Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh đồng nai tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.84 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH TRỌNG LIÊN

TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI CÁC KHU NHÀ TRỌ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI: TÌNH HÌNH,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 62.38.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 : TS. Trần Thị Quang Vinh
2 : TS. Hồ Thế Hòe

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Nhã
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Văn Luyện

Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiễn sĩ cấp Học
viện – Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2017



Có thể tham khảo luận án tại:
-

Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1- Đinh Trọng Liên “Tình hình tội phạm về ma túy tại các khu
nhà trọ dành cho công nhân các khu công nghiệp, khu chế
xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí nhân lực Khoa học
xã hội, số 40 tháng 9/2016
2- Đinh Trọng Liên “Thực trạng của các tội phạm về ma túy tại
các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009 –
2014 và các giải pháp phòng ngừa”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 23 tháng 12/2016.


MỞ ĐẦU
Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu. Chính
vì vậy công tác đấu tranh phòng và chống các tội phạm về ma túy đã
và đang được tất cả các nước trên thế giới quan tâm. Mỗi một quốc
gia đều nỗ lực hoạch định các chính sách và đưa ra nhiều biện pháp
nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bước đẩy lùi loại tội phạm đặc
biệt nguy hiểm này.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu thống kê của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai, trong giai
đoạn 2009 – 2016, tội phạm về ma túy tại Tỉnh Đồng Nai diễn biến

hết sức phức tạp. Đặc biệt các khu nhà trọ là điểm nóng về tệ nạn và
tội phạm ma túy. Tội phạm ma túy tại các khu nhà trọ gây ra sự bất ổn
về cuộc sống trong cộng đồng dân cư, làm giảm sút uy tín về môi
trường đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước và
quốc tế. Ngoài ra, tội phạm phạm ma túy còn là nguyên nhân dẫn đến
nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật,
giết người v.v…
Với thực trạng này, việc phân tích tình hình các tội phạm về
ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tìm ra
những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trên cơ sở đó xây dựng
phương án phòng chống loại tội phạm này đang là nhu cầu hết sức
cấp bách. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Tội phạm về ma túy
tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa”

1


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1.Mục đích của luận án
Mục đích nghiên cứu đề tài là hướng đến việc đề xuất các
biện pháp phòng ngừa tội phạm ma túy tại các khu nhà trọ trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá phân tích tình hình, nguyên nhân và điều kiện làm
phát sinh, tồn tại đến tình hình các tội phạm về ma túy tại các khu
nhà trọ, đưa ra những kết quả dự báo về nhóm tội phạm này trong
thời gian tới.
- Đề xuất các nhóm giải pháp phòng ngừa các tội phạm về
ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Là tình hình, nguyên nhân điều kiện và hoạt động phòng ngừa
các tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
3.1.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: 5 năm từ 2009 đến 2016
Phạm vi nghiên cứu về địa bàn: các khu nhà trọ tỉnh Đồng
Nai
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phép duy vật biện
chứng, quan điểm về phòng ngừa tội phạm của học thuyết Mác -

2


Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về tội phạm, hình phạt và
biện pháp phòng ngừa tội phạm. Phương pháp luận cho phép tác giả
lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý khi triển khai nghiên cứu đề
tài, phân tích và đánh giá tình hình tội phạm, lý giải nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm luôn gắn với sự vận động xã hội và
chú trọng cân nhắc đến quan hệ tương tác của các điều kiện xã hội
đến tình hình tội phạm.
Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến
khác như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp dự báo, v.v…Để hoàn thành mục đích nghiên cứu phải
có sự kết hợp giữ các phương pháp trong từng phần của luận án, tuy
nhiên ở mỗi chương sẽ có những phương pháp chủ đạo.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Trong thời gian qua, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt

động phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai, vì vậy luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt
khoa học như sau:
- Luận án sẽ đưa ra những thông số mới nhất và toàn diện về
tình hình các tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
- Luận án có tính thực tiễn cao, sát với tình hình tội phạm vì
đây là đề tài được lựa chọn trên cơ sở phân lớp nhóm dân cư nên có ý

3


nghĩa thiết thực với việc phòng ngừa tội phạm trong một nhóm dân
cư.
- Các đặc thù về môi trường sống của nhóm dân cư là trọng
điểm của việc nghiên cứu.
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Nghiên cứu, đúc kết các tư tưởng phòng ngừa tội phạm trong
tội phạm học từ trước đến nay trên nền tảng phương pháp luận của tội
phạm học Mác-xit.
Công trình có thể áp dụng thí điểm ở một vài khu nhà trọ
sau đó có thể nhân rộng ra các khu nhà trọ khác tại tỉnh Đồng Nai và
các tỉnh, thành khác trên phạm vi toàn quốc. Luận án cũng có thể là
tài liệu tham khảo cho các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan
chuyên trách về phòng chống tội phạm và cho học sinh, sinh viên
hoặc những người nghiên cứu trong lĩnh vực Tội phạm học.
7. Kết cấu của luận án.
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Tình hình của tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm ma túy tại
các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chương 4: Lý luận phòng ngừa tội phạm về ma túy và giải pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm ma túy tại các khu nhà trọ
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
CHƢƠNG 1

4


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

- Đề cập những công trình nghiên cứu ở phạm vi rộng
về tình hình tội phạm ma túy trên phạm vi toàn cầu và các châu
lục khác nhau. ( của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm
của Liên hợp quốc (United nations Office on Drugs and Crime
- UNODC)
- Các công trình hoạt động phòng ngừa tội phạm trên
thực tế tại các quốc gia Anh, Mỹ, Canada, Nhật bản, Hàn
Quốc, đặc biệt chú trọng vào các công trình nghiên cứu mang
tính ứng dụng cao, phân hóa theo địa bàn dân cư (bài viết của
Amanda Fritz nghị viện thành phố Prortland [97].
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
- Các công trình nghiên cứu về Tội phạm học dưới góc độ là
giáo trình giảng dạy cho các trường đại học: Tội phạm học hiện đại
và phòng ngừa tội phạm của tác giả Nguyễn Xuân Yêm [94]; Hiểm
họa ma túy và cuộc chiến mới của của tác giả Nguyễn Xuân Yêm và
Trần Văn Luyện [95]; Giáo trình Tội phạm học của GS.TS Võ Khánh
Vinh [89] …

- Các đề án, các công trình nghiên cứu khoa học như: Luận
cứ khoa học cho những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội
phạm về ma túy, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do Vũ

5


Hùng Vương làm chủ nhiệm [92]; Đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma
túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp thành phố do Phan Đình Khánh chủ nhiệm; Tội phạm ở Việt
Nam- thực trạng, nguyên nhân và giải pháp [47], Đề tài KX 04- 14
của tác giả Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả và tập thể tác giả [68]. . .
- Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các công trình
nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tác giả quan tâm
nhiều đến các công trình nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và
các giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy có sự phân hóa cụ thể
về địa bàn, về nhóm đối tượng nghiên cứu hoặc theo nhóm dân cư.
Cụ thể: Thực trạng và giải pháp phòng, chống ma túy đối với thanh
niên quận Long Biên, thành phố Hà Nội của Trần Văn Sơn [66]; Đấu
tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn quận Lê
Chân, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học của Đào Thị Huệ [40];
Phòng ngừa tội phạm trong cộng đồng dân cư của Hồ Trọng Ngũ, tạp
chí Nhà nước và Pháp luật [61] .v.v…
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án. Trong số các công trình nghiên cứu
được tác giả luận án tham khảo, có thể tạm chia thành các
nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu chuyên sâu

về các nội dung của tội phạm học. Đây là các công trình cung
6


cấp những lý luận cơ bản của ngành tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm để tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu
đề tài của luận án như: Tình hình tội phạm, nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, dự
báo tình hình tội phạm, biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu tình hình,
nguyên nhân, điều kiện và giải pháp phòng, chống tội phạm về
ma túy dưới dạng các đề tài khoa học, các luận văn thạc sĩ, luận
án tiến sĩ hoặc các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí
chuyên ngành. Đây là những công trình nghiên cứu trên thực tế
rất phong phú và đa dạng được phản ánh dưới nhiều cấp độ
khác nhau. Mỗi vùng, miền, mỗi địa phương khác nhau thì
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm về
ma túy không giống nhau do đó các giải pháp phòng, chống
loại tội phạm này cũng không giống nhau. Đây là những tài liệu
mang tính thực tế giúp tác giả vận dụng linh hoạt khi nghiên
cứu đề tài.
Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án nhưng chưa
được nghiên cứu một cách chuyên sâu. Ở những mức độ khác
nhau, có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình; nguyên
nhân, điều kiện và các giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma
túy. Tuy nhiên , kể cả trong nước và ngoài nước chưa có công
trình nào nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy tại các khu
7



nhà trọ nói chung cũng như các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai nói riêng.
Từ việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu như
trên, tác giả luận án đưa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu sau đây:
Thứ nhất: Làm rõ đặc điểm các khu nhà trọ trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, cụ thể các vấn đề sau: Quá trình hình thành các
khu nhà trọ; đặc điểm về vị trí địa lý và qui mô của các khu nhà
trọ; những yếu tố đặc thù của cư dân sinh sống tại các khu nhà
trọ v.v… Đây là những yếu tố thuộc về môi trường sống, trực
tiếp tác động đến đời sống vật chất và tinh thần của cư dân tại
các khu nhà trọ, vì vậy chúng ta nên tìm kiếm nguyên nhân,
điều kiện của tình hình tội phạm ngay chính trong môi trường
ấy.
Thứ hai: Căn cứ vào lý luận của ngành Tội phạm học và
Phòng ngừa tội phạm để phân tích, lý giải về: mức độ, động
thái, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm về ma túy tại các
khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2009 đến năm
2016. với các khu vực khác thuộc tỉnh Đồng Nai để thấy được
những điểm cá biệt mang tính đặc thù đối với các khu nhà trọ.
Thứ ba: Thông qua các đặc điểm, điều kiện sống tại các
khu nhà trọ nhằm làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tình hình
tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ, bao gồm: các nguyên
8


nhân chủ quan, khách quan; nguyên nhân trực tiếp và nguyên
nhân gián tiếp v.v…Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu phải
phân định đâu là nguyên nhân, điều kiện phát sinh trực tiếp từ
môi trường sống của các khu nhà trọ và những nguyên nhân,

điều kiện phát sinh ngoài phạm vi môi trường sống của các khu
nhà trọ. Các nguyên nhân, điều kiện khác nhau sẽ có mức độ
chi phối hoàn toàn khác nhau đến tình hình tội phạm về ma túy
tại các khu nhà trọ.
Thứ tư: Căn cứ vào những nguyên nhân, điều kiện làm
phát sinh tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ để
xây dựng các giải pháp phòng ngừa. Nói các khác, giải pháp
nâng cao hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy tại các khu
nhà trọ thực chất là sử dụng đồng bộ các biện pháp nhằm giảm
thiểu và tiến tới triệt tiêu toàn bộ những yếu tố là nguyên nhân
và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm về ma túy tại các
khu nhà trọ. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án
không chỉ dừng lại ở góc độ lý luận mà cần sớm được đưa vào
ứng dụng trong thực tế.
CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI CÁC KHU NHÀ
TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2009 – 2016

9


2.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm
về ma túy.
2.1.1. Khái niệm các tội phạm về ma túy
Quan điểm tội phạm về ma túy của các quốc gia trên thế giới
và quan điểm tội phạm về ma túy của Việt Nam theo Bộ luật Hình sự
năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). So sánh các điều luật qui định
tội phạm về ma túy theo Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung
năm 2009) với Bộ luật Hình sự năm 2015.

2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm về ma túy
theo luật hình sự Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, ngừa các tội phạm
về ma túy, việc nắm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm về
ma túy đóng vai trò hết sức quan trọng. Các dấu hiệu pháp lý hình sự
của tội phạm về ma túy bao gồm: khách thể của tội phạm; mặt khách
quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm
và về hình phạt của tội phạm.
2.2. Nhận thức về các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai
2.2.1. Các khu nhà trọ
“ hu nh trọ” l n i thư ng tr
động nhậ cư thuê các nh trọ đ
anh nghi
t

trên địa

n

tr ng các hu c ng nghi
n tỉnh Đồng ai”

10

hần lớn c a những ngư i la
sinh h ạt v l
h cl

vi c tại các


những c ng vi c


Giới hạn khảo sát: bao gồm các khu nhà trọ tại thành phố Biên
Hòa, huyện Trảng Bom, huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành và
huyện Vĩnh Cửu.
Xác định số lao động nhập cư và số lao động thuê trọ phải căn
cứ vào số liệu thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai và khảo sát của tác giả (97 % công nhân và 3% lao động tự
do)
2.2.

Đ c đi m các khu nhà trọ tr n đ

àn t nh Đ n

i

- Cư dân của các khu nhà trọ không hình thành theo quan hệ
huyết thống mà chủ yếu từ di cư tự do tạo ra.
- Đa số các cư dân của các khu nhà trọ làm việc tại các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Thu nhập bình quân của người lao động tác các khu nhà trọ
tương đối thấp, chủ yếu là các lao động giản đơn.
- Bên cạnh những cư dân là những công nhân làm việc trong
các doanh nghiệp còn có các cư dân là lao động tự do với nhiều
ngành nghề khác nhau.
2.3. Tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009-2016

2.3.1

nh h nh phần hiện r

các khu nhà trọ tr n đ

àn t nh Đ n

11

củ tội phạm về m t
i

tại


2.3

Th c trạng

tại các khu nhà trọ trên địa

ức độ

hần hi n c a các tội về ma túy

n tỉnh Đồng ai giai đọan

-2016.


- Thống kê số vụ, số bị cáo phạm tội về ma túy tại tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2009 – 2016 so với tổng số vụ, số bị cáo phạm các loại
tội phạm khác.
- So sánh số vụ, số bị cáo và cơ số tội phạm về ma túy tại các
khu nhà trọ với toàn tỉnh Đồng Nai và tại các đơn vị hành chính có
các khu nhà trọ.
2.3
nh trọ trên địa

C cấu c a tình hình tội hạ

về

n tỉnh Đồng ai giai đ ạn

a t y tại các hu
- 2016

- Cơ cấu theo các tội phạm được qui định tại chương XVIII của
Bộ luật Hình sự. Trong giai đoạn 2009-2015.
- Cơ cấu theo xét theo đơn vị hành chính (toàn tỉnh, 5 đơn vị
hành chính và các khu nhà trọ)
- Cơ cấu xét theo nhân thân người phạm tội (nghề nghiệp, độ
tuổi, trình độ văn hóa, tái phạm…)
2.3

i n iến hần hi n c a tình hình tội hạ

t y tại các hu nh trọ trên địa


n tỉnh Đồng ai giai đ ạn

2016.
- Diễn biến về số vụ, số bị cáo
- Diễn biến về cơ số của tình hình tội phạm

12

về

a
-


- Diễn biến về cơ cấu
Ngoài việc làm rõ diễn biến của tình hình tội phạm về ma túy
tại các khu nhà trọ, tác giả phải lý giải những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến những diễn biến của tình hình tội phạm về ma
túy tại các khu nhà trọ so với các địa bàn khác thuộc tỉnh Đồng Nai
hoặc sự khác biệt giữa các khu nhà trọ với nhau.
2.3

T nh chất

hần hi n c a tình hình các tội hạ về a

t y tại các hu nh trọ trên địa

n tỉnh Đồng ai giai đ ạn




2016
- Tính chất nguy hiểm của tình hình các tội phạm về ma túy tại
các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được được thể hiện qua
thông số phản ánh mức độ, cơ cấu, động thái của tình hình phạm tội.
- Tính chất nguy hiểm của tình hình các tội phạm về ma túy
tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua hình thức
phạm tội.
- Tính chất nguy hiểm thông qua phương thức, thủ đoạn, thực
hiện hành vi phạm tội.
- Tính chất nguy hiểm thông qua các đặc điểm nhân thân của bị
cáo.
- Tính chất nguy hiểm thông qua sự thiệt hai do tội phạm ma
túy gây ra (thiệt hại về vật chất và phi vật chất)

13


2.3.2 Tình hình phần n của tội phạm về ma t

tại các

khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.3

Khái ni

tội hạ ẩn


khái niệm tội phạm ẩn được hiểu là số lượng tội phạm đã
thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan
cảnh sát hoặc chưa bị phát hiện bởi cơ quan có thẩm quyền và do vậy
chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong thống kê hình sự chính thức.
2.3

Cấ độ ẩn c a tình hình tội hạ

hu nh trọ trên địa

n tỉnh Đồng ai giai đ ạn

về

a t y tại các
-2016.

Căn cứ vào tính chất của loại tội phạm ma túy và kết quả
điều tra xã hội học cho thấy, tội phạm ma túy tại các khu nhà trọ có
cấp độ ẩn cao nhất, cấp độ IV.
2.3

guyên nh n c a tình hình ẩn các tội hạ

t y tại các hu nh trọ trên địa

về

a


n tỉnh Đồng ai

- Nguyên nhân của tình hình ẩn khách quan (xuất phát từ
người phạm tội và chủ thể phòng ngừa tội phạm.)
- Nguyên nhân của tình hình ẩn chủ quan (do các cơ quan
chức năng như : Công an, cơ quan giám định….)
- Nguyên nhân của tình hình ẩn thống kê (lỗi của người
thống kê và biểu mẫu thống kê).

14


CHƢƠNG 3
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM MA TÚY TẠI CÁC KHU NHÀ TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Ngu ên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội
- Do tốc độ phát triển các khu công nghiệp quá nhanh nhưng
tỉnh Đồng Nai chưa ứng được nhu cầu về nhân lực lao động kể cả về
số lượng và chất lượng.
- Thiếu các chính sách đồng bộ trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, đặc biệt là chế độ nhà ở cho công nhân
lao động tại các khu công nghiệp.
- Thu nhập của người lao động tại các khu công nghiệp còn
thấp, đặc biệt những công nhân thuê trọ hàng tháng phải chi trả nhiều
khoản tiền cho sinh hoạt. Bên cạnh đó thiếu các công trình phục vụ
đời sống tinh thần cho người lao động.
3. .

u n nhân và điều kiện về văn hó , giáo dục, tâm lý


xã hội.
- Công tác phổ cập giáo dục chưa đạt yêu cầu , do đó một số
thanh niên địa phương không xin được việc làm tại các khu công
nghiệp do hạn chế về trình độ văn hóa và đây là thành phần dễ phạm
phải các tội về ma túy.

15


- Nhân lực lao động nhập cư có trình độ văn hóa thấp, khó
khăn trong quá tìm kiếm việc làm nhưng vẫn bám trụ các khu nhà trọ
và lợi dụng khu nhà trọ để phạm tội về ma túy.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
phòng, chống tệ nạn và tội phạm về ma túy chưa phù hợp với các cư
dân tại các khu nhà trọ.
- Chưa xây dựng được ý thức cộng đồng cho các cư dân sinh
sống tại các khu nhà trọ.
3.3.

u n nhân và điều kiện trong hoạt động quản lý xã

hội.
- Công tác quản lý lao động nhập cư
- Buông lỏng quản lý đối với các chủ cho thuê phòng trọ
- Chưa phát huy hết vai trò tự quản tại các khu dân cư.
- Công tác quản lý người nghiện ma túy chưa tốt
- Giải quyết công ăn việc làm đối với những người chấp hành xong
án phạt tù chưa đảm bảo.
3.4.


u n nhân và điều kiện từ các qui đ nh của pháp

luật
- Luật nhà ở, Luật cư trú, Luật doanh nghiệp và Luật lao
động (chưa có qui định về chế độ nhà ở cho người lao động tại các
khu công nghiệp)

16


- Những văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động phòng
ngừa các tội phạm về ma túy ( Thông tư số 17/2007/TTLT-BCAVKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp
hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm
về ma túy” của BLHS năm 1999 và Công văn số 234 ngày 17/9/2014
của Tòa án nhân dân tối cao qui định việc giám định hàm lượng ma
túy)
- Luật xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1-1-2014
nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành chậm.
3.5. Nguyên nhân xuất phát từ phía các chủ th đấu tranh
phòng, chốn tội phạm về ma túy.
- Đối với cơ quan Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân
trong việc thực hiện chức năng của mình.
- Ban điều hành khu phố, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Ban Mặt trận Tổ quốc tại các phường, xã
- Hội Phụ nữ
- Tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp


CHƢƠNG 4

17


CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA
TỘI PHẠM MA TÚY TẠI CÁC KHU NHÀ TRỌ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
4.1. Dự báo tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà
trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới
- Về mức độ của tội phạm
- Cơ cấu, diễn biến của tình hình tội phạm
- Về phương thức thức, thủ đoạn gây án
- Về tính chất của tội phạm
- Dự báo về sự thay đổi đối với nhân thân của người phạm tội
4.2. Giải pháp nâng cao hoạt động phòng ngừa tội phạm
về ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Căn cứ vào những nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội
phạm về ma túy tại các khu nhà trọ để xây dựng các giải pháp phòng
ngừa thích hợp. Bao gồm các giải pháp sau đây:
4.3.1. giải pháp về kinh tề - xã hội
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân làm
việc tại các khu công nghiệp
- Có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân lực lao động đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

18


4.3. . iải pháp về văn hó , iáo dục

- Hạn chế nhân lực lao động nhập cư có trình độ văn hóa
thấp.
- Đa dạng hóa hình thức giáo dục pháp luật, phù hợp với điều
kiện sống của các cư dân tại các khu nhà trọ.
- Nâng cao trình độ văn hóa, ý thức cộng đồng và ý thức
chấp hành pháp luật.
4.3.3. giải pháp về quản lý xã hội
- Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đối với các khu
nhà trọ
- Quản lý chặt chẽ những người nghiện ma túy, kết hợp

cai nghiện và đào tạo nghề cho những người nghiện tại các
trung tâm cai nghiện.
- Tổ chức, quản lý đưa người chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng và tạo công ăn việc làm để ổn định
cuộc sống.
4.3.4. Nhóm các biện pháp về pháp luật

- Chính sách nhà ở cho người lao động tại các khu công
nghiệp phải được qui định trong các Bộ luật, Luật chuyên
ngành.
19


- Rà soát và sửa đổi những văn bản qui phạm pháp luật trái với
qui định của các Bộ luật, các luật liên quan đến hoạt động phòng,
chống tội phạm về ma túy.
- Xây dựng cụ thể chính sách, chế độ ưu đãi cho người lao
động tại các khu công nghiệp, đặc biệt là lao động phải thuê nhà trọ
trong các Bộ luật, Luật chuyên ngành.

4.3.5. iải pháp hoàn thiện và nân c o hiệu quả phối hợp
củ các cơ qu n chức năn trực tiếp đấu tr nh phòn , chốn tội
phạm về m t .
- Phối hợp với các cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố khác.
- Phối hợp với các cơ quan trong tỉnh.
4.3.6. Giải pháp tăn cườn năn lực củ các chủ th
phòn n ừ tội phạm về m t

tại các khu nhà trọ

- Đối với cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân
- Ban điều hành khu phố, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Ban Mặt trận Tổ quốc tại các phường, xã
- Hội Phụ nữ

KẾT LUẬN

20


Đồng Nai với nhiều lợi thế về vị trí địa lý cũng như các điều
kiện về kinh tế - xã hội đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và
quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, Đồng Nai đang trở thành trung
tâm phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam với nhiều khu
công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động ổn định và ngày càng mở
rộng. Các khu công nghiệp đã giúp cho tỉnh Đồng Nai có một diện
mạo mới không chỉ về hình thức mà còn cả nội lực. Cơ sở hạ tầng
nhanh chóng một hoàn thiện, có sự kết nối đồng bộ, tốc độ tăng
trưởng kinh tế và thu nhập bình quân tính trên dân số của toàn tỉnh

tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh
Đồng Nai đang phải đối diện với nhiều bất cập do quá trình phát triển
các khu công nghiệp gây ra. Các khu nhà trọ hình thành để phục vụ
nhu cầu ăn ở của lao động nhập cư đang trở thành tâm điểm của
nhiều loại tội phạm, đặc biệt các tội phạm về ma túy. Tình hình tội
phạm ma túy tại các khu nhà trọ diễn biến hết sức phức tạp, số vụ, số
bị cáo tăng liên tục và năm sau cao hơn năm trước. Phương thức, thủ
đoạn phạm tội ngày càng tinh vi và xảo quyệt gây hoang mang và
bức xúc trong cộng đồng dân cư. Mặt khác, tình hình tệ nạn và tội
phạm về ma túy tại các khu nhà trọ ảnh hưởng không tốt đến môi
trường đầu tư của tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, nghiên cứu tình hình,
nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó xây dựng hệ thống các biện pháp đấu tranh
phòng chống có hiệu quả loại tội phạm này là nhu cầu hết sức cấp
thiết nhằm đảm bảo cho môi trường xã hội lành mạnh, góp phần ổn
định và phát triển đời sống kinh tế - xã hội. Căn cứ vào phương pháp

21


luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của
triết học và hệ thống các phương pháp nghiên cứu, luận án đã lần
lượt giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước liên quan đến tình hình; nguyên nhân, điều kiện và hoạt động
phòng ngừa các tội phạm về ma túy. Các công trình nghiên cứu được
tác giả chọn lọc bao gồm giáo trình, sách tham khảo, các đề tài
nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài
đăng trên tạp chí trong và ngoài nước. Thông qua các công trình
nghiên cứu, tác giả khái quát được những nội dung cần kế thừa và

những nội dung tiếp tục phải nghiên cứu.
Luận án xây dựng được bức tranh tổng thể về tình hình tội
phạm ma túy tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2009 - 2015. Tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ được
tái hiện rõ qua các thông số về mức độ, cơ cấu, diễn biến, tính chất
nguy hiểm của loại tội phạm này. Mặt khác, thông qua kết quả điều
tra xã hội học, kết hợp với quá trình nghiên cứu đặc điểm của loại tội
phạm về ma túy, tác giả nhận định tình hình tội phạm ma túy tại các
khu nhà trọ có độ ẩn rất cao, cấp độ IV.
Luận án đã phân tích những nguyên nhân, điều kiện làm phát
sinh tình hình tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ từ hai góc độ:
góc độ nhìn từ các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và góc độ
nhìn từ nhân thân của người phạm tội cũng như các yếu tố tạo điều
kiện cho hành vi phạm tội xảy ra. Các yếu tố thuộc về môi trường

22


×