Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và biện pháp kỹ thuật góp phần phát triển bền vững cây dó trầm (Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.06 KB, 42 trang )






LÊ VĂN THÀNH



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY DÓ
TRẦM (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) Ở VIỆT NAM



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP







HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM






LÊ VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY DÓ
TRẦM (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62 62 02 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn
GS.TS. Nguyễn Xuân Quát




HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực.

Nội dung của luận án có sử dụng một phần kết quả của đề tài nghiên cứu
Khoa học công nghệ cấp Bộ "Nghiên cứu đánh giá thực trạng và phát triển bền
vững cây Dó trầm (Aquilaria spp.)" được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2007
đến năm 2010 do PGS.TS Nguyễn Huy Sơn chủ trì và bản thân tác giả là cộng tác
viên chính của đề tài, là người trực tiếp thực hiện các nội dung, công việc như: thiết
kế, bố trí và theo dõi các thí nghiệm, thu thập số liệu ngoại nghiệp ở các vùng
nghiên cứu của đề tài và tham gia phân tích, xử lý số liệu, viết báo cáo. Các thông
tin, số liệu và tài liệu liên quan đến luận án đã được chủ trì đề tài cho phép sử dụng
và công bố trong luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người viết cam đoan



NCS. Lê Văn Thành





LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theo
chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 21, giai đoạn 2009 - 2013.

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Ban
Đào tạo, Hợp tác quốc tế; Ban Tổ chức, Hành chính, Viện Nghiên cứu Lâm sinh…
Tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS.TS
Nguyễn Huy Sơn, GS.TS Nguyễn Xuân Quát với tư cách là người hướng dẫn khoa

h
ọc đã dành nhiều thời gian và công sức để chỉ bảo, hướng dẫn tận tình giúp tác giả
hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Phòng
Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng (trước đây) và TS. Đỗ Văn Bản đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và cho phép tác giả sử dụng các thiết bị thí nghiệm
cũng như hiện trường để triển khai thự
c hiện một số nội dung của luận án này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đơn vị ở một số địa phương như:
Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Quảng Nam, Sở Khoa học và Công
nghệ Quảng Nam; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông lâm nghiệp kỹ thuật cao Hà
Tĩnh, xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; Công ty cổ phần sản xuất &
dịch vụ trầ
m hương, 57 ngõ I Đồng Xa, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội; Doanh nghiệp
tư nhân Hồng Ngọc, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; Ủy
ban nhân dân xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh,… đã cung cấp những
thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả triển khai các mô hình thí
nghiệm và thu thập số liệu ngoài hiện trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơ
n tới người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Lê Văn Thành

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN i

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN ÁN vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của luận án 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2
3. Ý nghĩ
a khoa học và thực tiễn của luận án 3
4. Những đóng góp mới của luận án 3
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: là loài Dó bầu (Aquilaria crassna). 3
5.2. Địa điểm nghiên cứu 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7. Bố cục luận án 4
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨ
U 6
1.1. Trên thế giới 6
1.1.1. Phân loại thực vật và phân bố 6
1.1.2. Công dụng và giá trị của trầm hương 7
1.1.3. Nhân giống và gây trồng dó trầm 9
1.1.4. Tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ 10
1.2. Ở Việt Nam 18
1.2.1. Phân loại thực vật và phân bố tự nhiên của các loài dó ở Việt Nam 18
1.2.2. Trầm hương, công dụng và giá trị sử dụng 19
1.2.3. Th
ực trạng gây trồng và chọn tạo giống Dó bầu 20
1.2.4. Thực trạng tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Nội dung nghiên cứu 32
2.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu 32

2.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng 32
2.1.3. Nghiên cứu thử nghiệm mộ
t số biện pháp kỹ thuật tác động tạo trầm 32
2.1.4. Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu ở 33
2.1.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầu 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận 33
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể và kỹ thuật sử dụng 34
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 48
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
3.1. Một số đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu 49
3.1.1. Kết quả nghiên cứu về phân bố tự nhiên và đặc điể
m quần thể của Dó bầu .49
3.1.2. Đặc điểm khí hậu nơi có quần thể Dó bầu phân bố tự nhiên 53
3.1.3. Đặc điểm đất đai dưới những quần thể tự nhiên có Dó bầu phân bố 55
3.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng 58
3.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con 58
3.2.2. Kết quả khảo nghi
ệm xuất xứ ở một số vùng sinh thái trọng điểm 67
3.2.3. Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng 71
3.3. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật tác động tạo trầm 75
3.3.1. Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu trong sản xuất hiện nay 75
3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp và chế phẩm tác động tạo trầm t
ại 88
3.3.3. Cấu tạo thô đại và hiển vi tế bào gỗ cây Dó bầu chưa tác động và 101
3.4. Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu ở một 113
3.4.1. Tính chất vật lý và cơ học gỗ cây Dó bầu 113
3.4.2. Tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu 115
3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầ

u 122
3.5.1. Chọn vật liệu giống 122
3.5.2. Nhân giống và trồng 123
3.5.3. Tạo trầm 124
3.5.4. Làm bột giấy 124
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 125
1. Kết luận 125
1.1. Đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu 125
1.2. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồ
ng 125
1.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con 125
1.2.2. Khảo nghiệm xuất xứ 125
1.2.3. Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật gây trồng 126
1.3. Tác động tạo trầm, cấu tạo thô đại và hiển vi gỗ cây Dó bầu 126
1.3.1. Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu trong sản xuất 126
1.3.2. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động tạ
o trầm 126
1.3.3. Cấu tạo thô đại và hiển vi tế bào gỗ Dó bầu chưa tác động và 127

1.4. Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu 127
1.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầu 128
2. Tồn tại 128
3. Kiến nghị 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
I. Tài liệu tiếng Việt 129
II. Tài liệu tiếng Anh 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 139
Phầ
n PHỤ LỤC 140


i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
AG: An Giang;
BPKT: Biện pháp kỹ thuật;
BTB: Bắc Trung bộ;
BVTVR: Bảo vệ thực vật rừng;
CEC: Khả năng hấp thu của đất;
CG: Cơ giới;
CP: Chế phẩm;
CTTN: Công thức thí nghiệm;
Cty: Công ty;
D
00
: Đường kính gốc;
D
1,3
: Đường kính ngang ngực;
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân;
DT: Dọc thớ;
ĐNB: Đông Nam bộ;
FAO: Tổ chức nông lương quốc tế;
g: gam;
GTGT: Giá trị gia tăng;
ha: Hecta (Đơn vị diện tích);
HĐQT: Hội đồng quản trị;
Hdc: Chiều cao dưới cành;
HH: Hóa học;
HL: Hàm lượng;

HLHH: Hàm lượng hỗn hợp;
HLTD: Hàm lượng tinh dầu;
HN: Hà Nội;
HT: Hà Tĩnh;
Hvn: Chiều cao vút ngọn;
IAA: Axit β - indol axetic;
m: mét;
m*: Sai số của trung bình cộng;
MS: Môi trường Murashige – Skoog (1962);
MTBS: môi trường bổ sung;
MTCB: môi trường cơ bản;
n: Dung lượng mẫu;
NAA: Axit α - naphtyl axetic
NC: Nghiên cứu;
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển
nông thôn;
p: Chỉ tiêu độ chính xác;
PP: Phương pháp;
QN: Quảng Nam;
QNi: Quảng Ninh;
Ses: Sesquiterpene;
SH: Sinh học;
SL: Số lượng;
TB: trị số trung bình;
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam;
TD: Tinh dầu;
TNB: Tây Nam Bộ;
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn;
Tp: Thành phố;
TRP: Dự án rừng mưa nhiệt đới;

TT: Tiếp tuyến;
UBND: Uỷ ban nhân dân;
UT: Uốn t
ĩnh
UTXT: Uốn tĩnh xuyên tâm;
ii


IBA: Axit β - indol butyric;
KĐĐ: Kinh độ Đông
KG: Kiên Giang;
kg: Ki lô gam;
KHCN: Khoa học Công nghệ;
KHKT: Khoa học kỹ thuật;
KHLN: Khoa học Lâm nghiệp;
KLR: Khối lượng riêng (khối lượng
thể tích hoặc tỷ trọng);
LS: Môi trường Lins maier – Skoog;
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ;
Lx: Lim xanh;

UTTT: Uốn tĩnh tiếp tuyến;
USD: Đô la Mỹ;
v: Hệ số biến động (%);
VĐB: Vĩ độ Bắc
VNĐ hoặc đ: Đồng tiền Việt Nam;
VP: Vĩnh Phúc;
X: trị số trung bình các đại lượng điều tra;
XT: Xuyên tâm;
XNK: Xuất nhập khẩu.

W: Vách tế bào
WPM: Môi trường McCown Lloyed (1981)

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Các loài dó trầm chủ yếu phân bố ở các nước trên thế giới 7

Bảng 1.2: Một số hợp chất chính trong cây A. sinensis của Trung Quốc 16
Bảng 1.3. Sinh trưởng của rừng trồng Dó bầu ở các vùng sinh thái khác nhau 22
Bảng 3.1. Vị trí địa lý, địa hình và đá mẹ nơi có cây Dó bầu tự nhiên phân bố 49
Bảng 3.2: Cấu trúc tổ thành có Dó bầu phân bố tự nhiên 51
Bảng 3.3. Đặc điểm khí hậu vùng phân bố tự nhiên của cây Dó bầu 54
Bảng 3.4. Độ phì tự nhiên của đất dưới tán rừng có cây Dó bầu phân bố 56
Bảng 3.5. Độ chua, cation kiềm trao đổi, thành phần cơ giới đất dưới tán rừng 57
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ đến tỷ lệ ra rễ của hom 59
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tuổi cây mẹ lấy hom đến tỷ lệ ra rễ của hom 60
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của loại hom đến tỷ lệ ra rễ của hom 61
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ ra rễ của hom 61
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Dó bầu 64
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con 66
Bảng 3.12. Đặc điểm khí hậu khu vực khảo nghiệm giống Dó bầu 67
Bảng 3.13. Đặc điểm của đất nơi bố trí các thí nghiệm 68
Bảng 3.14. Khảo nghiệm xuất xứ Dó bầu tại các vùng sinh thái chính 69
Bảng 3.15. Khả năng sinh trưởng của Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa71
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây Dó bầu 73
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Dó bầu 74
Bảng 3.18. Các chế phẩm tác động tạo trầm trong sản xuất tính đến 30/7/2008 77

Bảng 3.19. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu của các mẫu gỗ ở vùng Đông Bắc 79
Bảng 3.20. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu của các mẫu gỗ ở vùng Bắc Trung .80
Bảng 3.21. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu của các mẫu gỗ ở vùng Nam Trung 82
Bảng 3.22. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu của các mẫu gỗ ở vùng Đông Nam 83
Bảng 3.23. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu của các mẫu gỗ ở vùng Tây Nam 84
Bảng 3.24. Hàm lượng hỗn hợp tinh dầu ở các vị trí khác nhau trên cùng một cây86
Bảng 3.25. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu ở thân, gốc và rễ cây Dó bầu 87
Bảng 3.26. Độ ẩm gỗ và HLHH chứa tinh dầu trong các mẫu gỗ Dó bầu 6 và 7 89
iv


Bảng 3.27. Thông tin về các mẫu hỗn hợp tinh dầu dùng phân tích thành phần 93
Bảng 3.28: Hàm lượng Sesquiterpene và chất béo trong các hỗn hợp chứa 94
Bảng 3.29. Thành phần hóa học chính của hỗn hợp chứa tinh dầu cây Dó bầu 97
Bảng 3.30. Thành phần hóa học chính của hỗn hợp chứa tinh dầu cây Dó bầu 99
Bảng 3.31. Thành phần hóa học chính của hỗn hợp chứa tinh dầu cây Dó bầu 100
Bảng 3.32. Hàm lượng Sesquiterpene sau 2 năm tác động ở tuổi 7, 10 và 13 101
Bảng 3.33. Đặc điểm về kích thước và khuyết tật gỗ nguyên liệu 10 năm tuổi 113
Bảng 3.34. Các chỉ số biểu thị tính chất gỗ Dó bầu ở độ ẩm 12% 114
Bảng 3.35. Khối lượng riêng gỗ cây Dó bầu ở 3 vùng sinh thái 116
Bảng 3.36. Kích thước xơ sợi của các mẫu Dó bầu 10 tuổi ở 3 vùng sinh thái 117
Bảng 3.37. Thành phần hóa học các mẫu gỗ Dó bầu ở 3 vùng sinh thái 118
Bảng 3.38. Kết quả phân tích bột chín sau nấu của gỗ Dó bầu 119
Bảng 3.39. Tính chất cơ lý của bột sau nấu chưa tẩy trắng 120
Bảng 3.40. Tính chất bột sau tẩy trắng 121
v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ sống ở các mức che sáng 65

Biểu đồ 3.2: Chiều cao vút ngọn ở các mức che sáng 65
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ sống ở các công thức hỗn hợp ruột bầu 66
Biểu đồ 3.4: Chiều cao vút ngọn ở các công thức hỗn hợp ruột bầu 66
vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN ÁN
Hình Tên hình Trang
Ảnh 2.1. Bộ dụng cụ chưng cất tinh dầu 43

Ảnh 3.1. Quần thể tự nhiên ở Bắc Quang Hà Giang (OTC7) 52
Ảnh 3.2. Quần thể tự nhiên ở Bản Hìn Sơn La (OTC12) 52
Ảnh 3.3. Quần thể tự nhiên gần như thuần loài do đã được tác động 52
Ảnh 3.4. Quần thể tự nhiên hỗn loài cây lá rộng điển hình ở Quảng Nam 52
Ảnh 3.5. Cây Dó bầu tự nhiên trong vườn hộ ở thôn 7, xã Sơn Long, Hương Sơn 52
Ảnh 3.6. Quần thể tự nhiên ở ấp Ba Trại, xã Bình An, Kiên Lương 52
Ảnh 3.7. Khả năng ra rễ của hom từ cây mẹ có tuổi khác nhau 60
Ảnh 3.8. Khả năng ra rễ của 2 loại hom 61
Ảnh 3.9. Phương pháp cơ giới kết hợp hoá học 76
Ảnh 3.10. Mặt cắt ngang của gỗ được tác động bằng chế phẩm hoá học 76
Ảnh 3.11. Phương pháp cơ giới kết hợp sinh học 78
Ảnh 3.12. Phương pháp cơ giới kết hợp sinh học 78
Ảnh 3.13. Chế phẩm Lt của Nguyễn Hồng Lam 81
Ảnh 3.14. Sâu đục thân 81
Ảnh 3.15. Đoạn thân của mẫu số 23 ở Bình Phước (tác động bằng acid sunfuric) 83
Ảnh 3.16. Mẫu gỗ số 10 lấy từ nhánh nhỏ của cây 2 thân 85
Ảnh 3.17. Hai phần gỗ trên cùng một cây đã được tách riêng 85
Ảnh 3.18. Mặt cắt ngang gỗ chưa bị tác động 102

Ảnh 3.19. a là mạch đơn; b và c là nhóm mạch đơn 103
Ảnh 3.20. Mạch kép dài (bên trái) và mạch kép ngắn (bên phải) 103
Ảnh 3.21. Tế bào mạch gỗ 103
Ảnh 3.22. Lỗ thông ngang mạch-mạch hoặc mạch - mô mềm 104
Ảnh 3.23. Thể bít màng mỏng trong lỗ mạch 104
Ảnh 3.24. Các tế bào sợi gỗ 104
Ảnh 3.25. Tế bào sợi gỗ cắt ngang 105
Ảnh 3.26. Tế bào mô mềm 105
Ảnh 3.27. Tia gỗ trên mặt cắt xuyên tâm 106
Ảnh 3.28. Tia 1 dãy và tia 2 dãy tế bào 106
vii


Ảnh 3.29. Tia gỗ trên mặt cắt tiếp tuyến 106
Ảnh 3.30. Vết vỏ bị bong tách rời thành mảng trống 106
Ảnh 3.31. Tinh thể trong vết vỏ 106
Ảnh 3.32 Hai vùng gỗ phân biệt xung quanh lỗ khoan 107
Ảnh 3.33. Sự khác biệt giữa các phần gỗ 108
Ảnh 3.34. Lỗ mạch có chất chứa (phải) và không có chất chứa (trái) 109
Ảnh 3.35. Chất chứa trong: tia gỗ (a), tế bào mô mềm dọc (b) và sợi gỗ (c). 109
Ảnh 3.36. Hình dạng lỗ khoan bị biến đổi sau 1 năm tác động 110
Ảnh 3.37. Hình dạng lỗ tác động trên mặt cắt ngang 111
Ảnh 3.38. Mặt cắt dọc theo lỗ khoan thể hiện rõ vùng gỗ nhiễm trầm 111
Ảnh 3.39. Gỗ nhiễm trầm phát triển mạnh ở vùng gỗ xung quanh tủy cây 112
Ảnh 3.40. Nhiễm tinh dầu trầm hương ở một số dải tế bào vỏ và ống mạch 112
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án

Dó trầm là tên gọi chung cho các loài có khả năng sinh trầm thuộc họ Trầm
hương Thymaelaeaceae trong đó có cây Dó trầm (Aquilaria crassna Pierre ex
Lecomte, 1899), tên phổ thông là cây Dó bầu, ngoài ra còn gọi là cây trầm hương,
cây Tóc… Luận án này, sẽ sử dụng tên Dó bầu có tên gọi phổ thông hơn thay cho tên
Dó trầm đã ghi trong tên luận án, loài được gây trồng chiếm hầu hết diện tích trồng
cây Dó
ở nước ta. Dó bầu phân bố ở Việt Nam, Lào, Camphuchia, Thái Lan, thuộc
loại thân gỗ, cao từ 15 đến 20m có khi tới 30m, đường kính 40-50cm hay hơn, thân
thẳng, tán thưa, vỏ màu nâu xám (Sách đỏ Việt Nam, 2007) [7], (IUCN, 2010) [82].
Trong thân của những cây Dó bầu sống lâu năm thường có trầm hương, có
khi là kỳ nam. Trầm hương là phần gỗ của cây tích tụ nhiều tinh dầu, là một loại
hợp chất hoá học tự nhiên có nhiều công dụng. Trong y h
ọc cổ truyền trầm hương
được dùng chữa trị các chứng bệnh đau ngực, hen suyễn, bổ huyết, trợ tim,…
(Nguyễn Đình Hưng, 1996) [31].
Gần đây, các nhà khoa học còn xác định, trầm
hương có chứa các hợp chất Sesquiterpene, trong y học hiện đại dùng làm thuốc
kháng khuẩn, phòng và hạn chế bệnh ung thư, kìm hãm sự phát triển của vi rút
HIV,… (Đinh Xuân Bá, 2007b) [2]. Trong công nghiệp mỹ phẩm, trầm hương dùng
làm chất định hương, chế biến các loại dầu thơm, nước hoa cao cấp,…. Trong tín
ngưỡng, trầm hương được người dân ở nhiều nướ
c châu Á dùng trong các dịp lễ, tết
của đạo Phật, đạo Khổng, đạo Hinđu và dùng khi hỏa táng hoặc ướp xác người quá
cố (Lã Đình Mỡi và cộng sự, 2007) [45]. Đặc biệt, người theo đạo Hồi ở Trung
Đông, sử dụng tinh dầu trầm như là một thứ hương liệu trong các dịp lễ hội mang
tính chất tâm linh. Ngoài ra, gỗ có thể sử dụng làm cây cảnh nghệ thuật.
Do nhu c
ầu sử dụng lớn, nhưng Dó bầu lại chủ yếu có trong tự nhiên, gây
trồng còn hạn chế, đặc biệt quá trình hình thành trầm hương tự nhiên trong thân cây
đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định trong khoảng thời gian dài, nên trầm

hương có giá trị thương mại khá cao. Năm 2002 giá gỗ có trầm hương loại chất
lượng thấp nhất từ 2-3USD/1kg và loại có chất lượng cao nhất lên tới kho
ảng
2


30.000USD/1kg (TRP, 2002) [95]. Gần đây, giá tinh dầu xuất khẩu sang Đài Loan,
Singapo và Nhật Bản có thể lên tới 50.000USD/lít (Phạm Đăng Hùng, 2006) [27].
Trước đây, do chỉ tập trung khai thác trong rừng tự nhiên không kiểm soát,
nên Dó bầu tự nhiên ngày càng cạn kiệt, khan hiếm và được xem như có nguy cơ bị
tuyệt chủng và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 1996 [6] và năm 2007 [7].
Tuy nhiên, trong khoảng 15 năm trở lạ
i đây, diện tích rừng trồng dó trầm đã tăng
nhanh, năm 2002 cả nước có khoảng 6.000ha (TRP, 2002) [95], đến hết năm 2009
có 11.000 - 12.000 ha trong đó diện tích trồng Dó bầu (A. crassna) chiếm phần lớn
(99,8%), Dó quả nhăn (A. rugosa) chiếm tỷ lệ không đáng kể (0,2% tương đương
không quá 20 ha) (Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2011) [53].
Diện tích Dó bầu tăng nhanh, đều là tự phát, mang tính phong trào, người trồng
r
ừng không rõ phương hướng và kỹ thuật sản xuất như: giống nào có khả năng hình
thành trầm, kỹ thuật nhân giống tạo cây con có chất lượng tốt để gây trồng cho sinh khối
gỗ lớn và năng suất trầm cao, thời gian tác động tạo trầm, phương pháp tác động và chất
lượng trầm ra sao, tiêu thụ các sản phẩm ở đâu, Đặc biệt, việc tạo trầm hiện nay có rất
nhiề
u thông tin khác nhau về phương pháp và mức độ hình thành trầm, cũng như chất
lượng trầm, kỹ thuật tác động tạo trầm vẫn chưa có cơ sở khoa học chắc chắn, dẫn đến
có nguy cơ rủi ro lớn cho người trồng rừng. Ngoài việc tạo trầm, hoặc khai thác gỗ
chưng cất lấy tinh dầu, cây Dó bầu còn có thể sử dụng cho những ngành công nghiệp
nào khác, cho đến nay vẫn chưa
được quan tâm nghiên cứu. Để góp phần giải quyết một

số tồn tại trên, cần thiết phải có những nghiên cứu để định hướng phát triển cây Dó bầu
và các sản phẩm của loài cây này, góp phần phát triển bền vững, vừa khai thác được thế
mạnh của cây Dó bầu vừa tránh được những thiệt hại không đáng có cho người sản xuất.
Vì vậy, luận án “Nghiên cứu một số đặc tính sinh họ
c và biện pháp kỹ thuật góp phần
phát triển bền vững cây Dó trầm (A. crassna) ở Việt Nam” được thực hiện là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Về lý luận: Xác định được một số cơ sở khoa học góp phần đề xuất các giải
pháp kỹ thuật gây trồng, tác động tạo trầm và khả năng sử dụng gỗ cây Dó bầu ở
một số
vùng sinh thái của Việt Nam.
3


- Về thực tiễn:
+ Xác định được một số đặc tính sinh học và biện pháp kỹ thuật lâm sinh làm
cơ sở đề xuất kỹ thuật gây trồng cây Dó bầu.
+ Xác định được xuất xứ và biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Dó
bầu góp phần cải thiện giống cho năng suất cao chất lượng tốt.
+ Xác định được biện pháp tác động tạo trầm, tính chất cơ lý, hóa học, cấ
u trúc tế
bào gỗ chưa tác động, đã tác động và khả năng làm bột giấy của gỗ cây Dó bầu làm cơ
sở đề xuất hướng sử dụng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các luận cứ khoa học về đặc điểm phân bố, sinh
thái; kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ, kỹ thuật trồng; k
ỹ thuật tác động
tạo trầm, cấu tạo gỗ và tính chất gỗ của cây Dó bầu làm cơ sở gây trồng, sản xuất và
phát triển cây Dó bầu ở một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
* Ý nghĩa thực tiễn: Phát triển các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng, tác

động tạo trầm, bước đầu chọn được một số xuất xứ có triển vọ
ng và khả năng sử
dụng gỗ cây Dó bầu theo hướng bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Xác định được một số đặc điểm về phân bố, sinh thái của loài Dó bầu và bước
đầu xác định được một số xuất xứ tốt theo sinh trưởng cho 4 vùng nghiên cứu.
- Bước đầu đánh giá được hiệu quả của m
ột số biện pháp kỹ thuật tạo trầm,
xác định được một số đặc điểm gỗ Dó bầu sau 1 và 2 năm áp dụng biện pháp tác
động tạo trầm.
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: là loài Dó bầu (Aquilaria crassna).
5.2. Địa điểm nghiên cứu
Các điểm điều tra quần thể Dó bầu phân bố tự
nhiên, bố trí thí nghiệm khảo
nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng Dó bầu theo chỉ dẫn ở bản đồ hình 1.
Các khảo nghiệm xuất xứ, kỹ thuật trồng được thực hiện ở 4 địa điểm: i) Xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ii) Xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ,
4


tỉnh Quảng Ninh. iii) Xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. iv) Xã Tiên
An, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Thí nghiệm xác định biện pháp tác động tạo trầm, thực hiện ở xã Sơn Kim 1
và xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đặc tính sinh học: luận án nghiên cứu phân bố tự nhiên, đặc điểm quần
thể, khí hậu và đất đai nơi Dó bầu phân bố tự nhiên; ảnh hưởng của ánh sáng, hỗn
hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm; khả năng gây
trồng Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa, giải phẫu cấu tạo thô đại và

hiển vi gỗ cây Dó bầu ch
ưa tác động và sau tác động tạo trầm; tính chất gỗ.
- Biện pháp kỹ thuật: về kỹ thuật nhân giống, luận án nghiên cứu tạo cây con
bằng giâm hom, nuôi cấy mô và mô - hom; về kỹ thuật trồng luận án nghiên cứu
mật độ và phân bón; kỹ thuật tạo trầm.
7. Bố cục luận án
Ngoài các phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt,
danh mục các bả
ng biểu, hình ảnh, luận án gồm có các phần chính sau đây:
- Phần mở đầu: 5 trang.
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 26 trang.
- Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 17 trang.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 76 trang.
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị: 4 trang.
Luận án dài 128 trang bao gồm 43 bảng, 04 biểu đồ, 34 hình ảnh, không kể
phần liệt kê 108 tài liệu tham khảo tiếng Việt, tiếng Anh và phần phụ lụ
c.






5



Hình 1: Các điểm điều tra, thí nghiệm cây Dó bầu
Điểm điều tra quần thể Dó bầu tự nhiên



6
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Phân loại thực vật và phân bố
Trên thế giới có nhiều loài cây cho trầm hoặc cho tinh dầu giống như trầm
hương, trong đó tập trung chủ yếu các loài trong họ Trầm hương (Thymaelaeaceae).
Họ Trầm hương Thymaelaeaceae [26] (có tài liệu viết là Thymelacaceae
[39]) bao gồm các loài thực vật có hoa, được nhà thực vật học Adans phân loại đầ
u
tiên vào năm 1763. Cho đến nay, các nhà phân loại thực vật trên thế giới đã xác
định họ này có khoảng 65 loài thuộc 48 chi, phân bố rộng rãi trên thế giới, tập trung
ở các nước nhiệt đới thuộc Đông Nam Á, châu Phi và châu Úc.
Hầu hết các loài trong họ Trầm hương là cây thân gỗ hoặc cây bụi, chỉ có
một số ít loài thân thảo. Trong số các chi thuộc họ Trầm hương, chi Aquilaria và
Gyrinops là 2 chi quan trọng nhất trong sản xuất trầm hương. Ngoài ra, còn có các
chi
, Gonystinus, Phaleria và Linostoma cũng có thể cung cấp trầm hương. Số loài
cho Trầm chủ yếu thuộc chi Aquilaria, chi Gonystylus cung cấp gỗ có giá trị kinh tế
cao và chi Daphne được trồng lấy hoa làm hương liệu, .
Chi Aquilaria được nhà thực vật Lamk công bố lần đầu tiên vào năm 1783. Cho
tới nay, có các tên chi đồng dạng (Synonym) là Agallochum, Gyrinosis và
Ophiospermum. Mẫu chuẩn để phân loại chi này là loài Aquilaria malaccensis Lamk
(1783). Loài mới được công bố gần đây nhất là Dó qu
ả nhăn Aquilaria rugosa, do Lê
Công Kiệt và hai nhà thực vật Hà Lan phát hiện ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum [88].
Loài này cũng đã được các nhà khoa học Thái Lan phát hiện tại Chiềng Mai.
Hiện nay, các nhà phân loại thực vật trên thế giới vẫn có ý kiến khác nhau về
số lượng loài ở mỗi chi cho trầm hương. Irnayuli và cộng sự (2011) [83] cho biết

báo cáo của Ding Hou (1960) có 12 loài thuộc chi Aquilaria và 8 loài thuộc chi
Gyrinops, CITES (2004) ghi nhận 24 loài thuộc chi Aquilaria và 7 loài thu
ộc chi
Gyrinops. Các tác giả Ng. L.T., Chang.YS. and Kadir (1997) [90] cho rằng trên thế
giới có khoảng 25 loài trong chi Aquilaria, nhưng chỉ có 19 loài là có khả năng sinh


7
trầm, chi này phân bố phổ biến ở Bhutan, Campuchia, Đông Bắc Ấn Độ, Lào,
Malaysia, Indonesia, Philippine, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và Nam Trung
Quốc. Trong đó, có một số loài chủ yếu phân bố ở các nước như bảng 1.1:
Bảng 1.1. Các loài dó trầm chủ yếu phân bố ở các nước trên thế giới
T
T
Tên nước
Số
loài
Tên loài có phân bố
1 Trung
Quốc
3 Aquilaria grandifolia Bth; A. sinensis Merr; A. yunnanensis S.C.
Huang; tập trung ở các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam và đảo Hải Nam.
2 Ấn Độ 2 A. khasiana H. Hallier; A. malaccensis Lamk.
3 Malaysia 3 Aquilaria malaccensis Lamk; A. hirta Ridl; A. rostrata Ridl.
4 Thái Lan 3 A. crassna Pierrei ex Lecomte (chiếm chủ yếu); A. malaccensis
Lamk; A. baillonii Pierrei ex Lamarck.
5 Indonesia 6 A. beccarain Van Tiegh; A. cumingiana (Decne) Ridl; A.
filaria (Oken) Merr; A. malaccensis Lamk; A. microcarpa
Baill; A. hirta Ridl; tập trung chủ yếu ở đảo Sumatra.
6 Philippine 4 A. cumingiana (Decne) Ridl; A. filaria (Oken) Merr; A.

apiculata Merr; A. acuminate (Merr.) Quis.
7 Singapore 1 Aquilaria hirta Ridl.
8 Campuchia 2 A. crassna Pierre ex Lecomte; A. baillonii Pierrei ex Lamarck.
9 Lào 3 A. crassna Pierre ex Lecomte; A. malaccensis Lamk; A
baillonii Pierrei ex Lamarck.
10 Việt Nam 4 A. crassna Pierre ex Lecomte; A baillonii Pierrei ex Lamarck;
A. banaensis P.H.Ho; A. Rugosa L.C.Kiet&P.J.A Kessler.
1.1.2. Công dụng và giá trị của trầm hương
Trầm hương được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau, người Ấn Độ gọi là
“agar”, người Trung Quốc gọi là “chén-xìang”, người Nhật Bản gọi là “jinko”, người
Indonesia và Malaysia gọi là “gaharu”, người Thái Lan gọi là “mai kritsana”, người
Lào gọi là “mai ketsana” () [101].
Irnayuli và các cộng sự (2011) [83] cho thấy trầm hương và tinh dầu trầm từ
lâu là sản phẩm rất có giá trị, đượ
c sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau không
chỉ ở các nước có dó trầm phân bố mà cả các nước không có phân bố, dó trầm được
dùng trong: y học, công nghiệp mỹ phẩm, tín ngưỡng…
Theo Đông y, trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn tác dụng
vào 3 kinh: tì, vị, thận; có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can, tráng nguyên
dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau,


8
trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở và kích dục… Những giá trị này đã
được ghi lại trong dược điển truyền thống xứ Tây Tạng của Trung Quốc, Ấn Độ và
Hy Lạp. Burkill (1966) [77] cho biết người Malaysia trộn bột trầm hương với dầu
dừa như là dầu xoa bóp và sử dụng trong pha chế thuốc điều trị bệnh thấ
p khớp,
nhức mỏi cơ thể. Chakrabarty và cộng sự (1994) [78] cho thấy trầm hương đã và
đang được dùng để chăm sóc sức khỏe cho người bản địa từ hàng nghìn năm nay.

Anon (1995) [74] cho rằng trầm hương dùng để loại bỏ ám khí, giảm đau, chống ói
mửa do làm ấm dạ dày và loại trừ bệnh suyễn. Heuveling Van Beek và Philips
(1999) [81] ghi nhận trầm hương đượ
c sử dụng để bào chế rượu thuốc.
Theo Tây y, trầm hương có tính kháng khuẩn, tạo kháng thể mạnh nên có tác
dụng làm lành vết thương. Trầm hương có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch
(suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen, suyễn), bệnh thần kinh (an thần, mất ngủ,
giảm đau, trấn tĩnh), bệnh về tiêu hóa, (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết
niệu (bí tiểu tiện), đặc biệt dùng để chữa trị ung thư tuyến giáp. Vào thế kỷ thứ VIII,
Sahih Muslin đã sử dụng trầm hương để trị viêm màng phổi. Bull (1930) cho rằng
trầm hương dùng để chế loại thuốc mỡ đặc biệt điều trị bệnh đậu mùa (dẫn theo
Phạm Quang Thu, 2011) [62]. Chakrabarty và cộng sự (1994) [78] cho thấy trầm
hương dùng để
điều trị vàng da, nhức mỏi cơ thể, chữa các bệnh phù thũng, làm
giảm sự đập nhanh của tim và thuốc trị bệnh ở các cơ quan sinh dục nữ.
Với mỹ phẩm, tinh dầu trầm hương là hương liệu có giá trị đặc biệt dùng làm
chất định hương trong việc điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Santal, Nuit
d'Orient và mỹ phẩm cao cấp. Kadir và cộng sự
(1997), Schippmann (1999) cho
thấy sử dụng hóa mỹ phẩm có tinh dầu trầm hương làm cho da mát dịu, con người
thêm tươi tắn, hưng phấn vì thế chúng được xem như người bạn vĩnh hằng của sắc
đẹp (dẫn theo Phạm Quang Thu, 2011) [62].
Các tôn giáo như đạo Phật, đạo Hindu dùng trầm hương và tinh dầu trầm vào
các dịp lễ tết, đặc biệt người theo đạo Hồi sử dụng trong những buổi c
ầu nguyện,
các ngày lễ quan trọng và cả tháng Ramadan hay còn gọi là tháng ăn chay (Phạm


9
Quang Thu, 2011 [62]; Yaacob, S. 1999 [96]), ngoài ra gỗ trầm hương còn làm đồ

trang sức, tác phẩm nghệ thuật.
1.1.3. Nhân giống và gây trồng dó trầm
Ở Malaysia, các nghiên cứu chỉ tập trung vào loài Aquilaria malaccensis,
còn hai loài A. hirta và A. rostrata thì chưa được nghiên cứu (Ng. L.T.; Chang. Y.S.
and Kadir. A. A, 1997) [90]. Năm 1996 Lok và Zuhaidi cho biết việc thử nghiệm
gây trồng cây dó được thực hiện đầu tiên tại Malaysia vào năm 1928. Mật độ ban
đầu là 833 cây/ha và đã giảm xuống còn 31 cây/ha vào năm 1995 do chết t
ự nhiên
và không rõ những cây này có thể cho trầm hương hay không. Những nghiên cứu
sau này cho rằng cây dó có thể nhân giống nhân tạo và những thí nghiệm về tạo
trầm hương đang được tiến hành. Lĩnh vực này đang thu hút sự quan tâm của các
công ty tư nhân trong và ngoài nước.
Ở Indonesia, việc gây trồng các loài dó bước đầu đã thu được kết quả ở một
số tỉnh như: Riau (Sumatra), Lombok và Bogor (Java) (Wiriadinata, 1995). Báo cáo
kỹ thuật số 4 năm 2011 về Thiế
t lập ô thí nghiệm trình diễn trồng và kỹ thuật cấy
ghép cây dó trầm được Atok Subiakto và cộng sự [76] cho biết, gieo ươm hạt dó
trầm ngay sau khi thu hái cho tỷ lệ nảy mầm đạt 82%, không cần thiết phải bảo
quản hạt dó trầm trong tủ lạnh, bảo quản hạt trong nhiệt độ phòng với thời gian 2
tháng, tỷ lệ nảy mầm giảm xuống còn 42%. Với 72 ha rừng trồng dó trầm t
ại Carita
tỉnh Banten và Kandangan tỉnh Kalimantan kết quả: tỷ lệ sống đạt 76-80%, chiều
cao cây đạt sau 1,5 năm trồng dao động 60cm đến 160cm.
Ở Ấn Độ, nhiều rừng trồng cây dó thuộc nhà nước và tư nhân đã được trồng
từ rất lâu, hai loài dó chính được gây trồng là A. khasiana và A. malaccensis với
diện tích khá lớn.
Ở Thái Lan, nghiên cứu về loài Dó bầu (A. crassna) được tiến hành từ những
năm 1980 trên các ô thí nghiệm với qui mô nh
ỏ. Thực trạng về kết quả nghiên cứu
đối với các ô thí nghiệm này và những rừng trồng khác cho đến nay cũng chưa rõ

(Heuveling van Beek và Philips, 1999) [81].



10
1.1.4. Tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ
1.1.4.1. Những dấu hiệu có trầm trên cây dó trong tự nhiên
Hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ngoài trước đây đều cho rằng trầm
hương được hình thành trong thân cây, kể cả ở cành và rễ cây, chúng khá nặng và
chìm trong nước. Những cây có trầm hương ở trong thân đều có các biểu hiện là tán
mỏng không cân đối, cành nhánh ở tình trạng suy tàn, thân cây có các vết lồi lõm hoặc
vết thối mục, có các lỗ
kiến hoặc lỗ sâu xuất hiện cùng với các vết nứt, lớp gỗ dưới lớp
vỏ có màu vàng. Ngoài ra, một số tác giả còn cho rằng trầm hương thường chỉ xuất
hiện ở những cây từ 20 năm tuổi trở lên, một số tác giả khác thì cho rằng hầu hết những
cây trưởng thành khoảng 50 năm tuổi mà có các dấu hiệu như mô tả ở trên đều có trầm
hương hay k
ỳ nam, những cây có bệnh bị mục ruỗng và đã bị đổ gẫy thường có kỳ nam
tích tụ ở trong thân cây hoặc dưới gốc, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về
kỹ thuật tạo trầm trên cây Dó, bước đầu đã có kết quả khả quan như ở Bhutan, Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia, Thailan (dẫn theo Phạm Quang Thu, 2006) [60].
1.1.4.2. Những giả thuyết về cơ chế hình thành trầm trong cây dó trầ
m
Đa số các nhà khoa học cho rằng trầm hương được hình thành do bệnh lý
gây nên dưới tác nhân gây bệnh là vi sinh vật, côn trùng, các hợp chất hoá học hoặc
bị thương cơ giới. Nhưng cơ chế hình thành trầm hương trong cây dó trầm như thế
nào thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào giải đáp chính xác và rõ ràng, chỉ có
một số giả thuyết về cơ chế hình thành trầm trong thân một số loài dó như sau:
Theo Ng. L. T. và cộng sự (1997) [
90], nguyên nhân hình thành trầm hương

trong thân cây dó trầm là do cây bị bệnh hoặc bị tổn thương cơ giới sau đó bị nhiễm
bệnh qua vết thương, cây chủ đã tiết nhựa để bảo vệ vết thương và chống lại nấm
bệnh. Còn Anon (1998) [75], cho rằng cây Dó trong tự nhiên có rất nhiều loài nấm
có thể xâm nhiễm gây bệnh như: Aspergillus sp., Botryodyplodia sp., Fusarium
bulbiferum, Fusarium laterium, Fusarium solani, Do bị
nấm xâm nhiễm gây bệnh
nên cây chủ đã sinh ra nhựa để chống lại sự xâm nhập của nấm mà hình thành nên
trầm hương.


11
Khi nghiên cứu tác nhân tạo trầm trên cây Dó ở Malaysia, Julajudin (1986) cũng
đã nhận định quá trình hình thành trầm hương tự nhiên trong cây dó có liên quan đến
bệnh lý của cây. Naiyna Thongijem (1996) nghiên cứu ở Thái Lan lại cho rằng quá trình
hình thành trầm hương là do các loài nấm Cephalos porium, Fusarium sp, Botrydiplodia
sp và Chaetomium sp (dẫn theo Nguyễn Hồng Lam, 2001) [36].
Hội nghị quốc tế trầm hương tổ chức từ ngày 10 đến 15/11/2003 ở Thành phố Hồ
Chí Minh, Robert Blanchette (2003) [91], cho rằng c
ơ chế hình thành trầm hương trong
tự nhiên là sự phản ứng của cây chủ khi bị thương nhằm bịt kín vết thương bằng cách
hình thành các mô sẹo như một hàng rào bảo vệ cho cây từ phía ngoài. Đây cũng là một
phản ứng rất tự nhiên của hầu hết các loài cây. Nếu hàng rào là mô sẹo không thành công
trong việc bảo vệ vết thương thì hàng rào là chất hoá học (nhựa) được hình thành, nhựa
của cây đã được huy
động đến tích tụ quanh vết thương và hình thành nên trầm hương.
Khi vết thương của cây chủ vẫn còn hở, hàng rào hoá học vẫn tiếp tục hình thành và tích
tụ từ năm này qua năm khác, kết quả là trầm hương ngày càng được tích tụ nhiều hơn.
Kanwal Deep (2006) [87] cũng cho rằng quá trình hình thành trầm hương trên
cây dó là phản ứng của cây chủ tạo ra các chất hoá học có thành phần chính là tinh
dầu trầm đã bao vây và tấn công các yếu t

ố gây strees cho cây, các yếu tố đó bao gồm
vết thương cơ giới, sự tác động của sâu bệnh hại, vi sinh vật, sự thay đổi điều kiện
môi trường, điều kiện dinh dưỡng và cả hoá chất.
Nhìn chung, các tác giả trên đây mới chỉ đưa ra giả định về nguyên nhân hình
thành trầm hương trong cây dó trầm mà chưa xác định được cơ chế tạo ra trầm hương
như thế
nào. Đây là vấn đề còn tồn tại, cần được giải quyết trong thời gian tới.
1.1.4.3. Những nghiên cứu tác động tạo trầm trên cây dó trầm
Quá trình hình thành trầm hương trong cây dó trầm đã được nhiều nhà khoa
học giả định và lý giải là do một loại kháng sinh của cây chủ sinh ra để diệt những
sinh vật xâm nhập và chữa trị vết thương. Vì vậy, đã có nhiều người tập trung
nghiên cứu theo các hướng tác độ
ng như đã nêu trên để tạo trầm, điển hình là một
số công trình sau đây:

×