Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 213 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN TÍNH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN TÍNH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế
Mã số: 62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TÔ THỊ ÁNH DƯƠNG
2. TS. PHÙNG TẤN VIẾT


HÀ NỘI - 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả Luận án
ĐỖ VĂN TÍNH

ii


LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tô Thị Ánh
Dương và TS. Phùng Tấn Viết. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận
tình, chu đáo của các giáo viên hướng dẫn.
Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, tôi nhận được nhiều sự quan tâm và động
viên của Cơ quan tôi đang công tác, cùng với ý kiến góp ý quý báu của các chuyên gia
kinh tế từ các viện nghiên cứu trong nước như Viện Nghiên cứu Giá cả, Viện Nghiên
cứu Kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Cơ Sở Đào Tạo - Khoa Kinh tế Học
Viện Khoa Học Xã Hội - Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam đã cho nhiều ý
kiến quý báu về chuyên môn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nghiên
cứu này.
Nghiên cứu sinh

Đỗ Văn Tính

iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ......................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................................viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 5
5. Tính mới và đóng góp của Luận án ........................................................................................ 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án ............................................................................... 11
7. Kết cấu của Luận án ............................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................... 12
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 12
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài............................................................................ 26
1.3 Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu ................................................. 31
CHƯƠNG 2 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG BÁN LẺ
HÀNG HÓA Ở ĐÔ THỊ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .................. 32
2.1 Tổng quan về hệ thống bán lẻ hàng hóa ở khu đô thị trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế .............................................................................................................................................. 32
2.2 Phát triển hệ thống bán lẻ ở khu đô thị trong điều kiện hội nhập quốc tế ............................ 42
2.3 Một số bài học rút ra cho Thành phố Đà Nẵng từ kinh nghiệm các Thành phố trong nước

và các nước trong khu vực về phát triển hệ thống bán lẻ ở khu đô thị trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ............................................................................................................................. 58
CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ......................................... 69
3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................................... 69
3.2 Thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ phố Đà nẵng từ khi hội nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) đến nay ............................................................................................................. 75
3.3 Công tác QLNN về phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế....................................................................................................... 99
3.4 Đánh giá chung về sự phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................................................ 106
CHƯƠNG 4 – ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 ............................................................. 116
4.1 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển hệ thống bán lẻ của Việt Nam 116
4.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................................ 120
4.3 Dự báo nhu cầu thị trường phục vụ cho phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020 ............................................................................................................. 124
4.4 Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 tầm nhìn 2030 . 127
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 153
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 159

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


AFTA
APEC
ASEAN
ASEM
BTA
CH
CNTT
DN
DNBL
DVBB
DVBL
DVPP
DVPPBL
ENT
FDI
FTA
GDP
HTBL
HTPPBL
HTX
KTXH
KTQT
NTD
NXB
PPBL
QLNN
ST
TMĐT
TNCs
Tp.

TTBL
TTTM
TPP
UBND
VSATTP
WTO
XTĐT
XTTM

Hiệp định thương mại tự do ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
Cửa hàng
Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bán lẻ
Dịch vụ bán buôn
Dịch vụ bán lẻ
Dịch vụ phân phối
Dịch vụ phân phối bán lẻ
Kiểm tra nhu cầu kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khu vực mậu dịch tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ thống bán lẻ
Hệ thống phân phối bán lẻ
Hợp tác xã
Kinh tế xã hội

Kinh tế quốc tế
Người tiêu dùng
Nhà xuất bản
Phân phối bán lẻ
Quản lý Nhà nước
Siêu thị
Thương mại điện tử
Các công ty xuyên quốc gia
Thành phố
Thị trường bán lẻ
Trung tâm thương mại
Hiệp định Kinh tế Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức thương mại thế giới
Xúc tiến đầu tư
Xúc tiến thương mại

v


DANH MỤC BẢNG

TT
1

Bảng
Bảng 2.1

2


Bảng 2.2

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7

Bảng 4.1

8

Bảng 4.2

9

Bảng 4.3


1
2

Bảng p1.1
Bảng P3.1

3

Bảng P3.2

4
5

Bảng P3.3
Bảng P3.4

6

Bảng P3.5

7

Bảng P3.6

8
9
10
11


Bảng P3.7
Bảng P3.8
Bảng P3.9
Bảng 3.10

12

Bảng p4.1

13

Bảng p4.2

14

Bảng p4.3

15

Bảng p4.4

16

Bảng p4.5

Tên bảng
Trang
So sánh thương mại truyền thống và hiện đại.
34
Kết quả phân tích ý kiến của chuyên gia về nội dung và

các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống bán lẻ ở
54
khu đô thị.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa thời kỳ 2007 – 2016.
71
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng theo thành
72
phần kinh tế 2007 – 2016.
Tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng hóa dịch vụ thời kỳ
78
2007-2016.
Kết quả phân tích ý kiến của chuyên gia về mức độ cạnh
92
tranh trên thị trường bán lẻ Thành phố Đà Nẵng
Dự báo qui mô và tốc độ tăng trưởng GDP của ngành
125
thương mại đến năm 2020
Dự báo lượt khách du lịch đến Đà Nẵng các năm 2015
126
và 2020
Dự báo qui mô và tốc độ tăng trưởng Tổng mức bán
hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến 126
năm 2020
Phụ lục
Số lượng siêu thị của 5 tập đoàn bán lẻ lớn tại Thái Lan.
160
Cơ cấu mẫu.
185
Phân tích mô tả các tham số về các yếu tố ảnh hưởng
186

đến phát triển hệ thống bán lẻ.
Kiểm định trung bình với giá trị bằng 1.
186
Kiểm định trung bình với giá trị bằng 2.
187
Phân tích mô tả các tham số về cạnh tranh trên thị
187
trường bán lẻ Thành phố Đà Nẵng.
Hệ số Cronbach alpha của các yếu tố ảnh hưởng đến
188
mức độ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Tp. Đà Nẵng.
Tổng phương sai được giải thích.
189
Kết quả phân tích nhân tố cho các thành phần.
189
Kết quả phân tích hệ số tương quan giữa các thành phần.
190
Kiểm định trung bình với giá trị bằng 2.
191
Số lượng chợ có đến 31⁄12 hàng năm phân theo hạng
192
giai đoạn 2007 - 2016 tại Thành phố Đà Nẵng.
Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại giai đoạn
192
2007-2016.
Số lượng chợ phân theo địa phương giai đoạn từ 2007 –
192
2016
Số lượng trung tâm thương mại phân theo địa phương
192

giai đoạn từ 2007 – 2016
Số lượng siêu thị phân theo địa phương giai đoạn từ 193

vi


17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

2007 – 2016
Bảng so sánh đối chiếu tỷ lệ giữa mô hình bán lẻ truyền
Bảng p4.6 thống và mô hình bán lẻ hiện đại trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng
Phân bố mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại theo
Bảng p4.7
dân cư năm 2016
Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ thời kỳ
Bảng p4.8
2007 – 2016
Tình hình sử dụng lao động tại các doanh nghiệp bán lẻ

Bảng p4.9
thời kỳ 2007 – 2016
Cơ cấu lao động tại một số doanh nghiệp bán lẻ trên địa
Bảng p4.10a
bàn Thành phố Đà Nẵng tính đến 2007
Cơ cấu lao động tại một số doanh nghiệp bán lẻ trên địa
Bảng p4.10b
bàn Thành phố Đà Nẵng tính đến 2016
Tốc độ tăng giá trong tháng 12 hàng năm của một số mặt
Bảng p4.11 hàng bán lẻ chủ yếu trong hệ thống bán lẻ Thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2007 – 2016
Đóng góp của thương nghiệp bán lẻ vào GDP Thành phố
Bảng p4.12
Đà Nẵng theo giá so sánh 1994
Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng trên địa bàn Thành
Bảng p6.1
phố Đà Nẵng
Bảng đánh giá về giá cả; chất lượng; độ an toàn và kiểu
Bảng p6.2 dáng của hàng hóa đối với các loại hình bán lẻ trong hệ
thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng
Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với các loại
Bảng p6.3
hình bán lẻ trong hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng
Bảng p6.4 Mức độ sử dụng các loại hình bán lẻ của người tiêu dùng

vii

193
193
193

194
195
195
197
197
204
204
204
204


DANH MỤC HÌNH VẼ

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9

1
2
3

Hình

Hình 2.1

Tên hình
Trang
Vị trí của người bán lẻ trong hệ thống phân phối.
33
Mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
Hình 2.2
triển của hệ thống bán lẻ trong điều kiện hội nhập kinh
43
tế quốc tế.
Hình 2.3
Mô hình phát triển hệ thống bán lẻ khu đô thị
45
Tống mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và tiêu dùng theo giá
Hình 3.1
75
thực tế từ năm 2007-2016.
Tổng mức bán lẻ của các thành phần kinh tế giai đoạn
Hình 3.2
76
2007–2016.
Số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bán lẻ tại
Hình 3.3
88
thời điểm 31/12 hàng năm.
Diễn biến CPI theo giá so sánh Thành phố Đà Nẵng giai
Hình 3.4
98
đoạn 2007- 2016.

Tốc độ tăng GDP hàng năm theo giá so sánh giai đoạn
Hình 3.5
98
từ 2007 – 2016.
Mối tương quan giữa tăng trưởng bán lẻ thực (đã loại
trừ giá) với tăng trưởng GDP, giá trị tăng thêm của
Biểu đồ 3.6
107
thương nghiệp bán lẻ trong nước và tiêu dùng cuối cùng
tại Đà Nẵng thời kỳ 2007-2016.
Phụ lục
Quy trình và phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh
Hình P3.1
180
hưởng đến hệ thống bán lẻ.
Quy trình và phương pháp đánh giá mức độ cạnh tranh
Hình P3.2
181
trên thị trường bàn lẻ Thành phố Đà Nẵng.
Hình P3.3 Mô hình 5 lực của Michel Porter.
183

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến định
hướng phát triển kinh tế xã hội ở các nước, trong đó có Việt Nam. Theo đó, đã mở ra
nhiều cơ hội và thách thức cho các ngành và lĩnh vực kinh doanh, những thách thức

trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi các địa phương phải thay đổi nhãn quan kinh tế. Đà Nẵng
là một trong năm phố loại 1 trực thuộc Trung ương, là trung tâm của vùng động lực phát
triển Miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận), là mắt xích quan trọng trong phát
triển kinh tế biển theo một chiến lược toàn diện, sớm đưa nước ta thành một quốc gia
mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế). Cơ sở
hạ tầng giao thông đô thị của Đà Nẵng đã và đang được đầu tư khá đầy đủ, kết nối với
các vùng miền của cả nước và nước ngoài thông qua các cửa ngõ như sân bay quốc tế,
cảng biển quốc tế, đường giao thông xuyên Á, quốc lộ 1A. Việc phát triển hệ thống bán
lẻ của Thành phố Đà Nẵng là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển
Thành phố nhằm xây dựng Đà Nẵng thành một thị trường hấp dẫn, văn minh, hiện đại
góp phần giữ gìn vững ổn định chính trị, cải thiện đời sống nhân dân của Đà Nẵng và cả
nước. Tuy nhiên, phát triển hệ thống bán lẻ của Thành phố phải hướng đến đáp ứng các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong thời gian 2010 - 2020 và có tầm nhìn đến năm
2030. Phục vụ đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng của các tác
nhân kinh tế không những trên địa bàn Đà Nẵng mà còn mở rộng thị phần ra các vùng,
địa phương khác trong nước và thị trường quốc tế. Đồng thời phải đảm bảo sản phẩm
hàng hoá dịch vụ được cung cấp bởi hệ thống bán lẻ có tính cạnh tranh cao, thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào hệ thống theo hướng văn minh, hiện đại và
thuận tiện; Mặt khác, phát triển hệ thống bán lẻ phải phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, không gian phát triển đô thị hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái bền
vững; cách thức tổ chức, quản lý mạng lưới bán lẻ phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cao
và quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân và góp phần
đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế của Thành phố Đà
Nẵng.
Hiện nay thị trường bán lẻ ở Đà Nẵng đầy tiềm năng với khoảng hơn 1 triệu dân
[10] cùng cơ cấu dân số trẻ, mức thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, tăng trưởng
GDP và tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài liên tục tăng cao. Bên cạnh đó, khi đời sống
1



ngày càng nâng cao, thị hiếu và thói quen mua sắm của người dân - đặc biệt là giới trẻ,
sẽ có những thay đổi lớn. Tuy nhiên, hệ thống bán lẻ ở Thành phố Đà Nẵng vẫn còn rất
phân tán và manh mún. Năm 2002 khi đưa siêu thị vào hoạt động, Thành phố Đà Nẵng
trở thành niềm tự hào của đô thị trung tâm Miền Trung, du khách các tỉnh về đây không
chỉ tham quan danh lam thắng cảnh mà còn "tham quan Siêu thị Đà Nẵng". Thế nhưng
từ năm 2006, Đà Nẵng trở thành Thành phố siêu thị khi lần lượt các siêu thị lớn nhỏ ra
đời, đặc biệt là Metro và Big C. Hơn thế nữa, nếu nhìn về tương lai Đà Nẵng sẽ còn có
thêm nhiều kiểu "siêu thị" khác khi các dự án xây dựng cao ốc được hoàn thành. Đơn
cử, các tổ hợp cao ốc đang xây dựng trên những khu đất "vàng" ở trung tâm Thành phố
và dọc sông Hàn như tổ hợp Danang Centre cạnh Nhà hát Thành phố, trong đó cũng có
trung tâm thương mại. Phía đầu cầu sông Hàn là dự án Capital Square vừa được Tập
đoàn VinaCapital khởi công xây dựng trên diện tích 9 ha. Ngay chợ Cồn và chợ Hàn
còn được Thành phố quyết định xây dựng khu thương mại với các tòa nhà cao từ 30 đến
40 tầng....[56] Với xu thế đó, chúng ta thường chứng kiến cảnh nhộn nhịp, tấp nập
người, xe tại các siêu thị, trung tâm thương mại ở Thành phố mỗi ngày và có cảm nhận
như là kinh doanh bán lẻ đang thực sự là ngành hấp dẫn, hứa hẹn rất nhiều tiềm năng
cho những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên trong luôn tiềm ẩn một bức
tranh cạnh tranh không tương xứng và khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong và
ngoài nước. Cụ thể, trên địa bàn Thành phố hiện nay chỉ có 44 trung tâm thương mại và
siêu thị, 69 chợ (bảng p4.1; p4.2) các loại đã được thiết lập và đi vào hoạt động theo
hướng văn minh, lịch sự, an toàn, trong đó có 5 siêu thị nước ngoài, 6 siêu thị kinh
doanh tổng hợp, 15 siêu thị kinh doanh chuyên ngành [57], nhưng nhìn một cách tổng
thể, số lượng các siêu thị được đầu tư bài bản còn khá khiêm tốn và phần lớn đều tập
trung ở các siêu thị do các tập đoàn nước ngoài đầu tư. Còn các siêu thị, cửa hàng bán lẻ
trong nước đều có quy mô nhỏ, nên hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh đã gặp
phải những khó khăn nhất định.
Sự xuất hiện của các "đại gia" bán lẻ quốc tế với khả năng vốn lớn, kỹ thuật quản
lý hiện đại, có kinh nghiệm kinh doanh cũng như sự hỗ trợ từ mạng lưới kinh doanh
toàn cầu đang gây sức ép lớn lên hệ thống phân phối bán lẻ nhỏ bé, còn mang nặng tính

tự phát, thiếu bền vững của Đà Nẵng. Kể từ khi mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam, các
doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng vẫn tỏ ra như “chưa có chuyện gì
xảy ra”. Trong khi đó, đã có không ít nhà đầu tư tại Đà Nẵng cho rằng: Trong thời gian
không xa, Đà Nẵng sẽ trở thành thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu
tư trong và ngoài nước; Có nghĩa là, hệ thống bán lẻ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được
2


yêu cầu, còn manh mún, thiếu chuyên nghiệp và còn nhiều bất cập trước yêu cầu hội
nhập. Có thể nhìn thấy rõ rằng các nhà bán lẻ nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội tại các
Thành phố lớn, chẳng hạn như như Đà Nẵng vì địa điểm này có nền tảng căn bản hứa
hẹn cho thị trường bán lẻ phát triển như mức thu nhập của người dân địa phương tiếp
tục tăng. Hầu hết các nhà bán lẻ muốn mở rộng mạng lưới trung tâm mua sắm để tiếp
cận được nhiều người tiêu dùng hơn, để họ có thể giảm giá bán sản phẩm, và việc mở
thêm nhiều trung tâm tại các Thành phố sẽ giúp họ đạt được mục tiêu này.
Một khó khăn không nhỏ khác đó chính là áp lực từ phía những nhà cung cấp. Họ
cũng có thể khẳng định quyền lực của mình bằng cách đe dọa tăng giá hàng hoá hay
mặc cả về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, họ có thể chèn ép lợi nhuận từ
các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm bù đắp những chi phí tăng lên trong giá thành
sản phẩm mà trước đây khó có thể đề cập đến đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Với đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ trong nước là hết sức khó khăn trong việc đối
phó với áp lực của nhà cung cấp mà họ là người cung cấp các sản phẩm thiết yếu, gắn
với mùa vụ kinh doanh. Chẳng hạn như mỗi siêu thị có 2000-3000 nhà cung cấp hàng
hóa là các doanh nghiệp [57], cơ sở sản xuất trong nước. Siêu thị đang trở thành kênh
quảng bá thương hiệu quan trọng cho hàng Việt Nam và là một trong những mục tiêu
mà nhiều doanh nghiệp nhắm tới. Lý do được các nhà cung cấp đưa ra khi điều chỉnh
giá sản phẩm tăng lên gồm nhiều yếu tố, như ảnh hưởng giá xăng, điện, nguyên vật liệu
vào chi phí đầu vào, kể cả chi phí nhân công cũng tăng thêm và ảnh hưởng tỉ giá ngoại
tệ đối với các mặt hàng nhập khẩu.
Hơn thế nữa, bán lẻ là một ngành rất đặc thù vì nó là hỗn hợp của sản phẩm và

dịch vụ do vậy để có thể làm hài lòng khách hàng ngoài yếu tố sản phẩm chất lượng cao,
chất lượng phục vụ cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ bán lẻ và
đánh giá chung của khách hàng. Bằng cách làm hài lòng khách hàng thông qua chất
lượng dịch vụ, các nhà bán lẻ không chỉ giữ được khách hàng hiện tại mà còn có thể gia
tăng thị phần. Với sự quan tâm đúng mức về chất lượng dịch vụ bán lẻ, các doanh
nghiệp bán lẻ sẽ có thể tạo được lợi thế cạnh tranh ngay trên sân nhà và câu khẩu hiệu:
“Người Việt Nam dùng nhà bán lẻ Việt Nam” sẽ trở thành hiện thực đối với các nhà bán
lẻ trong nước trước làn sóng đầu tư các nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố Đà Nẵng hiện nay đang
ngày càng gia tăng, bởi đời sống phát triển, thu nhập cải thiện, đi đôi với yêu cầu về chất
lượng sản phẩm ngày càng khắt khe so với trước kia. Do vậy, việc lựa chọn mua sắm ở
các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, hay trung tâm thương mại đang dần trở nên
3


phổ biến. Cũng xuất phát từ nhu cầu này, rất nhiều siêu thị đang mọc lên nhanh chóng,
làm cho hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng phát triển rất sôi động trong những năm
gần đây, hứa hẹn một nền công nghiệp bán lẻ hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn. Chính lẻ
đó, cần phải phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, đồng thời hoàn
thiện và đổi mới hệ thống quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực bán lẻ đáp ứng tốt nhu cầu
thị trường, đảm bảo cung cầu hàng hóa trên địa bàn Thành phố, trên cơ sở tăng cường
công tác xã hội hóa để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, tận dụng
lợi thế là trung tâm kinh tế lớn của Miền Trung có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh
nhằm tăng cường phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ lớn nhằm phát triển luồng hàng
hóa đến các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên. Xây dựng và phát triển hài hòa hệ thống bán
lẻ hàng tiêu dùng giữa truyền thống và hiện đại, với sự tham gia của các thành phần kinh
tế và loại hình tổ chức, hoạt động trong môi trường cạnh tranh minh bạch, dưới sự quản
lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, trên cơ sở hình thành liên kết giữa doanh nghiệp lớn
và doanh nghiệp nhỏ, giữa sản xuất - lưu thông - tiêu thụ và phát triển mạnh thị trường
trên địa bàn Thành phố trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đến việc quan

tâm, chú trọng công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Xây dựng văn hóa thương
mại, văn hóa kinh doanh và nâng cao trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng các
doanh nghiệp, thương nhân và hộ tiểu thương, hộ kinh doanh bán lẻ, góp phần thúc đẩy
ngành thương nghiệp bán lẻ của Đà Nẵng lên tầm cao mới.
Xuất phát từ thực tế này cần phải nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống bán lẻ
để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm “Phát
triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2010” sẽ có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
Thành phố.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hệ thống bán lẻ ở
khu đô thị và đánh giá thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ của Thành phố Đà Nẵng
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án xây dựng luận cứ khoa học cho việc phát
triển hệ thống bán lẻ tại Thành phố Đà Nẵng ở góc độ quản lý Nhà nước cấp Chính
quyền Thành phố trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ giai đoạn 2011 - 2020
và tầm nhìn đến năm 2030.

4


 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống bán lẻ hàng hóa ở
khu đô thị trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ tại Thành phố Đà Nẵng hiện
nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống bán lẻ tại Thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống bán lẻ, làm rõ và lựa chọn
các nội dung, tiêu chí phát triển của hệ thống bán lẻ ở khu đô thị trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng về phát triển hệ thống bán lẻ tại Thành phố Đà Nẵng hiện
nay, cùng với những kết quả đạt được, phân tích và làm rõ những hạn chế, bất cập cùng
với nguyên nhân trong công tác quản lý của Chính quyền Thành phố Đà Nẵng đối với
phát triển hệ thống bán lẻ thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ của Thành phố Đà Nẵng trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của hệ thống bán lẻ Thành phố
Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm phát triển hệ thống bán lẻ
truyền thống và hệ thống bán lẻ hiện đại từ năm 2007 đến 2016.
b. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trên địa
bàn Thành phố Đà Nẵng, bao gồm cả loại hình bán lẻ truyền thống và các loại hình bán
lẻ hiện đại từ năm 2007 đến 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Nguồn dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp liên
quan đến hoạt động bán lẻ. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, các
báo cáo, đề án, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố trên các báo,
tạp chí chuyên ngành; Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê; Các báo
cáo điều tra thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ của Sở Công thương, Viện
5


Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng;... Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ

cấp liên quan đến lĩnh vực bán lẻ thông qua việc tự nghiên cứu và tiến hành điều tra
thực tế một nhóm khách hàng tham gia vào hoạt động bán lẻ kết hợp với việc điều tra
khảo sát, đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
b. Phương pháp nghiên cứu chung
Luận án đã sử dụng đồng thời các phương pháp của khoa học kinh tế và chuyên
ngành quản lý kinh tế để nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển của hệ
thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tham gia
ký kết các Hiệp định như hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); FTA với Liên
minh châu Âu; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); FTA Việt Nam – Hàn
Quốc; tiếp tục cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO)…[56], do vậy Luận án phối hợp sử dụng các phương pháp như hệ thống hóa và
khái quát hóa, logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, chứng minh, diễn dịch, quy nạp,
thống kê -so sánh. Cụ thể là:
- Phương pháp hệ thống hóa: Là phương pháp kế thừa có chọn lọc các kết quả
nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố về những nội dung liên quan đến đề
tài Luận án trên cơ sở đó sử dụng phương pháp khái quát hóa để rút ra những vấn đề lý
luận và thực tiễn có tính logic của đề tài, đồng thời dùng phương pháp tổng hợp để xây
dựng các luận cứ khoa học có tính độc lập và rút ra các kết luận khoa học của Luận án.
Cụ thể là nghiên cứu sự phát triển của hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong bối
cảnh hội nhập chịu sự tác động của nhiều yếu tố như tác động của chính sách phát triển
kinh tế xã hội địa phương, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách phát triển
thương mại, công tác quản lý Nhà nước, yếu tố văn hóa, điều kiện tự nhiên.... Đồng thời,
xem xét đến các tiêu chí như quy mô và tốc độ tăng trưởng của hệ thống bán lẻ, mạng
lưới phân phối bán lẻ, nguồn hàng, sức mua, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
bán lẻ trên địa bàn Thành phố…. Do vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án tập
trung vào các yếu tố như các loại hình tổ chức bán lẻ, vai trò và yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của hệ thống bán lẻ, các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống bán lẻ…

- Phương pháp logic - lịch sử kết hợp với phân tích, tổng hợp và quy nạp trên cơ
sở phân tích từng khía cạnh trong toàn hệ thống bán lẻ như quy mô và tốc độ tăng
trưởng của hệ thống bán lẻ, các loại hình tổ chức bán lẻ, mạng lưới của hệ thống bán lẻ,
6


năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trên địa bàn Thành phố,
nguồn cung cấp hàng hóa cũng như sức mua và giá cả. Đồng thời, dựa trên kết quả thu
thập thông tin từ các mô hình xử lý số liệu sẽ được diễn giải và phân tích thực trạng của
hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích
những tác động từ chính sách của Thành phố Đà Nẵng đối với sự phát triển hệ thống bán
lẻ từ khi hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, cũng như đưa ra các đánh giá về sự phát triển
của hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, phát hiện
những tồn tại cần điều chỉnh, bổ sung nhằm phát triển hệ thống bán lẻ của Thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
c. Các phương pháp nghiên cứu khác
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp thu thập, phân
tích và đánh giá các tài liệu tham khảo phục vụ cho Luận án, bao gồm:
+ Báo cáo quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ Thành phố Đà Nẵng, báo cáo
của Sở Công thương, Sở Kế hoach và Đầu tư, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học
liên quan đến vấn đề bán lẻ như báo cáo của Sở Công thương qua các năm, Đề án phát
triển thương mại Thành phố Đà Nẵng, một số báo cáo định kỳ của Viện nghiên cứu kinh
tế xã hội Thành phố Đà Nẵng,…
+ Báo cáo, số liệu của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng, Tổng Cục thống
kê, Cục thống kê Thành phố Đà Nẵng về tình hình kinh tế xã hội, dân cư, thu nhập, đầu
tư,… có liên quan đến lĩnh vực phân phối nói chung và bán lẻ nói riêng qua các năm.
+ Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến lĩnh vực bán lẻ của
một số Nhà xuất bản uy tín như Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà xuất bản Thống
kê, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lao động, Nhà xuất
bản Đà Nẵng,…

+ Luận án, Luận văn của các Trường đại học trong và ngoài nước liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Luận án như Luận án của Viện nghiên cứu Thương mại,
Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân; Luận văn của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng,…
+ Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành ở nước
ngoài liên quan đến lĩnh vực bán lẻ như: Journal of retail systems, International Journal
of Retail Management and Distribution, RFID journal, the journal of commerce,
International Journal of Marketing Research, Journal of business research applications,
winston-salem journal, Journal of Economics and Business in Asia Pacific, International
Journal of Trade and Global Markets (IJTGM), Journal of International Trade and
7


Economic Development, Journal of Market Research, Journal of Consumer
Research…và các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm trong
nước như: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Tạp chí Thương mại, Tạp
chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,…. Các báo cáo, bài
viết được xuất bản ở nước ngoài như: Golbal Retail Newsletter, Multilateral Trade
Assistance Project (MUTRAP), AT Kearley…
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh để xem xét kinh nghiệm của một số
Thành phố thuộc các nước trong khu vực và các Thành phố trong nước về phát triển hệ
thống bán lẻ như kinh nghiệm của Thành phố BangKok - Thái Lan, Thành phố Kuala
Lumpur – Malaysia, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam….Từ
việc nghiên cứu đó, Luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt và đúc rút bài
học kinh nghiệm cho Thành phố Đà Nẵng trong quá trình phát triển hệ thống bán lẻ thời
kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để phân tích mức độ phát
triển của hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trên
một số phương diện như: Quy mô, tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của các loại hình
bán lẻ, mạng lưới phát triển của hệ thống bán lẻ …Việc phân tích trên sẽ là cách thức
hiệu quả để đưa ra những nhận định, đánh giá về vai trò quản lý Nhà nước của Chính

quyền Thành phố Đà Nẵng đối với hệ thống bán lẻ phù hợp với mỗi thời kỳ và mỗi giai
đoạn phát triển gắn với xu thế phát triển chung của hệ thống bán lẻ Việt Nam và thế
giới.
- Phương pháp thống kê mô tả: Trong quá trình nghiên cứu, Luận án sử dụng hệ
thống số liệu từ nhiều nguồn như: Đề án phát triển kinh tế xã hội của Ủy Ban Nhân Dân
phố Đà Nẵng, Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ Thành phố Đà Nẵng đến năm
2020, Niên giám thống kê các năm của Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Thành phố Đà
Nẵng, Báo cáo của Sở Công thương Thành phố Đà Nẵng qua các năm,...
- Phương pháp chuyên gia: Luận án tập trung lấy ý kiến đánh giá của các chuyên
gia đầu ngành - là những người có chuyên môn giỏi và kinh nghiệm phong phú về các
lĩnh vực bán lẻ. Phương pháp này phục vụ cho việc xây dựng mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển hệ thống bán lẻ (Nội dung triển khai cụ thể phương pháp này
được trình bày cùng với nội dung xây dựng bảng câu hỏi điều tra xã hội học và cách xử
lý kết quả).
- Phương pháp điều tra xã hội học:
 Mục tiêu:
Thống kê, phân tích những đánh giá của các chuyên gia và người tiêu dùng về các
8


loại hình bán lẻ trong hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng để khắc họa rõ hơn những kết
luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu của Luận án. Qua đó có căn cứ thực tiễn
khẳng định tính phù hợp của việc xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển hệ thống bán lẻ cùng với việc đề xuất các giải pháp của Luận án nhằm phát triển hệ
thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
 Nội dung:
+ Đối với người tiêu dùng: Luận án sử dụng mẫu điều tra gồm 300 đối tượng là
người tiêu dùng khi đang đi mua sắm tại một số cơ sở bán lẻ trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng bằng bảng hỏi đóng, sau đó tiến hành xử lý bảng hỏi đã điều tra bằng thống kê
toán học. Nội dung bảng câu hỏi bao gồm các thông tin chung về khách hàng như: họ

tên, giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, nơi ở, thông tin về hộ gia đình….;
và các câu hỏi khảo sát về mức độ sử dụng loại hình mua sắm, mức độ tín nhiệm đối
với các loại hình, đánh giá các loại hình về giá cá, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, dịch
vụ bán hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua sắm....(xem phần phụ lục 4).
+ Đối với các chuyên gia: sử dụng hệ thống bảng câu hỏi theo thang đo Likert lấy
ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nội dung phát triển của hệ thống bán lẻ (Phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu), các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Năng lực và trình độ phát
triển kinh tế ở khu đô thị, trình độ hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng phát triển hệ
thống bán lẻ thế giới, chính sách phát triển ngành thương nghiệp bán lẻ và quản lý lưu
thông hàng hóa ở khu đô thị, sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ,
ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, truyền thống, văn hóa xã hội, công nghệ và các điều
kiện tự nhiên,…) và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ
(cạnh tranh trực tiếp trên hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng của chính
sách phát triển hệ thống bán lẻ, ảnh hưởng của các nhà cung cấp, ảnh hưởng của khách
hàng, ảnh hưởng của sản phẩm/dịch vụ thay thế, ảnh hưởng của khả năng xuất hiện đối
thủ cạnh tranh tranh trực tiếp). Nội dung bảng hỏi này cũng bao gồm các thông tin
chung về chuyên gia như: họ tên, giới tính, lĩnh vực công tác, độ tuổi, trình độ học
vấn,….; và các câu hỏi lấy ý kiến đánh giá về nội dung phát triển của hệ thống bán lẻ,
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên hệ thống bán
lẻ....(xem phụ lục 3).
 Cách thức:
Đối với việc điều tra, khảo sát khách hàng, tác giả Luận án trực tiếp đến các cụm
9


dân cư trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng và các cơ sở bán lẻ (siêu thị BigC, siêu thị
coopmart, siêu thị Lotte, chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, …) để phát mẫu phiếu điều
tra xã hội học cho các khách hàng đang mua sắm tại các khu vực bán lẻ trên.

Đối với việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, tác giả Luận án trực
tiếp đến gặp các nhà lãnh đạo/quản lý, nhà khoa học và nhà kinh tế có kinh nghiệm
trong các doanh nghiệp bán lẻ, các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan nghiên
cứu, giảng dạy… để phát mẫu phiếu điều tra, kêt hợp trao đổi trực tiếp.
 Số lượng phiếu:
Đối với việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, kích thước mẫu
theo tiêu chuẩn 4:1. Mô hình lý thuyết trong nghiên cứu này là 8 tham số cho việc đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống bán lẻ và 17 tham số cho việc đánh giá
mức độ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Thành phố Đà Nẵng (lớn nhất là 17). Do đó,
kích thước mẫu tối thiểu là 17 x 4 = 68. Vì vậy, kích thước mẫu đề ra trong nghiên cứu
này là n = 70; Xử lý số liệu bằng cách chạy chương trình dữ liệu trên phần mềm xử lý số
liệu SPSS, ý kiến chuyên gia đánh giá nội dung phát triển hệ thống bán lẻ, các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển hệ thống bán lẻ và ý kiến đánh giá về mức độ cạnh tranh trên
thị trường bán lẻ Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 được đo lường bằng thang đo likert
5 mức độ là: 1- Rất mạnh/nhiều; 2- Mạnh/nhiều; 3- Trung bình; 4- Yếu/ít; 5- Rất yếu/ít.
(xem phụ lục 3).
Đối với việc điều tra, khảo sát khách hàng, khảo sát ý kiến ngẫu nhiên với 300
khách hàng sống chủ yếu tập trung ở các cụm dân cư trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
và một số khách hàng đang mua sắm ở một số cơ sở bán lẻ trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng (kết quả khảo sát ý kiến khách hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng tại bảng
P6.1); Xử lý số liệu: Đối với việc điều tra khảo sát ý kiến khách hàng, Luận án sử dụng
chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, nên chỉ thực hiện việc xử lý bằng chương trình
chạy dữ liệu trên phần mềm xử lý số liệu Microsoft Office Excel, thông qua đó tổng
hợp, phân loại số lượng ý kiến đánh giá của khách hàng, người tiêu dùng trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng về thực trạng sử dụng và mức độ tín nhiệm của họ đối với các loại
hình bán lẻ trong hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng hiện nay.
5. Tính mới và đóng góp của Luận án
Hệ thống hoá vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống bán lẻ, phát triển hệ thống
bán lẻ và đưa ra nội dung, tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hệ thống bán lẻ ở khu đô
thị trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ tại một số Thành phố trong
10


và ngoài nước; rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống bán lẻ
Thành phố Đà Nẵng.
Đánh giá được thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng theo
các tiêu chí. Từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp cần khắc phục trong phát triển hệ
thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhà quản
lý kinh tế và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Về lý luận: Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số lý luận về phát triển hệ
thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ từ các Thành phố của một số nước như Thái Lan,
Malaysia và các Thành phố khác trong nước như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh. Tạo lập khung lý thuyết về phát triển hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Về thực tiễn:
+ Tổng kết thực trạng hệ thống bán lẻ của Thành phố Đà Nẵng thời gian từ năm
2007 đến 2016, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên
nhân của những thành công và hạn chế, bất cập trong việc xây dựng và thực thi các
chính sách quản lý trung mô của Chính quyền Thành phố Đà Nẵng đối với phát triển hệ
thống bán lẻ, xác lập cơ sở thực tiễn cho các đề xuất hoàn thiện các chính sách đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
+ Đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ Thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, kiến nghị hoàn thiện chính sách phát
triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống bán lẻ, …
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt,

danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ và phụ lục, nội dung Luận án kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống bán lẻ hàng
hóa ở đô thị trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3:Thực trạng về phát triển hệ thống bán lẻ Thành phố Đà Nẵng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ phố Đà Nẵng đến
năm 2020 tầm nhìn 2030.
11


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đến nay ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau
về bán buôn, bán lẻ, về dịch vụ bán lẻ, về hệ thống phân phối hàng hóa và về từng loại
hình dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa (chợ, cửa hàng (CH), siêu thị (ST), trung tâm
thương mại (TTTM)…). Trong các nghiên cứu này bao gồm nhiều lĩnh vực và cách tiếp
cận khác nhau, cụ thể là: các công trình nghiên cứu về hệ thống phân phối nói chung;
các công trình nghiên cứu về các loại hình bán lẻ và nhân tố tác động đến hoạt động bán
lẻ; các công trình nghiên cứu về một số khía cạnh trong phát triển hệ thống bán lẻ
(HTBL) bao gồm các vấn đề như quy mô, tốc độ tăng trưởng, nguồn cung cấp hàng hóa,
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ (DNBL); nhóm nghiên cứu về vai trò
quản lý của Nhà nước và kinh nghiệm phát triển HTBL ở một số nước trên thế giới.
Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài Luận án này, gồm:
- “WTO (World Trade Organization) và hệ thống phân phối Việt Nam”, Trung

tâm thông tin công nghiệp và thương mại, NXB Lao động (2008) [5]. Nội dung chủ yếu
cuốn sách “WTO và hệ thống phân phối của Việt Nam” đã phân tích được bức tranh
toàn cảnh của hệ thống phân phối nước ta trước năm 2008, khẳng định sự sống còn của
cả HTPP quốc gia là ý thức liên kết của các DN và vai trò hỗ trợ của Nhà nước. Bên

cạnh đó, các DN trong lĩnh vực phân phối khi triển khai kế hoạch của mình cần nắm
được những định hướng lớn về phát triển thị trường cũng như kế hoạch triển khai của
các đối thủ, thận trọng và chắc chắn tìm được những “ngách” của thị trường về kinh
doanh, về thị hiếu, về thói quen mua sắm... để từ đó tránh được nguy cơ mang tính tự
phát. Cách đi bài bản từ Nhà nước đến sự quyết tâm và mạnh dạn của các DN trong hoạt
động phân phối là hướng đầu tư đúng để họ có thể trụ vững khi cánh cửa WTO rộng mở
tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản ở cuốn sách này là không đi sâu
nghiên cứu sự phát triển của HTBL Việt Nam.
- “So sánh khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối và quy định Nhà nước trong

ngành bán lẻ ở một số quốc gia - kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Francois Bobrie và
các thành viên, báo cáo của dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu
Âu (EU-MUTRAP III) (2011) [15]. Báo cáo tóm lược quá trình phát triển ngành DVBL
hiện đại tính tới nay ở từng nước, từ khi các phương thức phân phối “mới” hình thành và
phát triển, đặc biệt là các CH thực phẩm và phi thực phẩm quy mô lớn như các CH bách
12


hóa, ST và đại ST. Báo cáo tập trung xây dựng một khuôn khổ pháp lý và chính sách
công hiệu quả nhằm cân bằng nhu cầu của NTD và sự thay đổi thầm lặng của các hộ gia
đình bán lẻ truyền thống. Báo cáo đã chỉ ra khuôn khổ pháp lý hiện hành và các quy
định cụ thể về bán lẻ là khác nhau giữa các nước, đặc biệt là sự phân biệt rõ rệt giữa bán
buôn và bán lẻ, giữa các DNBL trong nước và nước ngoài, các quy định cạnh tranh, bao
gồm cả bán lẻ trực tuyến, hiệp hội bán lẻ, nhượng quyền thương mại và các lĩnh vực hạn
chế chung. Các quy định về quy hoạch và khoanh vùng được đề cập trên cơ sở quy định
của mỗi nước và đánh giá những tác động cơ bản khi mở thêm các CH mới. Báo cáo
cũng tập trung phân tích cách thức phối hợp ra quyết định cấp phép ở các cấp khác nhau
và các quy trình những công ty xin cấp phép phải tuân thủ, đối với cả công ty trong và
ngoài nước. Trong phần đầu của báo cáo đề cập đến danh sách các cơ quan và/hoặc đơn
vị phụ trách điều phối ở cấp nhà nước hoặc địa phương về phát triển ngành DVBL,

trong đó giới thiệu về phạm vi, giới hạn nhiệm vụ và chức năng của các cơ quan này;
Phần thứ 2 của Báo cáo rút ra các bài học cho Việt Nam từ những thành tựu và từ thực
trạng của ngành bán lẻ tại 6 nước (Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái
Lan). Nhằm hướng tới xây dựng một khuôn khổ pháp lý mới mang tính tương hỗ cao,
báo cáo khuyến nghị hỗ trợ các nhà bán lẻ quy mô nhỏ và vừa thông qua các chương
trình tăng cường năng lực cạnh tranh của họ thay vì hạn chế các CH lớn và hiện đại.
Một chính sách đô thị hóa và quy hoạch bán lẻ hiệu quả cần xây dựng các tiêu chí cấp
phép các CH có diện tích lớn hơn 1000 m2. Báo cáo cũng khuyến nghị rằng Bộ Công
Thương (hoặc Cơ quan phù hợp nhất) cần tăng cường công tác trao đổi thông tin, phổ
biến các công nghệ mới, thanh tra và quản lý chất lượng với các nhà bán lẻ. Bộ Công
Thương cần hỗ trợ các chương trình đào tạo ở các trường đại học, trường học và với các
DN. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần thành lập một Ủy ban đặc biệt để thúc
đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa các ST/đại ST và các nông dân địa phương; Phần
cuối cùng và kết luận của Báo cáo bình luận về Dự thảo cập nhật nhất của Nghị định về
bán lẻ (gồm 47 điều khoản), nhấn mạnh đến các điều, khoản mở ra các cơ hội và triển
vọng cho HTBL ở Việt Nam và một số thiếu sót cần rà soát lại. Do đó, nội dung báo cáo
này là nguồn tư liệu quý giá được sử dụng tham khảo đối với Luận án về các loại hình
bán lẻ trong hệ thống phân phối hiện đại; phương hướng, biện pháp phát triển các loại
hình bán lẻ; khuôn khổ pháp lý và vai trò QLNN đối với việc phát triển DVPP nói
chung và ngành thương nghiệp bán lẻ nói riêng, còn cách thức tổ chức và quản lý công
13


trong lĩnh vực bán lẻ (cấp quốc gia và địa phương) là tùy thuộc vào trình độ phát triển
KTXH của mỗi nước, mỗi địa phương cụ thể, nên Luận án sẽ đi sâu vào việc phân tích
trình độ phát triển KTXH của Tp.Đà Nẵng để phục vụ cho nghiên cứu.
- “Siêu thị - phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam”, Nguyễn Thị

Nhiễu, NXB Lao động xã hội (2006) [38]. Cuốn sách gồm có 3 chương với nội dung
chính sau: Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về ST và kinh nghiệm tổ chức quản

lý và kinh doanh ST của một số nước trên thế giới; Chương 2 - Thực trạng phát triển hệ
thống ST ở Việt Nam thời gian từ năm 1996 đến nay; Chương 3 - Những khuyến nghị
và đề xuất đổi mới công tác quản lý Nhà nước (QLNN) và quản trị kinh doanh nhằm
phát triển hệ thống ST ở Việt Nam thời gian tới năm 2010. Cuốn sách này nghiên cứu
một số vấn đề lý luận về ST như khái niệm, phân loại ST; tính tất yếu khách quan của
việc hình và phát triển hệ thống ST trên thế giới; vị trí vai trò của ST trong hệ thống
phân phối hiện đại; các tiêu chí phân biệt ST với các loại hình kinh doanh thương mại
khác; QLNN đối với hoạt động kinh doanh ST. Đồng thời đề cập đến kinh nghiệm phát
triển kinh doanh ST của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Pháp từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, về phạm vi
nghiên cứu khá hẹp về không gian, thời gian và cả đối tượng, cụ thể là những khuyến
nghị và đề xuất đổi mới công tác QLNN và quản trị kinh doanh nhằm phát triển hệ
thống ST ở Việt Nam thời gian tới năm 2010. Do đó, nội dung nghiên cứu này được sử
dụng tham khảo đối với Luận án về vị trí vai trò của ST trong hệ thống phân phối hiện
đại; các tiêu chí phân biệt ST với các loại hình kinh doanh thương mại khác; QLNN đối
với hoạt động kinh doanh ST, còn các đối tượng nghiên cứu khác trong HTBL (cả
truyền thống lẫn hiện đại) Luận án sẽ tham khảo ở các công trình nghiên cứu khác. Hơn
nữa, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta vào nền kinh tế thế giới thì
tất yếu sẽ đối mặt với những thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là sự biến động về tình
hình kinh tế chính trị của các quốc gia khác, tác động của các Hiệp định, Hiệp ước kinh
tế,…nên Luận án sẽ tiếp tục cập nhật các tài liệu tham khảo khác để phục vụ cho nghiên
cứu.
- “Phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, Hồ

Kim Hương, Luận án Tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà nội (2015) [27]. Nghiên cứu đề cập
đến sự cần thiết khách quan của việc phát triển HTBL Việt Nam trước yêu cầu của hội
nhập kinh tế quốc tế (KTQT) cũng như đi sâu phân tích thực trạng phát triển HTBL ở
14



Việt Nam giai đoạn 2002 - 2014, trong đó tập trung vào việc phân tích các yếu tố tác
động đến sự hình thành phát triển của HTBL thời gian qua và đưa ra những đánh giá
chung về kinh doanh bán lẻ ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả đánh giá những
thành tựu chủ yếu, những tồn tại và nguyên nhân đối với việc phát HTBL của Việt Nam,
cùng những quan điểm và định hướng phát triển HTBL của Việt Nam thời gian tới từ đó
đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác QLNN nhằm phát triển HTBL ở nước ta,
cũng như một số giải pháp đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh của các DNBL. Có
thể thấy, nghiên cứu đã tập hợp và giới thiệu những cách tiếp cận khác nhau về HTBL
cũng như phân tích được kinh nghiệm tổ chức quản lý HTBL của một số nước. Đây là
một trong những công trình khoa học có tính nghiên cứu chuyên sâu về HTBL theo
hướng văn minh hiện đại có nội dung tương đồng với đề tài nghiên cứu của nghiên cứu
sinh hiện tại, tuy nhiên về góc độ và phạm vi nghiên cứu đề tài của nghiên cứu sinh chỉ
giới hạn ở phạm vi địa phương nhỏ của Việt Nam – Thành phố (Tp.) Đà Nẵng.
- “Phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ trên địa bàn

Thành phố Hà nội”, Phạm Huy Giang, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại
(2011) [16]. Nghiên cứu này đã có những đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện các
vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ trên địa bàn các đô
thị lớn, đồng thời cũng đã phản ảnh cụ thể thực trạng hệ thống phân phối hiện đại dạng
chuỗi ST bán lẻ trên địa bàn Tp.Hà Nội và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển loại
hình bán lẻ này trên địa bàn Tp.Hà Nội. Cụ thể là, nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn
đề lý luận về hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ trên địa bàn các đô thị
lớn bao gồm khái niệm, cấu trúc mô hình hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi ST
bán lẻ trên địa bàn đô thị lớn; nội dung cơ bản về phát triển hệ thống phân phối hiện đại
dạng chuỗi ST bán lẻ như phân tích tình thế và thời cơ phát triển hệ thống phân phối
hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ ở các đô thị lớn, việc phát triển về tổ chức, về quản trị, về
hệ thống dịch vụ thương mại và phát triển các nguồn lực của hệ thống phân phối hiện
đại dạng chuỗi ST bán lẻ; những yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá phát triển hệ
thống phân phối dạng chuỗi ST bán lẻ như môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư,
pháp luật….; Ngoài ra, nghiên cứu cũng giới thiệu một số chuỗi ST bán lẻ điển hình trên

thế giới và chuỗi ST Sài Gòn Co-op, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển
các chuỗi ST trên địa bàn Tp.Hà nội. Đồng thời, nghiên cứu cũng đi sâu phân tích thực
trạng hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ trên địa bàn Tp.Hà nội trên các
15


phương diện như: phát triển quản trị, phát triển các nguồn lực của hệ thống phân phối
hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ trên địa bàn Tp.Hà nội. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã có
những đánh giá chung về ưu điểm, nhược điểm, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt
ra trong phát triển hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ ở Hà nội
và đưa ra dự báo cụ thể về thị trường bán lẻ (TTBL) và tác động của quá trình hội nhập
đến sự phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi ST trên địa bàn Tp.Hà nội
cũng như một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi ST bán lẻ
trên địa bàn Tp.Hà Nội đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Đây cũng là một
trong những công trình khoa học có tính nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi ST bán lẻ theo
hướng văn minh hiện đại có nội dung gần với đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh
hiện tại, cũng nghiên cứu trên địa bàn một đô thị, tuy nhiên về đối tượng nghiên cứu đề
tài của nghiên cứu sinh rộng hơn – nghiên cứu HTBL (cả về bán lẻ truyền thống lẫn
hiện đại).
- “Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt

Nam trong thời kỳ hội nhập”, Nguyễn Thanh Bình, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu
Thương mại (2013) [4]. Nghiên cứu đã phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản
về hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ (DVPPBL) hàng hoá trong
quá trình hội nhập quốc tế, cụ thể là: Tổng quan về DVPPBL trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế; khái niệm, vai trò, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển của chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế;
khái niệm, nội dung, nhân tố tác động đến hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL
hàng hóa; đồng thời nghiên cứu đã trích yếu nội dung kinh nghiệm ở các nước trên thế
giới về điều chỉnh và hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong bối cảnh hội nhập;

Cũng như các nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp truyền
thống, đó là việc chuyển sang phân tích thực trạng chính sách phát triển DVPPBL hàng
hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập, tiếp đến là đánh giá về những thành tựu đạt
được cũng như một số tồn tại bất cập của chính sách hiện hành về phát triển DVPPBL.
Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL ở Việt
Nam tới năm 2020. Đây là một công trình khoa học có tính nghiên cứu chuyên sâu về
DVPPBL hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập, cũng có nội dung gần với đề
tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh hiện tại, tuy nhiên về góc độ và phạm vi nghiên cứu
đề tài của nghiên cứu sinh chỉ giới hạn ở phạm vi một địa phương nhỏ của Việt Nam –
16


×