Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Dien dong co KIA1 (basic)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 15 trang )

Điện động cơ


Điện động cơ 1
Mục lục
Chủ đề

Trang

Mô tơ khởi động

3

Phương pháp nối dây mô tơ điện

5

Kiểm tra và khắc phục hư hỏng

7

Sự cân bằng năng lượng

8

Ắc quy

9

Chu trình nạp điện


11

Máy phát điện một chiều

13

Máy phát điện xoay chiều

14

Bảo dưỡng và khắc phục hư hỏng

15

Rev: 0

01.08.2010

2

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Mô tơ khởi động

Công tắc từ

M
Mô tơ khởi động


Bố trí & sơ đồ nối dây của mô tơ khởi động

Mô tơ khởi động chuyển đổi năng lượng điện từ ắc quy thành năng lượng cơ học để khởi động
động cơ. Chuyển đổi này được thực hiện bởi mô tơ khởi động. Tốc độ khởi động của động cơ
diesel là khoảng 60-100 vòng/phút và của động cơ xăng là 80-200 vòng/phút. Mô tở khởi động có
tốc độ cao hơn tốc độ khởi động này để đảm bảo đủ khả năng khởi động. Hệ thống khởi động có
năm thành phần chính: công tắc khởi động hoặc nút khởi động, các công tắc an toàn (nếu có),
công tắc từ, mô tơ khởi động và ắc quy. Khi bật công tắc khởi động đến vị trí khởi động, hoặc
nhấn nút khởi động, dòng điện chạy từ ắc quy tới rơle khởi động và tới mô tơ khởi động để khởi
động động cơ. Nếu xe được trang bị công tắc khởi động trung gian hoặc công tắc ly hợp thì các
công tắc này phải ở vị trí trung gian thì động cơ mới có thể khởi động được. Công tắc từ là một
cuộn dây điện từ được gắn trên mô tơ khởi động. Khi cuộn dây này được cấp điện nó sẽ kéo pít
tông lùi lại. Đầu của pít tông này được gắn vào đòn bẩy bánh răng dẫn động và bộ phận ly hợp
của mô tơ khởi động. Khi đòn bẫy được kéo nó sẽ đẩy bánh răng dẫn động vào giữa các rãnh
răng của bánh đà, đồng thời mô tơ quay tạo ra mô men quay khởi động động cơ, mô tơ khởi động
tuy nhỏ nhưng có thể sinh ra một mô men lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Khi người lái xe
nhả công tắc khởi động từ vị trí khởi động về vị trí IG ON, mô tơ khởi động được ngắt, lò xo hồi sẽ
kéo bánh răng dẫn động khởi động ra khỏi răng của bánh đà, đồng thời mô tơ khởi động cũng
dừng lại. Các mô tả trên cho mô tơ khởi động kiểu bánh răng nhiễu loạn (sử dụng phổ biến ở các
dòng xe du lịch), ngoài ra còn có các loại khác như loại mô tơ khởi động kiểu Bendix và kiểu phần
ứng nhiễu loạn. Chức năng nói chung là tương tự như kiểu trên.

Rev: 0

01.08.2010

3

EEEE-1ET6K



Điện động cơ 1

Công tắc từ ở trạng thái kéo

Công tắc từ ở trạng thái giữ

Mô tơ khởi động với bộ bánh
răng giảm tốc hành tinh
Các loại ly hợp một chiều

Nhìn vào các công tắc từ mô tơ khởi động, có hai mạch được sử dụng để kích hoạt công tắc từ
này. Các mạch này được gọi là cuộn kéo và cuộn giữ. Hai cuộn này phải được đồng thời cấp điện
để tạo ra lực đủ lớn để đẩy bánh răng khởi động vào ăn khớp với vành răng của bánh đà. Khi
bánh răng khởi động chưa ăn khớp hoàn toàn với vành răng của bánh đà, mô tơ khởi động quay
chậm do sự sụt áp của các cuộn dây. Khi bánh răng ăn khớp hoàn toàn, đồng thời tiếp điểm đóng
bởi pít tông, dòng điện qua cuộn hút không còn, chỉ cuộn giữ giữ bánh răng cố định. Lúc này một
dòng điện được cấp trực tiếp tới mô tơ mà không qua các cuộn dây nên mô tơ quay nhanh và
khởi động động cơ. Một số mơ tơ khởi động kết hợp bộ bánh răng hành tinh nhằm tăng mô men
xoắn. Khi tốc độ vành răng bánh đà của động cơ cao hơn tốc độ của bánh răng khởi động, cách
phổ biến là sử dụng khớp ly hợp một chiều để tránh cho động cơ dẫn động máy khởi động, giúp
bánh răng khởi động quay tự do, điều này giúp bảo vệ mô tơ khởi động. Một cách khác là sử dụng
ly hợp nhiều đĩa, khi mô tơ khởi động dẫn động động cơ, các đĩa này sẽ ép vào nhau, do đó sẽ
truyền mô men tới bánh đà, khi động cơ đã khởi động, các đĩa này không được ép vào nhau nữa,
do đó động cơ cũng không dẫn động và bảo vệ được mô tơ khởi động.
.

Rev: 0


01.08.2010

4

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Phương pháp nối dây mô tơ điện

A

A
Từ trường
F

F

A

A
F

F
Mô tơ mắc mạch rẽ

Dùng ngoại lực

A
A

F

F
F

F

S

S
A

A
Mô tơ nối tiếp

Mô tơ đấu hỗn hợp

Có nhiều cách khác nhau để đấu nối một mô tơ điện với nguồn cấp. Các phương pháp khác nhau
sẽ dẫn đến những đặc điểm khác nhau.
Động cơ điện một chiều dùng ngoại lực.
Loại động cơ điện một chiều được thiết kế với cuộn dây công tắc từ không nối với phần ứng. Loại
động cơ điện một chiều này hiếm khi sử dụng.
Mô tơ điện một chiều mắc mạch rẽ
Mô tơ này được gọi là mô tơ “mạch rẽ" vì cuộn dây nối song song hay mắc “mạch rẽ” với phần
ứng. Ứng dụng của Mô tơ điện một chiều mắc song song: Đặc tính của loại mô tơ điện một chiều
mắc song song này là có các dải tốc độ rất cao, và nó được xem như là mô tơ tốc độ không đổi,
thậm chí khi tải tăng thì tốc độ chỉ giảm nhẹ. Do có thể điều khiển chính xác về tốc độ và mô men
nên loại mô tơ này được sử dụng trên xe hơi và các ứng dụng công nghiệp. Mô tơ loại này giảm
momen xoắn khi tốc độ tăng quá cao, nguyên nhân là do điện áp rơi trên cuộn dây phần ứng và
trở kháng của phần ứng. Khi tốc độ đạt khoảng 2,5 lần tốc độ tiêu chuẩn, trở kháng phần ứng tăng

lên quá mức, dẫn tới mô men giảm do biến thiên từ thông giảm nhanh chóng.

Rev: 0

01.08.2010

5

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1

A

A
Từ trường
F

F

A

A
F

F
Mô tơ mắc mạch rẽ

Dùng ngoại lực


A
A
F

F
F

F

S

S
A

A
Mô tơ nối tiếp

Mô tơ đấu hỗn hợp

Mô tơ điện một chiều mắc nối tiếp
Cuộn dây phần cảm của loại mô tơ mắc nối tiếp được mắc nối tiếp với phần ứng. Ưu điểm của loại Mô tơ
điện một chiều mắc nối tiếp này là có thể tạo ra một mô men lớn và hoạt động ở tốc độ thấp. Đây là một mô
tơ rất phù hợp để khởi động động cơ tải nặng, nó thường được sử dụng cho cầu trục và tời công nghiệp nơi
có tải rất nặng phải di chuyển chậm. Dòng điện chạy trong mạch khi phần ứng và cuộn dây phần cảm được
đấu nối tiếp là giống nhau. Đặc tính về quan hệ giữa tốc độ và tải của mô tơ mắc nối tiếp với nguồn điện áp
không đổi được mô tải như hình minh họa bên trái. Khi tách tải ra khỏi mô tơ, tốc độ sẽ tăng mạnh. Với các
lý do này, các mô tơ mắc nối tiếp phải được gắn với một tải để tránh hư hỏng mô tơ do tốc độ cao.
Mô tơ điện một chiều đấu hỗn hợp
Mô tơ điện một chiều đấu hỗn hợp được xây dựng để có cả hai cuộn dây phần cảm mắc nối tiếp và mắc

song song với phần ứng. Sơ đồ đấu dây đặc thù này cho thấy một “Mô tơ điện một chiều” tích lũy hỗn hợp
bởi vì nó khắc phục được nhược điểm riêng của từng loại mắc nối tiếp hay mắc song song.

Rev: 0

01.08.2010

6

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Kiểm tra và khắc phục hư hỏng

Kiểm tra thông mạch rơle khởi động

Thử kéo

Thử giữ

Thử hồi vị li hợp khởi động

Thử hoạt động không tải

Kiểm tra hoạt động

Công tắc khởi động trung gian

Giắc nối

Đường trung gian
Bu lông

Đường rãnh

Ngoài việc kiểm tra khóa khởi động, rơle khởi động, các công tắt an toàn, dây dẫn còn có các kiểm tra quan
trọng khác như thử kéo, thử giữ, thử hồi vị ly hợp khởi động và thử hoạt động không tải. Thông tin chi tiết về
quá trình kiểm tra, sữa chữa có thể tham khảo trong sách hướng dẫn sữa chữa của các xe tương ứng.

Rev: 0

01.08.2010

7

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Sự cân bằng năng lượng và hệ thống nạp

Các thiết bị tiêu thụ

Hệ thống nạp

Hệ thống nạp là một phần quan trọng của hệ thống điện. Nó cung cấp năng lượng điện cho đèn chiếu sáng,
đài radio, bộ sưởi kính, hệ thống điện động cơ, và các phụ tải điện khác. Nó cũng duy trì ắc quy trong trạng
thái phóng, nạp khi cần thiết. Hệ thống nạp cung cấp năng lượng cần thiết để khởi động động cơ. Hệ thống
nạp có ba thành phần chính là máy phát điện, bộ điều áp, và ắc quy. Kích thước và hiệu suất của ắc quy và
máy phát điện phải phù hợp để đảm bảo sự cân bằng năng lượng dương ngay cả trong điều kiện hoạt động

bất lợi. Máy phát điện tạo ra điện năng để cung cấp cho các trang thiết bị trên xe và nạp ắc quy. Nó thường
được dẫn động bằng đai thông qua trục khuỷu. Cơ năng từ trục khuỷu được chuyển đổi thành điện năng ở
máy phát điện để nạp ắc quy và cung cấp dòng điện cho tất cả các hệ thống điện. Ắc quy dự trữ điện năng
để cấp nguồn khi động cơ không hoạt động, cung cấp năng lượng đủ để khởi động động cơ và nó hoạt
động như một bộ đệm nếu mức tiêu thụ điện năng cao hơn lượng điện máy phát điện phát ra.

Rev: 0

01.08.2010

8

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Ắc quy

Đấu nối tiếp

Đấu song song

Ắc quy là một thiết bị lưu trữ điện năng, nó có khả năng thay đổi điện năng thành năng lượng hóa
học trong quá trình nạp và thay đổi năng lượng hóa học trở thành điện năng khi được nối với phụ
tải. Chức năng chính của nó là: cung cấp năng lượng cần thiết cho việc khởi động cơ, hệ thống
đánh lửa, hệ thống điều khiển động cơ, cung cấp điện năng tới các phụ tải như đèn phanh, hệ
thống nghe nhìn,... khi động cơ không hoạt động, ắc quy còn hoạt động như một bộ đệm nếu dòng
nạp không đủ do quá nhiều phụ tải tiêu thụ cùng một lúc. Trong xe hơi thường dùng ắc quy chì axit. Hình minh họa này cho thấy bố trí của một ắc quy 12V, bao gồm 6 ngăn. Mỗi ngăn có thể sinh
ra / tích trữ một điện áp 2,1 V (giá trị danh nghĩa), 6 ngăn này được kết hợp thành một ắc quy. Mỗi
ngăn bao gồm một số bộ phận sau đây: tấm bản cực dương (anode) được làm từ oxit chì, tấm

ngăn có cấu trúc xốp cho phép axit đi qua, tấm bản cực âm (cathode) được làm từ chì nguyên
chất. Các tấm bản cực này được đặt trong môi trường điện phân là dung dịch axit sulfuric. Trong
quá trình nạp hoặc phóng điện quá trình điện phân sinh ra các các ion giữa hai tấm bản cực âm và
bản cực dương, các ion này di chuyển thành dòng tạo thành dòng điện.

Rev: 0

01.08.2010

9

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1

Đấu nối tiếp

Đấu song song

Ngoài ra còn có một số bộ phận phụ như nút thăm, điện cực ắc quy ... Trên nút thăm có một lỗ
thông hơi cho phép khí tạo ra trong quá trình nạp thoát ra, đồng thời cũng ngăn chặn axit thoát ra
ngoài cùng với khí này. Nếu cần thiết, châm thêm nước cất cho ắc quy sau khi tháo nút thăm,
nhằm quan sát mực dung dịch điện phân nằm trong mức yêu cầu. Dung lượng của ắc quy được
đánh giá thông qua chỉ số ampe giờ. Nếu một ắc quy có thể cung cấp dòng điện 1 A trong một giờ,
dung lượng của ắc quy đó là 1 Ah, nếu nó có thể cung cấp dòng 1 A trong 100 giờ, dung lượng
của bình là 100 Ah. Thông số này được đo trong một số điều kiện nhất định. Bởi vì các phản ứng
hóa học xảy ra trong các ngăn riêng biệt, dung lượng thực tế còn lại của ắc quy phụ thuộc vào
điều kiện phóng điện cũng như cường độ dòng phóng, thời gian phóng, điện áp cho phép giữa hai
cực của ắc quy, nhiệt độ và các yếu tố khác. Các nhà sản xuất ắc quy sử dụng một phương pháp

tiêu chuẩn để xác định làm thế nào để đánh giá ắc quy. Ắc quy được phóng điện với một tỉ lệ
không đổi của dòng điện trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như 10 giờ hoặc 20 giờ,
điện áp sẽ giảm xuống tới điện áp giữa hai cực đặt cho mỗi ngăn. Vì vậy, một ắc quy 100 ampe
giờ có thể cung cấp dòng 5 A trong 20 giờ ở nhiệt độ trong phòng. Hiệu suất của ắc quy khác nhau
là khác nhau về mức độ phóng điện. Khi phóng điện ở mức thấp, năng lượng của ắc quy được
phân phối hiệu quả hơn so với khi phóng điện với mức độ phóng điện cao hơn. Nếu hai ắc quy
được đấu nối tiếp, điện áp là điện áp tổng của 2 ắc quy. Nếu đấu nối tiếp 2 ắc quy 12V ta sẽ có
một ắc quy 24V, nếu đấu song song hai ắc quy này ta sẽ có một ắc quy chỉ với 12V nhưng dung
lượng lớn hơn.

Rev: 0

01.08.2010

10

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Chu trình nạp điện

Thiết bị nạp điện

Nạp điện đầy

Phóng hết điện

Đang phóng điện


Đang nạp điện

Trong điều kiện nạp đầy, nồng độ của axit là 1,28 g/cm3 (Đối với các khu vực nhiệt đới, nồng độ
của axit có thể chỉ đạt 1,23 g/cm3). Hiệu suất khởi động lạnh và dung lượng ắc quy sẽ giảm nếu
sử dụng ắc quy trong điều kiện nhiệt độ thấp, vì tốc độ của quá trình hóa học bị chậm lại theo điều
kiện lạnh này. Một ngăn của ắc quy nạp đầy mà không có phụ tải có thể đạt khoảng 2,2 V, khi điện
áp của nó còn khoảng 1.75V thì gần như là đã phóng hết điện. Nồng độ dung dịch điện phân trong
tình trạng phóng hết điện chỉ khoảng 1,16 g/cm3. Trong điều kiện được nạp các tấm bản cực
dương chứa oxit chì (PBO2), các bản cực âm là chì tinh khiết (PB) và dung dịch điện phân là axit
sulfuric (H2SO4) loãng với nước cất. Khi một phụ tải điện được đặt trên ắc quy, một phản ứng hóa
học diễn ra. Các ion SO42- phản ứng với chì và oxit chì ở các điện cực tạo thành muối sunfat
chì. Đồng thời, các nguyên tử ôxy được giải phóng từ oxit chì do quá trình tạo muối kết hợp với
ion H+ hình thành nước (H2O). Các phân tử sulfat di chuyển đến các bản cực và các nguyên tử
ôxy di chuyển, đây là các hạt mang điện trái dấu chuyển động thành dòng nên tạo ra dòng điện
cung cấp cho phụ tải. Do phản ứng hóa học nên nồng độ axit giảm, có thể sử dụng dụng cụ đo tỉ
trọng để đánh giá tình trạng phóng điện của ắc quy. Khi ắc quy được phóng điện hoàn toàn, cả hai
bản cực đều là muối chì sulfat (PbSO4), dung dịch điện phân gần như là nước (do đó một ắc quy
hết điện có thể bị chai). Khi ắc quy được nạp trở lại, quá trình hóa học đảo ngược, muối chì ở hai
bản cực được phản ứng thành chì và chì oxit, nồng độ dung dịch điện phân tăng lên.

Rev: 0

01.08.2010

11

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1


Thiết bị nạp điện

Nạp điện đầy

Phóng hết điện

Đang phóng điện

Đang nạp điện

Nạp điện đầy và phóng hết điện là hai thái cực ngược nhau. Bình thường, ắc quy lúc được nạp điện, lúc lại
phóng điện. Ví dụ, một ắc quy phóng điện 25%, nghĩa là 25% của các phản ứng hóa học đã diễn ra và 75%
của ắc quy là trong điều kiện chất hóa học ban đầu. Khi ắc quy đã được nạp điện đầy, nhưng nếu tiếp tục
nạp điện ắc quy, sẽ giải phóng khí hydro (khí nổ!), vì nước trong dung dịch điện phân bị tách ra thành hydro
và oxi. Đây là tình trạng nạp quá nhiều. Khi ta nối ắc quy từ xe này để khởi động một xe khác, dòng điện lớn
có thể giải phóng khối lượng lớn hydro. Sẽ gây nổ nếu có một tia lửa gần đó (ví dụ, khi tháo bỏ các cáp nối
ắc quy). Ắc quy chì - axít sử dụng cho ô tô không được thiết kế để phóng hết điện, ắc quy cần được nạp
điện ở mức tối đa theo dung lượng của ắc quy đó, quá trình sulfat hóa sẽ gây chai cứng các tấm muối chì
nếu ắc quy phóng hết điện. Cần cẩn thận với axit sunfuric vì tính ăn mòn của nó rất cao. Trên các ắc quy
hiện đại, dung dịch điện phân được cô dặc lại thành dạng keo. Hãy sử dụng một thiết bị nạp ắc quy thích
hợp để tránh hư hỏng, đặc biệt với loại ắc quy có dung dịch dạng keo. Trong quá trình nạp điện có thể sinh
ra các khí nổ, do đó tránh các tia lửa khỏi ắc quy và làm theo các cảnh báo trong sách hướng dẫn sửa chữa.

Rev: 0

01.08.2010

12


EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Máy phát điện một chiều (tham khảo)

Cấu trúc máy phát điện một chiều

Nối dây máy phát điện một chiều

Điều áp

Trong các thế hệ xe hơi đầu tiên máy phát điện được sử dụng là máy phát điện một chiều. Việc
đưa ra dòng điện được thực hiện bằng phương pháp cơ khí bằng cánh sử dụng các cực phát điện
được sắp xếp đặc biệt. Sự sắp xếp này kết hợp với chổi than được gọi là bộ chỉnh lưu. Khi dòng
điện thay đổi do sự phân cực của từ trường thì vị trí của bộ chỉnh lưu (cực âm và cực dương) thay
đổi do đó dòng điện có chiều không đổi vẫn được nạp đến ắc quy. Ngày nay, máy phát điện xoay
chiều được sử dụng rộng rãi và máy phát điện một chiều hầu như không được sử dụng nữa. Lý
do chính là độ bền cao hơn và công suất cao hơn. Trước đây thì bộ điều áp cơ khí được sử dụng
để kiểm soát điện áp phát ra tránh cho ắc quy bị nạp điện quá mức. Bộ điều áp nhạy cảm với sự
thay đổi điện áp ắc quy, hoặc do nhu cầu phụ tải điện trên xe tăng lên nó sẽ điều chỉnh điện áp
máy phát cho phù hợp. Bộ điều áp điều khiển cường độ của từ trường các cuộn dây kích thích, do
đó kiểm soát điện áp ra của máy phát điện. Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp điện
trực tiếp cho cuộn dây kích thích hay cung cấp qua một điện trở, hay thậm chí không cung cấp
điện cho cuộn dây. Công nghệ này không được sử dụng trong xe hơi đã nhiều năm, chúng ta sẽ
không đi vào chi tiết của hệ thống này, nhưng giúp các bạn có một cái nhìn sâu hơn về các máy
phát điện xoay chiều đang được sử dụng hiện nay.

Rev: 0


01.08.2010

13

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Máy phát điện xoay chiều

Cấu trúc và sơ đồ hoạt động máy phát điện xoay chiều

Một máy phát điện trên xe hơi hiện đại là máy phát điện xoay chiều ba pha được tích hợp cùng với
bộ chỉnh lưu bao gồm sáu điốt (Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở giai đoạn 2). Khi puli quay
thông qua dây đai được nối với trục khuỷu, một nam châm được các cuộn dây cuốn quanh thành
ba pha cố định (được gọi là stator), thường được kết nối hình sao Y. Các nam châm quay thực sự
là nam châm điện, không phải là một nam châm vĩnh cửu. Với thiết kế như vậy cường độ từ
trường của máy phát có thể được kiểm soát, từ đó điện áp ra của máy phát có thể kiểm soát độc
lập với tốc độ máy phát. Rotor cuộn dây lõi sắt này (cuộn dây kích từ) được cấp điện bởi ắc quy,
do đó phải có một lượng nhỏ điện đưa vào máy phát để máy phát có thể phát ra điện. Điện được
cung cấp vào cuộn dây đang quay thông qua một cặp cổ góp bằng đồng được gắn trên trục của
máy phát, hai chổi than cố định sẽ tì lên hai cổ góp này do lực lò xo. Nhiều máy phát điện hiện
được thiết kế với bộ điều áp bên trong sẽ tự động điều chỉnh điện áp máy phát bằng cách bật hay
tắt điện áp ắc quy cấp vào cuộn dây. Mạch tích hợp này, nếu có trong máy phát điện mà bạn chọn
để thử nghiệm, không cần thiết phải khám khá nó có gì bên trong. Chỉ cần hiểu rằng bộ phận này
sẽ cấp điện tới cuộn dây kích từ thông qua hai chổi than. Một số máy phát được trang bị puli với ly
hợp một chiều để tránh những tác động từ dây đai. Tác động này là do thực tế tốc độ động cơ
luôn thay đổi do quá trình cháy sinh ra.

Rev: 0


01.08.2010

14

EEEE-1ET6K


Điện động cơ 1
Bảo dưỡng và khắc phục hư hỏng

Kiểm tra / điều chỉnh
đai dẫn động

Kiểm tra tỷ trọng

Kiểm tra máy phát

Đúng

Sai

Thay thế
Mức trên
Mức dưới

Đo độ căng đai
(NIPPONDENSO)

Kiểm tra cầu chì / cầu chì thanh


Kiểm tra đèn cảnh báo nạp
Cầu chì

Chỉ cần có chút vấn đề nhỏ trong hệ thống nạp cũng có thể dẫn đến việc chiếc xe không vận hành
được, do đó cần kiểm tra tình trạng của hệ thống thường xuyên. Các điểm quan trọng cần kiểm tra
/ điều chỉnh là mực dung dịch, nồng độ axit (không cần thiết cho tất cả các loại ắc quy), và độ căng
đai. Cũng có thể cần phải kiểm tra điện áp đầu ra trong trường hợp có vấn đề với hệ thống.
Lưu ý: các nguyên lý hoạt động của bộ phận điều áp ... cũng như các phương pháp kiểm tra của
các bộ phận này được mô tả ở phần điện 2.

Rev: 0

01.08.2010

15

EEEE-1ET6K



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×