LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Thanh Thảo – người
giáo viên hướng dẫn đã tận tâm hướng dẫn, động viên và khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn.
Lời cảm ơn thứ hai tôi xin chân thành gửi tới các Thầy, Cô giáo Viện Sau Đại
học, Viện Dệt may - Da giày và Thời trang - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy Cô giáo trong Khoa
Công nghệ Dệt may – Trường Cao Đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn tới gia đình - những người đã cùng chia sẻ,
động viên, tạo mọi điều kiện để tôi yên tâm hoàn thành luận văn.
Người thực hiện
Phạm Thị Ly Hạ
a
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài luận văn: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện
mây tre trong thiết kế trang phục phụ nữ Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan Thanh Thảo. Kết quả
nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực, không trùng lặp. Các số liệu trích
dẫn hoặc thông tin tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng. Nếu có điều gì sai phạm, tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Ly Hạ
b
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Những đóng góp mới của đề tài ..............................................................................4
7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................6
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN..........................................................6
1.1. Nghệ thuật đan, bện mây tre truyền thống ...........................................................6
1.1.1. Khái quát về sản phẩm mây, tre................................................................6
1.1.2. Một số dạng thức đan, bện mây tre cơ bản .............................................13
1.1.3. Hiệu quả tạo hình thẩm mỹ của sản phẩm .............................................35
1.2. Tạo hình trang trí các sản phẩm thời trang sử dụng nghệ thuật đan, bện mây tre..... 41
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................41
1.2.2. Việt Nam .................................................................................................44
1.3. Yêu cầu của thời trang dạ hội hiện đại...............................................................46
1.3.1. Yêu cầu thẩm mỹ ....................................................................................47
1.3.2. Yêu cầu tiện ích trong sử dụng ...............................................................48
1.3.3. Yêu cầu về tính kinh tế ...........................................................................48
1.3.4. Yêu cầu về tính công nghệ ......................................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..........................................................................................50
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 51
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................51
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................52
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................52
2.3.1. Kỹ thuật thực hiện họa tiết mây tre đan trên vải.....................................52
c
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
2.3.2. Các giải pháp tạo hình.............................................................................59
2.3.3. Phương pháp sáng tác bộ sưu tập............................................................62
2.3.4. Giải pháp công nghệ và thiết kế kỹ thuật bộ sưu tập ..............................64
2.3.5. Đánh giá chất lượng mẫu thiết kế ...........................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.........................................................................................72
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................73
3.1. Bộ sưu tập trang phục dành cho phụ nữ Việt Nam sử dụng nghệ thuật mây tre đan...73
3.2. Kỹ thuật thể hiện các họa tiết trang trí của của bộ sưu tập ................................75
3.3. Bản vẽ mẫu rập chi tiết may và chi tiết trang trí ................................................76
3.3.1. Kết cấu đường may chi tiết .....................................................................76
3.3.2. Bản vẽ mẫu rập chi tiết may....................................................................80
3.3.3. Bản vẽ mẫu rập chi tiết trang trí..............................................................82
3.4. Mẫu thực tế: 1 bộ sưu tập may 3 mẫu thật.........................................................84
KẾT LUẬN CHƯƠNG III........................................................................................87
C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................89
d
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT
Hình ảnh và nội dung
Trang
CHƯƠNG 1
1
Hình 1.1. Cây mây
7
2
Hình 1.2. Rừng tre
8
3
Hình 1.3. Cây mây ngoài thực tế
8
4
Hình 1.4. Hoa tre nở ra là khi vòng đời của cây tre kết thúc
9
5
Hình 1.5. Hình ảnh sản phẩm thủ công từ cây mây
10
6
Hình 1.6. Những vật dụng gia đình, sản phẩm trang trí được đan
từ mây
10
7
Hình 1.7. Hình ảnh sản phẩm nội thất làm từ cây tre
11
8
Hình 1.8. Kiểu đan nong mốt đều
13
9
Hình 1.9. Các sản phẩm sử dụng kiểu đan nong mốt đều (đan vuông)
14
10
Hình 1.10. Các bước thực hiện kiểu đan nong mốt đều
15
11
Hình 1.11. Kiểu đan chéo
15
12
Hình 1.12. Các sản phẩm sử dụng kiểu đan chéo
15
13
Hình 1.13. Các bước thực hiện kiểu đan chéo
16
14
Hình 1.14. Kiểu đan chiếu
17
15
Hình 1.15. Các sản phẩm ứng dụng kiểu đan chiếu
17
16
Hình 1.16. Các bước thực hiện kiểu đan chiếu
18
17
Hình 1.17. Kiểu đan kim cương chéo
19
18
Hình 1.18. Các sản phẩm ứng dụng kiểu đan kim cương chéo
19
19
Hình 1.19. Các bước thực hiện kiểu đan kim cương chéo
20
20
Hình 1.20. Kiểu đan lục giác
20
21
Hình 1.21. Các sản phẩm ứng dụng kiểu đan lục giác
21
22
Hình 1.22. Các bước thực hiện kiểu đan lục giác
22
23
Hình 1.23. Kiểu đan cây ông lão
22
e
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
24
Hình 1.24. Các sản phẩm ứng dụng kiểu đan cây ông lão
22
25
Hình 1.25. Các bước thực hiện kiểu đan cây ông lão
24
26
Hình 1.26. Kiểu đan lá cây gai dầu
24
27
Hình 1.27. Sản phẩm ứng dụng kiểu đan lá cây gai dầu
24
28
Hình 1.28. Kiểu đan bát giác
25
29
Hình 1.29. Các sản phẩm ứng dụng kiểu đan bát giác
25
30
Hình 1.30. Các bước thực hiện kiểu đan bát giác
26
31
Hình 1.31. Các sản phẩm ứng dụng kiểu đan hình thoi phức hợp
26
32
Hình 1.32. Kiểu đan chân chim
27
33
Hình 1.33. Một số sản phẩm ứng dụng kiểu đan chân chim.
27
34
Hình 1.34. Kiểu đan quấn
27
35
Hình 1.35. Các sản phẩm ứng dụng kiểu đan quấn.
28
36
Hình 1.36. Các bước thực hiện kiểu đan quấn
29
37
Hình 1.37. Kiểu đan lá thông và sản phẩm ứng dụng kiểu đan lá thông
29
38
Hình 1.38. Kiểu đan tự do không theo trật tự nào
30
39
Hình 1.39. Kiểu đan lược
30
40
Hình 1.40. Các sản phẩm sử dụng kiểu đan lược
31
41
Hình 1.41. Các bước thực hiện kiểu đan hình lược
32
42
Hình 1.42. Sản phẩm sử dụng kiểu đan hoa cúc
32
43
Hình 1.43. Các bước thực hiện kiểu đan hoa cúc.
33
44
Hình 1.44. Kiểu đan mắt bò
34
45
Hình 1.45. Các bước thực hiện kiểu đan mắt bò
35
46
Hình 1.46. Tính nghệ thuật của dụng cụ lao động được làm bằng
chất liệu mây tre đan.
36
Hình 1.47. Bộ sưu tập các gùi bằng mây tre đan của đồng bào
47
dân tộc Tây Nguyên trong Triển lãm “Những ngày văn hóa Tây
36
Nguyên”, Hà Nội – 2012.
48
Hình 1.48. Các hoa văn được tạo ra từ những kiều đan kết hợp.
f
HV.PhạmThịLyHạ
37
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
49
50
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Hình 1.49. Hoa văn chữ V được sử dụng khác màu với hoa văn trơn.
39
Hình 1.50. Các trang phục trình diễn trong bộ sưu tập của nhà
thiết kế Carolina Herrera lấy cảm hứng từ mây tre đan Nhật Bản.
41
Hình 1.51. Những thiết kế ấn tượng lấy ý tưởng từ mây tre đan
51
của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Iris van Herpen trình làng
42
năm 2011
52
Hình 1.52. Hình ảnh các bộ trang phục ấn tượng trong Bộ sưu
tập thời trang Xuân Hè 2013 của nhãn hiệu Dolce & Gabbana
42
Hình 1.53. Các trang phục trong Bộ sưu tập Xuân hè 2013 của
53
Balmain Ready To Wear ấn tượng với các họa tiết sử dụng kỹ
43
thuật đan bện của mây tre
Hình 1.54. Hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân trình diễn trang
54
phục lấy ý tưởng từ cây tre Việt Nam của nhà thiết kế Võ Công
44
Khanh
Hình 1.55. Bộ sưu tập Mây tre đan đất Việt của thí sinh Nguyễn
55
Thị Phương Mai đến từ trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW Hà
45
Nội giành giải quán quân của cuộc thi Hutech Designer 2012
Hình 1.56. Những trang phục dạ hội dựa trên chất liệu Jeans qua
56
BST “Mây tre đan” cuả GenViet Jeans trong tuần lễ thời trang
46
Xuân - Hè 2015
57
Hình 1.57. Các kiểu dáng đầm dạ hội được cắt xén, in họa tiết
biến tấu và phá cách từ những kiểu đầm cơ bản
47
CHƯƠNG 2
1
Hình 2.1. Bản vẽ thiết kế họa tiết đan vuông
53
2
Hình 2.2. Các bước thực hiện kiểu đan nong mốt đều
54
3
Hình 2.3. Bản vẽ thiết kế họa tiết đan chiếu.
55
4
Hình 2.4. Các bước thực hiện kiểu đan chiếu
57
5
Hình 2.5. Bản vẽ thiết kể kiểu đan hoa cúc.
57
g
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
6
Hình 2.6. Các bước thực hiện kiểu đan hoa cúc.
59
7
Hình 2.7. Vải chifon cát
61
8
Hình 2.8. Chất liệu da nhân tạo Simili
62
9
Hình 2.9. Thao tác mẫu thực nghiệm trên ma-nơ-canh trải vải và
lấy dấu cơ bản cho thân trước
65
10
Hình 2.10. Thiết kế phần thân váy
66
11
Hình 2.11. Mẫu vải trải 2D thân váy
66
12
Hình 2.12. Quy trình thực hiện họa tiết trang trí trên ma-nơ-canh
67
13
Hình 2.13. Bản vẽ mô tả sản phẩm trang phục 1
67
14
Hình 2.14. Bản vẽ mô tả sản phẩm trang phục 2
68
15
Hình 2.15. Bản vẽ mô tả sản phẩm trang phục 3
69
CHƯƠNG 3
1
Hình 3.1. Phác thảo mẫu 1
73
2
Hình 3.2. Phác thảo mẫu 2
74
3
Hình 3.3. Phác thảo mẫu 3
75
4
Hình 3.4. Ảnh chụp chi tiết trang trí kiểu đan vuông của mẫu 1
75
5
Hình 3.5. Ảnh chụp chi tiết trang trí kiểu đan hoa cúc của mẫu 2
76
6
Hình 3.6. Ảnh chụp chi tiết trang trí kiểu đan chiếu của mẫu 3
76
7
8
9
10
11
Hình 3.7a. Ảnh chụp chi tiết rập thân áo trước
Hình 3.7b. Ảnh chụp chi tiết rập thân áo sau
Hình 3.8a. Ảnh chụp chi tiết rập thân váy trước
Hình 3.8b. Ảnh chụp chi tiết rập thân váy sau
Hình 3.9a. Ảnh chụp chi tiết rập thân váy trước
Hình 3.9b. Ảnh chụp chi tiết rập thân váy sau
Hình 3.10a. Ảnh chụp chi tiết rập thân váy trước
Hình 3.10b. Ảnh chụp chi tiết rập thân váy sau
Hình 3.11a. Ảnh chụp chi tiết rập thân trước
Hình 3.11b. Ảnh chụp chi tiết rập thân sau
h
HV.PhạmThịLyHạ
80
81
81
82
82
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Hình 3.12a. Ảnh chụp rập chi tiết trang trí ½ thân trước bên phải
12
Hình 3.12b. Ảnh chụp rập chi tiết trang trí ngang eo ½ thân trước
82
bên trái và thân sau
13
Hình 3.13. Ảnh chụp rập chi tiết trang trí của bộ trang phục 2
83
14
Hình 3.14. Ảnh chụp rập chi tiết trang trí bộ trang phục thứ 3
83
15
Hình 3.15. Ảnh chụp thật của mẫu 1
84
16
Hình 3.16. Ảnh chụp thật của mẫu 2
85
17
Hình 3.17. Ảnh chụp thật của mẫu 3
86
i
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Bảng và nội dung
Trang
1
Bảng 1. Thống kê các chi tiết cắt của trang phục 1
68
2
Bảng 2. Thống kê các chi tiết cắt của trang phục 2
69
3
Bảng 3. Thống kê các chi tiết cắt của trang phục 3
70
4
Bảng 4. Kết cấu đường may của trang phục 1
77
5
Bảng 5. Kết cấu đường may của trang phục 2
78
6
Bảng 6. Kết cấu đường may của trang phục 3
79
j
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa trong dân gian ta, nghề đan lát vật cụ từ các vật liệu mây, tre đã được
thực hiện ở từng gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu tự cung tự cấp. Ở Việt Nam, dấu
vết của nghề đan lát đã tìm thấy ở thời kỳ Phùng Nguyên (2000 – 1500 trước Công
Nguyên) và đạt đến trình độ kỹ thuật cao vào thời kỳ Đông Sơn (700 trước Công
Nguyên – 100). Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển thì nghề đan lát mới trở thành
một ngành nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và có vị trí quan trọng ở thị trường
trong nước cũng như xuất khẩu [21] góp thị phần không nhỏ vào GDP trên cả nước.
Với rất nhiều ưu điểm về độ bền, sự bình dị, sự phổ biến quen thuộc, vật liệu mây
tre đã góp phần làm nên sự độc đáo và giá trị tạo hình thẩm mỹ cho các đồ dùng, vật
dụng mây tre đan.
Nét độc đáo của những sản phẩm từ mây tre đan chính là kỹ thuật đan, bện mây
tre trên chính những sản phẩm đó. Thông qua việc tạo hình, chế tác các chi tiết
trang trí trên sản phẩm mây tre, các sản phẩm không chỉ đơn thuần là vật dụng đươc
sử dụng trong trong đời sống hàng ngày mà còn chứa đựng tâm tư tình cảm, tín
ngưỡng cộng đồng, giá trị tinh thần to lớn. Sự sáng tạo và bàn tay điêu luyện của
các nghệ nhân trong việc thực hiện các kỹ thuật đan, bện thể hiện rõ tư duy thẩm
mỹ, sự khéo léo tài hoa không thể không khiến người xem cảm thấy khâm phục và
ngạc nhiên.
Bên cạnh đó, xu hướng của thời trang hiện đại ngày nay hướng đến sử dụng
những vật liệu xanh thân thiện với môi trường hoặc mang những thông điệp xanh
hưởng ứng bảo vệ môi trường đã thúc đẩy tác giả tìm đến một hướng đi mới cho
nghiên cứu thiết kế bộ sưu tập thời trang, đó là nguyên liệu vốn gần gũi với văn hóa
Việt Nam – cây mây, cây tre, đồng thời truyền tải được thông điệp của việc tôn vinh
vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc trong cuộc
sống hối hả gấp gáp hiện đại ngày nay.
1
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Chính vì những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng
dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục phụ nữ Việt Nam” nhằm
lấy cảm hứng và lên ý tưởng từ chính những họa tiết mây tre đan, tác giả đã tập
trung nghiên cứu kỹ thuật đưa họa tiết mây tre đan lên vải thành công và ứng dụng
vào bộ sưu tập trang phục phụ nữ Việt Nam hiện đại.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong ngành thiết kế thời trang, các nhà thiết kế trên thế giới và Việt Nam đã sử
dụng những họa tiết sử dụng kỹ thuật đan bện mây tre để đưa vào trang phục một
cách tinh tế và nghệ thuật.
Trên thế giới tiêu biểu có thể kể đến: Bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ
mây tre Nhật Bản của nhà thiết kế Carolina Herrera năm 2010, bộ sưu tập được xử
lý ấn tượng chất liệu mây tre của Iris van Herpen năm 2011, bộ sưu tập Xuân Hè
năm 2013 của nhãn hiệu Dolce & Gabbana và nhãn hiệu Balmain Ready To Wear,
v.v… mang lại cái nhìn độc đáo, cá tính mạnh mẽ, thể hiện sự gai góc và cứng cáp
đúng với tính chất của cây mây cây tre trong tự nhiên.
Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà thiết kế cho trình làng những bộ sưu tập thời
trang nổi bật với ý tưởng từ đan, bện mây tre như: Bộ sưu tập Thu đông 2013 của
nhà thiết kế Võ Công Khanh, bộ sưu tập Mây tre đan đất Việt của thí sinh Ngọc Mai
đến từ Hà Nội đã giành giải nhất cuộc thi sinh viên thiết kế thời trang "Hutech
desiger 2012", bộ sưu tập “Mây tre đan” của độc đáo và mang đậm giá trị Việt tại
Tuần lễ thời trang Xuân Hè Việt Nam 2015 của GenViet Jeans – một thương hiệu
thời trang được các tín đồ yêu thích đồ Jeans trong nước ưa chuộng.
Nhìn chung các bộ sưu tập trên đều thể hiện rất tốt kỹ thuật đan, bện mây tre
vào trong trang phục, thậm chí có sự nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia để
tạo hình và xử lý các chi tiết trang trí đan, bện mây tre vào trong bộ sưu tập một
cách nghệ thuật và tinh xảo đến từ các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như:
Dolce & Gabbana, Balmain, Iris van Herpen, v.v… Tuy nhiên hầu như chưa có
công trình nghiên cứu nào trình bày cặn kẽ và chi tiết về các dạng thức đan bện mây
tre và kỹ thuật xử lý những kỹ thuật đan bện này lên trên vải để ứng dụng vào trang
2
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
phục hiện đại. Vì vậy trong cuốn luận văn này tác giả không chỉ thể hiện ý tưởng và
thực hiện ý tưởng bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ kỹ thuật đan bện mây tre,
mà còn chỉ ra những phương pháp để thực hiện ý tưởng đó một cách cụ thể và đơn
giản nhất.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp và hệ thống các dạng thức đan, bện mây tre truyền thống từ đó phân
tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa các dạng thức, nghiên cứu quy trình thực
hiện từng dạng thức, đánh giá thẩm mỹ để có cái nhìn bao quát về các dạng thức
đan, bện mây tre đã xuất hiện từ xưa đến nay.
- Phân tích và lựa chọn đối tượng nghiên cứu, các nguyên tắc, yêu cầu trong
công việc thiết kế trang phục dạ hội nữ thanh niên Việt Nam.
- Đưa ra giải pháp và phương án sáng tác thiết kế trang phục dạ hội nữ thanh
niên Việt Nam sử dụng họa tiết trang trí từ kỹ thuật đan, bện mây tre.
- Thiết kế kỹ thuật và thực hiện may mẫu bộ sưu tập gồm ba mẫu trang phục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng sáng tác: nữ thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 25, đây là mốc thời
gian mà người con gái vừa bước qua tuổi trưởng thành, ngoài những thay đổi lớn về
cơ thể, tâm sinh lý cũng như quan niệm sống, suy nghĩ và cách sống cũng bắt đầu tự
chủ, tự lập nhưng vẫn giữ được một chút non nớt, trẻ thơ của tuổi niên thiếu nhưng
lại tràn đầy sức sống, trẻ trung và mãnh liệt của thiếu nữ. Trong nghệ thuật nói
chung và thiết kế thời trang nói riêng, phụ nữ ở độ tuổi này là nguồn cảm hứng sáng
tác phổ biến nhất cho các nhà thiết kế khi mà vẻ đẹp hình thể bên ngoài đã hoàn
thiện đầy đủ và nội tâm bên trong rất phong phú, dễ dàng tiếp nhận những văn hóa
mới, tư tưởng mới để thể hiện bản thân mình.
- Trang phục phụ nữ Việt Nam hiện đại: Trang phục mà người nghiên cứu
hướng đến là sản phẩm đầm dạ hội thể hiện nét đẹp sang trọng, thanh lịch và quyến
rũ. Bộ sưu tập thời trang nói chung và bộ sưu tập thời trang dạ hội nói riêng phải
đáp ứng được hai yếu tố, đó là: trang phục phù hợp với đối tượng và môi trường sử
dụng. Để đạt được mục tiêu này, bộ sưu tập phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
3
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
sản phẩm thiết kế phải mang lại sự thoải mái trong quá trình sử dụng cho người
mặc, phom dáng sản phẩm đảm bảo tính tiện nghi cử động, chất liệu may trang
phục cần đảm bảo độ thoáng khí, thấm hút mồ hôi, vệ sinh, dễ bảo quản, không
nhàu, không nhăn, chống vi sinh vật, v.v…Về mặt thẩm mỹ, trang phục dạ hội phải
toát lên sự sang trọng, tinh tế, dễ dàng kết hợp phụ kiện và trang điểm để đem lại sự
tự tin, quyến rũ cho người mặc.
- Họa tiết trang trí trên sản phẩm: là họa tiết bằng vải thực hiện bằng kỹ thuật
đan, bện mây tre đan. Có rất nhiều dạng thức đan bện mây tre tạo nên các vật phẩm
thủ công mỹ nghệ có hiệu ứng thẩm mỹ đa dạng và phong phú. Để sáng tác bộ sưu
tập này, tác giả lựa chọn các dạng thức đan bện mây tre: Đan nong mốt đều (đan
vuông), đan chiếu, đan hoa cúc. Đây là những dạng thức đan bện đơn giản, phổ
biến, dễ thực hiện bằng chất liệu vải để đưa lên trang phục tạo nên các chi tiết trang
trí vừa có tác dụng liên kết giữa các mảng trang phục vừa tạo những điểm nhấn đặc
biệt cho bố cục trang phục. Bên cạnh đó, nhờ cấu trúc và kỹ thuật đan bện mà tạo
nên các chi tiết trang trí với những khe hở với kích thước lớn nhỏ khác nhau giúp
cho họa tiết trang trí nói riêng và trang phục nói chung tạo sự thông thoáng và thoải
mái cho người mặc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, học viên đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích các tư liệu khoa học, tài liệu tham khảo
có liên quan nhằm xác định cơ sở chung và chuyên môn để giải quyết sau khi xác
định tên và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp sưu tầm, phân tích và xử lý thông tin.
- Phương pháp liên ngành: loại hình nghệ thuật (áp dụng kỹ thuật) và ngành
thời trang.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: Đưa ra những nghiên cứu về các kỹ thuật đan bện truyền thống và
cách xử lý kỹ thuật đan, bện lên trên vải để ứng dụng vào trang phục phụ nữ hiện
4
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
đại. Làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến thiết kế thời
trang ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre.
- Về thực tiễn: Thiết kế thời trang dành cho phụ nữ Việt Nam hiện đại và ứng
dụng kỹ thuật đan bện mây tre vào trong trang phục.
7. Cấu trúc của đề tài
- Chương 1: Nghiên cứu tổng quan
- Chương 2: Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
5
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Nghệ thuật đan, bện mây tre truyền thống
1.1.1. Khái quát về sản phẩm mây, tre
Cây mây, cây tre là một trong những loài cây đặc trưng của xứ sở Việt Nam
nhiệt đới và là nguồn nguyên liệu vô tận của những người thợ thủ công làm hàng
mây tre đan. Nghề mây tre đan đã xuất hiện từ rất xa xưa và có truyền thống lâu đời
theo bề dày lịch sử của đất nước, thậm chí hàng mây tre đan Việt Nam đã có mặt ở
Hội chợ Quốc tế từ những năm 1931. Đến nay, hơn 200 mặt hàng này đã đi khắp
năm châu, được khách hàng ưa chuộng. Với những ưu điểm nổi bật của cây mây,
cây tre như rất nhẹ, bền lại không mọt cùng với bàn tay khéo léo của những người
thợ thủ công, những thân cây tưởng như vô dụng đã trở thành những đồ vật tinh xảo
như đĩa bày hoa quả, lẵng hoa, bát hoa, làn, giỏ, khay, lọ, chao đèn, bộ salon, kệ
sách, và rất nhiều những mặt hàng gia dụng, thủ công khác, v.v… [1].
- Khái niệm mây, tre:
Mây là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các
chi Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng 115 loài). Cây mây tự
nhiên phân bố ở các khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Úc, châu Phi, riêng ở nước
ta cây mây được phân bố hầu hết trên khắp cả nước như vùng Đông Bắc, đồng bằng
Bắc Bộ, các tỉnh Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Cao Nguyên và các tỉnh Nam bộ [2].
Cây mây là loại cây leo, thân và lá có gai, có tay nhỏ vươn dài bám vào những
cây cao khác để leo. Mỗi năm cây mây lớn từ 2 m đến 3 m, những cây mây lâu năm
thậm chí dài 20 m đến 20 m. Cây mây ưa đất ẩm và phát triển từng đốt, da nhẵn
bóng vì có lớp bẹ bọc bảo vệ, ruột mây chưa nhiều nước hơn vỏ ngoài [20]. Mặc dù
cây mây vẻ rất giống cây tre, nhưng mây khác biệt với tre ở điểm thân cây đặc chứ
không rỗng như thân tre, ngoài ra để sinh trưởng tốt, mây cần có một sự chăm sóc
nhất định từ phía con người (tuy nhiên nó cũng rất dễ sống trong điều kiện hoang
6
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
dại), trong khi tre có thể không cần điều này [1]. Khi mây khô tự nhiên có màu
trắng ngà, có độ dẻo và dai, nếu mây không bị ẩm ướt thì độ bền có thể lên đến hơn
100 năm [20].
Mây là lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế hay giỏ đựng, v.v… [1].
Hình a. Hình vẽ minh họa cây mây
Hình b. Hình ảnh thực tế của cây mây
Hình 1.1. Cây mây (Nguồn: Google)
Tre là một nhóm thực vật thân gỗ, thuộc Bộ hòa thảo, Phân họ Tre, Tông
Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn và được coi là lớn nhất trong Bộ
Hòa thảo. Trên thế giới có khoảng 1.200 loài tre và tất cả đều có tốc độ sinh trưởng
nhanh nhất trong số các loài thực vật thân gỗ. Trong khi những loài cây khác phải
tốn hàng chục năm để đạt kích thước lớn thì các loài tre chỉ cần khoảng 5 năm [2].
Tre là một loại cây mọc thẳng, có vỏ ngoài bọc lúc còn non. Tre phát triển từng
đốt, có cây to từ 12 cm đến 16 cm, cao từ 8 – 10 cm, mỗi đốt cách nhau dài từ 35
cm đến 40 cm. Tre có độ cứng cao, khô thì dòn, đặc biệt tre có chứa chất đường nên
dễ bị mọt ăn nên khi sử dụng để đan bện phải được xử lý chống mọt [20].
Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc
cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm, thậm chí 100
năm một lần, bằng cả một đời người, lúc một cây tre ra hoa, kết quả cũng là thời
khắc cuối cùng của cây này bởi sau đó tre sẽ nhanh chóng lụi tàn và không thể hồi
sinh. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất [2].
7
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Hình 1.2. Rừng tre (Nguồn: Google)
- Đặc tính của mây, tre
Mây thích nghi với mọi điều kiện sống. Ở những nơi hoang sơ, những nơi đất
nghèo dinh dưỡng. Mây sống thành bụi theo hình ruột gà. Trong điều kiện gieo
trồng, để có được những sản phẩm cho năng suất cao, chất lượng tốt người ta sử
dụng giống mây nếp. Đặc điểm giống mây này là thưa đốt, tròn đều, vỏ có màu
trắng ngà, cho năng suất cao, dễ thu hoạch, chịu được mọi điều kiện thời tiết, cây có
khả năng kháng chịu sâu bệnh cao [1].
Hình 1.3. Cây mây ngoài thực tế. (Nguồn: Google)
Ở Việt Nam, phổ biến nhất là loài mây nếp, cả trong trạng thái hoang dã và
trong trồng trọt. Cây leo mọc thành bụi với nhiều thân khí sinh, có thân ngầm giống
“củ gừng” nhưng rất cứng và đen như sừng. Thân khí sinh chỉ to bằng ngón tay,
nhưng có thể dài 20 – 30 m nếu được leo trên cây gỗ. Thân khí sinh không phân
nhánh, leo được nhờ các tay mây nằm đối diện với nách lá. Toàn bộ thân được bao
bọc trong các bẹ lá màu xanh, có gai. Lá dài khoảng 1 m, trông giống như một lá
8
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
kép với 14 – 20 lá nhỏ, mọc thành nhóm 2 – 4 chiếc; bẹ lá hình ống, ôm lấy thân; lá
nhỏ có hình mũi mác, dài 15 cm, có 3 – 5 gân hình cung nổi rõ chạy từ cuống đến
hết đỉnh.
Cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa dạng bông mo ở nách lá, dài 0,8 – 1 m, có
nguồn gốc từ các tay mo ở phía ngọn. Mỗi cụm hoa có 4 – 7 nhánh, mỗi nhánh lại
có rất nhiều gié dài 3 – 4 cm, gồm những chùm từ 3 đến 13 hoa nhỏ màu vàng có
hương thơm.
Quả có hình cầu, đường kính khoảng 8 mm, đầu có mỏ nhọn và núm nhụy tồn
tại; vỏ quả có vảy bao bọc, vảy xếp thành 18 hàng dọc. Khi non quả màu xanh, già
màu xám vàng. Mỗi quả có một hạt hình cầu, đường kính 6 mm, khi non hạt màu
trắng trắng, vỏ mềm, khi già màu nâu đen, vỏ rất cứng. Quanh hạt có cùi mọng
nước, khi non có vị đắng, khi già cùi hơi ngọt, ăn được [11].
Tre thường mọc từng bụi, từng khóm và dễ thích nghi với mọi môi trường
sống: bờ ao, khô cằn, sỏi đá, v.v... Quá trình phát triển của tre thường ban đầu là từ
những mầm măng nhỏ nằm dưới gốc, được che phủ bởi những cây tre cao và lá cây,
rồi từ từ tre phát triển cứng cáp và dẻo dai. Thân tre gầy guộc, được ghép lại từ
nhiều mắt, bên trong thân tre ống rỗng. Tre có màu xanh lục, càng lên cao màu xanh
của tre càng nhạt. Thân tre mọc ra từng cành cây nhỏ, những cành cây này có gai
nhọn và lá. Lá tre mỏng và có hình thon có gân lá song song, độ dài của lá tre từ 10
– 15 cm. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất
chắc. Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.
Hình 1.4. Hoa tre nở ra là khi vòng đời của cây tre kết thúc (Nguồn: Google)
- Sản phẩm từ mây, tre
9
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Có rất nhiều loại sản phẩm từ mây, tre đan ứng dụng vào đời sống. Trước đây,
các sản phẩm từ mây tre của người dân chủ yếu là các đồ dùng phục vụ cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày thì ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát thì những sản phẩm
mỹ nghệ từ mây, tre đan cũng theo đó đã ra đời.
Mây: Khi cắt thành từng phần, mây có thể sử dụng như gỗ để làm đồ gia dụng.
Mây cũng có thể sơn được và chúng có vân như gỗ, vì thế người ta có thể tạo ra
được nhiều chủng loại màu trên bề mặt đồ bằng mây và tạo ra nhiều kiểu dáng khác
nhau. Các phần của mây cũng có thể sử dụng như là roi hay gậy mây trong một số
trường phái võ thuật hoặc để xử phạt một số tội nhân, hiện vẫn còn được áp dụng ở
một số quốc gia như Malaysia, Singapore và Brunei. Ngoài ra, phần lõi bên trong có
thể tách riêng và làm thành các sợi mây. Ngoài ra, cây mây có khả năng tiết ra một
chất nhựa màu đỏ, đôi khi còn được gọi là “máu rồng”. Chất nhựa màu đỏ này thời
cổ đại được cho là có một số thuộc tính có ích trong y học và cũng đã được sử dụng
như là thuốc nhuộm cùng với một số chất khác để nhuộm đàn vi-ô-lông [1].
Mây nếp – loại mây phổ biến nhất ở Việt nam được sử dụng từ rất lâu đời và rất
quen thuộc ở nước ta. Do có sợi với độ bền, dẻo và chịu lực kéo tốt, cấu tạo đồng
đều, mặt ngoài có màu trắng ngà, bóng rất đẹp, lại dễ uốn; lại có thể kết hợp tốt với
kim loại và vật liệu khác như gỗ, da, nhựa để làm bàn ghế, đồ dùng mỹ nghệ cao
cấp, sợi mây nếp cũng dễ chẻ thành thanh nhỏ nên mây nếp là một trong những loài
mây được dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát, tạo mặt bàn ghế cao cấp có giá
trị ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
10
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Hình 1.5. Hình ảnh sản phẩm thủ công
Hình 1.6. Những vật dụng gia đình, sản
từ cây mây.
phẩm trang trí được đan từ mây.
(Nguồn: Google)
Tre thường được sử dụng làm các đồ vật gia dụng, làm nhà (như cột, kèo,
v.v...), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, làm các vật dụng nông nghiệp (gầu, cán
cuốc, cán xẻng, v.v...) [2].
Ngoài những mục đích sử dụng chính của cây tre, các bộ phận khác của tre
cũng được sử dụng như măng tre (tre non) thường được sử dụng làm thức ăn như:
măng chua, măng luộc, v.v…; lá tre thường được làm thức ăn cho gia súc như: trâu,
bò, voi, v.v... hoặc dùng để ủ hoa quả, làm ổ cho gia cầm, đồng thời tre cũng là
nguyên liệu đốt hiệu quả; cành tre có nhiều gai nhọn dùng để làm hàng rào hoặc làm
nơi trú ẩn cho tôm, cua, cá. Thân tre có rất nhiều công dụng và có nhiều ý nghĩa
trong đời sống lao động của nhân dân ta từ thời xa xưa, thâm chí trong những ngày
Tết cổ truyền, tre còn được dùng làm cây nêu (dùng để treo cờ), làm thành những
chiếc đu hay món bánh chưng cũng có sự góp mặt của tre giúp món ăn thêm đậm đà
bản sắc dân tộc, tre còn là công cụ sản xuất như làm cối xay tre, v.v…. Khi đời sống
người dân còn khó khăn, tre được dùng để đan thành nhà che mưa che nắng, tre còn
được dùng để chế tạo ra những đôi đũa, rổ rá, cho đến giường tủ, v.v… Ngày nay
tre là nguyên liệu để làm những vật trang trí trong ngành mây tre đan.
Hình 1.7. Hình ảnh sản phẩm nội thất làm từ cây tre (Nguồn: Google)
11
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Riêng ở Việt Nam, hiện nay cây tre chiếm diện tích trên toàn quốc là gần 1,4
triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng toàn quốc), còn về tài nguyên song mây ước
tính có khoảng 30 loài song mây (trong đó có 10 loại có giá trị kinh tế cao) thuộc
sáu chi, phần lớn diện tích được phân bố và khai thác ở các tỉnh Phú Yên, Khánh
Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai, Quảng Nam, v.v… Cây tre, cây mây ở nước ta
có biên độ sinh thái rộng, có thể trồng tập trung ở các vùng đồi núi và đồng thời
cũng có thể trồng phân tán. Không những vậy, việc trồng, khai thác, chế biến cây
tre, cây mây đã và đang góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải
thiện đời sống cho một bộ phận gia đình sinh sống dựa vào rừng và mang lại những
hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hiện nay cả nước có khoảng 723/2.017 làng nghề chế biến
mây, tre đan và hơn một nghìn doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất và xuất khẩu
thủ công mỹ nghệ, trong đó có mặt hàng mây, tre đan, thu hút hơn 342 nghìn lao
động. Theo đánh giá của các chuyên gia, hằng năm nước ta tiêu thụ từ 400 đến 500
triệu cây tre nứa và từ 600 đến 800 tấn song, mây nguyên liệu để sản xuất các mặt
hàng tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.
Theo kết quả báo cáo năm 2015, thị phần sản phẩm mây, tre đan của Việt Nam
trên thế giới trong giai đoạn 2010-2015 là khoảng 12%, và theo xu hướng phát triển
đến năm 2020, nhu cầu mây nguyên liệu để sản xuất, chế biến dự kiến cần khoảng
100 nghìn tấn, trong khi đó hiện nay chúng ta phải nhập khoảng 33 nghìn tấn mây
mỗi năm từ các nước khác. Từ đó có thể nhận thấy cây tre, cây mây là loại cây công
nghiệp đặc biệt và phải có định hướng chính sách phát triển ngành mây, tre nhằm
khai thác mạnh mẽ những thuộc tính giá trị của loại cây này để góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nước, nhấn mạnh phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công
nghiệp chế biến, quy hoạch xác định vùng nguyên liệu tự nhiên, cung cấp nguyên
vật liệu cho các vùng làng nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, công tác đào
tạo nguồn nhân lực cho ngành mây, tre cũng cần được chú ý và phát triển mở rộng,
mở thêm các cơ sở dạy nghề về chế biến và sản xuất mây, tre, hỗ trợ các hiệp hội
chuyên ngành, mạng lưới mây tre đan Việt Nam nhằm tăng cường khả năng cung
cấp thông tin về thị trường, tăng tính liên kết để giải quyết các vấn đề liên quan đến
12
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
lao động, thị trường, v.v... nhằm cung ứng kịp thời cho ngành sản xuất đặc thù này
của Việt Nam [19].
1.1.2. Một số dạng thức đan, bện mây tre cơ bản
Trong dân gian từ xa xưa đến nay, nghề đan lát dụng cụ từ các vật liệu mây, tre
được thực hiện ở từng gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu tự cung tự cấp. Ở Việt Nam,
dấu vết của nghề đan lát đã tìm thấy ở thời kỳ Phùng Nguyên và đạt đến trình độ kỹ
thuật cao vào thời kỳ Đông Sơn. Khi nền kinh tế phát triển kéo theo sự phân công
lao động xã hội thì nghề đan lát mới trở thành một ngành nghề sản xuất hàng hóa và
có vị trí quan trọng ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Để đáp ứng được
những tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường không chỉ cần những dụng cụ phục
vụ đời sống mà còn phải đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, tiện lợi trong việc sử dụng đòi
hỏi tay nghề của người thợ phải không ngừng học hỏi, sáng tạo các dạng thức đan
bện mây tre mới. Tuy nhiên, để làm ra bất kỳ một sản phẩm sử dụng kỹ thuật đan
bện nào thì bắt buộc nghệ nhân cũng phải thông thạo những kỹ thuật đan bện mây,
tre cơ bản nhất, từ đó phát triển ra những dạng thức mới phù hợp với những yêu cầu
mới của thị trường.
Có tất cả 16 dạng thức đan, bện mây tre cơ bản như sau:
1.1.2.1.
Dạng thức 1: Đan nong mốt đều (đan vuông)
Tên gọi trong tiếng Anh: plain weave pattern
* Hình ảnh:
Hình 1.8. Kiểu đan nong mốt đều (Nguồn: Google)
13
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Hình 1.9. Các sản phẩm sử dụng kiểu đan nong mốt đều (Nguồn: Pinterset)
* Mô tả: Tất cả nan dọc và nan ngang có kích thước bằng nhau và cân bằng
nhau, các loại nan đều được co, kéo, gông để các khoảng chắp nối có diện đều và
bằng nhau. Những kết quả thông thường trong các tạo hình trang trí đăng ten với vật
liệu cứng, có thể được sử dụng cho chân đế hoặc cạnh rổ. Sự khác nhau được tạo
bởi thay đổi về độ rộng của các dải ngang và dọc.
* Quy trình chế tạo:
Bước 1. Đặt các nan ngang nằm
Bước 2: Đặt nan dọc đầu tiên đặt lên
cạnh đều nhau.
trên các nan ngang số lẻ.
Bước 3: Đặt nan dọc thứ hai đặt
chồng lên các nan ngang số chẵn.
Bước 4: Tiếp tục đặt ngang dọc thứ ba
chồng lên các nan ngang số lẻ tương tự
như nan dọc đầu tiên.
14
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A
LuậnvănCaohọc
Chuyênngành:CNVậtliệudệtmay
Bước 5: Làm tương tự lần lượt cho đến khi hết nan.
Hình 1.10. Các bước thực hiện kiểu đan nong mốt đều (Nguồn: Youtube)
1.1.2.2.
Dạng thức 2: Đan nong mốt chéo
Tên gọi bằng tiếng Anh: twilled two weave pattern
* Hình ảnh:
Hình 1.11. Kiểu đan chéo (Nguồn: Google)
Hình 1.12. Các sản phẩm sử dụng kiểu đan chéo (Nguồn: Pinterst)
15
HV.PhạmThịLyHạ
Khóa 2015A