Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PTTM dược phẩm an phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.71 KB, 59 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại Học Thương Mại

TÓM LƯỢC
Qua thời gian thực tập tại công ty, trên cơ sở những kiến thức đã học và qua nghiên
cứu tài liệu, em xin lựa chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện triển khai chiến lược kinh
doanh của công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát ’’
Nội dung khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách triển khai chiến lược kinh
doanh tại doanh nghiệp.
Trong chương 1, luận văn đã làm rõ một số lý luận về chiến lược, triển khai chiến
lược, nội dung của triển khai chiến lược và một số lý thuyết liên quan, nêu tổng quan
các công trình nghiên có liên quan, xây dựng mô hình nội dung của đề tài bao gồm:
Phân tích nội dung chiến lược kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển
khai chiến lược kinh doanh của công ty; Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và điều chỉnh
các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty.
Chương 2: Các kết quả phân tích thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của công
ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.
Qua một số phương pháp nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được tổng quan tình hình
và các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty. Phân
tích, đánh giá được việc thiết lập các mục tiêu hàng năm, xây dựng các chính sách,
phân bổ nguồn lực để hỗ trợ cho việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty dựa
trên các kết quả điều tra.
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị về hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh
doanh tại công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.
Từ phân tích thực trạng về việc triển khai chiến lược kinh doanh của công ty ở chương
2, chương 3 đưa ra những kết quả đạt được,những tồn tại chưa giải quyết và nguyên
nhân của những tồn tại đó, dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát
triển của công ty. Đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện triển khai
chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.




Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại Học Thương Mại

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành, ngoài vận dụng những kiến thức, kỹ năng
trong suốt bốn năm học học tập tại trường, những hiểu biết trong quá trình thực tập tại
Công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát. Em còn nhận được sự giúp đỡ của nhiệt
tình của nhiều thầy cô giáo, anh chị và bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ths. Phùng Mạnh Hùng
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em từ những mặt nhỏ nhặt nhất. Thầy đã
định hướng đưa ra những phương pháp, kỹ năng cơ bản giúp em hoàn thành bài khóa
luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Đồng thời e xin gửi lời cám ơn tới bộ môn chiến
lược nói riêng và các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại nói chung đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập để có kiến thức hoàn thiện bài khóa
luận.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc và toàn thể các nhân
viên trong Công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát tạo điều kiện cho em thực
tập tại công ty và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp, kiến thức và khả năng bản thân còn hạn chế
do đó bài khóa luận còn nhiều khiếm khuyết và thiếu sót. Kính mong các thầy cô và
các anh chị trong công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát góp ý, chỉ bảo để bài
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Chân thành cám ơn!


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại Học Thương Mại

MỤC LỤC


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại Học Thương Mại

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại Học Thương Mại

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ


Khóa luận tốt nghiệp

6

Trường Đại Học Thương Mại

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNHH
PTTM

CLKD
KD
DN

GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

Trách nhiệm hữu hạn
Phát triển thương mại
Chiến lược kinh doanh
Kinh doanh
Doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

7

Trường Đại Học Thương Mại

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, thị trường luôn biến
động vì vậy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn và họ luôn hướng tới những
sản phẩm có chất lượng cao. Điều đó tạo nên tính cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp. Chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến
lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn và linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể của doanh
nghiệp.
Triển khai chiến lược kinh doanh là một bước đi mà bất cứ một doanh nghiệp nào

cũng phải thực hiện. Để thành công trong triển khai chiến lược kinh doanh đòi hỏi
doanh nghiệp phải tiến hành nhận dạng, dự báo nhanh chóng và chính xác hơn các kế
hoạch kinh doanh để có thể đáp ứng với những thay đổi của môi trường kinh
doanh.Tuy nhiên trên thực tế, triển khai chiến lược kinh doanh không phải là một việc
dễ thực hiện. Để đạt được các mục tiêu và các chiến lược kinh doanh đã đề ra đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp phải phân tích, xây dựng được các chính sách và phân bổ hợp lý các
nguồn lực. Vì vậy công tác triển khai chiến lược kinh doanh là một giai đoạn quan
trọng đảm bảo cho chiến lược của doanh nghiệp thành công.
Công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát là công ty chuyên phân phối các loại
sản phẩm về dược phẩm, thực phẩm chức năng…việc xây dựng và triển khai chiến
lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với công ty. Tuy nhiên trong thời gian
thực tập tại công ty em nhận thấy bên cạnh những cơ hội thì công ty có rất nhiều khó
khăn, thách thức cần phải đối mặt khi môi trương kinh tế thay đổi, hệ thống pháp luật
chưa hoàn thiện, có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường. Vì vậy việc xây dựng
và triển khai chiến lược kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với công ty. Chính
sách marketing với hoạt động phân phối và xúc tiến chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo
được dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Trong chính sách nhân sự còn nhiều hạn chế
trong công tác tuyển dụng, đạo tạo và phát triển. Vì vậy trong thời gian thực tập tìm
hiểu nghiên cứu tại công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát, nhận thấy cần phải
hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh công ty. Do đó tác giả chọn đề tài “ Giải
pháp hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PTTM dược
phẩm An Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp


8

Trường Đại Học Thương Mại

Thông qua việc nghiên cứu đề tài “ Giải pháp hoàn thiện triển khai chiến lược
kinh doanh tại công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát” tác giả hướng tới các mục
tiêu nghiên cứu sau:
Một là, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chiến lược, chiến lược kinh
doanh và triển khai chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.
Hai là, trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu tiến hành điều tra, phân tích và
đánh giá thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH PTTM dược
phẩm An Phát. Những thành công và hạn chế mà doanh nghiệp đạt được trong công
tác này, và nguyên nhân của những hạn chế.
Ba là, xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh
cho công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.Trong đó giúp doanh nghiệp mở rộng
hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng trên thị trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sau khi nghiên cứu hoàn thành hướng tới ba mục tiêu sau đây :
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của
công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.
- Trên cơ sở phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ đó đánh giá thực trạng
triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.
- Đưa ra các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược
tại công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu : Các yếu tố, công cụ, quy trình hình thành và tác động
tới hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH PTTM dược
phẩm An Phát.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác triển khai chiến lược kinh

doanh,nghiên cứu việc áp dụng các nội dung trong triển khai chiến lược kinh doanh
vào công ty.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công ty TNHH PTTM
dược phẩm An Phát dựa trên những số liệu từ năm 2014 đến năm 2016, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai chiến lược.

GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

9

Trường Đại Học Thương Mại

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường chính là thị
trường miền Bắc của công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát với sản phẩm chủ đạo
là thuốc và dược phẩm chức năng.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Lý luận, thực tiễn quản trị chiến lược nói chung và triển khai quản trị chiến
lược kinh doanh nói chung được các nước phát triển rất quan tâm. Có thể kể một vài
cuốn sách liên quan trên thế giới:
[1] Fred R.David (2007), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê. Đây
là cuốn sách trình bày hệ thống các vấn đề về chiến lược và đưa ra cái nhìn tổng quát
về chiến lược.
[2] Gary D.smith, D.R.Arnod, B.G.Bizzell ( 2003), chiến lược và sách lược
kinh doanh, NXB Thống kê. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức cần

thiết từ khái niệm chiến lược, sách lược kinh doanh đến phân tích môi trường kinh
doanh cụ thể, hoạch định chiến lược, triển khai chiến lược.
[3] Simon Ramo ( 2010), Dự báo chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh Cuốn sách đã đưa những nguyên tắc dự báo chiến lược trong kinh
doanh có khả năng mang lại sự tăng trưởng cà lợi nhuận cho doanh nghiệp như: dự
báo ngắn hạn, phép ngoại suy, khả năng và các yếu tố ngoại cảnh ngoài ra còn dựa vào
những khả năng trong tương lai.
5.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
Các cuốn sách, bài giảng có đề cập đến chiến lược kinh doanh, công tác triển
khai chiến lược kinh doanh tiêu biểu như:
[1] PGS.TS Lê Thế Giới- TS Nguyễn Thanh Liêm- ThS Trần Hữu hải ( 2007),
Quản trị chiến lược, NXB Thống kê
[2] Đào Công Bình, Triển khai chiến lược kinh doanh, NXB Tuổi trẻ
[3]GS.TS Nguyễn Bách Khoa(2003), chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB
Thống kê
[4]Bài giảng: Quản trị chiến lược và Chiến lược kinh doanh quốc tế, Trường
Đại học Thương mại.
Bên cạch đó là một số đề tài luận văn tại thư viện có liên quan đến hoàn thiện
triển khai chiến lược kinh doanh.
-Đề tài: “ Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần
truyền thông SEM” Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

10


Trường Đại Học Thương Mại

- Đề tài: “ Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần
sách Alphabook” Trường Đại học Thương Mại
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty cổ TNHH PTTN dược phẩm
An Phát, tác giả nhận thấy chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về hoàn thiện triển khai
chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát. Do vậy, tác giả
có thể khẳng định đây là một đề tài không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.1.1. Phương pháp thu thập thứ cấp
Thu thập các báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2017 của công ty thông qua
phòng kế toán, sơ đồ cơ cấu tổ chức thông qua phòng hành chính nhân sự. Các thông
tin liên quan đến doanh nghiệp thông qua các trang web và các trang chuyên mục,
báo...Các tài liệu luận văn có tên đề tài liên quan, các sách về kinh tế, quản trị chiến
lược.
6.1.2. Phương pháp dữ liệu sơ cấp
6.1.2.1. phương pháp xác định phiếu điều tra
- đối tượng: trên cơ sở phiếu điều tra đã phát cho các cá nhân được điều tra ở các
bộ phận khác nhau, tác giả thu thập thông tin liên quan đến triển khai chiến lược kinh
doanh của nghiệp.
- Nội dung : nội dung của chiến lược kinh doanh, thực trạng quản trị mục tiêu
ngắn hạn và các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Các mức độ đánh giá được
chia ra thành các cấp độ khác nhau.Phương pháp điều tra trắc nghiệm được sử dụng.
Số lượng phiếu phát ra: 13 phiếu
Số lượng phiếu thu về hợp lệ: 10 phiếu
Nội dung điều tra: Sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm gồm 10 câu, được thiết kế
theo nội dung lí thuyết hoàn thiện chiến lược kinh doanh. Các câu hỏi tập trung về
thực trạng triển khai chính sách marketing, thị trường mục tiêu và lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp,

Thời gian thu thập thông tin: từ ngày 21/3/2017 đến ngày 25/3/2017.
6.1.2.2.Bản câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu
Đối tượng được phỏng vấn: Giám đốc công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát
– bà Nguyễn Thị Thanh Huyền
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

11

Trường Đại Học Thương Mại

Thời gian điều tra: Tại văn phòng công ty, vào ngày 21/3/2017
Nội dung điều tra: Các câu hỏi xoay quanh việc quản trị các mục tiêu ngắn hạn,
quản trị các chính sách, tầm nhìn của nhà quản trị và định hướng phát triển của doanh
nghiệp.
6.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập được các dữ liệu sơ cấp, tiến hành thống kê và vẽ biểu đồ bằng
phần mềm excel đưa ra được số liệu đã thống kê xử lí, sau đó tiến hành phân tích
thông tin, đưa ra các kết luận, đánh giá bằng phương pháp tổng hợp và kiến thức về
quản trị nói chung và quản trị chiến chiến lược nói riêng của tác giả.
7. Kết cấu đề tài
- Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện triển khai chiến lược
kinh doanh.
của doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoàn thiện triển khai chiến lược

kinh doanh của công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh
doanh của công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRIÊN KHAI CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

12

Trường Đại Học Thương Mại

1.1.1. các khái niệm
1.1.1.1.khái niệm chiến lược
Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ
bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như
sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”.
Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một
tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định
dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường
và thoả mãn mong đợi của các bên liên quan”.
Bên cạnh khái niệm chiến lược còn có khái niệm chiến lược kinh doanh: “chiến
lược kinh doanh được hiểu là tập hợp những quyết định và hành động nhằm hướng
đến các mục tiêu để các nguồn lực của doanh nghiệp đáp ứng được những cơ hội và

thách thức từ môi trường bên ngoài”.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình
hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ
hợp các mục tiêu dài hạn cà các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến mục tiêu đó.
1.1.1.2.Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh
thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về
việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với
các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới. Triển khai chiến lược có vị trí
quan trọng trong hoạt động quản trị chiến lược của công ty. Là hoạt động đi sau hoạch
định chiến lược cho phép công ty triển khai, thực thi được các kế hoạch, mục tiêu mà
doanh nghiệp đặt ra trong hoạch định chiến lược.Triển khai chiến lược là bước thực
hiện các kế hoạch, mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó.
1.1.1.3.Khái niệm triển khai chiến lược kinh doanh
Theo quan điểm của PGS.TS Ngô Kim Thanh “ Triển khai chiến lược kinh
doanh là việc chia nhỏ các mục tiêu dài hạn của DN thành các mục tiêu ngắn hạn
cùng với sự phân bổ nguồn lực và thiết lập các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đề
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

13

Trường Đại Học Thương Mại

của tổ chức”.
Có thể hiểu theo một cách khác, triển khai chiến lược là một giai đoạn của quản

trị kinh chiến lược tại DN. Nó là quá trình chuyển từ ý tưởng chiến lược đã được
hoạch định thành các hành động cụ thể hàng năm. Nếu như hoạch định chỉ là những
tính toán, dự định trên giấy tờ thì triển khai chiến lược lại phải đặt trong môi trường
kinh doanh luôn biến động nên đòi hỏi có sự phối hợp giữa lãnh đạo và nhân viên
trong công ty thì triển khai chiến lược mới hiệu quả.
1.1.1.4. Chính sách trong triển khai chiến lược kinh doanh
Chính sách kinh doanh được định nghĩa là: “Những chỉ dẫn chung chỉ ra những
giới hạn hoặc ràng buộc về cách thức để đạt tới mục tiêu”[ BG QTCL, ĐHTM]. Chính
sách có vai trò như là một phương tiện nhằm đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp.Chính sách nhằm chỉ ra những giới hạn về cách thức đạt tới mục tiêu chiến
lược. Các chính sách được lập ra để hỗ trợ và củng cố tối đa cho các mục tiêu dài hạn
đã đặt ra từ trước.Các chính sách cần phải cụ thể và ổn định vì nhiệm vụ của chúng là
làm giảm những bất trắc trong hoạt động chung và tạo ra sự thống nhất, nhịp nhàng
trong công việc của nhóm và cá nhân. Các chính sách sẽ xác định những quyết định
kinh doanh hàng ngày trong quản trị chiến lược.
1.1.2. Một số lý thuyết cơ bản
1.1.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược trong kinh doanh

GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

14

Trường Đại Học Thương Mại

Hình 1.1: Mô hình 7s của McKensy.

[Nguồn: Mc.Kinsey, năm 1982]
Mô hình 7S của McKinsey cho phép nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến triển
khai chiến lược. Hiệu quả triển khai chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâm
đầy đủ tới 7 nhân tố mà còn phụ thuộc vào tác động của các nhân tố này dưới góc độ
hệ thống. Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược trong mô hình 7S bao gồm:
-

Chiến lược (strategy): Giúp gìn giữ và xây dựng các lợi thế cạnh tranh trước đối
thủ.Tạo ra những hoạt động có định hướng mục tiêu của doanh nghiệp theo một kế
hoạch nhất định hoặc làm cho doanh nghiệp thích ứng với môi trường xung quanh.

-

Chiến lược đúng sẽ chi phối về sự thành công hay thất bại.
Cấu trúc (structure): Chỉ ra cách thức tổ chức của công ty và hệ thống báo cáo liên
cấp.Là cơ sở cho chuyên môn hóa, điều phối và hợp tác giữa các bộ phận doanh

-

nghiệp. Cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào chiến lược, quy mô và số lượng sản phẩm.
Hệ thống (systems): Bao gồm các hoạt động thường ngày cũng như quy trình mỗi
nhân viên phải tham gia để thực hiện xong công việc.Các quy trình đều đặn, cũng như

-

các dòng thông tin chính thức, không chính thức hỗ trợ việc thực hiện chiến lược.
Giá trị chia sẻ ( shared values): Hay còn gọi là mục tiêu cao cả bao gồm gồm giá trịcốt
lõi của công ty được minh chứng trong văn hóa công ty minh chứng trong văn hóa
công ty và đạo đức làm việc chung.
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng


SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp
-

15

Trường Đại Học Thương Mại

Phong cách (style): Những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách họ sử
dụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang tính biểu

-

tượng. Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những gì họ nói.
Đội ngũ nhân viên (staff): những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhân
viên và tạo ra cho họ những giá trị cơ bản.
- Kỹ năng (skill): những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức.
1.1.2.2. Lí thuyết về triển khai chiến lược kinh doanh
Có ba vấn đề chính trong trong triển khai chiến lược kinh doanh là : thiết lập
mục tiêu ngắn hạn, xây dựng chính sách và phân bổ nguồn lực.
- Thiết lập mục tiêu hàng năm : mục tiêu hàng năm là những cột mốc mà doanh
nghiệp phải đạt được, để đạt tới mục tiêu dài hạn. Cũng như các mục tiêu dài hạn, các
mục tiêu hàng năm phải đo lường được, có định lượng, có tính thách thức, thực tế phù
hợp và có mức độ ưu tiên. Các mục tiêu này được đề ra ở cấp doanh nghiệp, các bộ
phận chức năng và các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng chính sách : là những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra những giới hạn về
cách thức đạt tới mục tiêu chiến lược. Các chính sách được xây dựng phải cụ thể có

tính ổn định, phải tóm tắt và tổng hợp thành các văn bản hướng dẫn, các quy tắc,thủ
tục mà các chỉ dẫn này đóng góp tích cực cho việc đạt tới các mục tiêu của chiến lược
chung. Một số chính sách trong triển khai chiến lược như : chính sách marketing,
chính sách tài chính, chính sách nhân sự.
- Phân bổ các nguồn lực : nguồn lực của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực
bao gồm con người, các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống thông
tin. Phân bổ nguồn lực là hoạt động trọng tâm trong việc thực hiện chiến lược kinh
doanh, các nguồn lực cần phân bố sao cho hợp lí giữa các bộ phận và các đơn vị trong
tổ chức nhằm đảm bảo được lựa chọn thực hiện một cách tốt nhất.
- Thay đổi cấu trúc tổ chức: Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp là tập hợp các
chức năng và quan hệ mang tính chính thức xác định các nhiệm vụ mà mỗi đơn vị của
doanh nghiệp hoàn thành, đồng thời xác định cả các phương thức hợp tác giữa các đơn
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

16

Trường Đại Học Thương Mại

vị này. Tùy vào chiến lược của doanh nghiệp mà lựa chọn cấu trúc tổ chức khác nhau.
Các loại cấu trúc tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh: cấu trúc theo chức năng,
cấu trúc bộ phận và cấu trúc theo USB, cấu trúc ma trận và cấu trúc toàn cầu. Tùy vào
sự phát triển của doanh nghiệp cũng như chiến lược của doanh nghiệp trong từng thời
điểm khác nhau mà cấu trúc tổ chức thay đổi cho phù hợp với doanh nghiệp.
- Phát triển lãnh đạo chiến lược: Là một hệ thống những tác động nhằm thúc
đẩy những con người tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm

đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Là những chỉ dẫn, điều khiển, a
quyết định, động viên, điều chỉnh để hiện thực hóa tương lai.
- Phát huy văn hóa doanh nghiệp :Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các
niềm tin, giá trị được chia sẻ và học hỏi bởi các thành viên của tổ chức, được xây dựng
và truyền bá trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa
doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả thực thi chiến lược. Văn hóa mạnh sẽ tạo
được sự thống nhất và tuân thủ cao đối với giá trị, niềm tin của tổ chức, là cơ sở quan
trọng tạo nên một “công thức thành công” cho các doanh nghiệp trên con đường hội nhập.

GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

17

Trường Đại Học Thương Mại

1.2. Phân định nội dung hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh
1.2.1. Mô hình nội dung triển khai chiến lược kinh doanh
Nhận dạng các đặc điểm của đơn vị
KD chiến lược- USB trong triển khai
CLKD
Xác định các nội dung của chiến lược
KD
Quản trị các mục tiêu ngắn hạn trong
triển khai CLKD
Triển khai các chính sách kinh doanh


Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu nghiên cứu hoàn thiện triển khai chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp
[Nguồn: Bài giảng quản trị chiến lược , 2011]
1.2.2. Nội dung nghiên cứu triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1. Xác định các đặc điểm của SBU trong triển khai chiến lược kinh doanh
Đơn vị kinh doanh chiến lược trong triển khai chiến lược kinh doanh : là một đơn
vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành kinh doanh có liên quan ( cặp
sản phẩm/thị trường), có đóng góp quan trọng vào thành công của doanh nghiệp, có
thể được hoạch định riêng biệt với các phần còn lại của doanh nghiệp, có một tập hợp
các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường xác định. Để phân định các đơn vị kinh
doanh, doanh nghiệp cần phải trả lời các câu hỏi: sản phẩm của doanh nghiệp là gì?
Khu vực thì trường nào, tập khách hàng là ai? Các đối thủ cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường đó? Dựa trên sự nhận dạng đơn vị kinh doanh chiến lược, cùng cới sự
phân tích thị trường, doanh nghiệp tiến hành xây dựng chính sách và các phương án để
triển khai chiến lược kinh doanh.
1.2.2.2. Nhận dạng các nội dung của chiến lược kinh doanh
A. Mục tiêu chiến lược kinh doanh

GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

18

Trường Đại Học Thương Mại


Mục tiêu chiến lược là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu thức cụ thể
mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu nhằm
chuyển hóa tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp thành các mục tiêu cụ thực hiện cụ
thể có thể đo lường được. Thông thường, mục tiêu chiến lược được phân loại thành
mục tiêu dài hạn (3-5 năm) và mục tiêu ngắn hạn (thường niên). Mục tiêu dài hạn cần
thiế cho quá trình hoạch định, bao gồm những vấn đề liên quan đến lợi nhuận, vị thế
cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh…Mục tiêu chiến lược phải đảm bảo các yêu cầu: tính
khả thi, tính thách thức, tính linh hoạt, đo lường được, tính thúc đẩy, tính hợp lý và dễ hiểu.
B.Thị trường mục tiêu
Thị trường là tổng hợp các quan hệ trao đổi giữa bên bán với bên mua được thực
hiện trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo một cơ chế thị trường và nó được xác
định gắn với không gian, thời gian nhất định trên thị trường.Việc nghiên cứu thị trường
mục tiêu trong triển khai chiến lược kinh doanh là hết sức quan trọng giúp xác định
sản phẩm được bán ra thị trường. Hay nói các khác đó là đầu ra cho sản phẩm của
doanh nghiệp. Việc xác định cặp sản phẩm/thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra
được chiến lược kinh doanh phù hợp.
C. Lợi thế cạnh tranh
Là những thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp đạt được
chất lượng vượt trội, năng suất vượt trội, sự đổi mới vượt trội, và đáp ứng khách hàng
vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh gồm 2 dạng gồm: lợi thế cạnh
tranh về chi phí thấp và lợi thế cạnh tranh về khác biệt hóa.
-

Lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ: Trong điều kiện doanh
ngiệp có thể đáp ứng những nhu cầu của khách hàng của khách hàng mà đối thủ cạnh
tranh không thể thực hiện được cho phép doanh nghiệp khả năng áp đặt mức giá vượt
trội so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra sự trung thành của khách hàng và rào cản ra nhập.
Đặc biệt của sản phẩm có thể là chất lượng, sự đổi mới, độ tin cậy , các dịch vụ kèm
theo… Tuy nhiên, để theo đuổi được chiến lược khác biệt hóa thì doanh nghiệp cần có


-

năng lực Marketing và R&D mạnh, có khả năng đổi mới, sáng tạo và năng động.
Lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp: là chiến lược cạnh tranh bằng cách sản xuất ra các
sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Để thục hiện chiến lược này, mục
tiêu chiến lược của doanh nghiệp theo chi phí thấp nhất thiết là phát triển những nguồn
lực mà cho phép doanh nghiệp tăng hiệu quả và giảm chi phí so với đối thủ cạnh tranh.
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

19

Trường Đại Học Thương Mại

Phát triển năng lực khác biệt trong quản lý sản xuất và nguyên liệu là vấn đề cốt lõi
chiến lược này.
1.2.2.3. quản trị các mục tiêu ngắn hạn trong triển khai chiến lược kinh doanh
Mục tiêu ngắn hạn thường là các mục tiêu có thời gian dưới 1 năm. Các mục tiêu
ngắn hạn phải đảm bảo phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Các mục tiêu ngắn hạn phải có sự nhất quán logic cũng như sự hợp lý của tổ chức và
sự hợp lý của cá nhân.Các mục tiêu ngắn hạn như: mục tiêu của bộ phận chức năng,
phòng ban, mục tiêu của từng cá nhân. Các mục tiêu cụ thể thường gắn với từng nhân
viên, từng bộ phận của doanh nghiệp. Mục tiêu hàng năm là cơ sở cho việc phân bổ
các nguồn lực, là căn cứ để đánh giá các nhà quản trị, giúp tiếp cận được với mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp.
1.2.2.4. Triển khai các chính sách kinh doanh

Bước cơ bản và quan trọng nhất trong triển khai chiến lược kinh doanh chính là
thiết lập các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh. Các chính sách này chính là
những chỉ dẫn chung nhất nhằm chỉ ra những giới hạn về cách thức đạt tới mục tiêu
chiến lược. Trong triển khai chiến lược bao gồm chính sách marketing, chính sách
nhân sự, chính sách tài chính.
A. chính sách marketing
Là việc công ty xác định trị trường hiện tại và định hướng mở rộng, phát triển thị
trường theo mục tiêu hàng năm đặt ra. Chính sách marketing cho phép doanh nghiệp
sử dụng các công cụ maketing- mix để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.
Trong chính sách marketing bao gồm:
- Chính sách định vị sản phẩm : được dùng rộng rãi nhằm mục đích xác lập vị trí
thích hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp hoặc của chính doanh nghiệp trong nhận
thức của người tiêu dùng so với những sản phẩm cạnh tranh khác trên trên thị trường.
Các bước định vị sản phẩm bao gồm : Chọn lựa các tiêu chuẩn chủ yếu có thể phân
biệt rõ ràng các sản phẩm và dịch vụ,vẽ biểu đồ định vị sản phẩm dựa trên hai khía
cạnh có tiêu chuẩn riêng biệt, đánh dấu các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh lớn
trên 4 góc chung của ma trận, xác định trên biểu đồ các khu vực mà sản phẩm của
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh nhất trong một thị trường mục tiêu nào đó,tìm
kiếm các khoảng trống, xây dựng kế hoạch marketing để định vị đứng đắn các sản
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

20

Trường Đại Học Thương Mại


phẩm của doanh nghiệp.
- Xây chính sách sản phẩm : Đơn vị sản phẩm vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh
chứa đựng nhiều yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau về sản phẩm. Những yếu tố,
đặc tính và thông tin đó có thể có những chức năng khác nhau. Khi tạo ra một mặt
hàng người ta thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo ba cấp độ cơ bản :
sản phẩm theo ý tưởng, sản phẩm hiện thực, sản phẩm bổ sung. Chính sách sản phẩm:
là những chiến lược, kế hoạch, định hướng về sản phẩm cảu công ty, về tất cả những
gì công ty có thể đưa ra thị trường để tạo sự chú ý của người tiêu dùng nhằm thỏa mãn
nhu cầu mua sắm, sử dụng hay mong muốn nào đó. Chính sách sản phẩm có vị trí đặc
biệt quan trọng, là cơ sở giúp công ty xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản
phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng, hạn chế rủi ro, cũng như chỉ đạo các
chiến lược kinh doanh khác nhau liên quan đến sản phẩm.
- Chính sách giá : Là tổng thể nguyên tắc, phương pháp và giải quyết mà doanh
nghiệp tác động vào giá cả sao cho đạt được mục tiêu đã định ra. Trong mỗi thời kì
chiến lược kinh doanh cần có chính sách cụ thể và phù hợp cho từng mặt hàng, gồm
những nội dung chủ yếu liên quan đến các vấn đề như mức giá, cách thức đặt giá( dựa
vào chi phí, thực trạng cạnh tranh hay theo chu kì sống sản phẩm ), giảm giá và chiết
khấu, các điều kiện về thanh toán như thanh toán thời hạn, phương thức thanh toán,
chính sách phân biệt giá. Để xác định được chính sách giá của mình doanh nghiệp phải
: lựa chọn chính sách và định giá, nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh làm cơ sở
cho việc định giá, nghiên cứu giá cả hàng hóa cùng loại trên thị trường, nghiên cứu
cung- cầu và thị hiếu khách hàng để có thể quyết định giá hợp lí.
- Chính sách phân phối : là một tổ hợp các định hướng nguyên tắc, biện pháp và
quy tắc hoạt động được các doanh nghiệp tôn trọng và chấp nhận thực hiện đối với
việc lựa chọn kênh phân phối vận động và phân công nhiệm vụ marketing giữa các
chủ thể khác nhau tham gia vào trong kênh phân phối. Doanh nghiệp cần xác định
kênh phân phối là các doanh nghiệp, tổ chức, hay cá nhân độc lập. Dựa vào điều kiện
thực tế mà các doanh nghiệp lựa chọn chính sách phân phối phù hợp để tiêu thụ sản
phẩm, duy trì hợp tác hiệu quả giữa các thành viên trong kênh, sử dụng các công cụ
marketing hỗn hợp để quản lý và đánh giá hoạt động của hệ thống kênh. Chính sách

phân phối bao gồm một loạt các quyết định về kênh như: lựa chọn cấu trúc kênh, quản
lý kênh, quyết định lưu thông hàng hóa.Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, khối
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

21

Trường Đại Học Thương Mại

lượng tiêu thụ hàng hóa cần đạt, phần thị trường cần chiếm giữ mà doanh nghiệp lựa
chọn kênh phân phối là trực tiếp hay lựa chọn nhà trung gian phân phối như: người
bán buôn, bán lẻ, đại lý hay người mô giới.
- Chính sách xúc tiến : Là tổng thể các nguyên tắc cơ bản, các phương pháp và
giải pháp gắn với hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế hoặc xóa bỏ mọi trở ngại
trên thị trường tiêu thụ, đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược đã định ra. Chính sách
xúc tiến bao gồm các chính sách cụ thể như Quảng cáo : Bao gồm những hình thức
truyền thông phi cá nhân, có tính đại chúng,lan truyền, sự diễn đạt cho sản phẩm của
mình.Bán hàng trực tiếp : Là chào hàng bằng miệng với một nhóm khách hàng triển
vọng cho mục tiêu bán hàng, cần độ linh hoạt cao. Xúc tiến bán : Hình thức doanh
nghiệp khích lệ về giá, giải thưởng, quà tặng… khuyến khích tiêu dùng sản
phẩm.Quan hệ công chúng và tuyên truyền : Đó là sử dụng các mối quan hệ để tuyên
truyền tiêu dùng sản phẩm.Bán hàng cá nhân : là sự giao tiếp đối mặt của nhân viên
bán hàng với khách hàng tiền năng để trình bày giới thiệu sản phẩm.
B. Chính sách nhân sự
Cần gắn chính sách lương thưởng và thành tích với triển khai chiến lược. Phải có
hệ thống lương thưởng và cơ chế khuyến khích mới tạo được động lực cho đội ngũ

nhân viên làm việc. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới cơ chế khen thưởng phải dựa trên
mục tiêu hàng năm của công ty. Với mỗi mục tiêu sẽ có hệ thống đánh giá thành tích
khác nhau và từ đó cũng có những khen thưởng khác nhau. Chế độ đãi ngộ phải được
thống nhất trong toàn thể công ty và trong thời gian nhất định để đảm bảo tính công
bằng cho các nhân viên trong công ty.Giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ phải
thông qua những quy định chung, rõ ràng đã được ban lãnh đạo phê duyệt.Tạo môi
trường văn hóa nhân sự hỗ trợ triển khai chiến lược. trong quá trình làm việc có thể
tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, thuyên chuyển, thăng tiến nhân viên cho phù hợp với
mục tiêu chiến lược của công ty.
C. Chính sách tài chính
Công ty cần xác định các nguồn vốn, đưa ra các chính sách huy động vốn cần
thiết như từ lợi nhuận, từ cổ phần, các khoản vay nợ.Việc theo dõi, quản lý chặt chẽ
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

22

Trường Đại Học Thương Mại

việc thu chi và ngân sách tài chính cho phép công ty có kế hoạch thu mua trong tương
lai cho phù hợp với tình hình tài chính của công ty và có kế hoạch bổ sung nguồn tài
chính cho ngân sách khi cần thiết.Chính sách tài chính còn bao gồm việc phân chia lãi
cổ phần cho các cổ đông. Cần phải có những quy định rõ ràng trong việc phân chia lợi
nhuận để đảm bảo nguồn vốn tái đầu tư được tích từ nguồn lợi nhuận. Qua đó đảm bảo
cho triển khai chiến lược được thực hiện đúng với các mục tiêu đã đề ra.Chính sách
tiền mặt sẽ xác định nguồn tiền mặt được lấy từ đâu và được sử dụng ra sao. Cùng với

công ty sẽ tìm ra cách làm thế nào để gia tăng lượng tiền mặt khi thực thi chiến lược.

GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

23

Trường Đại Học Thương Mại

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN
TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC
PHẨM AN PHÁT
2.1. Khái quát công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển


Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp :
Tên doanh nghiệp : công ty TNHH PTTM dược phẩm An phát
Tên giao dịch : AN PHAT MEDICINE PTTM COMPANY LIMITED
Mã số thuế ( mã doanh nghiệp ) : 0106207170
Ngày cấp : 17/6/ 2013
Địa chỉ : số 43 ngõ 145/93/2 Cổ Nhuế, Phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
Điện thoại : 0437535143
Công ty TNHH PTTM mại dược phẩm An Phát là một trong những đơn vị đi
đầu trong công tác nghiên cứu và phân phối sản phẩm giúp hỗ trợ và chăm sóc sức

khỏe con người . Đặc biệt với phương châm “ Người Việt dùng hàng Việt ”công ty đã
hướng tới mục tiêu “ Rạng danh thuốc Việt ”.
Để thực hiện sứ mệnh đó, An Phát đã không ngừng nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu
những sản phẩm mang tính xã hội, giải quyết những bệnh xã hội mà con người đang
phải sống chung với nó nhằm thể hiện tính trách nhiệm đối với cộng đồng. Công ty
luôn cam kết sẽ mang đến những thương hiệu tốt nhất, củng cố niềm tin của khách
hàng dành cho các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã dày công nghiên cứu và phát triển
để xứng đáng với danh hiệu doanh nghiệp “Vì sức khỏe người Việt”.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty : nghiên cứu và phân phối sản phẩm
về dược phẩm và thực phẩm chức năng về các tỉnh thành trên khắp cả nước.
Sản phẩm kinh doanh chính của công ty phân phối đến người tiêu dùng là dược
phẩm chức năng. Đây là sản phẩm mà công ty đã đầu tư xây dựng thương hiệu tới
người tiêu dùng đảm bảo chất lượng tốt nhất.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016

GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

24

Trường Đại Học Thương Mại

Bảng 2.1 : kết quả hoạt động kinh doang của doanh nghiệp( 2014-2016)
( Đơn vị : đồng)
STT


Chỉ tiêu

M

ã
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
Doanh thu thuần về bán hàng và 10

1
2
3

cung cấp dịch vụ (10=01-02)
4
5

Giá vốn bán hàng
11
Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20

6
7
8
9
10

cung cấp dịch vụ (20= 10-11)

Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó : chi phí lãi vay
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh

11
14

doanh (30= 20 +21 – 22 – 24)
Lợi nhuận khác
40
Tổng lợi nhuận kế toán trước 50

21
22
23
24
30

thuế (50 = 30 +40)
15
16

CP thuế thu nhập doanh nghiệp
51
Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60
doanh nghiệp (60 = 50 – 51)

Năm 2014


Năm 2015

Năm 2016

5.128.554.289
0

5.790.847.950
0

6.232.475
0

5.128.554.289

5.790.847.950

6.232.475.875

3.083.607.148

3.510.106.700

3.720.446.319

2.044.947.141

2.280.741.250


2.512.029.556

20.934.765
162.425.889
0
561.690.044

39.718.428
185.519.160
0
583.280.733

47.326.197
242.064.146
0
640.542.913

1.504.191.862

1.551.659.785

1.676.748.694

0

0

0

1.504.191.862


1.551.659.785

1.676.748.694

330.922.209

341.365.152

368.884.712

1.173.269.653

1.210.294.633

1.307.863.982

(nguồn : phòng tài chính-kế toán)


Nhận xét kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm từ năm
2014-2016 ta thấy được doanh thu của doanh nghiệp lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp liên tục tăng từ 1.1173.269.653 đồng năm 1014 lên 1.307.864.982 đồng năm
2016. Trong khi đó doanh thu bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng từ 5.128.554.289
đồng lên 6.232.475.875 đồng, điều đó cho thấy trong thời gian 3 năm công ty đã có
nhiều khách hàng cũng như sự tin cậy của họ để có thể đạt được những thành công
nhất định trọng doanh thu của công ty. Lợi nhuận của công ty đã có nhiều chuyển biến
tích cực cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang ở mức ổn định và đang tăng
tưởng. chính vì vậy để có thể có sự tăng trưởng cao hơn nữa thì công ty cân xây dựng

những kế hoạch bán hàng phù hơp cho mình.
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


Khóa luận tốt nghiệp

25

Trường Đại Học Thương Mại

2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc
triển khai chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PTTM dược phẩm An Phát.
2.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến triển khai chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp
2.2.1.1. môi trường vĩ mô
A. Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực,
tốc độ tăng trường GDP bình quân năm 2016 là 6,21 %, thu nhập bình quân đầu người
đat khoảng hơn 2200 USD năm 2016. . Do vậy nhu cầu về mặt tiêu dùng ngày một gia
tăng với sự xuất hiện những xu hướng tiêu dùng mới: Sử dụng dịch vụ nhiều hơn, sử dụng
sản phẩm có thương hiệu… Đây chính là cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các doanh
nghiệp. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa toàn cầu đã tạo ra các cơ hội kinh doanh cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế Việt
Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, do chịu sự tác động của thị trường thế giới và những
yếu tố nội tại. Lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 18.5% gây ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước do sức mua của người tiêu dùng
giảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhập khẩu một số sản phẩm chức năng từ nước
ngoài. Do vậy, khi tỷ giá ngoại tệ không ổn định sẽ khiến các doanh nghiệp rơi vào

tình trạng, khi mua hàng thì tỷ giá thấp, nhưng khi thanh toán thì tỷ giá lại cao rồi, nên
lượng VNĐ bỏ ra để mua ngoại tệ cao hơn so với ban đầu dự kiến, cũng tương tự như
thế đối với nhập khẩu, lúc ký hợp đồng mua là tỷ giá thấp nhưng khi thanh toán cho
bên kia thì tỷ giá cao rồi nên lượng tiền bỏ ra để mua ngoại tệ mở L/C sẽ tăng lên so
với dự kiến ban đầu do tỷ giá hối đoái biến động thất thường dẫn đến việc nhập khẩu của
doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn. Các yếu tố này cũng gây khó khăn nhất định cho công ty
trong công tác bán hàng và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trên cả nước.
B.Môi trường chính trị pháp luật
Việt Nam là một nước có tình hình chính trị, pháp luật ổn định. Chính phủ ban hành
khá nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường luật
pháp cho hoạt động kinh doanh cũng mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây.Để bảo vệ
sức khỏe của người dân Việt Nam, Chính Phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách
quan trọng làm hành lang pháp lý cho việc chăm sóc sức khỏe của Chính Phủ Việt
GVHD: Th.S Phùng Mạnh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng - K49A3


×