Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 187 trang )

Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh
giá sự cố môi trường trong sử dụng khí
hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam
Biên tập bởi:
TS. Lý Ngọc Minh
Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh
giá sự cố môi trường trong sử dụng khí
hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam
Biên tập bởi:
TS. Lý Ngọc Minh
Các tác giả:
TS. Lý Ngọc Minh
Phiên bản trực tuyến:
/>MỤC LỤC
1. Mở đầu
2. Danh mục kí hiệu
3. Danh mục từ viết tắt
4. Danh mục bảng
5. Danh mục hình
6. Sự cố môi trường
7. Đánh giá sự cố môi trường
8. Tổng quan về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
9. Các phương pháp đánh giá SCMT trong chế biến và sử dụng LPG
10. Phương pháp nghiên cứu-Cơ sở phương pháp luận
11. Phương pháp nghiên cứu-Cơ sở lý thuyết
12. Xây dựng kịch bản sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam
13. Xây dựng cơ sở khao học đánh giá sự cố nổ thiết bị LPG
14. Đề xuất quy trình đánh giá sự cố nổ thiết bị chứa LPG
15. Đánh giá sự cố nổ bồn chứa 20 tấn LPG năm 2007 tại Hà Nội
16. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam
17. Xây dựng cơ sở quản trị rủi ro kỹ thuật trong sử dụng LPG


18. Nhận xét và thảo luận
19. Kết luận kiến nghị
20. Tổng hợp công trình nghiên cứu khoa học
21. Tài liệu tham khảo
Tham gia đóng góp
1/185
Mở đầu
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam, với một tiềm năng dầu khí dồi dào, đang phát triển mạnh mẽ công nghiệp
khai thác, chế biến nguồn tài nguyên quý giá này thành các sản phẩm có giá trị, trong
đó có khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Từ nguồn LPG trong nước do các NM chế biến khí Dinh Cố, NM lọc dầu Dung Quất
chế biến và cung cấp, các cơ sở sử dụng LPG trong sản xuất và đời sống ngày càng phát
triển. LPG là loại nhiên liệu sạch và cao cấp được sử dụng trong sản xuất đã làm thay
đổi hình ảnh khói đen luôn gắn liền với các xí nghiệp công nghiệp; sử dụng trong các
khu đô thị, khu dân cư, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, hộ gia đình…đã làm
thay đổi thói quen tiêu thụ nhiên liệu truyền thống là củi, than góp phần đáng kể vào
công tác BVMT và sức khỏe nguời dân. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò đóng góp những
giá trị KT-XH vô cùng to lớn, quá trình chế biến và sử dụng LPG luôn tiềm ẩn nguy
cơ gây SCMT và thực tế trên thế giới đã xảy ra các sự cố rò rỉ, cháy, nổ LPG gây hậu
quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, phá hủy tài sản và gây ô nhiễm
môi trường như sự cố nổ TB chứa propane trên đường vận chuyển tại Tây Ban Nha
năm 1978 làm chết 200 người và bị thương 120 người [14]; sự cố trật bánh tàu hỏa chở
propane (và clorine) gần Toroto, Canada tháng 11/1979 làm 250.000 người phải sơ tán
và nhiều người bị ngộ độc phải nhập viện [14]; sự cố nổ TB chứa LPG ở khu dân cư của
thành phố Mexico ngày 19/11/1984 làm chết 450 người, trên 30.000 người mất nhà cửa
phải sơ tán [125]; sự cố cháy tàu hoả ngày 20/02/2002 tại Ai Cập làm gần 400 người
bị chết, hàng trăm người bị thương do nổ bình LPG để nấu ăn trong toa căng tin [125];
sự cố nổ bình chứa LPG làm sập nhà tại thành phố St. Peterburg – Nga vào ngày 03/06/

2003 làm sập toà nhà 9 tầng, gây chết và bị thương nhiều người [125]. Ở Việt Nam, mặc
dù các sự cố đã xảy ra trong chế biến và sử dụng LPG chưa mang tính thảm họa nhưng
cũng là những dấu hiệu cảnh báo sẽ xảy ra những SCMT nghiêm trọng trong tương lai
nếu chúng ta không có biện pháp phòng ngừa. Trong thời gian tới, khi các cơ sở lọc hóa
dầu trọng điểm của đất nước dần đi vào hoạt động ổn định làm cho lượng LPG được
chế biến trong nước ngày càng tăng lên thì số cơ sở sử dụng LPG trong sản xuất và đời
sống ngày càng nhiều; trạm cung cấp LPG trung tâm trong khu chung cư cao tầng ngày
càng tăng và nhất là khi chủ trương chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu truyền thống
(xăng, dầu … ) sang sử dụng LPG cho các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) được
thực hiện rộng rãi nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn
của nước ta, các thiết bị chứa LPG được lắp đặt trong các đô thị, khu dân cư ngày càng
nhiều thì nguy cơ xảy ra SCMT trong sử dụng LPG sẽ ngày càng tăng, thiệt hại sẽ ngày
càng lớn.
2/185
Để quản trị rủi ro (QTRR) trong chế biến và sử dụng hiệu quả, một trong những công
việc quan trọng là phải xây dựng được phương pháp đánh giá SCMT một cách định
lượng trên cơ sở khoa học, thiết lập quy trình đánh giá sự cố, nêu và phân tích các nguy
cơ gây SCMT trong sử dụng LPG, dự báo khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại khi sự
cố xảy ra, trong đó một chỉ tiêu rất quan trọng là dự báo phạm vi ảnh hưởng thông qua
việc xác định khả năng phát tán chất ô nhiễm môi trường sau sự cố. Nhưng xác định khả
năng phát tán chất nguy hại bằng cách đo đạc trong thực tế khi một sự cố xảy ra là điều
mà chúng ta không mong đợi. Bởi lẽ, SCMT trong sử dụng LPG nếu xảy ra thì thiệt hại
mà nó gây ra đối với con người, môi trường sẽ rất lớn; thậm chí còn rất nghiêm trọng
như các sự cố đã xảy ra trên thế giới và thiệt hại có thể còn lớn hơn mà chúng ta chưa
lường hết. Cùng với việc xác định nguy cơ, mức độ ảnh hưởng, xác suất xảy ra sự cố
cần đề ra những giải pháp phòng ngừa sự cố trong chế biến và sử dụng LPG một cách
hữu hiệu.
Trên thế giới, các nước có nền công nghiệp dầu khí phát triển đã có nhiều nghiên cứu
về đánh giá SCMT trong chế biến và sử dụng LPG nhưng các nghiên cứu này chưa đề
cập hoặc đề cập chưa đầy đủ, định lượng tới các tác động mà SCMT, đặc biệt là sự cố

nổ vật lý trong chế biến và sử dụng LPG gây ra. Còn ở Việt Nam, vấn đề này hầu như
chỉ được đề cập một cách định tính hoặc chưa đầy đủ về mặt định lượng như đã thể hiện
trong các tiêu chuẩn, quy định, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các báo cáo
tác động môi trường của các dự án quan trọng trong tồn trữ, phân phối LPG, các cơ sở
sử dụng LPG trong sản xuất và đời sống.
Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá SCMT trong sử dụng LPG,
đề ra các giải pháp phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG một cách đồng bộ, hệ thống,
bằng nhiều công cụ đa dạng, thích hợp với sự tham gia của các đối tượng liên quan, có
khả năng áp dụng trong điều kiện Việt Nam là cần thiết, bởi lẽ, nếu để SCMT xảy ra thì
hoặc là không khắc phục được hoặc nếu khắc phục được cũng hết sức tốn kém và khi đó
đã tổn thất về nguời, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng tới môi trường. Luận án được thực
hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trên.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá SCMT và giải pháp bảo đảm an toàn, phòng
ngừa SCMT trong sử dụng LPG nhằm hạn chế xảy ra SCMT và giảm thiểu tác động đến
con người, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường phù hợp với điều kiện Việt
Nam cũng như các nước có điều kiện tương tự.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về LPG, tình hình chế biến và sử dụng LPG ở Việt Nam; phân tích
nguy cơ gây sự cố và hồi cứu một số sự cố đã xảy ra trong chế biến và sử dụng
LPG trên thế giới và ở Việt Nam;
3/185
2. Đề xuất tiêu chí xây dựng kịch bản sự cố và lựa chọn kịch bản sự cố nổ hoàn
toàn thiết bị chứa LPG là sự cố có nguy cơ xảy ra rất cao trong sử dụng LPG ở
Việt Nam và gây thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản và môi trường;
3. Xây dựng cơ sở khoa học đánh giá tác động tới con người và môi trường khi nổ
thiết bị chứa LPG; nghiên cứu trường hợp điển hình: đánh giá sự cố nổ bồn
chứa 20 tấn LPG năm 2007 tại Hà Nội.
4. Xây dựng quy trình đánh giá SCMT trong sử dụng LPG dựa trên các cơ sở
khoa học và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

5. Nghiên cứu đề xuất khái niệm, quan điểm và xây dựng cơ sở khoa học quản trị
rủi ro kỹ thuật trong sử dụng LPG ở Việt Nam.
6. Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân gây sự cố và đề xuất giải pháp
phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG phù hợp với thực tế Việt Nam và những
nước có điều kiện tương tự.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là phương pháp đánh giá SCMT trong sử dụng LPG. Khi thực
hiện nghiên cứu này, cần thực hiện trên các đối tượng được khảo sát là LPG và thiết bị
chứa LPG:
• LPG thương mại trong sản xuất và đời sống (gồm thành phần chính là propane
hoặc butane hoặc hỗn hợp propane và butane với tỷ lệ propane: butane là 50%:
50% theo thể tích và một lượng nhỏ các khí, tạp chất khác [89]. Trong tính
toán, luận án lấy LPG công nghiệp với thành phần chính là propane 100% hoặc
LPG có tỷ lệ propane: butane là 50%: 50% theo thể tích) được chứa trong thiết
bị ở trạng thái bão hòa, gồm hỗn hợp lỏng và hơi, trong điều kiện có áp suất và
nhiệt độ trên nhiệt độ sôi bình thường của nó.
• Thiết bị chứa LPG bao gồm các bồn chứa LPG trong các hệ thống cấp khí đốt
trung tâm trong nhà ở có dung tích chứa nước từ 0,45 m
3
trở lên [11], bồn chứa
LPG trên các xe bồn chuyên dụng [72] và bồn chứa LPG lắp đặt cố định tại các
cơ sở công nghiệp và thương mại có dung tích chứa nước từ 150 lít trở lên [73].
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
SCMT trong sử dụng LPG là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp, do vậy, luận án thực
hiện trong phạm vi nghiên cứu sau:
• LPG được đề cập trong luận án là LPG thương phẩm, sử dụng trong sản xuất và
đời sống [89]; thiết bị chứa LPG đặt trong môi trường không khí, áp suất khí
quyển lấy ở điều kiện tiêu chuẩn 760 mmHg;
• Điều kiện khí tượng lấy khu vực điển hình có nguy cơ cao xảy ra sự cố trong sử
dụng LPG là khu vực Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.

4/185
• Sự cố xảy ra là sự cố nổ vật lý do tác động cơ học từ bên ngoài hoặc do bản thể
thiết bị không bảo đảm an toàn làm vỡ bồn chứa LPG [49]. Đây là sự cố có
nguy cơ xảy ra rất cao trong sử dụng LPG ở nước ta và những nước có điều
kiện KT-XH tương tự;
• Do số liệu thống kê về các sự cố đã xảy ra trong sử dụng LPG ở Việt Nam chưa
bảo đảm độ tin cậy để đánh giá xác suất nên luận án tập trung xây dựng phương
pháp đánh giá thiệt hại khi nổ thiết bị chứa LPG;
• Quá trình nổ thiết bị chứa LPG giảm áp suất từ áp suất làm việc của LPG trong
thiết bị tới áp suất khí quyển diễn ra nhanh chóng, sự trao đổi nhiệt giữa môi
chất với môi trường bên ngòai coi như không đáng kể nên quá trình nổ thiết bị
được coi là quá trình dãn nở đọan nhiệt;
• Thông số làm việc của LPG:
• Trước khi xảy ra sự cố, LPG chứa trong thiết bị ở trạng thái lỏng bão hoà, có
các thông số kỹ thuật sau: khối lượng m
LPG
(kg), nhiệt độ bão hòa T
o
của LPG
(phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài và thành phần của LPG). Luận
án lấy giá trị nhiệt độ bão hòa của LPG khoảng 303K và áp suất p
1
(bar) làm
việc của LPG trong thiết bị là áp suất bão hòa tương ứng của LPG khoảng 6 bar
[89]. Trong thực tế, áp suất này có thể thay đổi tùy thuộc thành phần và nhiệt
độ bên ngoài;
• Sau khi nổ, LPG giảm áp suất tới áp suất khí quyển ở nhiệt độ sôi T
b
; lượng
LPG lỏng hóa hơi sau khi thoát ra khỏi bình chứa là (kg). Phần LPG lỏng cuốn

theo đám mây hơi coi như không đáng kể.
• Trong phạm vi sai số cho phép và để thuận tiện trong tính toán, hơi LPG được
coi là khí lý tưởng [135], do vậy một số thông số nhiệt động của LPG như nhiệt
dung riêng … được coi là hằng số; lượng không khí đủ để coi chế độ cháy là
hoàn toàn ở điều kiện đẳng áp.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), bên cạnh ưu điểm là nhiên liệu sạch và tiện dụng, cũng
tiềm ẩn những rủi ro gây ra SCMT trong chế biến và sử dụng, làm thiệt hại về nguời, tài
sản và tác động xấu tới môi trường nếu không nhận thức được khả năng xảy ra sự cố và
mức độ nguy hiểm của nó để có những biện pháp QTRR, phòng ngừa sự cố. Một trong
những biện pháp đó là phải có được phương pháp đánh giá SCMT định lượng, khả thi,
phù hợp với đặc điểm trong sử dụng LPG ở Việt Nam.
Đánh giá SCMT là quá trình mang tính hệ thống, cung cấp thông tin tổng hợp, lôgic cho
các nhà QLMT, những người ra quyết định trong việc xác định những phương án quản
lý phù hợp. Ngoài ra, đánh giá SCMT còn hạn chế lãng phí đối với những nguồn lực
phải bỏ ra để giải quyết vấn đề ATMT đối với những rủi ro chấp nhận được.
5/185
Ý nghĩa khoa học
• Góp phần xây dựng cơ sở khoa học để đánh giá SCMT một cách định lượng
trong chế biến và sử dụng LPG và các môi chất tương tự.
• Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về quản trị rủi ro kỹ thuật để bảo đảm an
toàn, phòng ngừa SCMT do thiết bị chứa LPG nói riêng và TBAL nói chung.
• Là cơ sở để xây dựng phần mềm tính sức bền thiết bị chứa LPG nói riêng và
chứa môi chất có đặc tính tương tự nói chung; phần mềm tính phát tán LPG do
sự cố sự cố nổ thiết bị chứa LPG với đặc điểm là năng lượng cao, phát tán
nhanh, gián đoạn … Ứng dụng để tính toán đối với các môi chất được chế biến
và sử dụng ở nhiệt độ trên nhiệt độ sôi bình thường của môi chất.
• Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện tài liệu trong
giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
an toàn, đánh giá rủi ro, đánh giá tác động môi trường.

Ý nghĩa thực tiễn
• Nêu và phân tích nguyên nhân một số bất cập, đề ra giải pháp đồng bộ, mang
tính hệ thống, góp phần đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố
trong sử dụng LPG ở Việt Nam và những nước có điều kiện KT-XH tương tự.
• Xác định tiêu chí xây dựng kịch bản sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam và
lựa chọn kịch bản sự cố nổ thiết bị chứa LPG là sự cố có nguy cơ xảy ra cao và
gây thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản và môi trường.
• Góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở xây dựng tiêu chuẩn ATMT trong sử dụng
LPG và môi chất có đặc tính, điều kiện chế biến, sử dụng tương tự.
• Xây dựng phương pháp đánh giá SCMT trong sử dụng LPG. Kết quả nghiên
cứu của luận án (công thức tính lượng hơi tạo thành, công sinh ra khi nổ thiết bị
chứa LPG, hệ số tiêu thụ oxy, hệ số tiêu thụ không khí lý thuyết, hệ số phát thải
CO
2
, hệ số phát thải khói khi cháy 1 m
3
LPG ở trạng thái hơi …) góp phần bổ
sung cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi trường khi triển khai các dự án
có liên quan tới LPG; dự báo khả năng ảnh hưởng của các sự cố có thể xảy ra
khi xây dựng các cơ sở sử dụng LPG cũng như sử dụng hóa chất nguy hại khác
có đặc tính tương tự như LPG.
Đáp ứng yêu cầu đánh giá rủi ro kỹ thuật cho các dự án có sử dụng LPG đang ngày càng
phát triển ở nước ta, đề ra các giải pháp phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG ở Việt
Nam.
Có thể vận dụng phương pháp đánh giá cho công nghiệp hóa chất, kỹ thuật lạnh và điều
hoà không khí.
6/185
• Bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn để góp phần quy hoạch công nghiệp, quy
họach môi trường, quy họach đô thị, khu dân cư, dự báo sự cố, quản lý môi
trường … khi triển khai các dự án có sử dụng LPG.

• Phương pháp đánh giá SCMT được đề xuất giúp các nhà quản lý nhìn nhận
toàn diện hơn về công tác ATMT, góp phần ra quyết định đúng để quản lý
ATMT trong sử dụng LPG nói riêng và TBAL nói chung. Từ đó, có chiến lược
ngăn ngừa và ứng cứu sự cố nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an toàn,
BVMT.
Ý NGHĨA KINH TẾ-XÃ HỘI
Chế biến và sử dụng LPG đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy
nhiên, chế biến và sử dụng LPG cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây SCMT nghiêm trọng.
Sự cố nổ thiết bị chứa LPG là một trong những sự cố đó. Trong thực tế đã xảy ra nhiều
sự cố nổ thiết bị chứa LPG trên thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và
môi trường do không lường hết mức độ nguy hại của các rủi ro tiềm ẩn trong chế biến
và sử dụng LPG. Do vậy, cần có những nghiên cứu dự báo định lượng đầy đủ hơn về
các tác động tiêu cực khi đánh giá rủi ro, đánh giá tác động môi trường trong quy họach,
xây dựng cơ sở sử dụng LPG; đề ra giải pháp QTRR, phòng ngừa SCMT trong sử dụng
LPG ở Việt Nam, góp phần ổn định trật tự xã hội, phát triển đất nước bền vững.
TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đóng góp khoa học quan trọng và đầu tiên của luận án về lý thuyết là đã xây
dựng được cơ sở khoa học để đánh giá SCMT khi nổ thiết bị chứa LPG, gồm
các vấn đề: xây dựng công thức tính lượng hơi LPG tạo thành, công dãn nở khi
nổ thiết bị chứa LPG được tồn trữ ở trạng thái bão hòa, tồn tại cả hai pha trong
thiết bị; xây dựng hệ số tiêu thụ oxy, hệ số tiêu thụ không khí lý thuyết, hệ số
phát thải CO
2
, hệ số phát thải khói khi cháy 1 m
3
LPG ở trạng thái hơi …;
nghiên cứu ứng dụng mô hình nguồn phát thải gián đoạn, phát tán dạng đám
mây hơi vào trường hợp LPG.
2. Một trong những đóng góp nữa về lý thuyết của luận án là đã xây dựng cơ sở
khoa học quản trị rủi ro kỹ thuật (TERM) trong sử dụng LPG, góp phần bổ

sung cơ sở lý luận quản trị rủi ro công nghiệp.
3. Cùng với những đóng góp quan trọng trên đây, luận án đã đề xuất khái niệm
“an toàn môi trường thiết bị” là khái niệm mới trên cơ sở tích hợp các vấn đề
về an toàn thiết bị, an toàn con người, an toàn môi trường. Từ đó, đề xuất quan
điểm về ATMT là lấy an tòan thiết bị làm trung tâm để phòng ngừa SCMT.
Luận án cũng đã đề xuất tiêu chí phân loại và thực hiện phân loại thiết bị chứa
LPG theo mức độ an toàn; từ đó đề xuất phương pháp dự báo sự thay đổi về
chất và lượng của thiết bị chứa LPG theo thời gian để dự báo khả năng xảy ra
SCMT một cách định lượng.
7/185
4. Bên cạnh những đóng góp về lý thuyết, luận án có những đóng góp mang tính
thực tiễn như: xác định tiêu chí xây dựng kịch bản sự cố, tổng hợp các kịch bản
sự cố có thể xảy ra và lựa chọn kịch bản sự cố nổ hoàn toàn thiết bị chứa LPG
là sự cố có nguy cơ xảy ra rất cao và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về
người, tài sản và môi trường trong điều kiện sử dụng LPG ở Việt Nam; xây
dựng hoàn thiện quy trình đánh giá SCMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam
mang tính khả thi; xây dựng quy trình tính toán sức bền thiết bị chứa LPG,
thuận tiện trong sử dụng để tính toán thiết kế, kiểm tra thiết bị chứa LPG, tạo
cơ sở để xây dựng phần mềm tính sức bền thiết bị chứa LPG và phần mềm tính
phát tán quả cầu lửa phù hợp với đặc điểm trong sử dụng LPG ở Việt Nam.
8/185
Danh mục kí hiệu
DANH MỤC KÝ HIỆU
• V
1
: Tổng thể tích của môi chất trong thiết bị trước khi dãn nở đọan nhiệt [m
3
].
Với LPG ở trạng thái bão hòa, V
1

là tổng thể tích của phần LPG lỏng và phần
LPG hơi;
• V
l
V
: thể tích phần hơi LPG trong thiết bị trước khi dãn nở đọan nhiệt [m
3
];
• V
l
L
: thể tích phần LPG lỏng trong thiết bị trước khi dãn nở đọan nhiệt [m
3
];
• V
l
L → W
: Thể tích hơi sinh ra khi phần LPG lỏng trong thiết bị dãn nở đọan nhiệt
từ áp suất trong thiết bị tới áp suất khí quyển [m
3
].
• V
l
V → W
: Thể tích hơi sau khi phần hơi V
1
V
[m
3
] LPG trong thiết bị dãn nở đọan

nhiệt từ áp suất trong thiết bị tới áp suất khí quyển [m
3
];
• ◦ V
2
V
: Tổng thể tích hơi tạo thành sau vụ nổ thiết bị chứa LPG [m
3
];
• p: Áp suất tuyệt đối của môi chất [N/m
2
];
◦ p
a
: Áp suất khí quyển ở điều kiện tiêu chuẩn: =101,3 kPa;
◦ p
1
: Áp suất của môi chất (LPG) trước quá trình dãn nở đọan nhiệt [N/
m
2
];
◦ p
2
: Áp suất của môi chất (LPG) sau quá trình dãn nở đọan nhiệt [N/m
2
].
Trường hợp thiết bị đặt trong môi trường không khí thì đây chính là áp
suất khí quyển tại nơi xảy ra sự cố.
Trong sản xuất và đời sống, đơn vị áp suất thường được sử dụng là [kG/cm
2

].
• v, v
µ
: Thể tích riêng của môi chất ứng với một đơn vị môi chất, [m
3
/kg] ứng
với 1 kg hoặc [m
3
/kmol] ứng với 1 kmol;
• ρ: Khối lượng riêng của môi chất [kg/m
3
]; ρ
L,1atm
LPG
(kg/m
3
) là khối lượng riêng
của LPG lỏng ở nhiệt độ làm việc, áp suất 1atm
• m
L
LPG
: khối lượng phần LPG lỏng trong thiết bị [kg];
• m
L → W
LPG
: khối lượng phần LPG lỏng thoát ra ngoài và hoá hơi [kg];
• m: Khối lượng hơi LPG tham gia vụ cháy tạo quả cầu lửa [kg];
• a: hệ số hiệu chỉnh, kể tới lực tương tác giữa các phân tử [bar.(m
3
/kmol)

2
];
• b: hệ số hiệu chỉnh, kể đến thể tích của bản thân phân tử [m
3
/kmol].
• R
µ
: Hằng số phổ biến của chất khí, 8.314 [J/kmol.K];
• T: Nhiệt độ tuyệt đối của môi chất [K];
9/185
• T
o
là nhiệt độ bão hòa của LPG trong thiết bị ở thời điểm trước quá trình dãn
nở đọan nhiệt [K];
• T
B
nhiệt độ sôi của LPG ở áp suất khí quyển ở điều kiện tiêu chuẩn [K];
• T
m
: Nhiệt độ môi trường bên ngoài [K]. Trường hợp thiết bị đặt trong khí
quyển, T
m
là nhiệt độ không khí lấy ở thời điểm xảy ra sự cố;
• T
vc
: Nhiệt độ vùng cháy, [K]; với LPG: = 2273 K [89];
• ∆H (∆I): Nhiệt phản ứng ở điều kiện đẳng áp. Quy ước là (-) nếu phản ứng toả
nhiệt; (+) nếu là phản ứng thu nhiệt [kJ/kg; kJ/mol; kJ/m
3
tc

);
• r
L → W
LPG
( kJ/kg )là nhiệt ẩn hoá hơi của LPG ứng với trạng thái LPG thoát ra khí
quyển ở áp suất 1 atm;
• k: Số mũ đoạn nhiệt của môi chất.
• C
p
: Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp của LPG (kJ/kg.K); C
p,L,1atm
LPG
( kJ/kg .K)
là NDR khối lượng đẳng áp của LPG lỏng ở áp suất 1 atm và nhiệt độ ứng với
nhiệt độ tại thời điểm xảy ra sự cố;
• C
v
: Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng tích của LPG [kJ/kg.K].
• u: Nội năng ứng với 1 kg môi chất ở điều kiện tính toán [J/kg];
• ∆u: Lượng thay đổi nội năng sau quá trình dãn nở đoạn nhiệt, [J/kg];
• i (h): Enthalpy ứng với 1 kg môi chất ở điều kiện tính toán [J/kg];
• ∆i: Lượng thay đổi enthalpy sau quá trình dãn nở đoạn nhiệt, [J/kg];
• l
12
: Công dãn nở đoạn nhiệt của quá trình ứng với 1 kg môi chất [J/kg];
• l
12
k
: Công kỹ thuật của quá trình dãn nở đoạn nhiệt tính cho 1 kg môi chất (J/
kg);

• m và n là số nguyên tử C (Carbon) và H (Hydro) trong cấu tử thành phần của
LPG.
• A: Công dãn nở sinh ra khi nổ thiết bị [N.m];
• α
đl
: Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của khói, [W/m
2
.K];
• F
đl
: Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt đối lưu [m
2
];
• F
đl
: Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt bức xạ [m
2
];
• σ
ο
: Hằng số bức xạ của vật đen tuyệt đối, σ
ο
= 5,67.10
-8
W/m
2
.K
4
;
• ε: Độ đen. ε

CO
2
: Độ đen của CO
2
ở nhiệt độ tính toán. ε
H
2
O
: Độ đen của H
2
O ở
nhiệt độ tính toán.
• β: Hệ số kể đến ảnh hưởng của phân áp suất hơi nước được xác định ở nhiệt độ
tính toán.
• Δε
k
: Gía trị hiệu chỉnh độ đen.
• Q
*
m
: Lượng chất ô nhiễm trong quả cầu lửa tạo thành sau vụ nổ [kg];
• C(x,y,z,t): nồng độ chất ô nhiễm trong quả cầu lửa [g/m
3
] trong không gian, sau
khoảng thời gian t (s);
• x, y, z: Khoảng cách quả cầu lửa di chuyển theo các hướng, tính từ nơi xảy ra
sự cố [m].
10/185
• t: Thời gian quả cầu lửa di chuyển khỏi nguồn (s); t=0 (s) là thời điểm xảy ra sự
cố, xuất hiện quả cầu lửa.

• u: vận tốc trung bình của gió tại nơi và thời điểm xảy ra sự cố [m
2
/s]
• σ
x

y

z
: hệ số phát thải theo phương dọc, phương ngang và phương đứng [m].
• q: Mật độ dòng nhiệt từ quả cầu lửa tới vật nhận nhiệt [W/m
2
];
• Q
vl
t
: Nhiệt trị thấp làm việc của môi chất [J/kg]. Với LPG, Q
vl
t
≈41.900 J/kg;
• φ: Độ ẩm tương đối của không khí tại nơi và thời điểm xảy ra sự cố (%);
• L: Khỏang cách từ quả cầu lửa tới vật nhận nhiệt [m];
• H
r
: chiều cao nguồn thải [m]. Trong trường hợp tổng quát, chiều cao nguồn thải
H
r
(m) gồm chiều cao hình học và độ nâng vệt khí.
MỘT SỐ QUY ƯỚC
• Chỉ số 1 là trạng thái đầu của quá trình dãn nở đoạn nhiệt; chỉ số 2 là trạng thái

cuối của quá trình dãn nở đoạn nhiệt;
• Ký hiệu ‘ trong bảng thông số nhiệt vật lý của LPG chỉ trạng thái lỏng bão hòa
của LPG; ‘’ là trạng thái hơi bão hòa khô của LPG.
11/185
Danh mục từ viết tắt
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
• ADI (Acceptable Daily Intake): Liều có thể tiếp nhận hàng ngày
• ALARP (As low as resonably practicable): Rủi ro ở mức thực tế có thể chấp
nhận được
• ATLĐ: An toàn lao động
• ATMT: An toàn môi trường
• ATTB: An toàn thiết bị
• ATXH: An toàn xã hội
• BHLĐ: Bảo hộ lao động
• BLEVE (Boiling Liquid Expanding Vapor Explosions): Nổ hơi do chất lỏng
dãn nở sôi
• BVMT: Bảo vệ môi trường
• CDI (Chronic Daily Intake): Tiếp nhận hàng ngày mãn tính
• ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
• ĐRM: Đánh giá rủi ro môi trường
• ĐSM: Đánh giá sự cố môi trường
• GTVT: Giao thông vận tải
• HI: Hazard Index: Chỉ số độc hại
• KTAT: Kỹ thuật an toàn
• KT-XH: Kinh tế-Xã hội
• LADD (Life Average Dayly Dose): Liều hàng ngày trong đời
• LPG (Liquefied Petroleum Gas): Khí dầu mỏ hóa lỏng (Khí hóa lỏng).
• LĐ-TB-XH: Lao động-Thương binh-Xã hội
• LD50 (Lethal Dose): Liều gây chết 50% động vật thí nghiệm
• LOAEL (Lowest Observable Adverse Effect Level): Mức ảnh hưởng bất lợi

thấp nhất quan sát được.
• LOC: Mức độ liên quan
• MEC (Measured Environmental Concentration): Nồng độ môi trường đo được
• MEL (Measured Environmental Level): Mức tác động đo được
• NM: Nhà máy
• NOEL (No Observable Effect Level): Mức ảnh hưởng không quan sát được
• NOAEL (No Observable Adverse Effect Level): Mức ảnh hưởng bất lợi không
quan sát được
• NSD: Người sử dụng LPG
• ONMT: Ô nhiễm môi trường
• PCCC: Phòng cháy, chữa cháy
• PCCN: Phòng chống cháy, nổ
• PEC (Predicted Environmental Concentration): Nồng độ môi trường dự báo
12/185
• PEL (Predicted Environmental Level): Mức môi trường dự báo
• PNEC (Predicted No Effect Concentration): Nồng độ dự báo không gây tác
động (nồng độ dự báo ngưỡng);
• QTRR: Quản trị rủi ro
• QRA (Quatitative risk assessment): Đánh giá rủi ro định lượng
• RfD (Reference Dose): Liều tham chiếu
• RQ (Risk Quotient): Hệ số rủi ro
• RRMT: Rủi ro môi trường
• TBAL: Thiết bị chịu áp lực
• TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
• Tp.Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
• TT: Thông tư
• SCMT: Sự cố môi trường
• SQRA: Semi quatitave risk assessment: Đánh giá rủi ro bán định lượng
• VSLĐ: Vệ sinh lao động
13/185

Danh mục bảng
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1: Ma trận địa điểm – nguy hại 17
2 Bảng 1.2: Tiêu chuẩn Việt Nam về LPG thương phẩm 21
3 Bảng 1.3: Công thức hoá học và ký hiệu của propane – butane 22
4 Bảng 1.4: Bảng thông số cháy, nổ của LPG 22
5 Bảng 1.5: Thông số tới hạn của LPG 24
6 Bảng 1.6. Vận tốc ngọn lửa của LPG 24
7
Bảng 1.7: Phạm vi ứng dụng của LPG trong kỹ thuật lạnh và điều hòa
không khí
25
8 Bảng 1.8: Sản phẩm của nhà máy chế biến khí Dinh Cố 28
9 Bảng 1.9: Đặc tính kỹ thuật của LPG sản xuất tại NM gas Dinh Cố 28
10 Bảng 1.10: Dự báo cung cầu LPG ở Việt Nam đến năm 2010 28
11 Bảng 1.11: Mức sự cố theo tần suất xảy ra sự cố môi trường 33
12 Bảng 1.12: Xác suất gây tử vong cho người do quá áp suất 35
13 Bảng 1.13: Các tác động của quá áp suất 35
14 Bảng 1.14: Mức độ ảnh hưởng của bức xạ nhiệt đối với con người 36
15 Bảng 1.15: Các mức thiệt hại của sự cố môi trường 37
16 Bảng 1.16: Ma trận đánh giá rủi ro môi trường 38
17 Bảng 1.17: Đánh giá tổng hợp sự cố 38
18 Bảng 3.1: Độ ổn định của khí quyển phân loại theo Pasqill - Gifford 59
19
Bảng 3.2: Hàm lượng CO
2
trong không khí và các hậu quả
62
20

Bảng 4.1: Thông số kỹ thuật của bồn chứa LPG kho tồn trữ và phân
phối
68
21 Bảng 4.2: Thông số kỹ thuật của bồn chứa LPG công nghiệp 69
14/185
22 Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật của bình chứa LPG dân dụng 69
23 Bảng 4.4: Tổng hợp các khả năng xảy ra sự cố trong sử dụng LPG 73
24 Bảng 4.5: Thành phần khói khi cháy LPG 82
25
Bảng 4.6: Hệ số tiêu thụ oxy, tiêu thụ không khí khô (KKK) lý thuyết,
hệ số phát thải CO
2
, phát thải khói khi cháy 1 m
3
hơi LPG
82
26 Bảng 4.7: Ma trận mối nguy hại – địa điểm trong sử dụng LPG 91
27 Bảng 4.8: Bảng đánh giá tần suất sự cố 92
28 Bảng 4.9: Bảng mô tả tần suất phơi nhiễm cho từng đối tượng 94
29 Bảng 4.10:Đánh giá tần suất xảy ra trong SCMT 95
30
Bảng 4.11: Bảng phân loại mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe con
người
99
31 Bảng 4.12: Bảng phân loại nguyên nhân – tác động 99
32
Bảng 4.13: Gía trị thông số ảnh hưởng tới môi trường và con người của
LPG
101
33 Bảng 4.14: Tổng hợp đánh giá thiệt hại của SCMT trong sử dụng LPG 101

34 Bảng 4.15: Phân loại đặc tính rủi ro 104
35 Bảng 4.16: Bảng ma trận rủi ro đối với con người 105
36
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả tính toán phát thải khói, phát thải CO
2
,
tiêu thụ Oxy, tiêu thụ không khí khô lý thuyết khi nổ bồn 20 tấn LPG
tại Hà Nội năm 2007
109
15/185
Danh mục hình
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Số
TT
Tên hình, đồ thị Trang
1 Hình 1.1: Trình tự khái quát trong quá trình đánh giá SCMT 11
2 Hình 1.2: Các giai đoạn chiến lược ứng xử SCMT 13
3 Hình 1.3: Chu trình đánh giá rủi ro môi trường 14
4 Hình 1.4. Quy trình đánh giá rủi ro môi trường tổng quát 16
5
Hình 1.5: Mối liên hệ giữa RfD, NOAEL và LOAEL đối với hóa chất
độc hại
18
6
Hình 1.6: Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa áp suất tương đối, nhiệt độ bão
hoà và thành phần LPG
23
7 Hình 1.7: Hình ảnh khai thác dầu, khí tại mỏ Bạch Hổ 27
8 Hình 1.8: Hình ảnh sự cố cháy, nổ bồn LPG tại Mexico, 1984 30
9

Hình 1.9: Hình ảnh sự cố tại nhà máy chế biến LPG ở Pasadena, Hoa
Kỳ năm 1989
30
10 Hình 1.10: Hình ảnh sự cố cháy xe bồn tại Nghệ An năm 2009 31
11 Hình 1.11: Hình ảnh vụ cháy LPG tại Hà Tĩnh năm 2009 32
12 Hình 1.12: Quan hệ giữa mức áp suất và khỏang cách theo tỷ lệ 34
13 Hình 1.13: Nguyên lý ALARP 39
14 Hình 1.14: Ma trận trong đánh giá rủi ro chiến lược 39
15
Hình 2.1: Sơ đồ biểu diễn phương pháp luận đánh giá, phân tích và quản
lý sự cố môi trường
44
16 Hình 3.1: Đồ thị P-V của quá trình dãn nở đoạn nhiệt 53
17 Hình 3.2: Đồ thị T-s của quá trình dãn nở đoạn nhiệt 53
18
Hình 3.3: Hình ảnh phát thải chất ô nhiễm trong mô hình nguồn liên tục
với hệ toạ độ cố định
57
16/185
19
Hình 3.4: Hình ảnh phát thải chất ô nhiễm trong mô hình nguồn gián
đoạn với hệ toạ độ di động
57
20
Hình 3.5: Đồ thị xác định hệ số khuyếch tán theo phương ngang σ
y

phương dọc theo chiều gió σ
x
60

21
Hình 3.6: Đồ thị xác định hệ số khuyếch tán theo phương đứng σ
z
60
22
Hình 3.7: Sự cố nổ thiết bị chứa LPG tạo đám mây hơi phát thải gián
đoạn
61
23 Hình 3.8: Hình ảnh một vụ cháy LPG tỏa khói gây ô nhiễm môi trường 62
24 Hình 4.1: Các tiêu chí xây dựng kịch bản sự cố trong sử dụng LPG 66
25 Hình 4.2: Phân loại LPG 67
26 Hình 4.3: Các loại thiết bị chứa LPG 68
27 Hình 4.4: Hình ảnh bồn LPG hình cầu 68
28 Hình 4.5: Hình ảnh bồn LPG công nghiệp 69
29 Hình 4.6: Hình ảnh chai LPG dân dụng 69
30 Hình 4.7: Hình ảnh bình chứa LPG trong taxi 69
31 Hình 4.8: Hình ảnh hệ thống đường ống dẫn LPG 70
32 Hình 4.9: Bồn chứa LPG ở địa hình bằng phẳng 72
33 Hình 4.10: Bồn chứa LPG ở địa hình nhấp nhô 72
34 Hình 4.11: Kịch bản sự cố nổ hoàn toàn thiết bị chứa LPG 75
35 Hình 4.12: Giai đoạn xuất hiện quả cầu lửa khi cháy đám mây hơi LPG 87
36 Hình 4.13: Giai đoạn qủa cầu lửa bốc lên cao 87
37 Hình 4.14: Giai đoạn qủa cầu lửa phát tán trong không gian 87
38 Hình 4.15: Điều kiện đơn trị trong mô hình phát tán quả cầu lửa 87
39
Hình 4.16 Hình ảnh quả cầu lửa hình thành ngay sát bề mặt bồn chứa
LPG trong sự cố tại Mehico năm 1984
89
40 Hình 4.17: Hình ảnh quả cầu lửa do nổ bồn LPG trên tàu biển 89
41 Hình 4.18: Quy trình đánh giá SCMT trong sử dụng LPG 90

42 Hình 4.19: Xác suất xảy ra SCMT do nổ bồn chứa LPG 93
43 Hình 4.20: Hình ảnh cháy LPG toả nhiệt ra môi trường 97
17/185
44 Hình 4.21: Hình ảnh tác động tích hợp của sự cố nổ thiết bị chứa LPG 101
45 Hình 4.22: Hình ảnh xe bồn chở 20 tấn LPG bị lật năm 2007 tại Hà Nội 106
46 Hình 4.23: Sử dụng bình gas cạnh lò đốt trên xe ô tô 111
47 Hình 4.24: Sử dụng bình gas cạnh lò nấu sơn 111
48 Hình 4.25: Sử dụng gas để đốt và nấu liên hoàn 111
49 Hình 4.26: Đối tượng sử dụng LPG gia đình 112
50 Hình 4.27: Tình hình sự cố trong sử dụng LPG 113
51 Hình 4.28: Nhận thức của người dân về sự cố trong sử dụng LPG 113
52 Hình 4.29: Nhận thức về phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG 114
53 Hình 4.30: Nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG 115
54
Hình 4.31: Hình ảnh xe bồn tông vào rào chắn bên đường tại Hải Dương
năm 2007
116
55
Hình 4.32: Sơ đồ phân tích cây sự kiện (ETA) và cây sai lầm (FTA)
trong sử dụng LPG
117
56 Hình 4.33: Hình ảnh lắp đặt bồn chứa LPG sai quy định 118
57 Hình 4.34: Hình ảnh chiết gas trái phép 118
58 Hình 4.35: Hình ảnh dây dẫn gas sai quy định 118
59 Hình 4.36: Hình ảnh sử dụng gas không đúng mục đích 118
60 Hình 4.37: Hình ảnh nổ bóng bay dễ gây kích nổ cụm chai LPG 119
61 Hình 4.38: Hình ảnh cụm chai LPG để cạnh bếp không có tường chắn 119
62
Hình 4.39: Hình ảnh cụm chai LPG đặt cạnh nhà hàng không có tường
chắn

119
63 Hình 4.40: Các sai sót đối với thiết bị chứa LPG 120
64 Hình 4.41: Sai sót đối với bồn LPG ở nhà máy sữa Sài Gòn 121
65
Hình 4.42: Sơ đồ biểu diễn quan hệ an toàn thiết bị-an toàn con người-
an toàn môi trường
127
66 Hình 4.43: Số lượng thiết bị theo mức độ an toàn trong sử dụng LPG 127
67
Hình 4.44: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tỷ lệ lượng thiết bị theo thời
gian
131
18/185
68 Hình 4.45: Lưu đồ quản trị rủi ro kỹ thuật 132
69 Hình 4.46: Sơ đồ quy trình kiểm định thiết bị chứa LPG 136
19/185
Sự cố môi trường
Sự cố môi trường
Khái niệm:
Sự cố môi trường (SCMT) là những hiện tượng đột biến của thiên nhiên, của quá trình
hoạt động của con người, gây tác động tới con người và môi trường, diễn ra dưới tác
động của yếu tố tự nhiên hoặc sự tác động của con người hay là sự kết hợp cả hai yếu
tố đó. Pháp luật nhiều nước định nghĩa SCMT như là một rủi ro môi trường (RRMT) và
quy định những biện pháp, những nguyên tắc để ngăn chặn và khắc phục những rủi ro
[98].
Luật bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2005 của Việt Nam [41] đưa ra khái niệm SCMT
như sau: “SCMT là những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng ”.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng đồng thời hai khái niệm “sự cố môi trường” và “rủi

ro môi trường” theo nghĩa tương tự. Trong một số trường hợp, khái niệm “sự cố” được
sử dụng thay thế cho khái niệm “sự cố môi trường” [41]. Một số tác giả còn sử dụng
thuật ngữ “tai biến môi trường” [35] hoặc “sự cố rủi ro môi trường” [29] để chỉ nghĩa
như nghĩa của hai khái niệm “sự cố môi trường” và “rủi ro môi trường”. Tuy nhiên,
trong luận án, khái niệm “sự cố môi trường” được sử dụng để phù hợp với thuật ngữ
như đã ghi trong luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành
[41], nhưng khi trích dẫn tài liệu tham khảo, luận án vẫn sử dụng khái niệm “rủi ro môi
trường” như nguyên văn.
RRMT là khả năng mà điều kiện môi trường bị thay đổi bởi hoạt động của con người,
có thể gây ra các tác động có hại cho một đối tượng nào đó. Các đối tượng bao gồm sức
khỏe và tính mạng con người, hệ sinh thái và xã hội. Tác nhân gây rủi ro có thể là tác
nhân hóa học, sinh học, vật lý hay kết hợp các tác nhân này. Các đối tượng bị rủi ro và
tác nhân gây rủi ro nằm trong mối quan hệ phức tạp và được thể hiện bằng một sơ đồ
gọi là chuỗi đường truyền rủi ro. Chuỗi này liên hệ tất cả các hoạt động liên quan của
con người với các loại tác nhân gây rủi ro và các đối tượng bị rủi ro. Nhiều tác nhân có
thể gây rủi ro cho một đối tượng, đồng thời nhiều đối tượng có thể bị tác động bởi một
tác nhân gây rủi ro. Rủi ro thường phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc hay phơi nhiễm của
đối tượng đối với tác nhân gây rủi ro và mức độ gây hại tiềm tàng của các tác nhân lên
đối tượng.
20/185
Như vậy, rủi ro môi trường là xác suất các thiệt hại sẽ xảy ra do sự phơi nhiễm với các
nguy hại môi trường hay xác suất của một tác động bất lợi lên con người hay môi trường
do phơi nhiễm với một chất. Nó thường biểu diễn xác suất xảy ra tác động có hại, tức là
tỷ số giữa số lượng cá thể bị ảnh hưởng và tổng số cá thể phơi nhiễm với tác nhân gây
rủi ro. Về mặt toán học, sự cố R được xem là tích của xác suất xảy ra sự cố P và hậu quả
do sự cố gây ra D [35]:
R(x) = P(x).D(x) (1.1)
Đối với một nhóm sự cố:
R(x) = ?P(x).D(x) (1.2)
Rủi ro tập hợp các hiện tượng có quan hệ với nhau và bằng xác suất xảy ra nhân với

mức độ hậu quả. Vì vậy cần kết hợp chặt chẽ việc đánh giá rủi ro với quản lý môi trường
[95].
Phân loại
Tùy thuộc tiêu chí phân loại sẽ có các cách phân loại SCMT khác nhau.
• Phân loại theo lĩnh vực xảy ra sự cố [47]: rủi ro sinh thái, rủi ro sức khỏe, rủi ro
công nghiệp.
• Phân loại theo tiến trình xảy ra sự cố [35]:
• Loại cấp diễn: xảy ra nhanh, mạnh và đột ngột. Ví dụ: động đất, cháy nổ …
• Loại trường diễn: xảy ra chậm, trường kỳ. Ví dụ: nhiễm mặn, sa mạc hoá …
21/185
Đánh giá sự cố môi trường
Khái niệm
Đánh giá sự cố môi trường (ĐSM) là kỹ thuật đánh giá một hệ thống có tác động có hại
thực tế hay tiềm tàng của các chất ô nhiễm lên sức khỏe của thực vật, động vật hay hệ
sinh thái. Các kỹ thuật đánh giá rủi ro dựa trên mô hình nhân quả, áp lực – đáp ứng, trong
đó chất ô nhiễm được vận chuyển từ nguồn theo một đường đi đến nơi nhận: Nguồn →
Đường đi → Nơi nhận như giới thiệu trong sơ đồ hình 1 [47].
Trình tự đánh giá rủi ro môi trường [47]
Phân loại
• Phân loại theo giai đoạn: ĐRM được tiến hành theo 2 giai đoạn:
• Đánh giá rủi ro sơ bộ: được thực hiện trên cơ sở điều kiện số liệu, thông tin
hiện có chưa đầy đủ và độ tin cậy thấp với mục tiêu là xác định được các rủi ro
chính.
• Đánh giá rủi ro chi tiết: được tiến hành trên cơ sở kết quả của ĐGRRSB và các
số liệu được bổ sung, củng cố từ các đo đạc, quan trắc, nghiên cứu, thực hiện
theo đề xuất của ĐGRRSB.
• Phân loại theo lĩnh vực xảy ra sự cố: Tương ứng với cách phân loại rủi ro theo
lĩnh vực, đánh giá rủi ro môi trường cũng được chia thành 3 loại: đánh giá rủi
ro sức khỏe, đánh giá rủi ro sinh thái và đánh giá rủi ro công nghiệp [47]
• Đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA): HRA quan tâm đến những cá nhân, tình trạng

bệnh tật và số người tử vong. HRA là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để
xác định sự phơi nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay
hoàn cảnh nguy hại. Đánh giá rủi ro sức khỏe có ba nhóm chính: rủi ro vật lý;
rủi ro hóa chất; rủi ro sinh học.
• Đánh giá rủi ro sinh thái (EcoRA): được phát triển từ HRA, EcoRA đánh giá
trên diện rộng, chú trọng đến quần thể, quần xã và những ảnh hưởng của các
chất lên tỉ lệ tử vong và khả năng sinh sản. EcoRA có ba nhóm: đánh giá rủi ro
sinh thái do hóa chất; đánh giá rủi ro sinh thái đối với hóa chất bảo vệ thực vật;
đánh giá rủi ro sinh thái đối với sinh vật biến đổi gen.
22/185
• Đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA): Bao gồm đánh giá rủi ro đối với các hoạt
động công nghiệp như: khu vực có sự phát thải; đánh giá rủi ro trong việc lập
kế hoạch sản xuất-kinh doanh; đánh giá rủi ro sản phẩm và vòng đời sản phẩm

Luật BVMT [41] và các luật liên quan tới SCMT như luật hóa chất [42], luật phòng cháy
và chữa cháy [44] giới thiệu một số SCMT công nghiệp phổ biến và nguy hại, trong đó
có sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và sử dụng dầu, khí.
Như vậy, sự cố trong sử dụng LPG là SCMT thuộc nhóm rủi ro công nghiệp.
Phân loại theo cấp độ đánh giá rủi ro: ĐRM có thể thực hiện ở 3 cấp độ [47]:
• cấp 1-mô tả định tính;
• cấp 2-đánh giá bán định lượng;
• cấp 3-đánh giá định lượng.
Ở mỗi cấp độ, các nhiệm vụ được thực hiện để cung cấp thông tin gồm: xác định mối
nguy hại, đánh giá phơi nhiễm, đánh giá liều–phản ứng, mô tả đặc tính rủi ro. Các thông
tin này được sử dụng để ra quyết định có cần phải tiếp tục thực hiện đánh giá cấp độ cao
hơn hay không?
Nguyên nhân gây sự cố môi trường
Có 3 nguyên nhân gây SCMT: SCMT do thiên nhiên gây ra, SCMT do con người gây
ra, SCMT do cả thiên nhiên và con người kết hợp gây ra [98].
Sự cố môi trường do thiên nhiên gây ra

Là các tai biến tự nhiên như: động đất, bão, sóng thần, cháy rừng Thiên tai là SCMT
gây ra bởi quá trình tự nhiên, thường được coi là bất khả kháng, con người cần sống hoà
hợp với chúng. Việc lựa chọn phương án phòng chống thiên tai tập trung vào lựa chọn
cách sống và né tránh những ảnh hưởng không mong đợi.
Sự cố môi trường do con người gây ra
Là những hoạt động của con người như xả thải chất ô nhiễm hoặc sự cố kỹ thuật như
cháy, nổ nhà máy lọc dầu, vỡ ống dẫn khí, rò rỉ hoá chất nguy hại …
Sự cố môi trường do cả con người và thiên nhiên gây ra
Là hậu quả do các hoạt động của con người và quá trình tự nhiên như hiện tượng mưa
acid. Hiện tượng này có nguyên nhân là do con người đã thải ra các khí Cl
2
, SO
2

phát tán lên bầu khí quyển và tạo ra mưa a xít HCl hay H
2
SO
4

23/185

×