Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn ổ trượt ứng dụng trong ngành dầu khí trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÙI SƠN HẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

BÙI SƠN HẢI
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN Ổ TRƯỢT ỨNG DỤNG
TRONG NGÀNH DẦU KHÍ TRÊN CƠ SỞ TIÊU CHUẨN ISO 2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KHÓA 2009

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Hà Nội – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

BÙI SƠN HẢI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN Ổ TRƯỢT ỨNG DỤNG
TRONG NGÀNH DẦU KHÍ TRÊN CƠ SỞ TIÊU CHUẨN ISO 2009

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS PHẠM VĂN HÙNG

Hà Nội – Năm 2012


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này với đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu
chuẩn ổ trượt ứng dụng trong ngành Dầu khí trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 2009” là do
tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS-TS Phạm Văn Hùng. Các
số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành.
Ngoài ra, các tài liệu tham khảo đã dẫn ra ở cuối luận văn, tôi xin đảm bảo
rằng không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu, ứng dụng của người khác.
Nếu phát hiện có sự sai phạm với điều cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước Viện Cơ khí, Viện đào tạo sau Đại học Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2012
Học viên thực hiện

Bùi Sơn Hải

Bùi Sơn Hải

Trang 1



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

LỜI CẢM ƠN
Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy
PGS-TS Phạm Văn Hùng và sự giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp, em đã hoàn
thành luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành cơ khí Chế tạo máy của mình với đề
tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn ổ trượt ứng dụng trong ngành Dầu Khí trên cơ
sở tiêu chuẩn ISO 2009”.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy PGS-TS Phạm Văn Hùng, các Thầy, Cô
trong bộ môn Cơ khí chế tạo máy, Viện Cơ khí, Viện đào tạo Sau Đại học – Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em hoàn thành luận
văn này.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khó tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các quý Thầy - Cô và các bạn để bản
luận văn được hoàn thiện hơn và trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc
ứng dụng tiêu chuẩn ISO vào trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp
Chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2012
Học viên thực hiện

Bùi Sơn Hải

Bùi Sơn Hải

Trang 2


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 9
2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 9
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 10
5. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 11

CHƯƠNG I: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM .......... 12
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG – THAY THẾ Ổ TRƯỢT ................... 12
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam. .............................. 12
1.2 Vai trò của Dầu mỏ và Khí đốt trong nền kinh tế Việt Nam. .................................... 15
1.2.1 Khái niệm về ngành công nghiệp Dầu Khí: ........................................................ 15
1.2.2 Vai trò của Dầu khí trong nền kinh tế quốc dân. ................................................ 16
1.3 Xu hướng phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. ................................................... 18
1.4 Cơ sở lý thuyết và nhu cầu sử dụng, thay thế ổ trượt trong ngành dầu khí ............... 21
1.4.1 Cơ sở lý thuyết về ổ trượt-các khái niệm chung ................................................. 21
1.4.1.1 Công dụng và phân loại ............................................................................... 21
1.4.1.2 Phạm vi sử dụng ổ trượt. .............................................................................. 23
1.4.1.3 Ma sát và bôi trơn ổ trượt ............................................................................ 24
1.4.1.3.1 Các dạng ma sát trong ổ trượt: .............................................................. 24
1.4.1.3.2 Nguyên lý bôi trơn thủy động: .............................................................. 25
1.4.1.3.3 Khả năng tải của ổ đỡ: .......................................................................... 28
1.4.1.4 Vật liệu bôi trơn. .......................................................................................... 31
1.4.1.4.1. Dầu bôi trơn: ........................................................................................ 31
1.4.1.4.2 Mỡ bôi trơn và chất rắn bôi trơn ........................................................... 33
1.4.1.4.3. Kết cấu ổ trượt ..................................................................................... 34
1.4.1.4.4 Vật liệu lót ổ ......................................................................................... 39
1.4.2 Nhu cầu sử dụng ổ trượt tại liên doanh Việt Nga Vietsovpetro và ngành dầu khí

Việt Nam ......................................................................................................................44

Kết luận chương I .......................................................................................................................... 51

Bùi Sơn Hải

Trang 3


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN Ổ TRƯỢT THEO TIÊU
CHUẨN ISO VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN Ổ TRƯỢT CHO NGÀNH CN DẦU KHÍ
VIỆT NAM .................................................................................................................................... 52
2.1 Tổng quan về cấu tạo và hoạt động của ổ trượt theo tiêu chuẩn ISO. ....................... 52
2.1.1 Khái niệm chung: ................................................................................................ 52
2.1.2 Giới thiệu hệ thống TCVN ................................................................................. 52
2.1.3 Ứng dụng Tiêu chuẩn ISO 2009 về ổ trượt để xây dựng TCVN 2009 ứng dụng
trong ngành dầu khí ..................................................................................................... 53

A. TCVN 8287 -1: 2009 tương đương ISO 4378-1:2009 KẾT CẤU, VẬT LIỆU Ổ VÀ CƠ
TÍNH CỦA VẬT LIỆU................................................................................................................ 53
B. TCVN 8287 -2: 2009 tương đương ISO 4378-2:2009 MA SÁT VÀ HAO MÒN ......... 70
C. TCVN 8287 -3: 2009 tương đương ISO 4378-3:2009 BÔI TRƠN ................................... 78
D. TCVN 8287-4: 2009 tương đương ISO 4378-4:2009 KÝ HIỆU CƠ BẢN ..................... 89
Kết luận chương II ....................................................................................................................... 101
CHƯƠNG III: KIỂM NGHIỆM ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA Ổ TRƯỢT TRONG
NGÀNH DẦU KHÍ THEO TIÊU CHUẨN ISO VÀ TCVN............................................... 102
3.1 Cơ sở lý thuyết tính toán ổ trượt: ............................................................................. 102
3.1.1 Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán ổ trượt: ..................................................... 102
3.1.1.1 Mòn: . ......................................................................................................... 102

3.1.1.2 Dính: . ........................................................................................................ 102
3.1.1.3 Mỏi rỗ: .. .................................................................................................... 102
3.1.2 Tính toán quy ước ổ trượt: ................................................................................ 103
3.1.2.1 Tính theo áp suất cho phép ........................................................................ 103
3.1.2.2 Tính theo tích số giữa áp suất với vận tốc trượt. ....................................... 104
3.1.2.3 Tính ổ trượt đỡ bôi trơn ma sát ướt............................................................ 105
3.1.2.4 Tính toán nhiệt ........................................................................................... 106
3.2 Trình tự tính toán ổ trượt bôi trơn ma sát ướt. ......................................................... 108
3.3 Tính kiểm nghiệm ổ trượt bôi trơn ma sát ướt của bơm ly tâm nhiều tầng Sulzer .. 110

Kết luận chương III...................................................................................................................... 113
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI..................................................... 114
1.

Kết luận: ................................................................................................................. 114

2.

Hướng phát triển của đề tài: ................................................................................... 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 116
Bùi Sơn Hải

Trang 4


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
1. Bảng 1-1 : Hệ số khả năng tải Ф

2. Bảng 1-2 : Độ nhớt động lực của 1 số loại dầu
3. Bảng 1-3 : Bảng thông kê các loại ổ trượt sử dụng trong Liên Doanh Việt Nga
Vietsovpetro năm 2010
4. Bảng 3-1 : Các trị số [p], [v], [pv] của một số loại lót ổ
5. Hình 3-2 : Bảng tra tính độ hở Ψ
6. Bảng 3-3 : Bảng tra tính lưu lượng Q

Bùi Sơn Hải

Trang 5


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

DANH MỤC HÌNH VẼ
1.

Hình 1.1: Các loại ổ trượt

2.

Hình 1.2: Kết cấu ổ trượt

3.

Hình 1.3: Bôi trơn ma sát trong ổ trượt

4.

Hình 1.4: Phân tích bôi trơn trong ổ trượt


5.

Hình 1.5: Lực sinh ra trong lớp dầu bôi trơn

6.

Hình 1.6: Kết cấu ổ trượt nguyên đơn giản

7.

Hình 1.7: Kết cấu ổ trượt ghép thông thường

8.

Hình 1.8: Kết cấu lót ổ

9.

Hình 1.9: Khả năng tải của lớp dầu

10. Hình 1.10: Các dạng mặt ngoài lót ổ
11. Hình 1.11: Mặt ngoài lót ổ hình côn
12. Hình 1.12: Các dạng ổ trượt chặn
13. Hình 1.13: Các dạng chêm dầu của ổ trượt chặn
14. Hình 2.1: Ổ trượt đỡ
15. Hình 2.2: Ổ trượt chặn
16. Hình 2.3: Ổ trượt đỡ-chặn
17. Hình 2.4: Ổ trượt trụ tròn
18. Hình 2.5: Ổ trượt có hốc chứa dầu

19. Hình 2.6: Ổ trượt có hốc chứa dầu
20. Hình 2.7: Ổ trượt chặn nhiều mảnh lót
21. Hình 2.8: Ổ trượt có các mặt nghiêng
22. Hình 2.9: Ổ trượt có các mảnh lót tự lựa
23. Hình 2.10: Mảnh lót chặn
24. Hình 2.11: Ổ trượt có bạc tự lựa
25. Hình 2.12: Ổ trượt hở
26. Hình 2.13: Ổ trượt hở
27. Hình 2.14: Ổ trượt hở thành mỏng
28. Hình 2.15: Lớp nền ổ trượt
Bùi Sơn Hải

Trang 6


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
29. Hình 2.16: Bạc lót ổ trượt
30. Hình 2.17: Ổ trượt hở có mặt bích
31. Hình 2.18: Ổ trượt hở có mặt bích
32. Hình 2.19: Vòng đệm chặn
33. Hình 2.20: Nửa vòng đệm chặn
34. Hình 2.21: Mảnh lót chặn
35. Hình 2.22: Mảnh lót đỡ
36. Hình 2.23: Ngỗng trục
37. Hình 2.24: Ngỗng trục
38. Hình 2.25: Vòng găng dầu
39. Hình 2.26: Gối đỡ
40. Hình 2.27: Mảnh lót chặn
41. Hình 2.28: Thân dưới-nắp thân ổ
42. Hình 2.29: Rãnh vòng văng dầu

43. Hình 2.30: Lỗ dầu
44. Hình 2.31: Rãnh dầu
45. Hình 2.32: Rãnh dầu
46. Hình 2.33: Lỗ dầu
47. Hình 2.34: Rãnh dầu
48. Hình 2.35: Rãnh dầu hở
49. Hình 2.36: Hốc chứa dầu
50. Hình 2.37: Máng dẫn dầu
51. Hình 2.38: Rãnh xoắn dầu
52. Hình 2.39: Yếu tố định vị
53. Hình 2.40: Đường kính ngoài ổ trượt
54. Hình 2.41: Chiều rộng mặt ổ đỡ
55. Hình 2.42: Chiều rộng ổ đỡ
56. Hình 2.43: Góc, chiều rộng, chiều dài mảnh lót
57. Hình 2.44: Khe hở hướng kính nhỏ nhất của ổ trượt trụ không tròn
Bùi Sơn Hải

Trang 7


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
58. Hình 2.45: Khe hở tương đối của ổ trượt
59. Hình 2.46: Góc và chiều dày mảnh lót
60. Hình 2.47: Mép vát dẫn dầu
61. Hình 2.48: Chiều cao nén
62. Hình 2.49: Độ mở ở trạng thái tự do
63. Hình 2.50: Độ mở, chiều rộng, chiều dài, chiều cao, mặt đầu của thân ổ
64. Hình 2.51: Bề mặt nối
65. Hình 2.52: Bề mặt nối
66. Hình 2.53: Đường kính ngỗng trục

67. Hình 2.54: Mặt nối
68. Hình 2.55: Đường kính vành tỳ

Bùi Sơn Hải

Trang 8


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong công ngành công nghiệp dầu khí thì sự vận hành an toàn ổn định của

các máy móc thiết bị được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên việc cải tiến các quy trình
bảo dưỡng, kéo dài thời gian làm việc của máy móc thiết bị sẽ nâng cao hiệu quả
của quá trình sản xuất, tiết kiệm vật tư, nhân công sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi
nhuận lớn.
Để có được các thiết bị, máy móc hoạt động ổn định hiệu quả thì doanh nghiệp
phải áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ISO vào trong các quá trình thiết kế, vận hành,
bảo dưỡng. Trong những năm gần đây, với chiến lược tăng tốc trong phát triển và
hội nhập quốc tế, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào quá trình sản xuất là yếu
tố quan trọng, then chốt để tăng sản lượng, doanh thu và lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Liên Doanh Việt Nga Vietsovpetro(Vietsovpetro) là một trong những đơn
vị đi đầu của Tập Đoàn dầu khí Việt Nam(TĐDK) trong việc áp dụng các tiêu
chuẩn ISO vào quá trình sản xuất của mình, với các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO
17025 về quản lý, ISO 14001 về môi trường, các tiêu chuẩn ISO 10816 về độ rung
thiết bị trong kỹ thuật ... Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO về ổ trượt trong quá trình bảo

dưỡng sửa chữa, thay thế các thiết bị quay trong quá trình tìm kiếm thăm dò khai
thác dầu khí là bước tiếp theo trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn ISO của
Vietsovpetro cũng như của TĐDK.
2.

Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, việc thay thế các thiết bị nói chung và ổ trượt nói riêng tại các đơn

vị trực thuộc Liên Doanh Việt Nga Vietsovpetro cũng như các đơn vị trong Tập
Đoàn DKVN thường được thực hiện theo định kỳ hoặc theo khuyến cáo của nhà sản
xuất TBM(Time Base Maintenance), điều này có thể đảm bảo các thiết bị luôn trong
tình trạng an toàn, nhưng ngược lại dẫn đến chi phí thay thế ngày càng tăng do số
lượng năm sau phải thay thế nhiều hơn năm trước. Hơn nữa nhiều thiết bị, ổ trượt

Bùi Sơn Hải

Trang 9


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
vẫn đang hoạt động ổn định, các thông số kỹ thuật vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn
cho phép nhưng vẫn thay thế nên rất lãng phí.
Để khắc phục tình trạng trên, tác giả luận văn đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Nghiên
cứu xây dựng tiêu chuẩn ổ trượt ứng dụng trong ngành Dầu Khí trên cơ sở tiêu
chuẩn ISO 2009. Việc áp dụng tiêu chuẩn trên có thể cho phép người sử dụng áp
dụng phương án bảo dưỡng, sửa chữa thay thế dựa trên tình trạng làm việc của thiết
bị CBM(Condition Base Maintenance) nhằm kéo dài thời gian làm việc của máy
móc thiết bị nhưng vẫn đảm bảo an toàn, ổn định mang lại hiệu quả cao cho quá
trình sử dụng máy móc và các thiết bị quay trong ngành dầu khí.
3.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Trong hệ thống các tiêu chuẩn ISO quy định đối với ổ trượt sử dụng trong

ngành công nghiệp nói chung và trong ngành dầu khí nói riêng thì có rất nhiều
phiên bản. Để đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá nhằm lựa chọn ổ trượt phù hợp
với điều kiện làm việc, tác giả luận văn sử dụng phiên bản ISO 4378: 2009 cho ổ
trượt (là cơ sở cho tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8287: 2009) và ISO 7902-1:1998;
ISO 7902-2:1998 trong quá trình tính toán. Đây là một trong những tiêu chuẩn ISO
mới nhất, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, với rất nhiều ưu điểm và chủng loại
tiêu chuẩn khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm tham khảo các tài liệu hướng dẫn về ổ trượt
quy định trong tiêu chuẩn ISO. Tập hợp các tài liệu, số liệu về các loại ổ trượt tại
các đơn vị trực thuộc Vietsovpetro đã thay thế trong năm 2010 dự đoán nhu cầu cho
Tập Đoàn dầu khí Việt Nam. Tính toán kiểm nghiệm thực tế ổ trượt của bơm Sulzer
sử dụng tại Vietsovpetro theo tiêu chuẩn ISO 7902-1:1998; ISO 7902-2:1998 để xác
định thời điểm thay thế dầu bôi trơn, lót ổ dựa trên các chế độ và môi trường làm
việc.
4.

Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về tiêu chuẩn ISO đối với các loại

ổ trượt, đặc tính kỹ thuật, ưu nhược điểm của từng loại.

Bùi Sơn Hải

Trang 10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Luận văn đã trình bày phương pháp tính toán, phân tích để lựa chọn được loại
ổ trượt phù hợp, đặc biệt là về điều kiện, môi trường làm việc khắc nghiệt trong
ngành công nghiệp dầu khí (đặc trưng là liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro).
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO cho ổ trượt đảm bảo công tác an toàn cho máy
móc, thiết bị quay và giảm chi phí thay thế ổ trượt trong bảo dưỡng, sửa chữa nâng
cao hiệu quả kinh tế.
5.

Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn được chia thành 3 chương, cuối luận văn là kết luận chung

và kiến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo, cụ thể gồm :
Phần mở đầu
Chương I : Xu hướng phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, cơ sở lý thuyết
và nhu cầu sử dụng, thay thế ổ trượt
Chương II : Nghiên cứu ứng dụng tiêu chuẩn ổ trượt theo tiêu chuẩn ISO và
xây dựng tiêu chuẩn ổ trựơt cho ngành CN dầu khí Việt Nam
Chương III : Kiểm nghiệm điều kiện làm việc của ổ trượt trong ngành dầu khí
theo ISO và TCVN.
Kết luận chung, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo.

Bùi Sơn Hải

Trang 11


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


CHƯƠNG I:
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG – THAY THẾ Ổ TRƯỢT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam.
Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan
trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu
Long, Nam Côn Sơn ... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác
thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt nam xấp xỉ 10
tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4 -5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng
1.000 tỷ m3. Các bể trầm tích Đông Nam Bộ có xác suất khoan thăm dò bắt gặp dầu
khí rất cao. Chúng ta đã thăm dò, khai thác mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Ba Vì ...
với trữ lượng lớn, trên 300 triệu tấn dầu thu hồi, tỷ lệ khí đồng hành từ 150 đến 180
m3/1 tấn dầu cho phép đạt sản lượng dầu khai thác ở đây trên 20 triệu tấn/năm
2000. Cùng với sản lượng khai thác ở các mỏ thăm dò có triển vọng khác, có thể dự
đoán đến năm 2020 sản lượng dầu khai thác ở thềm lục địa Việt Nam đạt 40 – 50
triệu tấn.

Giàn khoan dầu khí trên mỏ Bạch Hổ

Bùi Sơn Hải

Trang 12


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Ngày 27-11-1961, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC thành lập
Đoàn thăm dò dầu lửa 36 (quen gọi là Đoàn Địa chất 36 hay Đoàn 36), đây là tổ
chức đầu tiên có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam. Được sự giúp
đỡ của Liên Xô (cũ), hoạt động của Đoàn 36 ngày càng lớn mạnh, nên ngày 9-101969, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn

Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất, có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế
hoạch và triển khai nghiên cứu tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước, nhất là tập
trung ở đồng bằng sông Hồng. Tháng 3-1975 đã phát hiện dòng khí thiên nhiên và
condensat có giá trị thương mại tại giếng khoan 61 Tiền Hải - Thái Bình. Năm
1981, bắt đầu khai thác những mét khối khí đầu tiên của Việt Nam từ mỏ khí Tiền
Hải - Thái Bình này.
Ngay sau khi Việt Nam thống nhất, ngày 9-8-1975, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 244/NQTW về việc triển khai
thăm dò dầu khí trên cả nước. Ngày 3-9-1975, Chính phủ ban hành Nghị định số
170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Liên
đoàn Địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất, đánh dấu một giai đoạn
phát triển mới của ngành Dầu khí Việt Nam. Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí
được triển khai mạnh mẽ ở cả miền Bắc, miền Nam và ở một số lô thềm lục địa
Nam Việt Nam. Đã có nhiều phát hiện dầu khí ở trên đất liền và ở thềm lục địa.
Cùng với sự phát triển của đất nước, tổ chức ngành Dầu khí Việt Nam cũng
có nhiều thay đổi. Ngày 9-9-1977, Chính phủ ra Quyết định số 251/CP thành lập
Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là Petrovietnam, trực thuộc Tổng cục
Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.
Ngày 29-5-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP về tổ chức Tổng
công ty Dầu Khí Việt Nam và Quyết định số 330/TTg về việc thành lập Tổng công
ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas
Corporation, viết tắt là Petrovietnam. Cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng quản trị, Ban

Bùi Sơn Hải

Trang 13


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc; các đơn vị thành viên Tổng công

ty.
Ngày 29-8-2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tên giao
dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Group gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN.
Tại Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành
lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam
National Oil and Gas Group.
Năm 2009, năm thứ hai chuyển đổi thành công theo mô hình tập đoàn kinh tế,
PetroVietnam về cơ bản đã xây dựng được một ngành công nghiệp dầu khí hoàn
chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối, đặc biệt là sự kiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
đi vào vận hành từ 02/2009 đánh dấu bước phát triển mới của ngành công nghiệp
chế biến dầu khí ở Việt Nam.
Ngành Dầu khí Việt Nam bước sang một thời kỳ lịch sử mới. Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam tập trung triển khai mạnh mẽ, đồng bộ hoạt động dầu khí
trong tất cả các lĩnh vực cũng như kinh doanh đa ngành để xứng đáng là tập đoàn
kinh tế mạnh của Việt Nam, tiến tới là tập đoàn dầu khí hàng đầu của khu vực.
Theo dòng thời gian, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã không ngừng
phát triển, mở rộng hợp tác và kêu gọi đầu tư nước ngoài, tiến hành ký kết nhiều
hợp đồng dầu khí dưới nhiều hình thức như PSC, BCC, JOC, JVC,…các thỏa thuận
khảo sát địa chấn không độc quyền, thuê các nhà thầu địa chấn tiến hành các khảo
sát địa chấn…trên khu vực Biển Đông. Các hoạt động dầu khí đã cung cấp các số
liệu khoa học để xác định ranh giới thềm lục địa Việt Nam, góp phần khẳng định
chủ quyền của nước ta trên Biển Đông theo công pháp quốc tế và mở ra con đường
hợp tác, phục vụ mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định và hữu nghị giữa các nước trong
khu vực.

Bùi Sơn Hải

Trang 14



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
1.2 Vai trò của Dầu mỏ và Khí đốt trong nền kinh tế Việt Nam.
1.2.1 Khái niệm về ngành công nghiệp Dầu Khí:
Để nhận thức sâu hơn về dầu khí và vai trò của nó, xin trình bày vài nét cơ bản
về ngành công nghiệp dầu khí.
Trước hết, ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mang tính tổng hợp và đa
dạng cao. Chuỗi hoạt động của công nghiệp dầu khí bao gồm: khâu đầu (thượng
nguồn), khâu giữa (trung nguồn) và khâu sau (hạ nguồn).

™

Khâu đầu bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Khâu

này sử dụng tổng hợp tri thức và công nghệ của một loạt chuyên ngành như: địa
chất, địa vật lý, địa hóa, khoáng sản, khoan, khai thác, … thuật ngữ khâu đầu trong
tiếng anh – Upstream – dòng đi lên, có nghĩa kết quả của khâu này là đưa được
dòng dầu khí lên miệng giếng khoan khai thác bao gồm các hoạt động thăm dò và
khai thác dầu khí.
Bùi Sơn Hải

Trang 15


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
™

Khâu giữa bao gồm các hoạt động vận chuyển, tàng trữ dầu khí. Khâu này

liên quan đến các công nghệ đường ống, tàu chứa, bồn chứa, cầu cảng, …

™

Khâu cuối – Downstream – gồm các hoạt động xử lý, chế biến, kinh doanh

và phân phối các sản phẩm dầu khí. Dầu mỏ và khí thiên nhiên, khai thác được mới
chỉ là nguyên liệu, muốn có các sản phẩm trực tiếp sử dụng trong đời sống và trong
các ngành công nghiệp cần phải xử lý, chế biến chúng. Sau khi xử lý, chế biến,
công việc tiếp theo là maketting, phát triển thị trường, xây dựng mạng lưới phân
phối các sản phẩm đó.
Công nghiệp dầu khí là ngành công nghiệp có công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật
trong các lĩnh vực thăm dò, khoan, khai thác, xây dựng công trình biển, … có nhiều
bước nhảy vọt. Hiện nay, công nghệ thăm dò địa chấn cho phép thu tín hiệu 4 chiều,
công nghệ khoan cho phép khoan ngang, thậm chí khoan theo các nhánh hình
xương cá và khoan vùng nước sâu hàng ngàn mét. Kỷ lục khoan ở vùng nước sâu
hiện nay là 2.444 m (giếng RJF538 rìa đông mỏ Máclin) và kỷ lục khai thác nước
sâu là 1853m (mỏ Ronkadon) đều của công ty dầu khí quốc gia Braxin Petrobras.
Có thể nói ngành dầu khí trên thế giới đang sử dụng những công nghệ hiện đại
nhất trong tất cả các lĩnh vực và đang là ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng
các công nghệ ngày càng tiên tiến hơn.
1.2.2 Vai trò của Dầu khí trong nền kinh tế quốc dân.
Dầu khí được gọi là “vàng đen”, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế
toàn cầu.
Dầu khí mang lại lợi nhuận siêu sạch khổng lồ cho các quốc gia và dân tộc trên
thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên này.
Hiện nay, trong cán cân năng lượng, dầu khí vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so
với các dạng năng lượng khác. Cùng với than đá, dầu khí chiếm tới 90% tổng tiêu
thụ năng lượng toàn cầu.
Không ít các cuộc chiến tranh, khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên
nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dầu
khí.

Bùi Sơn Hải

Trang 16


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Không phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu của các công ty SXKD dầu khí biến
động tùy thuộc rất lớn vào những kết quả tìm kiếm, thăm dò của chính các công ty
đó trên thế giới. Lợi dụng hiện tượng biến động này, không ít những thông tin
không đúng sự thật về các kết quả thăm dò dầu khí được tung ra làm điêu đứng
những nhà đầu tư chứng khoán trên lĩnh vực này, thậm chí khuynh đảo cả quyết
sách của các quốc gia.
Đối với nước ta, vai trò và ý nghĩa của dầu khí càng trở nên quan trọng trong
thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Không chỉ là vấn đề thu nhập đơn thuần, trong những năm qua, dầu khí đã
đóng góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất nhập
khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định nước nhà trong
những năm đầu đầy khó khăn của thời kỳ đổi mới.
Hơn thế nữa, sự ra đời của ngành dầu khí đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch
sử phát triển nền kinh tế quốc dân Việt Nam – Ngành kinh tế hoàn toàn mới –
Ngành công nghiệp dầu khí. Trên một ý nghĩa nhất định, từ thế bị động ta đã
chuyển sang thế chủ động trong việc thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ hiện đại
của nước ngoài, phát triển ngành nghề dịch vụ, giải quyết công ăn, việc làm.
Đặc biệt, rồi đây lĩnh vực chế biến dầu khí phát triển, ngành dầu khí có thể chủ
động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu, nhất là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp
cho ngành công nghiệp dệt may, phân đạm, chất nổ, chất dẽo, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp khác như: dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp, … Theo đó, sự
phát triển của lĩnh vực hạ nguồn sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của
ngành dầu khí Việt Nam.

Kể từ ngày 27 tháng 11 năm 1961 khi đoàn địa chất 36 trực thuộc Tổng cục
địa chất được thành lập cho đến nay, ngành dầu khí đã có những bước tiến vượt
bậc trong hoạt động của mình, đã xây dựng được một ngành dầu khí khá hoàn chỉnh
bao gồm 5 lĩnh vực quan trọng, nòng cốt là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí;
Chế biến dầu; Công nghiệp khí; Công nghiệp điện và Dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Chỉ
Bùi Sơn Hải

Trang 17


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
tính riêng năm 2011, PVN đạt sản lượng khai thác 23,91 triệu tấn dầu quy đổi,
doanh thu đạt 675,3 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 160,8 nghìn tỷ
đồng, chiếm tới 70% tổng nộp ngân sách của các công ty, tập đoàn nhà nước. Đây
là con số cực kỳ có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó
khăn.
1.3 Xu hướng phát triển của ngành dầu khí Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, tầm
nhìn 2025 là phát triển ngành Dầu khí đồng bộ, bao gồm các hoạt động tìm kiếm,
thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập
khẩu.
Về tìm kiếm, thăm dò (TKTD) dầu khí sẽ gia tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu
tấn quy dầu/năm trong giai đoạn 2011 – 2015; trong đó: trong nước 25 – 30 triệu
tấn quy dầu/năm, ngoài nước 10 – 15 triệu tấn quy dầu/năm.
Trong khai thác dầu khí sẽ tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hệ số thu
hồi dầu và duy trì mức sản lượng khai thác dầu khí tối ưu, đảm bảo an toàn và hạn
chế nguy cơ bị ngập nước của các mỏ đang khai thác; tích cực mở rộng hoạt động
đầu tư khai thác dầu khí ra nước ngoài. Phấn đấu khai thác 25-38 triệu tấn quy
dầu/năm, trong đó: khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn/năm và khai
thác khí 8-19 tỉ m³/năm.

Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu duy trì khai thác khoảng 20 mỏ dầu khí với sản
lượng khai thác dầu dự kiến trong nước hàng năm từ 18 – 19 triệu tấn và khí từ 9 –
14 tỉ m3.
Định hướng giai đoạn 2016 – 2025 khai thác quy dầu đạt 40 – 45 triệu tấn quy
dầu/năm, trong đó sản lượng dầu khai thác trong nước khoảng 12 – 16 triệu
tấn/năm. Sản lượng dầu khai thác ở nước ngoài đạt khoảng 7 – 14 triệu tấn/năm.
Sản lượng khai thác khí đạt 15 – 19 tỉ m3/năm.

Bùi Sơn Hải

Trang 18


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Về công nghiệp chế biến dầu khí, đến năm 2015 xây dựng xong 3 – 5 nhà
máy lọc hóa dầu (NMLHD) với tổng công suất lọc khoảng 26 – 32 triệu tấn/năm,
xây dựng và đưa vào vận hành từ 1 – 2 tổ hợp hóa dầu sản xuất các sản phẩm hóa
dầu cơ bản. Đến năm 2025 hoàn thành việc mở rộng và xây dựng xong 6 – 7
NMLHD với tổng công suất lọc dầu 45 – 60 triệu tấn/năm, đáp ứng được khoảng
50% nhu cầu sản phẩm hóa dầu cơ bản.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Triển khai xây dựng, đưa vào vận hành các tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn,
Long Sơn, Nam Vân Phong, các nhà máy lọc dầu Vũng Rô, Cần Thơ với tổng công
suất chế biến trên 32 triệu tấn/năm. Mở rộng công suất các NMLHD Nghi Sơn và
Long Sơn với công suất mỗi nhà máy là 20 triệu tấn/năm; dự kiến xây dựng mới
hoặc nâng cấp mở rộng các nhà máy hiện có (1-2 nhà máy) với cấu hình chế biến
sâu nhằm đảm bảo yêu cầu an ninh năng lượng quốc gia về sản phẩm nhiên liệu và
đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho hoá dầu,
nhựa đường và các sản phẩm có giá trị cao như dầu nhờn, dung môi, nhiên liệu sinh

học…
Đối với các nhà máy hóa dầu, gắn các dự án hoá dầu với các dự án lọc dầu,
hình thành các tổ hợp, liên hợp lọc hoá dầu, nâng cao giá trị chế biến, hiệu quả đầu
tư và sử dụng tối ưu cơ sở hạ tầng và các hạng mục phụ trợ.

Bùi Sơn Hải

Trang 19


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Giai đoạn đến năm 2015 vận hành an toàn nhà máy đạm Phú Mỹ với công
suất tối ưu và phát triển chiều sâu chế biến các sản phẩm hóa dầu khác; hoàn thành
xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau. Triển khai xây dựng tổ hợp Hoá dầu Dung Quất
(Quảng Ngãi), Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), Tổ hợp hóa dầu Hòa
Tâm (Phú Yên), Nhà máy xơ sợi PET (Hải Phòng). Giai đoạn 2016-2025 hoàn
thành xây dựng Tổ hợp Hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), mở rộng công suất các tổ
hợp hóa dầu Dung Quất, Long Sơn, Hòa Tâm; xây dựng mới một số tổ hợp hóa dầu
hoặc các nhà máy hóa dầu từ nguyên liệu khí thiên nhiên ở những vùng thích hợp
trên cơ sở nguồn nguyên liệu và các điều kiện cơ sở hạ tầng phù hợp.
Với chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị kết luận và Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt; với mục tiêu tổng quát là: “Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế
- kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển,
chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu
khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế”;
Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu:
- Vốn điều lệ: Dự kiến 2015 là 500 nghìn tỷ đồng
- Tổng doanh thu: 2.615 nghìn tỷ đồng
-Tổng nộp ngân sách nhà nước: 541 nghìn tỷ đồng

- Tỷ suất LN sau thuế/ vốn điều lệ: Trung bình đạt 20%-25%/năm (Công ty mẹ PVN)
- Gia tăng trữ lượng 35-45 triệu tấn quy dầu/năm.
- Tổng sản lượng khai thác 5 năm là 137,6 triệu tấn quy dầu, trong đó: sản lượng
dầu( cả trong và ngoài nước) là 91,4 triệu tấn; sản lượng khí là 46,2 tỷ m3.
- Cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ khí 5 năm là 43,9 tỷ m3 khí khô; 1,54 triệu tấn
LPG(Dinh Cố); 400 nghìn tấn condensate (Dinh Cố).
- Sản lượng điện sản xuất 5 năm là 137 tỷ kWh. Công suất lắp đặt khoảng 9,0 nghìn
MW (vào năm 2015).
- Sản lượng phân bón sản xuất 5 năm là 7,6 triệu tấn.
Bùi Sơn Hải

Trang 20


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
- Sản Lượng sản phẩm chế biến dầu khí 52 triệu tấn.
- Sản lượng sản phẩm hóa dầu 1,77 triệu tấn.
- Sản lượng sản phẩm NLSH 1,12 triệu tấn.
- Sản lượng sản phẩm Xơ sợi 743 nghìn tấn.
- Tốc độ tăng trưởng trung bình lĩnh vực dịch vụ dầu khí là 20% /năm
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 74,63 tỷ USD
- Trong đó, Tập đoàn thu xếp: 22,82 tỷ USD
+ Vốn chủ sở hữu: 6,85 tỷ USD
+ Vốn vay: 15,97 tỷ USD
- Năng suất lao động: 11-17 tỷ VNĐ/người/năm
- Hệ số hiệu quả đầu tư tăng trưởng trung bình (ICOR): 0,6
- Giải quyết việc làm cho 17,5 nghìn lao động mới trong 5 năm (trung bình là 2-3
nghìn người/ năm), đảm bảo mức thu nhập trung bình đạt 15 triệu
đồng/người/tháng, năng suất lao động trung bình đạt 9-14 tỷ đồng/người/năm.
Với xu hướng phát triển như trên chúng ta có thể thấy sự phát triển rất lớn đa ngành

với số vốn khổng lồ của ngành dầu khí Việt Nam, trong đó chi phí cho vận hành
bảo dưỡng các máy móc thiết bị chiếm một phần không nhỏ. Việc áp dụng tiêu
chuẩn ISO về ổ trượt trong ngành dầu khí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khi vận
hành sửa chữa thiết bị dầu khí và mang lại nguồn lợi lớn.
1.4 Cơ sở lý thuyết và nhu cầu sử dụng, thay thế ổ trượt trong ngành dầu khí
1.4.1 Cơ sở lý thuyết về ổ trượt-các khái niệm chung
1.4.1.1 Công dụng và phân loại
Ổ trục được dùng để đỡ các trục quay. Ổ trục chịu tác dụng của các lực đặt
trên trục và truyền các lực này vào thân máy, bệ máy. Nhờ có ổ trục, trục có vị trí
nhất định trong máy và quay tự do quanh moat đường tâm đã định.
Theo dạng ma sát trong ổ, chia ra: ổ ma sát trượt, gọi tắt là ổ trượt và ổ ma
sát lăn gọi là ổ lăn.

Bùi Sơn Hải

Trang 21


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Ổ trục có thể chịu lực hướng tâm, lực dọc trục hoặc chịu vừa lực hướng tâm
vừa lực dọc trục. Ổ chịu lực hướng tâm gọi là ổ đỡ, Ổ chịu lực dọc trục gọi là ổ đỡ
chặn.
Ổ trượt: Bề mặt làm việc của ổ trượt cũng như của ngỗng trục có thể là mặt
trục (hình 1.1 a), mặt phẳng (hình 1.1e), mặt côn (hình 1.1d) hoặc mặt cầu (hình
1.1b).

Hình 1.1: Các loại ổ trượt
Ổ trượt chặn thường làm việc phối hợp với ổ trượt đỡ (hình 1.1e) là ổ trượt
chịu được lực hướng tâm. Phần lớn các ổ trượt đỡ (hình 1.1a, c) có thể chịu tải trọng
dọc trục nhỏ nhờ các vai trục và góc lượn tỳ vào mép ổ được vát tròn.

Ổ trượt có bề mặt côn ít dùng, chỉ trong những trường hợp cần đỉều chỉnh
khe hở do mòn ổ. Ổ cầu cũng ít gặp. Dùng loại ổ này trục có thể nghiêng tự do.
Khi trục quay, giữa ngỗng trục và ổ có trượt tương đối, do đó sinh ra ma sát
trượt trên bề mặt làm việc của ngỗng trục và ổ.

Bùi Sơn Hải

Trang 22


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hình 1.2 : Kết cấu ổ trượt
Hình 1.2 trình bày kết cấu 1 ổ trượt đơn giản, gồm thân ổ 1, lót ổ 2, rãnh dầu
3. Lót ổ là bộ phận chủ yếu của ổ. Lót ổ được làm bằng vật liệu có hệ số ma sát
thấp.
1.4.1.2 Phạm vi sử dụng ổ trượt.
Hiện nay trong các nghành chế tạo máy trượt dùng ít hơn ổ lăn. Tuy nhiên
trong một số trường hợp dưới nay, dùng ổ trượt có nhiều ưu việt hơn:
- Khi trục quay với vận tốc rất cao, nếu dùng ổ lăn, tuổi thọ của ổ (số giờ
làm việc cho tới khi hỏng) sẽ thấp.
- Khi yêu cầu phương của một trục phải rất chính xác (trong các máy chính
xác). Ổ trượt gồm ít chi tiết nên dễ chế tạo chính xác cao và có thể điều chỉnh được
khe hở.
- Trục có đường kính khá lớn (đường kính ≥ 1m), trong trường hợp này nếu
dùng ổ lăn, phải tự chế tạo lấy rất khó khăn.
- Khi cần phải dùng ổ ghép để dễ lắp, tháo (thí dụ đối với trục khuỷu).
- Khi ổ phải làm việc trong những điều kiện đặc biệt (trong nước, trong các
môi trường ăn mòn v.v…), vì có thể tạo ổ trượt bằng những vật liệu như cao su, gỗ,
chất dẻo v.v…thích hợp trong môi trương.

- Khi có trọng tải va đập và dao động; ổ trượt làm việc tốt nhờ khả năng
giảm chấn của màng dầu;
- Trong các cơ cấu có vận tốc thấp, không quan trọng, rẻ tiền.
Bùi Sơn Hải

Trang 23


×