Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu và triển khai hệ thống thiết bị ứng dụng các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT IP tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THIẾT BỊ
ỨNG DỤNG CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN VỆ TINH BĂNG RỘNG
VSAT-IP TẠI VIỆT NAM
NGÀNH: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
MÃ SỐ:
PHAN HỒNG THUẤN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TÀI HƯNG

HÀ NỘI 2008


xiv

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Thông tin vệ tinh càng ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới vì sự tiện lợi và những ưu điểm mà không có một loại hình
truyền dẫn nào có được. Bên cạnh đó xu hướng của thế giới hiện nay các dịch
vụ viễn thông được phát triển trên nền IP băng rộng. Hệ thống thông tin vệ
tinh băng rộng VSAT IP đã kết hợp được hai loại hình công nghệ tiên tiến là
công nghệ thông tin vệ tinh và IP. Hệ thống VSAT-IP sẽ đem đến cho khách
hàng nhiều loại hình dịch vụ với băng thông tốc độ cao được tích hợp trên
một thiết bị đầu cuối với khả năng triển khai các dịch vụ rất nhanh chóng và


dễ dàng.
Có thể nói việc triển khai và đưa vào khai thác hệ thống liên lạc qua vệ
tinh bằng các trạm VSAT từ cuối năm 1996 của Tổng Công ty Bưu chính
Viễn thông Việt nam và Công ty Viễn thông Quốc tế là một thành công, nó đã
đáp ứng được kịp thời các nhu cầu cấp bách về thông tin liên lạc phục vụ cho
việc đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội ở những vùng xa
xôi hẻo lánh, miền núi, biên giới, hải đảo hay giàn khoan trên biển... là những
nơi mà các hệ thống cáp đồng, cáp quang, hoặc vi ba không đáp ứng được do
hạn chế kỹ thuật, tài chính. Và với việc ra đời của hệ thống liên lạc qua vệ
tinh này đã góp phần giúp Tổng Công ty thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính
trị của Đảng và Nhà nước đề ra là phủ sóng điện thoại tới 100% các quận
huyện trên cả nước.
Tuy nhiên trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, bên cạnh các nhiệm vụ
phục vụ công ích của dịch vụ, cần phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế của
việc triển khai dịch vụ đó. Mạng lưới VSAT sau một thời gian dài hoạt động
và khai thác không được nâng cấp thay thế đã có dấu hiệu xuống cấp, và ngày
càng trở nên lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu sử dụng

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


xv

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
của khách hàng hiện nay. Hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP ra
đời đã khắc phục được hạn chế này. Ngoài những ưu điểm của các hệ thống
VSAT cũ, hệ thống VSAT-IP bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ truyền
thống như thoại, fax còn cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ đòi hỏi băng

thông cao như truy cập Internet, VPN, GSM trunking, truyền hình hội
nghị...góp phần đa dạng hóa việc phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Bản luận văn sau khi hoàn thành sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích cho các học viên, sinh viên cũng như các cá nhân, tổ chức về kiến
trúc hệ thống VSAT-IP, kết nối giữa hệ thống quản lý các dịch vụ ứng dụng
với trạm VSAT-IP Gateway và với các hệ thống mạng trục, các thiết bị và
chức năng của các thiết bị trong hệ thống quản lý các dịch vụ ứng dụng
VSAT-IP Application. Đồng thời hướng dẫn quy trình thiết lập, cấu hình và
khai thác các dịch vụ ứng dụng của hệ thống VSAT-IP như: dịch vụ VoIP,
dịch vụ Internet, dịch vụ VPN, đa dịch vụ, dịch vụ GSM trunking…
Bản luận văn với đề tài: “Nghiên cứu và triển khai hệ thống thiết bị ứng
dụng các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam” được
kết cấu gồm các phần sau:
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP.
- Chương 2: Hệ thống cung cấp và quản lý các dịch vụ ứng dụng VSAT-IP.
- Chương 3: Các giải pháp và phương án triển khai hệ thống cung cấp dịch
vụ VSAT-IP tại Việt Nam.
- Chương 4: Thiết kế hệ thống cung cấp các loại hình dịch vụ ứng dụng
VSAT-IP.
- Chương 5: Hệ thống quản trị mạng và quản lý thiết bị.

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


1

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH

BĂNG RỘNG VSAT-IP
1.1 Tổng quan về hệ thống mạng VSAT-IP
1.1.1 Định nghĩa mạng VSAT
VSAT - Very Small Aperture Terminal là một dạng trạm thông tin mặt đất cỡ
nhỏ dùng các công nghệ tiên tiến trong thông tin vệ tinh cho phép người sử
dụng có thể liên lạc với nhau qua vệ tinh. Từ “Terminal” có thể được hiểu là
một trạm thông tin mặt đất (sau đây gọi là trạm VSAT hoặc remote) dùng để
kết cuối với các thiết bị của người sử dụng như: Điện thoại, máy Fax, TV,
máy tính... để tạo ra lưu lượng lưu chuyển trong mạng VSAT.
Mạng VSAT được hiểu là gồm nhiều trạm VSAT được kết nối với nhau bằng
các giao thức liên lạc qua vệ tinh. Các trạm VSAT có thể đặt dải dác trong
nước hay nước ngoài miễn là vẫn trong vùng phủ sóng của vệ tinh sử dụng.
Mạng VSAT có thể được cấu hính dưới dạng mạng Sao (star), mạng Lưới
(mesh), hay mạng lai (hybrid).
1.1.2 Các cấu hình mạng VSAT
Các trạm VSAT liên lạc với nhau qua vệ tinh bằng các đường truyền cao tần,
trong đó đường truyền từ trạm VSAT đến vệ tinh gọi là đường lên (uplink) và
từ vệ tinh về trạm gọi là đường xuống (downlink). Toàn bộ đường truyền từ
trạm VSAT - vệ tinh - trạm VSAT được gọi là một bước nhảy (hop). Một
đường truyền cao tần là một sóng mang điều chế chứa thông tin. Về cơ bản
các vệ tinh thu các sóng mang uplink từ các trạm thông tin mặt đất trong vùng
bao phủ của anten thu, sau đó có thể tái tạo lại rồi khuếch đại các sóng mang
này, chuyển đổi về băng tần thấp hơn để tránh gây nhiễu giữa đầu tín hiệu
vaò/ra vệ tinh và truyền các sóng mang đã được khuếch đại này về các trạm
PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


2


Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
trong vùng bao phủ của anten phát vệ tinh. Các mạng VSAT hiện tại thường
sử dụng các vệ tinh địa tĩnh để liên lạc. Các vệ tinh địa tĩnh là các vệ tinh bay
trên cùng mặt phẳng xích đạo của trái đất với quỹ đạo tròn cách bề mặt trái
đất 35786 km và quay cùng chiều với chiều quay của trái đất. Với khoảng
cách này gây ra suy hao công suất truyền sóng gồm cả uplink và downlink là
200dB và trễ đường truyền sóng là 0.25s. Tất cả các thông số này sẽ được giải
thích cụ thể ở phần sau.
Có ba dạng mạng VSAT là: Mạng lưới, mạng sao và mạng lai.
1.1.2.1 Mạng VSAT dạng lưới (Mesh network)

Hình 1.1: Sơ đồ mạng VSAT dạng lưới

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


3

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
Trong cấu hình mạng lưới, các trạm VSAT trong mạng có thể liên lạc trực
tiếp với nhau Để làm được điều này phải thông qua một trạm điều khiển trung
tâm còn gọi là trạm hub để thiết lập hay giải phóng các kết nối giữa các trạm
trong mạng, nhưng trạm hub ở đây không mang lưu lượng. Đôi khi người ta
có thể trang bị ngay cho một trạm VSAT các thiết bị cùng với phần mềm điều
khiển và quản trị mạng, trạm này sẽ kiêm vai trò là một trạm điều khiển trung
tâm - được quy là trạm chủ (master) còn các trạm khác trong mạng được quy
là trạm tớ (slave). Với kiểu mạng này người ta gọi là mạng hoạt động không

có trạm hub (hubless).
Bản chất của trạm VSAT là trạm có kích thước nhỏ sinh ra các hạn chế về
công suất phát (vài chục oat) và độ nhậy thu (G/T), cùng với suy hao truyền
sóng đi và đến một vệ tinh địa tĩnh là 200 dB. Do vậy, tín hiệu thu được tại
trạm VSAT không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho các thiết bị đầu
cuối người sử dụng. Vì thế kiểu liêt kết trực tiếp VSAT-VSAT ít được sử
dụng, nó chỉ phù hợp cho các ứng dụng như là thoại với các yêu cầu nghiêm
ngặt về thời gian trễ.
1.1.2.2 Mạng VSAT dạng sao (Star network)
Trong mạng sao, các trạm VSAT chỉ thu và phát tới một trạm trung tâm gọi là
trạm hub. Trạm hub có đường kính anten lớn hơn một trạm VSAT, thường từ
4m đến 11m, và được trang bị với một máy phát có công suất lớn hơn. Kết
quả là nâng cao được chất lượng tín hiệu. Trạm hub thu các sóng mang từ các
trạm VSAT phát, và chuyển các thông tin cần truyền tới các trạm VSAT bằng
sóng mang của nó. Đường truyền kết nối từ hub tới VSAT gọi là ‘outbound
link’, và từ VSAT tới hub là ‘inbound link’. Cả 2 đường kết nối outbound và
inbound đều gồm uplink và downlink, đi và đến vệ tinh.

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


4

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
Có hai dạng mạng VSAT hình sao:
• Mạng một chiều: ở đây trạm hub phát các sóng mang tới các trạm
VSAT chỉ thu. Loại cấu hình này dùng trong các dịch vụ truyền quảng
bá từ một địa điểm trung tâm nơi trạm hub được đặt tới các địa điểm

khác nơi các trạm VSAT chỉ thu được đặt.

Hình 1.2: Sơ đồ mạng VSAT dạng sao một chiều
• Mạng hai chiều: Các trạm VSAT trong mạng vừa thu vừa phát. Cấu
hình mạng này dùng cho các dịch vụ lưu lượng tương tác (cần trao đổi
thông tin với nhau)

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


5

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

Hình 1.3: Sơ đồ mạng VSAT dạng sao hai chiều
Ưu điểm của mạng hình sao là do độ tăng ích (G/T) của anten trạm hub lớn
nên tối ưu hoá được việc sử dụng băng tần vệ tinh, khắc phục đươc hạn chế về
công suất phát của vệ tinh và làm tối thiểu hoá được kích thước anten của các
trạm VSAT do đó làm hạ giá thành. Nhược điểm của mạng sao là trễ truyền
sóng lớn do phải qua hai chặng từ VSAT-hub-VSAT (double hop)
1.1.2.3 Mạng VSAT dạng lai (hybrid)
Là mạng kết hợp của 2 mạng lưới và mạng sao, nghĩa là một nhóm các trạm
VSAT trong mạng có thể liên lạc trực tiếp được với nhau trong khi nhóm

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008



6

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
khác chỉ có thể liên lạc thông qua trạm sự chuyển tiếp của trạm hub. Loại
mạng này thích hợp cho các mạng mà trong đó có một số trạm VSAT có yêu
cầu trao đổi lưu lượng giữa chúng lớn hơn các trạm VSAT khác. Các trạm
VSAT có yêu cầu về lưu lượng lớn hơn sẽ dùng phương thức mạng lưới để
làm giảm các chi phí do phải trạng bị thêm các thiết bị tại trạm hub và tiết
kiệm băng tần vệ tinh mà đáng nhẽ phải cần cho double hop. Các trạm còn lại
có thể liên lạc với các trạm VSAT có yêu cầu lưu lượng lớn hơn này hoặc liên
lạc với nhau qua phương thức của mạng hình sao.
1.1.3 Các giao thức truy nhập mạng
Các giao thức truy nhập mạng thường kết hợp các kỹ thuật truy nhập dung
lượng vệ tinh (FDMA, TDMA, CDMA) với một số dạng điều khiển lưu
lượng. Chức năng điều khiển lưu lượng thường được thực hiện ở trạm Hub,
qua đó mà dung lượng yêu cầu bởi các trạm VSAT có thể được gán theo yêu
cầu, ngẫu nhiên hay cố định. Như vậy việc dùng giao thức truy nhập mạng tạo
ra được sự hiệu quả trong sử dụng mạng.

Hình 1.4: Các lớp giao thức được sử dụng trong mạng VSAT
PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


129

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Công ty Viễn thông Quốc tế (2005), Tài liệu kỹ thuật dự án VSAT-IP

của iPStar Co.Ltd Thailand.
2.

Công ty Viễn thông Quốc tế (2005), Tài liệu kỹ thuật dự án các thiết bị

quản lý dịch vụ VSAT-IP của VTI.
3.

Shin Satellite PLC & IPSTAR Co. Ltd (2005), IPSTAR Training.

4.

Sybex Inc, Network Complete.

5.

Cisco System (Copyright 2005), Cisco Network Academy Program

6.

Charlie Scott, Paul Wolfe & Mike Erwin, Virtual Private Networks.

7.

Regis J. "Bud" Bates, Broadband Telecommunications Handbook.


8.

Intelsat (Copyright 9/1998) , Intelsat VSAT Handbook

9.

Tri T. Ha, McGraw Hill, Digital Satellite Communications.

10.

Các nguồn thông tin trên Internet.
• www.cisco.com
• www.ipstar.com
• www.itpaper.com
• www.networkmagazine.com
• www.tapchibcvt.gov.vn
• www.vnpro.org
• www.memotec.com

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


127

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

KẾT LUẬN
Hệ thống VSAT-IP là một hệ thống viễn thông băng rộng có thể cung

cấp nhiều loại dịch vụ đòi hỏi băng thông rộng như: dịch vụ truy cập Internet
băng rộng, dịch vụ thoại IP (VoIP), dịch vụ mạng riêng ảo (VPN), dịch vụ
trung kế di động GSM và trung kế tổng đài, dịch vụ truyền hình hội nghị, dịch
vụ truyền hình quảng bá, dịch vụ truyền hình theo nhu cầu, dịch vụ đào tạo từ
xa... VSAT băng rộng được kết nối thẳng tới nhà cung cấp dịch vụ qua vệ
tinh, tránh được tình trạng có thể xảy ra tắc nghẽn đường truyền tại các chặng
gián tiếp như nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh… làm giảm tốc độ kết nối và chất
lượng dịch vụ.
Thuê bao ở bất kỳ vị trí, địa hình nào trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam đều có thể sử dụng các dịch vụ VSAT băng rộng (thoại, truy nhập
Internet băng rộng, mạng riêng ảo VPN,...) với chất lượng như nhau. Với lợi
thế này thì mạng VSAT băng rộng sẽ là một giải pháp tốt nhất bổ sung cho
các mạng mặt đất để cung cấp dịch vụ cho các thuê bao trên khắp cả nước.
Hệ thống cho phép có thể tích hợp nhiều loại hình dịch vụ băng rộng
trên một mạng, một thiết bị duy nhất tại đầu khách hàng, phù hợp với xu
hướng Viễn thông hiện nay của thế giới là tích hợp hệ thống đa dịch vụ và hội
tụ các dịch vụ Viễn thông trên nền IP.
Hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP là sự hội tụ của nhiều
công nghệ viễn thông tiên tiến như: tích hợp nhiều loại hình dịch vụ trên nền
công nghệ IP như Voip, truy nhập Internet...; công nghệ bảo mật cao dùng cơ
chế mã hoá IPSec cho các khách hàng sử dụng dịch vụ VPN; phương thức
điều chế OFDM cho băng tần lớn, chống nhiễu và tăng hiệu suất sử dụng phổ;
cơ chế tối ưu hoá gói tin TCP/IP qua hệ thống vệ tinh; cơ chế cấp phát đường
truyền động dựa theo chất lượng đường truyền giúp hạn chế những nhược

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008



128

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
điểm của thông tin vệ tinh...Bên cạnh đó hệ thống VSAT-IP được xây dựng
trên những thiết bị của những hãng nổi tiếng hàng đầu thế giới như tập đoàn
SSA (Thái Lan); Cisco; Packeteer, HP, Nera...Những yếu tố trên đã làm cho
hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP là một hệ thống hiện đại,
chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu về mạng lưới và dịch vụ hiện tại và
tương lai.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian có hạn nên không
tránh khỏi những những sơ xuất và hạn chế. Kính mong Hội đồng, các Thầy
(Cô) giáo và bạn bè có những ý kiến góp ý để luận văn được hoàn chỉnh hơn,
có tính ứng dụng cao hơn. Thời gian tới để có thể phát triển đề tài, tôi sẽ tiếp
tục nghiên cứu các lĩnh vực sau:
-

Nghiên cứu và phát triển thêm các loại hình dịch vụ khác
trên nền hệ thống VSAT-IP.

-

Tối ưu hóa và xây dựng chương trình mô phỏng truyền
thông tin TCP/IP qua hệ thống thông tin vệ tinh.

-

Nghiên cứu và tối ưu hóa hệ thống bảo mật cho VSATIP và các mạng khách hàng.

-


Nghiên cứu và nâng cấp phần mềm hệ thống quản lý
mạng - SNMS

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


113

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
CHƯƠNG V: HỆ THỐNG QUẢN TRỊ MẠNG VÀ QUẢN LÝ THIẾT
BỊ
5.1 Tổng quan về SNMS
Hệ thống quản lý mạng - SNMS là một thành phần quan trọng của hệ thống
mạng cung cấp dịch vụ VSAT-IP. Đây sẽ là công cụ giúp quản lý, vận hành
hệ thống một cách hiệu quả. CiscoWorks Small Network Management
Solution (SNMS) cung cấp giao diện dựa trên Web với khả năng quản lý tới
30 - 40 thiết bị mạng của Cisco như switches, routers. Khi sử dụng kết hợp
các ứng dụng trong SNMS người quản trị mạng không chỉ giám sát được
mạng mà còn giúp tối ưu hóa hoạt động của mạng. Hệ thống SNMS trong hệ
cung cấp dịch vụ ứng dụng sẽ quản lý thiết bị Cisco Router 7609, riêng VPN
module và FWSM module được cài trên Cisco Router 7609 này sẽ do hệ
thống VMS quản lý.
Hệ thống CiscoWorks SNMS 1.5 bao gồm các thành phần sau:
• CiscoWorks CiscoView 6.0 (CV): là một công cụ dựa trên web để cung
cấp thông tin giám sát thời gian thực các giao tiếp của thiết bị Cisco.
• CiscoWorks Resource Manager Essentials 3.5 (RME): là một ứng dụng
quản trị thiết bị dựa trên web.
• CiscoWorks


Server

(In

CiscoWorks

Common

Services

2.2):

CiscoWorks Server là một phần của CiscoWorks Common Services
2.2. Nó giúp thực hiện các thao tác quản trị việc quản lý mạng như
quản lý các user account, bật/tắt các tiến trình (processes) trong
CiscoWorks server.
• WhatsUp Gold 8.0: giúp giám sát các thiết bị qua sơ đồ topology.

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


114

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
5.1.1 Vị trí của hệ thống SNMS trong mạng
Sơ đồ sau minh họa vị trí của hệ thống SNMS trong mạng.
Thiết bị SNMS được gán vào VLAN inside: 192.168.84.0/28 đây là VLAN có

mức độ bảo mật cao nhất (security: 100). Địa chỉ của SNMS server:
192.168.84.3/28. Ngoài ra trên SNMS sercer còn có thêm 01 NIC được gán
vào VLAN inside SSL Management dùng cho truy cập của các chuyên viên
quản trị mạng của VTI truy nhập từ xa (qua Internet) thông qua VPN 3005.
Tại VLAN inside thì SNMS server có thể truy nhập vào tất cả các thiết bị
trong hệ thống VSAT-IP Application.

Hình 5.1: Vị trí logic của SNMS trong mạng

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


115

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
5.1.2 Phân quyền sử dụng hệ thống quản trị mạng
Quyền Admin dành cho các kỹ sư có kinh nghiệm khai thác thiết bị
SNMS và hệ thống tốt.: Có thể thực hiện tất cả các chức năng của hệ thống
(Quản lý user, truy nhập và cấu hình các thông số hệ thống…).
Quyền User dành cho trực ca chưa có kinh nghiệm về khai thác hệ thống và
thiết bị SNMS chỉ có thể xem các thông tin hệ thống, thông tin cảnh báo,
không thể cấu hình thông số hệ thống.
5.2 Chức năng SNMS
5.2.1 Quản lý người dùng
Truy xuất đến Ciscoworks có thể được hạn chế bởi user account để mỗi người
dùng chỉ có thể truy xuất đến những chức năng nhất định. Resource Manager
Essentials định ra các vai trò và các mức an ninh để chỉ thị các ứng dụng
CiscoWorks và các chức năng trong mỗi ứng dụng mà người dùng có thể truy

xuất. Ví dụ, với mỗi user có những chức năng (Developer, Export Data và
Partition Administrator) thì các quyền mà user này có thể thực hiện sẽ được
hiển thị trong màn hình security user account.
5.2.2 Quản lý thiết bị
Ciscoworks Resource Manager Essentials (RME) giúp xem và cập nhật trạng
thái và cấu hình của thiết bị Cisco 7609 từ bất kỳ nơi nào trong mạng qua
trình duyệt Web chuẩn. Các user account có thể bị hạn chế truy xuất để mỗi
user chỉ có quyền truy xuất đến những chức năng nhất định nhằm tăng tính an
ninh khả năng quản lý.
RME bảo quản database của thông tin thiết bị mạng hiện hành và cung cấp
nhiều báo cáo có thể dùng cho troubleshooting. Khi thiết bị được thêm vào
kho để quản lý, khi đó có thể đặt lịch trình để tìm và cập nhật thông tin thiết

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


116

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
bị như phần cứng, phần mềm, cấu hình theo định kỳ nhằm đảm bảo thông tin
mới nhất của thiết bị được lưu giữ. Ngoài ra, Essentials còn hỗ trợ việc ghi lại
các thay đổi đã làm trên thiết bị mạng giúp dễ nhận biết khi nào các thay đổi
được thực hiện và ai đã làm những thay đổi này.
Quản lý kho (Inventory Management) trong RME giúp tạo các báo cáo và
xem thông tin về thiết bị. Ngoài ra, còn có thể đặt lịch trình để dò hỏi những
thay đổi của thiết bị và cập nhật thông tin vào Essentials database.

Hình 5.2: Màn hình Inventory Management


PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


117

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

5.2.3 Quản lý phần mềm
Quản lý phần mềm (Software Management) cung cấp công cụ giúp lưu giữ dễ
dàng bản sao dự phòng của phần mềm IOS của thiết bị Cisco và lập kế hoạch
cũng như thực thi việc nâng cấp phần mềm cho thiết bị. Nó có thể phân tích
những yêu cầu phần mềm đối với khả năng tương thích với thiết bị và cho
khuyến nghị trước khi thực hiện nâng cấp phần mềm.

Hình 5.3: Màn hình của Cisco Software Management

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


118

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

5.2.4 Giám sát tính sẵn sàng (Availability Monitor)
Chức năng giám sát tính sẵn sàng trong Essentials cung cấp các báo cáo để

đánh giá trạng thái của thiết bị được chọn trong mạng. Các báo cáo có thể
cung cấp các chi tiết về trạng thái giao tiếp, sự hướng tới thiết bị và reload
thiết bị được quản lý trong kho Essentials inventory.

Hình 5.4: Màn hình Availability Monitor

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


119

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

5.2.5 Quản lý cấu hình
Quản lý cấu hình thiết bị (Device Configuration Management) cung cấp công
cụ giúp dễ dàng xem, cập nhật, theo dõi các thay đổi của cấu hình thiết bị đối
với thiết bị được quản lý. Các lệnh ‘show’ có thể được thực hiện trực tiếp qua
Essentials để giúp thu thập thông tin cấu hình. Bất kỳ thay đổi được làm đối
với cấu hình thiết bị sẽ được lưu trong Essentials database sẽ giúp dễ
troubleshoot hơn.

Hình 5.5: Màn hình Config Editor

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008



120

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

5.2.6 Dịch vụ kiểm tra sự thay đổi
Dịch vụ kiểm tra sự thay đổi (Change Audit Services) trong Essentials cung
cấp công cụ giúp xác định các thay đổi đã được làm trên thiết bị bởi user và
xác định khoảng thời gian thực hiện các thay đổi. Nó cung cấp bản ghi thông
tin ai đã thay đổi cái gì, khi nào và bằng cách nào. Điều này có thể giúp giới
hạn nguồn gốc của vấn đề khi thực hiện troubleshoot sự cố. Tuy nhiên, nếu
các thay đổi được làm qua telnet đến thiết bị thì các thay đổi này sẽ không
được ghi lại.

Hình 5.6: Màn hình Change Audit Report

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


121

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

5.2.7 Phân tích Syslog
Chức năng phân tích syslog (Syslog Analysis) chứa các thông điệp syslog của
thiết bị gởi đến Essentials server. Nó có thể được tinh chỉnh để lọc ra các
thông điệp nhất định. E-mail có thể được gởi đến nhà quản trị mạng nếu thiết
bị mạng có sự cố ở mức nghiêm trọng (critical-level). Các báo cáo Syslog
giúp xem và phân loại thông điệp theo mức độ nghiêm trọng, loại cảnh báo,

thiết bị, ngày, cũng có thể chọn để hiển thị báo cáo của bất kỳ thông điệp
được ghi nhận trong 24 giờ qua.
5.2.8 Quan sát thiết bị mạng
Ciscoworks CiscoView là một module khác có thể được dùng để quản lý thiết
bị. Đặc điểm chính của module này là cung cấp khả năng quan sát thiết bị
mạng Cisco theo thời gian thực. Có thể xem hình ảnh vật lý của cấu hình thiết
bị được cập nhật liên tục. Tuy nhiên CiscoView chỉ hỗ trợ một số ít module
của Cisco 7609.
CiscoView có thể được dùng để:
• Xem hình ảnh mặt trước và sau của thiết bị bao gồm các thành phần
như giao diện, card, nguồn.
• Các thông số cấu hình cho thiết bị, card, và giao diện.
• Quan sát các thống kê thời gian thực cho các giao diện, sự tận dụng
nguồn tài nguyên.

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


122

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

Hình 5.7: Màn hình CiscoView
5.3 Giám sát thiết bị dùng What’s up Gold
5.3.1 Thiết lập việc giám sát
Dùng chức năng Monitor trên What’s Up để cho phép giám sát thiết bị, xác
định bao lâu sẽ kiểm tra thiết bị, thời gian đợi đáp ứng.
Bước 1: Trong phần các thuộc tính thiết bị, click Monitor.

Bước 2: Chọn Monitor This Device.
Bước 3: Trong mục Poll Frequency, vào giá trị để xác định bao lâu thì thiết bị
này sẽ được kiểm tra.
Bước 4: Trong mục Poll Timeout, vào thời gian (giây) để đợi cho đáp ứng từ
thiết bị được giám sát.

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


123

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam

Hình 5.8: Màn hình What’s up Gold
5.3.2 Gán sự kiện (event) đến thiết bị
Bước 1: Trong What’s Up, double-click thiết bị và chọn Events
Bước 2: Click Add và chọn loại SNMP Traps mong muốn.
Bước 3: Click OK.

Hình 5.9: Màn hình Item Properties

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


124


Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
5.3.3 Kết hợp cảnh báo (alert) đến sự kiện (event)
Trong phần các thuộc tính của thiết bị này, click vào Alerts.
Bước 1: Chọn Enable Alerts, click Add.
Bước 2: Trong danh sách Notification, chọn Sound/Default.
Bước 3: Chọn On Event.

Hình 5.10: Màn hình Add Alert
Bước 4: Click Select Events

Hình 5.11: Màn hình Active Events on this Device
Bước 5: Chọn một trong hai tùy chọn.
Bước 6: Click OK ba lần để trả về sơ đồ chứa thiết bị này.

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


125

Các dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng VSAT-IP tại Việt Nam
5.3.4 Sơ đồ giám sát thiết bị mạng và các thiết bị đầu xa tại hệ thống
VSAT-IP
- Sơ đồ tổng quan sẽ bao gồm các thiết bị của hệ thống quản lý các dịch vụ
ứng dụng như Cisco C7609 (và các module Firewall- FWSM; module VPN),
các thiết bị điều khiển dịch vụ thoại CCM, thiết bị quản lý băng thông
PacketShaper, VPN3005, các thiết bị quản trị mạng như ACS+ReportCenter,
SNMS, VMS.
- Sơ đồ tổng quan cũng bao gồm mô tả các kết nối sang hệ thống mạng trục

cung cấp dịch vụ như: NGN/VTN, VOIP 171, BSC của công ty di động…
- Sơ đồ tổng quan cũng bao gồm mô tả các thiết bị phía đầu khách hàng như
UT, ATA, Line Gateway, PC, IP Converter đầu xa…
- Định kỳ chương trình sẽ gửi các gói tin ping (ICMP) đến các thiết bị trong
mạng để giám sát xem thiết bị UP hay DOWN. Nếu thiết bị thay đổi trạng
thái UP/DOWN thì hệ thống sẽ đưa ta cảnh báo bằng âm thanh.
- Hệ thống cũng có thể đưa ra các thông tin SNMP, Syslog dựa trên việc đóng
vai trò là SNMP Server và Syslog Server để đưa ra các thông tin cảnh báo về
các thiết bị trong mạng.
- Hệ thống cũng giúp cho việc dễ dàng truy nhập vào các thiết bị mạng thông
qua các giao thức như telnet, http…
- Tại phía đầu xa khách hàng chương trình giám sát sẽ được xây dựng theo
các tỉnh và theo khách hàng thuộc các vùng 1,2,3. Sơ đồ được xây dựng theo
cấu trúc cha/con (parent/child), nghĩa là để xem về khách hàng nào đó thuộc
một tỉnh sẽ truy cập đến sơ đồ cấp con của sơ đồ chính bằng cách nhấn đúp
chuột vào tỉnh đó, các khách hàng thuộc tỉnh đó sẽ xuất hiện.

PHAN HỒNG THUẤN

Cao học 2006-2008


×