Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ chính xác gia công khi tiện cao tốc trên máy tiện CNC với vật liệu là thép c45

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------NGUYỄN THÀNH CÔNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ
CÔNG NGHỆ ĐẾN ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG KHI TIỆN CAO TỐC
TRÊN MÁY TIỆN CNC VỚI VẬT LIỆU LÀ THÉP C45

Chuyên ngành : CHẾ TẠO MÁY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. TRƯƠNG HOÀNH SƠN

Hà Nội – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình khác, trừ những phần tham
khảo đã được ghi rõ trong luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thành Công

1


MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
1
Mục lục
2
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………...4
1. Lý do lựa chọn đề tài
4
2. Lịch sử nghiên cứu
4
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
4. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài
5
5. Phương pháp nghiên cứu
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU……………...6
1. Tổng quan gia công cao tốc.
6
1.1. Định nghĩa về gia công cao tốc.
6
1.2. Yêu cầu về thiết bị cho gia công cao tốc.
8
1.3. Ưu điểm của gia công cao tốc.
12
2. Tổng quan về các nghiên cứu
13
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.

18
3.1. Tính cấp thiết của đề tài.
18
3.2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
19
4. Kết luận.
20
CHƯƠNG 2. ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG……………………………………..22
1. Độ chính xác gia công.
22
1.1. Khái niệm về độ chính xác gia công.
22
1.2. Các nguyên nhân gây ra sai số gia công.
24
1.3. Các phương pháp đạt độ chính xác gia công
25
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác gia công
28
1.5. Khả năng đạt độ chính xác của các phương pháp gia công cắt gọt
33
1.6. Mỗi liên hệ giữa độ nhám và độ chính xác kích thước
35
1.6.1. Độ nhấp nhô tế vi
36
1.6.2 Ảnh hưởng của độ nhám tới khả năng làm việc của chi tiết máy
39
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám khi gia công cao tốc.
45
2.1. Lực cắt.
45

2.2. Biến dạng dẻo
48
2.3. Nhiệt cắt và độ mòn dao.
49
2.4. Rung động.
53
3. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được trong việc nghiên cứu đến độ nhám 54
3.1. Các kết quả đối với công cụ truyền thống
54
3.2. Các kết quả đã có được đối với máy CNC
59
4. Kết luận
60

2


CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN......61
1. Xây dựng mô hình thực nghiệm.
61
2. Các thông số thí nghiệm.
67
3. Thực hiện các thí nghiệm và thu thập số liệu
68
CHƯƠNG 4. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN................71
1. Ảnh hưởng của vận tốc cắt tới độ nhám bề mặt
71
2. Ảnh hưởng của lượng chay dao tới độ nhám bề mặt
75
3. Kết luận chương 4.

78
KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.....................80
1. Kết luận chung.
80
2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
80
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………..81
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................82

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, do tiến bộ của công nghệ chế tạo dụng cụ cắt và
việc ra đời của nhiều loại máy CNC mới, cho phép nâng cao tốc độ gia công nên
công nghệ gia công cao tốc trên máy CNC được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Qua nghiên cứu tổng quan về quá trình gia công cao tốc, tìm hiểu các công trình
nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã chỉ ra rằng tiện cao tốc đã và sẽ có một vị
trí quan trọng trong ngành cơ khí chính xác do khả năng gia công tốc độ cao những
vật liệu có độ cứng, độ bền cao, chẳng những cho độ chính xác gia công cao mà còn
nâng cao năng suất, giảm giá thành gia công, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế độ cắt trong quá trình gia công tiện cao
tốc tới độ nhám bề mặt là cơ sở để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng khi gia
công.
Tuy nhiên việc nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ tới chất độ
nhám bề mặt khi gia công bằng phương pháp tiện cao tốc gắn liền với điều kiện
công nghệ cụ thể vẫn chưa được làm rõ.
Với lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của
các thông số công nghệ đến độ chính xác gia công khi tiện cao tốc trên máy tiện

CNC với vật liệu là thép C45 ”.
Nhằm góp phần làm rõ ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ chính xác gia công
với vật liệu cụ thể là thép C45.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Trên thế giới, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về gia công cao tốc, tuy nhiên
chưa có công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ cắt đến chất lượng bề
mặt khi tiện cao tốc trên máy tiện CNC với vật liệu thép C45.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Tìm ra mối quan hệ giữa tốc độ cắt, lượng chạy dao
tới độ nhám bề mặt (Ra, Rz), từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế độ cắt tới
chất lượng gia công.

4


- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến chất lượng
gia công thông qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số của chế độ cắt đến
độ nhám bề mặt nhằm nâng cao chất lượng khi gia công bằng phương pháp tiện cao
tốc trên máy tiện CNC.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ cắt V(m/ph), lượng
chạy dao S(mm/vòng) tới độ nhám bề mặt chi tiết máy (Ra và Rz) khi tiện cao tốc
trên máy tiện CNC với vật liệu thép C45.
4. Nội dung của đề tài:
Đề tài gồm 4 chương.
Chương 1 và chương 2:
Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tiện cao tốc, độ chính
xác gia công, ảnh hưởng của các yếu tố đến độ nhám bề mặt chi tiết khi tiện cao tốc,
ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ khi tiện cao tốc đến chất lượng bề mặt gia
công.
Chương 3 và chương 4:

Nghiên cứu thực nghiệm: Xây dựng mô hình thực nghiệm và tiến hành thí
nghiệm. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hai thông số công nghệ là lượng chạy dao
(S) và tốc độ cắt (V) đến độ nhám bề mặt chi tiết gia công.
Sau khi đề tài được hoàn thành sẽ giúp các nhà kỹ thuật hiểu rõ được mối
quan hệ giữa tốc độ cắt, lượng chạy dao với độ nhám bề mặt khi gia công cao tốc
thực hiện trên máy tiện CNC và có thể xác định được chế độ cắt tối ưu khi gia công
vật liệu thép C45. Từ đó năng cao được năng suất và chất lượng gia công.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp thực
nghiệm.
- Phân tích về tiện cao tốc.
- Xây dựng mô hình thực nghiệm khi tiện cao tốc.
- Thí nghiệm và sử lý số liệu.
- Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan gia công cao tốc.
1.1. Định nghĩa về gia công cao tốc.
Trong những năm gần đây gia công với tốc độ cao đang phát triển với sự tiến
bộ vượt bậc nhờ sự phát triển của máy công cụ và hệ điều khiển. So với phương
pháp cắt gọt truyền thống thì gia công cao tốc không chỉ thể hiện cắt bỏ kim loại với
tốc độ cao tăng khả năng nâng cao năng suất, độ chính xác và chất lượng chi tiết gia
công và cũng có thể giảm chi phí sản xuất và thời gian gia công. Nhờ có chế độ cắt
cao nhưng lực cắt thấp làm giảm quá trình mòn của dụng cụ tăng tuổi thọ của dao.
Bề mặt chi tiết qua gia công cao tốc đạt độ bóng cao có thể so sánh với các phương

pháp gia công khác như: Mài, gia công băng tia lửa điện …Ngoài thuật ngữ (High
Speed Machining-HSM) nói trên còn có các thuật ngữ sau cũng ám chỉ gia công cao
tốc: High-Velocity Machining, High Performance Machining, High Efficiency
Machining, High Agile Machining và High Productivity Machining. Theo cách hiểu
thông thường thì gia công cao tốc (High Speed Machining-HSM) gia công với tốc
độ trục chính rất cao nhưng tốc độ chạy dao thấp còn High Efficiency Machining thì
có tốc độ chạy dao cao nhưng tốc độ cắt trung bình.
Định nghĩa:
Định nghĩa đầu tiên về gia công cao tốc được đưa ra bởi Carl Salomon vào
năm 1931. Ông cho rằng khi tốc độ cắt đạt 5-10 lần tốc độ cắt truyền thồng thì nhiệt
độ của phoi sẽ giảm. Thật ra có nhiều cách khác nhau để định nghĩa gia công cao
tốc dựa vào các yếu tố sau:
- Gia công với tốc độ cắt cao.
- Gia công với tốc độ quay của trục chính cao.
- Gia công với lượng ăn dao cao.
- Gia công với tốc độ cắt cao và lượng ăn dao cao.
- Gia công với năng suất cao.

6


Thực tế thì gia công cao tốc không đơn giản là cắt với tốc độ cao. Nó phải
được xem như là một quá trình gia công mà ở đó các bước gia công được thực hiện
bằng những phương pháp và thiết bị gia công rất cụ thể.
Theo bài báo cáo khoa học: Gia công cao tốc – Phương pháp gia công hiện
đại của nhóm tác giả: Giáo sư Lucjan Przybylski và Tiến sĩ Bogdan Slodki - Đại
học Công nghệ, Viện Kỹ thuật sản xuất. Nội dung của bài báo cáo các tác giả muốn
làm rõ hơn các định nghĩa về gia công cao tốc và đưa ra giới hạn chế độ cắt khi gia
công cao tốc đối với các vật liệu khác nhau tương ứng với dụng cụ cắt. Tùy theo
loại vật liệu mà dải (vùng) tốc độ gia công cao tốc khác nhau, theo bảng 1 phía

dưới:
Bảng 1.1. Vận tốc cắt khi gia công thường và gia công cao tốc của một số vật liệu
Dao phủ WC, PCV, Dao phủ WC, CBN
Ceramic
PCD
Vật liệu

Nhôm
Gang

Thép

Titan

Gang mềm
Gang dẻo
Thép cán
Thép hợp
kim
Thép không
gỉ
Thép tôi
65HRC

Gia công
thường
Vc(m/ph)
> 305

Gia công

cao tốc
Vc (m/ph)
>3050

Gia
công
thường
Vc (m/ph)
>610

Gia công cao
tốc
Vc (m/ph)
3658

152
107
107
76

366
244
366
244

366
244
366
213


1219
914
610
366

107

152

152

274

24

122

38

61

46 (WC)
30 (WC)
91(Ceramic, 183(Ceramic,
CBN)
CBN)
46

91


Gia công cao tốc cũng không phải là gia công với tốc độ trục chính cao bởi vì
có nhiều ứng dụng gia công cao tốc được thực hiện với máy có tốc độ bình thường.

7


Gia công cao tốc thường được sử dụng khi gia công tinh thép đã tôi với việc
sử cả hai yếu tố là tốc độ cao và lượng ăn dao cao.
Về cơ bản, gia công cao tốc là một sự kết hợp của tốc độ trục chính của máy
cao (high spindle speed), lượng ăn dao lớn (high feed), hệ điều khiển CNC cao cấp
và hơn thế nữa. Tốc độ trục chính khoảng 8000 (vg/ph) có thể là điểm khởi đầu cho
gia công cao tốc. Trong thực tế, tốc độ cao nhất cho gia công cao tốc trên các máy
công cụ ngày càng tăng, lên đến 40.000 (vg/ph) và hơn thế nữa. Tốc độ ăn dao trung
bình ít nhất là 10 (m/ph) trong khi tốc độ di chuyển nhanh lên đến (40m/ph) và cao
hơn. Công suất động cơ trục chính ít nhất là 15 kW.
1.2. Yêu cầu về thiết bị cho gia công cao tốc.
Những phát hiện mới của gia công cao tốc luôn được phát triển liên tục và
được ứng dụng trong các ngành: Công nghệ ôtô, các bộ phận máy bay, ngành công
nghiệp điện tử và trong sản xuất các sản phẩm cơ khí. Nhờ sự phát của gia công
cao tốc dẫn đến sự phát triển của các máy công cụ có tốc độ cắt cao góp phần vào
sự phát triển của gia công cắt gọt. Gia công cao tốc đã và đang được áp dụng trên
các trung tâm gia công truyền thống với tùy chọn tốc độ trục chính cao.
Hiện nay gia công cao tốc (High Speed Machining-HSM) được xem là một
trong những lĩnh vực chính của ngành chế tạo máy. Thực ra gia công cao tốc không
mới, nó đã được thực hiên cách đây hơn 30 năm. Gần đây, với sự phát triển vượt
bậc của ngành chế tạo máy hiện nay với những công nghệ liên quan như máy tính,
dao cắt, máy công cụ, bộ điều khiển CNC, hệ thống CAM, thì gia công cao tốc ngày
càng được quan tâm hơn. Các ứng dụng chủ yếu thúc đẩy công nghệ theo hướng gia
công cao tốc là: chế tạo khuôn mẫu, chế tạo các chi tiết ngành ôtô và gia công các
chi tiết ngành hàng không…v.v.

Rất khó để nêu lên một định nghĩa chung về gia công cao tốc. Tốc độ gia công
thì rất cụ thể cho từng ứng dụng. Ví dụ khi tốc độ gia công cao tốc khi gia công thép
vào khoảng 400 (m/ph) nhưng giá trị này vẫn chưa phải là giá trị tốc độ gia công
cao tốc khi gia công gang. Nói chung, để định nghĩa gia công cao tốc dựa vào các
yếu tố sau: tốc độ cắt cao, tốc độ quay của trục chính cao, lượng ăn dao cao, tốc độ

8


cắt cao và lượng ăn dao cao và năng suất cao. Tốt nhất là nói rằng gia công cao tốc
có nghĩa là cắt gọt vật liệu nhanh hơn bình thường cho những công đoạn cụ thể.

Hình 1.1. Máy gia công cao tốc Quantum AS với tốc độ trục chính là 12.000 vg/ph,
tốc độ chạy dao nhanh lên đến 30 m/ph.
Trong một số trường hợp người ta cũng có thể sử dụng máy truyền thống để
gia công cao tốc. Tuy nhiên, nói chung, để thực hiện được gia công cao tốc thì máy
cũng có những yêu cầu đặc biệt. Sau đây là một số yêu cầu cụ thể:
• Động cơ dẫn động trục chính.
Công suất của động cơ trục chính phải đủ lớn vì cần có một lượng công suất
đáng kể để quay trục chính ở tốc độ cao.
• Trục chính và ổ đỡ trục chính.
Độ cứng vững tĩnh và động của trục chính phải cao.
Trục chính phải có độ cứng vững và độ ổn định nhiệt cao. Các ổ đỡ phải có
tần số quay vòng cao. Kích thước ổ, kiểu ổ, số ổ, tải, kiểu bôi trơn ổ và vật liệu làm
ổ yêu cầu phải được kiểm tra gắt gao cho máy công cụ gia công cao tốc. Kiểu ổ đỡ
lai hoặc hoàn toàn bằng ceramic cũng có thể cần thiết cho gia công cao tốc.

9



Hình 1.2. Ổ lai với bi làm bằng ceramic.


Động cơ dẫn động chạy dao tốc độ cao.
Khả năng tăng tốc và giảm tốc nhanh rất quan trọng cho việc nâng cao năng

suất. Một máy công cụ với tốc độ tăng tốc/giảm tốc cao có thể duy trì vùng tốc độ
chạy dao không đổi trên hầu hết hành trình cắt. Gia công cao tốc yêu cầu các động
cơ dẫn động các trục có công suất cao.


Bộ điều khiển CNC có khả năng đáp ứng được cho gia công cao tốc.
Bộ điều khiển CNC phải có khả năng xử lý đủ nhanh. Xu hướng phát triển các

bộ điều khiển CNC là chúng phải giảm được thời gian xử lý các khối lệnh và tăng
khả năng “look ahead”, có khả năng nội suy cung tròn thông qua đường cong
NURBS.
Hệ thống máy phải chắc chắn và độ cứng vững cao. Khung máy và các hệ
thống hỗ trợ như hệ thống che băng máy, hệ thống nước làm mát, hệ thống kẹp
chặt,… phải có độ cững vững cao để chịu được ứng suất sinh ra khi gia công cao
tốc. Thiết bị che chắn máy và các cửa sổ phải được làm bền nhằm đảm bảo an toàn

10


khi có sự cố về dao. Vấn đề an toàn phải được đặt lên hàng đầu khi gia công cao
tốc.
Bảng 1.2. Các thông số kỹ thuật của máy gia công cao tốc đang sử dụng.
Mikron HSM


Mazak FJV

Deckel DMC

700

25N

V65

Hành trình trục X, mm

700

1020

650

Hành trình trục Y, mm

550

510

500

Hành trình trục Z, mm

450


460

500

Công suất trục chính, kW

10

30

15

42.500

25.000

18.000

Gia tốc

10m/S2

2,8s

1g

Tốc độ ăn dao (mm/ph)

40.000


50.000

60.000

40.000

50.000

60.000

Số dao trong ổ tích dao

12

30

30

Bộ điều khiển

ATEK HS-Plus

Mazak

TNC 430M

Thông số kỹ thuật

Số vòng quay trục chính
(vg/ph)


Tốc độ chạy dao nhanh
(mm/ph)



Trục chính và thiết bị kẹp chặt dao có đồng tâm cao và cân bằng tốt.
Khi số vòng quay tăng thì lực li tâm sẽ tăng bình phương với vận tốc quay.

Sự mất cân bằng trong hệ thống cũng như sự không đồng tâm sẽ làm gia tăng lực li
tâm, gây rung động máy. Do đó hệ thống gá dao và dao kẹp chặt dao, trục chính
phải có độ đồng tâm cao và cân bằng tốt trong gia công cao tốc.


Hệ thống cấp dung dịch trơn nguội.

Gia công cao tốc yêu cầu phải có hệ thống cung cấp dung dịch trơn nguội áp
suất cao để có thể làm mát dao một cách hiệu quả. ở tốc độ quay cao, ở xung quanh
dao cắt xuất hiện vùng gió xoáy nên phương pháp làm nguội truyền thống không
thể làm nguội hiệu quả. Việc thay dao nhanh yêu cầu dung dịch trơn nguội phải

11


sạch hơn so với thông thường nên hệ thống cấp dung dịch trơn nguội phải có khả
năng lọc tốt. Trong nhiều trường hợp người ta thích sử dụng gia công cao tốc khô
để loại trừ các rắc rối do hệ thông cấp dung dịch trơn nguội không đạt yêu cầu. Nhu
cầu về gia công cao tốc rất rộng lớn và đa dạng do đó hiện nay có nhiều kiểu máy
khác nhau cho công nghệ này.
Tóm lại để thực hiện được gia công cao tốc thì hệ thống dao và máy cũng có

những yêu cầu đặc biệt, cụ thể như sau:
- Sử dụng ổ đỡ có tần số quay vòng cao cho trục chính.
- Công suất động cơ trục chính cao.
- Trục chính phải có độ cứng vững và độ ổn định nhiệt cao.
- Truyền động chạy dao động.
- Điều khiển động truyền động.
- Cấu trúc máy có độ cứng vững cao.
- Hệ thống làm lạnh áp suất cao.
- Thiết bị kẹp chặt dao đạt độ đồng tâm cao và cân bằng tốt.
- Dao được làm bằng vật liệu có tính chống mòn cao.
- Bộ điều khiển CNC có khả năng đáp ứng được cho gia công cao tốc như có
khả năng nội suy cung tròn thông qua đường cong NURBS, có chức năng “look
ahead” …v.v.
1.3. Ưu điểm của gia công cao tốc.
So với gia công truyền thống thì gia công cao tốc có những ưu điểm nổi bật.
Nó có thể làm giảm thời gian gia công đến 90% và giảm đến 50% chi phí gia công
tùy trường hợp.
Hiệu quả kinh tế của máy gia công cao tốc CNC thể hiện qua các khía cạnh
sau:
- Khi chi tiết có độ phức tạp cao, lựa chọn phương pháp gia công phù hợp
nhất là gia công trên máy gia công cao tốc CNC. Bởi vì gia công trên máy gia công
cao tốc CNC rút ngắn thời gian gia công, đạt độ chính xác yêu cầu và giá thành rẻ
hơn so với khi gia công trên máy công cụ vạn năng và máy tự động cứng.

12


- Khả năng thay đổi dạng sản phẩm chế tạo nhanh vì chỉ cần thay đổi chương
trình điều khiển mà không cần thay đổi cấu trúc máy hoặc thêm đồ gá chuyên dùng.
Máy điều khiển số đáp ứng được tính linh hoạt của sản xuất.

- Chi phí cho sản xuất dụng cụ cắt cho máy gia công cao tốc CNC nhỏ hơn so
với dạng máy khác vì máy gia công cao tốc CNC được trang bị tính năng đánh giá
lượng mòn dụng cụ và tự động điều chỉnh máy để bù lượng mòn.
- Máy gia công cao tốc CNC có tính năng tự động kiểm tra chất lượng ngay
trong quá trình gia công mà các máy thông thường không có khả năng này. Do vậy
giảm đáng kể tổn phí cho kiểm tra chất lượng chi tiết gia công.
- Thời gian gia công chi tiết trên máy gia công cao tốc CNC nhỏ hơn so với
máy vạn năng do tập trung nguyên công cao.
- Máy gia công cao tốc CNC không cần dùng các đồ gá chuyên dùng để gá
kẹp phôi.
Một số ưu điểm khác của gia công cao tốc như sau:
- Tốc độ bóc vật liệu cao.
- Chất lượng bề mặt gia công tốt.
- Độ chính xác hình dáng cao.
- Có khả năng gia công được các gân mỏng.
- Giảm việc tạo bavia.
- Không gây hư hại bề mặt gia công.
2. Tổng quan về các nghiên cứu.
Trên thế giới việc nghiên cứu ứng dụng gia công cao tốc nói chung và phay
cao tốc nói riêng đã có từ 30 năm nay các thành tựu nghiên cứu trong lính vực này
như:
a, Phay cao tốc với vật liệu cần gia công Ti-6Al-4V sử dụng dụng cụ cắt phủ
Carbide - Bài báo cáo này được đăng trên - Tạp chí nghiên cứu khoa học châu âu,
Do các tác giả :
+, Nagi Elmagrabi – Khoa Cơ khí và Vật liệu - Đại học Quốc gia Malaysia
+, Che Hassan C.H – Khoa Cơ khí và Vật liệu - Đại học Quốc gia Malaysia

13



+, Jaharah A.G – Khoa Cơ khí và Vật liệu - Đại học Quốc gia Malaysia
+, F.M. Shuaeib - Đại học Garyounis Benghazi, Libya
Nội dung của bài báo cáo:
Tìm những ứng dụng mới trong gia công cao tốc làm tăng năng suất trong sản
xuất. Gia công cao tốc là lý do mà theo bao cáo cho rằng nó là nguyên nhân dẫn đến
sự mòn nhanh của dụng cụ cắt. Trong thực tế sản xuất với vật liệu Titan và hợp kim
của nó khi gia công luôn hạn chế tốc độ cắt nhỏ hơn 60(m/phut). Để tìm ra được chế
độ cắt hợp lý khi gia công cao tốc đối với vật liệu này, trong bài báo cáo đã nói lên
quá trình thử nghiệm phay cao tốc đối với vật liệu Titan(Ti-6AL-4V) với dụng cụ
cắt phủ và không phủ Carbide.
Thực nghiệm:
Thực hiện phay cao tốc trên vật liệu Titan (Ti-6Al-4V) sử dụng dụng cụ cắt
phủ Carbide. Quá trình thực nghiệm được thực hiện với các chế độ cắt khác nhau:
Lương ăn dao lần lượt là: 1; 1,5; 2; với tốc độ cắt tương ứng là 50, 80, 105
m/phút vận tốc tương ứng là 0,1; 0,15;2 mm/răng.
Trong quá trình gia công không dùng chất tưới nguội và được thực hiện trên
máy trung tâm gia công đứng 750 SABRRE CMEINNATI được điều khiển bởi hệ
850 Achramatic. sx
Ý nghĩa thực tế :
Tìm được tốc độ cắt phù hợp với vật liệu Titan với điều kiện gia công không
sử dụng chất tưới nguội. Đây là phương pháp gia công không chất tưới nguội là một
phương pháp gia công ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ khi gia công vật
liệu Titan và Niken. Là những vật liệu ứng dụng nhiều trong ngành hàng không vũ
trụ như: độ chống mài mòn cao, chịu va đập tốt có tỷ khối nhỏ và khả năng chiu
nhiệt cao.
b, Phay cao tốc với vật liệu là hợp kim nhẹ.
Bài bao cáo đăng trên Tạp chí các thành tựu trong Vật liệu, Kỹ thuật và Sản
xuất
Của tác giả :


14


F. Cus a co-operating Cùng với U. Zuperl a,*, V. Gecevska b
Khoa cơ khí trường Đại học Maribor Slovenia.
Nội dung của bài báo cáo:
Mục đích của bài này được tác giả giới thiệu những ứng dụng của gia công
cao tốc đối với kim nhẹ. Cho thấy gia công cao tốc là kết quả của sự tiến bộ khoa
học kỹ thuật. Nó là công nghệ phay hiện đại hơn hẳn các dạng phay thường và đạt
được các hiểu quả quan trọng trong cắt gọt. Những lợi thế của gia công cao tốc
trong gia công vật liệu nhẹ đã đạt được những năng suất cao hơn các dạng gia
công khác, tiết kiệm được thời gian gia công, kéo dài tuổi thọ của dụng cụ..v.v.
Kết quả và ý nghĩa: Bề mặt gia công cao tốc đối với vật liệu nhẹ có chất
lượng cao, chất lương khi gia công cao tốc ở một số vị trí có thể sánh với mài.
Ý nghĩa thiết thực: Phay cao tốc với kim loại nhẹ Al và Magiê là hai loại vật
liệu được ứng dụng rất nhiều trong thực tế có đến 95% được ứng dụng trong máy
bay và công nghệ ôtô. Kết quả đạt được chất lượng bề mặt cao và thời gian gia công
ngắn.
c, Cơ chế bôi trơn với số lượng tối thiểu trong phay cao tốc với vật liệu thép
tôi.
Do tác giả: Y.S. Liao, H.M. Lin. Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Đại học Quốc gia
Đài Loan, Đài Bắc 106, Đài Loan, được đăng trên tạp chí máy công cụ và sản xuất.
Nội dung của bài báo cáo:
Báo cáo nói lên tỷ lệ mòn của dụng cụ cắt do nhiệt là một vấn đề quan trọng
cần được giải quyết trong gia công cao tốc đối với thép tôi. Nhưng vẫn đề tưới
nguội trong phay cao tốc nói riêng và gia công cao tốc nói chung hiện nay vẫn
không giải quyết được hết các vấn đề này, đặc biệt trong gia công thép tôi. Các
dung dịch tưới nguội được dùng trong quá trình gia công ở đây có thể coi là làm
mát và bôi trơn, vì thế nhiệt cắt có thể giảm ảnh hưởng đến mòn dụng cụ và độ
bóng bề mặt gia công cũng được cải thiện. Tuy nhiên trong gia công liên tục đặc

biệt ở tốc độ cao quá trình cắt gọt gây ra các biến động của nhiệt độ cắt phát sinh
tạo ra các vết nứt trên các cạnh của lưới cắt và sau đó gây mẻ lưỡi cắt. Để giảm

15


thiểu mức độ tác động này gần như không còn trong nội dung của bài báo cáo này
nói lên việc nghiên cứu sâu hơn quá trình làm mát khi phay cao tốc với thép tôi,
bằng cơ chế bôi trơn với số lượng tối thiểu (Minimum quantity lubrication-MQL).
Quá trình nghiên cứu này đi sâu vào cơ chế MQL trong phay cao tốc được tìm
hiểu sâu hơn.
Thực nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành trên máy 1 máy trung tâm gia công đứng vật liệu
được sử dụng ở đây là NAK80 ( tương ứng với AiSi-p21,41HRC).
Dụng cụ được sử dụng bằng dao thép gió đường kính của hãng Sandivk
(R390-UT308M-PM1025) phủ Tian có khả chiu được nhiệt độ cao.
Quá trình thí nghiệm: Chộn một ít nhớt phân huỷ sinh học tổng hợp Ester và
dung dich Castrol ES3 đây chính là dung dịch bôi trơn sử dụng cho quá trình thí
nghiệm (MQL). Quá trình bôi trơn được thực hiên bằng cách cho dung dịch được
cung cấp làm mát bằng hệ thống bôi trơn STEIDLE với tốc độ dòng chảy là 10 ml/h
và áp suất bơm là 0,45Mpa.
Tốc độ cắt được thực hiện ở các thông số cắt sau: Vc =300, 400, 500(m/ph);
lượng chạy dao Sr = 0,1; 0,15; 0,2(mm/rang) với chiều sâu ăn dao là 0,3mm.
Lực cắt được đo bằng lực kế KISLER, độ mòn của dao được đo bằng thiết bị
của NIKONMM40, ngoài ra còn kính hiện vi và thiết bị SEM.
Kết quả:
Nghiên cứu thấy răng cơ chế của MQL trong HSM bằng thép tôi, kết quả cho
thấy rằng so với cắt khô, việc thực hiện cơ chế MQL đều cho kết quả cao như tiêu
chí cần đạt: tuổi thọ của dao cao chất lượng bề mặt chi tiết tốt và được thể hiện ở tất
cả tốc độ cắt đưa ra tại nghiên cứu này. Vai trò của cơ chế MQL trong HSM với

thép cứng đã được làm rõ, trong quá trình thí nghiệm dung dich bôi trơn đã cung
cấp thêm oxy để thúc đẩy sự hình thành một lớp oxit bảo vệ lưỡi cắt. Lớp oxit này
là hợp chất của Fe, Mn, Si và Al và được kiểm chứng cho thấy rằng nó như một rào
cản có hiểu quả giúp giảm nhiệt sinh ra trong quá trình cắt ảnh hưởng đến dụng cụ
và bề mặt chi tiết gia công. Kết quả tìm ra được một chế độ cắt tối ưu mà tại đó

16


hình thành lớp oxit ổn định. Khi tốc độ cắt nhỏ hơn tốc độ tối ưu, có lớp oxit nhưng
ít hơn và tuổi thọ của dao trong trường hợp này thấp hơn và hiểu quả của quá trình
cắt không được cao. Như khi tốc độ cắt cao hơn nhiều so với tối ưu giá trị, các lớp
bảo vệ đã vắng mặt và nhiệt vết nứt xuất hiện là kết quả từ sự biến động lớn về
nhiệt độ đã được tìm thấy trên bề mặt của lưỡi cắt. Do đó, ứng dụng MQL không
phải là xuất phát ở tốc độ cắt cực cao mà trong phạm vi tốc độ nao đó thì mới đạt
được hiểu quả của quá trình cắt.
Ngoài báo cáo nghiên cứu: “Cơ chế bôi trơn với số lượng tối thiểu trong
phay cao tốc với vật liệu thép tôi “
Và nhiều các nghiên cứu khác đã và đang được công bố:
- Ảnh hưởng của các chất bôi trơn số lượng tối thiểu trong phay cao với
vật liệu AISI D2 thép có độ cứng cao (62HRC) với dao phủ Carbide.
Của nhóm tác giả:
- M.C. Kang; K.H. Kim ; S.H. Shin : Quốc gia Trung tâm Nghiên cứu Vật
liệu Giải pháp Hybrid Vật liệu, Đại học Quốc gia Pusan, San 30, Jangjeon-Dong,
Keumjung-Ku, 609-735 Busan, Hàn Quốc.
- S.H. Jang và J.H. Park. Trường Cơ khí, Đại học quốc gia Pusan, San 30,
Jangjeon-Dong, Keumjung-Ku, 609-735 Busan, Hàn Quốc.
- C. Kim Viện nghiên cứu Công nghệ cơ khí, Đại học quốc gia Pusan, San
30, Jangjeon-Dong, Keumjung-Ku, 609-735 Busan, Hàn Quốc
Được đăng trên Tạp Chí Công Nghệ

- Gia công khô và Bôi trơn với số lượng tối thiểu.
Của nhóm tác giả:
- K. Weinert thuộc Đại học Dortmund, Đức
- I. Inasaki thuộc Khoa hoá học và Công nghệ, Đại học Keio, Yokohama,
Nhật Bản.
- JW Sutherland, Kỹ thuật Cơ khí, Đại học Công nghệ Michigan, Houghton,
Michigan, USA.
- T. Wakabayashi Khoa Kỹ thuật, Đại học Kagawa, Takamatsu, Nhật Bản.
Được đăng trên Tạp Chí Công Nghệ.
- Nghiên cứu về Ma Sát trong bôi trơn với số lượng tối thiểu trong cắt gọt

17


Nhóm tác giả thực hiện:
- S. Minl, I. lnasakil Khoa hoá học và Công nghệ, Đại học Keio, Yokohama,
Nhật Bản.
- T. Wadal, S. Suda . Phòng thí nghiệm Nghiên cứu dầu mỡ bôi trơn, Tổng
công ty Nippon Oil, Yokohama, Nhật Bản.
- T. Wakabayashi Khoa Kỹ thuật, Đại học Kagawa, Takamatsu, Nhật Bản
Được đăng trên Tạp Chí Vật liệu và Công nghệ trong gia công.
- Tự động lựa chọn tốc độ tối ưu của trục chính khi gia công cao tốc,
đăng trên tạp chí quốc tế máy công cụ & Sản xuất.
Do tác giả :
- Bediaga a, J. Mun˜oa a, J. Herna´ndez a, L.N. Lo´ pez de Lacalle b, Khoa cơ khí – Trường Đai học kỹ thuật Basque – Tây Ban Nha.
- Lựa chọn các thông số gia công tối ưu trong gia phay cao tốc với thép
tôi cứng dùng cho khuôn phun.
Nhóm tác giả thực hiện:
- J. Vivancos v à C. J. Luis b thuộc Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Đại học Kỹ
thuật Catalonia, Catalonia, Tây Ban Nha.

- L. Costa thuộc Cơ khí chế tạo máy , Đại học Công Navarre, Tây Ban Nha
Đăng trên tạp chí quốc tế máy công cụ & Sản xuất.
Và còn nhiều các nghiên cứu khác trong lĩnh vực gia công cao tốc.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
3.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của cuộc sống các sản phẩm phục vụ
nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Để làm ra các sản phẩm cơ khí có các
thông số kỹ thuật phức tạp bằng các máy móc và kỹ thuật cổ điển là rất khó có thể
đạt được độ chính xác khi gia công được các bề mặt có độ phức tạp cao. Với sự phát
triển của các ngành khoa học kỹ thuật hiện đại: công nghệ hàng không, chế tạo ôtô,
khuôn mẫu, quân sự, thì xuất hiện càng nhiều các chi tiết đồi hỏi độ chính xác cao.

18


Việc ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ mới như máy công cụ gia công cao tốc
CNC, công nghệ tạo mẫu nhanh đã giúp cho việc gia công các chi tiết có hình dáng
hình học phức tạp được dễ dàng hơn, đạt độ chính xác cao hơn. Cùng với đó, con
người ngày càng hoàn thiện các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đó. Nhiều đề tài
nghiên cứu, báo cáo khoa học về các khía cạnh, các vấn đề trong quá trình gia công
các chi tiết có hình dáng hình học phức tạp đã được trình bày trong các tạp chí
chuyên ngành. Với mục đích góp phần nâng cao độ chính xác và năng suất gia công
các chi tiết có thông số hình học phức tạp. Với sự phát triển không ngừng của xã
hội, sự hội nhập ngày càng cao của đất nước ta với thế giới với nền kinh tế mở mà
mấy năm gần đây máy CNC đã trở nên phổ biến trong các nhà máy, cơ sở sản xuất.
Bởi vậy việc tiếp cận các phương pháp gia công hiện đại luôn là nhu cầu cấp thiết
trong nền kinh tế thị trường. Một trong những phương pháp gia công đó là gia công
cao tốc. Là phương pháp gia công giúp cho việc gia công các chi tiết có hình dáng
hình học phức tạp trở nên đơn giản hơn, đạt độ chính xác cao hơn và năng suất tăng
nhanh hơn. Phương pháp gia công mới này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: y học, khuôn mẫu, công nghệ hàng không, chế tạo ô tô, quân sự, mĩ thuật,…v.v.

Bởi vậy việc nghiên cứu độ chính xác khi gia công cao tốc các chi tiết có
hình dáng hình học phức tạp trên máy cao tốc CNC nhằm nâng cao độ chính xác
của chi tiết gia công, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao đông
đạt hiểu quả cao.
3.2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Khi Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ khi tiện cao tốc
đến độ chính xác gia công trên máy tiện CNC với vật liệu thép C45. Ở đây độ chính
xác gia công là một thông số mang tính tổng hợp, tuy nhiên hai yếu tố rất quan
trọng trong độ chính xác gia công là độ chính xác về kích thước và độ nhám bề mặt
thì lại có quan hệ mật thiết với nhau, trong độ nhám bề mặt Ra bằng khoảng 5-20%

19


dung sai kích thước. Bề mặt có độ nhám bề mặt nhỏ thì độ chính xác về kích thước
hình học mới cao và ngược lại.
Do vậy phạm vi luận văn này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu ảnh hưởng của
các thông số công nghệ: tốc độ cắt V(m/ph), lượng chạy dao S(mm/vòng) tới độ
nhám bề mặt chi tiết máy (Ra và Rz) khi tiện cao tốc trên máy tiện CNC được thực
hiện với vật liệu thép C45 bằng phương pháp thực nghiệm.
4. Kết luận.
Qua nghiên cứu tổng quan về quá trình gia công cao tốc, tìm hiểu các công
trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Kết hợp với việc nghiên cứu sự ảnh
hưởng các thông số công nghệ khi gia công cao tốc đến độ chính xác gia công thấy
rằng:
- Gia công cao tốc đã và sẽ có một vị trí quan trọng trong ngành cơ khí chính
xác do khả năng gia công tốc độ cao những vật liệu có độ cứng, độ bền cao, cho độ
chính xác và độ bóng bề mặt cao.
- Gia công cao tốc thường được chọn là nguyên công gia công tinh lần cuối vì
vậy chất lượng bề mặt chi tiết gia công có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng làm

việc sau này của chi tiết máy. Chất lượng bề mặt thường được chọn làm chỉ tiêu để
tối ưu hóa quá trình gia công tinh.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ trong quá trình gia
công tiện cao tốc tới chất lượng bề mặt chi tiết gia công là cơ sở để tìm ra các biện
pháp nâng cao độ chính xác gia công khi tiện cao tốc.
- Các thông số công nghệ: tốc độ cắt V(m/ph), tốc độ chạy dao S(mm/vòng)
có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bề mặt của chi tiết gia công cao tốc. Khi đã
nghiên cứu, xác định được sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ của quá trình
tiện cao tốc đến độ chính xác gia công chúng ta có thể lựa chọn cho các thông số
các giá trị tối ưu. Và chất lượng bề mặt chi tiết sẽ được nâng cao.
- Việc nâng cao chất lượng chi tiết khi gia công tiện cao tốc sẽ dẫn đến một hệ
quả là các máy móc, thiết bị gia công cao tốc đó sẽ đạt độ chính xác cao hơn, quá
trình hoạt động tốt hơn.

20


Công nghiệp phát triển và yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Do
đó, việc nghiên cứu làm sao để sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt nhất, hiệu quả
kinh tế cao nhất là một việc làm không thể thiếu. Một trong số những nghiên cứu
quan trọng đó chính là xem xét sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ khi gia
công trên máy cao tốc đến chất lượng bề mặt chi tiết. Với kết quả của nghiên cứu
này sẽ là cơ sở cho quá trình tối ưu hóa các thông số công nghệ khi gia công cao tốc
trên máy tiện CNC với vật liệu thép C45.

21


CHƯƠNG 2
ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG

1. Độ chính xác gia công.
1.1. Khái niệm về độ chính xác gia công.
Các chi tiết máy (CTM) khi được thiết kế đều phải có các yêu cầu kỹ thuật
nhất định để đảm bảo tính năng làm việc của chúng. Đó có thể là độ chính xác về
kích thước, chất lượng bề mặt hay vị trí tương quan. Tuy nhiên, đó mới chỉ là trên
bãn vẽ thiết kế. Khi gia công, việc đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết
được ghi trên bản vẽ là rất cần thiết. Thực tế là giữa chi tiết được gia công với chi
tiết lý tưởng trên bản vẽ có những sai lệch khác nhau và các sai số đó được gọi là
sai số gia công. Do vậy, độ chính xác gia công đã được định nghĩa như sau:
“Độ chính xác gia công của chi tiêt máy là mức độ giống nhau về kích thước,
hình dáng và vị trí tương quan giữa chi tiết gia công trên máy và chi tiết lý tưởng
trên bản vẽ thiết kế”.
Độ chính xác của chi tiết máy được đánh giá theo các yếu tố sau đây:
a, Độ chính xác kích thước.
Đó là độ chính xác về kích thước thẳng hoặc kích thước góc. Độ chính xác
kích thước được đánh giá bằng sai số của kích thước thực so với kích thước lý
tưởng được ghi trên bản vẽ.
b, Độ chính xác hình dáng hình học.
Đó là mức độ phù hợp giữa hình dáng hình học và hình dáng hình học lý
tưởng của chi tiết. Ví dụ, khi gia công chi tiết là mặt phẳng, độ chính xác hình dáng
hình học được đáng giá qua độ phẳng của nó so với độ phẳng lý tưởng.
c, Độ chính xác vị trí tương quan.
Độ chính xác này thực chất là sự xoay đi một góc nào đó của bề mặt này so
vơi bề mặt kia ( dùng làm chuẩn). Độ chính xác vị trí tương quan thường được ghi
thành một điều điện kỹ thuật trên bản vẽ thiết kê. Ví dụ , độ song song, độ vuông
góc, độ đồng tâm,..v.v.

22



Nói chung, độ chính xác gia công là chỉ tiêu khó đạt nhất và gây tốn kém
nhất kể cả trong quá trình xác lập cũng như trong quá trình chế tạo. Độ chính xác
gia công là một yếu tố rất quan trọng trong gia công cơ khí, nó phản ánh trình độ gia
công của một nền sản xuất cơ khí. Tuy niên, việc nâng cao độ chính xác gia công là
điều rất cần thiết vì điều đó sẽ làm nâng cao chất lượng sử dụng của chi tiết máy,
làm giảm thời gian lắp ráp sản phẩm...v.v. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng, việc
nâng cao độ chính xác gia công đồng nghĩa với việc giá thành chi tiết sẽ bị nâng cao
như đựơc chỉ ra trong hình 2.1.
G i¸ th µ n h

D u n g s a i c h Õ t¹ o

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa độ chính xác gia công và giá thành sản phẩm
Độ chính xác gia công trong điều kiện sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, do đó người ta thường gia công chi tiết với “độ chính xác kinh tế” chứ không
phải “ độ chính xác có thể đạt tới “.
Độ chính xác có thể đạt tới” là độ chính xác đạt được trong những điều kiện
đặc biệt không tính đến giá thành gia công (máy chính xác, đồ gá tốt, công nhân có
tay nghề cao,..).

23


Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các phương pháp gia công và giá thành
Hình 2.2 mô tả mối quan hệ giữa giá thành gia công (C) và độ chính xác (sai
số: δ) của các phương pháp cắt gọt khác nhau. Đường 1 mô tả quan hệ giữa C và δ
khi gia công thô, đường 2- khi gia công tinh và đường 3 - khi mài.
Ta thấy đường cong 2 cắt cả hai đường cong 1 và 3, tạo ra 3 vùng I,II,III
khác nhau. Như vậy,vùng I có thể gọi là độ chính xác có thể đạt tới (độ chính xác
cao nhất), vùng II là độ chính xác kinh tế còn vùng III là độ chính xác đảm bảo.Ta

có thể phân tích các đường cong này như sau: Ví dụ, bằng phương pháp phay tinh
(đường cong 2) có thể đạt được mức độ chính xác ở vùng I nhưng giá thành C cao
Vì vậy bằng phương pháp mài cho ta giá thành hạ hơn(đường cong 3). Độ chính xác
ở vùng III có thể đạt được bằng phay tinh ( đường cong 2) nhưng tốt hơn là dùng
phương pháp phay thô ( đường cong 1). Để đạt độ chính xác ở vùng II tốt nhất là
dùng phương pháp phay tinh vì có giá thành hạ nhất.
1.2. Các nguyên nhân gây ra sai số gia công.
Khi gia công một lọat chi tiết trong cùng một điều kiện xác định mặc dù
những nguyên nhân gây ra từng sai số của mỗi chi tiết là giống nhau nhưng sai số
tổng cộng trên từng chi tiết lại khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do tính
chất khác nhau của các sai số thành phần. Một số sai số xuất hiện trên từng chi tiết
của cả lọat đều có giá trị không đổi theo một qui luật nào đó. Những sai số này gọi
là sai số hệ thống cố định hoặc hệ thống thay đổi. Có một số sai số khác mà giá trị

24


×