Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Cẩm nang phân loại hoa lan việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 45 trang )

Cẩm nang phân loại hoa lan Việt Nam
caykieng.farmvina.com /phan-loai-hoa-lan/
Farmvina - Thư viện cây
kiểng

Phân loại hoa lan Việt Nam theo hệ thống thực vật học

Việt phân loại hoa lan là điều cần thiết vì có hàng trăm các giống lan Việt Nam, trong đó có các loài lan nổi tiếng
trên khắp thế giới, có giá trị hàng chục nghìn USD .
Cây hoa Lan (Orchid sp.) thuộc họ Phong lan (Orchidaceae); bộ lan(Orchidales); lớp một lá mầm
Monocotyledoneac.
Họ phong lan phân bố rộng từ 68° vĩ Bắc đến 56° vĩ Nam, từ gần Bắc cực như Thụy Điển, Alaska, xuống tận các
đảo cuối cùng ở cực Nam của Oxtralia. Tuy nhiên tập trung của họ phong lan chủ yếu ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt
ở châu Mỹ và Đông Nam Á.
Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 25.000 loài lan tự nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và
lai tạo.
Có hàng trăm các giống lan Việt Nam, trong đó các loài lan sau được trồng rộng rãi trên khắp đất nước.

Cách trồng hoa lan tại nhà đơn giản, hiệu quả

Phân loại hoa lan theo đặc điểm hình thái thân cây
Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân cây phong lan có thể chia lan làm hai nhóm;
+ Nhóm phong lan đơn thân: đây là nhóm phong lan chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài ra mãi.
Nhóm phong lan đơn thân chia thành 2 nhóm phụ:
– Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ
với lá của hàng kia. Gồm các giống như: Lan Vanda, lan giáng hương – Aerides, lan hồ điệp – Phalaenopsis…
– Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, lan Luisia…
+ Nhóm phong lan đa thân: đây là nhóm phong lan gồm những cây tăng trưởng liên tục. Căn cứ vào cách ra hoa
nhóm này chia thành 2 nhóm phụ:
– Nhóm ra hoa phía trên: Địa lan – Cymbidium, lan hoàng thảo – Dendrobium, lan vũ nữ – Oncidium…
– Nhóm ra hoa ở đỉnh: Lan Cattleya, lan Laelia, lan Epidendrum…


Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Lan Centropetatum, lan Phackyphllum, lan Dichaea…

Phân loại hoa lan theo môi trường sống
Căn cứ vào môi trường sống của phong lan cũng có thể chia thành 3 loại:
– Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất
– Phong lan: cây lan sống trong không khí.

1/45


– Bán địa lan: cây lan có thể sống trong môi trường không khí và trong đất

Kỹ thuật trồng hoa lan cho người mới trồng lan

Các giống lan Việt Nam được trồng phổ biến
Xem thêm: Các họ lan, khó gọi tên các loài lan

Phong lan lai tạo
Lan Ngọc điểm tai trâu – Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl.

Hoa lan Ngọc điểm tai trâu – Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl.

Cây lan ngọc điểm tai trâu có dáng đẹp, mọc khỏe, lá xanh, bóng, cụm hoa sặc sỡ, hương thơm ngào ngạt, nở vào

2/45


cuối mùa đông, đầu mùa xuân (đặc biệt vào dịp tết Nguyên Đán) nên rất được ưa chuộng.
Cây mọc phổ biến trong các rừng ẩm từ Bắc vào Nam, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Lan Ngọc điểm đuôi cáo – Rhynchostylis retusa (L) BL


Hoa lan Ngọc điểm đuôi cáo – Rhynchostylis retusa (L) BL
Thân lan ngọc điểm đuôi cáo thẳng mập, lá màu xanh đậm, cụm hoa dài, bông thõng xuống, cuống hoa mập dài 20
– 40cm, hoa xếp dày đặc thành bông màu trắng có đốm tím, cánh môi màu tím. Hoa nở cuối tháng 4 đến hết tháng
5 sang đầu tháng 6.
Cây lan ngọc điểm đuôi cáo mọc rải rác trong các rừng ẩm từ Bắc vào Nam, từ vùng đồi núi thấp đến vùng núi cao
nơi có khí hậu hơi lạnh.
Lan Hoàng thảo thuỷ tiên – Dendrobium farmeri paxt

3/45


Hoa lan Hoàng thảo thuỷ tiên – Dendrobium farmeri paxt
Cây hoa lan hoàng thảo thủy tiên mọc thành bụi lớn màu vàng rơm. Lá xanh đậm, bóng, mềm. Cụm hoa thường
sinh ra ở phía đỉnh thân, mang nhiều hoa màu trắng. Phần họng và cánh môi màu vàng đậm. Cây hoàng thảo thủy
tiên cho hoa đẹp, nở rộ vào tháng 2 – 3, đôi khi nở muộn sang đầu mùa hè. Cây mọc trong các rừng ẩm ướt từ
Bắc vào Nam, đặc biệt ở các rừng thứ sinh đồng bằng sông Cửu Long.
Lan Hồ Điệp – Phalaenopsis

4/45


Hoa lan Hồ Điệp – Phalaenopsis
Là loài lan nổi tiếng trên toàn thế giới vì dáng cây đẹp, hoa to, màu sắc sặc sỡ và độc đáo. Hoa nở vào cuối mùa
đông sang mùa xuân năm sau.
Cây lan Hồ Điệp phân bố rộng rãi từ dãy Hymalaya qua Malaixia, Inđônêxia tới Đài Loan, Philippin, Oxtralia. Có khả
năng thích ứng rộng. Các giống lan Hồ Điệp hiện nay đã được chọn lọc, lai tạo nên hoa ngày càng to và đẹp hơn.
Lan Hoàng Hậu – Cattleya Lindley

5/45



Hoa lan Hoàng Hậu – Cattleya Lindley
Đây là một chi gồm hầu hết các loài phong lan đẹp nổi tiếng và được nuôi trồng rộng rãi. Chi lan Hoàng Hậu phân
bố nguyên thủy ở một vùng rộng lớn thuộc Châu Mỹ nhiệt đới.
Về hình dáng, chi lan Hoàng Hậu có thể chia làm 2 nhóm:
– Nhóm 2 lá, hoa thường nhỏ, chùm mang nhiều hoa (Bifoliate)
– Nhóm 1 lá, với rất nhiều biến dạng, có củ giả nạc, cụm hoa có một đến một vài hoa lớn (Monofoliata). Đa số các
loài lan đẹp đều thuộc nhóm này. Hoa có cấu tạo rất đặc biệt, hoa to, cánh hoa nhăn nheo xếp tỏa rộng, hoa có màu
sắc, hình dáng độc đáo và nở hoa quanh năm.
Trong số các giống lan Việt Nam hiện đang được nuôi trồng thì loại lan thuộc chi lan Hoàng Hậu này có hàng trăm
giống lai như:

6/45


– Hoa lan Cattleya candora Everest
– Hoa lan Colmanara (Miltonia Ondontoglossum X Oncidium)
– Hoa lan Cattleytonia (Broughtonia X Catteleya), Moir, 1975
– Hoa lan Cyperocymbidium (Cyperoehis X Cymbidium), Hawakes, 1962.
Các giống lan Việt Nam thuộc chi lan Hoàng Hậu có khả năng chịu nhiệt độ cao do đó thích hợp với điều kiện Việt
Nam và chúng ngày càng được ưa chuộng.

Các loài phong lan rừng
Theo dạng thân và cách sống của cây, các loài phong lan rừng có thể được xếp thành một số nhóm dưới đây:
* Phong lan đơn thân
Phong lan đơn thân là những loài phong lan sống bám trên thân cây hay vách đá, thân phát triển vươn dài theo một
trục. Hầu hết đây là những loài lan có xuất xứ từ vùng núi thấp hay núi cao trung bình, dễ trồng và dễ ra hoa ở miền
Bắc. Theo hình thái của cây và yêu cầu về nuôi trồng có thể chia nhóm lan này thành 2 dạng.
+ Phong lan có thân vươn dài và rễ khí

Thân hoa lan vươn dài, cây lớn. Rễ lớn mọc ra từ nhiều điểm dọc theo thân. Rễ cây có thê bám vào các vật cứng ở
gần hay buông dài trong không khí. Cách trồng những loài lan này thường là buộc vào gỗ treo lên hay buộc vào
thân cây trong sân vườn. Cũng có thể trồng chậu nhưng chậu chi có ý nghĩa làm giá đỡ cho cây, còn rễ cần được
tự do phát triển. Đây là nhóm lan rừng dễ trồng nhất, gồm một số chi lan đáng chú ý
– Chi Lan Giáng hương (Aerides)
Trong các giống lan Việt Nam, Chi Giáng hương có 8 loài, là những loài Phong lan đơn thân được ưa chuộng bởi
có hoa chùm dại, màu sắc tươi và hương thơm. Do có kích thước lớn các loài Giáng hương thường dùng để trang
trí sân vườn, nơi có không gian rộng, các loài Giáng hương có xuất xứ từ vùng núi thấp hay núi cao trung bình, hầu
hết dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Phần lớn các loài cần được che bóng một phần, trồng ở điều kiện 40-70% ánh
sáng trực tiếp. Mùa hè cần tưới nhiều nước nhưng tránh để đọng nước ở rễ. Mùa đông giữ ẩm vừa phải. Bón phân
hàng tháng trong mùa sinh trưởng. Trồng chủ yếu là do bám gỗ hay thân cây để bộ rễ phát triển tự do, hạn chế
chuyển chậu, thay gỗ vì làm tổn thương nhiều đến rễ.
Chi Giáng hương được dùng phổ biến để lai với các chi lan Vanda, lan Nhện, lan Hồ điệp, lan Phượng vĩ.
Lan Giáng hương thơm (Aerides odorata)

7/45


Hoa lan Giáng hương thơm – Aerides odorata
Phong lan Giáng hương thơm còn được gọi là Quế lan hương. Cây có thân dài đến lm, mập. Lá hình dải, dài 1530cm. Cụm hoa dài bằng lá, rủ. Hoa xếp dày, khá lớn. Cánh môi cuộn hình ống rộng, có cựa cong ra phía trước làm
cho hoa có hình dáng con ong. Hoa thơm, màu từ trắng tinh đến phớt hồng. Loài lan này gặp cả ở vùng núi đá và
núi đất thấp.
Cây lớn, nhiều nhánh ở gốc tạo thành bụi, khi ra hoa làm cây trang trí sân vườn rất hiệu quả. Hoa nở vào địp 2/9,
tương đối bền. Loài dễ trồng, cần để chỗ râm mát, khoảng 40-70% ánh sáng trực tiếp. Tưới nhiều và bón phân
hàng tháng vào đầu mùa sinh trưởng từ tháng 4 đến tháng 8. Sau khi cây ra hoa, giữ độ ẩm vừa phải, không để cây
bị khô, không bón phân cho tới mùa xuân năm sau.
Ngoài giống thường gặp có hoa màu trắng vàng, ở Việt Nam còn có 2 giống:
– Lan Giáng hương thơm hoa trắng (Ae.Odorarata var alba) có hoa màu trắng tinh, cụm hoa thẳng đến hơi rủ, nở
tháng 8-9. Giống lan ít gặp, có ở miền Trung.
– Lan Giáng hương hồng nhạn (Ae.Odorarata var micholitzii) có hoa màu hồng tím, nở vào tháng 4-5, cụm hoa

thẳng, không thơm, thân ngắn, lá xếp dầy. Cây đặc hữu Tây Nguyên, dễ trồng ở miền Bắc.

8/45


Lan Giáng hương Quế nâu (Aerdes houlletiam)

Hoa lan Giáng hương Quế nâu – Aerdes houlletiam
Còn gọi là hoa lan Tam bảo sắc. Cây có thân dài, mập. Lá hình dải, dài, mảnh hơn Giáng hương thơm. Cụm hoa rủ,
hoa lớn, xếp dày. Hoa màu vàng cam hay nâu nhạt với phần đầu cánh màu tím. Cánh môi chia làm 3 thuỳ, thùy giữa
rộng, mép có răng mịn nhăn nheo, giữa thuỳ có vạch đậm. Màu sắc hoa có thể thay đổi tùy từng cây từ trắng tím
vàng tím. Loài hoa lan này gặp ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, là một trong những loài lan đặc trưng của dãy
Trường Sơn. Cây mọc chủ yếu trên các vùng núi đất có độ cao thấp.
Cây lớn có nhiều màu sắc, thơm thích hợp cho trồng treo trang trí ngoại thất rất có hiệu quả. Hoa nở vào tháng 4-5,
tương đối bền. Loài dễ trồng, ưa bóng râm, chịu 40 -70% ánh sáng trực tiếp. Giống như Giáng hương thơm, loài
này cần tưới nhiều nhưng tránh đọng nước vào mùa sinh trưởng và giữ ẩm vừa phải vào mùa đông. Phân bón chủ
yếu vào đầu mùa sinh trưởng, không bón trong mùa lạnh.
Loài tương tự hay gặp là lan Giáng hương Quế (Ae.falcata), phân biệt là hoa có màu vàng nhạt hơn và mùi thơm
không bằng lan Giáng hương Quế nâu.
Lan Giáng hương nhiều hoa (Aerides multiflora) (còn gọi là Thạch hoa)

9/45


Hoa lan Giáng hương nhiều hoa – Aerides multiflora
Người chơi lan thường gọi là phong lan Đuôi cáo. Cây có thân ngắn, mập, lá hình dải, dài. Cụm hoa rủ, hoa nhỏ,
xếp dài thành bông, màu trắng có đốm tím ở gốc và đỉnh màu tím. Cánh môi không tạo cựa, chia làm 3 thùy, thùy
giữa hình tam giác, màu tím đậm. Màu sắc hoa có thể thay đổi tùy từng cây. Cây mọc rải rác từ Bắc vào Nam chủ
yếu trên các vùng đất độ cao thấp.
Trong các giống lan Việt Nam thì loài lan này có thân cây gọn gàng, hoa có màu sắc tươi tắn, thích hợp cho trồng

chậu treo trang trí bên cửa sồ, ban công lớn. Hoa nở tháng 5-6, tương đối bền. Cây dễ trồng, chăm sóc tương tự
như hoa lan Giáng hương thơm và lan Giáng hương quế nâu. Tuy nhiên loài này khó ra hoa hơn và nhạy cảm hơn
với nước đọng. Chú ý để cây chỗ sáng vào mùa đông,
Loài lan tương tự có thế gặp là hoa lan Giáng hương Hồng (Ae.rosea) có người gọi là Đuôi cáo có lá dày và cuộn,
xếp dầy trên thân hơn, hoa đậm màu hơn. Loài lan này gặp rải rác ở Lai Châu hoặc một số tỉnh phía Nam.
– Chi lan Vanda
Trong các giống lan Việt Nam, chi Vanda có 7 loài đã được ghi nhận. Hoa lan Vanda được ưa chuộng bởi hoa lớn,
màu đậm, bền và có hương thơm, kích thước cây tương đối lớn, thân dài, thích hợp cho trang trí ngoại thất.

10/45


Là những loài lan xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung bình nên hầu hết các loài lan Vanda đều dễ trồng và ra
hoa tại Hà Nội. Các loài Vanda rừng được nuôi trồng trong các giống lan Việt Nam là những loài có lá dẹt, cần
tránh nắng trực tiếp nhưng ưa sáng hơn chi lan Giáng Hương. Mùa hè cây cần nhiều nước nhưng tránh đọng nước
trên rễ. Cũng như các loài phong lan đơn thân khác nên hạn chế việc vận chuyển chậu làm động rễ cây. Khi cây
phát triển quá lớn, có thể tách cây sang chậu mới. Ngâm cây vào nước cho mềm rễ rồi mới tách để tránh làm tổn
thương rễ. Trồng hoa lan Vanda cần có chỗ dựa cho thân và có chỗ cho rễ phát triển. Rễ hoa lan Vanda phát triển
mạnh và nhiều thì cây mới ra hoa tốt. Có thể trồng cây vào chậu treo không có chất trồng. Trường hợp này, chậu
chỉ làm giá đỡ, còn rễ phát triển buông ngoài không khí.
Hoa lan Vanda là chi lan hay dùng để lai với các chi lan Hoàng Yến, Nhện, Phượng vĩ, lan Giáng hương hay hoa
lan Hồ Điệp. Nhiều loài Vanda có hoa đẹp, phổ biến trên thị trường không phải là Lan rừng.
Lan Vanda Chanh (Vanda fuscoviridis)

Hoa lan Vanda Chanh – Vanda fuscoviridis
Cây lan có thân mập, nhiều rễ lớn, lá hình dải, dài. Cụm hoa dài 10-15cm. Hoa lớn, xếp thưa, màu vàng nâu, mép
viền vàng chanh. Cánh môi màu vàng chanh, gốc màu trắng. Thường gặp loài lan này ở một số tỉnh vùng Đông Bắc
như Cao Bằng trên núi đá vôi ở độ cao thấp.

11/45



Cây có hoa lớn, bền, thơm, thích hợp cho trồng treo, trang trí ngoại thất. Hoa nở tháng 5-6. Loài dễ trồng, chịu ánh
sáng trung bình, 40-70% ánh sáng trực tiếp.
Loài tương tự hay gặp là Vanda Bắc (V. concolor) có hoa màu nâu, đậm ở mép, nhạt dần vào trong, cánh môi màu
nâu nhạt, gốc có sọc thường gặp ở miền Bắc.
– Chi lan Ngọc điểm (Rhynchostylis)
Chi lan Ngọc điểm trong các giống lan Việt Nam có 3 loài. Các loài của chi này nổi bật với hoa chùm gồm nhiều hoa
nhỏ xếp dày thành bông, màu sắc tươi tắn với mùi thơm nhẹ. Hoa lan Ngọc điểm tuy có kích thước lớn nhưng thân
không vươn quá dài nên có thể vừa thích hợp cho trang trí sân vườn thích hợp cho trồng treo ở cửa sổ, ban công
có diện tích hẹp hơn.
Là những loài lan có xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung bình nên các loài lan Ngọc điểm dễ trồng và ra hoa tại
Hà Nội. Rễ các loài lan Ngọc điểm lớn, phần nhiều bám vào gỗ hay chất trồng, ít khi buông rủ như rễ hoa lan Vanda
hay hoa lan Giáng hương. Do đó trồng những loài này cần có chỗ bám cho rễ phát triển, thường cây phong lan
được buộc sát vào gỗ hay thân cây cho rễ bò dọc theo gỗ. Hạn chế việc thay chậu, thay chỗ trồng vì sẽ làm tổn
thương nhiều đến rễ đã bám vào chất trồng.
Các loài lan Ngọc điểm ưa sáng nhưng cần tránh nắng trực tiếp. Mùa hè cần tưới nước.
Lan Ngọc điểm Đai châu (Rhynchostylis gigantea)

12/45


Hoa lan Ngọc điểm Đai châu – Rhynchostylis gigantea
Còn gọi là hoa lan Ngọc điểm Nghinh xuân (hay hoa lan ngọc điểm Tai trâu). Cây có thân mập, không cao, có nhiều
rễ lớn. Lá dày màu xanh nổi cách vạch trắng dọc. Cụm hoa bông lớn, cong xuống, dài 20-30cm. Hoa xếp dày. Cánh
dày màu trắng có nhiều đốm tím. Cánh môi trắng có vạch tím, đỉnh chia 3 thùy nhỏ. Hoa lan ngọc điểm đai châu có
phân bố rộng ở nhiều vùng như Bắc Trung bộ, Tây Nguyên. Cây thường gặp trên núi đất ở độ cao thấp đến cao
trung bình.
Hoa lan ngọc điểm đai châu là loài cây hoa lan phổ biến được ưa chuộng do có hoa chùm đẹp, nở vào đầu xuân
tháng 1-2 đúng dịp Tết, dễ trồng, ưa sáng 50-70% ánh sáng. Mùa sinh trưởng (tháng 3-8) có thể bón phân hàng

tuần bằng phân cân bằng (N=P=K0 cho lá phát triển. Bón bằng phân giàu lân vào trước thời kỳ cây ra hoa (tháng 911). Hạn chế bón khi thời tiết quá lạnh. Một số người dùng phân hữu cơ như nước ốc, nước giải pha loãng để bón
cho hoa lan ngọc điểm đai châu, tuy có tác dụng nhưng không nên sử dụng những loại phân này vì dễ gây sâu
bệnh, thối lá và làm bẩn môi trường trồng Lan. Màu sắc hoa lan ngọc điểm đai châu thay đổi từ màu trắng, trắng đỏ
cho đến màu đỏ tía. Một số giống hoa lan ngọc điểm đai châu hoa đỏ là giống nhập từ Thái Lan và giống trắng đỏ là
giống lai.
Lan Ngọc điếm Hải âu (Rhynchostylis coelestis)

13/45


Hoa lan Ngọc điếm Hải âu – Rhynchostylis coelestis
Loài lan này có thân ngắn và lá nhỏ hơn. Cụm hoa đứng, dài 10 -15cm. Hoa lớn, xếp dày, màu trắng với đốm lớn
màu lam ở đỉnh. Cánh môi màu lam, gốc trắng, hoa thơm, Cây mọc trên núi đất ở độ cao trung bình ở các tỉnh miền
Nam và Tây Nguyên.
Do có cụm hoa đứng, màu lam tươi rất đẹp nên hoa lan Ngọc điếm Hải âu là loài có giá trị trang trí cao. Cây ra hoa
tháng 5-6, hoa nở trong khoảng 1 tuần. Loài lan tương đối dễ trồng, ưa sáng, ưa chỗ thoáng đãng.
Loài lan đáng chú ý khác: Lan Ngọc điểm Đuôi sóc (Rh.retusa) có hoa màu trắng đốm tím rất đẹp. Gặp rải rác ở
miền Bắc và Bắc Trung bộ, tương đối khó trồng và khó ra hoa nên không phổ biến.
– Chi lan Cẩm báo (Hygrochlus)
Chi này chỉ có một loài lan duy nhất là lan cẩm báo (Hygrochilus parishii).

14/45


Hoa lan Cẩm báo – Hygrochilus parishii
Cây hoa lan có thân dày ngắn, lá hình trái xoan. Cụm hoa dài hơn lá, ít hoa, hoa lớn. Cuống chung mập thẳng hay
gẫy khúc. Cánh hoa lan màu vàng xanh có đốm, vệt đỏ nâu. Cánh môi nhỏ, thùy bên. Gặp chủ yếu ở các tỉnh phía
Nam và dãy Hoàng Liên Sơn ở độ cao thấp đến trung bình.
Cây có hoa lớn, nở tháng 4-5 rất bền. Cây dễ trồng, ưa sáng. Cách trồng và chăm sóc hoa lan tương tự các loài
hoa lan Ngọc điểm.

Chủng hoa lan Cẩm báo nhung (H.parishii var mariottiana) có cánh hoa đồng màu, màu tím hồng gặp ở Tây
Nguyên.
– Chi lan Phượng vĩ (Renanthera)
Chi lan Phượng vĩ trong các giống lan Việt Nam có 5 loài, là các loài Phượng lan đơn thân có thân vươn dài, lá
ngắn, dày, xếp thưa trên thân. Hoa chùm lớn, màu đỏ và vàng, rực rỡ.

15/45


Các loài lan Phượng vĩ xuất xứ từ vùng núi thấp hay cao trung bình, hầu hết là các loài dễ trồng và ra hoa tại Hà
Nội. Cây trồng trong chậu treo hay bám gỗ cho phát triển. Các loài lan Phượng vĩ rất ưa sáng, có thể trồng không
cần che nắng ở những chỗ không quá nắng. Do trồng chỗ sáng nên cây cần tưới nước nhiều vào mùa hè. Mùa
đông giữ ẩm vừa phải. Bón phân cho cây hoa lan hàng tháng trong mùa sinh trưởng. Đầu mùa tháng 6-8 bón các
loại phân giàu đạm (30:10:10), bón phân cân bằng vào tháng 9-11. Trong mùa lạnh không nên bón phân hoặc bón
các loại phân giàu lân và kali (6:30:3). Hạn chế chuyển chậu hay chỗ trồng vì rễ cây bám vào chất trồng tương tự
như rễ hoa lan Ngọc điểm. Những cây lan sau khi chuyển chậu rất lâu ra rễ và hồi phục.
Lan Phượng vĩ Bắc (Renanthera coccinea)

Hoa lan Phượng vĩ Bắc – Renanthera coccinea
Còn gọi là hoa lan Huyết nhung. Cây có thân leo cao tới 10m. Rễ nhiều, lớn, giúp cây leo bám cao. Lá dầy, ngắn,
hẹp. Cụm hoa lớn dài tới 60cm, có 4-5 nhánh, mỗi nhánh có 10-15 bông, trải rộng gần giống hình tam giác phẳng.
Hoa lan lớn, màu đỏ. Cánh môi màu đỏ đậm, thùy bên màu vàng có vạch dọc. Loài lan này rất phổ biến, có ở hầu
hết các vùng trong cả nước. Cây mọc ở độ cao thấp và trung bình.

16/45


Cây cao khoảng l,7m mới bắt đầu ra hoa, Những cây hoa lan bán ở thị trường thường là những đoạn thân ngắn
được cắt từ cây to khi đã có hoa. Hoa nở tháng 4-5, rất bền, kéo dài 4-5 tuần. Loài lan này dễ trồng, ít sâu bệnh,
hoa có màu đẹp nhưng không thơm, kích thước cây quá dài nên giá trị làm cành không cao, thường dùng cho leo

bám các cây trong sân vườn. Hội sinh vật cảnh Buôn Mê Thuộc đã lai tạo loài lan Phượng vĩ với lan Vanda Dạ
hương cho cây lai có hoa màu sắc đẹp, lại thơm.
Hai loài lan Phuợng vĩ Trung (R.annamensis) và lan Phượng vĩ Nam (R.imschootiana) phân biệt với lan Phượng vĩ
Bắc ở cảnh hoa có màu vàng lẫn đỏ, thân không leo dài.
– Chi lan Hoàng yến (Ascocentrum)
Chi lan Hoàng Yến trong các giống lan Việt Nam có 3 loài, có thân ngắn, lá dày. Hoa chùm đứng, nhiều hoa xếp sát,
nổi bật với màu sắc rất tươi tắn.
Có xuất xứ từ vùng núi thấp hay cao trung bình nên hầu hết các loài lan Hoàng yến dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội.
Cây có kích thước nhỏ, chủ yếu thích hợp cho trang trí bên cửa sổ, ban công.
Lan Hoàng yến thường dùng lai với các chi lan Vanda, lan Hồ điệp, lan Giáng hương.
Lan Hoàng yến cam (Ascocentrum garayi = A. miniatum)

Hoa lan Hoàng yến cam – Ascocentrum garayi = A. miniatum
Lan Hoàng yến cam còn được gọi là hoa lan Hỏa hoàng. Cây có thân ngắn, mập, lá dày, cứng. Cụm hoa đứng mọc
từ nách lá ở đỉnh, dài trên 10cm. Hoa nhỏ, xếp dài, màu vàng cam bóng, tươi. Hoả hoàng gặp chủ yếu ở phía Nam
như miền Trung và Nam bộ, Tây Nguyên trên núi đất ở độ cao thấp,
Hoa lan Hỏa hoàng nở tháng 4-5, bền trong vài tuần. Là loài dễ trồng, hoa sắc màu rực rỡ, kích thước cây gọn
gàng nên hoa lan Hỏa hoàng có thể coi là lan rừng có giá trị cao. Rễ lan Hỏa hoàng nhỏ, nhiều, vừa bám gỗ vừa

17/45


buông ra ngoài không khí. Cây trồng trong chậu treo nhỏ hay cho bám gỗ. Lan Hỏa hoàng ưa sáng, khoảng 50-70%
ánh sáng trực tiếp. Cây lan ưa ẩm, cần tưới nhiều nước, nhất là trong mùa hè. Sau khi cây ra hoa, có thể bón phân
hàng tháng.
+ Phong lan có thân ngắn, rễ chùm
Đây là những loài lan đơn thân nhưng thân rất ngắn, rễ mọc thành chùm ở gốc cây. Do vậy những loài lan này cần
trồng trong chậu để giá thể che kín rễ hoặc nếu khi trồng bám gỗ cần chú ý giữ ẩm cho rễ bằng cách buộc thêm xơ
dừa, rêu quanh rễ. Hầu hết các loài lan này trong các giống lan Việt Nam đều ưa bóng mát nên đây là những loài
lan đáng chú ý, thích hợp cho môi trường nội thất hay không gian hẹp.

Lan Tóc tiên Bắc (Holcoglossum lingulatum)
Hoa lan Tóc tiên Bắc – Holcoglossum lingulatum
Cây lan có thân ngắn, lá dạng hình trụ nhọn. Cụm hoa
đứng, hoa lớn, màu trắng, cánh môi có thùy giữa màu đỏ
tím, có vạch đậm. Hoa thơm, loài lan Tóc tiên đặc hữu
gặp trên núi đá đất vùng cao ở Sơn La, Lai Châu.
Hoa lan Tóc tiên Bắc phát triển tốt trong điều kiện nuôi
trồng tại Hà Nội. Rễ lan Tóc tiên Bắc mập, dày, bám dọc
theo chất trồng. Do vậy thường cho cây bám gỗ nhưng
cần thiết lót thêm xơ dừa hay rêu để giữ ẩm cho rễ. Để
cây ở chỗ râm, mát, tưới nước nhiều quanh năm. Hoa lan
nở thường vào dịp năm mới, kéo dài trong 2 tuần. Loài
này là loài lan đẹp và quý nhất trong chi lan Tóc tiên, có
tiềm năng làm cảnh cao tại Hà Nội và miền Bắc.
– Chi lan Hồ điệp (Phalaenopsis)
Các loài lan Hồ điệp rừng khác với các giống lan lai là
thân thường nhỏ, hoa nhỏ, cụm hoa ngắn. Lá Hồ điệp
dày, hình bầu dục. Hoa lan hồ điệp được ưa chuộng bởi
thân gọn gàng hoa bền và tinh tế. Tuy nhiên hầu hết các
giống lan Hồ điệp không có hương thơm.
Các loài Hồ điệp rừng có xuất xứ từ vùng thấp hay cao
trung bình, hầu hết là các loài dễ trồng và ra hoa tại Hà
Nội. Tương tự như hoa lan Hồ điệp lai cây được trồng
trong chậu với xơ dừa hay rêu. Sau vài năm trồng, khi
cây lớn cần thay chậu lớn hơn.
Hoa lan Hồ điệp là những loài lan ưa bóng râm, khoảng 30-40% ánh sáng trực tiếp. Tưới nước nhiều vào mùa hè
nhưng tránh nước đọng ở rễ và đặc biệt là lá vì lá dày mềm, dễ thối và tồn thương. Nên tưới vào buổi sáng để tránh
đọng nước vào buổi tối, dễ thối lá. Mùa đông tưới vừa phải, không để cây khô. Hoa lan Hồ điệp rừng không cần bón
nhiều phân như hoa lan Hồ điệp lai. Bón phân nhiều đạm (30:10:10) hàng tháng trong mùa sinh trưởng là đủ. Muốn
thúc hoa, bón phân nhiều lân (10:30:10) nhưng không nên quá lạm dụng vì hoa chỉ ra có mùa, khác với hoa lan Hồ

điệp lai.
Lan Hồ điệp Ấn (Phalaenopsis mannii)

18/45


Hoa lan Hồ điệp Ấn – Phalaenopsis mannii
Loài Lan này có cụm hoa ngắn. Hoa lớn, có 4-6 chiếc, xếp không quá thưa. Cánh hoa màu vàng nghệ, có vệt nhăn
nheo màu nâu. Cánh môi màu vàng hay trắng nhạt. Loài lan này gặp rải rác ở một số tỉnh phía Bắc và miền Trung ở
độ cao thấp tới trung bình.
Hoa lan Hồ điệp Ấn nở tháng 4, kéo dài trong vài tuần. Do có thân và hoa đẹp, dễ trồng nên đây là loài lan có triển
vọng làm cảnh cao, thích hợp trồng ở ban công, cửa sổ râm mát, không chiếm nhiều diện tích.

* Phong lan đa thân
Các loài lan đa thân có trục phát triển theo chiều ngang, trên đó nảy các chồi tạo thành nhiều thân gọi là giả hành
hay củ giả. Để làm cảnh, nên chọn các loài của chi lan Hoàng thảo có các giả hành mọc tập trung, gọn, hoa lớn và
nhiều màu sắc. Những chi lan khác ít khi được nuôi trồng ở miền Bắc do hoa có thể đẹp nhưng thân lòng thòng, lá
mềm xấu, không đẹp.

19/45


– Chi lan Hoàng thảo (Dendrobium)
Lan Hoàng thảo là một chi lan lớn nhất trong họ lan. số lượng các loài lan Hoàng thảo trong các giống lan Việt Nam
được ghi nhận là 107 loài. Gần đây, nhiều loài lan Hoàng thảo mới được phát hiện và mô tả. Các loài lan Hoàng
thảo có mặt ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Những loài lan Hoàng thảo dễ trồng chủ yếu là từ các vùng
núi thấp hay núi cao trung bình.
Lan Hoàng thảo là những loài lan sống bám trên cây hay đá, mọc thành bụi nhiều hành giả. Các giả hành có thể
phân thành các đốt như cây tre. Nhiều loài có rãnh dọc theo giả hành.
Rễ hoa lan Hoàng thảo nhỏ, tập trung ở gốc do đó cần giữ ẩm cho rễ. Phần lớn hoa lan Hoàng thảo được treo trong

chậu treo, dung than lot đáy chậu và buộc giữ gốc cây dùng xơ dừa hay rêu phủ rễ. Nếu buộc lên gỗ hay lên thân
cây thì cần dùng chất trồng giữ ẩm tốt bó quanh rễ và tưới nước nhiều hơn.
Các loài lan Hoàng thảo không ưa tách bụi, chuyển chậu. Tuy nhiên sau khi trồng 2-3 năm cây ra nhiều giả hành, rễ
phát triển chật chậu, cần tách bụi hay đánh chuyển sang chậu lớn hơn. Thời gian tách bụi tốt nhất là vào đầu mùa
xuân khi cây hoa lan bắt đầu ra rễ mới. Cũng có thể tách vào mùa thu trước khi cây bước vào thời kỳ nghỉ. Chú ý
không cắt bỏ những giả hành cũ, đã rụng lá vì nhiều loài lan Hoàng thảo có khả năng ra hoa trong nhiều năm trên
một giả hành đã rụng lá.
Nhiều loài lan Hoàng thảo cần có thời kỳ nghỉ khô và lạnh mới ra hoa. Đặc biệt là các loài rụng lá theo mùa, ra hoa
trên thân già rụng lá của năm trước. Trong thời kỳ nghỉ, cần tưới nước rất hạn chế, chỉ đủ để cây lan không bị khô.
Không bón phân trong mùa này. Tưới nước trở lại khi thấy xuất hiện nụ hoa. Loài lan không rụng lá không có mùa
nghỉ rõ rệt, cần giữ ẩm hơn vào mùa đông.
Các loài lan Hoàng thảo thường ưa sáng, khoảng 50-70% ánh sáng trực tiếp là thích hợp. Nơi trồng thông thoáng
không khí giúp cây phát triển tốt vào mùa sinh trưởng.
Do có kích thước vừa phải, hoa lan đẹp nên lan Hoàng thảo là loài Lan có giá trị trang trí cao, thường thích hợp cho
không gian tương đối hẹp. Một số loài lan Hoàng thảo lớn có thể dùng cho trang trí sân vườn. Chi lan Hoàng thảo
được dùng phổ biến để lai tạo làm cây cảnh hay cắt hoa cắt cành.
Để thuận lợi cho việc nhận biết và nuôi trồng, có thể chia chi lan Hoàng thảo thành các tông (nhóm)
Nhóm Hoàng thảo (Dendrobium)
Đặc điểm của các loài thuộc tông này là cây có giả hành dài, lá phát triển trên toàn bộ giả hành. Hoa lớn, cánh môi
phẳng. Cụm hoa ít hoa, phát triển toàn bộ chiều dài già hành, cuống cụm hoa vuông góc với trục giả hành. Đây là
những loài có xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung bình nên tương đối dễ trồng. cần chú ý che bớt nắng vào mùa
hè, để sáng vào mùa đông. Mùa hè tưới nhiều nước. Hầu như không bón tưới vào mùa đông, nhất là với các loài
rụng lá.
1. Lan Hoàng thảo dẹt (Dendrobium nobile)

20/45


Hoa lan Hoàng thảo dẹt – Dendrobium nobile
Hoa lan Hoàng thảo dẹt còn gọi là lan cẳng gà hay lan Thạch lộc. Cây có giả hành dẹt, lớn dần ở đỉnh màu vàng

óng. Lá thuôn hình dải. Cụm hoa ngắn 1-3 hoa lớn phát triển trên các thân rụng lá. Hoa màu tím hay pha hồng.
Cánh môi hoa có đốm lớn màu đỏ đậm, hoa thơm. Loài này gặp nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam ở độ cao thấp
tới trung bình.
Cây có hoa lớn, đẹp, tương đối bền, kéo dài trong 3-4 tuần. Hoa nở vào đầu xuân tháng 3-4. Kích thước cây hoa
lan vừa phải, thích hợp cho trang trí ban công, cửa sổ, sân vườn nhỏ. Loài này được dùng phổ biến để lai làm cây
cảnh.
Loài lan dễ trồng, ưa sáng khoảng 50-70%. Tưới nước nhiều vào mùa hè. Bón phân hàng tháng. Khi lá bát đầu
chuyển sang màu vàng thì giảm dần tưới nước tới ngừng hẳn vào mùa đông, để cây nghỉ đông ở chỗ sáng. Tưới lại
khi rễ mới và nụ hoa bắt đầu xuất hiện.
Chủng hoa lan trắng (Dendro. nobile var alboluteum) có hoa màu trắng tỉnh, có đốm vàng ở giữa. Loài lan được tìm

21/45


thấy ở Gia Lai và có thể gặp rải rác ở những vùng khác.
2. Lan Hoàng thảo Long nhãn (Dendrobium fimbriatum)

Hoa lan Hoàng thảo Long nhãn – Dendrobium fimbriatum
Cây hoa lan mọc thành bụi với giả hành cao đến 2m. Lá hình giáo. Cụm hoa trên thân có lá, tương đối dài và nhiều
hoa. Hoa lớn 8-15 chiếc, màu vàng nghệ. Cánh môi có đốm lớn màu đỏ đậm ở giữa, mép có lông chia nhánh, Hoa
lan thơm. Loài lan gặp phổ biến ở nhiều nơi cả phía Bắc và phía Nam ở các độ cao khác nhau.
Cây lan có hoa đẹp nở rộ vào tháng 5, bền 3-4 tuần. Kích thước cây lan tương đối lớn nên dùng cho không gian
rộng ngoài sân vườn. Loài dễ lan trồng, ưa sáng 50-70%. Chăm sóc cây lan tương tự như hoa lan Hoàng thảo dẹt.
Loài lan Hoàng thảo vàng cam hay Kim thoa (Dendro. chryseum) cũng hay gặp và rất giống loài lan trên, nhiều khi
gọi cùng tên. Phân biệt là thân ngắn hơn, lòng cánh môi không phân nhánh như loài lan Hoàng thảo long nhãn, ít
thơm hơn.

22/45



3. Lan Hoàng thảo giả hạc (Dendrobium anosmum = Dendro. superbum)

Hoa lan Hoàng thảo giả hạc – Dendrobium anosmum = Dendro. superbum
Hoa lan Hoàng thảo giả hạc còn gọi là Hoa lan Phi điệp. Cây lan có giả hành hình trụ, buông dài đến 1-2m, Hoa lan
đơn độc trên các đốt già rụng lá, lớn. Cánh hoa màu hồng tím. Cánh môi có đốm lớn màu tím đậm. Cây gặp phổ
biến nhiều nơi ở cả miền Bắc và Tây Nguyên trên núi đất ở các độ cao thấp hay cao trung bình.
Cây lan cho hoa lớn, màu đẹp, thích hợp trồng ở các chậu treo lớn. Hoa lan nở tháng 4-5, kéo dài trong 1 tuần. Loài
lan tương đối dễ trồng, ưa sáng 40-60%. Tưới nước và bón phân như các loài lan Hoàng thảo rụng lá khác.
Loài lan Hoàng thảo tím hồng (Dendro. parishii) có hoa màu sắc tương tự, phân biệt là thân mọc thẳng hơn, hoa lan
đậm màu hơn, cánh hoa trong có răng cưa nhỏ, hoa rất thơm. Loài lan này gặp rải rác từ Bắc vào Nam.
4- Lan Hoàng thảo tua (Dendrobium harveyanum)

23/45


Hoa lan Hoàng thảo tua – Dendrobium harveyanum
Cây có giả hành ngắn, mập, thuôn nhỏ dần ở gốc. Cụm hoa tương đối dài và nhiều hoa, Hoa lan lớn, màu vàng
tươi. Cánh môi xòe rộng màu vàng cam, mép có tua nhỏ đều. Mép cánh trắng có tua lông dài. Loài lan này gặp ở
Tây Nguyên trên núi đất ở độ cao trung bình.
Cây lan có hoa chùm đẹp, nở rộ vào tháng 2-3, kéo dài 5-10 ngày. Rất thích hợp trồng trong các chậu treo nhỏ. Loài
tương đối dễ trồng, ưa sáng 50-70%. Cây rụng lá mùa nghỉ và chăm sóc như những loài hoa lan Hoàng thảo khác
cùng nhóm.
+ Loài hoa lan đáng chú ý khác:
– Hoa lan Hoàng thảo đơn cam (Dendro. Unicum) có hoa lớn trên thân ngắn màu cam đậm gặp ở Tây Nguyên. Hoa
rất đẹp nhưng ít thấy ở Hà Nội và tương đối khó trồng.
– Hoa lan Hoàng thảo hoa vàng hay Phi điệp vàng (Dendro. chrysanthum) có hoa vàng chấm nâu trên thân có lá.
Cây lan có mùi thơm cơm nếp. Hoa nở mùa thu, thường đúng 2/9. Cây thường gặp ở miền Bắc vào mùa hoa.
– Hoa lan Hoàng thảo tam bảo sắc (Dendro. devonianum) có hoa nở đều dọc trên thân, cánh hoa màu trắng có
đỉnh hồng, cánh môi có họng vàng cam. Loài này gặp rải rác ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
– Hoa lan Hoàng thảo u lồi hay hoa lan Hoàng nhạn (Dendro. Pendulum) có các đốt thân phình lên ở đỉnh, hoa nở

đều dọc trên thân, cánh hoa màu trắng có đỉnh hồng, cánh môi có đốm màu vàng. Loài này gặp ở miền Bắc nhưng
tương đối khó trồng và không đẹp khi không có hoa.

24/45


+ Nhóm lan Kiều (Chrysotxae)
Các loài lan thuộc tông này đặc trưng bởi các giả hành ngắn, mập. Lá tập trung ở ngọn, bẹ lá rất ngắn, không rụng
lá vào mùa đông. Hoa ở gần đỉnh, chùm dài, nhiều hoa lớn.
Các loài lan Kiều Hoàng thảo có xuất xứ từ vùng thấp hay cao trung bình, tương đối dễ trồng. Đây là những loài lan
ưa sáng trung bình, cần tưới nước vừa phải vào mùa hè. Mùa đông tưới đủ giữ ẩm và để cho chất trồng có thời
gian khô giữa các đợt tưới nước. Bón phân hàng tháng vào mùa cây bắt đầu nhú nụ tới đầu mùa lạnh.
Lan Hoàng thảo vảy rồng (Dendrobium lindleyi)

Hoa lan Hoàng thảo vảy rồng – Dendrobium lindleyi
Cây lan có giả hành rất ngắn 3-10cm, củ giả ảp sát vào giá thể. Trên đỉnh giả hành chỉ mang 1 lá. Cụm hoa tương
đối dài và nhiều hoa. Hoa lan lớn, màu vàng tươi. Cánh môi màu vàng có đốm vàng đậm, mép nhăn nheo, phân bố
rộng từ Bắc vào Nam ở các độ cao thấp và trung bình.

25/45


×