Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ số và thiết kế, chế tạo mẫu quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân lao động phổ thông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 124 trang )

Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẦN ÁO BẢO HỘ LAO ĐỘNG...................9
1.1. Khái quát chung về quần áo bảo hộ lao động. ............................................. 9
1.1.1. Phân loại quần áo bảo vệ. ....................................................................... 9
1.1.2. Yêu cầu của quần áo bảo hộ lao động. .................................................. 10
1.2. Thực trạng sản xuất và sử dụng quần áo bảo hộ lao động cho công nhân
lao động phổ thông ở nƣớc ta. .................................................................... 12
1.3. Những kết quả nghiên cứu trƣớc đây về hệ thống cỡ số cơ thể ngƣời và
quần áo. ....................................................................................................... 17
1.4. Kết luận chƣơng 1. ...................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....... 24

2.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu. ..................................................... 24
2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................ 24
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu. .................................................................................. 25
2.2.1. Thu thập số liệu nhân trắc nam công nhân lao động phổ thông. ............ 25
2.2.2. Xử lý thống kê số liệu nhân trắc và xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể. .... 36
2.2.3. Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động phổ thông. .............. 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................. 55
3.1. Kết quả thu thập số liệu nhân trắc nam công nhân lao động phổ thông.. 55
3.1.1. Kết quả xử lý thống kê. ......................................................................... 55
3.1.2. Kết quả phân tích thống kê kích thước cơ thể nam công nhân. .............. 59
3.1.3. Kết quả phân tích tương quan giữa các kích thước: ............................... 61
3.2. Hệ thống cỡ số cơ thể nam công nhân lao động phổ thông. ...................... 61



1


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

3.2.1. Kích thước chủ đạo............................................................................... 61
3.2.2. Bậc nhảy của các kích thước chủ đạo.................................................... 63
3.2.3. Bảng cỡ số cơ thể nam công nhân. ........................................................ 69
3.3. Hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ cho nam công nhân lao động phổ thông. 74
3.3.1. Đề xuất kiểu dáng và cấu trúc quần áo bảo hộ lao động. ....................... 74
3.3.2. Chọn các cỡ số cơ thể để thiết lập hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao
động................ ...................................................................................... 76
3.3.3. Ký hiệu cỡ số quần áo bảo hộ lao động..................................................74
3.3.4. Mẫu kỹ thuật....................................................................................... 765
3.3.5. Vải may quần áo bảo hộ lao động để đánh giá........................................75
3.3.6. Kết quả đánh giá độ vừa vặn của quần áo bảo hộ lao động đã thiết kế. . 79
3.3.7. Hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động . ........................................... 799
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 90
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 93

2


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1.Những hệ thống phân cỡ quần áo ngoài nam giới của một số
quốc gia trên thế giới.................................................................... .......19
Bảng 2.1. Số lượng và phân bố lực lượng lao động chia theo giới tính,
thành thị/ nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội năm 2010...... .......31
Bảng 2.2. Các kích thước nhân trắc theo phương pháp đo tiêu chuẩn ISO
8559:1989..................................................................................... .......32
Bảng 2.3. Kích thước chủ đạo với sản phẩm quần áo mặc ngoài của
ISO/TR 10652:1991..................................................................... .......41
Bảng 3.1. Kết quả xử lý thống kê các số đo nhân trắc................................... .......57
Bảng 3.2. Hệ số tương quan củacác kích thước............................................ .......58
Bảng 3.3.So sánh kích thước chủ đạo của nam giới Việt Nam qua các thời
kỳ.................................................................................................. .......59
Bảng 3.4: Giá trị chiều cao theo tuổi.............................................................. .......60
Bảng 3.5. Tần số phân bố kích thước chiều cao theo bước nhảy 5cm.......... .......64
Bảng 3.6. Tần số phân bố kích thước vòng ngực theo bước nhảy 4cm......... .......65
Bảng 3.7.Bảng phân nhóm cỡ số theo phương án bước nhảy chiều cao 5cm
và bước nhảy vòng ngực 4cm...............................................
Bảng 3.8.Phương trình hồi quy xác định giá trị các kích thước phụ thuộc

.......68
.......70

Bảng 3.9. Bảng cỡ số cơ thể nam công nhân................................................ .......71
Bảng 3.10.Tần suất gặp của các cỡ số............................................................ .......76
Bảng 3.11.Độ co của vải may quần áo thử nghiệm........................................ .......78
Bảng 3.12.Các thông số của vải may quần áo bảo hộ lao động..................... .......78
Bảng 3.13.Bảng số đo thành phẩm áo............................................................ .......81
Bảng 3.14.Bảng số đo thành phẩm quần........................................................ .......84

3



Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Một số mẫu quần áo bảo hộ lao động trên thị trường hiện nay..... .......14
Hình 1.2. Hình ảnh về mẫu quần áo bảo hộ lao độngcho công nhân nam lao
động phổ thông theo tiêu chuẩn TCVN 1600-74...................

.......14

Hình 2.1.Các mốc đo quan trọng.................................................................. ........29
Hình 2.2 đến hình 2.10. Hình vẽ cách đo các kích thước nhân trắc theo
phương pháp trong tiêu chuẩn ISO 8559:1989............................. .......33
Hình 2.11. Đường cong biểu diễn của phân bố chuẩn.................................. .......37
Hình 3.1. Đồ thị phân bố kích thước chiều cao nam công nhân lao động
phổ thông..................................................................................... ........55
Hình 3.2. Đồ thị phân bố kích thước vòng ngực công nhân nam.................. ........56
Hình 3.3. Đồ thị phân bố kích thước vòng bụng công nhân nam.................. .......56
Hình 3.4. Đồ thị phân bố kích thước chiều cao theo bước nhảy 5cm........... .......64
Hình3.5.Đồ thị phân bố kích thước vòng ngực theo bước nhảy 4cm.......... .......66
Hình 3.6. Mẫu quần áo bảo hộ lao động........................................................ ......75
Hình 3.7.Ảnh chụp công nhân mặc các bộ quần áo bảo hộ lao động........... .......79
Hình 3.8. Ảnh chụp bộ quần áo cỡ 175 trên ma nơ canh.............................. .......80
Hình 3.9. Hình vẽ cách đo thành phẩm áo.................................................... .......83
Hình 3.10. Hình vẽ cách đo thành phẩm quần............................................... .......85
Hình 3.11. Đồ thị phân bố cân nặng.............................................................. .......94
Hình 3.12. Đồ thị phân bố kích thước vòng đáy cổ....................................... .......94
Hình 3.13. Đồ thị phân bố kích thước chiều rộng vai.................................... .......95

Hình 3.14. Đồ thị phân bố kích thước chiều rộng lưng.................................. .......95
Hình 3.15. Đồ thị phân bố kích thước vòng mông......................................... .......96
Hình 3.16. Đồ thị phân bố kích thước vòng cánh tay trên............................. .......96
Hình 3.17. Đồ thị phân bố kích thước vòng cổ tay........................................ .......97
Hình 3.18. Đồ thị phân bố kích thước chiều dài bên ngoài chân................... .......97

4


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

Hình 3.19. Đồ thị phân bố kích thước chiều dài bên trong chân................... .......98
Hình 3.20. Đồ thị phân bố kích thước vòng đùi trên...................................... .......98
Hình 3.21. Đồ thị phân bố kích thước chiều dài bụng trước.......................... .......99
Hình 3.22. Đồ thị phân bố kích thước chiều dài cung đáy chậu.................... .......99
Hình 3.23. Đồ thị phân bố kích thước chiều dài tay....................................... .....100
Hình 3.24. Đồ thị phân bố kích thước chiều dài cổ 7 đến cổ tay................... .....100
Hình 3.25. Đồ thị phân bố kích thước chiều dài lưng.................................... ....101
Hình 3.26. Đồ thị phân bố kích thước chiều cao từ eo đến đất..................... ....101
Hình 3.27. Đồ thị phân bố kích thước chiều cao xương cụt đến đất............ .....100
Hình 3.28. Thiết kế mẫu cơ sở áo bảo hộ lao động........................................ .....103
Hình 3.29. Thiết kế các chi tiết áo.................................................................. .....104
Hình 3.30. Thiết kế mẫu cơ sở quần bảo hộ lao động.................................... .....108
Hình 3.31. Thiết kế các chi tiết phụ của quần................................................ .....109
Hình 3.32. Bản thiết kế áo bảo hộ lao động cỡ 165 (đã có đường may)....... .....113
Hình 3.33. Bản vẽ thiết kế mẫu áo bảo hộ lao động cho nam (Các cỡ 155160-165-170-175)......................................................................... .....114
Hình 3.34. Bản thiết kế quần bảo hộ lao động cỡ 165 (đã có đường may)... .....115
Hình 3.35.Bản thiết kế quần bảo hộ lao động cho nam công nhân lao động
các cỡ (Các cỡ 155-160-165-170-175)......................................... .....116
Hình 3.36. Ảnh chụp người mặc bộ quần áo cỡ 165...................................... .....117

Hình 3.37. Ảnh chụp người mặc bộ quần áo cỡ 170...................................... .....117
Hình 3.38.Ảnh chụp công nhân công ty cơ khí NARIMEmặc thử sản
phẩm............................................................................................. .....118

5


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

MỞ ĐẦU
Phương tiện bảo vệ cá nhân nói chung và quần áo bảo hộ lao động nói riêng
đều cần phải bảo đảm các tiêu chuẩn, yêu cầu về an toàn, vệ sinh và tiện nghi sử
dụng. Các nhà nghiên cứu, thiết kế, chế tạo công nghiệp, kể cả người quản lý, người
sử dụng lao động và người lao động đều cần đến các tiêu chuẩn về hệ thống cỡ số
và mẫu thiết kế các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp theo nhu cầu bảo vệ của
nhóm quần thể lao động nhất định.
Để đạt được tiêu chuẩn bảo vệ, yêu cầu về an toàn, vệ sinh và tiện nghi sử
dụng phải định kỳ cập nhật, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, vật liệu,
phương pháp, kỹ thuật mới trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động. Ngoài ra, định
kỳ (khoảng 10 năm) điều tra, xác định kích thước nhân trắc, hệ thống cỡ số cơ thể
người lao động của nhóm quần thể tương ứng và từ đó điều chỉnh các thông số kỹ
thuật của hệ thống cỡ số của phương tiện bảo vệ cá nhân cụ thể.
Thực trạng sản xuất, sử dụng và quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân nói
chung, quần áo bảo hộ lao động nói riêng còn bị xem nhẹ và buông lỏng. Mặt khác,
các tiêu chuẩn về quần áo bảo hộ lao động cho công nhân lao động phổ thông
(TCVN 1600-91, TCVN 1601-91) [13,14] do Viện Bảo hộ lao động nghiên cứu, thì
từ năm 2004 đến nay đã bị hủy bỏ (không còn trong danh mục tiêu chuẩn Việt
Nam) do không được đề nghị và soát xét, điều chỉnh kịp thời.
Cùng với sự phát triển của thế giới, ngày nay nền công nghiệp nước ta với
nhiều ngành nghề khác nhau đòi hỏi mỗi công việc phải có một trang phục phù hợp,

tạo sự thoải mái, an toàn trong công việc.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngành may công nghiệp của nước ta có đủ khả
năng đáp ứng các yêu cầu trên. Đây là một ngành đầu tư vốn ít lại thu hồi vốn
nhanh, quản lý gọn nhẹ, công nghệ mềm dẻo. Ngành may công nghiệp đã phát triển
mạnh với nhiều mặt hàng phục vụ sinh hoạt và làm việc của mọi người. Tuy nhiên,
nếu chú ý chúng ta thấy rằng mặt hàng quần áo bảo hộ lao động chưa được quan
tâm và phát triển nhiều ở thị trường trong nước. Tại các thành phố lớn như Hà Nội,
6


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

thành phố Hồ Chí Minh có một số xí nghiệp may quần áo bảo hộ lao động nhưng
chỉ may theo mùa hoặc theo đơn hàng của một số công ty lớn trong nước hoặc gia
công cho nước ngoài theo mẫu mã và nguyên phụ liệu của khách hàng. Chưa có
một nơi nào quan tâm nghiên cứu nhiều đến mặt hàng này.
iệt Nam là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần
86 triệu người (tính đến ngày 1/4/2009)[33]. Trong đó số người trong độ tuổi lao
động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Số lao động
phổ thông chiếm khoảng 12% dân số. Họ làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ, nông lâm nghiệp, thủy sản, giao thông, xây dựng...Đây là một thị trường
tiêu thụ quần áo bảo hộ lao động rất hấp dẫn đối với nhà sản xuất, thế nhưng đã có
một thời bị bỏ quên vì nỗi khó khăn lớn nhất của các nhà sản xuất hàng may mặc
phục vụ nội địa là không có hệ thống cỡ số nào để làm cơ sở thiết kế công nghiệp
phục vụ sản xuất. Do chỉ là cỡ số ước đoán của nhà sản xuất nên khi các sản phẩm
ra thị trường không đáp ứng được các dạng cơ thể khác nhau của người sử dụng.
Hệ thống cỡ số quần áo được xây dựng dựa trên hệ thống cỡ số kích thước
cơ thể người. Theo quy luật sinh học, cứ khoảng 10 năm, do những điều kiện sống
thay đổi, tầm vóc, thể lực của một số cư dân có những biến đổi [4]. Hiện nay nhân
trắc người


iệt Nam đã thay đổi so với những năm trước. Tầm vóc cơ thể của nam

giới iệt Nam có nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Theo các nhà nghiên cứu về nhân
trắc học thì cứ định kỳ khoảng 10 năm nên xây dựng lại hệ thống cỡ số cơ thể
người.
Để phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp và để thuận tiện cho việc lựa chọn
quần áo bảo hộ lao động phù hợp với người tiêu dùng đòi hỏi phải có hệ thống cỡ số
quần áo phù hợp với kích thước người lao động phổ thông

iệt Nam hiện nay. Hệ

thống cỡ số quần áo phù hợp sẽ làm giảm chi phí sản xuất, đảm bảo tính tiện nghi
và an toàn của người lao động, giúp nâng cao sức khỏe và tăng năng suất lao động.
Hệ thống cỡ số quần áo là số liệu quan trọng để xây dựng tiêu chuẩn về quần áo bảo
hộ lao động cho người lao động.

7


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

Những luận cứ và hiện trạng vừa nêu trên, đủ để minh chứng cho tính cấp
thiết của đề tài này, bởi nó được xuất phát từ yêu cầu tự thân của sản phẩm quần áo
bảo hộ lao động, là đòi hỏi hoàn toàn chính đáng và thực tiễn đối với lĩnh vực
nghiên cứu phương tiện bảo vệ cá nhân.
Trước tình hình đó tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây
dựng hệ thống cỡ số và thiết kế, chế tạo mẫu quần áo bảo hộ lao động cho nam
công nhân lao động phổ thông hiện nay”



Nội dung nghiên cứu chính của luận văn:

 Nghiên cứu tổng quan về quần áo bảo hộ lao động.
 Thu thập số đo cơ thể nam công nhân lao động phổ thông.
 Xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể cho nam công nhân lao động phổ thông.
 Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân.
 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài.
- Xây dựng được hệ thống cỡ số kích thước cơ thể của nam công nhân lao
động phổ thông. Đây là bước đi quan trọng và cơ bản đầu tiên để các nhà thiết kế và
các doanh nghiệp sản xuất quần áo bảo hộ lao động tiếp tục xây dựng và ứng dụng
cho các chủng loại quần áo bảo vệ khác.
- Hệ thống cỡ số quần áo được hoàn thành tạo khả năng ứng dụng cho sản
xuất may công nghiệp. Hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động góp phần đảm bảo
yêu cầu về an toàn và tiện nghi sử dụng.
- Kết quả nghiên cứu sẽ có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của khoa học
về bảo hộ lao động và thực tiễn sản xuất nhằm bảo vệ sức khỏe người công nhân và
nâng cao năng suất lao động.

8


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẦN ÁO BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1.

Khái quát chung về quần áo bảo hộ lao động.
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn


phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường lao động... Đây là
một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh
những mối nguy hiểm và rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc
bệnh nghề nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động
đến mức thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là trang bị phương
tiện bảo vệ cho người lao động. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định trong Thông tư số 10
ngày 28/5/1998. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải đảm
bảo ngăn ngừa có hiệu quả những yếu tố nguy hiểm và có hại trong môi trường lao
động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. Phương
tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước quy
định.
Một trong các phương tiện bảo vệ người lao động đó là quần áo bảo vệ.
Quần áo có tác dụng bảo vệ con người khỏi các tác nhân có hại của môi trường làm
việc như nắng nóng, bụi, hơi khí độc...Trong quá trình lao động, quần áo bảo vệ có
ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện các thao tác trong quá trình lao động và đến
sức khỏe của con người. Mỗi môi trường lao động của các ngành nghề đều có
những yếu tố độc hại khác nhau tác động lên thân thể người công nhân, do đó cần
phải trang bị quần áo thích hợp cho mỗi loại ngành nghề đảm bảo sự tiện nghi và an
toàn.
1.1.1. Phân loại quần áo bảo vệ.
Quần áo bảo vệ được phân loại theo tính chất và mức độ bảo vệ. Theo cách
này quần áo bảo vệ được phân loại thành 2 nhóm chính [20]: Quần áo bảo vệ
chuyên dụng và quần áo bảo hộ lao động phổ thông.

9


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may


Quần áo bảo vệ chuyên dụng: Nhóm quần áo có công dụng đặc biệt, được
phân loại theo các tính chất bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố nguy hiểm.
Trong nhóm quần áo bảo vệ chuyên dụng được chia thành các loại sau:
-

Quần áo bảo vệ chống cháy.

-

Quần áo bảo vệ chống nóng và chống lạnh.

-

Quần áo bảo vệ chống hóa chất độc hại.

- Quần áo bảo vệ chống các tác nhân cơ học.
-

Quần áo bảo vệ chống các tác nhân sinh học có hại.

-

Quần áo bảo vệ chống các bức xạ có hại.

-

Quần áo bảo vệ chống tác dụng của điện trường.

-


Quần áo bảo vệ cho người đi bộ.

Quần áo bảo hộ lao động phổ thông: Quần áo có công dụng thông thường,
dành cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, bốc vác, giao
thông, dệt may...
1.1.2. Yêu cầu của quần áo bảo hộ lao động.
Theo TCVN 7547:2005- Phương tiện bảo vệ cá nhân - Phân loại [20], các
yêu cầu chung của phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau: tính
bảo vệ, tính tiện nghi, tính vệ sinh, tính sử dụng, tính thẩm mỹ, tính kinh tế - xã hội.
Tính bảo vệ: Yêu cầu quan trọng nhất của quần áo bảo vệ là phải có tính
chất bảo vệ cơ thể, ngăn chặn hoặc làm giảm đến mức cho phép tác động của các
yếu tố nguy hiểm và có hại đến người lao động.
Tính tiện nghi: Tính tiện nghi của quần áo rất quan trọng, đặc biệt là đối với
quần áo bảo vệ. Bộ quần áo đảm bảo tính tiện nghi là khi mặc nó con người cảm
thấy thoải mái về tâm lý, sinh lý, tiếp xúc.
Quần áo bảo vệ phải đảm bảo tính tiện nghi: tiện nghi về tâm lý, tiện nghi về
sinh lý và tiện nghi về tiếp xúc.

10


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

Tiện nghi về tâm lý bao gồm màu sắc, kiểu dáng quần áo: dáng cơ bản
hay nếp rủ, tính thời trang, dạng bề mặt vải, sự cảm nhận của mỗi người. Mỗi người
có một gu màu khác nhau, cảm nhận về rộng chật khác nhau, nhìn nhận về thẩm mỹ
cũng khác nhau. Tiện nghi về tâm lý là tiện nghi chủ quan, do con người đánh giá.
Tính tiện nghi về sinh lý là tiện nghi về nhiệt ẩm: Gồm cảm nhận về nhiệt
ẩm, liên quan đến cơ quan cảm nhận nhiệt ở da và đặc tính truyền dẫn của quần áo
(truyền nhiệt, truyền ẩm, và thẩm thấu không khí).

Tiện nghi về tiếp xúc:
Gồm cảm giác tạo nên từ những tương tác cơ học giữa da và vải như
buồn rặm thô, ngứa ráp...Chúng liên quan đến các cơ quan cảm nhận đau đớn ở da
và đặc trưng bề mặt của vải (đường kính đầu xơ, mật độ, đặc tính bề mặt, sờ tay).
Sự tiện nghi về áp lực: Gồm các cảm giác: chật, lỏng, mềm cứng. Liên
quan đến một số cơ quan cảm nhận áp lực ở da và sự tổng hợp của một số các cảm
nhận đơn giản. Đặc biệt liên quan đến đặc tính vải (độ xốp, ứng xử cơ học của vải)
và độ vừa vặn của quần áo.
Qua trên ta thấy độ vừa vặn, kiểu dáng của quần áo góp phần quan trọng
trong việc đảm bảo tính tiện nghi của quần áo. Độ vừa vặn của quần áo bảo vệ sẽ
giúp cho các thao tác lao động được chính xác và bảo đảm an toàn cho người lao
động. Khi sử dụng các bộ quần áo quá rộng trong quá trình lao động, quần áo dễ bị
quấn vào máy móc, hoặc khi sử dụng bộ quần áo chật quá, người mặc bị bức bối,
khó chịu, khó thao tác, vì thế sẽ làm giảm năng suất lao động. Quần áo bảo vệ vừa
vặn sẽ tạo ra vùng vi khí hậu giữa cơ thể và quần áo hợp lý, tạo độ thông thoáng,
góp phần giảm bớt gánh nặng nhiệt trong quá trình lao động sinh ra. Do đó quần áo
bảo vệ vừa vặn sẽ góp phần làm tăng hiệu quả làm việc và nâng cao chất lượng lao
động.
Tính vệ sinh: không độc, không gây khó chịu và không cản trở đến chức
năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người.

11


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

Tính sử dụng: nhẹ nhàng, thuận lợi, ít gây cản trở đến khả năng lao động,
phù hợp với tập quán, thói quen của người sử dụng, bền và dễ bảo quản.
Tính thẩm mỹ: phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Quần áo đẹp, có tính
thẩm mỹ cũng góp phần tạo hưng phấn làm việc cho người lao động, làm tăng năng

suất lao động.
Tính kinh tế- xã hội: Quần áo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại,
góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng cuộc sống của người lao động.
1.2.

Thực trạng sản xuất và sử dụng quần áo bảo hộ lao động cho công nhân
lao động phổ thông ở nƣớc ta.
Hiện nay, vấn đề sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp nhằm bảo vệ

sức khỏe người công nhân và nâng cao năng suất lao động vẫn chưa được các cơ sở
sử dụng lao động quan tâm đúng mức [5]. Ở nước ta, người lao động phổ thông
trong các cơ sở sản xuất phần lớn sử dụng những bộ quần áo bảo hộ lao động giá rẻ
và nhất là chưa qua kiểm định chất lượng về chức năng bảo vệ. Điều này dẫn đến
quần áo bảo hộ lao động mới chỉ đáp ứng tiêu chí mặc đơn thuần mà chưa tạo được
sự tiện nghi và an toàn cho người mặc.
Việc sử dụng quần áo bảo hộ lao động vẫn còn mang tính tự do. Nhất là đối
với các cơ sở sản xuất nhỏ chưa chú trọng vào việc trang bị cho người lao động,
hoặc trang bị quần áo bảo hộ lao động không đúng chủng loại, không phù hợp với
yêu cầu công việc. Đồng thời mặt hàng quần áo bảo hộ lao động hiện nay chưa
được quan tâm đúng mức và phát triển trên thị trường trong nước. Trên thị trường
hiện nay, tồn tại hai dạng quần áo bảo hộ lao động, đó là: quần áo bảo hộ lao động
cho lao động phổ thông và quần áo bảo vệ chuyên dụng. Trong đó dạng quần áo bảo
hộ lao động cho lao động phổ thông chiếm đa số. Quần áo bảo hộ lao động phổ
thông không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, còn quần áo bảo vệ chuyên dụng đặc
biệt chủ yếu nhập từ nước ngoài về.
Trong số những sản phẩm quần áo đang được bán trên thị trường, một phần
được sản xuất trong các công ty dệt may công nghiệp. Các công ty này thường sản
12



Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng (gồm cả khách hàng trong nước và ngoài
nước) như công ty may 10, công ty dệt 8/3, công ty dệt vải công nghiệp, công ty dệt
19/5, công ty Kinglong, công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thế Kim...Sản phẩm quần
áo bảo hộ lao động của các công ty trên thường có chất lượng kỹ thuật cao. Trên thị
trường chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động của các cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ, chất
lượng của các bộ quần áo bảo hộ lao động này thường thấp, kiểu dáng nghèo nàn.
Các bộ quần áo này hầu như chỉ có nhãn cỡ, không có nhãn sử dụng, không rõ
nguồn gốc, tên nhà sản xuất, thiếu các thông tin chỉ dẫn, không đáp ứng được các
yêu cầu về phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm.
Quản lý về sản xuất, cung ứng, sử dụng và kiểm tra, giám sát chất lượng
chưa quan tâm đầy đủ.

iệc kiểm định theo tiêu chuẩn về chất lượng (chất lượng

vải, kích thước sản phẩm, kỹ thuật gia công...) của những sản phẩm này hầu như
không được thực hiện.
Chủng loại quần áo bảo hộ lao động theo các chức năng khác nhau không
có sự phân loại rõ ràng và không đáp ứng được yêu cầu của thực tế, thường chúng
chỉ khác nhau ở các bộ phận trong trang phục như: mũ, giày ủng, gang tay, tạp dề,
mặt nạ,...
Cấu trúc của các sản phẩm này hầu như không khác so với bộ quần áo bảo
hộ lao động truyền thống từ trước cho đến nay, tức là: Bộ quần áo rời, áo dài tay, bo
gấu, cổ hai ve hoặc cổ Đức, quần có đính khuy để tăng giảm kích thước ở hai bên
sườn. Kiểu dáng sản phẩm có thay đổi chút ở kiểu và hình dáng của túi, cách chia
đề cúp thân trước. Màu sắc của các sản phẩm này thường là màu xanh tím than,
màu ghi xanh hoặc màu chì (hình 1.1, hình 1.2).

13



Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

Hình 1.1. Một số mẫu quần áo bảo hộ lao động trên thị trƣờng hiện nay.

Hình 1.2. Hình vẽ mẫu quần áo bảo hộ lao động cho công nhân nam
lao động phổ thông theo tiêu chuẩn TCVN 1600-74.
Vật liệu: Hiện nay, trên thị trường quần áo bảo hộ lao động phổ thông có
khoảng 4 loại sản phẩm tương ứng với 4 loại vật liệu khác nhau: đó là vải bông chất
lượng cao, vải bông loại trung bình, vải PeCo 65/35 và PeCo 83/17. Chất lượng vải
để may các loại vải may quần áo bảo hộ lao động rất đa dạng:
Vải may quần áo bảo hộ lao động của các công ty dệt vải như Tổng công ty
dệt Nam định, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Pang rim Neotex (Phú
14


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

thọ), công ty dệt vải Công nghiệp có chất lượng cao. Sợi dệt mịn, đảm bảo thành
phần xơ sợi, khối lượng, chi số, độ co, kiểu dệt...ghi đúng trên bao bì, đảm bảo độ
bền màu.
Ngoài ra trên thị trường tràn ngập các loại quần áo được may từ các loại vải
của các cơ sở dệt tư nhân. Các sản phẩm này thường không đảm bảo chất lượng.
-

Sợi dệt thô ráp tạo cho người lao động cảm giác khó chịu.

-


Không đảm bảo thành phần xơ sợi, khối lượng... ghi trên bao bì: Sản

phẩm không đảm bảo độ bền, nhanh rách đồng thời không đảm bảo tính tiện nghi
như độ hút nước, độ thoáng khí, độ truyền nhiệt...
- Mật độ thấp, sản phẩm không đảm bảo độ bền và độ lọt bụi và không có
khả năng cách nhiệt [6].
- Các sản phẩm này thường được nhuộm ở các cơ sở tư nhân nên không
đảm bảo độ bền màu. Quần áo sử dụng sau thời gian ngắn đã phai màu, gây loang
màu, không đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Độ co lớn, không đảm bảo yêu cầu dẫn đến tình trạng quần áo bảo hộ lao
động sử dụng sau một thời gian ngắn không giữ được hình dáng, kích thước như
ban đầu.
Giá bán một bộ quần áo bảo hộ lao động phổ thông hiện nay trên thị trường
dao động từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng Việt Nam tùy theo chất liệu và độ dày
của vải. Thường một bộ quần áo bảo hộ lao động từ vải chéo bông chất lượng cao
giá bán khoảng từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng, bộ quần áo bảo hộ lao động từ
vải PeCo chất lượng thấp giá khoảng 100.000 đồng đến 160.000 đồng.
Cỡ số và độ vừa vặn của quần áo bảo hộ lao động: Trên thị trường hiện
nay quần áo bảo hộ lao động phổ biến sử dụng các bộ cỡ ký hiệu theo số 4, 5, 6, 7,
8 hoặc bộ cỡ số sử dụng ký hiệu S, M, L, XL. Tuy nhiên quần áo bảo hộ lao động
bán đại trà là các cỡ 5, 6, 7 hoặc S, M, L. Các cỡ số này được may cho 3 loại chiều
cao. Cỡ trung bình (M) hoặc cỡ 6 thiết kế cho người có chiều cao trung bình 165cm
± 2cm, Cỡ S hoặc cỡ 5 thiết kế cho người có chiều cao thấp 160cm ± 2 cm, Cỡ L
hoặc cỡ 7 thiết kế cho người có chiều cao 170cm ± 2 cm. Ngoài các cỡ trên, người
15


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

có chiều cao khác khoảng 158cm đến 172cm phải đi may. Trên thực tế xảy ra một

thực trạng là cùng chung một cỡ như cỡ M, các cơ sở sản xuất cũng khác nhau:

í

dụ chiều dài của quần cho cỡ M của cơ sở may Thăng Long là 100cm, của cơ sở
may Thanh Sơn là 103cm. Chưa tính đến chiều rộng của quần áo khác nhau, không
thống nhất. Tất cả các thông số thiết kế của sản phẩm quần áo bảo hộ lao động do
các công ty tư nhân sản xuất đều dựa trên kinh nghiệm của nhà thiết kế.
Các bộ quần áo bảo hộ lao động mua trên thị trường, cấp phát cho công nhân
hoặc công nhân đi mua có những trường hợp không phù hợp về kích cỡ đối với
người mặc nên quần áo không vừa vặn, không đẹp về thẩm mỹ.
Chỉ có một số ít các công ty may lớn như công ty May 10, công ty dệt 8/3,
vải dệt Công nghiệp... có điều kiện tự đo cỡ số cơ thể của công nhân trong công ty,
sau đó xây dựng hệ thống cỡ số riêng cho công ty mình.
Điều này dẫn đến việc các cơ sở may công nghiệp không thống nhất cỡ số
của quần áo bảo hộ lao động. Một số cơ sở áp dụng bộ tiêu chuẩn cũ, một số khác
tự đề ra bộ cỡ số cho riêng cơ sở mình, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi mua
và sử dụng các bộ quần áo bảo hộ lao động.
Hầu hết quần áo bảo hộ lao động hiện nay là quần áo may sẵn, sản xuất công
nghiệp với các cỡ số khá tuỳ tiện và không phù hợp với người lao động. ì vậy việc
thống nhất cỡ số quần áo và việc tính toán độ vừa vặn của quần áo bảo hộ lao động
sẽ là một trong các yêu cầu chất lượng quan trọng của sản phẩm.
Tình hình trang bị và sử dụng quần áo bảo hộ lao động.
Về phía người sử dụng, các doanh nghiệp lớn ở nước ta hiện nay đã luôn ý
thức được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải trang bị và sử dụng trang phục
bảo hộ cho người lao động. Chính vì vậy, ở những cơ sở này, hàng năm đều thực
hiện cấp phát và trang bị quần áo bảo hộ lao động cho công nhân.
Tuy vậy việc yêu cầu và giám sát người lao động sử dụng thường xuyên
cũng như sử dụng đúng trang phục bảo hộ lao động nói chung và quần áo nói riêng


16


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

còn chưa được nghiêm túc. Tại các cơ sở sản xuất, trên công trường, chúng ta vẫn
có thể thấy có những công nhân mặc quần áo bảo hộ lao động không đồng bộ (chỉ
mặc áo bảo hộ lao động, còn mặc quần thông dụng), hoặc họ tự ý thay đổi cấu trúc
bộ quần áo (cắt tay áo ngắn đi thành kiểu áo cộc tay để mặc cho mát)...Việc trang
bị quần áo bảo hộ lao động cũng không được đồng bộ, có khi người công nhân chỉ
được trang bị áo bảo hộ lao động.
Không ít các cơ sở sản xuất không trang bị quần áo bảo hộ lao động cho
công nhân vì kinh phí hạn chế hoặc đặc thù công việc. Tại các công trình xây dựng
nhỏ như xây dựng cho nhà dân, thậm chí một số công trình vừa và lớn, công nhân
xây dựng không được trang bị quần áo bảo hộ lao động. Một phần là do công nhân
xây dựng được thuê theo thời vụ, hoặc thậm chí họ chỉ làm vài ngày rồi bỏ việc.
Khi đó các chủ xây dựng không phát vì sau khi thuê xong công trình sẽ không thu
lại được các bộ quần áo bảo hộ lao động đã cấp phát.
Thông thường một năm công nhân chỉ được cấp phát trung bình từ 1 đến 2
bộ nên thường phải mua thêm để có thể thay đổi hoặc một bộ quần áo rách rồi mà
vẫn được mặc để tận dụng nên làm giảm tính thẩm mỹ của một môi trường sản
xuất, làm mất đi sự gọn gàng của người công nhân khi lao động.
Nói tóm lại, hiện nay quần áo bảo hộ lao động còn kém phong phú về chủng
loại, kiểu dáng và chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Thực tế cũng cho
thấy các nhà sản xuất ở Việt Nam cũng ít quan tâm để cải tiến và hoàn thiện chủng
loại sản phẩm này để phục vụ người lao động trong cả nước.
1.3.

Những kết quả nghiên cứu trƣớc đây về hệ thống cỡ số cơ thể ngƣời và
quần áo.

Ngoài nước.
Ở các nước trên thế giới cũng đã xây dựng tiêu chuẩn về cỡ số cơ thể và

quần áo. Các nghiên cứu về kích thước cơ thể người được thực hiện đúng định kỳ,
giúp cho việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp trong đó có sản phẩm may công
nghiệp phù hợp với kích thước cơ thể người.
17


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

Các yếu tố thời gian, đặc điểm địa lý, chủng tộc, giới tính, độ tuổi, lối sống,
dinh dưỡng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước cơ thể và dạng cơ thể người.
Do đó các quốc gia đều xây dựng hệ thống cỡ số riêng, cho nên có nhiều hệ thống
cỡ số đang được sử dụng trên thế giới. Một số tiêu chuẩn về hệ thống cỡ số cho nam
giới như sau:
Một số tiêu chuẩn hệ thống cỡ số của các nước châu Á: Trung Quốc sử dụng
tiêu chuẩn GB/T1335.1-1997, Sizing system for man's garments, China Standards
Association [30]. Hàn Quốc sử dụng tiêu chuẩn KS K 0050-1999, Sizing system for
male's adult' garments, Korea Standards Association [31]. Nhật bản sử dụng tiêu
chuẩn JISL4004:2001, Sizing system for man's garments, Japanese Standards
Association [32].
Một số nước châu Âu như Đức, Pháp, Úc, New Zealand, và Bắc Âu sử dụng
hệ thống cỡ số được quy định trong tiêu chuẩn EN 13402: 2002-Clothing sizes [24].
Mỹ sử dụng bộ tiêu chuẩn ASTMD ASTM D6240-98 Standard Tables of
Body Measurements for Men [23].
Theo tiêu chuẩn ISO/TR 10652:1991 Standard sizing systems for clothes (Bộ
cỡ số tiêu chuẩn quốc tế cho quần áo) [29], hệ thống cỡ số của cơ thể được chia
thành dạng người A, M, H cho phụ nữ, đối với nam thì có các dạng thể thao, dạng
người gầy, dạng người béo phì với các tên A, R, P, S, C. Tuy nhiên, bộ cỡ số này

vẫn chưa đáp ứng được hết các dạng cơ thể người trên thế giới.
Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) đang hợp tác cùng các nước trên thế giới
thực hiện chương trình xây dựng một hệ thống cỡ số mang tính toàn cầu hóa, mục
tiêu cuối cùng các nhà nghiên cứu ngành may mặc là chỉ sử dụng một hệ thống cỡ
số cho tất cả dân số trên thế giới. Đây sẽ là một bước tiến dài cho sự phát triển hệ
thống cỡ số nói chung.
Bảng 1.1 tổng hợp một số hệ thống phân cỡ quần áo mặc ngoài của một số
quốc gia trên thế giới [9]. Từ bảng này rút ra một số nhận xét như sau:

18


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

Trong tiêu chuẩn phân cỡ quần áo của các nước kích thước chủ đạo của các
quốc gia đều chọn giống nhau: òng ngực, chiều cao, vòng eo.
Có thể thấy kích thước cơ thể người

iệt Nam có đặc điểm tương đồng với

kích thước cơ thể người Trung Quốc và Nhật bản. Bước nhảy đối với kích thước
chiều cao của các nước trong khu vực có thể hình tương tự như Nhật bản, Trung
quốc đều lựa chọn bước nhảy của chiều cao 5cm. Riêng đối với kích thước vòng
ngực, phần lớn các nước chọn bước nhảy 4cm.
Bảng 1.1: Những hệ thống phân cỡ quần áo ngoài nam giới
của một số quốc gia trên thế giới.
Ngực(cm)

Nước


Eo (cm)

Chiều cao (cm)

thành viên

Phạm vi
cỡ

Bước
nhảy

Phạm vi
cỡ

Bước
nhảy

Nhóm

Phạm vi
cỡ

Bước
nhảy

Phần Lan

92÷116


4

74÷118

V

4

164÷187

6

Pháp

80÷120

4

64÷128

4

5

162÷186

6

Đức


88÷116

4

72÷124

V

-

156÷190

V

Hà Lan

88÷116

4

72÷117

V

4

166÷1952

2


New Zealand

88÷132

4

75÷132

4

2

165÷184

5

Tây Ban Nha

80÷108

4

60÷104

4

6

150÷186


6

Thuỵ Điển

88÷120

4

72÷126

V

4

175÷192

V

Thuỵ Sĩ

83÷122

4

60÷104

V

-


161÷187

V

Anh

86÷127

5

74÷127

5

3

165÷183

5

ISO

84÷116

4

66÷116

4


5

164÷188

6

Trung quốc

72÷112

4

67÷108

4&2

8

150÷185

5

Nhật (80)

72÷110

2&4

67÷108


2

6

155÷185

5

EU(13402)

84÷144

4

72÷132

4

6

154÷202

8

Trong nước:
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập,

iện nghiên cứu khoa học kỹ thuật

Bảo hộ lao động đã xây dựng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động cho công


19


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

nhân lao động phổ thông. Năm 1974, iện đã đề xuất Tổng cục tiêu chuẩn ban hành
các bộ tiêu chuẩn về quần áo bảo hộ lao động theo các tiêu chuẩn:
TCVN 1600-74: Quần áo bảo hộ lao động phổ thông dùng cho nam công
nhân phổ thông [13].
TCVN 1601-74: Quần áo bảo hộ lao động phổ thông dùng cho nữ công nhân
phổ thông [14].
Hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động phổ thông trong tiêu chuẩn trên
được xây dựng theo hệ thống cỡ số quy định trong TCVN 195-66: Áo sơ mi namCỡ số và yêu cầu kỹ thuật [21] và TCVN 196-66: Quần Âu nam- Cỡ số và yêu cầu
kỹ thuật [22]. Bộ tiêu chuẩn về quần áo bảo hộ lao động trên cũng đã được

iện

nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động soát xét lần thứ I năm 1983 và soát
xét lần II năm 1991.
Hai bộ tiêu chuẩn trên không còn phù hợp với kích thước cơ thể của người
lao động

iệt Nam thời kỳ hiện nay do không được soát xét, điều chỉnh kịp thời.

Trong danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam năm 2004 không ban hành hai bộ tiêu
chuẩn trên bởi tính không phù hợp của chúng. Cho nên, hiện nay tiêu chuẩn về cỡ
số quần áo bảo hộ lao động cho công nhân lao động phổ thông chưa có.
Năm 2007,


iện Dệt–May đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ

thống cỡ số quần áo nam, nữ và trẻ em trên cơ sở số đo nhân trắc người

iệt Nam”

[9] và đến năm 2009 hoàn thành. Đề tài đã xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể người
trong lứa tuổi lao động và trẻ em.
Đề tài đã tiến hành khảo sát nhân trắc của 13 nghìn người (nam, nữ trong độ
tuổi lao động và trẻ em), trong đó khảo sát nhân trắc của 3000 nam trong độ tuổi lao
động từ 18 đến 55 tuổi. Quá trình khảo sát được thực hiện bằng phương pháp đo
truyền thống và theo phương pháp trong tiêu chuẩn ISO-8559:1989-Garment
construction and anthropometric surveys - Body dimensions [28].

20


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

iện Dệt-May đã chọn kích thước chủ đạo là vòng ngực, chiều cao. Phạm vi
phân cỡ của kích thước chiều cao từ 155cm đến 175cm, bước nhảy đối với kích
thước chiều cao là 5cm. Phạm vi phân cỡ của kích thước vòng ngực từ 78cm đến
98cm, bước nhảy là 4cm.
Năm 2009,

iệt Nam đã ban hành hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo TC N

5782:2009 điều chỉnh, thay thế TC N 5782: 1994.
Theo TCVN 5782-2009 [17], hệ thống cỡ số cho nam trưởng thành gồm 12
cỡ. Kích thước chủ đạo là chiều cao, vòng ngực. Bước nhảy đối với kích thước

chiều cao là 6cm, khoảng cỡ từ 150cm đến 179cm. Khoảng cỡ đối với kích thước
vòng ngực từ 76cm đến 95cm, bước nhảy là 4cm. Khoảng phân cỡ của kích thước
vòng mông từ 82cm đến 96cm.
Ký hiệu cỡ số là hệ phân số, tử số là chiều cao đứng của cơ thể, mẫu số gồm
hai số đo vòng ngực và vòng bụng, phân biệt bằng dấu (-). Cách ký hiệu này hiện
nay chỉ có trong tiêu chuẩn, thực tế trên thị trường và trong các công ty may không
sử dụng vì quá rắc rối.
Các đề tài, tiêu chuẩn trên mới chỉ đưa ra hệ thống cỡ số cơ thể, đưa ra các
thông số kích thước cơ bản để thiết kế quần áo, chưa nghiên cứu và đưa ra hệ thống
cỡ số quần áo.
Đề tài "Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương
pháp nhân trắc học" [3] của TS.Nguyễn Thị Hà Châu, bộ Quốc phòng. Tiến hành
điều tra năm 2000 và hoàn thành năm 2003, cho áp dụng sản xuất đại trà toàn quân
vào năm 2008÷2009. Đề tài đã khảo sát số liệu nhân trắc 3500 nam giới và 1651 nữ
giới. Đối tượng khảo sát là cán bộ chiến sĩ và công nhân viên quốc phòng. Độ tuổi
nghiên cứu từ 18 đến 55 tuổi. Thông số vòng bụng của nam giới thay đổi rất lớn từ
59cm÷107cm, khoảng phân phối lớn dẫn đến độ tản mạn lớn nên tác giả đã chọn ba
kích thước chủ đạo của nam trong quân đội là chiều cao, vòng ngực, vòng bụng.
Bước nhảy của kích thước vòng ngực và chiều cao đều là 6cm. Với sự lựa chọn kích

21


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

thước chủ đạo trên đã thỏa mãn và đáp ứng được các dạng người khác nhau trong
quân đội.
1.4.

Kết luận chƣơng 1.

Qua tìm hiểu về thực trạng sản xuất và sử dụng quần áo bảo hộ lao động ở

nước ta cho thấy còn rất nhiều bất cập, xem nhẹ và buông lỏng. Các tiêu chuẩn về
quần áo bảo hộ lao động cho công nhân lao động phổ thông hiện nay không được
ban hành do không được định kỳ soát xét và điều chỉnh kịp thời.
Quần áo bảo hộ lao động (phương tiện bảo vệ cá nhân) phải đảm bảo được
tiêu chuẩn về bảo vệ, các yêu cầu về an toàn và tiện nghi sử dụng. Trong khi đó,
quần áo bảo hộ lao động trên thị trường không đáp ứng được các yêu cầu trên,
chúng chỉ đáp ứng được tiêu chí mặc đơn thuần.
Quần áo bảo hộ lao động kém phong phú về chủng loại, kiểu dáng. Cho nên
để đáp ứng nhu cầu của người lao động theo xu hướng thẩm mỹ hiện nay, việc thiết
kế mẫu quần áo bảo hộ lao động mới là rất cần thiết.
Kích thước cơ thể người lao động Việt Nam đã thay đổi nhiều so với những
năm trước. Cỡ số quần áo bảo hộ lao động không đáp ứng được các dạng cơ thể
người lao động. Thị trường tiêu thụ quần áo bảo hộ rất lớn, nhưng lại không có hệ
thống cỡ số để phục vụ sản xuất công nghiệp. Việc xây dựng hệ thống cỡ số quần
áo bảo hộ lao động luôn là một yêu cầu cấp bách trong ngành sản xuất công nghiệp
may.
Chính vì vậy: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số và thiết kế, chế tạo
mẫu quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân lao động phổ thông hiện
nay” là một hướng đi đúng và cần thiết.
Kết quả nghiên cứu sẽ là một đóng góp không nhỏ cho việc nâng cao chất
lượng của sản phẩm quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân, làm tiền đề để
nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động cho nữ công nhân phổ
thông phù hợp với chỉ số nhân trắc người lao động

22

iệt Nam. Đồng thời kết quả



Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

nghiên cứu đảm bảo độ vừa vặn của quần áo bảo hộ lao động, tạo tính tiện nghi và
an toàn cho người lao động, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất và nâng cao chất lượng sản xuất công nghiệp cho thị trường quần áo bảo hộ lao
động trong nước.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa các số liệu nhân trắc của đề tài
nghiên cứu “Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam, nữ và trẻ em trên cơ sở số đo
nhân trắc người

iệt Nam” của

iện Dệt-May. Tác giả chọn lọc số đo nhân trắc

công nhân nam lao động phổ thông từ bộ số liệu nhân trắc của nam trong độ tuổi lao
động. Số liệu khảo sát của đề tài đảm bảo tính chính xác, khoa học và tin cậy, góp
phần là cơ sở để đảm bảo tính khoa học và tin cậy của kết quả nghiên cứu của luận
văn.
Mục tiêu của đề tài. Góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng tiêu
chuẩn mới của

iệt Nam về hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động cho công nhân

lao động phổ thông.
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:
 Nghiên cứu tổng quan về quần áo bảo hộ lao động, thực trạng sản xuất và
sử dụng quần áo bảo hộ lao động, những nghiên cứu trước đây về hệ thống cỡ số cơ
thể người và quần áo.
 Thu thập số đo cơ thể nam công nhân lao động phổ thông.

 Xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể cho nam công nhân lao động phổ thông:
Chọn kích thước chủ đạo, chọn bước nhảy và phạm vi cỡ, xác định tần suất gặp của
các cỡ số, xác định giá trị các kích thước phụ thuộc, xây dựng bảng cỡ số cơ thể.
 Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân:
Thiết kế kiểu dáng, mẫu kỹ thuật; chọn ký hiệu cỡ số, chế thử một số bộ quần áo
bảo hộ lao động; đánh giá độ vừa vặn của bộ quần áo; hoàn thiện hệ thống cỡ số
quần áo.

23


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu.

2.1.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Với mục tiêu đã đặt ra, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống
cỡ số quần áo cho nam lao động phổ thông. Ở nước ta, số lượng lao động phổ thông
chiếm 12% dân số [33], cho nên nhu cầu về quần áo bảo hộ lao động phổ thông rất
lớn. Thành phần lao động phổ thông là nam giới chiếm tỷ lệ khá lớn nên với mục
tiêu hình thành cơ sở ban đầu cho việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về quần áo bảo
vệ đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động phổ
thông cho nam công nhân lao động phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu được chọn là nam lao động phổ thông trong độ tuổi từ
18 đến 55 tuổi trên phạm vi cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nội dung nghiên cứu của luận văn, các phương pháp nghiên cứu

sau đây đã được áp dụng:
 Phƣơng pháp hồi cứu: Phương pháp này được sử dụng để thu thập, hồi
cứu các tài liệu, kết quả điều tra.
 Các tài liệu, số liệu liên quan đến cỡ số quần áo bảo hộ lao động, hệ
thống cỡ số cơ thể và hệ thống cỡ số quần áo cho nam công nhân lao động phổ
thông.
 Thu thập tình hình sản xuất và sử dụng quần áo bảo hộ lao động.
 Ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài.
 Các mẫu thiết kế quần áo bảo hộ cho nam công nhân lao động phổ thông.
 Thu thập các kết quả khảo sát số liệu nhân trắc nam lao động phổ thông
trong độ tuổi lao động.
24


Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công nghệ vật liệu dệt may

 Phƣơng pháp phỏng vấn:
 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu câu hỏi: độ vừa vặn, chất lượng, hình
thức, tính tiện nghi của quần áo bảo hộ lao động mà nam công nhân sử dụng các sản
phẩm nghiên cứu.
 Phương pháp chuyên gia. Đánh giá độ vừa vặn các sản phẩm thiết kế của
luận văn.
 Phƣơng pháp tính toán phân tích. Sử dụng phần mềm thống kê SPSS
để xử lý thống kê, phân tích số liệu, xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể nam công nhân
lao động phổ thông.
 Phƣơng pháp thực nghiệm.
 Thiết kế mẫu quần áo bảo hộ lao động.
 Chế thử một số bộ quần áo bảo hộ lao động và tiến hành đánh giá tính
tiện nghi và an toàn bằng kỹ thuật mặc thử.
2.2.


Nội dung nghiên cứu.

2.2.1. Thu thập số liệu nhân trắc nam công nhân lao động phổ thông.
Kích cỡ trang phục liên quan trực tiếp đến kích thước cơ thể con người, do
đó việc đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng thiết kế của sản phẩm
may sẵn là có được hệ thống cỡ số phù hợp phản ánh chính xác các thông số kích
thước của người tiêu dùng. Mỗi quốc gia tiến hành theo phương pháp riêng của họ,
nhưng vẫn theo một điểm chung là phải có được bảng với các kích thước cơ thể
người, đảm bảo bao gồm đầy đủ các số đo cần thiết để thiết kế các loại trang phục.
Để xây dựng hệ thống cỡ số chuẩn, việc làm trước tiên và cũng là quan trọng nhất,
đó là tiến hành một cuộc khảo sát nhân trắc học.
Gần đây nhất là năm 2007, Viện Dệt-May đã thực hiện đề tài "Xây dựng hệ
thống cỡ số quần áo nam, nữ và trẻ em trên cơ sở số đo nhân trắc người Việt Nam'',
hoàn thành năm 2009. Đề tài đã tiến hành khảo sát 3000 nam giới trong độ tuổi lao
động. Đối tượng đo bao gồm sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân lao động

25


×