Chế độ dinh dưỡng dành cho
phụ nữ cho con bú
Môn : Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhóm thực hiện : 1. Vũ Thị Anh
2. Võ Đăng Lân
3. Trương Kim Trọng
Phần I. Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai:
Mầm sống mới trong cơ thể người mẹ hoàn toàn dựa vào
sự tuần hoàn máu của "bà bầu" để hấp thu oxy và các chất dinh
dưỡng, từ đó hoàn thành quá trình chuyển hóa, phát triển.
Dinh dưỡng của người mẹ là dinh dưỡng của mầm sống
mới, bà bầu thiếu dinh dưỡng có nghĩa là nguồn chất chuyển
hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá trình sinh trưởng, phát triển
của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc bồi bổ cũng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của thai nhi thì mới đạt hiệu quả cao.
Thường chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng :
Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu), thai nhi
phát triển tương đối chậm, do vậy nhu cầu về các loại chất dinh
dưỡng chỉ cần đáp ứng giống như trước khi mang thai, nghĩa là
đủ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho người mẹ cả về đạm,
đường, mỡ và các yếu tố vi lượng như khoáng chất và các
vitamin.
Ở thời kỳ giữa mang thai (được 4-7 tháng): Giai đoạn
này thai nhi phát triển mạnh, do đó đòi hỏi nhu cầu về các loại
chất dinh dưỡng tăng lên rất cao. Nếu như không đáp ứng
lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng khó
chịu như thiếu máu, chuột rút...
Trong thời kỳ này, người mẹ cần ăn nhiều các thức ăn giàu
dinh dưỡng như trứng, thịt nạc, cá, đậu, sữa, rau xanh và trái
cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc biệt là
canxi, sắt, kẽm, iốt, axit folic, sêlen..., các vitamin đặc biệt là
nhóm B, vitamin C, A, D, E... ăn ít mỡ, nhưng lại cần ăn cá nhiều
để dễ hấp thu canxi và axit béo omega-3.
Khi mang thai ở tuần thứ 15, mỗi ngày nên uống 2g canxi
để huyết áp luôn giữ ở mức thấp hơn trung bình trong suốt thai
kỳ
Thời kỳ cuối mang thai (được 8-9 tháng), thai nhi phát
triển nhanh hơn, song lượng dinh dưỡng cần được tích trữ trong
thai nhi cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy nhu cầu về chất
dinh dưỡng trong từng bữa cơm cũng rất cao, nên người mẹ
phải ăn đa dạng thức ăn giàu dinh dưỡng để bảo đảm nhu cầu
phát triển nhanh chóng của thai nhi.
Khi xây dựng một thực đơn cho bữa ăn đầy đủ chất cần
phải hội tụ 3 nguyên tắc:
- Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất
bột đường, các vitamin và muối khoáng, chất xơ.
- Cần đủ nước cho cơ thể để chuyển hóa các chất thông qua
các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giải phóng năng lượng,
thực hiện quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể, đào thải các
cặn bã, chất độc trong cơ thể qua đường niệu, mồ hôi, hơi
thở..., điều hòa thân nhiệt, tuần hoàn huyết dịch... Vì vậy, nước
chiếm hầu hết trong cơ thể và các tế bào kể cả tế bào xương,
thần kinh...
- Thực phẩm phải an toàn: Thịt, cá, hải sản, trái cây phải
tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn như sữa chua, xúc xích,
ruốc bảo đảm không có hóa chất, biến đổi gen... Các loại rau
quả khi chế biến không làm nhàu nát để khi rửa không làm mất
các vitamin tan trong nước như nhóm B, C, PP, acid folic... Thay
đổi thực đơn thích hợp để vừa đủ chất lại ngon miệng, kích thích
ăn uống.
Thực phẩm nên tránh
Các loại động vật có vỏ như trai, sò, vẹm, cua, hến và tôm
v.v... Trong thời gian mang thai tuyệt đối không nên ăn gỏi cá.
Tránh ăn một số loại thực phẩm khác như patê, khoai lên
mầm, cafein, rượu, trứng sống, trứng chế biến chưa chín, thịt
súc vật sống, phó mát xanh, cá biển sống sâu dưới lòng đại
dương như cá mập, cá kiếm, cá ngừ...
Thực phẩm nên ăn
Các loại hạt tươi sống như quả hồ đào, hạt điều, đậu, đỗ,
vừng v.v... đây là những nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng
các dưỡng chất cao. Tuy nhiên đây cũng là nguồn thực phẩm
giàu mỡ, nhưng các chất mỡ này lại có tác dụng rất tốt cho việc
phát triển trí não và thần kinh của trẻ sơ sinh. Trong số những
loại thực phẩm dạng hạt này, các loại hạt tươi sống được xem là
tốt nhất.
Chuối: Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học thì chuối là thực
phẩm rất bổ dưỡng cho con người. Nếu phụ nữ mang thai ăn
nhiều chuối sẽ có tác dụng tốt cho việc giảm thiểu hiện tượng co
thắt, nhất là ở phụ nữ cao tuổi. Lý do là chuối có chứa nhiều
magiê khoáng, có tác dụng làm thư giãn cơ bắp, kích hoạt quá
trình co bóp trong khi trở dạ sinh con bằng cách giảm căng dạ
con và tạo năng lượng cho quá trình sinh đẻ. Ăn nhiều chuối
kèm với một nhóm hạt điều hay đậu, đỗ có thể làm cân bằng
lượng đường trong máu, duy trì sức khỏe dẻo dai và không bị
mệt.
Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin B, kể cả axit folic là
những dưỡng chất vô cùng cần thiết để giúp cơ thể tạo ra tế bào
máu, giúp não trẻ phát triển tốt, cân bằng năng lượng trong cơ
thể người mẹ. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin B như các
loại thực phẩm dạng hạt nguyên, kể cả gạo, mì, kê, ngũ cốc, lạc,
vừng, đậu đỗ, rau lá xanh thẫm, chuối, lê, thịt gà, cá hồi, sữa
pho mát...
Lượng vitamin B bổ sung hàng ngày ở phụ nữ mang thai là
20mg - 25mg (B1, B2, B3, B5 và B6), Biotin và 500mg đối với
axit folic. Cá hồi chế biến cho thêm tỏi gừng, nấm, cải xào hoặc
rau các loại ăn với cơm vừa ngon, vừa bổ dưỡng.
Trứng: Theo một số nghiên cứu thì ăn lòng đỏ trứng gà
trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng trí thông minh cho đứa
trẻ trong tương lai, lý do là lòng đỏ trứng gà có chứa một loại
mỡ rất quan trọng làm tăng trí thông minh và trí nhớ của trẻ. Tuy
nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều mà chỉ nên ăn không quá
5 quả/tuần
Một khẩu phần hợp lý với người có thai trong 6 tháng
cuối phải bảo đảm mỗi ngày được cung cấp 2.550 Kcalo
(bình thường 2.200 Kcalo), 1,5-2g protein/kg, 0,7-1g lipid
(mỡ và dầu)/kg, 6-7 glucid/kg; có đủ vitamin, chất khoáng
và vi chất. Với những gia đình kinh tế eo hẹp, cũng phải
cố gắng dành ưu tiên cho người mẹ trong 3 tháng cuối
của thai kỳ sao cho mỗi ngày được bổ sung thêm 350
Kcalo, 15g protein, 0,2mg vitamin B1, 0,2mg vitamin B2,
2,3mg vitamin PP; bảo đảm cung cấp 30mg vitamin C,
750 microgam vitamin A, 10 đơn vị vitamin D, 1-1,2g
canxi, 14-28mg sắt.
Rau quả là nguồn chủ yếu cung cấp cho cơ thể vitamin, chất
khoáng và vi chất dinh dưỡng. Lượng vitamin C trong rau
muống tính theo mg là 20; rau ngót 143, rau dền: 26; lượng
caroten trong cà chua: 1,90, cà rốt 0,85-7,65, gấc 18,3, hành lá:
4,80, rau dền 1,44, rau muống 2,50, rau thơm 2,80, đu đủ chín
1,30, muỗm 3,05.
Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12kg. Trong đó,
ba tháng đầu tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 4-5kg và ba tháng
cuối tăng 5-6kg.
Nhóm BMI Tăng cân đề nghị (kg) cho 6 tháng cuối
Thấp 0,5kg/tuần
Bình thường 0,4kg/tuần
Cao 1,3kg/tuần
Note: Chỉ số khối cơ thể của phụ nữ trước khi có thai (BMI - Body
Mass Index)
Nhóm thực phẩm 4 tháng đầu 5 tháng cuối Mẹ cho con bú
Nhóm ngũ cốc, khoai 1 lon ½ 1 lon ¾ 1 lon ½
1/2 lon gạo
= 1 ổ bánh mì 160g
= 2 củ khoai lang 150g
= 4 củ khoai tây 150g
Nhóm dầu, mỡ, bơ... 3 muỗng 4 muỗng 1,5 – 2 muỗng
Nhóm thức ăn giàu đạm 250g 400 - 450g 250g
(Quy ra thịt).
60g thịt = 1 trứng gà
= 1/2 bìa tàu hũ
= 1 ly sữa tươi
= 2-3 hũ yaourt
(Nên ăn 3-7 trứng/tuần,uống ít nhất 1 ly sữa bò, sữa đậu nành/ngay,1 chén tàu
hũ + nước đường)
Nhóm rau lá xanh và rau khác: 350 - 400g 400 - 450g 300 - 400g
Nên ăn 1/2 dưới dạng nước ép tươi, 1/2 dưới dạng xào, luộc, hoặc trong canh.
Rau lá càng xanh đậm, rau trái, củ càng đậm màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam
càng giàu vitamin.
Nhóm nước mắm, nước chấm... 1,5 - 2 muỗng 2 - 3 muỗng 1 - 1,5 muỗng
Nhóm trái cây tráng miệng: 2 trái chuối 3 trái chuối 2 - 3 trái
Có thể thay thế chuối = 300-350g đu đủ
= 2 trái cam hay quýt
= 2 trái vú sữa
= 1/2 trái bưởi
Phần II.
I.Sữa mẹ được tạo ra như thế nào ?
Sữa được tạo ra nhờ 2 chất trong cơ thể mẹ: prolactin và
oxytoxin.
1. Prolactin - chất kích thích tạo sữa
Prolactin là một chất do não của mẹ tiết ra khi bé mút vú
mẹ. Chất này có tác dụng kích thích tạo sữa. Do vậy, bé
càng mút vú, mẹ sẽ càng tạo nhiều sữa và không cần phải
bỏ cữ bú nào của trẻ với ý định để dành sữa cho bữa bú
sau. Nếu bà mẹ không cho bé bú hoặc bú ít thì vú sẽ giảm và
ngưng tiết sữa.
Khi bé không bú hết, lượng sữa tồn đọng trong vú sẽ là
chất ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Vì vậy, mẹ phải vắt hết
sữa bằng tay hoặc bằng bơm để giúp sữa tiếp tục được tạo
ra.
Prolactin được tiết ra nhiều về đêm, nên cho bú đêm nếu
bé đòi bú.
2. Oxytoxin - chất kích thích sữa trong vú được
chảy ra
Oxytoxin là một chất do não mẹ tiết ra khi cho bé mút vú mẹ,
làm cho sữa trong vú chảy ra khi bé bú mẹ.
Sự tạo sữa dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm giác và tình
cảm của mẹ. Khi mẹ cảm thấy hài lòng, thương yêu trẻ và tin
tưởng sữa mình là tốt nhất cho trẻ, điều này giúp tăng tiết sữa.
Nếu mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ là mình không đủ sữa, sữa mẹ sẽ
ngừng chảy. Vì vậy, sau khi sinh, mẹ nên nằm cạnh con để có
sự gắn bó tình cảm với trẻ và cho trẻ bú sớm. Việc cho trẻ bú
sớm còn giúp cho dạ con (tử cung) co hồi tốt và làm ngưng chảy
máu sau khi sinh.