Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Xác định mức độ an toàn của một số loại quần áo bảo hộ cản xạ đang sử dụng ở việt nam cho người làm việc với các thiết bị y tế có tia rơngen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 76 trang )

Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ ....................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 9
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN .................................................................................. 11
1.1. Tia Rơngen – Tác hại và những ứng dụng trong lĩnh vực y tế ..................... 11
1.1.1. Tia Rơngen .......................................................................................... 11
1.1.2. Tác hại của tia Rơngen ......................................................................... 12
1.1.3. Ứng dụng của tia Rơngen trong lĩnh vực y tế ....................................... 15
1.2. Quy định về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ tại các cơ sở y tế ............ 18
1.2.1. Các đơn vị đo lƣờng thƣờng dùng trong an toàn bức xạ ....................... 18
1.2.2. Các giới hạn liều đối với chiếu xạ nghề nghiệp .................................... 20
1.2.3. Trang bị phòng hộ cá nhân ................................................................... 21
1.3. Áo bảo hộ cản xạ trong y tế ........................................................................ 21
1.4. Tình hình cung cấp và sử dụng quần áo bảo hộ cản xạ dùng cho nhân viên y
tế làm việc với các thiết bị có tia Rơngen ở Việt Nam ....................................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ....................................................................................... 28
CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 29
2.1. Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 29
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 29
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 31
2.2.1. Phƣơng pháp xác định định mức độ an toàn của trang bị bảo hộ cản xạ 31


2.2.2. Phƣơng pháp xác định đặc tính cơ lý của trang bị bảo hộ cản xạ .......... 39

1


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 43
3.1. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 43
3.1.1. Kết quả nghiên cứu mức độ an toàn của trang bị bảo hộ cản xạ ............ 43
3.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc tính cơ lý của trang bị bảo hộ cản xạ............... 51
3.2. Bàn luận ..................................................................................................... 53
3.2.1. Mức độ an toàn của trang bị bảo hộ cản xạ ........................................... 53
3.2.2. Đặc tính cơ lý của trang bị bảo hộ cản xạ ............................................. 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 63
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 70
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 72

2


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai


LỜI CẢM ƠN
Sau gần mƣời lăm tháng học tập và làm việc nghiêm túc, tới nay Luận văn của
tôi đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.
Tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn TS.Lê Phúc Bình đã nhiệt tình động viên,
khích lệ, hƣớng dẫn tôi rất nhiều về chuyên môn cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học.
Tôi cũng xin đƣợc trân trọng cảm ơn tập thể thầy cô giáo Khoa Công Nghệ
Dệt May & Thời Trang – Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng xin đƣợc trân trọng cảm ơn Viện Đào Tạo Sau Đại Học,
phòng thí nghiệm Hóa Dệt – Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi
thực hiện Luận văn này.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã luôn cố gắng học hỏi trau dồi kiến
thức. Tuy nhiên, do thời lƣợng có hạn và bản thân còn nhiều hạn chế trong quá trình
nghiên cứu, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè.

3


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong Luận
văn là do tác giả nghiên cứu, do tác giả tự trình bày, không sao chép từ các tài liệu
khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng nhƣ
các kết quả nghiên cứu trong Luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2011

Ngƣời thực hiện

La Thị Tuyết Mai

4


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 - Ảnh hƣởng sinh học gây bởi một lần chiếu xạ toàn bộ cơ thể .............. 14
Bảng 1.2 - Hệ số chất lƣợng bức xạ WR ................................................................ 19
Bảng 1.3 - Trọng số mô (tổng các trọng số mô bằng 1) ......................................... 19
Bảng 1.4 - Bảng so sánh chỉ tiêu chất lƣợng của 3 loại sản phẩm quần áo bảo hộ cản
xạ .......................................................................................................................... 24
Bảng 2.1 - Bảng xác định vị trí đầu dò ................................................................... 33
Bảng 2.2 - Bảng quy ƣớc vị trí xác định hiệu quả cản xạ của vật liệu trên sản phẩm
.............................................................................................................................. 33
Bảng 2.3 - Bảng quy ƣớc mẫu đo xác định ảnh hƣởng của đƣờng may theo vị trí đến
hiệu quả bảo vệ của sản phẩm................................................................................ 35
Bảng 3.1 - Bảng giá trị AIR KERMA chùm tia rộng khi có vật liệu cản xạ tại mức
điện áp 80 kV ........................................................................................................ 43

Bảng 3.2 - Bảng giá trị AIR KERMA chùm tia rộng khi có vật liệu cản xạ tại mức
điện áp 100 kV ...................................................................................................... 43
Bảng 3.3 - Bảng giá trị AIR KERMA chùm tia rộng khi không có vật liệu cản xạ tại
2 mức điện áp 80 kV và 100 kV ............................................................................ 44
Bảng 3.4 - Bảng giá trị AIR KERMA chùm tia hẹp (20 mm) khi có vật liệu cản xạ
tại mức điện áp 80 kV............................................................................................ 44
Bảng 3.5 - Bảng giá trị AIR KERMA chùm tia hẹp (20 mm) khi có vật liệu cản xạ
tại mức điện áp 100 kV .......................................................................................... 45
Bảng 3.6 - Bảng giá trị AIR KERMA trong chùm tia hẹp (20 mm) khi không có vật
liệu cản xạ tại 2 mức điện áp 80 kV và 100 kV ...................................................... 45
Bảng 3.7 - Bảng giá trị AIR KERMA trong chùm tia hẹp (10 mm) tại vị trí đƣờng
may ở mức điện áp 100 kV .................................................................................... 46
Bảng 3.8 - Bảng giá trị AIR KERMA trong chùm tia hẹp (10 mm) tại vị trí không
có đƣờng may ở mức điện áp 100 kV .................................................................... 46

5


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

Bảng 3.9 - Bảng giá trị AIR KERMA chùm tia hẹp (20 mm) khi có chì mẫu tại mức
điện áp 80 kV ........................................................................................................ 47
Bảng 3.10 - Bảng giá trị AIR KERMA trong chùm tia hẹp (20 mm) khi có chì mẫu
tại mức điện áp 100 kV .......................................................................................... 47
Bảng 3.11 - Bảng giá trị AIR KERMA trong chùm tia hẹp (10 mm) khi có vật liệu
cản xạ tại mức điện áp 100 kV ............................................................................... 48
Bảng 3.12 - Bảng giá trị AIR KERMA trong chùm tia hẹp (10 mm) khi có chì mẫu

tại mức điện áp 100 kV .......................................................................................... 48
Bảng 3.13 - Bảng xác định hiệu quả cản xạ chùm tia rộng của vật liệu ở mức điện
áp 80 kV ................................................................................................................ 49
Bảng 3.14 - Bảng xác định hiệu quả cản xạ chùm tia rộng của vật liệu ở mức điện
áp 100 kV .............................................................................................................. 49
Bảng 3.15 - Bảng xác định hiệu quả cản xạ chùm tia hẹp của vật liệu ở mức điện áp
80 kV .................................................................................................................... 49
Bảng 3.16 - Bảng xác định hiệu quả cản xạ chùm tia hẹp của vật liệu ở mức điện áp
100 kV .................................................................................................................. 50
Bảng 3.17 - Bảng xác định hiệu quả bảo vệ của sản phẩm tại vị trí đƣờng may ..... 50
Bảng 3.18 - Bảng quy đổi tƣơng đƣơng chì của vật liệu (mm Pb) ở điện áp 80 kV 50
Bảng 3.19 - Bảng quy đổi tƣơng đƣơng chì của vật liệu (mm Pb) ở điện áp 100 kV
.............................................................................................................................. 51
Bảng 3.20 - Bảng xác định độ không đồng nhất tính chất của vật liệu ở mức điện áp
100 kV .................................................................................................................. 51
Bảng 3.21 - Bảng xác định độ bền kéo và dãn đứt theo hƣớng dọc ........................ 52
Bảng 3.22 - Bảng xác định độ bền kéo và dãn đứt theo hƣớng ngang .................... 52
Bảng 3.23 - Bảng giá trị độ cứng của vật liệu cản xạ ............................................. 53
Bảng 3.24 - Bảng size tiêu chuẩn của quần áo bảo hộ cản xạ ................................. 65

6


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 - Sự làm suy yếu cƣờng độ bức xạ trong môi trƣờng ............................... 12

Hình 1.2 - Kỹ thuật chụp X-quang ......................................................................... 15
Hình 1.3 - Áo bảo hộ cản xạ che toàn bộ thân trƣớc............................................... 24
Hình 1.4 - Áo bảo hộ cản xạ che toàn bộ thân trƣớc, thân sau ................................ 25
Hình 1.5 - Áo bảo hộ cản xạ che toàn bộ thân trƣớc và nửa thân sau ..................... 25
Hình 1.6 - Áo bảo hộ cản xạ che nửa thân trƣớc .................................................... 25
Hình 2.1 - Tạp dề bảo hộ cản xạ do Trung Quốc sản xuất bán tại Hà Nội .............. 29
Hình 2.2 - Bề mặt lớp vải bao phủ ......................................................................... 30
Hình 2.3 - Bề mặt lớp vật liệu cản xạ ..................................................................... 30
Hình 2.4 - Máy phát tia X ...................................................................................... 31
Hình 2.5 - Máy Thermo ......................................................................................... 31
Hình 2.6 - Bố trí hình học chùm tia rộng .............................................................. 32
Hình 2.7 - Bố trí hình học chùm tia hẹp ................................................................. 32
Hình 2.8 - Vị trí đo xác định hiệu quả cản xạ chùm tia rộng của vật liệu................ 34
Hình 2.9 - Vị trí đo xác định hiệu quả cản xạ chùm tia hẹp của vật liệu ................. 34
Hình 2.10 - Vị trí đo xác định ảnh hƣởng của đƣờng may đến hiệu quả bảo vệ của
sản phẩm ............................................................................................................... 35
Hình 2.11 - Chì mẫu .............................................................................................. 37
Hình 2.12 - Vị trí đo xác định độ không đồng nhất về tính chất của vật liệu .......... 38
Hình 2.13 - Máy kéo đứt đa năng RTC 1250A ...................................................... 39
Hình 2.14 - Hình dáng, kích thƣớc mẫu thử hình quả tạ ......................................... 39
Hình 2.15 - Mẫu kéo đứt theo hƣớng dọc và hƣớng ngang của vật liệu cản xạ ....... 40
Hình 2.16 - Thí nghiệm kéo đứt vật liệu cản xạ ..................................................... 40
Hình 2.17 - Thiết bị đo độ cứng thang A ............................................................... 41
Hình 2.18 - Mẫu thử độ cứng................................................................................. 42

7


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội


La Thị Tuyết Mai

Hình 3.1 - Hiệu quả cản xạ chùm tia hẹp, chùm tia rộng ở mức điện áp 80 kV và
100 kV .................................................................................................................. 53
Hình 3.2 - Mức độ biến thiên hiệu quả cản xạ chùm tia rộng, chùm tia hẹp của vật
liệu ở hai mức điện áp 80 kV và 100 kV ................................................................ 54
Hình 3.3 - Xu hƣớng biến thiên hiệu quả cản xạ tại vị trí có đƣờng may và không có
đƣờng may của vật liệu .......................................................................................... 55
Hình 3.4 - Độ cản xạ tƣơng đƣơng chì ở mức điện áp 80kV .................................. 56
Hình 3.5 - Độ cản xạ tƣơng đƣơng chì ở mức điện áp 100kV ................................ 57
Hình 3.6 - Độ cản xạ tƣơng đƣơng chì tại 10 vị trí dọc theo trục đối xứng của sản
phẩm ở mức điện áp 100 kV .................................................................................. 57
Hình 3.7 - Xu hƣớng biến thiên độ cản xạ tƣơng đƣơng chì của vật liệu cản xạ tại 10
vị trí dọc theo trục đối xứng của sản phẩm ............................................................. 58
Hình 3.8 - Đồ thị kéo đứt theo hƣớng dọc của vật liệu cản xạ ................................ 60
Hình 3.9 - Đồ thị kéo đứt theo hƣớng ngang của vật liệu cản xạ ............................ 61
Hình 3.10 - Phƣơng pháp đo để lấy kích thƣớc ...................................................... 66
Hình 3.11 - Kiểm tra quần áo bảo hộ cản xạ kết hợp giữa phƣơng pháp trực quan và
cảm nhận bằng tay ................................................................................................. 67
Hình 3.12 - Kiểm tra quần áo bảo hộ cản xạ bằng phƣơng pháp chụp huỳnh quang
.............................................................................................................................. 67
Hình 3.13 - Một số dụng cụ lƣu trữ........................................................................ 68

8


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội


La Thị Tuyết Mai

PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay các thiết bị chuẩn đoán và điều trị dùng bức xạ đã trở thành công cụ
không thể thiếu ở các bệnh viện công và tƣ trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói
riêng. Ứng dụng hạt nhân đã đem lại nhiều lợi ích to lớn song cũng đặt ra những
vấn đề về an toàn phóng xạ cho ngƣời làm việc với các thiết bị này.
Hiện nay ở Việt Nam 100% thiết bị bảo hộ cản xạ đƣợc nhập khẩu từ nƣớc
ngoài, những sản phẩm này hầu hết đều không đƣa ra thông tin đã đƣợc kiểm định
về chất lƣợng cũng nhƣ những khuyến cáo cho ngƣời sử dụng. Sử dụng những sản
phẩm bảo hộ không rõ ràng về nguồn gốc và chất lƣợng đối với ngƣời sử dụng là rất
nguy hiểm. Vì vậy, việc xác định mức độ an toàn của các chủng loại quần áo bảo hộ
cản xạ đang sử dụng ở Việt Nam cho ngƣời làm việc với các thiết bị y tế có tia
Rơngen là một việc làm thực sự cần thiết.
Đề tài “Xác định mức độ an toàn của một số loại quần áo bảo hộ cản xạ
đang sử dụng ở Việt Nam cho ngƣời làm việc với các thiết bị y tế có tia
Rơngen” đƣợc tiến hành nhằm xác định mức độ an toàn của một số loại quần áo
bảo hộ cản xạ đang sử dụng ở Việt Nam nhằm giúp cho các nhân viên y tế làm việc
với các thiết bị có tia Rơngen có thể lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn và hiệu
quả.
Những nội dung chính trong Luận văn bao gồm:
Chương I: Tổng quan
Chƣơng này sẽ giới thiệu sơ lƣợc về những trang bị bảo hộ cản xạ; những yêu
cầu về trang bị bảo hộ cản xạ với các đối tƣợng nhân viên y tế làm việc với các thiết
bị có tia Rơngen; tìm hiểu về các chủng loại quần áo bảo hộ và tình hình cung cấp,
sử dụng quần áo bảo hộ cản xạ cho nhân viên y tế làm việc với các thiết bị có tia
Rơngen tại Việt Nam.

9



Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

Chương II: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là sản phẩm yếm chì do Trung Quốc sản
xuất.
Các nội dung nghiên cứu của dụng trong Luận văn bao gồm:
1. Xác định mức độ an toàn của thiết bị bảo hộ cản xạ.
2. Xác định đặc tính cơ lý của thiết bị bảo hộ cản xạ.
Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Trong chƣơng này, các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của Luận
văn sẽ đƣợc trình bày và giải thích dựa trên cơ sở khoa học, đồng thời đƣa ra nhận
định về mức độ an toàn của một số loại quần áo bảo hộ cản xạ đã nghiên cứu cũng
nhƣ những khuyến cáo đối với ngƣời sử dụng.

10


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tia Rơngen – Tác hại và những ứng dụng trong lĩnh vực y tế
1.1.1. Tia Rơngen
Tia Rơngen (tia X) đƣợc nhà bác học Wilhelm Conrad Rơntgen (trƣờng Đại

học Tổng hợp Wrtzburg – Đức) phát hiện vào năm 1895. Tia Rơngen có tính chất
rất đặc biệt, chúng vừa đƣợc xem là sóng điện từ với bƣớc sóng rất ngắn (toàn bộ
vùng phổ tia Rơngen nằm trên thang độ dài giữa gần 10 nanomét và 10 picomét),
vừa có thể xem là chùm các hạt photon (hạt không mang điện) chuyển động với vận
tốc rất lớn (c ≈ 300.000 km/s). Tia Rơngen có năng lƣợng trong khoảng từ vài keV
đến vài trăm keV đƣợc phát ra từ các lớp trong của nguyên tử hay từ sự phát bức xạ
hãm.
Tia Rơngen dùng trong y tế thƣờng đƣợc chia làm 3 loại [1]:
- Loại bề mặt (superficial radiation) có năng lƣợng từ 10 keV đến 125 keV.
- Loại trung bình (orthovoltage radiation) có năng lƣợng từ 125 keV đến 400
keV.
- Loại supervoltage (hay còn gọi megavoltage) có năng lƣợng trên 400 keV.
Quy luật làm yếu cƣờng độ bức xạ tia Rơngen:
Tƣơng tác của bức xạ với vật chất làm giảm năng lƣợng của lƣợng tử và làm
giảm mật độ thông lƣợng của bức xạ, do đó làm giảm cƣờng độ bức xạ.
Trong trƣờng hợp bức xạ tới là một chùm hẹp song song và đơn năng, mỗi sự
kiện tƣơng tác (dù là hấp thụ hay tán xạ) đều loại khỏi chùm bức xạ ban đầu một
lƣợng tử (Hình 1.1 – A). Vì vậy cƣờng độ bức xạ sẽ bị giảm theo quy luật hàm số
mũ nhƣ sau [2]:

I d  I 0 e  d

(1.1)

Trong đó:
- I0 và Id là cƣờng độ bức xạ khi lớp chắn có bề dày tƣơng ứng bằng 0 và d.

11



Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

-   hệ số làm yếu cƣờng độ bức xạ tính theo một đơn vị bề dày của lớp
chắn.
Trong trƣờng hợp bề dày d » 1/ và/hoặc bức xạ tới là một chùm rộng (Hình
1.1 – B) thì bức xạ bị làm yếu theo quy luật nhƣ sau [2]:

I d  BI 0e d

(1.2)

Trong đó:
B: là hệ số tích lũy cƣờng độ bức xạ (có giá trị >1 và phụ thuộc một cách phức
tạp vào nhiều yếu tố nhƣ độ dày d, năng lƣợng bức xạ E, bản chất của môi trƣờng,
điều kiện hình học .v.v.)

A)

B)
I0

I0

Id

Id


0

0d

d

Hình 1.1 - Sự làm suy yếu cƣờng độ bức xạ trong môi trƣờng
A: trƣờng hợp bức xạ tới là chùm tia hẹp song song và bức tƣờng chắn mỏng.
B: trƣờng hợp bức xạ tới là chùm tia rộng và (hoặc) lớp tƣờng chắn không
mỏng.
1.1.2. Tác hại của tia Rơngen
Do cấu tạo cơ thể 60% – 80% là nƣớc, 20% – 40% là các thành phần hữu cơ
nên tác động của của tia Rơngen lên phân tử đƣợc phân thành 2 loại: tác dụng trực
tiếp và tác dụng gián tiếp.
- Tác động trực tiếp xảy ra khi tia Rơngen kích thích hay ion hoá các phân tử
hữu cơ chủ yếu là lên các phân tử axit nucleic nhƣ AND, ARN làm biến đổi các gốc

12


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

bazơ nitơ của phân tử, kết quả của những biến đổi về cấu trúc và hóa học của các
phân tử axit nucleic đều làm nó mất chức năng sinh học.
- Tác động gián tiếp xảy ra khi tia Rơngen kích thích hay ion hoá phân tử
nƣớc, sau đó các sản phẩm độc hại của phân tử nƣớc tác dụng lên phân tử hữu cơ.
Tác dụng trực tiếp, gián tiếp của bức xạ khó có thể làm đứt các mối liên kết

hóa học hoặc làm phân ly các phân tử sinh học mà thƣờng chỉ làm mất thuộc tính
sinh học của chúng.
Cơ thể sống có rất nhiều loại tế bào, nhƣng nhìn chung có thể chia chúng
thành hai nhóm lớn là tế bào Xôma và tế bào sinh dục. Tế bào Xôma chỉ ảnh hƣởng
đến sự sống của bản thân cá thể, còn tế bào sinh dục có thể ảnh hƣởng tới cả nhiều
thế hệ con cháu của cá thể. Sự rối loạn hoạt động của tế bào có thể xuất hiện dƣới
hai dạng là rối loạn hoạt động sống của bản thân tế bào và thay đổi đặc tính di
truyền của tế bào. Nếu hoạt động của nhiều tế bào trong cùng một tổ chức cơ thể bị
rối loạn đồng thời thì hoạt động của cả tổ chức sẽ bị rối loạn. Sự rối loạn của một tổ
chức hay một cơ quan nào đó trong cơ thể bị gây nên bởi tác động của bức xạ đƣợc
gọi là tổn thƣơng do bức xạ.
Phản ứng của cơ thể đối với tổn thƣơng do bức xạ gọi là bệnh do bức xạ. Có
hai loại bệnh bức xạ là bệnh cấp tính và bệnh mãn tính. Bệnh cấp tính xảy ra trong
trƣờng hợp chiếu xạ liều cao trong khoảng thời gian ngắn. Bệnh mãn tính xảy ra
trong trƣờng hợp bị chiếu xạ thƣờng xuyên với mức liều thấp hơn mức liều tối đa
cho phép. Khi toàn thân bị chiếu xạ thì ảnh hƣởng sinh học của bức xạ phụ thuộc
vào liều hấp thụ bức xạ trong một lần chiếu xạ. Mức độ tác động của bức xạ đối với
cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào liều lƣợng bức xạ đƣợc hấp thụ, loại bức xạ, điều
kiện chiếu xạ, đặc điểm riêng của cơ thể bị chiếu.

13


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

Bảng 1.1 - Ảnh hƣởng sinh học gây bởi một lần chiếu xạ toàn bộ cơ thể [2]
Liều hấp thụ trong một


Hiệu ứng sinh học

lần chiếu xạ, Rad
0 ÷ 25

Không phát hiện thấy các rối loạn.

25 ÷ 50

Có thể có những biến đổi trong máu.

50 ÷ 100

100 ÷ 200

Có những thay đổi trong máu.
Khả năng lao động bị rối loạn.
Trạng thái cơ thể không bình thƣờng.
Có thể mất khả năng lao động.

200 ÷ 400

Mất khả năng lao động. Có thể bị chết.

400 ÷ 500

Khoảng 50% số ngƣời bị nạn sẽ chết.

> 600


Khoảng 100% số ngƣời bị nạn sẽ chết.

≈104 ÷ 105

Chết ngay trong khi đang chiếu xạ.

Tổn thƣơng do bức xạ lên cơ thể đƣợc thể hiện ở hai hiệu ứng sinh học chính
là hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng xác định. Hiệu ứng ngẫu nhiên thƣờng xuất hiện
ở các mức liều thấp, không có ngƣỡng liều chiếu và xuất hiện sau chiếu xạ một thời
gian dài. Hai hiệu ứng điển hình là hiệu ứng gây ung thƣ và hiệu ứng gây biến đổi
di truyền. Hiệu ứng xác định xảy ra khi cơ thể bị chiếu xạ liều cao trên diện tích
rộng hoặc chiếu toàn thân. Hiệu ứng này đƣợc đặc trƣng bằng một liều ngƣỡng
nghĩa là dƣới liều đó hiệu ứng này không xuất hiện, giai đoạn ẩn ngắn và mức độ
tổn thƣơng phụ thuộc vào liều chiếu. Biểu hiện của các tổn thƣơng trên một số cơ
quan:
- Máu và cơ quan tạo máu: biểu hiện lâm sàng là triệu chứng xuất huyết, phù
nề, thiếu máu, số lƣợng lympho giảm sớm nhất, sau đó là bạch cầu hạt, tiểu cầu và
hồng cầu. Xét nghiệm tủy xƣơng thấy giảm cả 3 dòng, sớm nhất là dòng hồng cầu.
- Hệ tiêu hóa: chiếu xạ liều cao làm tổn thƣơng niêm mạc ống vị tràng có thể
gây rối loạn tiết dịch, xuất huyết, loét, thủng ruột với các triệu chứng nhƣ ỉa chảy,

14


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai


sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể. Những thay đổi trong hệ
thống tiêu hóa thƣờng quyết định hậu quả của bệnh phóng xạ.
- Da: sau khi chiếu xạ liều cao thƣờng thấy xuất hiện các ban đỏ trên da,
viêm da, xạm da. Các tổn thƣơng này thƣờng dẫn tới viêm loét, thoái hóa, hoại tử
hoặc phát triển các khối u ác tính ở da.
- Cơ quan sinh dục: các tuyến sinh dục có độ nhạy cảm cao với bức xạ. Liều
chiếu 1 Gy lên cơ quan sinh dục nam có thể gây vô sinh tạm thời, liều 6 Gy gây vô
sinh lâu dài ở cả nam lẫn nữ.
- Phôi thai: những bất thƣờng có thể xuất hiện trong quá trình phát triển phôi
và thai nhi khi ngƣời mẹ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai đặc biệt trong giai
đoạn đầu. Các tổn thƣơng có thể là sẩy thai, thai chết lƣu, quái thai hoặc sinh ra
những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh.
1.1.3. Ứng dụng của tia Rơngen trong lĩnh vực y tế
Dựa vào khả năng đâm xuyên qua vật chất, tia Rơngen đƣợc ứng dụng vào
phƣơng pháp ghi nhận bức xạ truyền qua: X-quang, CT, Angio,…
Dựa vào tính chất không phân biệt về mặt hóa học giữa đồng vị phóng xạ và
đồng vị bền cùng với khả năng đƣợc ghi nhận bởi hệ thống đo đạc rất nhạy, tia
Rơngen đƣợc ứng dụng vào phƣơng pháp đánh dấu phóng xạ: chẩn đoán hình ảnh
PET, SPECT,…

Hình 1.2 - Kỹ thuật chụp X-quang

15


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai


Kỹ thuật chụp X-quang – Máy X-quang:
Trong lĩnh vực y tế, máy X-quang giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán và
điều trị. Máy X-quang giúp cho y bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách dễ dàng, chính
xác và nhanh chóng.
Kỹ thuật DSA :
DSA (Digital Subtraction Angiography) là phƣơng pháp chụp mạch Angio
dựa trên nguyên lý loại trừ ảnh thông qua bộ xử lý hình ảnh kỹ thuật số giúp chụp
lại quá trình lƣu thông máu qua các cơ quan của cơ thể.
Kỹ thuật này giúp các bác sĩ phát hiện sớm các tình trạng bất thƣờng của dòng
máu, giúp cho việc chuẩn đoán và điều trị chính xác các bệnh lý nghiêm trọng có
liên quan đến sự tuần hoàn của máu trong cơ thể, lên kế hoạch giải phẫu và giúp xác
định chính xác các vị trí tổn thƣơng bên trong cơ thể.
Mammography (Chụp X-quang tuyến vú):
Mammography là một dạng đặc biệt của hiển thị hình ảnh sử dụng hệ thống tia
X liều thấp để kiểm tra vùng ngực, từ ảnh mammogram này chúng ta có thể chẩn
đoán những tổn thƣơng vùng ngực của phụ nữ.
Có 2 loại :
- Digital Mammography (chụp X-quang tuyến vú số) còn gọi là ful-fiel
digital mammography (FFDM), là hệ thống X-quang vú trong đó phim X-quang
đƣợc thay thế bằng hệ thống đầu dò bán dẫn chuyển tia X thành tín hiệu điện.
- Computer-aided detection (CAD): hệ thống sử dụng hình ảnh số hoá, hình
ảnh đó thu đƣợc từ phim X-quang vú thông thƣờng hoặc phim X-quang số.
Kỹ thuật chụp cắt lớp CT:
CT (Computed Tomography) là kỹ thuật chụp cắt lớp với sự hỗ trợ của máy
tính. Đây là phƣơng pháp tạo ảnh dựa vào tính chất hấp thụ tia X của vật chất. Chụp
cắt lớp vi tính CT giúp cho ta thấy các cơ quan bên trong của con ngƣời mà không
phải thực hiện phẫu thuật.

16



Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

Trong tất cả các phƣơng pháp chẩn đoán hình ảnh hiện nay thì CT cho hình
ảnh về các phần cứng của cơ thể rõ nhất.
CT còn đƣợc dùng để chẩn đoán ung thƣ, giúp phát hiện sớm khối u, các bệnh
về tim mạch.
CT đƣợc dùng trong nha khoa, nhi khoa, nhãn khoa hay để thực hiện nội soi
ảo dùng kỹ thuật tạo ảnh 3D với sự hỗ trợ của máy tính.
Kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh PET:
PET (Posistron Emission Tomography) là một thiết bị chẩn đoán hình ảnh y
học hạt nhân. PET đƣợc xem nhƣ là một bƣớc tiến đột phá của ngành y học hạt
nhân. PET ứng dụng nhiều trong việc chẩn đoán bệnh, đặc biệt là những căn bệnh
ung thƣ.
Ƣu điểm của PET là thời gian ghi ảnh ngắn và cho chúng ta hình ảnh 3 chiều.
PET đƣợc ứng dụng trong ba lĩnh vực quan trọng sau :
- Chẩn đoán và kiểm soát bệnh ung thƣ.
- Trong phẫu thuật bệnh tim.
- Các bệnh liên quan đến não và bệnh tâm thần.
Kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh SPECT:
SPECT (Single Photon Emission Computed Tomography): là một thiết bị ứng
dụng kỹ thuật y học hạt nhân để chẩn đoán hình ảnh chức năng của các cơ quan
trong cơ thể. Hình ảnh mà SPECT thu đƣợc không phải là hình thể giải phẫu mà là
hình ảnh phản ánh chức năng của cơ quan. Thông qua hình ảnh SPECT ngƣời bác sĩ
có thể đánh giá đƣợc lƣợng máu đi đến các mô và cơ quan từ đó thu đƣợc thông tin
về những sự bất thƣờng của vùng cơ quan đó.
SPECT là một kỹ thuật hạt nhân rất hiện đại nhờ vào sự phát triển của máy

tính. Về cơ bản SPECT hoạt động nhƣ một gamma camera, tuy nhiên gamma
camera này thực hiện việc ghi ảnh ở nhiều góc độ khác nhau, mỗi góc là một ảnh
hai chiều. Tái hợp các ảnh hai chiều này bằng công cụ máy tính sẽ cho ta ảnh 3
chiều, việc chẩn đoán sẽ có kết quả tốt hơn rất nhiều so với ảnh 2 chiều.

17


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

Các thiết bị kết hợp:
Bằng cách kết hợp thiết bị SPECT hay PET với CT hoặc MRI ta đƣợc các
thiết bị chẳng hạn PET-CT hay SPECT-MRI cho ta đƣợc cả thông tin về cấu trúc
lẫn chức năng, do đó đây sẽ là những công công cụ chẩn đoán rất chính xác và hiệu
quả.
1.2. Quy định về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ tại các cơ sở y tế
1.2.1. Các đơn vị đo lường thường dùng trong an toàn bức xạ

Liều chiếu:
Liều chiếu chỉ dùng cho tia X, tia gamma. Liều chiếu (DC) là đại lƣợng cho
biết tổng số điện tích của ion cùng dấu (∆Q) đƣợc tạo ra trong một đơn vị khối
lƣợng vật chất (∆m) dƣới tác dụng của các hạt mang điện sinh ra khi bức xạ tƣơng
tác với các nguyên tử, phân tử khối vật chất đó.
Đơn vị trong hệ SI là Culông trên kilogam (C/kg).
Đơn vị khác của liều chiếu là Rơgen (R). 1R = 2.57976 x 10-4 C/kg.
Liều hấp thụ:
Liều hấp thụ (Dht) là tỷ số giữa năng lƣợng mà một đối tƣợng hấp thụ (∆E) từ

chùm tia chiếu tới và khối lƣợng của nó (∆m).
Công thức: Dht 

E
m

(1.3)

Đơn vị trong hệ SI là Jun trên kilogam (J/kg), đƣợc đăt tên là Gray (Gy). Gray
là liều hấp thụ của một chùm bức xạ ion hoá đối với một đối tƣợng nào đó, khi đối
tƣợng này bị chiếu bởi chùm tia đó thì cứ mỗi 1kg vật chất của nó nhận đƣợc một
năng lƣợng là 1 Jun.
Một đơn vị khác của liều hấp thụ là Rad. 1 Rad = 0.01 Gy.
AIR KERMA:
AIR KERMA là tỷ số giữa tổng giá trị động năng ban đầu của tất cả các hạt
mang điện đƣợc sinh ra do bức xạ ion hóa gián tiếp trong thể tích nguyên tố của vật
chất và khối lƣợng vật chất của thể tích đó.

18


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

Liều tƣơng đƣơng:
Liều hấp thụ tƣơng đƣơng hay liều tƣơng đƣơng (D td) là đại lƣợng để đánh giá
mức độ nguy hiểm của các loại bức xạ, bằng tích số của liều hấp thụ Dht với hệ số
chất lƣợng QF (Quality Factor) hay trọng số bức xạ W R (Radiation Weighting

Factor) đối với các loại bức xạ.
Bảng 1.2 - Hệ số chất lƣợng bức xạ WR [2]
Loại bức xạ

WR

Tia X, tia Gamma

1

Hạt beta, điện tử

1

Hạt anpha

20

Neutron nhanh

20

Neutron nhiệt

5

Công thức: Dtd  Dht  WR

(1.4)


Đơn vị trong hệ SI: đơn vị liều tƣơng đƣơng trong hệ SI là Sievert (Sv).
Theo đơn vị cổ điển, liều tƣơng đƣơng đƣợc dùng là rem. 1 rem = 0.01 Sv.
Liều hiệu dụng:
Với cùng một liều bức xạ nhƣng tác dụng lên các mô khác nhau sẽ gây ra các
tổn thƣơng khác nhau. Để đặc trƣng cho tính chất này ngƣời ta đại lƣợng đƣợc gọi
là trọng số mô (WT). Liều hiệu dụng (Dhd) đƣợc tính bằng cách nhân giá trị liều
tƣơng đƣơng với giá trị của WT.
Công thức: Dhd  Dtd  WT

(1.5)

Bảng 1.3 - Trọng số mô (tổng các trọng số mô bằng 1) [2]


WT



WT

Thận

0.2

Thực quản

0.05

Tuỷ xƣơng


0.12

Bàng quang

0.05

Phổi

0.12



0.05

Dạ dày

0.12

Gan

0.05

19


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai




WT



WT

Ruột non

0.12

Tuyến giáp

0.05

Mặt xƣơng

0.01

Còn lại

0.05

Để tính liều hiệu dụng cho cơ thể, cần tính liều hiệu dụng cho từng mô, sau
đó lấy tổng. Đơn vị đo liều hiệu dụng là Sv.
1.2.2. Các giới hạn liều đối với chiếu xạ nghề nghiệp
(TCVN 6866:2001 An toàn bức xạ. Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và
dân chúng) [3].
Đối với nhân viên bức xạ:

Chiếu xạ nghề nghiệp đối với mọi nhân viên bức xạ phải đƣợc giám sát sao
cho các giới hạn liều sau đây không đƣợc vƣợt quá:
- 20 mSv trong một năm liều hiệu dụng lấy trung bình trong thời gian 5 năm
liên tục.
- 50 mSv liều hiệu dụng cho một năm riêng lẻ bất kỳ.
- 150 mSv trong một năm liều tƣơng đƣơng đối với thuỷ tinh thể mắt.
- 500 mSv trong một năm liều tƣơng đƣơng đối với các bộ phận chân tay
hoặc da.
Đối với những ngƣời học việc từ 16 – 18 tuổi:
Đối với những ngƣời học việc từ 16 – 18 tuổi đƣợc đào tạo để làm việc liên
quan đến chiếu xạ và các sinh viên tuổi từ 16 – 18 tuổi có yêu cầu sử dụng nguồn
bức xạ trong quá trình học tập, chiếu xạ nghề nghiệp phải đƣợc kiểm soát sao cho
các giới hạn liều sau đây không đƣợc vƣợt quá:
- 6 mSv liều hiệu dụng trong 1 năm.
- 50 mSv trong một năm liều tƣơng đƣơng đối với thủy tinh thể mắt.
- 150 mSv trong một năm liều tƣơng đƣơng đối với các bộ phận chân, tay
hoặc da.

20


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

Các tình huống đặc biệt:
Trong các trƣờng hợp đặc biệt thì quãng thời hạn lấy trung bình có thể đƣợc
tăng lên 10 năm liên tục và liều hiệu dụng đối với nhân viên bức xạ không đƣợc
vƣợt quá 20 mSv trong một năm, lấy trung bình trong thời hạn đó và không đƣợc

vƣợt quá 50 mSv trong một năm riêng lẻ bất kỳ. Các tình huống sẽ đƣợc xem xét lại
nếu liều tích luỹ của nhân viên bức xạ bất kỳ đạt tới 100 mSv tính trung bình từ thời
điểm quãng thời gian đƣợc kéo dài. Cũng có thể thay đổi tạm thời về giới hạn liều
nhƣng không đƣợc vƣợt quá 50 mSv trong một năm và thời hạn thay đổi tạm thời
không đƣợc vƣợt quá 5 năm.
1.2.3. Trang bị phòng hộ cá nhân
Theo TCVN 6561:1999 An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở X quang y tế [4]:
Nhân viên làm việc với máy phát tia X chuẩn đoán, điều trị phải đƣợc trang bị
và phải sử dụng các phƣơng tiện sau:
Tạp dề cao su chì: tạp dề cao su chì phải có độ dày tƣơng đƣơng là 0.25 mm
chì, kích thƣớc tạp dề phải đảm bảo che chắn an toàn cho phần thân và bộ phận sinh
dục khỏi các tia X. Tấm che chắn cho bộ phận sinh dục phải có độ dày chì tƣơng
đƣơng là 0.5 mm chì.
Găng tay cao su chì: găng tay cao su chì phải có độ dày chì tƣơng đƣơng là
0.25mm chì, che chắn an toàn cho tay và cổ tay, bảo đảm bàn tay đƣợc cử động dễ
dàng.
Theo dõi liều bức xạ cá nhân: nhân viên bức xạ phải đƣợc trang bị đầy đủ liều
kế cá nhân. Nhân viên bức xạ làm việc trực tiếp với các máy X quang phải đeo liều
kế cá nhân và phải đƣợc theo dõi liều bức xạ nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Liều bức xạ cá nhân phải đƣợc đánh giá kết quả định kỳ 3 tháng một lần.
1.3. Áo bảo hộ cản xạ trong y tế
Tất cả nhân viên làm việc với thiết bị có tia X đều phải sử dụng áo bảo hộ cản
xạ [19]. Quần áo bảo hộ cản xạ đƣợc thiết kế để che phần thân trƣớc của cơ thể từ

21


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội


La Thị Tuyết Mai

cổ họng xuống đến đầu gối, toàn bộ xƣơng ức và vai. Bề rộng của vật liệu bảo vệ ở
mỗi bên vai không dƣới 11 cm và phủ qua vai kéo dài ra thân sau ít nhất là 15 cm.
Lỗ thủng mũi may tạo thành từ những đƣờng liên kết các chi tiết sẽ không đƣợc
chấp nhận ở thân trƣớc sản phẩm. Quần áo bảo hộ cản xạ quây kín đƣợc thiết kế để
che chắn phải đảm bảo cạnh thân kéo dài từ vị trí cách điểm nách không quá 10cm
đến ít nhất nửa đùi, thân sau kéo dài tới đầu gối, 2 thân nằm chồng lên nhau, điểm
mở hƣớng về phía thân sau hoặc nằm ở giữa thân sau.
Tƣơng đƣơng chì của quần áo bảo hộ cản xạ loại nhẹ không dƣới 0.25 mm Pb
trên toàn bộ khu vực, không dƣới 0.35 mm Pb ở phần thân trƣớc, 0.25 mm Pb ở
những phần còn lại với quần áo bảo hộ cản xạ loại nặng, không dƣới 0.25 mm Pb
trên toàn bộ khu vực với quần áo bảo hộ cản xạ loại nhẹ quây kín và không dƣới
0.35 mm Pb ở phần thân trƣớc, 0.25 mm Pb ở những phần còn lại với quần áo bảo
hộ cản xạ loại nặng quây kín. Tƣơng đƣơng chì yêu cầu đối với quần áo bảo hộ cản
xạ là không dƣới 0.25 mm. Ở vùng điện áp khoảng 100 kV thì tƣơng đƣơng chì yêu
cầu là không dƣới 0.35 mm.
Áo bảo hộ cản xạ có cấu trúc 2 hay nhiều lớp: lớp bao phủ và lớp vật liệu cản
xạ. Trong đó lớp bảo hộ cản xạ có thể có 1 hoặc nhiều lớp tùy theo chức năng sử
dụng.
- Lớp bao phủ là lớp vải giả da/tráng phủ (nền là vải polyester vân điểm, lớp
tráng phủ là nhựa PVC). Lớp bao phủ có khả năng chống thấm bề mặt tốt và dễ vệ
sinh sản phẩm. Ngoài ra lớp bao phủ cũng có kết cấu khá chặt chẽ có khả năng
chống nhàu, chống nhăn, chống phai màu và chịu lực tốt.
- Lớp vật liệu cản xạ là lớp quyết định khả năng bảo vệ của thiết bị bảo hộ
cản xạ [10]. Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật JIS Z4806 [20], vật liệu không
thể thiếu dùng để sản xuất áo cản xạ là chì (Pb) hoặc vật liệu composite có chì. Tuy
nhiên bản thân chì là một thành phần có hại và gây ảnh hƣởng đến cơ thể ngƣời sử
dụng, vì vậy ngƣời ta đã đề xuất một số vật liệu khác thay thế chì nhƣ: tungsten
(W), tin (Sn), antimony (Sb), bithmus (Bi). Mặt khác để dễ dàng trong việc tạo dáng


22


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

sản phẩm, vật liệu đòi hỏi phải có sự mềm dẻo vì thế ngƣời ta thƣờng trộn lẫn
những vật liệu trên với cao su hoặc nhựa tạo ra vật liệu hỗn hợp. Tuy nhiên bên
cạnh khả năng cản xạ cao, tungsten và bithmus (Bi) là vật liệu khá đắt dùng để thay
thế chì (Pb). Antimony (Sb) và (Sn) thì có khả năng cản xạ không cao, do đó để đạt
đƣợc độ cản xạ mong muốn thì cần phải tăng bề dày vật liệu, điều này làm ảnh
hƣởng tới tính di động của sản phẩm, mặt khác antimony (Sb) cũng có hàm lƣợng
độc hại không kém gì so với chì. Những phát minh hiện nay đã cung cấp những tấm
chắn cản xạ vừa đảm bảo tính cản xạ cao, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, không gây
ra những vấn đề về môi trƣờng và không ảnh hƣởng đến ngƣời sử dụng. Đƣợc làm
từ polymer hữu cơ kết hợp với tấm vật liệu cản xạ là bột oxide chứa ít nhất một
nguyên tố trong nhóm: lathanum (La), cerium (Ce), praseodymium (Pm),
neodymium (Nd), samarium (Sm), europium (Eu) và gadolinium (Gd), những hạt
oxit này có kích thƣớc trung bình từ 1 μm – 20 μm và tỷ lệ thể tích chứa đầy trong
tấm chắn cản xạ là từ 40% - 80%. Kích thƣớc trung bình của hạt oxit đƣợc giữ trong
phạm vi cho phép và tỷ lệ chứa đầy của vật liệu phải đƣợc điều chỉnh vào khoảng
định trƣớc, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 40% thì khả năng cản xạ không bảo đảm, mặt
khác nếu tỷ lệ này vƣợt quá 80% thì sẽ làm giảm độ bền cấu trúc của tấm cản xạ.
Quần áo bảo hộ cản xạ phải đáp ứng đƣợc những tiêu chí sau [18]:
- Khả năng cản xạ đạt tiêu chuẩn quy định.
- Tạo cảm giác thoải mái cho ngƣời sử dụng.
- Không gây độc hại cho ngƣời sử dụng và môi trƣờng.

- Đảm bảo tính kinh tế.
Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều chủng loại quần áo bảo hộ cản xạ, nếu
phân loại theo vật liệu cản xạ thì có thể chia quần áo bảo hộ cản xạ thành 3 loại:
Lead apron, Light-lead apron và No-lead apron hay Free-lead apron.

23


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

Bảng 1.4 - Bảng so sánh chỉ tiêu chất lƣợng của 3 loại sản phẩm quần áo bảo hộ cản
xạ
Yếu tố

Lead apron

Light-lead

Free-lead

apron

apron

Khối lƣợng

Nặng nhất


Trung bình

Nhẹ nhất

Khả năng cản xạ

Cao nhất

Trung bình

Thấp nhất

Tính độc hại

Cao nhất

Trung bình

Thấp nhất

Tính kinh tế

Cao nhất

Trung bình

Thấp nhất

Lead apron có khối lƣợng nặng hơn khoảng 30% so với Light-lead apron, 42%

so với Free-lead apron. Lead apron chứa một hàm lƣợng chì lớn nên khá độc hại
cho ngƣời sử dụng và môi trƣờng do chì là một nguyên tố độc hại, ngoài ra trọng
lƣợng tƣơng đối nặng của loại sản phẩm này là nguyên nhân chính gây ra vấn đề về
bệnh đau lƣng và đau cột sống cho sử dụng. Về khả năng cản xạ thì Lead apron có
khả năng cản xạ cao nhất và tƣơng đối ổn định ở vùng điện áp rộng. Light-lead
apron có khả năng cản xạ thấp hơn nhƣng cũng khá ổn định trong vùng điện áp
rộng. Free-lead apron có khả năng cản xạ thấp hơn Lead apron và Light-lead apron
nhƣng trong khoảng điện áp từ 70 kV – 120 kV thì lại cho thấy khả năng cản xạ cao
hơn Light-lead apron.
Nếu phân loại theo mức độ che chắn thì có thể phân loại nhƣ sau:
- Che toàn bộ phần thân trƣớc: áp dụng cho nhân viên làm việc trong thời
gian ngắn, cho bệnh nhân trong phòng khám nha khoa, cho bác sỹ phòng mổ.

Hình 1.3 - Áo bảo hộ cản xạ che toàn bộ thân trƣớc

24


Luận văn thạc sỹ khoa học
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

La Thị Tuyết Mai

- Che toàn bộ phần thân trƣớc, thân sau: áp dụng cho nhân viên làm việc tiếp
xúc với tia bức xạ trong thời gian dài, cƣờng độ cao.

Hình 1.4 - Áo bảo hộ cản xạ che toàn bộ thân trƣớc, thân sau
- Che thân trƣớc và nửa thân sau: áp dụng cho nhân viên làm việc tiếp xúc
với tia bức xạ trong thời gian dài, cƣờng độ trung bình - thấp.


Hình 1.5 - Áo bảo hộ cản xạ che toàn bộ thân trƣớc và nửa thân sau
- Che nửa thân trƣớc: áp dụng cho bệnh nhân trong quá trình chụp, chiếu và
điều trị để bảo vệ bộ phận ngực và tuyến giáp.

Hình 1.6 - Áo bảo hộ cản xạ che nửa thân trƣớc
Tất cả các sản phẩm bảo hộ không phân biệt về chất liệu, xuất xứ, thời gian sử
dụng đều cho thấy xuất hiện những khuyết tật trên sản phẩm [9]. Với những khuyết
tật có thể phát triển thành vấn đề nghiêm trọng nhƣ những khuyết tật lớn trên lớp

25


×