Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu, thiết kế giàn chống tự hành phục vụ trong khai thác than hầm lò vùng quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VŨ ĐÌNH MẠNH

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ GIÀN CHỐNG TỰ HÀNH
PHỤC VỤ TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ
VÙNG QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT CƠ KHÍ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VŨ ĐÌNH MẠNH

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ GIÀN CHỐNG TỰ HÀNH
PHỤC VỤ TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ
VÙNG QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí
Mã đề tài: CTM13B-25

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: Phạm Văn Nghệ



HÀ NỘI - 2015


STT

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CHỐNG TRONG KHAI
THÁC THAN HẦM LÒ

3

1.1

Tổng quan về tình hình khai thác than hầm lò ở Việt Nam....................

3

1.2

Đánh giá khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác than tại các mỏ than
hầm lò vùng Quảng Ninh........................................................................


5

1.2.1

Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam...........................................

5

1.2.2

Đánh giá khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác tại các mỏ hầm lò
vùng Quảng Ninh....................................................................................

5

1.3

Giới thiệu một số thiết bị chống ở một số nước trên thế giới.................

8

1.3.1

Giới thiệu khái quát về cột thủy lực đơn.................................................

9

1.3.2


Giới thiệu khái quát về giá thủy lực di động và giá khung thủy lực di
động........................................................................................................

9

1.3.3

Giới thiệu khái quát về giàn chống thủy lực tự hành..............................

11

1.4

Giới thiệu một số thiết bị chống giữ trong mỏ than hầm lò Việt Nam...

17

1.4.1

Cột chống gỗ...........................................................................................

17

1.4.2

Cột chống thủy lực đơn...........................................................................

17

1.4.3


Giá đỡ thủy lực di động XDY.................................................................

18

1.4.4

Giá khung di động GK1600/16/24Z:......................................................

19

1.4.5

Giàn chống thủy lực ZZ3200..................................................................

21

1.4.6

Giàn chống tự hành VINALTA..............................................................

22

1.4.7

Giàn chống nhẹ ZZ1800/16/24...............................................................

23

1.5


Vấn đề nghiên cứu của các nước và vấn đề nghiên cứu của luận văn....

25

1.5.1

Tình hình nghiên cứu của các nước........................................................

25

1.5.2

Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................

26

1.5.3

Luận giải vấn đề nghiên cứu của luận văn..............................................

28

Kết luận chương 1...................................................................................

29


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI
GIÀN CHỐNG


30

2.1

Đặc tính kỹ thuật, kết cấu và nguyên lý hoạt động giàn chống..............

30

2.1.1

Đặc tính kỹ thuật.....................................................................................

30

2.1.2

Kết cấu giàn chống.................................................................................

32

2.1.3

Nguyên lý hoạt động...............................................................................

35

2.2

Phân loại giàn chống tự hành..................................................................


36

2.3

Yêu cầu cơ bản đối với giàn chống.........................................................

39

2.3.1

Yêu cầu điều kiện làm việc.....................................................................

39

2.3.2

Yêu cầu vật liệu chế tạo cho các chi tiết.................................................

40

Kết luận chương 2...................................................................................

42

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KHAI THÁC VÀ THIẾT KẾ SƠ BỘ GIÀN
CHỐNG

43


3.1

Khái quát mô hình khai thác và các yếu tố tác dụng lên giàn chống
trong quá trình khai thác.........................................................................

43

3.1.1

Mô hình khai thác than bằng phương pháp khoan nổ mìn......................

43

3.1.2

Các yếu tố tác động lên giàn chống trong quá trình khai thác................

45

3.2

Các giai đoạn chất tải và lực tác dụng lên giàn chống............................

46

3.3

Mô hình giàn chống và mô hình các lực tác dụng lên giàn....................

48


3.4

Thiết kế sơ bộ giàn chống.......................................................................

50

3.4.1

Điều kiện thiết kế ban đầu......................................................................

50

3.4.2

Xác định cấu trúc tổng thể giàn chống...................................................

50

Kết luận chương 3..................................................................................

56

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN GIÀN CHỐNG

57

4.1

Đặc điểm, điều kiện địa chất khu vực áp dụng giàn chống....................


57

4.2

Tính toán áp lực mỏ khu vực áp dụng giàn chống.................................

59

4.3

Tính toán, kiểm bền cụm xà chính.........................................................

63

4.3.1

Kết cấu cụm xà chính..............................................................................

63

4.3.2

Tính toán, kiểm bền cụm xà chính..........................................................

63

4.4

Tính toán, kiểm nghiệm bền cột chống...................................................


71

4.4.1

Chức năng, nhiệm vụ của xi lanh cột chống...........................................

71

4.4.2

Lựa chọn vật liệu chế tạo xilanh thủy lực...............................................

72


4.4.3

Tính toán thân xilanh..............................................................................

75

4.4.4

Tính toán cần Piston cột chống...............................................................

82

4.5


Kiểm tra độ ổn định của xilanh...............................................................

85

Kết luận chương 4...................................................................................

91

Kết luận chung........................................................................................

92

Tài liệu tham khảo..................................................................................

93


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Tên bảng
Thông số kỹ thuật một số giàn chống tự hành do Trung Quốc
chế tạo........................................................................................
Thông số kỹ thuật một số giàn chống tự hành của một số nước
khác: Séc, Ba Lan, Nga, Đức.....................................................


Trang
13

15

Bảng 1.3

Đặc tính kỹ thuật của cột chống thủy lực đơn...........................

18

Bảng 1.4

Đặc tính kỹ thuật của cột chống thủy lực XDY.........................

19

Bảng 1.5

Đặc tính kỹ thuật của giá khung di động GK 1600/16/24Z.......

20

Bảng 1.6

Đặc tính kỹ thuật của vì chống ZZ 3200/16/26.........................

21

Bảng 1.7


Đặc tính kỹ thuật của giàn chống VINAALTA.........................

23

Bảng 1.8

Đặc tính kỹ thuật của giàn chống ZZ1800/16/24......................

24

Bảng 2.1

Bảng đặc tính kỹ thuật giàn chống tự hành tại Khe Chàm........

31

Bảng 2.2

Thông số vỉa dày trung bình dốc thoải nghiêng.........................

40

Bảng 4.1

Đặc điểm các vỉa than V13-1; V12............................................

58

Bảng 4.2


Bảng các thông số cơ lý nham thạch vách trụ vỉa than..............

58

Bảng 4.3

Thành phần hóa học thép Q460C...............................................

64

Bảng 4.4

Cơ tính của thép Q460C.............................................................

64

Bảng 4.5

Thành phần hóa học thép Q345.................................................

64

Bảng 4.6

Cơ tính của thép Q345...............................................................

64

Bảng 4.7


Thành phần hóa học của thép ống ST52....................................

73

Bảng 4.8

Bảng cơ tính của thép ống ST52................................................

73

Bảng 4.9

Thành phần hóa học của gang AGX-2.......................................

74

Bảng 4.10

Bảng thành phần hóa học của thép S45C...................................

74

Bảng 4.11

Bảng cơ tính của thép S45C.......................................................

74



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hình

Tên hình vẽ và đồ thị

Trang

Hình 1.1

Sản lượng khai thác than Hầm lò theo PA I..............................

4

Hình 1.2

Sản lượng khai thác than Hầm lò theo PA II.............................

4

Hình 1.3

Cột chống thủy lực; Giá thủy lực di động..................................

11

Hình 1.4

Hình ảnh một số giàn chống Trung Quốc..................................


14

Hình 1.5

Hình ảnh một số giàn chống của Séc.........................................

16

Hình 1.6

Kết cấu đặc trưng các loại giàn chống tự hành.........................

16

Hình 1.7

Giá thủy lực XDY......................... ...........................................

19

Hình 1.8

Giá khung di động GK 1600/16/24Z.........................................

20

Hình 1.9

Giàn chống ZZ3200/1.6/2.6.......................................................


21

Hình 1.10

Giàn chống Vinaalta..................................................................

23

Hình 1.11

Giàn chống tự hành ZZ1800/16/24............................................

24

Hình 2.1

Mô hình kết cấu chính giàn chống tự hành ZZ1800/16/24.......

32

Hình 2.2

Kết cấu tấm chắn gương............................................................

33

Hình 2.3

Kết cấu xà chính........................................................................


33

Hình 2.4

Kết cấu xà cạnh..........................................................................

34

Hình 2.5

Kết cấu xà phá hỏa.....................................................................

34

Hình 2.6

Kết cấu cụm tay biên..................................................................

34

Hình 2.7

Kết cấu cụm đế giàn...................................................................

35

Hình 2.8

Sơ đồ thủy lực của điều khiển gián chống.................................


36

Hình 2.9

Các loại giàn chống tự hành. .....................................................

37

Hình 2.10

Các sơ đồ nguyên lý của các đoạn giàn chống tự hành.............

38

Hình 3.1

Mô hình lò chợ khai thác than bằng phương pháp khoan nổ
mìn sử dụng giàn chống tự hành...............................................

43

Hình 3.2

Các bước công nghệ khai thác than.........................................

44


Hình 3.3


Mô hình chống giữ lò chợ có sử dụng giàn chống thủy lực......

45

Hình 3.4

Mô hình chống giữ lò chợ của giàn chống ZZ1800/16/24.......

46

Hình 3.5

Ngoại lực tác dụng lên giàn chống............................................

47

Hình 3.6

Đường cong quá trình tác dụng lực lên giàn chống...................

48

Hình 3.7

Mô hình giàn chống và các ngoại lực tác dụng.........................

49

Hình 3.8


Sơ đồ giàn chống.......................................................................

50

Hình 3.9

Lựa chọn chiều dài cơ sở của mái giàn......................................

52

Hình 3.10

Thiết kế sơ bộ giàn chống..........................................................

54

Hình 3.11

Mô hình kết cấu chính giàn chống tự hành................................

55

Hình 4.1

Kích thước và mô hình giàn chống tự hành GC1800-16/24......

59

Hình 4.2


Kích thước và mô hình cụm xà chính........................................

63

Hình 4.3

Biều đồ momen trên xà chính....................................................

65

Hình 4.4

Tiết diện mặt cắt ngang của xà ngang vị trí nguy hiểm.............

67

Hình 4.5

Mô hình giàn chống và lực tác dụng..........................................

69

Hình 4.6

Mô hình ứng suất tương đương Von -Mises..............................

70

Hình 4.7


Mô hình chuyển vị xà chính.......................................................

70

Hình 4.8

Hệ số an toàn của xà chính........................................................

71

Hình 4.9

Mô hình giàn chống tự hành .....................................................

72

Hình 4.10

Mô hình lực tác dụng lên xilanh dàn chống...............................

75

Hình 4.11

Mô hình phân tố tách ra từ phần tử ống.....................................

77

Hình 4.12


Mô hình và biểu đồ ứng suất trên ống.......................................

78

Hình 4.13

Mô hình ống xilanh....................................................................

81

Hình 4.14

Ứng suất Von -Mises trên ống xilanh........................................

81

Hình 4.15

Mô hình cần piston.....................................................................

84

Hình 4.16

Mô hình xilanh cột chống..........................................................

85

Hình 4.17


Sơ đồ tính lực tới hạn.................................................................

86

Hình 4.18

Đồ thị biểu diên mối quan hệ độ mảnh và ứng suất...................

87


Hình 4.19

Mô hình côt chống giàn chống...................................................

88

Hình 4.20

Định vị bằng mặt bích và cán có dẫn hướng..............................

90

Hình 4.21

Định vị bằng chốt tại hai đầu xilanh..........................................

90

Hình 4.22


Định vị bằng mặt bích và cán xi lanh tự do..............................

90


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong viện Cơ khí và
viện Sau Đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi nhiều kiến
thức quý báu trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Nghệ, người hướng dẫn khoa
học của luận văn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã tận
tình góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Đình Mạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những điều được nêu ra trong luận văn thạc sĩ kỹ
thuật "Nghiên cứu, thiết kế giàn chống tự hành phục vụ trong khai thác than
hầm lò vùng Quảng Ninh" là hoàn toàn đúng. Tất cả kết quả thu được từ luận văn
đều là từ quá trình nghiên cứu. Mọi tài liệu và sự trợ giúp thực hiện luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Khi viết bản luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa một số kết quả
nghiên cứu của các tác giả đi trước và sử dụng những thông tin số liệu từ các tạp
chí, sách, mạng internet … theo danh mục tham khảo.
Tác giả cam đoan không có sự sao chép nguyên văn từ bất kỳ luận văn nào

hay nhờ người khác viết. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của
mình và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo quy định của Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Vũ Đình Mạnh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

Đơn vị

P1

Tải trọng lên cột phía trước

kN

P2

Tải trọng lên cột phía sau

kN

R1


Tải trọng lên tay biên trước

kN

R1

Tải trọng lên tay biên sau

kN

Q

Tải trọng tập chung của áp lực mỏ

kN

qmin

Áp lực phân bố nhỏ nhất tác dụng lên xà chính

kN/m2

qmax

Áp lực phân bố lớn nhất tác dụng lên xà chính

kN/m2

γ


Tỷ trọng thể tích của than

T/m3

α

Góc dốc vỉa

Độ

Mx

Mô men uốn

Nmm

Qy

Lực cắt

kN

Mô men quán tính mặt cắt ngang

mm4

[σ ]

Ứng suất cho phép


Mpa

σc

Giới hạn chảy của vật liệu

Mpa

σb

Giới hạn bền của vật liệu

Mpa

E

Mô đun đàn hồi

Mpa

D

Đường kính lòng xilanh

mm

d

Đường kính cần piston


mm

P

Áp suất làm việc của xilanh

Mpa

Áp suất làm việc lớn nhất của xilanh

Mpa

J

Pmax
F

Lực chống của xilanh

kN

σr

Ứng suất hướng kính

MPa

σt

Ứng suất tiếp


MPa

σtd

Ứng suất tương đương Tressca

Mpa

Chiều dày thành ống xilanh

mm

t


L0

Chiều dài ống xilanh

mm

Lc

Chiều dài cán piston

mm

L


Chiều dài xilanh

mm

Pth

Lực tới hạn

kN

λ

Độ mảnh của thanh

λ0

Độ mảnh giới hạn của vật liệu

Lk

chiều dài thu gọn khi nén

mm


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sản lượng than của vùng Quảng Ninh, Việt Nam là rất phong phú. Theo báo
cáo, đánh giá của tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam năm 2013 thì
trữ lượng còn lại của vùng than Quảng ninh là khoảng 8,6 tỉ tấn. Trong đó vùng

Uông bí khoảng trên 5 tỉ tấn, vùng Hạ Long khoảng trên 1,2 tỷ tấn và vùng Cẩm
Phả khoảng trên 2,2 tỷ tấn. Theo quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam, sản
lượng than khai thác sẽ tăng nhanh dự kiến đạt khoảng 50 triệu tấn năm 2020 trong
đó sản lượng than khai thác từ các mỏ hầm lò sẽ chiếm từ 60 -70% tổng sản lượng
của toàn ngành. Để đạt được mục tiêu trên, cần đổi mới công nghệ khai thác theo
hướng áp dụng các loại hình công nghệ cơ giới hóa trong đó có việc mở rộng áp
dụng cơ giới hóa khai thác cho điều kiện vỉa dày trung bình, dốc thoải đến nghiêng.
Một trong những khâu quan trọng trong khai thác than hầm lò là công tác
chống giữ trong lò chợ. Đây là khâu rất quan trọng đảm bảo năng suất, tận thu tài
nguyên, quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Do vai trò
quan trọng như vậy tại các nước có nền công nghiệp than phát triển: Đức, Nga,
Trung Quốc, Ba Lan…đã và đang tiếp tục đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện kết cấu,
tính năng kỹ thuật cũng như độ an toàn và tin cậy của các thiết bị chống giữ.
Có nhiều loại thiết bị chống giữ trong hầm lò, tuy nhiên cho đến nay, giàn
chống tự hành là loại được nhiều mỏ lựa chọn để đưa vào chống giữ do nhiều ưu
điểm về kết cấu, vận hành, an toàn và hiệu quả, phù hợp với quá trình hiện đại hóa
khai thác ngành than.
Tuy nhiên, việc áp dụng thiết bị chống lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như
điều kiện địa chất, áp lực mỏ, mức độ bùng nền, công nghệ khai thác…Vì vậy để sử
dụng có hiệu quả các loại giàn chống trong điều kiện hầm lò Việt Nam cần phải có
những nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn thông số hợp lý dùng phù hợp trong khai thác
hầm lò. Chính vì vậy đề tài của luận văn đã chọn hướng nghiên cứu là "Nghiên cứu,
thiết kế giàn chống tự hành phục vụ khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh".


2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, thiết
kế giàn chống tự hành GC1800-16/24 và đưa ra phương pháp tính toán nghiệm bền
dựa trên các cơ sở lý thuyết, thực nghiệm để lựa chọn tính toán cho xà chính, cột đỡ
của giàn chống tự phù hợp với điều kiện địa chất mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh có

chiều dầy vỉa trung bình, góc dốc đến 300.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên đối tượng cụ thể là giàn chống tự
hành ZZ 1800/16/24 do Trung Quốc sản xuất, đó là loại giàn chống được sử dụng
tại Công ty than Khe Chàm bước đầu được đánh giá tương đối phù hợp với điều
kiện kỹ thuật khai thác than mỏ hầm lò.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, thiết kế kích thước hợp lý, nghiệm bền chi
tiết xà chính và cột chống của giàn chống tự hành GC1800-16/24.
3. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữ tính toán lý thuyết kết hợp với mô phỏng và thực nghiệm.
4. Tóm tắt nội dung chính
Nội dung chính của luận văn bao gồm 04 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về thiết bị chống trong khai thác than Hầm lò
- Tìm hiểu tổng quan về tình hình khai thác than hầm lò và đánh giá khả năng
áp dụng cơ giới hóa khai thác tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.
- Giới thiệu một số thiết bị chống giữ trong mỏ than hầm lò Việt Nam và trên
thế giới. Phân tích đánh giá ưu, nhược điểm của thiết bị từ đó luận giải vấn đề
nghiên cứu của luận văn.
Chương 2: Đặc điểm kết cấu và yêu cầu cơ bản đối với giàn chống
- Phân loại các loại giàn chống tự hành và phân tích những yêu cầu trong
điều kiện làm việc đối với giàn chống khi sử dụng trong mỏ hầm lò.
Chương 3: Mô hình khai thác và thiết kế sơ bộ giàn chống
- Phân tích sự tác động tương hỗ của đất đá mỏ với giàn chống trong quá
trình làm việc, lập mô hình, tính toán và xác định cấu trúc tổng thể của giàn chống
tự hành dùng trong khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh.


Chương 4: Tính toán giàn chống
- Sử dụng phương pháp giải tích và mô phỏng số để tính toán, kiểm nghiệm
bền cho cụm xà chính và cột chống.
5. Kết luận

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu các loại thiết bị chống dùng trong khai
thác hầm lò ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Trên mô hình thực tế khai thác trong lò chợ với chống giữ bằng giàn chống
tự hành đã thiết kế mô hình giàn chống, xây dựng mô hình tính toán xà chính để
khảo sát và thiết lập được mối quan hệ độ bền vật liệu và thông số kích thước hình
học với lực tác dụng.
Từ lý thuyết cơ sở xây dựng được hệ để tính toán độ dày thành xilanh cột
chống phụ thuộc vào áp suất trong xilanh và giới hạn bền của vật liệu, giá trị áp suất
lớn nhất mà xilanh có thể làm việc với giới hạn bền của vật liệu cho trước.
Qua đánh giá về nhu cầu sử dụng giàn chống trong Tập đoàn Than và
Khoáng sản Việt Nam thông qua số liệu thống kê khẳng định sự cần thiết của việc
tính toán, thiết kế giàn chống tự hành phục vụ trong khai thác than hầm lò vùng
Quảng Ninh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, giảm giá thành sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng trong công tác thiết kế và lựa chọn các
loại giàn chống khác phục vụ khai thác than hầm lò. Các kết quả nghiên cứu cũng
có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị tư vấn thiết kế mỏ và thiết bị mỏ để lực
chọn thiết bị chống giữ phù hợp với điều kiện khai thác của từng vùng.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CHỐNG TRONG KHAI THÁC
THAN HẦM LÒ
1.1. Tổng quan về tình hình khai thác than hầm lò ở Việt Nam
Theo quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam, sản lượng than khai thác
sẽ tăng nhanh dự kiến đạt khoảng 50 triệu tấn năm 2020 trong đó sản lượng than
khai thác từ các mỏ hầm lò sẽ chiếm từ 60 -70% tổng sản lượng của toàn ngành do
việc đồng loạt các mỏ đều áp dụng những thiết bị hiện đại tiên tiến, có công suất
lớn, áp dụng dây chuyền cơ giới hoá đồng bộ trong khai thác...
Theo kết quả tổng hợp trữ lượng và đặc điểm điều kiện địa chất- kỹ thuật mỏ
tại các khoáng sàng than được khai thác bằng phương pháp khai thác hầm lò vùng
Quảng Ninh do Viện KHCN Mỏ thực hiện năm 2011, cho thấy trữ lượng các vỉa

dày trung bình, dốc thoải đến nghiêng tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh tính sâu
nhất đến mức -800 khoảng 428 triệu tấn, trong đó phần trữ lượng có chiều dày từ
1,8 ÷ 2,4m góc dốc đến 30o có khoảng 145 triệu tấn, chiếm 34% tổng trữ lượng các
vỉa dày trung bình đến dày, dốc thoải nghiêng. Đây là giới hạn khai thác thuận lợi
cho các lò chợ khai thác bám vách, trụ vỉa, chiều cao khấu gương phù hợp với chiều
cao của công nhân tại các mỏ hầm lò.
Hiện nay, để khai thác các vỉa than chiều dày vỉa từ 1,8 ÷ 2,4 m, góc dốc đến
30o, hầu hết các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh đang áp dụng rộng rãi sơ đồ công
nghệ khai thác cột dài theo phương, khấu than bằng khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ
bằng cột thủy lực đơn với xà khớp, giá thủy lực di động, giá khung thủy lực di
động. Với các sơ đồ công nghệ khai thác trên, công suất khai thác lò chợ chỉ đạt
khoảng 80.000 ÷ 120.000 tấn/năm, năng suất lao động đạt từ 3 ÷5 tấn/công, điều
kiện làm việc của người lao động còn nặng nhọc, công tác đảm bảo an toàn lao
động trong khai thác và chống giữ gương lò chợ còn ở mức trung bình.
Để thực hiện được sản lượng khai thác than theo quy hoạch đã lập, đòi hỏi
các mỏ phải mở rộng diện khai thác và tối ưu hóa các công đoạn thực hiện, đặc biệt
là trong lò chợ, trong đó khâu đào, chống giữ đường lò là một khâu có tầm quan
trọng quyết định. Trong những năm tới, cùng với việc khai thác than hầm lò, nhu

3


cầu mở mới các đường lò cũng tăng nhanh, kéo theo nhu cầu sử dụng các thiết bị
vận tải than như goòng các loại, băng tải, máng cào....
Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành than 2006-2015 có tầm nhìn đến
năm 2025, sản lượng khai thác than bằng phương pháp khai thác hầm lò trong
những năm tới sản lượng thể hiện qua hình 1.1 (phương án I - PA cơ sở):

Hình 1.1: Sản lượng khai thác than Hầm lò theo PA I
Như vậy, sau 10 năm sản lượng tăng gấp 2 lần so với hiện nay, tốc độ tăng

trưởng sản lượng hằng năm xấp xỉ từ 5% đến 12%/năm. Đến năm 2025 sản lượng
khai thác sẽ tăng xấp xỉ 2,5 lần so với năm 2007.

Hình 1.2: Sản lượng khai thác than Hầm lò theo PA II

4


Trong phương án II (phương án cao) năm 2010 sản lượng khai thác là 28.400
nghìn tấn; năm 2015 là 40.650 nghìn tấn năm 2020 là 48.650 nghìn tấn. Như vậy, so
với phương án I, phương án II có sản lượng cao hơn bình quân từ 8% - 37%, bình
quân của 15 năm đầu là 18% .
Qua số liệu của hai phương án theo quy hoạch phát triển ngành Than từng
giai đoạn có thể thấy trong những năm tới sản lượng khai thác than hầm lò tăng lên
theo các năm. Sản lượng khai thác than hầm lò tăng do các đơn vị thay đổi dần công
nghệ và đầu tư thiết bị công nghệ mới phục vụ khai thác. Ngoài ra, do các mỏ lộ
thiên đã xuống sâu và vấn đề đổ thải là rất phức tạp nên một số mỏ than đang dần
chuyển sang khai thác than hầm lò.
Qua đó có thể thấy nhu cầu nghiên cứu, phát triển các thiết bị phục vụ công
tác khai thác than hầm lò là phù hợp với sự xu hướng phát triển của ngành than hiện
nay và trong những năm tới.
1.2. Đánh giá khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác than tại các mỏ than
hầm lò vùng Quảng Ninh
1.2.1. Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam
Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam là phát triển ổn định, bền vững,
bảo đảm hài hòa với môi trường trên cơ sở áp dụng công nghệ thăm dò, khai thác và
chế biến tiên tiến, phù hợp với điều kiện mỏ địa chất và KTXH ở từng vùng. Phát
triển ngành than lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất tài nguyên, an toàn lao
động, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng tối đa nhu cầu than cho phát triển
KTXH của đất nước. Thị trường hóa ngành than để thu hút nguồn lực của mọi thành

phần kinh tế vào đầu tư phát triển ngành; đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào
thăm dò, khai thác than ở vùng đồng bằng sông Hồng với quy mô lớn sau 2020.
1.2.2. Đánh giá khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác tại các mỏ hầm
lò vùng Quảng Ninh
Hiệu quả khai thác phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng đến công
nghệ sử dụng. Đối với công nghệ cơ giới hoá khấu than ở lò chợ, điều kiện địa chất

5


và kỹ thuật mỏ là hai yếu tố quyết định khả năng áp dụng và hiệu quả kinh tế. Với
phương pháp đánh giá khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác than, sử
dụng các kết quả nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất và kỹ thuật mỏ các vỉa than
sẽ huy động vào khai thác tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh và tổng hợp trữ
lượng các khu vực có khả năng áp dụng cơ giới hoá khai thác, từ đó xác định các
phạm vi giới hạn đặc trương nhằm định hướng lựa chọn sơ đồ công nghệ khai thác
và đồng bộ thiết bị cơ giới hoá khấu than và chống g iữ phù hợp.
- Chiều dầy vỉa: Đây là một trong những thông số ảnh hưởng trực tiếp đến
lựa chọn thiết bị khấu than, năng suất của máy khấu cũng như các đồng bộ các thiết
bị chống giữ trong quá trình khấu than. các nhà sản xuất thiết bị cơ giới hoá đã thiết
kế chế tạo các chủng loại thiết bị cho vỉa mỏng (0,5÷1,2m), trung bình (1,2÷3,5m)
và vỉa dầy (>3,5m). Phạm vi nghiên cứu được mở ở toàn bộ các vỉa than đưa vào
đánh giá.
- Góc dốc vỉa: Cũng như chiều dầy vỉa, góc dốc vỉa là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến phương tiện cơ giới hoá khấu than. Hiện nay trên thế giới về cơ bản đã
giải quyết xong vấn đề công nghệ cơ giới hoá khấu than lò chợ đối với vỉa có độ
dốc đến 350 .
- Không có đứt gãy biên độ nhỏ trong khu vực lò chợ, hoặc nếu có thì biên
độ không vượt quá 0,5m.
- Khu vực lò chợ có kích thước hình chữ nhật, chiều dài theo phương tối

thiểu >100 m.
- Đá vách trực tiếp thuộc loại ổn định trung bình, dễ sập đổ.
- Đá vách cơ bản thuộc loại vách nhẹ đến vách trung bình.
- Trụ vỉa thuộc loại bền vững trung bình.
- Trữ lượng công nghiệp khu vực lò chợ được khai thác liên tục bằng một lò
chợ cơ giới hoá không nhỏ hơn 100.000 tấn .

6


Trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng như trên, đã tiến hành đánh giá và phân
loại các khu vực khai thác trong ranh giới quản lý của một số mỏ hầm lò chính vùng
Quảng Ninh. Đây là các khu vực, mỏ có điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ đại diện
cho vùng Quảng Ninh. Tổng trữ lượng các khu vực được đánh giá là 490.190 nghìn
tấn. Trữ lượng các khu vực có khả năng áp dụng cơ giới hoá trong giới hạn nghiên
cứu đánh giá là 280.887 nghìn tấn.

TT

Tên khu vực, mỏ

Trữ lượng

Trữ lượng có khả

địa chất

năng cơ giới hóa

(1000t)


(1000t)

-150 ÷ -25

45.049

22.655

Mốc khai thác

1

Mạo khê

2

Vàng Danh

-150 ÷ +400

289.881

166.884

3

Than thùng – Nam mẫu

+125 ÷ +350


68.831

37.614

4

Hòn Gai

-150 ÷ +200

50.960

26.916

5

Dương Huy

-150 ÷ 200

14.391

8.140

6

Khe Chàm

+38 ÷ +200


3.961

2.039

7

Mông Dương

-50 ÷ +32

17.117

16.640

490.190

280.887

Tổng cộng

Trong phạm vi các khu vực có khả năng cơ giới hoá, các yếu tố định lượng
quyết định đến lựa chọn mô hình cơ giới hoá bao gồm chiều dầy vỉa, góc dốc vỉa,
chiều dài theo phương khu khai thác, chiều dài theo độ dốc khu khai thác. Các yếu
tố trên được nghiên cứu đánh giá tổng thể theo mối tương quan với trữ lượng của
chính khu vực đưa vào nghiên cứu.
Qua kết quả đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất –kỹ thuật mỏ các khu vực
có khả năng áp dụng cơ giới hoá có thể nhận định rằng, để triển khai áp dụng rộng
rãi công nghệ khai thác cơ giới hoá khấu than tại vùng Quảng Ninh cần tiến hành


7


tập trung nghiên cứu giải quyết xây dựng các sơ đồ công nghệ khai thác cơ giới hoá
trong một số phạm vi điều kiện áp dụng đặc trưng sau :
- Các khu vực vỉa có chiều dầy đến 3,0m có góc dốc từ 18 đến 350 chiếm
24,41% tổng trữ lượng có khả năng cơ giới hoá.
- Các khu vực vỉa có chiều dầy từ 3,0 ÷4,5m có góc dốc từ 18 đến 35 chiếm
23,41% tổng trữ lượng có khả năng cơ giới hoá.
- Các khu vỉa có chiều dµy trên 4,5m có góc dốc từ 18 đến 350 chiếm 47,99%
tổng trữ lượng có khả năng cơ giới hoá.
- Các khu vỉa có góc dốc thoải chiếm 4,19% tổng trữ lượng có khả năng cơ
giới hoá.
Với hiện trạng các khu vực hiện đang khai thác tại các mỏ hầm lò, triển khai
thử nghiệm các sơ đồ công nghệ có thể xem xét tại mỏ than Nam Mẫu và mỏ than
Khe Chàm, nơi có điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ thuận lợi nhất cho áp dụng công
nghệ cơ giới hoá khai thác.
1.3. Giới thiệu một số thiết bị chống ở một số nước trên thế giới.
Cùng với sự phát triển kỹ thuật công nghệ khai thác hầm lò, sự phát triển các
phương tiện cơ giới khấu và vận tải than trong gương, các hình thức chống giữ
gương khai thác cũng thay đổi từ chống giữ lò chợ bằng các cột chống đơn (gỗ hoặc
kim loại), kết hợp hàng cột tăng cường, cụm cột hoặc cũi lợn, tiến đến áp dụng các
tổ hợp cơ khí hoá hiện đại như các loại dàn chống thuỷ lực hiện đại đáp ứng được
nhu cầu cơ giới hoá, hiện đại hoá đồng bộ trong khai thác, nâng cao sản lượng khai
thác và mức độ an toàn cho người lao động.
Thiết bị chống giữ lò chợ được phát triển từ chống giữ bằng gỗ tới cột chống
ma sát kết hợp với xà kim loại, sau đó tới cột chống thủy lực đơn kết hợp với xà
kim loại. Hiện nay nhiều lò chợ khai thác sử dụng giàn chống tự hành, thiết bị
chống giữ an toàn và hiện đại. Sử dụng giàn chống tự hành với mục đích nâng cao
an toàn lao động. Khi sử dụng đồng bộ cơ giới hóa giàn chống tự hành kết hợp với


8


máy khấu và máng cào đảm bảo năng suất lao động cao, nâng cao mức độ cơ giới
hóa, tự động hóa sản xuất.
Một số nước trên thế giới có ngành công nghiệp khai thác than phát triển như
Nga, Ucraina, Trung Quốc, … việc chống giữ phục vụ công tác khai thác hầm lò sử
dụng nhiều các loại giá chống, giàn chống hiện đại, kết hợp với máy khấu và thiết bị
vận tải tạo thành tổ hợp khai thác cho năng suất cao.
1.3.1. Giới thiệu khái quát về cột thủy lực đơn
Trên thế giới ở những nước có ngành công nghiệp khai thác than đã dùng
rộng rãi cột chống thủy lực đơn ở các lò khai thác. Nước Anh đã nghiên cứu và sử
dụng cột chống thủy lực đơn sớm nhất, cuối thập niên 40 họ đã cho ra đời sản phẩm
này, sau đó tiếp tục sử dụng rộng rãi.
Ở thập niên 50 có cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, Ba Lan, Liên Xô,
Trung Quốc cũng sử dụng cột chống thủy lực đơn ví dụ: Khu mỏ SANK của Đức
trong thời gian 10 năm toàn bộ các gương lò có điều kiện phù hợp đã sử dụng. Từ
năng 1956-1963 sản lượng cột chống thủy lực đơn đạt 84,8% chỉ có 5 năm sản
lượng đã tăng 7 ÷ 8 lần.
Qua quá trình sử dụng cột chống thủy lực đơn ở nước ngoài cho thấy từ thập
niên 60 kỹ thuật chống lò bằng cột chống thủy lực đơn đã đạt thành thục.
1.3.2. Giới thiệu khái quát về giá thủy lực di động và giá khung thủy lực di
động
Giá thủy lực di động là loại thiết bị chống do Trung Quốc nghiên cứu chế
tạo, cho đến nay giá thủy lực đã phát triển qua 2 giai đoạn: Giá thủy lực di động và
giá khung thủy lực di động.
Nguyên lý hoạt động của giá khung thủy lực di động cũng giống như giá
thủy lực di động nhưng các giá trong một lò chợ được liên kết với nhau thành một
chỉnh thế và nằm trên một hệ khung đỡ cho nên tăng khả năng an toàn.


9


1.3.2.1. Giá thủy lực di động.
Các loại giá thủy lực di dộng sản xuất tại Trung Quốc gồm: "Loại dùng, cho
via thoải có mã hiệu XDY-1T2/LY và loại dùng cho vỉa góc dốc đến 45° có mã
hiệu XDY-1T2/Hh/Lr. Việc áp dụng các loại giá thủy lực di động trong lò chợ hạ
trần than nóc cho thấy ưu điểm: Đã nâng cao sản lượng khai thác, tăng năng suất lao
động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Nhược điểm của loại giá thủy lực di động là tính ổn định của vì chống chưa
cao, khả năng di chuyển của giá chưa nhanh dù đã được thủy lực hóa. Nếu kiểm tra
củng cố lò chợ không tốt dễ xảy ra các trường hợp giá bị xô theo độ dốc, xà giá và
cột chống không vuông ke với gương lò chợ. Diện tích chống đỡ của xà giá hạn chế
nên trong lò chợ vẫn phài dùng một lượng lưới thép tương đối lớn để trải lên nóc lò
thay chèn và một lượng gỗ đề làm văng.
1.3.2.2. Giá khung thủy lực di động.
Để nâng cao khả năng an toàn và hiệu quả khai thác, khắc phục những tồn
tại của giá thủy lực di động, Trung Quốc đã chế tạo và đưa vào sử dụng thiết bị
chống giữ khác lả giá khung thủy lực di động.
Giá khung thủy lực di động là vì chống thủy lực liên hoàn, có 4 cột thủy lực
bố trí dưới xà (có thể bố trí cột thứ 5 ở giữa). Trong lò chợ hạ trần than nóc, các giá
khung thủy lực di động thủy lực thường bố trí cách nhau 1m như vậy cường độ
chống giữ đạt được từ 0,48 ÷ 0,64 MPa, trong khi sử dụng giá thủy lực di động chỉ
đạt 0,39 MPa. Loại vì chống này có ưu điểm là kết cấu vững chắc ốn định hơn so
với giá thủy lực di dộng nhờ một hệ khung đỡ nằm dưới các xà liên kết thành một
chỉnh thể nên trong lò chợ sử dụng gỉá khung thủy lực di động không có hiện tượng
đổ giá và xoay giá như đối với giá thủy lực di động.
Khả nảng di chuyển của giá khung thủy lực di động nhanh nhờ hệ thống điều
khiển tập trung. Giá khung thủy lực di động có thể sử dụng được ở điều kiện đá trụ

vỉa mềm yếu nhờ có các loại đế chế tạo sẵn với đường kính Ø26÷ 33cm hoặc loại
đế dùng chung cho hai cột theo kích thước 4x8 m. Công tác vận chuyển, lắp đặt,

10


tháo dỡ giá thủy lực di động dạng khung trong lò chợ tương đối đơn giản, giảm
cường độ lao động của công nhân vận hành.

a)

b)

c)

Hình 1.3: a) Cột chống thủy lực; b) Giá thủy lực di động;
c) Giá khung thủy lực di động
1.3.3. Giới thiệu khái quát về giàn chống thủy lực tự hành
Giàn chống có vai trò chống giữ và che chắn không gian lò chợ, đồng thời
còn là điểm tựa để dịch chuyển máng cào theo tiến độ khấu gương. Có thể coi giàn
chống là một thiết bị thủy lực, có khả năng tự di chuyển, khả năng chịu tải lớn và
linh hoạt trong chống giữ với mức độ an toàn vượt trội so các loại vì chống trước
nó. Với việc sử dụng giàn tự hành chính là đã thực hiện cơ giới hóa hoàn toàn khâu
chống giữ trong lò chợ. Nhờ những tính năng ưu việt trên đây, giàn chống tự hành
đã được chế tạo và sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, nhất là các nước có công
nghiệp khai thác than phát triển như Nga, Mỹ, Đức, Ba lan, Trung Quốc...
Các giàn chống tự hành, tổ hợp các giá chống sử dụng trong dây chuyền tổ
hợp có khả năng chống giữ cao, chịu được áp lực mỏ lớn, điều khiển linh hoạt, có
độ an toàn cao. Quá trình làm việc của các giàn chống tự hành được kết hợp với sự
làm việc của các máng cào hiện đại cỡ lớn và máy khấu than. Tuy nhiên giá thành

của các loại thiết bị này là tương đối cao, chỉ áp dụng phù hợp cho những vị trí khai
thác có trữ lượng lớn, các thiết bị phụ trợ khác phải đáp ứng được năng suất khai
thác của tổ hợp thiết bị thì mới cho hiệu quả kinh tế cao.
Tùy thuộc vào công nghệ khai thác mà sử dụng các thiết bị chống giữ lò phù
hợp. Trên thế giới tùy thuộc vào chiều dày vỉa, độ dốc, áp lực mỏ và điều kiện địa
11


×