Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.45 KB, 100 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay phát triển nông thôn không còn là việc riêng của các nước
đang phát triển mà là sự quan tâm của cả cộng đồng thế giới. Việt Nam là
nước đông dân, với 80% dân số, 70% lao động nông nghiệp đang sinh sống ở
vùng nông thôn. Nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển
đất nước. Thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập,
so sánh với thành thị, trình độ văn hóa, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và
khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân nông thôn thấp
hơn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, kém hơn cả về số lượng và chất lượng. Tuy
nhiên, nông thôn có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản phong phú,
nguồn nhân lực dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển. Xây
dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả
nguồn tài nguyên, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển nông
thôn toàn diện, bền vững là nhiệm vụ cần thiết của nước ta trong giai đoạn
mới. Xây dựng nông thôn mới là bước đầu tiên để tiến tới công nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp,
nông dân và nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn
mới đến năm 2020. Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
số 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia (bao gồm 19 tiêu chí) về nông
thôn mới. Đây là cơ sở để chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới nhằm
thực hiện các mục tiêu quốc gia về nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu của việc xây dựng nông thôn mới ngoài việc


2
phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư
thì việc bảo vệ môi trường sinh thái tại nơi người dân sinh sống rất quan
trọng. Trong bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới thì tiêu chí số 17 nói về vấn


đề môi trường nông thôn. Tuy nhiên, không được xem là quan trọng như một
số tiêu chí khác, trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã “gặp
khó” về tiêu chí môi trường. Nhiều vấn đề về môi trường nông thôn đã và
đang trở thành vấn đề nan giải, các địa phương cần nhìn nhận việc thực hiện
tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới là vấn đề rất quan trọng và
lâu dài, cần được quan tâm đúng mức. Bởi vì, khi môi trường nông thôn bị
suy giảm, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu mà rất khó khắc phục như bệnh tật gia
tăng, nguồn nước, đất sản xuất… bị ô nhiễm, suy giảm. Tỉnh Tuyên Quang là
một trong những tỉnh đang triển khai thực hiện chương trình xây dựng mô
hình nông thôn mới, hiện nay đã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại
một số địa điểm. Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang triển khai xây
dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện, tuy nhiên vẫn còn gặp
nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện. Để có những đánh giá rõ
hơn về thực trạng môi trường nông thôn với việc thực hiện xây dựng nông
thôn mới tại địa phương tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô
hình nông thôn mới tại một số xã, trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát


3
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số xã, trên địa bàn huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thực trạng từng chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường tại


các xã thuộc vùng nghiên cứu..
-

Xác định những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi

trường tại các xã thuộc vùng nghiên cứu.
-

Đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường tại một số xã,

trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người
dân về việc bảo vệ môi trường.
+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
+ Xác định thực trạng môi trường nông thôn tại một số xã trên địa bàn
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho địa phương nói riêng và
khu vực nông thôn thuộc tỉnh Tuyên Quang nói chung.


4


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn
mới. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó
là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa
nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ
cấu và chức năng mới.
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 491/Q Đ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu
chí là: Tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thông;
tiêu chí về thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật
chất văn hóa; tiêu chí chợ nông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở
dân cư; tiêu chí về y tế; tiêu chí về văn hóa; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về
hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã
hội.
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố


5
trực thuộc trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của
các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương
nhưng không được thấp hơn mức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia.
Từ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và quy định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng ta thấy nông thôn mới là nông thôn
toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an
ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội của từng vùng.
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Tại quyết định này, mục tiêu
chung của Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh
thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
(Thủ tướng Chính phủ, 2010[15]).
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được
nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
1.1.1.2. Khái niệm về môi trường nông thôn


6
Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý, Môi trường được định nghĩa
trong Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (thông qua 23/06/2014): “là hệ thống
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật” .
Và môi trường được tạo thành từ các yếu tố bao gồm: “đất, nước, không
khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”
Định nghĩa trên đưa ra mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố vất
chất nhân tạo đó là “quan hệ mật thiết với nhau”.
Tóm lại yếu tố tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với yếu tố vật chất
nhân tạo, giữa chúng có sự tác động qua lại với nhau, yếu tố này làm tiền đề

cho yếu tố kia phát triển.Trong mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố vật
chất nhân tạo thì con người là trung tâm. Bởi vì mọi hoạt động của con người
đều diễn ra trong môi trường.
-

Môi trường là địa bàn để con người thực hiện hoạt động của

mình. (đất đai, không khí).
-

Môi trường bảo đảm những điều kiện để con người thực hiện chu

trình sống của mình.
-

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao

quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển
của con người và sinh vật.
-

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi

trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật.
-

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường

trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự

cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi


7
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ
đa dạng sinh học. (Quốc hội, 2014 [13]).
“Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác
BVMT. Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối
với sự tồn tại, phồn vinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. ở
những năm 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề chất lượng môi trường cũng ngày
càng được quan tâm. Người ta dần dần dùng mức độ tốt xấu của môi trường,
để biểu thị mức độ môi trường bị ô nhiễm” (Lê Văn Khoa, Trần Thiên Cường,
Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến, 2003 [12]).
1.1.1.3. Các khái niệm thuật ngữ khác
-

Khái niệm tài nguyên nước:

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là một phần thiết yếu của sự
sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế
giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại và phát triển
bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con
người và môi trường. Tài nguyên nước vừa là nguồn tài nguyên hữu hạn và vô
hạn. Nước là một tài nguyên vô hạn. Nước trên Trái đất có số lượng rất lớn,
với trữ lượng nước là 1,45 tỷ km 3 bao phủ 71% diện tích trên Trái đất tương
đương với một lớp nước dày 2700m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt trái đất.
Tổng sản lượng nước trên Trái đất gồm 97,5% nước biển và chỉ có 2,5% nước
ngọt. Trong 2,5% nước ngọt đó, có: 0,4% nước mặt gồm sông ngòi (1,6%), ao
hồ (67,4%), và hơi nước trong không khí (9,5%); 30,1% nước ngầm; phần còn
lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Hiện nay, sự suy thoái của

các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến nguồn nước sạch
ngày càng giảm sút nhanh chóng tại nhiều nơi, đẫn đến tài


8
nguyên nước trở nên hữu hạn và cần phải sử dụng một cách tiết kiệm.
Tài nguyên nước bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước
ngầm.
-

Khái niệm nước sạch và nước hợp vệ sinh:

Theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 1998: " Nước sạch" là
nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam. Theo tài liệu
hướng dẫn triển khai Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
“Nước hợp vệ sinh là nước được lấy từ các công trình cấp nước hợp vệ sinh
và phải đảm bảo các tiêu chí: Trong, không mầu, không mùi, không vị và
không có các thành phần gây ảnh hướng đến sức khỏe của con người”. (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2012 [1]).
-

Khái niệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước:

Quản lý nhà nước về nguồn tài nguyên nước sạch là hoạt động chấp
hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan,
đoàn thể , tổ chức, cá nhân được Nhà nước ủy quyền, thay mặt nhà nước để
tiến hành hoạt động quản lý về tài nguyên nước. Theo đó, chúng ta có các cơ
quan chuyên ngành ở Trung ương và địa phương để quản lý tài nguyên nước.
Ở Trung ương, Bộ tài nguyên và môi trường thay mặt Nhà nước quản lý

những vấn đề liên quan tới tài nguyên và môi trường, trong đó có tài nguyên
nước. Ở Cấp tỉnh có sở tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn giúp
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Ở
huyện có phòng tài nguyên và môi trường. Ở cấp xã có cán bộ phụ trách vấn
đề tài nguyên môi trường trên địa bàn xã.
-

Cơ sở sản xuất kinh doanh:


9
Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm: Các cơ sở sản xuất (trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp), các cơ sở chế biến
nông, lâm, thuỷ sản của hộ cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn.
-

Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và có các hoạt

động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp:
Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp trên địa bàn xã gồm các nội dung:
+ Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Trong mỗi thôn (bản, buôn, ấp) đều có tổ dọn vệ sinh, khai thông
cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu gom về nơi quy định để xử lý.
+ Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của mọi người dân.
+ Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các
trục giao thông chính nội đồng.
+ Tôn tạo các hồ nước tạo cảnh quan đẹp và điều hoà sinh thái.
+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. (Bộ Nông nghiệp và

PTNT, 2013 [2]).
1.1.2. Cơ sở lý luận
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển nông thôn bền
vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, môi trường. Nội dung của phát triển nông thôn bền vững bao
gồm: công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa, kiểm soát dân số và bảo vệ
môi trường sinh thái. Mục tiêu là phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo phát
triển kinh tế vùng nông thôn, người dân có cuộc sống đầy đủ, sung túc, đời
sống tinh thần được nâng cao, nhưng phải đảm bảo về nội dung nước sạch, vệ
sinh môi trường nông thôn. Vì vậy việc đánh giá đúng hiện trạng và tìm ra các


10
giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng
nông thôn mới là một việc làm cần thiết để đem lại thành công trong quá trình
thực hiện chương trình nông thôn mới.
1.1.3. Nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới
1.1.3.1. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn
nhằm tạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về
vật chất, văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm
cả cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng
lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung
xây dựng nông thôn mới cho phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội
dung chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới bao gồm:
-

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới


-

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

-

Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

-

Giảm nghèo và an sinh xã hội

-

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có

hiệu quả ở nông thôn
-

Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

-

Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông
nông thôn cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn



11
chính trị -

Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể

xã hội trên địa bàn
-

Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

1.1.3.2. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm
-

Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)

-

Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)

-

Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)

-

Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)


-

Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)

1.1.4. Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường
Tiêu chí môi trường là một trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết
định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
1.1.4.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung của tiêu chí này là: Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải
thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn thông qua các hoạt
động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và đi đến hành động cụ thể của
các cấp, các ngành và cả cộng đồng nhân dân.
Mục tiêu cụ thể: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia
nông thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho


12
dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực
hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
1.1.4.2. Nội dung tiêu chí 17 (môi trường)
-

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn

Quốc gia:
+ Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo
quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt:
QCVN02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009. (Bộ Y tế, 2009

[8]).
+ Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau khi lọc thỏa mãn
các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa
thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn
uống sau khi đun sôi.
-

Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường:

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh đạt đủ các tiêu chuẩn qui định về môi
trường được hiểu: các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có một trong các điều
kiện như: Cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường,
… được cơ
quan chức năng chấp thuận (cấp phép hoặc chứng nhận…).
-

Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt

động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp:
+ Phát động và thực hiện các hoạt động cải thiện môi trường xanh,
sạch, đẹp.
+ Có phát động và thực hiện tốt các phong trào xanh sạch đẹp.
+ Định kì tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của người dân.


13
+ Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các
trục giao thông chính nội đồng.
-


Cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường: bị các cơ

quan chức năng như: Cảnh sát môi trường, cán bộ phòng tài nguyên môi
trường,….lập biên bản vi phạm, cảnh cáo, phạt đối với hành vi gây ô nhiễm
môi trường của các cơ sở kinh doanh.
-

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch:

+ Nghĩa trang nhân dân được xây dựng phục vụ cho việc chôn cất của
nhân dân trong xã hoặc cụm xã theo qui hoạch được UBND huyện, thị xã phê
duyệt.
+ Mỗi xã chỉ nên bố trí một nghĩa trang nhân dân với các hình thức mai
táng khác nhau. Đối với các xã có nhu cầu khác nhau theo từng dân tộc, tôn
giáo thì nên bố trí thành các khu táng riêng biệt.
(Chú thích : Đối với các điểm dân cư- nông thôn của 2- 3 xã gần nhau
(trong bán kính 3 km) thì quy hoạch một nghĩa trang nhân dân chung cho các
xã đó.)
+ Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu từ nghĩa trang đến
đường bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở, được qui định như
sau:
Bảng 1.1: Khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang đến
các công trình khác
Đối tượng cần cách ly
Từ hàng rào của hộ dân gần nhất
Công trình khai thác nước sinh
hoạt tập trung

Khoảng cách tới nghĩa trang
Nghĩa trang

Nghĩa trang
Nghĩa trang
hung táng
chôn một lần
cát táng
≥ 1.500 m

≥ 500 m

≥ 100 m

≥ 5.000 m

≥ 5.000 m

≥ 3.000 m

(Trích: Thông tư 31/2009/TT-BXD, Ban hành Tiêu chuẩn


14
quy hoạch xây dựng nông thôn)
Vùng đồng bằng: đối với nghĩa trang hung táng là 1.500m khi chưa có
hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng là 500m khi có hệ thống
thu gom và xử lý nước thải tử mộ hung táng; đối với nghĩa trang cát táng là
100m.
+ Yêu cầu quy hoạch địa điểm nghĩa trang phải phù hợp với khả năng
khai thác quỹ đất; phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trỡnh
hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài.
+ Diện tích đất nghĩa trang được xác định trên cơ sở :

Tỷ lệ tử vong tự nhiên;
Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần.
+ Diện tích đất xây dựng cho mộ chôn cất 1 lần tối đa không quá 5 m2
(đối với mộ hung táng) và không quá 3 m2 /mộ (đối với mộ cát táng).
+ Mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích, khoảng cách và
chiều cao quy định. Nghĩa trang phải có tường rào bao quanh.
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định:
+ Hộ gia đình có hệ thống tiêu thoát nước thải, chất thải sinh hoạt đảm
bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh;
+ Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát
nước thải thông thoáng;
+ Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.
+ Cơ sở phải thực hiện thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy
định.
+ Các cơ sở phải thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông
thường tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức
thu gom, vận chuyển; phải kí hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn.


15
1.1.4.3. Mục tiêu thực hiện tiêu chí môi trường trên toàn quốc
-

Nước sinh hoạt: Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch

hợp vệ sinh đã tăng từ 30% năm 1990 lên 83% năm 2010. Phấn đấu đến năm
2015 có 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó
60% dân số được sử dụng nước sạch. Tiếp tục đầu tư xây dựng công trình cấp
nước tập trung ở 81 xã có khó khăn về nguồn nước, nâng cấp cải tạo 12 trạm

cấp nước tập trung đã xuống cấp, thực hiện việc đấu nối, nối mạng nước sinh
hoạt đối với các xã vùng ven đô, ven đường trục cấp nước đô thị và hỗ trợ
92.000 hộ cải tạo lại hệ thống bể lọc cấp nước sinh hoạt đối với những vùng
nguồn nước bị ô nhiễm.
-

Xử lý chất thải: Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số xã thành lập

tổ thu gom rác và 60% rác thải sinh hoạt được xử lý theo quy trình hợp vệ
sinh có kiểm soát; 60% số chuồng trại chăn nuôi tập trung được xử lý chất
thải; 30% số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý chất thải, hỗ trợ
25.800 (60%) hộ cải tạo nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh.
-

Các hoạt động bảo vệ môi trường: Hướng dẫn, quản lý các cơ sở

sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã không gây ô nhiễm môi trường; tăng
cường các hoạt động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Thường xuyên tuyên
truyền vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường, trồng nhiều cây xanh bóng mát tạo môi trường sinh thái.
-

Quy hoạch nghĩa trang: Hỗ trợ quy hoạch 340 (40%) nghĩa trang

đạt chuẩn. Phấn đấu 100% nghĩa trang có Ban quản trang và quy chế quản lý
nghĩa trang.
1.1.4.4. Nhiệm vụ của tiêu chí môi trường *
Nhiệm vụ chung:



16
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát
nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã;
chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong
khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng….
* Nhiệm vụ cụ thể:
-

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý

thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người.
-

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất

nông
nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm.
-

Triển khai thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn

kết hợp với việc cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý
chất thải rắn.
Phát triển các hệ thống cung cấp nước sạch và cải thiện
điều kiện vệ
sinh môi trường nông thôn.
-

Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang.


-

Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư,

phát triển cây xanh ở các công trình công cộng.
1.1.5. Các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư,
Bộ Tài chính quy định các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường
như sau:
Bước 1: Thành lập ban quản lý, thực hiện tiêu chí môi trường


17
Bước 2: Tuyên truyền vận động người dân tham gia
Bước 3: Huy động và phân bổ vốn
Bước 4: Thành lập dịch vụ vệ sinh môi trường
Bước 5 : Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa, bãi xử lý rác
Bước 6: Kiểm tra, xử lý
1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.2.1. Trên Thế giới
Việc tiến hành quy hoạch xây dựng nông thôn ở các nước tiên tiến trên
Thế giới được chú trọng từ lâu, trong đó quy hoạch môi trường nông thôn là
bắt buộc đi đôi với việc phát triển kinh tế bền vững tại địa phương. Ở các
nước phương Tây, quy hoạch xây dựng nông thôn được hiểu là xây dựng làng
sinh thái, phát triển nông thôn bền vững, nhằm nâng cao chất lượng sống cộng
đồng dân cư nông thôn.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: khoảng hơn 2 tỷ người
trên trái đất mắc các loại bệnh tật do thiếu nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống

hằng ngày, hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Ðiều tra, thống kê của Liên Hợp
Quốc (LHQ) cho thấy tình hình khan hiếm nước đang diễn ra ở nhiều vùng
thuộc các châu lục khác nhau trên thế giới. Ở các nước đang phát triển,
khoảng 70 - 75% dân cư đô thị được sử dụng nước sạch, còn ở nông thôn chỉ
đạt khoảng 25 - 30%; tình trạng người dân rửa rau, vo gạo, cùng tắm giặt
trong ao hồ, sông ngòi rất phổ biến. Hiện nay có khoảng 2,6 tỷ người trên thế
giới không được tiếp cận nhà vệ sinh sạch sẽ ổ chức từ thiện Anh WaterAid đã
lập danh sách các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh
đúng tiêu chuẩn là Nga, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil, Ai Cập,
Morocco và nhiều nước khác, trong đó Ấn Độ có 700 triệu người không được


18
tiếp cận với nhà vệ sinh có hệ thống nước thải đúng quy cách (Tuấn Anh,
2012 [17]).
1.2.2. Ở Việt Nam
Ngay sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954), Đảng và Chính phủ
đã quan tâm đến vấn đề sức khỏe và môi trường sống của nhân dân nói chung
và ở nông thôn nói riêng. Từ năm 1960 ngành Y tế đã tuyên truyền vận động
mạnh mẽ nhân dân xây dựng 3 công trình Giếng nước - Nhà tắm - hố xí.
Phong trào này nhanh chóng được triển khai trên phạm vi toàn quốc vào sau
ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) và đạt được nhiều kết quả to lớn.
Hưởng ứng “Thập kỷ Quốc tế cấp nước và vệ sinh môi trường của Liên
Hợp Quốc 1981, 1990, Chương trình cung cấp nước sạch và VSMT nông thôn
được bắt đầu triển khai ở Việt Nam với sự trợ giúp mạnh mẽ của Quỹ nhi
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Chương trình được thực thi ban đầu ở 03
tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng nhanh chóng trên phạm vi
toàn quốc vào năm 1993. Mặc dù Chương trình đã thực hiện 18 năm trên diện
rộng nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn vì những hạn chế nguồn vốn
(trung bình 75 tỷ hàng năm không tính phần đóng góp của người sử dụng).

Trong thời gian gần đây, lĩnh vực cung cấp nước sạch và VSMT nông
thôn được Chính phủ Việt Nam và nhiều tổ chức Quốc tế, quốc gia và phi
chính phủ quan tâm.
Năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 200/ TTg về đảm bảo
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đầu năm 1998 Chính phủ phê
duyệt Chương trình là một trong bảy Chương trình mục tiêu Quốc gia, thể
hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Chính phủ đối với đời sống của người
dân nông thôn, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lĩnh vực cấp nước nông thôn


19
phát triển. Tháng 08 năm 2000 Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia cấp
nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
Các tổ chức Quốc tế và các Quốc gia đã và đang giành sự hỗ trợ quý
báu cho lĩnh vực cấp nước. Nhiều dự án đang được chuẩn bị và triển khai như:
dự án nghiên cứu chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn
Ở nước ta đại đa số các công trình cấp nước nông thôn do người dân tự
làm hoặc tự đầu tư xây dựng theo những hình thức khác nhau tùy thuộc vào
phong tục tập quán, khả năng kinh tế và điều kiện tự nhiên. Những công trình
cấp nước có viện trợ của nước ngoài và đầu tư hỗ trợ của Nhà nước chiếm tỷ
lệ nhỏ. Mặt khác chưa có hệ thống theo dõi - giám sát trên quy mô và toàn
diện, vì vậy việc đánh giá chính xác tỷ lệ người dân được hưởng nước sạch là
điều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây một số tổ chức Quốc tế và cơ
quan Việt Nam đã có những cuộc điều tra, khảo sát về hiện trạng sử dụng
nước sạch ở vùng nông thôn và cho biết tỷ lệ bao trùm toàn quốc và trong
từng vùng kinh tế - địa lý cụ thể.
Trong thời kỳ đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường và PTBV. Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về quản lý môi trường chưa được làm tốt như:
QHMT chưa lồng ghép với phát triển kinh tế, chiến lược PTBV cấp ngành vẫn

chưa được chú trọng. Những yếu kém này là nguyên nhân góp phần làm cho
môi trường nước ta tiếp tục bị suy thoái, đặt ra nhiều thách thức cho đời sống
nhân dân. Tại 63 tỉnh thành trong cả nước cũng đã triển khai xây dựng NTM
do các tỉnh chỉ đạo. Các tỉnh thành đã thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh và bước
đầu phê duyệt đề cương, dự án của các xã điểm và triển khai một số nội dung
như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức các lớp tập huấn khuyến


20
nông, khuyến lâm.
Hiện nay nước ta vẫn còn trên 60% dân số nông thôn chưa có nước sạch
để dùng. Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Tình
hình khô hạn, thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt. Theo tin của Ban Chỉ
đạo quốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy cả
nước có khoảng 43.729 hộ (215.720 người) thiếu nước sinh hoạt. Trong đó
Đắk Lắk 12.580 hộ (126.610 người), Gia Lai 6.752 hộ (33.760 người), Ninh
Thuận 11.720 hộ (58.600 người). Tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử
dụng nước sạch chỉ đạt con số rất thấp. Bắc Kạn năm 1997 mới chỉ có 11%
dân số được hưởng nước sạch, con số này mới chỉ tăng lên đến 24% vào năm
2002. Tại các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, con số này cũng chỉ dừng ở mức
25% và 28%. Trong toàn quốc có trên 60% hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ
sinh, phóng uế tự do và dùng phân tươi bón cây, nuôi cá Theo Liên Hợp Quốc
hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam tức là khoảng gần 50 triệu người,
trong đó có 18 triệu trẻ em ở không được sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu
chuẩn.mặc dù 73% số trường học có nhà vệ sinh, song chỉ có 12% trường ở
nông thôn có nhà vệ sinh đạt chuẩn của Bộ Y tế. Theo Tổ chức Y tế thế giới, ở
Việt Nam có 20.000 người bị tử vong hàng năm do nước không an toàn và vệ
sinh kém gây ra, trong đó phần lớn là trẻ em. Nước không an toàn và vệ sinh
yếu kém cũng liên quan đến tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ở trẻ em dưới 5 tuổi ở
Việt Nam. Chỉ có 18% người dân ở nông thôn Việt Nam nhận thức được rằng

sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giúp phòng ngừa các bệnh tiêu chảy và
giun sán. Khoảng 12% người dân ở nông thôn rủa tay bằng xà phòng trước
bữa ăn và 16% rửa tay sau khi đi vệ sinh.


21
1.2.3. Tại khu vực nghiên cứu
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo Quyết
định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh những
thuận lợi cơ bản, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn như: điểm xuất phát thấp,
số tiêu chí bình quân mới đạt 5,5 tiêu chí/xã, không có xã đạt trên 10 tiêu chí
và có đến 110 xã đạt dưới 5 tiêu chí... Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đạt
kết quả khá cao và toàn diện, từng bước đi vào chiều sâu, được Trung ương
đánh giá là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới. Là Chương trình trọng
tâm nhằm thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW của BCH Trung
ương Đảng; Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 27/10/2008 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trên địa bàn tỉnh, cần được đánh giá một cách khách quan, toàn diện về
những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém, rút ra những nguyên nhân,
bài học kinh nghiệm; xác định nhiệm vụ, giải pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
nhằm đạt mục tiêu cao nhất trong 5 năm tới.
Môi trường được cải thiện một bước; “tỷ lệ người dân được sử dụng
nước hợp vệ sinh tăng nhanh, đạt 71,5% (tăng 15,5% so với năm 2010), trong
đó có 47,0% số hộ được sử dụng nước sạch (tăng 14,0%)”. (Trung tâm Nước
sạch &VSMT NT Tuyên Quang, 2014 [16]).
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được Tỉnh triển khai, tổ
chức thực hiện một cách chủ động, bài bản, quyết liệt ngay từ đầu; Ban
Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện Chương trình; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch, chỉ đạo các sở,

ngành triển khai thực hiện. Cấp ủy huyện, xã đã cụ thể hóa bằng các nghị


22
quyết, chương trình hành động về xây dựng NTM phù hợp với thực tiễn của
địa phương.
Tập trung cao, quyết liệt cho công tác tuyên truyền, với sự vào cuộc của
hệ thống tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, các sở ban
ngành, các cơ quan thông tin đại chúng... bằng nhiều hình thức phong phú, đa
dạng. Trong 5 năm, đã có hàng vạn tin, bài, phát hành hàng ngàn đĩa CD, hàng
chục ngàn tờ rơi, sổ tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng trang thông tin
điện tử với hàng triệu lượt người truy cập; tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại,
hội thảo, hội thi, sân khấu hóa… về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây
dựng nông thôn mới. Xây dựng Bộ Giáo trình và tổ chức đào tạo cho đội ngũ
cán bộ các cấp về chuyên môn, kỹ năng thực hiện Chương trình.
Sớm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình ở các cấp với đầy
đủ các thành phần trong hệ thống chính trị; BCĐ cấp tỉnh, huyện do đồng chí
Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, cấp xã do đồng chí Bí thư làm Trưởng ban.
Cấp ủy các cấp đều thành lập các đoàn công tác chỉ đạo, giám sát tại các địa
phương; các sở, ban, ngành thành lập tổ công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện
các tiêu chí thuộc ngành phụ trách. Thành lập Văn phòng Điều phối cấp tỉnh,
huyện hoạt động chuyên trách, chuyên nghiệp; Ban Quản lý Chương trình cấp
xã do Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, Ban giám sát cộng đồng do Trưởng
ban MTTQ làm Trưởng ban, 4 Tiểu ban (Tuyên truyền, Phát triển sản xuất,
Xây dựng hạ tầng, Văn hoá - xã hội), bố trí cán bộ chuyên trách cấp xã, thành
lập các Ban phát triển thôn. Trong 5 năm, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh đã tổ
chức 186 cuộc làm việc, cấp huyện đã tổ chức 12.850
cuộc làm việc với các xã.



23
Tỉnh đã ban hành kịp thời ban hành các cơ chế chính gồm hỗ trợ sản
xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Đối với chính sách
hỗ trợ sản xuất hàng hóa, đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình, HTX, doanh
nghiệp, tổ hợp tác tổ chức sản xuất hàng hóa 5 loại cây trồng, vật nuôi có tiềm
năng, lợi thế gồm: Cây chè đặc sản, mía, cam sành, con trâu và con cá. Các
đối tượng được hỗ trợ thực hiện trồng mới, nuôi mới và chăm sóc các loại cây
trồng, vật nuôi trên. Doanh nghiệp, tổ chức sẽ được hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu
tư các cơ sở chế biến, bảo quản đối với cây chè đặc sản, cây cam. Hiện huyện
Lâm Bình và Sơn Dương đã đăng ký thực hiện với tổng nhu cầu vốn vay có
hỗ trợ lãi suất trên 175 tỷ đồng. Với chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển
kinh tế trang trại tập trung vào khuyến nông, khoa học kỹ thuật, tín dụng, lao
động, đào tạo và thị trường đã có 2 huyện là Hàm Yên và Sơn Dương đăng ký
thực hiện hỗ trợ tín dụng với tổng nhu cầu hỗ trợ lãi suất là trên 40 tỷ đồng;
chính sách hỗ trợ xây dựng 3 công trình vệ sinh ở nông thôn trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang; chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và
kênh mương nội đồng... Nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng, phù
hợp với khả năng, yêu cầu thực hiện Chương trình và ưu tiên ngân sách
hàng năm.
Ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
Chương trình, về: Tổ chức bộ máy, lập quy hoạch và xây dựng các đề án, thực
hiện cơ chế, chính sách, Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các thiết kế mẫu
định hình xây dựng công trình, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, đào
tạo, tập huấn, phần mềm Bộ chỉ số đánh giá Chương trình, quản lý tài
chính, kiểm tra, giám sát cơ sở...


24
Phát động phong trào “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”,
tỉnh vận động các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, toàn thể

nhân dân Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới.
Bằng các hoạt động thiết thực và huy động các nguồn lực như: huy
động nhân dân đóng góp trên 660 tỷ đồng và tự nguyện hiến hơn 41.800 m2
đất để chung tay xây dựng nông thôn mới từ các tổ chức, các nhân trên địa
bàn tỉnh, đến nay, tỉnh Tuyên Quang có 3 xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng
nông thôn mới (Tân Trào, huyện Sơn Dương; Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn; xã
An Khang, thành phố Tuyên Quang); 8 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 26 xã đạt từ
10-14 tiêu chí. (Chi Cục Phát triển nông thôn, 2014 [10]).

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


25
2.1. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

hội
thuộc vùng nghiên cứu.
-

Đánh giá kết quả hiện trạng thực hiện các các chỉ tiêu trong tiêu

chí môi trường, gồm:
+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc
gia.
+ Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường.
+ Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
+ Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
-

Nghiên cứu, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình

triển khai thực hiện tiêu chí môi trường.
-

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả

tiêu chí môi trường thuộc vùng nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về các vấn đề liên quan đến môi trường
trên địa bàn 3 xã Tân Trào, xã Đại Phú, xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương tỉnh
Tuyên Quang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu, phân tích
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong luận văn: Phương pháp kế thừa; Phương
pháp thu thập tài liệu, số liệu; Phương pháp điều tra, thu thập thông tin;


×