Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Nghiên cứu biên soạn giáo trình điện tử học phần sửa chữa và bảo dưỡng ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.78 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------------

TRƯƠNG MINH HIẾU

NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ
HỌC PHẦN SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯƠNG Ô TÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN :
TS. ĐÀM HOÀNG PHÚC

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS.ĐÀM HOÀNG PHÚC. Đề tài được thực hiện tại bộ môn Ô tô và Xe chuyên
dụng, Viện cơ khí động lực, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2014
Học viên

Trương Minh Hiếu

1



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 7
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. 8
BẢNG BIỂU CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................................ 14
PHẦN A .................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ................................... 15
1. Những cơ sở lý luận sư phạm ............................................................................... 15
1.1 Mục tiêu giáo dục và đào tạo ..............................................................................15
1.2. Quan điểm mới về giáo dục, đào tạo..................................................................15
2. Cơ sở sư phạm để xây dựng và biên soạn nội dung bài giảng .............................. 16
2.1. Theo yêu cầu xã hội ...........................................................................................16
2.2. Theo mục tiêu đào tạo ........................................................................................16
2.3. Tính thống nhất ..................................................................................................17
2.4. Vị trí bài giảng ...................................................................................................18
2.5. Đối tượng học.....................................................................................................19
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ......................................... 20
1.Tổng quan về bài giảng điện tử .............................................................................. 20
2. Kết cấu bài giảng................................................................................................... 24
2.1.Triển khai khối kiến thức chuyên ngành ô tô......................................................24
2.2. Khung nội dung bài giảng ..................................................................................26
2.3. Tổ chức bài giảng trên máy tính ........................................................................28
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 28
3.1. Thu thập và xử lý tài liệu ...................................................................................28
3.2. Phương pháp xây dựng bài giảng điện tử ..........................................................29
4. Tính ứng dụng của bộ bài giảng điện tử ............................................................... 34
4.1. Cách sử dụng bài giảng ......................................................................................34
4.2. Đối tượng giảng dạy ...........................................................................................34
4.3. Khả năng cập nhật ..............................................................................................34
PHẦN B: NỘI DUNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ....................................................... 35

CHƯƠNG 1: THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN.......................... 35
BÀI 1: THIẾT BỊ NÂNG HẠ ................................................................................... 35
1. Công dụng, phân loại, yêu cầu: ................................................................................ 35
1.1. Công dụng: ..........................................................................................................35
1.2. Phân loại: ............................................................................................................35
1.3. Yêu cầu: .............................................................................................................35

2


2.Thiết bị nâng, chuyển định vị điều khiển bằng tay ................................................ 36
2.1. Kích thuỷ lực: .....................................................................................................36
2.2.Xe nâng tay .........................................................................................................37
3. Thiết bị nâng chuyển, định vị điều khiển bằng điện. ............................................ 37
3.1. Cầu nâng 2 trụ Bend-pak....................................................................................37
3.2. Cầu nâng 4 trụ Bend-pak....................................................................................39
Bài 2: DỤNG CỤ SỬA CHỮA ................................................................................ 41
1.Khái niệm cơ bản: .................................................................................................. 41
2.Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị: ....................................... 41
3. Các thiết bị cầm tay và thiết bị trong bảo dưỡng, sửa chữa .................................. 42
3.1. Dụng Cụ Cầm Tay .............................................................................................42
4. Một số dụng cụ cầm tay sử dụng trong sửa chữa ôtô: .......................................... 43
4.1. Cờ lê ...................................................................................................................43
4.2. Bộ đầu khẩu.......................................................................................................44
4.3. Clê ......................................................................................................................48
4.4. Mỏ lết .................................................................................................................49
4.5. Tô vít ..................................................................................................................49
4.6. Kìm .....................................................................................................................50
4.7. Búa .....................................................................................................................51
4.8. Dao cạo gioăng ...................................................................................................52

4.9. Đột lấy Tâm........................................................................................................53
BÀI 3: DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG .............................................. 54
1. Các loại Vam ......................................................................................................... 54
1.1. Bộ Vam khỏe......................................................................................................54
1.2. Vam tháo lò xo xupap ........................................................................................55
1.3. Bộ Vam tháo bầu lọc dầu ...................................................................................56
1.4. Vam 2 chiều tháo bầu lọc dầu ............................................................................57
2. Súng hơi ................................................................................................................57
2.1. Súng hơi giật ......................................................................................................58
3. Thiết bị tháo, lắp lốp. ............................................................................................ 58
BÀI 4: DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ ĐO KIỂM - CHẨN ĐOÁN ............................... 60
1. Các Dụng cụ đo .................................................................................................... 60
1.1. Những điểm cần kiểm tra trước khi đo: .............................................................60
1.2. Bảo quản dụng cụ do ..........................................................................................61
1.3. Một số dụng cụ đo thông dụng: .........................................................................61
2. Các thiết bị đo ....................................................................................................... 67
2.1. Thiết bị đo áp xuất xi lanh..................................................................................67
2.2. Thiết bị đo áp suất dầu .......................................................................................68

3


2.3. Thiết bị đo góc đánh lửa sớm .............................................................................69
2.4. Thiết bị đo nhiệt độ động cơ: .............................................................................70
3.Các thiết bị kiểm tra ............................................................................................... 71
3.1. Thiết bị kiểm tra bình ắc quy .............................................................................71
3.2. Thiết bị kiểm tra hệ thống làm mát ....................................................................72
3.3. Thiết bị kiểm tra máy phát,máy đề ....................................................................73
3.4. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe:......................................................................74
4. Các thiết bị dùng trong bảo dưỡng sửa chữa ôtô. ................................................. 76

4.1. Thiết bị cân bằng lốp. .........................................................................................76
4.2. Các thiết bị dùng trong kiểm định chất lượng ôtô. ............................................77
5. Các thiết bị chẩn đoán xách tay. ........................................................................... 83
5.1. Bộ thiết bị chẩn đoán OBD-II (Scan tool) .........................................................83
5.2. Thiết bị chuẩn đoán ECU ...................................................................................86
CHƯƠNG 2: SỬA CHỮA – BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ........................................ 88
BÀI 5: SỬA CHỮA CÁC CỤM CHI TIẾT TRÊN ĐỘNG CƠ .............................. 88
1. Tổng Quát Chung. ................................................................................................. 88
1.1. Phân tích và đánh giá các thông số, chỉ tiêu của động cơ. .................................88
2. Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra. ........................................................................ 93
2.1. Quy trình cơ bản. ...............................................................................................93
2.2. Sơ đồ khối quy trình chẩn đoán, kiểm tra, bảo dưỡng xe: .................................94
2.3. Điều tra trước chẩn đoán: ...................................................................................95
2.4. Mô phỏng triệu chứng hư hỏng:.........................................................................96
3. Kiểm tra các hệ thống trên ô tô ...........................................................................103
3.1. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu ...........................................................................103
3.2. Kiểm tra áp suất nén.........................................................................................104
3.3. Kiểm tra độ cân bằng công suất của xilanh .....................................................104
3.4. Kiểm tra tỷ lệ hòa trộn không khí-nhiên liệu(A/F) ..........................................105
3.5. Kiểm tra khí xả: ................................................................................................105
3.5.1. Động cơ xăng ................................................................................................105
4. Sửa chữa bảo dưỡng. ...........................................................................................108
4.1. Hệ thống nạp và xả. ..........................................................................................108
4.2. Hệ thống bôi trơn. ............................................................................................111
4.4. Hệ thống nhiên liệu. .........................................................................................114
CHƯƠNG 3: SỬA CHỮA-BẢO DƯỠNG GẦM Ô TÔ ......................................117
BÀI 6: SỬA CHỮA HỆ THÔNG TRUYỀN ĐỘNG .............................................117
1. SỬA CHỮA LY HỢP.........................................................................................117
1.2. Các hư hỏng của thương gặp............................................................................117
1.2 Qui trình bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp...............................................................118

1.3. Kiểm tra bảo dưỡng ly hợp ..............................................................................119

4


2. SỬA CHỮA HỘP SỐ ........................................................................................124
2.2. Qui trình bảo dưỡng, sửa chữa hộp số theo sơ đồ sau: ...................................127
2.3. Kiểm tra bảo dưỡng hộp số ..............................................................................127
2.5. Quy trình lắp hộp số .........................................................................................148
BÀI 7: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI ...................................................................152
1. Các hư hỏng thường gặp của hệ thống lái...........................................................152
2. Qui trình chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa .........................................................153
3. Bảo dưỡng, sửa chữa ...........................................................................................154
3.1. Bánh lái ............................................................................................................154
3.2. Thanh răng .......................................................................................................155
3.3. Trụ lái ...............................................................................................................155
BÀI 8: SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO ...............................................................157
1. Các hư hỏng thường gặp của hệ thống treo ........................................................157
2. Qui trình chẩn đoán, bảo dưỡng,sửa chữa hệ thống treo. ...................................158
3. Qui trình kiểm tra điều chỉnh các góc đặt bánh xe ............................................158
3.1. Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm ......................................................................158
3.2. Kiểm tra và điều chỉnh góc CASTER ..............................................................159
3.3. Kiểm tra và điều chỉnh góc CAMBER ............................................................159
BÀI 9: SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH ............................................................161
2. Các hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh .....................................................161
3. Qui trình chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh: ..............................162
4. Qui trình kiểm tra và điều chỉnh các bộ phận của hệ thống phanh .....................162
4.1. Bàn đạp phanh ..................................................................................................163
4.2. Phanh tay ..........................................................................................................164
CHƯƠNG 4: SỬA CHỮA- BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ .................165

BÀI 10: SỬA CHỮA HỆ THỐNG NẠP ĐIỆN – HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG .....165
1. Tổng Quát Hệ thống Điện Trên Ô Tô .................................................................165
1. 1. Vị trí các hệ thống điện trên ôtô. .....................................................................165
2. Quy trình cơ bản chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện . ..........166
2.1. Quy trình chẩn đoán: .......................................................................................166
2.2. Kiểm tra hư hỏng và điều tra trước chẩn đoán.................................................166
3. Sửa chửa, bảo dưỡng hệ thống nạp điện- hệ thống khởi động............................169
3.1. Tháo..................................................................................................................169
3.2. Vệ sinh, sắp xếp: ..............................................................................................169
3.3. Kiểm tra, khắc phục hư hỏng: ..........................................................................170
3.4. Lắp ráp: ...........................................................................................................170

5


3.5. Điều chỉnh, kiểm tra khi lắp ráp:.....................................................................171
BÀI 11: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ..................................................172
1. Tháo rời các chi tiết, bộ phận của hệ thống: .......................................................172
2. Vệ sinh, sắp xếp: .................................................................................................172
3. Kiểm tra, khắc phục hư hỏng: .............................................................................174
4. Lắp ráp: ...............................................................................................................174
5. Điều chỉnh, kiểm tra khi lắp ráp:.........................................................................175
BÀI 12: SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ ...............................176
1. Tháo rời các chi tiết của hệ thống: ......................................................................176
2. Vệ sinh, sắp xếp: .................................................................................................177
3. Kiểm tra, khắc phục hư hỏng: .............................................................................177
4. Lắp ráp: ...............................................................................................................178
KẾT LUẬN .............................................................................................................180
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................181


6


LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành ôtô ngày càng phát triển
hơn. Khởi đầu từ những chiếc ôtô thô sơ hiện nay ngành công nghiệp ôtô đã có sự
phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng những yêu của con người. Những chiếc ôtô ngày
càng trở nên đẹp hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, tiện nghi hơn…để theo kịp với xu
thế của thời đại.
Để có được điều đó thì công tác giáo dục đào tạo ngày càng chú trọng hơn.
Trên thế giới việc sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy là rất phổ biến. Tuy
nhiên ở nước ta việc ứng dụng bài giảng điện tử còn rất hạn chế. Vì vậy tôi mong
muốn xây dựng được một hệ thống bài giảng điện tử chuyên ngành ô tô. Do thời
gian có hạn nên tôi mới thực hiện được đề tài “Nghiên cứu biên soạn giáo trình
điện tử học phần sửa chữa và bảo dưỡng ô tô”
Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn
này khó tránh khỏi một vài sai sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các
thầy .
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đàm Hoàng Phúc đã hướng dẫn, chỉ bảo
nhiệt tình tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 24 / 03 / 2014
Học viên
Trương Minh Hiếu

7


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
Hình A.2.1


Tên hình vẽ
Giao diện phần mềm TEAM 21 của TOYOTA.

Trang
24

Hình A.2.2

Ma trận các nhóm kiến thức chuyên ngành ô tô.

26

Hình A.2.3

Giao diện chính chương trình bài giảng điện tử chuyên

28

nghành ô tô
Hình A.2.4

Giao diện lựa chọn học phần bài giảng điện tử chuyên

28

nghành ô tô
Hình A.2.5.

Giao diện lựa chọn BGĐT trong học phần sửa chữa bảo


28

dưỡng ô tô.
Hình A.2.6

Giao diện của lập trình trên Adobe Dreamweaver.

31

Hình A.2.7

Giao diện của Adobe Photoshop.

33

Hình A.2.8
Hình A.2.9

Giao diện AVS Video Converter.
Giao diện của trang word đã được tổng hợp.

33
33

Hình A.2.10
Hình A.2.11

Chèn tiếp nội dung.
Cửa sổ giao diện lập trình bằng HTML.


33
35

HìnhA.2.11

Phần mềm bài giảng có tên E-Learning.

35

Hình B.1.1

Kích thuỷ lực.

37

Hình B.1.2

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của kích thuỷ lực.

38

Hình B.1.3

Cấu tạo xe nâng tay.

38

Hình B.1.4


Cấu tạo cầu nâng 2 trụ Bend-pak.

39

Hình B.1.5

Bảng điều khiển.

39

Hình B.1.6

Cầu nâng 4 trụ Bend-pak.

40

Hình B.1.7

Chọn dụng cụ phù hợp với công việc.

43

Hình B.1.8

Chọn dụng cụ theo tốc độ hoàn thành công việc.

43

Hình B.1.9


Mômen xiết của các loại cụng cụ.

44

Hình B.1.10

Hướng dẫn sử dụng cờ lê.

44

8


Hình B.1.11

Các loại đầu khẩu.

45

Hình B.1.12
Hình B.1.13

Khẩu dùng tháo, lắp bugi.
Hướng dẫn sử dụng bộ đầu nối đầu khẩu

46
46

Hình B.1.14


Khớp nối tùy động.

47

Hình B.1.15

Thanh nối dài cho bộ đầu khẩu.

47

Hình B.1.16

Tay nối trượt bộ đầu khẩu.

48

Hình B.1.17

Tay quay nhanh cho bộ đầu khẩu.

48

Hình B.1.18

Tay quay cóc.

49

Hình B.1.19


Clê Tròng.

49

Hình B.1.20

Mỏ lết.

50

Hình B.1.21

Các loại tô vít và cách sử dụng.

51

Hình B.1.22

Kìm mỏ nhọn.

51

Hình B.1.23

Kìm có tâm trượt.

51

Hình B.1.24


Kìm cắt(kìm bấm).

52

Hình B.1.25
Hình B.1.26

Các loại búa và ứng dụng.
Dao cạo gioăng.

53
54

Hình B.1.27

Đột lấy Tâm.

54

Hình B.1.28

Đục nhọn.

55

Hình B.1.29

Các loai vam chuyên dùng.

56


Hình B.130
Hình B.1.31

Vam tháo lò xo xupap.
Bộ Vam tháo bầu lọc dầu.

57
57

Hình B.1.32

Vam 2 chiều tháo bầu lọc dầu.

58

Hình B.1.33

Súng hơi.

58

Hình B.1.34

Súng hơi giật.

59

Hình B.1.35


Thiết bị tháo, lắp lốp.

59

Hình B.1.36

Các Dụng cụ đo và cách sử dụng.

61

Hình B.1.37

Bảo quản các dụng cụ đo.

62

9


Hình B.1.38
Hình B.1.39

Thước cặpvà cách sử dụng.
Thước panme.

62
64

Hình B.1.40


Đồng hồ xo.

65

Hình B.1.41

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ xo.

66

Hình B.1.42

Đồng hồ vạn năng (VOM)

66

Hình B.1.43

Đồng hồ số DIGITAL.

67

Hình B.1.44

Thiết bị đo áp xuất xi lanh.

68

Hình B.1.45


Thiết bị đo áp suất dầu.

69

Hình B.1.46

Thiết bị đo góc đánh lửa sớm.

70

Hình B.1.47

Thiết bị đo nhiệt độ động cơ.

71

Hình B.1.48

Thiết bị kiểm tra bình ắc quy.

72

Hình B.1.49

Thiết bị kiểm tra két nước làm mát và cách sử dụng.

73

Hình B.1.50
Hình B.1.51

Hình B.1.52

kiểm tra két nước là mát.
Thiết bị kiểm tra máy phát, máy đề.
Thiết bị kiểm tra bánh xe góc đặt.

74
74
75

Hình B.1.53

Thiết bị cân bằng lốp.

77

Hình B.1.54

Bảng điều khiển của thiết bị cân băng lốp.

77

Hình B.1.55

Thiết bị kiểm định đèn pha ôtô.

79

Hình B.1.56


Thiết bi phân tích khí thải (MGT5).

80

Hình B.1.57

Thiết bị kiểm tra trượt ngang.

81

Hình B.1.58

Thiết bị kiểm tra phanh bánh xe.

82

Hình B.1.59

Thiết bị kiểm tra giảm xóc.

83

Hình B.1.60

Thiết bị chẩn đoán OBD-II (Scan tool).

84

Hình B.1.61


Carmanscan VG.

87

Hình B.2.1

Quy trình cơ bản.

95

Hình B.2.2

Sơ đồ khối quá trình chẩn đoán, kiểm tra, bảo dưỡng xe.

95

Hình B.2.3

Lấy thông tin từ khách hàng.

96

10


Hình B.2.4

Phân tích thông tin từ khách hàng.

97


Hình B.2.5

Đặt các câu hỏi để tham khảo, từ đó chẩn đoán hư hỏng.

97

Hình B.2.6

Chạy thử xe trên đường để xác nhận hư hỏng.

98

Hình B.2.7

Mô phỏng làm rung động.

98

Hình B.2.8

Mô phỏng làm nóng hoặc làm lạnh.

99

Hình B.2.9

Mô phỏng lại hiện tượng nước xâm nhập vào giắc nối.

99


Hình B.2.10

Đặt phụ tải điện.

99

Hình B.2.11

Phán đoán hư hỏng.

100

Hình B.2.12

Kiểm tra khu vực nghi ngờ và phát hiện nguyên nhân.

100

Hình B.2.13

Kiểm tra mã chẩn đoán.

100

Hình B.2.14

Kiểm tra dữ liệu của ECU.

102


Hình B.2.15

Kiểm tra lực cản quay của động cơ.

102

Hình B.2.16

Kiểm tra tình trạng khởi động của động cơ.

102

Hình B.2.17

Kiểm tra hệ thống đánh lửa và sấy nóngđộng cơ diesel.

103

Hình B.2.18

Kiểm tra hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

104

Hình B.2.19

Kiểm tra hệ thống nhiên liệu động cơ diesel.

104


Hình B.2.20

Kiểm tra áp suất nén.

105

Hình B.2.21

Kiểm tra độ cân bằng công suất xilanh động cơ xăng.

105

Hình B.2.22

Kiểm tra độ cân bằng công suất xilanh động cơ diesel.

106

Hình B.2.23

Kiểm tra tỷ lệ hòa trộn không khí-nhiên liệu(A/F)

106

Hình B.2.24

Kiểm tra khí xả động cơ xăng.

107


Hình B.2.25

Minh họa hiện tượng cháy trong xi lanh.

107

Hình B.2.26

Minh họa nhiên liệu cháy hoàn toàn.

108

Hình B.2.27

Kiểm tra khí xả động cơ diesel.

108

Hình B.2.28

Tháo các bộ phận.

109

Hình B.2.29

Vệ sinh sắp xếp.

109


11


Hình B.2. 30 Kiểm tra hệ thống nạp.

110

Hình B.2.31

Kiểm tra hệ thống xả.

110

Hình B.2.32

Lắp ráp.

110

Hình B.2.33

Kiểm tra điều chỉnh khi lắp ráp.

111

Hình B.2.34

Tháo rời các chi tiết.


111

Hình B.2.35

Vệ sinh sắp sếp các chi tiết.

112

Hình B.2.36

Kiểm tra sửa chữa.

113

Hình B.2.37

Tháo rời các chi tiết.

113

Hình B.2.38

Vệ sinh két nước.

114

Hình B.2.39

Vệ sinh bơm nước.


114

Hình B.2.40

phụ gia nước làm mát.

114

Hình B.2.41

Tháo rời các chi tiết.

115

Hình B.2.42

Vệ sinh sắp xếp.

116

Hình B.2.43

Kiểm tra sửa chữa.

116

Hình B.3.1

Vị trí các bộ phận của ly hợp.


118

Hình B.3.2

Kiểm tra bàn đạp ly hợp.

120

Hình B.3.3

Tháo xi lanh chính.

121

Hình B.3.4

Lắp xi lanh chính.

121

Hình B.3.5

Tháo xi lanh hành trình.

122

Hình B.3.6

Lắp xy lanh hành trình.


122

Hình B.3.7

Tháo đĩa ép.

123

Hình B.3.8

Kiểm tra đĩa ép.

123

Hình B.3.9

Kiểm tra đĩa ma sát.

124

Hình B.3.10

Lắp đĩa ép, đĩa ma sát.

124

Hình B.3.11

Vị trí các bộ phận của hộp số.


125

Hình B.3.12

Tháo lắp kiểm tra dầu hộp số.

129

12


Hình B.3.13

Tháo lắp kiểm tra đèn đi số.

129

Hình B.3.14

Tháo và kiểm tra trục sơ cấp.

134

Hình B.3.15

Vị trí các bộ phận của hệ thống lái

153

Hình B.3.19


Hệ thống phanh tay.

165

Hình B.4.1

Sơ đồ các vị trí đấu dây và mạch điện trên xe ôtô.

166

Hình B.4.2

Sơ đồ quy trình.

167

Hình B.4.3

Quy trình chẩn đoán.

168

Hình B.4.4

Kiểm tra bằng cách dùng EWD.

168

Hình B.4.5


Kiểm tra cầu chì.

168

Hình B.4.6

Kiểm tra điện áp.

169

Hình B.4.7

Kiểm tra ngắn mạch, kiểm tra điện áp cấp cho mạch.

169

Hình B.4.8

Hệ thống cung cấp điện, hệ thống khởi động.

170

Hình B.4.9

Vệ sinh, sắp xếp.

170

Hình B.4.10


Kiểm tra, khắc phục hư hỏng.

171

Hình B.4.11

Lắp ráp máy khởi động.

171

Hình B.4.12

Điều chỉnh, kiểm tra khi lắp ráp.

172

Hình B.4.13

Tháo rời các chi tiết, hệ thống đánh lửa trực tiếp.

173

Hình B.4.14

Vệ sinh, sắp xếp.

173

Hình B.4.15


Kiểm tra, khắc phục hư hỏng cuộn dây đánh lửa.

174

Hình B.4.16

Lắp ráp Hệ thống đánh lửa trực tiếp.

175

Hình B.4.17

Tháo rời các chi tiết của hệ thống phun xăng điện tử.

176

Hình B.4.18

Sơ đồ hệ thống phun xăng.

177

Hình B.4.19

Kiểm tra vòi phun.

177

Hình B.4.20


Kiểm tra bộ lộc bơm nhiên liệu.

179

Hình B.4.21

Lắp ráp các chi tiết của hệ thống phun xăng điện tử.

180

Hình KL.1

Giao diện lựa chọn học phần điện tử chuyên ngành ô tô

181

13


BẢNG BIỂU CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Ký hiệu

Giải thích

CNTT

Công nghệ thông tin

BGĐT


Bài giảng điện tử

ASTD

Hội phát triển và đào tạo Mỹ

IDC
ĐHQGHN

Công ty Dữ liệu quốc tế
Đại học quốc gia Ha Nội

AEN

Mạng E-learning châu á

TTTK

Tính toán thiết kế

BDSC

Bảo dưỡng sửa chữa

EFI

Phun xăng điện tử

ESA


Đánh lửa điện tử

ABS

Hệ thống phanh điều khiển điện tử

EPD

Điều khiển ổn định xe

HTML

Văn bản siêu liên kết

Ne

Công suất ủa động cơ

Pe

Áp suất có ích bình quân của chu trình công tác

Vz

Thể tích công tác của một xylanh

i

Tổng số xylanh của một động cơ


ne

Số vòng quay của động cơ



Số kỳ của động cơ (động cơ 2 kỳ hay 4 kỳ )

Pc

Áp suất cuối kỳ nén

14


PHẦN A
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1.Những cơ sở lý luận sư phạm
1.1 Mục tiêu giáo dục và đào tạo
Mục tiêu giáo dục và đào tạo là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ
chức và quản lý đào tạo ở mọi loại hình thức và phương thức đào tạo. Đồng thời là
cơ sở để thiết kế nội dung chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể phù hợp
với từng loại hình khác nhau.
Mục tiêu đào tạo không chỉ là cơ sở định hướng mà điều quan trọng hơn là
chuẩn đánh giá toàn bộ quá trình đào tạo nghề nghiệp ở các mức độ khác nhau. Dựa
vào mục tiêu đào tạo từng phần hoặc từng môn học bài giảng chúng ta có cơ sở để
đáng giá chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo; trên cơ sở đó đánh giá trình
độ tổ chức đào tạo của nhà trường, trình độ nghiệp vụ sư phạm của mỗi giáo viên.
1.2. Quan điểm mới về giáo dục, đào tạo

Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội hiện đại với
những biến đổi nhanh chóng về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế văn hóa - xã hội và
khoa học công nghệ… hàng loạt các quan điểm, ý tưởng mới về một nền giáo dục
hiện đại đã ra đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển giáo dục - đào
tạo ở nhiều nước. Nhà trường ngày nay được chuyển từ hệ thống khép kín, cô lập
trong xã hội sang hệ thống mở, hòa nhập tích cực với các biến đổi của đời sống xã
hội. Nó có vai trò to lớn không chỉ trong việc truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm xã
hội mà còn có tác dụng trực tiếp phát triển những thái độ, khả năng cần thiết để đảm
bảo cho người học nắm vững, phát triển kiến thức và đặc biệt là sử dụng vốn kiến
thức đó vào trong các hoạt động thực tiễn. Bộ ba kiến thức - kỹ năng - thái độ có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong cuộc sống vừa lao động vừa học tập của mỗi cá
nhân. Những ưu tiên về mục đích giáo dục cũng có những thay đổi cơ bản. Mục tiêu
giáo dục ngày càng được định hướng gắn bó chặt chẽ hơn với đời sống hiện thực
của xã hội và cá nhân như: học để lao động và hoàn thiện nhân cách, học cách sống

15


(tồn tại) và thích ứng với những biến đổi, học tập tích cực và tự học, độc lập sáng
tạo…
Mối quan hệ thầy trò cũng có những biến đổi quan trọng, ngày nay mối quan
hệ này đang chuyển dần từ quan hệ phụ thuộc, người thầy luôn đóng vai trò chủ đạo
với chức năng cơ bản là tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy - học và
người học có vị trí trung tâm, tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình
dạy - học. Những nhu cầu, lợi ích và khả năng của người học được quan tâm thích
đáng trong quá trình dạy - học. Đặt người học vào vị trí trung tâm quá trình dạy học
có nghĩa là làm cho người học làm chủ mình hơn, có khả năng lựa chọn, tìm hiểu,
sáng tạo những phương pháp học tập tích cực trong quá trình tiếp thu kiến thức.
2. Cơ sở sư phạm để xây dựng và biên soạn nội dung bài giảng
2.1. Theo yêu cầu xã hội

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới - thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa
Xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước trong quá trình công nghiệp
hoá- hiện đại hoá cần một nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, có kỹ năng nghề
nghiệp, luôn làm chủ được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vấn đề này đang
được Nhà nước ta quan tâm và có những chính sách thích hợp đối với ngành giáo
dục nói chung và lĩnh vực đào tạo nghề nói riêng. Về cơ bản nguồn nhân lực qua
đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản về nhu cầu của nền kinh tế đất nước.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật - công nghệ thông tin phát triển không ngừng
và được ứng dụng ngày càng rộng rãi vào trong lao động sản xuất, điều đó là nhân
tố thúc đẩy nền kinh tế nước ta cũng như các nước khác trên thế giới phát triển
mạnh mẽ. Để theo kịp nhịp độ phát triển của nền kinh tế thì giáo dục đào tạo nghề
phải lấy yêu cầu thực tế của nền kinh tế xã hội làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào
tạo và thời gian đào tạo. Đây chính là cơ sở để xây dựng nên một bài giảng điện tử
có tính ưu việt cao trong giảng dạy hiện nay.
2.2. Theo mục tiêu đào tạo
Khi xây dựng nội dung chương trình cho một bài giảng ta cần phải dựa vào
mục tiêu của bài giảng, mục tiêu được hiểu là cái đích cần đạt tới sau mỗi khóa đào

16


tạo. Mục tiêu được cụ thể hoá qua từng chương, từng bài học. Sự kết hợp nhiều mục
tiêu cụ thể trong từng nội dung học tập sẽ tạo thành mục tiêu lớn - mục tiêu tổng
quát. Mục tiêu tổng quát này phải tiêu biểu, điển hình. Ta có thể phân ra 3 mục tiêu
cơ bản sau:
Mục tiêu kiến thức: Đây là mục tiêu thuộc thành phần lý thuyết, là hoạt động
cơ bản của đa số các chương trình giáo dục, đó là những kiến thức người học tiếp
thu được sau một quá trình học tập. Nó được biểu hiện ở ba mức độ:
+ Nhớ lại: Tái hiện được những kiến thức đã học để có thể trình bày lại
được.

+ Lý giải: Giải thích được các hiện tượng, dữ kiện, số liệu đã học được …
bằng ngôn ngữ của chính mình thông qua các tư liệu đã được đọc, được học.
+ Vận dụng: Tìm được các giải pháp tối ưu nhất cho việc ứng dụng bài học
vào nội dung công việc cụ thể trong thực tiễn.
Mục tiêu kỹ năng: Mục tiêu này thuộc thành phần “học tập - ứng dụng”, gồm
các hoạt động đòi hỏi sự điều hợp giữa thần kinh (trí óc) và cơ bắp. Đó là những
thao tác mà người học cần đạt được sau quá trình học tập. Mục tiêu này là mục tiêu
cơ bản của chương trình đào tạo chuyên nghiệp.
2.3. Tính thống nhất
Trong quá trình giáo dục nói chung, quá trình giảng dạy và học tập nói riêng
phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện.
Về nội dung: Việc xây dựng, biên soạn nội dung phải đáp ứng được mục tiêu
đề ra. Cụ thể là phải đổi mới nội dung dạy và học cho phù hợp với thực tế xã hội.
Nội dung phải liên tục cập nhật dạy học kỹ thuật cần định hướng mạnh vào sản
xuất. Nội dung học tập cần có nội dung phong phú hơn, có nhiều dẫn chứng minh
họa cụ thể hơn
Về phương pháp: Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc
của người dạy và người học để đạt được những mục đích nhất định. Trong quá trình
ấy, người dạy giữ vai trò chủ đạo, định hướng hành động cho người học, người học
tích cực, chủ động trong các hoạt động. Việc xây dựng phương pháp dạy học cần

17


phải dựa vào nội dung dạy học vào đối tượng học, phải đảm bảo mối quan hệ giữa
“mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện” có như vậy mới đạt được hiệu
quả như mục tiêu đã đề ra.
Các phương pháp dạy học được các Nhà sư phạm đưa ra gồm:
+ Nhóm phương pháp dạy học bằng lời:
i. Phương pháp thuyết trình: Giảng thuật, giảng diễn, giảng giải

ii. Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích,
minh hoạ.
+ Nhóm các phương pháp dạy học trực quan (sử dụng mô hình, vật thật, sử
dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ: máy chiếu – phim chiếu, máy vi tính…)
+ Nhóm phương pháp luyện tập.
+ Phương pháp ôn tập, phương pháp dạy học chuyên biệt.
+ Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo…
Về phương tiện: Phương tiện là toàn bộ các dụng cụ, các thiết bị kỹ thuật và
tài liệu hướng dẫn dùng để trang bị cho quá trình dạy học. Việc sử dụng phương
tiện dạy học vừa là phương pháp giảng dạy vừa là công cụ hỗ trợ cho người dạy, trợ
giúp đắc lực cho quá trình nhận thức đối với người học. Nó là nhu cầu tất yếu của
quá trình dạy học để đảm bảo phép biện chứng của quá trình nhận thức đi từ cái cụ
thể đến cái trừu tượng và ngược lại.
Việc lựa chọn phương tiện giúp cho người dạy truyền đạt nội dung bài học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, chính xác, chất lượng nhất, bài giảng phong
phú, hấp dẫn mang tính khoa học cao. Mặt khác giúp người học lĩnh hội bài giảng
một cách nhanh và vững chắc, kích thích hứng thú và phát huy khả năng tư duy của
người học tốt nhất.
2.4. Vị trí bài giảng
Để xây dựng được nội dung bài giảng ta cần phải dựa vào vị trí, chương trình
và thời lượng bài giảng trong chương trình đào tạo. Với mỗi một bài giảng nó có
những nội dung và đặc trưng riêng. Do đó khi xây dựng chương trình bài giảng ta
cần phải quan tâm đến nhưng đặc trưng đó để nội dung bài giảng ta biên soạn ra

18


phù hợp với đặc trưng của môn học, cô đọng, ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo
đầy đủ kiến thức cần thiết cho quá trình đào tạo. Nội dung bài giảng khi biên soạn
phải phù hợp với thời lượng của môn học và đảm bảo cho người học có thể nắm bắt

được những kiến thức cần thiết và có những khái niệm cơ bản làm tiền đề cơ sở để
học các môn chuyên ngành khác.
2.5. Đối tượng học
Như chúng ta đã biết mỗi ngành nghề trong một trường đào tạo đều tuyển
sinh nhiều đối tượng khác nhau điều đó có nghĩa là mặt bằng kiến thức và khả năng
nhận thức của từng đối tượng là khác nhau. Do đó; khi xây dựng nên một cách thức
giảng dạy ta cũng cần chú ý đến đặc điểm này.
Đối tượng hướng tới của Đề tài là xây dựng bài giảng về chuyên ngành
cho các trường đào tạo nghề, trường đào tạo công nhân, thợ sửa chữa, ... và các
đối tượng quan tâm khác.
Trên cơ sở đó, trong nội dung luận văn tốt nghiệp này em tập trung vào việc
xây dựng nên một công cụ có khả năng tạo nên một giao tiếp thuận lợi nhất, giúp
cho việc giảng dạy cũng như học tập là hiệu quả nhất, có tính thực tiễn cao nhất. Từ
đó ý tưởng xây dựng một bài giảng điện tử hình thành. Trong nội dung giao diện
của bài giảng có thể mang lại cho chương trình đào tạo những thông tin cập nhật với
nhiều nội dung đính kèm, những video minh họa... Có thể nói đây là một giao diện
rất tiện ích cho việc giảng dạy cũng như học tập mang lại hiệu quả cao .

19


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1.Tổng quan về bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là hình thức giảng dạy, học tập dựa trên sự hỗ trợ của các
phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. Các hình thức ứng dụng bài giảng
điện tử có thể chia thành:
Computer-based learning (dạy học dựa vào máy tính, thường trên lớp): Bài
giảng trên lớp có một số khai thác ứng dụng CNTT dưới sự hướng dẫn của giáo
viên (sự tương tác người học-máy còn hạn chế).
E-learning (computer-based training hay web-based training, học qua mạng):

Sử dụng máy tính và qua mạng để tự học các bài giảng mà giáo viên soạn sẵn (tính
tương tác cao).
Trong hệ thống E-Learning, vai trò của người học là trung tâm. Việc áp dụng
E-Learning vào thực tế phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện triển khai hệ thống.
Những ưu điểm của bài giảng điện tử (BGĐT) đó là:
+ Tính khoa học:
o Trình bày được bài giảng một cách ngắn gọn, dễ hiểu, có liên kết để đi
tới các mục khác nhau một cách dễ dàng.
o Giúp người học có khả năng tự học mọi lúc, mọi nơi.
o Dễ dàng chia sẻ.
o Thông điệp học tập tương đối nhất quán, cập nhật dễ dàng.
o Rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học.
o Hệ thống đào tạo từ xa sử dụng BGĐT có thể dễ dàng quản lý, đánh
giá học viên...
o Kết hợp được audio, video, hình ảnh... giúp bài giảng trực quan hơn.
o Tốc độ học nhanh hơn (người học có thể bỏ qua những kiến thức
không cần thiết hoặc những kiến thức mình đã biết chỉ chọn nhũng kiến thức mà
mình quan tâm ).
o Có thể phục vụ một số lượng lớn người học, không phụ thuộc vào
yếu tố địa lý.

20


+ Tính kinh tế:
So với phương pháp giáo dục truyền thống, sử dụng BGĐT sẽ tiết kiệm được
nhiều chi phí:
o Chi phí in sao tài liệu, bài giảng...
o Giảng viên sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn khi đứng giảng nhiều giờ.
o Sử dụng E-learning sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như: thuê phòng

dạy, đi lại, tổ chức thi...
o Chi phí để bổ sung, cập nhật kho dữ liệu cũng sẽ nhỏ hơn so với việc
đính chính, tái bản một cuốn sách.
Hiện nay BGĐT ngày càng phát huy được ưu thế trong việc dạy và học, xu
hướng phát triển của BGĐT là phát triển và xây dựng hệ thống E-learning. Tại Mỹ,
dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính
phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào
tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ
có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình
đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích
của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004
có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-learning, số
người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. Do thị
trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của E-learning nên hàng loạt các công ty
đã chuyển sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-learning
như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force...
Trong những năm gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc
phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã
hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu
Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong
việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của
nền giáo dục.

21


Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều
thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa
chuộng đào tạo truyền thống, ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn.
Tuy vậy, một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu

á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-learning tại đất nước mình như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,...
Ở Việt Nam gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo
dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường
đào tạo ở Việt Nam.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai Elearning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho
các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT , ĐHQG TP.
HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Gần đây nhất, trung tâm Tin học Bộ Giáo
dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống
các thông tin E-learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty
phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy
các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã
bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-learning châu á (Asia E-learning Network AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ
Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn
Thông...Trên đây là những thông tin về xu hướng phát triển BGĐT nói chung. Đối
với ngành ô tô nói riêng, các hãng xe và các hãng sản xuất linh phụ kiên đều có các
tài liệu đào tạo của họ

22


Hình A.2.1: Giao diện phần mềm TEAM 21 của TOYOTA.
Tuy nhiên, các phần mềm hay các tài liệu đào tạo của các hãng chỉ được ứng
dụng trong phạm vi hẹp (chỉ trong nội bộ từng hãng) cũng như đối tượng hướng đến
chủ yếu là công nhân, thợ sửa chữa của hãng. Do vậy, các tài liệu như trên khó có
thể sử dụng như các BGĐT có tính ứng dụng rộng rãi hơn, hướng đến nhiều đối
tượng hơn cũng như có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo từ xa đang ngày càng trở nên
phổ biến.
Chính vì vậy, em đã tham gia nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu biên soạn giáo

trình điện tử học phần sửa chữa và bảo dưỡng ô tô" với mục đích tìm hiểu và xây
dựng nên một phần mềm BGĐT với nội dung là các kiến thức về ô tô và được ứng
dụng trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành ô tô.

23


2. Kết cấu bài giảng
2.1.Triển khai khối kiến thức chuyên ngành ô tô.
Khối kiến thức chuyên ngành về ô tô tương đối rộng và phức tạp. Để soạn
giáo trình E-Learning cho khối kiến thức này ta nên chia ra theo kiến thức cho các
cụm chi tiết như sau.
- Kiến thức phần hệ thống điện.
- Kiến thức phần động cơ.
- Kiến thức phần hệ thống truyền động.
- Kiến thức phần hệ thống lái.
- Kiến thức phần hệ thống treo.
- Kiến thức hệ thống khung vỏ.
Trong mỗi cụm chi tiết như thế ta lại chia ra phần kiến thức cơ bản và kiến
thức nâng cao.
Như vậy ta có thể lập ma trận khối kiến thức chuyên ngành ô tô như sau:

24


×