghĩa với cảm giác tiếp xúc da với
vải. Cảm giác sờ tay là tình huống thu nhận thông tin động và phức tạp hơn, nó
cho các thông tin tổng hợp về vật liệu được sử dụng trong nhiều tình huống và
môi trường khác nhau. Vì vậy nó phụ thuộc nhiều vào khả năng xúc giác và kinh
nghiệm sống của từng người. Hiện nay đánh giá cảm giác sờ tay thường đi theo 2
phương án là: Đánh giá chuyên (AATCC5) và sử dụng hệ thống đánh giá tổng
hợp KAWABATA với hệ thống có 4 thiết bị: kéo/ trượt, nén, uốn và nhám bề
mặt.
Cấu trúc của trang phục có ảnh hưởng rất lớn đến các đặc tính tiện nghi và
sinh thái của nó. Với cùng loại vật liệu mà trang phục có cấu trúc khác nhau sẽ
có đặc tính tiện nghi sinh thái khác nhau. Với một số loại vải có đặc tính tiện
nghi thấp vẫn có thể tạo ra trang phục có tính tiện nghi cao hơn, nhờ có trang
phục có cấu trúc hợp lý. Chẳng hạn, tính truyền nhiệt giữa cơ thể và môi trường
có thể diễn ra theo 3 cơ chế là:
Truyền nhiệt tiếp xúc: lan truyền nhiệt độ trên vật liệu từ 2 vùng có nhiệt độ khác
nhau.
Truyền nhiệt đối lưu: lan truyền nhiệt độ nhờ dòng khí đối lưu qua cấu trúc của
vật liệu hay cử động áo.
Truyền nhiệt bức xạ: lan truyền nhiệt độ bằng sóng điện từ qua cấu trúc của vật liệu.


Trần Tiến Dương

14

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

Như vậy, nếu vật liệu không có khả năng truyền nhiệt thứ nhất và thứ 3 thì
có thể cải thiện tính truyền nhiệt bởi cấu trúc trang phục để tăng khả năng đối lưu
nhờ dòng khí. Tương tự như truyền nhiệt, tính truyền ẩm hay thoáng khí cũng có
thể được điều tiết bởi vật liệu may và cấu trúc trang phục.
Trong các quần áo chức năng, đôi khi việc thỏa mãn các tiêu chí lại có xu
hướng nghịch nhau. Chẳng hạn, tính thoáng khí cùng tính tiện nghi nhiệt ẩm đối
lập với tính không ngấm nước. Người ra cũng đã có nghiều nghiên cứu và phát
triển để tìm đến một điểm tối ưu cho cả 2 đặc tính này. Đó là các loại vải vừa kín
nước mà vẫn có độ thoáng khí hay truyền dẫn nhiệt ẩm ở chừng mực nào đó. Tuy
nhiên giải pháp này thường đòi hỏi công nghệ sản xuất phức tạp, nguyên liệu và
chi phí sản xuất cao.
1.2 Bức xạ ion hóa và yêu cầu bảo hộ cản xạ
1.2.1 Ích lợi và tác hại của bức xạ ion hóa
Tia X là một bức xạ điện từ phát ra từ hạt nhân nguyên tử, mang năng
lượng lớn. Tia X có thể Ion hóa gián tiếp các nguyên tử vật chất trong môi trường
nó đi qua. Dựa vào khả năng đâm xuyên qua vật chất, tia Rơngen được ứng dụng
rộng rãi trong y tế và công nghiệp như: ghi nhận bức xạ truyền qua ở các thiết bị
X quang, CT, Angio. Dựa vào tính chất không phân biệt về mặt hóa học giữa

đồng vị phóng xạ và đồng vị bền cùng với khả năng được ghi nhận bởi hệ thống
đo đạc rất nhạy, tia Rơngen được ứng dụng vào phương pháp đánh dấu phóng xạ:
chẩn đoán hình ảnh PET, SPECT /1/.
Do tia X là một bức xạ điện từ phát ra từ hạt nhân nguyên tử, mang năng
lượng lớn. Tia X có thể Ion hóa gián tiếp các nguyên tử vật chất trong môi trường
nó đi qua. Khi bị tia bức xạ chiếu vào cơ thể, nạn nhân có thể bị nhiễm độc cấp
tính và mãn tính. Nhiễm độc cấp tính phát bệnh rất nhanh ngay sau khi nhiễm
phóng xạ vài giờ hoặc vài ngày. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới: khi nhận
liều chiếu trên 300 Rem (1 rem = 0.01 Sv) sẽ xuất hiện các triệu chứng: Rối loại
chức năng thần kinh trung ương, cảm giác mệt mỏi, da bị bỏng ở chỗ phóng xạ đi
qua, cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề, liên kết hóa học của ADN trong tế
Trần Tiến Dương

15

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

bào vùng nhiễm xạ bị bẻ gãy, suy nhược cơ thể dẫn đến chết. Ở nhiễm độc mãn
tính các triệu chứng xuất hiện muộn sau vài năm, thậm chí hàng chục năm sau
khi nhiễm xạ. Biểu hiện thường xảy ra là mệt mỏi, suy nhược, nôn mửa, rụng tóc,
ung thư /2/.
Do mang năng lượng cao, nên tia X có khả năng đâm xuyên lớn, muốn
cản nó phải dùng các kim loại nặng hay vật liệu dày. Trong bảo hộ lao động cho
người làm việc với nguồn bức xạ tia X hay phóng xạ hạt nhân thường sử dụng áo
bảo hộ cản xạ.

1.2.2 Yêu cầu bảo hộ cản xạ
Theo TCVN 6561:1999 An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở X quang y
tế. Nhân viên làm việc với máy phát tia X chuẩn đoán, điều trị phải được trang bị
và phải sử dụng quần áo bảo hộ cản xạ có độ dày tương đương chì là 0.25 mm,
kích thước của sản phẩm phải đảm bảo che chắn an toàn cho phần thân và bộ
phận sinh dục khỏi các tia X. Tấm che chắn cho bộ phận sinh dục phải có độ dày
chì tương đương là 0.5 mm chì. Điều đó cho thấy, áo bảo hộ cản xạ là trang bị
bắt buộc cho người làm việc với nguồn bức xạ để giảm thiểu ảnh hưởng có hại
của bức xạ đến sức khỏe.
1.3 Áo bảo hộ cản xạ
1.3.1 Phân loại áo bảo hộ cản xạ
Hiện nay trên thị trường thế giới có rất nhiều chủng loại quần áo bảo hộ
cản xạ, chúng khác nhau về mẫu mã, thành phần cấu tạo và khả năng cản xạ
tương đương chì và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu cản xạ trong các môi
trường làm việc với bức xạ. Theo mức độ che phủ của vật liệu cản xạ có thể chia
chúng thành 3 nhóm:
- Tạp dề che thân trước.
- Tạp dề quây kín.
- Tạp dề quây kín tách rời 2 phần áo và váy.
Theo thành phần cấu tạo của lớp cản xạ có 3 nhóm: Áo chì , áo ít chì và áo không
chì. Theo mức độ cản xạ có các nhóm cấp độ cản xạ: 0,25 mmPb; 0,35 mmPb;
Trần Tiến Dương

16

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học


Khóa 2009 - 2011

0,5 mmPb; 1 mmPb.
1.3.2 Đặc điểm một số loại áo bảo hộ cản xạ thông dụng
1.3.2.1 Tạp dề cản xạ
Chủng loại sản phẩm này chỉ bảo vệ phần thân trước cơ thể, giúp giảm
đáng kể trọng lượng áo, cho phép cử động, di chuyển linh hoạt hơn các chủng
loại sản phẩm khác. Sản phẩm cũng bao gồm những tính năng tiêu chuẩn (đệm
vai, túi, kích thước chuẩn). Sản phẩm được thiết kế phần đóng mở thoải mái và
ôm sát cơ thể tại phần ngang hông có tác dụng giảm trọng lực trên vải.
Độ dày cản xạ, tương đương chì đồng nhất trên toàn áo. Các áo được sản
xuất với các độ cản xạ khác nhau, trong đó có 3 loại chính: 0,25 mm Pb; 0,35
mm Pb và 0,5 mm Pb. Thích hợp cho làm việc ở các vùng điện áp nguồn phát
đến 100 kV.

Hình 1.2 - Tạp dề bảo hộ cản xạ.
1.3.2.2 Măng tô cản xạ
Chủng loại sản phẩm này cho phép bảo vệ toàn bộ phần thân người mặc.
Để giảm trọng lượng lên phần vai của áo, nhà sản xuất đã thiết kế thêm phần đai
áo để chuyển một phần trọng lượng của áo xuống hông. Sản phẩm đều kèm theo
miếng đệm vai và túi tiêu chuẩn.

Trần Tiến Dương

17

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học


Khóa 2009 - 2011

Hình 1.3 - Măng tô bảo hộ cản xạ.
Độ dày cản xạ, tương đương chì của áo bảo hộ cản xạ măng tô loại nhẹ
không dưới 0.25 mm Pb trên toàn bộ thân trước và sau. Loại trung bình có độ
dày cản xạ thân trước 0.35 mm Pb còn ở phần thân sau là 0.25 mm Pb. Áo bảo hộ
cản xạ loại nặng có độ dày cản xạ thân trước là 0.5 mm Pb còn ở phần thân sau là
0.25 mm Pb. Thích hợp cho làm việc ở các vùng điện áp nguồn phát đến 125 kV.
1.3.2.3 Áo váy rời quây kín
Với thiết kế dạng này phần áo trên, váy dưới được tách rời nhằm mục đích
chuyển trọng lượng phần váy lên các vùng hông người mặc, tăng khả năng vận
động. Phần chồng lấn 2 vạt trước của áo và váy làm tăng độ dày cản xạ cho phần
ngực và phần cơ quan sinh sản. Do 2 vạt thân trước chồng lên nhau trên một bản
rộng, nên cho phép thay đổi kích thước ngang dễ dàng để phù hợp cho nhiều cỡ
vòng ngực của người mặc. Sản phẩm loại này sử dụng cho cả nam và nữ.

Hình 1.4 - Áo váy rời bảo hộ cản xạ
Trần Tiến Dương

18

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

Độ dày cản xạ, tương đương chì của áo bảo hộ cản xạ loại nhẹ không dưới

0.25 mmPb trên toàn bộ thân trước và sau. Loại trung bình có độ dày cản xạ thân
trước 0.35 mm Pb còn ở phần thân sau là 0.25 mm Pb. Áo bảo hộ cản xạ loại
nặng có độ dày cản xạ thân trước là 0.5 mm Pb còn ở phần thân sau là 0.25 mm
Pb. Thích hợp cho làm việc ở các vùng điện áp nguồn phát đến 125 kV.
Tuy có nhiều chủng loại, song nhìn chung áo bảo hộ cản xạ đều có chung
một vài dạng cấu trúc như: phần cản xạ có nhiều lớp trong đó có ít nhất một lớp
vật liệu cản xạ có độ dày cản xạ tương đương chì theo yêu cầu và các lớp bảo vệ
lớp cản xạ. Kiểu cách các phần trên áo có nhiều điểm tương đồng với các nhóm
quần áo thông thường. Liên kết các chi tiết của áo được thực hiện bằng các
đường may một kim, mũi 301 /2/.
1.3.3 Vải làm quần áo bảo hộ cản xạ
1.3.3.1 Màng cao su cản xạ
Lớp cao su chì là lớp quyết định khả năng bảo vệ cản xạ của quần áo bảo
hộ cản xạ. Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật JIS Z4806, vật liệu không thể
thiếu dùng để sản xuất quần áo cản xạ là chì (Pb) hoặc hợp chất của chì. Tuy
nhiên bản thân chì là một thành phần có hại và gây ảnh hưởng đến cơ thể người
sử dụng, vì vậy người ta đã đề xuất một số vật liệu khác thay thế chì như:
tungsten (W), tin (Sn), antimony (Sb), bithmus (Bi). Mặt khác để dễ dàng trong
việc tạo dáng sản phẩm, vật liệu đòi hỏi phải có sự mềm dẻo vì thế người ta
thường trộn lẫn những vật liệu trên với cao su hoặc nhựa tạo ra vật liệu hỗn hợp.
Tuy nhiên tungsten và bithmus (Bi) là vật liệu khá đắt, Antimony (Sb) và tin (Sn)
thì có khả năng cản xạ không cao, do đó để đạt được độ cản xạ đương chì mong
muốn thì cần phải tăng bề dày vật liệu, điều này làm ảnh hưởng tới tính mềm dẻo
của áo. Ngoài ra antimony (Sb) cũng có độc tính không kém gì so với chì.
Tỷ lệ vật liệu cao su nền trong hợp chất cao su chì là khá nhỏ. Theo
nghiên cứu của Babara Ballsieper về tỷ lệ pha trộn hỗn hợp đối với vật liệu cản
xạ thì vật liệu nền thường có tỷ lệ từ 10% đến 22% trong hỗn hợp để đảm bảo độ
bền cho màng cản xạ. Nếu giảm tỷ lệ của vật liệu nền có thể làm giảm độ bền vật

Trần Tiến Dương


19

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

liệu, nếu tăng sẽ làm giảm khả năng cản xạ của vật liệu. Kích thước của các hạt
chì trung bình từ 1 μm – 20 μm, nếu kích thước của các hạt kim loại cản xạ vượt
quá kích thước cho phép cũng làm cho cấu trúc của vật liệu kém bền. Những phát
minh hiện nay đã cung cấp những tấm chắn cản xạ vừa đảm bảo tính cản xạ cao,
đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, ít gây ra những vấn đề về môi trường và sức khỏe
người sử dụng. Được làm từ polymer hữu cơ kết hợp với tấm vật liệu cản xạ là
bột oxide chứa ít nhất một nguyên tố trong nhóm: lathanum (La), cerium (Ce),
praseodymium (Pm), neodymium (Nd), samarium (Sm), europium (Eu) và
gadolinium (Gd), những hạt oxit này có kích thước trung bình từ 1 μm – 20 μm
và tỷ lệ thể tích chứa đầy trong tấm chắn cản xạ là từ 40% - 80%. Kích thước
trung bình của hạt oxit được giữ trong phạm vi cho phép và tỷ lệ chứa đầy của
vật liệu phải được điều chỉnh vào khoảng định trước, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 40%
thì khả năng cản xạ không bảo đảm, mặt khác nếu tỷ lệ này vượt quá 80% thì sẽ
làm giảm độ bền cấu trúc của tấm cản xạ. Điều đó cho thấy tuy có dạng là lá cao
su mỏng, song tính chất của màng cản xạ có nhiều điểm rất khác biệt với màng
cao su thông thường do độ cứng, độ bền kéo và độ đàn hồi rất khác.
1.3.3.2 Vải bọc ngoài
Theo công bố của các hãng sản xuất thì vải bọc ngoài thường là các vải
hiệu năng cao (mỏng, nhẹ, và siêu bền) được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực
may mặc khác, như áo trượt tuyết, áo đi biển. Vải bọc ngoài thường là vải tráng

phủ có khả năng chống thấm và dễ vệ sinh sản phẩm, không hút ẩm, bền với nấm
mốc và vi sinh vật, bền với axit và kiềm cũng như các tác nhân tẩy, mồ hôi, chất
khử, chất oxy hóa, dễ vệ sinh sản phẩm, có khả năng chống nhàu và chịu lực tốt.
Ngăn cản không cho cơ thể người tiếp xúc trực tiếp với màng composite chứa
kim loại nặng, tránh sự gây độc của chì với cơ thể người và môi trường.
1.4 An toàn sinh thái
1.4.1 Khái niệm chung
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện và lây lan của nhiều loại bệnh
nguy hiểm như ung thư, AIDS, dị tật bẩm sinh ngày càng gia tăng và khó dự
Trần Tiến Dương

20

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

đoán ở nhiều nơi trên thế giới. Điều đó đã khiến con người quan tâm nhiều hơn
đến tác động ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Hiện nay sự an toàn của sản phẩm dệt may cho người tiêu dùng hay sinh thái của
sản phẩm dệt may đang là vấn đề thời sự.
Đối với các sản phẩm dệt may thông thường, ngoài các chỉ tiêu như bền
đẹp, thời trang, tiện nghi phải đạt yêu cầu sinh thái. Nghĩa là phải an toàn cho
người sử dụng không ảnh hưởng đến sức khỏe như không chứa dư thừa thuốc
bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại có ảnh hưởng đến sức khỏe như gây dị ứng da,
các bệnh đặc biệt và bệnh ung thư. Trên vải không được dư thừa các kim loại
nặng, thiếc ở dạng hữu cơ hoặc phenol, đa hóa, các chất màu Azo bị cấm không

được dư thừa Formandehyt /20/.
Trên thực tế, hầu hết các nguyên tố hóa học đều hiện diện trong môi
trường. Chúng góp phần tạo nên và duy trì sự sống trên trái đất này. Một số trong
số chúng được coi là chất độc tiềm tàng. Khi nồng độ của chúng tăng vượt quá
một giới hạn nào đó thì nó phát huy độc tính lên đối tượng. Chất độc được phân
làm 3 loại là:
- Chất độc bản chất: gồm các chất mà dù ở liều lượng nhỏ cũng gây độc
cho cơ thể sinh vật. Ví dụ; H2S, Pb, Be...
- Chất độc không bản chất: là các chất tự thân không là độc, nhưng ở một
môi trường nào đó nó lại phát tính độc.
- Chất độc theo liều lượng, là các chất ở nồng độ nền (cân bằng trong tự
nhiên) không gây độc, nhưng khi tích tụ ở mật độ cao mới phát tác tính độc.
Đối với mỗi chất, trạng thái tồn tại khác nhau cũng có ảnh hưởng khác
nhau đến môi trường. Ví dụ một số nguyên tố kim loại nặng như: thủy ngân,
coban, chì... có thể tồn tại trong đất, đá, khoáng vật trong tự nhiên đến vài chục
ppm vẫn không gây độc, nhưng khi chúng hòa tan vào nước thì chỉ với nồng độ
nhỏ hơn 1 ppm đã gây độc cho một số loại động thực vật. Ngoài ra, tác động của
độc tố còn chịu ảnh hưởng bởi thời gian. Khi ở nồng độ nhỏ mà tiếp xúc trong
thời gian dài cũng có thể gây độc và ảnh hưởng tới sinh thái môi trường.

Trần Tiến Dương

21

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011


Độc tố thường đi vào cơ thể động vật thông qua 3 con đường: tiêu hóa, hô
hấp và qua da. Chẳng hạn: khi đồ ăn thức uống nhiễm độc, sẽ thẩm thấu khi đi
qua ruột non, qua thận, gan, sữa mẹ. Khi hấp thụ không khí bị nhiễm độc, nó qua
các mao mạch ở phổi rồi vào máu. Do không được giải độc như qua đường tiêu
hóa, nên chất độc rất nhanh chóng tới được tim và ngay sau đó được bơm đến các
phủ tạng và hệ thần kinh trung ương. Tác động của chất độc qua đường hô hấp
nhanh gần như tiêm độc tố vào tĩnh mạch. Bụi khí độc có kích thước phân tử từ
1-5 µm dễ dàng đi vào các phế nang và phế quản, nếu lớn hơn 10 µm thì bị giữ
lại ở hệ thống hô hấp ngoài. Da động vật có cơ chế tự bảo vệ chống lại các yếu tố
hóa học, lý học và sinh học. Nhưng lớp mỡ dưới da lại nhạy cảm với một số
nguyên tố, nên một số độc tố có thể đi qua da để xâm nhập vào hệ tuần hoàn
chung của cơ thể. Một số hợp chất có thể đi qua da như: Xăng pha chì, nicotin,
các dung môi có clo, các hợp chất thuốc trừ sâu... nhiễm độc qua đường da càng
dễ xảy ra nếu da bị tổ thương.
Sau khi đi vào cơ thể, chúng sẽ đi vào máu và đến các vùng trong cơ thể.
Sau đó, một phần chất độc được bài tiết qua gan, thận (với chất độc tan trong
nước), qua phổi nếu chúng có thể hóa hơi. Khi chất độc đi vào cơ thể, sẽ xảy ra
phản ứng tương tác giữa nó và các cơ quan trong cơ thể. Phản ứng đó có thể làm
tăng hay giảm độc tính của chất độc, tùy thuộc vào các yếu tố như: bản chất và
cấu trúc của chất độc, liều lượng chất độc vào cơ thể, thời gian tác dụng, thể
trạng sức khỏe, tuổi tác, giới tính. Các chất độc không được bài tiết có thể tồn
lưu, tích lũy trong các mô, các cơ quan nội tạng, từ đó có thể gây ra các bệnh như
ung thư, hay đột biến về gien di truyền. Ví dụ như: Chì không gây độc ngay
nhưng lại tích tụ trong cơ thể, sau đó dưới tác động sinh hóa của cơ thể mới phát
tính độc.
Nồng độ cho phép dùng để khống chế tác động có hại của chất độc đến
sức khỏe của người. Theo tổ chức y tế thế giới: nồng độ tối đa cho phép là nồng
độ giới hạn khi con người tiếp xúc trong 8 giờ/ngày và 40 giờ/1 tuần mà sức


Trần Tiến Dương

22

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

khỏe không bị tổn hại. Ở Việt Nam, nồng độ cho phép được quy định trong văn
bản: “Những tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh- Bộ y tế“.
Chất độc về bản chất là chất có khả năng gây ức chế, rối loạn sinh lý, gây
nguy hại cho sức khỏe con người và sinh vật. Các chất độc có thể tồn tại theo các
dạng khác nhau: đơn chất, hợp chất, ion hay phân tử. Và vì vậy độc tính của
chúng cũng khác nhau. Chất độc có nguồn gốc từ hóa học có thể tồn tại ở cả 3
trạng thái là rắn, lỏng, khí. Các chất khí có thể thấm vào cơ thể trên diện rộng,
hay thông qua đường hô hấp, nên tác động của nó thường mạnh hơn chất lỏng và
rắn. Ngoài ra độc tính của chúng còn phụ thuộc vào các tính chất vật lý và hóa
học của hóa chất đó, chẳng hạn: Chất độc dạng hợp chất Hydrocarbon có tính
độc tỉ lệ thuận với số nguyên tử các bon trong phân tử. Những chất vô cơ có cùng
số lượng nguyên tố, thì chất nào có số nguyên tử ít hơn sẽ độc hơn (CO độc hơn
CO2). Số nguyên tử Halogen thay thế hydro càng nhiều thì chất đó càng độc
(CCl4 độc hơn CH3Cl).
Mức độ nguy hiểm của một số loại chất độc trên đối tượng nghiên cứu
thường được phân loại dựa theo giá trị LD50 hay LC50. Tuy nhiên mức độ nguy
hiểm lại khác nhau khi chúng xâm nhập bằng các con đường khác nhau. Sự khác
biệt này được thể hiện trên bảng 1.1.


Bảng 1.1 - Phân loại chất độc theo mức độ nguy hiểm
1.4.2 Độc tính của kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớp hơn 5g/cm3.
Trong tự nhiên có khoảng hơn 70 kim loại nặng. Kim loại nặng có hầu hết trong
Trần Tiến Dương

23

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

các mỏ khoáng sản với hàm lượng khác nhau, tùy thuộc vào từng loại khoáng sản
và từng vùng địa chất khac nhau. Trong các kim loại nặng thì chỉ có một số
nguyên tố là cần thiết cho các sinh vật ở một ngưỡng nào đấy, chúng là các
nguyên tố vi lượng như: Cu, Zn, Mn, B, Mo,… Đa số các kim loại nặng với đặc
tính bền vững trong môi trường, khả năng gây độc ở liều lượng thấp và tích lũy
lâu dài trong chuỗi thức ăn, được xem là chất nguy hại.

Bảng 1.2 - Phân bố các kim loại nặng trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
Các kim loại nặng Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn,… thường không
tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của cơ thể sinh vật mà thường
tích luỹ trong cơ thể chúng. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường
gặp trong các lưu vực nước, không khí gần các khu công nghiệp, các thành phố
lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ
cao của các kim loại nặng vượt quá mức cho phép. Ô nhiễm kim loại nặng có tác
động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người.


Trần Tiến Dương

24

Ngành CN vật liệu Dệt - May


Luận văn cao học

Khóa 2009 - 2011

Bảng 1.3 - Bảng tiêu chuẩn bộ y tế về giới hạn hàm lượng kim loại nặng
trong nước ăn uống
Chì là một trong số các kim loại nặng có tính độc hại cao. Chì đi vào cơ
thể thường đi qua đường nước uống, không khí, thức ăn và dụng cụ ăn uống
nhiễm chì. Tiêu chuấn cho phép theo WHO trong nước uống là 0,05 mg/ml nước.
Trong cuộc sống hàng ngày, chì thường xuyên có mặt ở trong sơn tường
và trần nhà, trong sơn các đồ chơi của trẻ em và có thành phần lớn trong vỏ trái
đất, trong rau hoa quả được trồng và tưới bón ở các môi trường và nước ô nhiễm.
Trong các sản phẩm công nghiệp như ắc qui, thiếc hàn, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc
nhuộm tóc, men gốm, sứ, đặc biệt trong xăng cho động cơ đốt trong. Ngoài ra
trong thức ăn và nước uống hàng ngày cũng chứa một hàm lượng chì hữu cơ và
vô cơ. Một số nơi vẫn còn sử dụng các ống dẫn nước bằng chì. Điều này trở nên
rất nguy hại nếu nước trong ống có độ PH thấp, khiến cho mặt tiếp xúc với nước
không được bảo vệ bởi 1 lớp Pb2CO3, là lớp khó tan trong nước. Trong trường
hợp này thì nguồn nước có thể nhiễm chì đến 3mg/l, trong khi giớp hạn cho phép
kể từ 2003 của nước uống là 25µm.

Trần Tiến Dương


25

Ngành CN vật liệu Dệt - May


×