Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thiết kế máy siêu âm trị liệu đa năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 87 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................... 3
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt................................................................. 4
Danh mục hình vẽ .................................................................................................. 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
CHƯƠNG I. CƠ SỞ Y HỌC CỦA THIẾT BỊ TRỊ LIỆU................................... 9
1.1. Đại cương về châm cứu. ................................................................................... 9
1.1.1. Sơ lược về lịch sử châm cứu .......................................................................... 9
1.1.2. Châm cứu và các loại bệnh .......................................................................... 11
1.1.3. Nhận thức về châm cứu của đông y và tây y ................................................ 13
1.1.4. Học thuyết kinh lạc và quan niệm về huyệt .................................................. 13
1.1.5. Kỹ thuật châm cứu ....................................................................................... 31
1.2. Điện châm và siêu âm trị liệu.......................................................................... 34
1.2.1. Cơ sở kỹ thuật điện châm............................................................................. 34
1.2.2. Cơ sở kỹ thuật siêu âm trị liệu...................................................................... 37
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ MÁY TRỊ LIỆU ĐA NĂNG SATL 1.0 ................... 41
2.1. Yêu cầu thiết kế .............................................................................................. 41
2.2. Sơ đồ khối và hoạt động ................................................................................. 41
2.2.1. Sơ đồ khối máy SATL 1.0 ........................................................................... 41
2.2.2. Khối nguồn .................................................................................................. 42
2.2.3. Khối vi điều khiển ....................................................................................... 48
2.2.4. Khối điện châm............................................................................................ 50
2.2.5. Khối siêu âm ................................................................................................ 51
2.2.6. Mạch in........................................................................................................ 52

1


2.3. Phần mềm điều khiển và vận hành máy. ......................................................... 55
2.3.1. Phần mềm điều khiển. .................................................................................. 55
2.3.2. Vận hành máy .............................................................................................. 58


CHƯƠNG III: CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .............................. 61
3.1. Sản phẩm thử nghiệm ..................................................................................... 61
3.2 Kết quả đo ....................................................................................................... 64
3.2.1 Kết quả đo trên khối điện châm .................................................................... 64
3.2.2 Kết quả đo trên khối siêu âm......................................................................... 67
3.3 Kết Luận .......................................................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 69
Kết luận ................................................................................................................. 69
Kiến nghị............................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 70
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 72
Phụ lục 1. Chương trình mã nguồn máy SATL1.0 ................................................. 72

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Huy Hoàng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1986. Tôi là học viên lớp
Kỹ thuật Viễn Thông(KT)- CH2014A. Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tự viết,
vấn đề nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào và
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lời cam đoan trên.

Hà nội, ngày 10 tháng 3 năm 2016

Nguyễn Huy Hoàng

3



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
ADCSRA

Tên tiếng Anh
ADC Control and Status Register A

Tên tiếng Việt
Thanh ghi trạng thái và điều
khiển ADC

ADC Multiplexer Selection

Thanh ghi chọn hợp kênh bộ

Register

chuyển đổi tơng-số

COM

Compare Output Mode

Chế độ ra so sánh

DDR

Data Direction Register

Thanh ghi hớng dữ liệu


ICR

Input Capture Register

Thanh ghi lu giữ lối vào

OCR

Output Compare Register

Thanh ghi so sánh ra

PCPWM

Phase Correct PWM

PWM đúng pha

PDIP

Plastic Dual-Inline Package

Vỏ nhựa 2 hàng chân

PWM

Pulse Width Modulation

Điều chế độ rộng xung


TCCR

Timer/Counter Control Register

TCNT

Timer/Counter Register

AMUX

TIMSK

UCSR

Timer/Counter Interupt Mask
Register
USART Control and Status Register

Asynchronous serial Receiver and
Transmitter

WHO

thời/bộ đếm
Thanh ghi bộ đếm

Universal Synchronous and
USART


Thanh ghi điều khiển bộ định

World Health Organization

4

Thanh ghi mặt nạ ngắt bộ đếm
Thanh ghi trạng thái và điều
khiển USART
Bộ phát thu đồng bộ và không
đồng bộ
Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Kinh Phế (Lung) .................................................................................... 15
Hình 1. 2 Kinh Đại trường (Large Intestine) .......................................................... 16
Hình 1. 3 Kinh Vị (Stomach) ................................................................................. 17
Hình 1. 4 Kinh Tỳ (Spleen) ................................................................................... 18
Hình 1. 5 Kinh Tâm (Heart)................................................................................... 19
Hình 1. 6 Kinh Tiểu trường (Small Intestine) ........................................................ 20
Hình 1. 7 Kinh Bàng quang (Urinary Bladder) ...................................................... 21
Hình 1. 8 Kinh Thận (Kidney) ............................................................................... 22
Hình 1. 9 Kinh Tâm bào (Pericardium) .................................................................. 23
Hình 1. 10 Kinh Tam tiêu (Triple Heater) .............................................................. 23
Hình 1. 11 Kinh Đởm (Gall Bladder)..................................................................... 24
Hình 1. 12 Kinh Can (Liver) .................................................................................. 25
Hình 1. 13 Hình ảnh dây thần kinh tại huyệt vị ...................................................... 29
Hình 1. 14 Hình ảnh chụp fMRI tại huyệt vị .......................................................... 30
Hình 1. 15 Nguyên nhân gây bệnh và chữa trị nhờ châm cứu ................................ 31

Hình 1. 16 Một số loại kim châm cứu .................................................................... 33
Hình 1. 17 Kỹ thuật cứu bằng ngải ........................................................................ 34
Hình 1. 18 Đường cong cường độ xung và độ rộng xung. ...................................... 36
Hình 1. 19 Máy điện châm DC0699 của viện trang thiết bị y tế - Việt Nam........... 36
Hình 1. 20 Máy điện châm của Trung Quốc KW-808 ............................................ 37
Hình 1. 21 Máy DT20 của Italy ............................................................................. 39
Hình 1. 22 Máy SI190 của Hà Lan ........................................................................ 40
Hình 1. 23 ST10A của Hàn Quốc ........................................................................... 40
Hình 2. 1 Sơ đồ khối máy trị liệu SATL1.0 ........................................................... 42
Hình 2. 2 Sơ đồ khối mạch nguồn .......................................................................... 42
Hình 2. 3 Mạch chỉnh lưu cầu ................................................................................ 43
Hình 2. 4 Đồ thị mạch chỉnh lưu cầu ..................................................................... 43
Hình 2. 5 Hình dáng máy biến áp cảm ứng ............................................................ 44
5


Hình 2. 6 Sơ đồ mạch nguồn 15V, 12V và 5V ...................................................... 46
Hình 2. 7 Sơ đồ mạch nguồn 30V .......................................................................... 47
Hình 2. 8 Mạch vi điều khiển trong máy SATL1.0 ................................................ 49
Hình 2. 9 Mạch điện châm ..................................................................................... 50
Hình 2. 10 Mạch khuếch đại công suất tín hiệu siêu âm. ........................................ 52
Hình 2. 11 Mạch in thiết kế trên phần mềm Altium Designer ................................ 53
Hình 2. 12 Mạch in trên giấy in nhiệt .................................................................... 54
Hình 2. 13 Mạch điện máy SATL1.0 ..................................................................... 54
Hình 2. 14 Mạch điện máy SATL1.0 khi có màn hình ........................................... 55
Hình 2.15 Lưu đồ chương trình chính máy SATL 1.0 ............................................ 56
Hình 2.16 Lưu đồ chương trình con điện châm ...................................................... 57
Hình 2.17 Lưu đồ chương trình con siêu âm .......................................................... 58
Hình 3. 1 Máy SATL 1.0 dạng dàn trải .................................................................. 61
Hình 3. 2 Mạch điện máy SATL1.0 ....................................................................... 62

Hình 3. 3 Mạch điện máy SATL1.0 khi có màn hình ............................................. 62
Hình 3. 4 Đầu ra siêu âm ....................................................................................... 63
Hình 3. 5 Đầu ra điện châm ................................................................................... 63
Hình 3. 6 Dạng xung đều cho điện châm .............................................................. 64
Hình 3. 7 Dạng xung ngắt quãng cho điện châm .................................................... 65
Hình 3. 8 Dạng xung co dãn cho điện châm ........................................................... 66
Hình 3. 9 Dạng tín hiệu điện châm ra điện cực. ..................................................... 66
Hình 3. 10 Tín hiệu 1MHz ra từ vi điều khiển đo trên Ô- Xy-Lô ........................... 67

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của các
xung điện tần số thấp, sóng siêu âm tới hệ cơ, hệ thần kinh của con người. Chúng có
nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh, phục hồi chức năng của các cơ quan
trong cơ thể như giảm đau, gây tê, kích thích các hệ cơ, kích thích hệ thần
kinh...Dựa trên các nghiên cứu đó, đề tài sẽ sử dụng chức năng mềm dẻo của vi xử
lý, các mạch ngoại vi để thiết kế và chế tạo một máy trị liệu đa năng tích hợp khả
năng điện châm trị liệu và siêu âm trị liệu trên cùng một thiết bị..
2. Lịch sử nghiên cứu:
Trên thế giới, công nghệ thiết bị y tế đã phát triển vượt bậc.Nhiều loại thiết bị
cho các chuyên khoa đã được ứng dụng những công nghệ hiện đại, trở thành yếu tố
quan trọng, quyết định trình độ công nghệ y học. Các nước như Mỹ, Nhật, Đức và
Trung Quốc đã trở thành những trung tâm công nghệ thiết bị y tế và trở thành
những nước sản xuất và xuất khẩu thiết bị y tế lớn.
Tại Việt Nam, công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn hạn chế. Hiện chỉ có
một số ít cơ sở nghiên cứu và sản xuất thiết bị y tế nhưng chủng loại thiết bị được
sản xuất cũng chưa phong phú, chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của cả

nước.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Mục đích: Luận văn này tập trung nghiên cứu và chế tạo một sản phẩm thực tế
có tên là: “Thiết kế máy siêu âm trị liệu đa năng” - đáp ứng đầy đủ các chức năng
cần thiết một máy siêu âm trị liệu đã được cấp giấy phép của bộ y tế.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thiết kế máy siêu âm trị liệu để đưa ra các
tín hiệu điện châm và siêu âm có giá trị chữa bệnh. Thiết bị được sử dụng vi điều
khiển Atmega32 mang lại khả năng mềm dẻo cho thiết kế, hiệu quả về công suất và
tuổi thọ cao.

7


4. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn trình bày tổng quan về lịch sử và tác dụng của châm cứu cùng với cơ
sở kỹ thuật của phương pháp điện châm và siêu âm trị liệu. Trình bày thiết kế máy
siêu âm trị liệu đa năng SATL1.0 trên cơ sở vi điều khiển Atmega 32, sau đó tiến
hành đánh giá sản phẩm thông qua các số liệu đo đạc trên máy Oxylo.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp thực
nghiệm. Về phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập các tài liệu, phân tích đánh
giá, tổng hợp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận văn. Đối với
phương pháp thực nghiệm: tiến hành thiết kế chế tạo thiết bị trong thực tế và đo đạc
đánh giá.

8


CHƯƠNG I. CƠ SỞ Y HỌC CỦA THIẾT BỊ TRỊ LIỆU
1.1. Đại cương về châm cứu

1.1.1. Sơ lược về lịch sử châm cứu
Căn cứ theo sách y học Trung Hoa (Nội kinh tố vấn luận) và tài liệu của Thừa
Đạm Am, một Châm cứu gia trứ danh Trung Quốc, thì khoa châm cứu là một
phương pháp chữa bệnh thời tối cổ của nước này cách đây hơn 5.000 năm. [8]
Người thượng cổ vì sự sống quá thô sơ nên phần nhiều bị ngoại tà xâm nhập
làm thịt nhức, gân co. Khi có bệnh chỉ biết dùng lửa để hơ và dùng đá nhọn để châm
chích (thạch khí thời đại).Cách trị liệu này dần dần đúc kết thành khoa châm cứu
ngày nay.
Do kinh nghiệm sống thời thượng cổ, vì cuộc sống đơn giản của loài người thời
đó nên việc trị bệnh cũng đơn giản, có khi chỉ lấy tay ấn vào huyệt, xoa mạnh vào
vùng kinh lạc tập trung, hay hơ ấm những nơi đó cũng lành bệnh được. Phương
pháp trị bệnh rất giản dị như án ma, suy nả, quất thử, huân úy, tẩm dục, đồ hoán,
phu triêm, xuy thông, điều nhập, đạo dẫn, châm cứu, chà bóp, sửa lận xương gân,
cạo gió, bắt gió xông giác, tắm, thoa rưới, đặt dán, thổi thụt, nhét hậu môn, thông
khoan bằng thuốc hay các chất giúp cho thông đại tiện, châm đốt vào các kinh lạc
của các kinh huyệt. Tất cả các phương pháp trên chỉ có châm cứu là quan hệ nhất.
Các phương pháp khác chỉ có tính cách phụ trợ, giải quyết tạm thời chứ không thể
lành bệnh hẳn được. Từ khi có văn tự, sự ghi chép và kinh nghiệm về khoa châm
cứu được hệ thống hoá có quy củ. Trải qua hàng ngàn năm với các kinh nghiệm
được bổ xung không ngừng làm cho khoa châm cứu trở nên cực kỳ tinh vi thần
diệu. Khoa này bắt đầu thịnh hành từ năm 1277 ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản và Việt Nam. Từ đó ngoài những châm cứu gia, các Đông y sư cũng dùng
châm cứu để làm trợ liệu cho thang dược, thu thập rất nhiều kết quả khả quan ngoài
sức tưởng tượng.

9


Đến thế kỷ thứ XVII có một số nhà khoa học Phương Tây bắt đầu nghiên cứu
về khoa này, làm cho khoa châm cứu đươc phát triển rộng ra.Phong trào này đã đưa

khoa châm cứu tiến thêm một bước khá dài.
Hiện nay khoa châm cứu đã được thế giới chú ý, cả Tây y cũng tiến hành
nghiên cứu phối hợp trị liệu cho các bệnh nhân. Ở Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc,
Trung Quốc… đều có thành lập các viện châm cứu, các y viện chuyên trị bệnh bằng
khoa này, thu thập hàng ngàn luận án để tổng kết phổ và biến kinh nghiệm. Hội
châm cứu quốc tế 3 năm họp một lần, xuất bản tạp chí ra hàng tháng (R.I.A) được
phát hành rộng rãi.Ở Mỹ, châm cứu cũng đang phát triển rộng rãi. Theo thống kê
của Viện y học quốc gia Hoa Kỳ (NIH), tính đến năm 2007, có khoảng 1,4% người
lớn ở Mỹ sử dụng châm cứu trong trị bệnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nhận
thấy sự phát triển mạnh mẽ của châm cứu. Từ những năm 1970 đã tổ chức các hội
nghị về châm cứu, thực hiện nhiều nghiên cứu về châm cứu học và cũng đã công bố
nhiều báo cáo về tác dụng của châm cứu trong điều trị bệnh.
Ở Việt Nam, châm cứu học được ứng dụng từ rất lâu đời. Từ thời Thục An
Dương Vương đã có Thôi Vỹ dùng châm cứu để cứu người. Các thời sau đều có các
danh y sử dụng châm cứu để chữa bệnh như Trâu Canh, Tuệ Tĩnh thế kỷ XIV.Thời
nhà Hồ thế kỷ XV có Nguyễn Đại Năng viết cuốn "Châm cứu tiệp hiệu diễn ca".
Nguyễn Trực giới thiệu châm cứu trong nhi khoa. Thế kỷ XVIII có Hải Thượng Lãn
Ông.
Sau cách mạng tháng 8, châm cứu Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ. Từ 1949
đến 1950, sau khi dự Hội nghị châm cứu Quốc tế về, Bác sĩ Nguyễn Văn Ba đã
chuyển hướng chữa bệnh bằng khoa châm cứu. Bác sĩ Nguyễn Văn Ba, nghiên cứu
nhiều về Đông y và châm cứu, trong việc trị bệnh hằng ngày Bác sĩ Ba thường trị
bằng châm cứu và thuốc Bắc. Bác sĩ Hoàng Mộng Lương tuy chuyên về Tây y
nhưng cũng áp dụng phương pháp trị liệu của khoa châm cứu.
Đông Y sư cũng nhiều người có công nghiên cứu về châm cứu và có nhiều kinh
nghiệm về thuật này.Ở Miền Nam có cụ Lê Chí Thuần, một Lão y sư có tên tuổi. Ở
10


Huế có Lão y sư Trần Tiển Hy, Thái Y Nguyễn Văn Ái cũng là bậc Lão Y, Lão

Nho, nghiên cứu và áp dụng lâu năm khoa này.
Hiện nay, Chương trình châm cứu được giảng dạy chính thức ở các cấp đào tạo
y tế.Viện châm cứu Việt Nam được thành lập.Hội châm cứu Việt Nam có trên
20.000 hội viên trên khắp đất nước.Nhiều thầy thuốc châm cứu Việt Nam được mời
đi điều trị và giảng dạy tại nhiều nước trên thế giới.
Tháng 11 năm 1999, Hội nghị châm cứu thế giới đã họp tại Việt Nam.Việt Nam
được nhìn nhận là một nước có nền châm cứu phát triển, có nhiều đóng góp cho
châm cứu thế giới.Châm cứu ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và được
ứng dụng rộng dãi trong điều trị nhiều loại bệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra nhiều phác
đồ điều trị bệnh sử dụng châm cứu như phục hồi chức năng, điều trị khớp, cai
nghiện...
1.1.2. Châm cứu và các loại bệnh
Khoa châm cứu là thuật trị bệnh rất khoa học, dựa vào kinh lạc, cơ điểm của
từng tạng phủ, từng hệ thống một của thần kinh của mỗi bộ phận trong người, đúng
với nguyên tắc cấu tạo của cơ thể học. [8]
Nói đến châm cứu đa số còn quan niệm là nó chỉ trị được một số bệnh như đau
lưng, nhức đầu, đau bụng, tê bại, thủng trướng hay trúng phong, kinh giản… Sự
thật, những bậc tiền bối của chúng ta từ trước cũng như các châm y hiện đại của
Pháp, Đức, Trung Quốc đều đã dùng châm cứu đối phó với vô số bệnh tật. Trong
Châm cứu Đại thành hay tạp chí của Hội Châm cứu Quốc tế (Revue international de
acupuncture) sẽ thấy, trừ những bệnh về ngoại thương, thì không có mấy chứng
bệnh mà người ta không thể trị bằng khoa châm cứu được. Cổ nhân có nói “vạn
bệnh nhất châm” tức là tất cả các bệnh đều có thể chữa bằng châm cứu.
Trước đây người phương tây (Âu châu) có quan niệm chỉ dùng riêng cho bệnh
thuộc về nhiều loại quan năng gây ra. Sau này nhờ sự gia công nghiên cứu của các
châm gia nhất là ở Nhật (Thời Minh Trị có nhiều Châm y đặt vấn đề khoa học hoá

11



khoa châm cứu) người ta đã chứng minh rằng châm cứu còn trị được cả những
chứng bệnh có vi trùng như sốt rét rừng, dịch tả. Những bệnh về thời khí, kinh niên
nội tạng bị hư hao ít nhiều như dạ dày bị trụt, cả những bệnh sở quan đến tinh thần,
si ngốc, điên cuồng... Những bệnh về tâm lý như đau nhức ở mặt vì lúc nhỏ bị nhiều
sợ sệt khổ tâm (theo y án của Bác sĩ Kalma trong R.I.A số tháng 7, 8, năm 1959).
Đau đầu, ói mửa vì gặp điều trái ý hay nổi giận dữ (theo y án của Bác sĩ Rebuelto
trong tạp chí R.I.A tháng 4 năm 1951). Tuy nhiên, có những loại bệnh như ung thư,
giang mai thì châm cứu chỉ đóng vai phụ trợ cho thuốc mà thôi.
Nói chung, châm cứu đối với các loại bệnh đều giải quyết được nhất là những
bệnh thâm nhiễm lâu ngày thì tác dụng của châm cứu rất nhanh. Phần trợ liệu của
thang dược đối với châm cứu cần trong trường hợp cơ thể suy yếu. Ngược lại phần
trợ liệu châm cứu đối với thang dược lại rất cần cho những trường hợp bệnh trạng
quá nguy kịch mà dùng thuốc mạnh của thang dược vẫn giải quyết rất chậm. Y học
ngày này đã thống kê một số chỉ định dùng châm cứu chữa bệnh như sau:
- Bệnh tâm - thần kinh: tâm căn suy nhược, đau thần kinh ngoại biên (đau thần
kinh hông, thần kinh liên sườn, thần kinh tam thoa), tê liệt thần kinh (liệt mặt, liệt
chi, liệt nửa người).
- Bệnh tim mạch: rối loạn nhịp tim, co thắt mạch vành, cơn tăng huyết áp, hạ
huyết áp, choáng.
- Bệnh hô hấp: viêm amidan cấp, viêm thanh quản, ho do viêm phế quản, khó
thở do hen, khản tiếng, mất tiếng.
- Bệnh tiêu hoá: nôn, nấc, ỉa chảy do rối loạn tiêu hoá, cơn đau do viêm loét dạ
dạy-tá tràng, táo bón, đầy bụng chậm tiêu, trĩ giai đoạn I, II, sa trực tràng.
- Bệnh tiết niệu, sinh dục: bí đái cơ năng, tiểu đêm nhiều, đái dầm, thiểu năng
sinh dục, di tinh, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt, thống kinh.
- Bệnh ngũ quan: đau răng, ù tai, giảm thích lực, điếc, câm, giảm thị lực, viêm
mũi, rối loạn tiền đình, mẩn ngứa mề đay.
12



- Đau sưng các cơ khớp hoặc teo cơ, cứng khớp.
- Châm giảm đau, gây tê phẫu thuật.
Trong báo cáo của WHO trong việc thử nhiệm châm cứu trong điều trị trên 15
nhóm bệnh, đã thống kê được hơn 100 loại bệnh có thể sử dụng châm cứu. Trong
đó một số loại bệnh điều trị bằng châm cứu có hiệu quả cao hơn so với sử dụng các
phương pháp khác.
1.1.3. Nhận thức về châm cứu của đông y và tây y
Đông y là một khoa học cổ truyền của phương đông. Trước sự tiến bộ mạnh mẽ
của Tây y, nếu đông y không có một cơ sở lý luận, một kinh nghiệm trị liệu căn bản
thực tế đem lại sức khoẻ cho loài người thì đã bị Tây y thay thế từ lâu. Đông y đặt
mình trên cơ sở toàn là khí hoá cho nên dù lập luận theo phương pháp mới của Tây
y: giải phẫu, sinh lý chẩn đoán, dược vật v.v. .chúng ta cũng gặp toàn là khí hoá. [8]
Sự thật thì Đông y và Tây y mỗi bên có một nguyên lý, học thuyết khác nhau.
Tuy nhiên, vì mục đích phục vụ cho nhân loại thì Đông y và Tây y có thể phối hợp
mỗi bên một phương pháp sẽ giúp cho nhận loại rất nhiều lợi ích.
Đi theo giải phẫu sinh lý con người, chữa bệnh bằng cách dùng vật thể thay cho
bộ phận của cơ thể hư, Tây y đã đạt đến trình độ cao theo nguyên tắc lý thuyết của
họ nhưng vẫn chưa hoàn toàn thắng bệnh tật.
Hiện nay một số Bác sĩ đã thấy y học ở Đông phương ngành khí hoá y hệt
thuyết Hypocrate nên đã chú tâm nghiên cứu.Tây y có định hướng tìm hiểu kinh
nghiệm của Đông y, Đông y sử dụng thiết bị máy móc hỗ trợ của Tây y, hai nền y
học đó đang dần dung hòa.
1.1.4. Học thuyết kinh lạc và quan niệm về huyệt
1.1.4.1. Học thuyết Kinh lạc
Học thuyết Kinh lạc, cũng như những học thuyết Âm dương, Ngũ hành, Tạng
phủ, Dinh, Vệ, Khí, Huyết… là một trong những học thuyết cơ bản của y học cổ
13


truyền. Học thuyết Kinh lạc đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh lý học cũng như

trong điều trị của y học cổ truyền.
Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp
cơ thể, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn bên
ngoài. Học thuyết kinh lạc đã quy nạp được một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất
cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết
Âm dương, Tạng phủ, Ngũ hành, mối liên quan trong ngoài- trên dưới…[8]
Hệ kinh lạc bao gồm:
- Mười hai kinh chính:
+ 3 kinh âm ở tay (Thủ tam âm): Thái âm Phế, Thiếu âm Tâm và
Quyết âm Tâm bào.
+ 3 kinh dương ở tay (Thủ tam dương): Dương minh Đại trường,
Thiếu dương Tam tiêu và Thái dương Tiểu trường.
+ 3 kinh âm ở chân (Túc tam am): Thái âm Tỳ, Thiếu âm Thận và
Quyết âm Can.
+ 3 kinh dương ở chân (Túc tam dương): Dương minh Vị, Thái dương
Bàng quang và Thiếu dương đởm.
- Tám mạch khác kinh (kì kinh bát mạch): Nhâm mạch, Đốc mạch, Xung
mạch, Đới mạch, Âm duy, Dương duy, Âm kiểu, Dương kiểu.
- Mười bốn lạc và đại lạc của Tỳ.
- Mười hai kinh cân nối các đầu xương ở tứ chi với phủ tạng.
- Mười hai kinh biệt tách ra từ 12 kinh chính
- Phần phụ thuộc gồm: tạng phủ, 12 kinh cân, 12 khu da.
Dưới đây là những hình ảnh mô tả về lộ trình một số đường kinh chính trong
hệ thống kinh lạc.

14


a. Kinh Phế (Lung)
Đường đi: Bắt đầu từ trung tiêu (Vị) xuống liên lạc với Đại trường sau đó quay

lên dạ dày (môn vị, tâm vị) xuyên qua cơ hoành lên (thuộc về) Phế. Từ phế tiếp tục
lên thanh quản, họng, rẽ ngang xuống dưới hố nách rồi đi ở mặt trước ngoài cánh
tay (đi ngoài hai kinh Thiếu âm tâm và Quyết âm tâm bào) xuống khuỷu, tiếp tục đi
ở mặt trước cẳng tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay (chỗ mạch thốn)
xuống bờ ngón tay cái (Ngư tế) tận cùng ở góc móng ngón tay cái (phía xương
quay)

Hình 1. 1 Kinh Phế (Lung)
Phân nhánh: Từ Liệt khuyết tách ra 1 nhánh đi ở phía mu tay xuống đến góc
móng ngón tay trỏ (phía xương quay) và nối với kinh Dương minh Đại trường.
Kinh bị bệnh: Hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì hai tay bắt chéo ôm ngực, mắt
tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau.
Tạng bị bệnh: Ngực phổi đầy tức, ho, suyễn, khó thở, khát, đái rắt, đái vàng,
ngực bồn chồn, gan tay nóng, nếu cảm phong hàn có sốt, gai rét, có hoặc không có
mồ hôi.

15


Trị các chứng bệnh: Sốt. Bệnh ở phổi, ngực, họng, khí huyết ứ trệ, đái ít khó, có
tác dụng hành khí hoạt huyết, lợi tiểu [4].
b. Kinh Đại trường (Large Intestine)

Hình 1. 2 Kinh Đại trường (Large Intestine)
Đường đi: Từ góc móng tay trỏ (phía xương quay) dọc bờ ngón trỏ (phía mu tay) đi
qua kẽ giữa hai xương bàn tay số 1 và 2 (Hợp cốc) vào hố lào giải phẫu (chỗ lõm giữa
hai gân cơ dài ruỗi và ngắn ruỗi ngón cái (Dương khê) dọc bờ ngoài (phía xương quay)
cẳng tay vào chỗ lõm phía ngoài khuỷu (Khúc trì); dọc phía trước ngoài cánh tay đến
phía trước mỏm vai giao hội với kinh thái dương Tiểu trường ở Bỉnh phong với mạch
Đốc ở Đại trùy (nơi tụ hội của 6 kinh dương) trở lại hố trên đòn (Khuyết bồn) xuống liên

lạc với Phế, qua cơ hoành đi xuống (thuộc về Đại trường)
Phân nhánh: Từ hố trên đòn qua cổ lên mặt vào chân răng hàm dưới rồi vòng
môi trên, hai kinh giao nhau ở Nhân trung và kinh bên phải tận cùng ở cạnh cánh
mũi bên trái, kinh bên trái tận cùng ở cạnh cánh mũi bên phải để tiếp nối với kinh
Dương minh.
Kinh bị bệnh: Cổ sưng, răng hàm dưới, vai, cẳng tay đau; ngón trỏ, cái khó vận
động. Nếu tà khí ở kinh thịnh, có thể sưng đau. Nếu kinh khí suy, sợ lạnh ở chỗ
đường kinh đi qua.
16


Phủ bị bệnh: Mắt vàng, mồm khô, đau họng, chảy máu mũi, bụng đau, sôi
bụng. Nếu hàn: ỉa chảy. Nếu nhiệt: ỉa nhão, dính hoặc táo bón. Tà khí thịnh, sốt cao
có thể phát cuồng.
Trị các chứng bệnh: Ở đầu, mặt, tai, mắt, mũi, răng, họng, ruột và sốt.
c. Kinh Vị (Stomach)

Hình 1. 3 Kinh Vị (Stomach)
Đường đi: Từ ở cạnh mũi đi lên hai kinh hai bên gặp nhau ở gốc mũi ngang ra
hai bên để giao với kinh Thái dương Bàng quang ở Tinh minh xuống dưới theo
đường ngoài mũi vào hàm trên rồi đi vào mép, một mặt vòng môi trên giao với nhau
ở mạch Đốc ( Nhân trung) mặt khác vòng môi dưới giao với mạch Nhâm (Thừa
tương) rồi quay lại đi dọc phía dưới hàm dưới ra sau Đại nghinh đến trước góc hàm
dưới vòng lên trước tai, giao với kinh Thiếu dương Đởm ở Thượng quan, lên bờ
trước tai, giao với kinh Đởm (Huyền ly, Hàm yến), lên trên bờ góc trán rồi ngang
theo chân tóc ra gặp mạch Đốc (Thần đình).
Từ trước huyệt Đại nghinh xuống cổ, dọc thanh quản, vào hố trên đòn (Khuyết
bồn) thẳng qua vú, xuống bụng, đi hai bên mạch Nhâm xuống ống bẹn (Khí xung),

17



theo cơ thẳng trước (Phục thỏ) ở đùi xuống gối (Độc tỵ) dọc phía ngoài xương chày,
xuống cổ chân, mu chân rồi đi ra ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai.
Phân nhánh: Từ hố trên đòn (Khuyết bồn) xuyên cơ hoành (thuộc) về Vị, liên
lạc với Tỳ.
- Từ môn vị dạ dày xuống bụng dưới, hợp với kinh chính ở ống bẹn.
- Từ Túc tam lý đi phía ngoài kinh chính xuống đến ngón chân giữa.
- Từ mu bàn chân (Xung dương) vào đầu ngón chân cái để nối với kinh Thái âm
Tỳ ở chân.
Kinh bị bệnh: Mũi chảy máu, miệng môi mọc mụn, họng đau, cổ sưng, mồm
méo, ngực đau, chân sưng đau hoặc teo lạnh; tà khí thịnh; sốt cao, ra mồ hôi có thể
phát cuồng.
Phủ bị bệnh: Vị nhiệt: ăn nhiều, đái vàng, bồn chồn có thể phát cuồng. Vị hàn:
đầy bụng, ăn ít.
Trị chứng bệnh: Bệnh ở đầu, mặt, mũi, răng, họng. Bệnh ở não, dạ dày, ruột, sốt cao.
d. Kinh Tỳ (Spleen)

Hình 1. 4 Kinh Tỳ (Spleen)
Đường đi: Bắt đầu từ góc trong móng chân cái dọc theo đường nối da mu bàn
chân và da gan bàn chân đến đầu sau xương bàn chân thứ nhất; rẽ lên trước mắt cá
trong, lên cẳng chân dọc bờ sau xương chày, bắt chéo kinh can, rồi đi ở phía trước
18


kinh này lên mặt trong khớp gối, phía trước của mặt trong đùi, đi vào trong bụng
(thuộc) về tạng Tỳ, liên lạc với Vị, xuyên qua cơ hoành đi qua ngực đến Chu vinh
xuống Đại bao, rồi lại đi lên dọc hai bên thanh quản thông với cuống lưỡi, phân bố
ở dưới lưỡi.
Phân nhánh: Từ vị qua cơ hoành đi vào giữa Tâm để nối với kinh Thiếu âm ở

tay
Kinh bị bệnh: Người ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới
phù, cơ ở chân ở tay teo.
Tạng bị bệnh: Bụng trên đau, bụng đầy, ăn không tiêu, nôn, nuốt khó, vùng tâm
vị đau cấp, ỉa chảy, đái không lợi.
Trị các chứng bệnh: Ở dạ dày, ruột, hệ sinh dục, tiết niệu.
e. Kinh Tâm (Heart)
Đường đi: Bắt đầu từ tim, đi vào hệ thống tổ chức mạch quanh tim (tâm hệ) qua
cơ hoành, liên lạc với Tiểu trường. Từ tổ chức mạch quanh tim, lên phổi, ngang ra
đáy hố nách, dọc bờ trong mặt trước chi trên, đi phía trong hai kinh Thái âm và
Quyết âm ở tay, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở đầu ngón (phía ngón cái) tay út
và nối với kinh Thái dương Tiểu trường ở tay.

Hình 1. 5 Kinh Tâm (Heart)
19


Phân nhánh: Từ tổ chức mạch quanh tim, dọc cạnh thanh quản lên thẳng tổ chức
mạch quanh mắt ( mục hệ).
Kinh bị bệnh: Vai, mặt trong chi trên đau, gan tay nóng hoặc lạnh, mồm khô,
khát muốn uống nước, đau mắt.
Tạng bị bệnh: Đau vùng tim, nấc khan, sườn ngực đau tức, chứng thực thì phát
cuồng, chứng hư thì bi ai, khiếp sợ.
Trị các chứng bệnh: Ở tim, ngực, tâm thần.
f. Kinh Tiểu trường (Small Intestine)
Đường đi: Từ trong góc trong móng ngón út (phía ngón út) dọc đường nối da
gan tay và da mu tay lên cổ tay đi qua mỏm châm xương trụ, dọc bờ phía ngón út
xương trụ đến mỏm khuỷu và lồi cầu trong xương cánh tay. Tiếp tục, đi ở bờ trong
mặt sau cánh tay lên mặt sau khớp vai đi ngoằn nghèo ở trên và dưới gai xương bả
vai gặp kinh Thái dương ở chân ( Phụ phân, Đại trữ) và mạch Đốc (Đại chùy) đi

vào hố trên đòn (Khuyết bồn) xuống liên lạc với Tâm, dọc theo thực quản qua cơ
hoành đến Vị thuộc về Tiểu trường.

Hình 1. 6 Kinh Tiểu trường (Small Intestine)
Phân nhánh: Từ Khuyết bồn dọc cổ lên má, đến đuôi mắt rồi vào trong tai.
20


Từ má vào đến bờ dươí hố mắt, đến hốc mũi, gần mắt để nối với kinh Thái
dương Bàng quang ở chân (Tinh minh) rồi xuống gò má.
Kinh bị bệnh: Điếc, mắt vàng, hàm sưng, họng đau, vai và bờ trong mặt sau
cánh tay đau, cổ gáy cứng.
Phủ bị bệnh: Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, đau dẫn xuống tinh
hoàn, ỉa lỏng hoặc đau bụng, ỉa táo, ỉa khó.
Trị các chứng bệnh: Ở đầu, gáy, mắt, má, mũi, họng, não, sốt.
g. Kinh Bàng Quang (Urinary Bladder)
Đường đi :Bắt đầu từ đầu mắt, lên trán, giao hội với mạch Đốc ở đầu. Từ đỉnh
đầu vào não, rồi lại ra sau gáy đi dọc phía trong xương bã vai, kẹp hai bên cột sống,
đi sâu vào vùng xương cùng để liên lạc với thận, thuộc về Bàng quang.

Hình 1. 7 Kinh Bàng quang (Urinary Bladder)
21


Phân nhánhTừ đỉnh đầu tách một nhánh ngang đi đến mỏm tai. Từ thắt lưng có
một nhánh tiếp tục đi hai bên cột sống, xuyên mông, xuống mặt sau đùi vào giữa
kheo chân. Từ hai bên xương bã tách ra một nhánh tiếp tục qua vùng vai đi dọc hai
bên cột sống (phía ngoài đường kinh chính), đến mấu chuyển lớn, dọc bờ ngoài sau
đùi hợp với đường trên ở kheo chân đi ra ở sau mắt cá ngoài (Côn lôn), rồi dọc bờ
ngoài mu chân đến bờ ngoài ngón chân út và nối với kinh Thiếu âm Thận ở chân.

Kinh bị bệnh: Mắt đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, chảy máu cam, đầu,
gáy, lưng, thắt lưng, cùng cụt, cột sống, mặt sau chi dưới đau, sốt.
Phủ bị bệnh: Đái không thông lợi, đau tức bụng dưới, đái dầm.
Trị các chứng bệnh: Ở mắt, mũi, đầu, gáy, thắt lưng, hậu môn, não, sôt, bệnh
các tạng phủ (dùng các huyệt Du sau lưng)
h. Kinh Thận (Kidney)
Đường đi: Bắt đầu từ trong ngực (thuộc về Tâm bào lạc xuyên cơ hoành xuống
liên lạc với Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu)

Hình 1. 8 Kinh Thận (Kidney)
Phân nhánh:
- Từ ngực ra cạnh sườn đến dưới nếp nách 3 tấc, vòng lên nách rồi theo mặt
trước cánh tay đi giữa Thái âm Phế và Thiếu âm Tâm, vào giữa khuỷu tay, xuống
cẳng tay đi giữa hai gân vào gan tay, đi dọc giữa ngón giữa đến đầu ngón tay.
22


- Từ gan tay đi dọc bờ (phía ngón út) của ngón đeo nhẫn đến đầu ngón nối với
kinh Thiếu dương Tam tiêu ở tay.
Biểu hiện bệnh lý:
Kinh bị bệnh: Mặt đỏ, nách sưng, cánh tay, khuỷu tay co quắp, gan tay nóng.
- Tạng bị bệnh: Đau vùng tim, bồn chồn, tức ngực sườn, tim đập thình thịch,
cuồng, nói lảm nhảm, hôn mê.
Tri các chứng bệnh: Ở ngực, tim, dạ dày, bệnh tâm thần, sốt.
i. Kinh Tâm bào (Pericardium) và Kinh Tam tiêu (Triple Heater)

Hình 1. 9 Kinh Tâm bào (Pericardium)

Hình 1. 10 Kinh Tam tiêu (Triple Heater)
23



Đường đi: Bắt đầu từ trong ngực (thuộc về Tâm bào lạc xuyên cơ hoành xuống
liên lạc với Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu)
Phân nhánh: Từ ngực ra cạnh sườn đến dưới nếp nách 3 tấc, vòng lên nách rồi
theo mặt trước cánh tay đi giữa Thái âm Phế và Thiếu âm Tâm, vào giữa khuỷu tay,
xuống cẳng tay đi giữa hai gân vào gan tay, đi dọc giữa ngón giữa đến đầu ngón tay.
Từ gan tay đi dọc bờ (phía ngón út) của ngón đeo nhẫn đến đầu ngón nối với kinh
Thiếu dương Tam tiêu ở tay.
Kinh bị bệnh: Mặt đỏ, nách sưng, cánh tay, khuỷu tay co quắp, gan tay nóng.
Tạng bị bệnh: Đau vùng tim, bồn chồn, tức ngực sườn, tim đập thình thịch,
cuồng, nói lảm nhảm, hôn mê.
Tri các chứng bệnh: Ở ngực, tim, dạ dày, bệnh tâm thần.
j. Kinh Đởm (Gall Bladder)

Hình 1. 11 Kinh Đởm (Gall Bladder)
Đường đi: Bắt đầu từ đuôi mắt, lên góc trán, vòng xuống sau tai, vòng qua đầu
sang trán, vòng trở lại gáy đi dọc cổ (trước kinh Tam tiêu) xuống vai, bắt chéo ra
sau kinh Thiếu dương ở tay vào hố trên đòn xuống nách, dọc ngực sườn (Chương
môn), đến mấu chuyển lớn rồi đi ở mặt ngoài đùi, ra bờ dưới khớp gối, xuống cẳng

24


chân trước ngoài qua xương mác và trước mắt cá ngoài mu chân đến góc ngoài
ngón chân thứ 4.
Phân nhánh: Từ sau tai vào trong tai, đi ra trước tai đến phía sau đuôi mắt. Từ
đuôi mắt xuống huyệt Đại nghênh giao hội với kinh Thiếu dương ở tay, lên dưới hố
mắt rồi lại vòng xuống dưới góc hàm để xuống cổ, giao hội với kinh chính ở phía
trên đòn (Khuyết bồn) rồi vào trong ngực, qua cơ hoành, liên lạc với Can (thuộc) về

Đởm. Đi trong sườn, xuống vùng ống bẹn (Khí xung) vòng quanh lông mu tiến
ngang vào mấu chuyển lớn. Từ mu chân ra, đi giữa xương bàn chân 1,2 đến đầu
ngón chân cái rồi vòng lại đến chùm lông ở gần móng chân cái và tiếp nối với kinh
Quyết âm Can ở chân.
Kinh bị bệnh: Sốt rét, điếc, đau đầu, hàm đau, mắt đau, hố trên đòn sưng đau,
nách sưng, lao hạch, khớp háng và mặt ngoài chi dưới đau, phía ngoài bàn chân
nóng, ngón chân thứ tư vận động khó.
Phủ bị bệnh: Cạnh sườn đau, ngực đau, mồm đắng, nôn.
Tri các chứng bệnh: Ở đầu, mặt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, sốt.
k. Kinh Can (Liver)

Hình 1. 12 Kinh Can (Liver)
25


×