Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Quy luật từ những sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 23 trang )

Quy luật từ những sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến
đổi về chất và ngược lại

Hoàng Thanh Xuân


Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến giữa các sự vật,
hiện tượng hay giữa những mặt, yếu tố, quá trình của sự vật, hiện tượng
đó.

Dựa vào mức độ phổ biến có: quy luật chung, quy luật riêng, quy luật phổ biến.

Dựa vào lĩnh vực tác động có: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật tư duy.

Quy luật lượng đổi chất đổi là quy luật cơ bản, phổ biến nói lên phương thức
của sự vận động và phát triển của sự vật.


1. Khái niệm:
- Chất là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, để phân biệt nó
với cái khác.

Muối

Đường

Ớt

Chanh



Bất kể sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng, chúng luôn
thống nhất biện chứng với nhau:

+ Chất nằm trong sự vật, hiện tượng, nó tồn tại khách quan và không phụ thuộc
vào ý thức của con người.

Muối

Mặn

Ớt

Cay
Đường

Ngọt

Chanh.

Chua


+ Chất của sự vật được biểu hiện thông qua những thuộc tính của nó.

??

Một sự vật có rất nhiều thuộc tính, thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc tính
cơ bản tạo nên chất của sự vật



+ Chất của sự vật không chỉ được
xác định bởi các yếu tố cấu thành,
mà còn được xác định bởi cấu trúc
và phương thức liên kết giữa chúng


- Lượng là phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị ở số
lượng, quy mô, nhịp điệu, trình độ… của sự vận động và phát triển của sự vật cũng
như các thuộc tính của nó.


ượng có thể được xác định bởi:
+ Lượng có thể được xác
định bằng những đơn vị đo
lường cụ thể

+ Lượng có thể được biểu thị
dưới dạng trừu tượng và
khái quát hóa cao


+ Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối


Vậy chất và lượng của một ngôi nhà là gì?


2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
- Những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất:



Mỗi sự vật bao giờ cũng là thể thống nhất của hai mặt lượng và chất.
Đôi khi sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi ngay về chất của sự vật.
Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
của sự vật được gọi là Độ.


+ Độ: là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa
làm thay đổi về chất căn bản của sự vật ấy. Trong độ, sự vật vẫn là nó, chưa
biến thành cái khác.

+ Điểm nút: dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã làm
thay đổi về chất của sự vật. Sự tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra
bước nhảy, chất mới ra đời.

+ Bước nhảy: dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật, do sự thay đổi về
lượng của sự vật trước đó gây nên.


Đăng ký kết
Ra mắt hai họ

Vợ chồng

hôn

Yêu

Độ


Điểm nút

Bước nhảy

Chất mới ra đời


Bước nhảy là sự kết thúc giai đoạn phát triển của sự vật và cũng là điểm khởi
đầu của một giai đoạn phát triển mới.

Lớp 12
Lớp 11
Lớp 10


- Những sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng:

Đại học, Cao
đẳng

Công nhân

Lớp 12
Lớp 11
Lớp 10

Du học…



Không chỉ những thay đổi về lượng dẫn
đến những sự thay đổi

về chất, mà

những sự thay đổi về chất cũng dẫn đến
những sự thay đổi về lượng. Biểu hiện là
chất mới ra đời sẽ tác động ngược trở lại
lượng, như làm thay đổi kết cấu, quy mô,
trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật.


3. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Bất kỳ sự vật nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng, do
vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn nghiên cứu,
xem xét một cách toàn diện hai mặt đó.


- Vì lượng có thể chuyển hóa thành chất và ngược lại, nên trong
hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn phải biết cách tích lũy dần
về lượng để chuyển hóa thành chất, phát huy vai trò của chất mới
làm thay đổi lượng theo hướng có lợi.


- Về nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn phải khắc phục cả
hai khuynh hướng là tả khuynh và hữu khuynh.



- Vì các hình thức của bước nhảy
rất đa dạng, phong phú nên trong
nhận thức và hoạt động cải tạo
thực tiễn cần phải vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các hình thức
bước nhảy cho phù hợp với từng
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.


Trong lĩnh vực đời sống xã hội phải chú ý cả điều kiện chủ quan lẫn
khách quan để xác định rõ quy mô, nhịp điệu của bước nhảy một
cách khoa học, không máy móc giáo điều. Khi có tình thế, thời cơ tốt
thì tổ chức thực hiện bước nhảy để giành thắng lợi quyết định.


Cám ơn mọi người đã theo dõi!



×