Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------------

MAI HÙNG TIỆP

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUANG TỐC ĐỘ CAO

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
BÙI VIỆT KHÔI

HÀ NỘI – 2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................5
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................6
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................7
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................10
LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................................14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG VÀ GHÉP
KÊNH QUANG THEO BƯỚC SÓNG .........................................................................15


1.1.

Lịch sử phát triển thông tin quang: .........................................................................................15

1.2.

Nguyên lý hoạt động của một hệ thống thông tin quang: .......................................................16

1.3.

Các phương pháp ghép kênh quang: .......................................................................................18

1.3.1.

Kỹ thuật ghép kênh quang tần số: ...................................................................................19

1.3.2.

Kỹ thuật ghép kênh quang thời gian: ..............................................................................20

1.3.3.

Kỹ thuật ghép phân bước sóng WDM: ...........................................................................22

1.4.

Công nghệ ghép kênh theo bước sóng WDM: ........................................................................23

1.4.1.


Định nghĩa:......................................................................................................................23

1.4.2.

Mục đích: ........................................................................................................................23

1.4.3.

Phân loại WDM: .............................................................................................................24

1.4.4.

Chức năng của hệ thống WDM:......................................................................................25

1.4.5.

Ưu nhược điểm của công nghệ WDM: ...........................................................................27

1.4.6.

Sự phát triển của WDM trong thời gian qua: ..................................................................28

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG DWDM .................29
2.1.

Bộ chuyển đổi bước sóng OUT:..............................................................................................29

2.1.1.

Nguyên lý hoạt động: ......................................................................................................30


2.1.2.

Phân loại và ứng dụng:....................................................................................................31

2.2.

Ghép kênh quang OMUX và tách kênh quang ODMUX: ......................................................32

2.2.1.

Phương pháp ghép kênh sử dụng các bộ lọc: ..................................................................33

Mai Hùng Tiệp

1

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

2.2.2.

Phương pháp ghép kênh sử dụng cách tử nhiễu xạ .........................................................38

2.2.2.1.

Công thức cách tử: ..................................................................................................40


2.2.2.2.

Các bộ tách ghép bước sóng sử dụng cách tử: ........................................................43

2.2.3.

2.3.

Phương pháp ghép sợi:....................................................................................................46

2.2.3.1.

Phương pháp ghép xoắn sợi: ...................................................................................47

2.2.3.2.

Phương pháp mài ghép:...........................................................................................48

2.2.3.3.

Nhược điểm của phương pháp ghép sợi:.................................................................49

Các bộ khuếch đại quang: .......................................................................................................49

2.3.1.

Công nghệ EDFA:...........................................................................................................50

2.3.1.1.


Tổng quan về công nghệ EDFA:.............................................................................50

2.3.1.2.

Nguyên lý hoạt động của EDFA: ............................................................................51

2.3.1.3.

Phân loại EDFA: .....................................................................................................53

2.3.1.4.

Các phương pháp khuếch đại EDFA:......................................................................55

2.3.1.5.

Các vấn đề truyền dẫn trong khuếch đại EDFA:.....................................................58

2.3.2.

Khuếch đại Raman: .........................................................................................................59

2.4.

Bộ xen/rẽ kênh quang OADM: ...............................................................................................61

2.5.

Các module bù tán sắc DCM: .................................................................................................64


2.6.

Truyền dẫn sợi quang:.............................................................................................................66

2.6.1.

Phân loại sợi:...................................................................................................................66

2.6.2.

Sợi quang dịch chuyển vị trí tán sắc khác không NZ-DSF .............................................67

2.6.2.1.

Sự xuất hiện hiệu ứng phi tuyến tính khi dùng DSF và EDFA:..............................68

2.6.2.2.

Nguyên lý và ứng dụng của sợi quang NZ-DSF: ....................................................68

2.6.3.

Sợi quang bù tán sắc DCF...............................................................................................69

2.6.3.1.

Nguyên lý cơ bản của bù tán sắc:............................................................................70

2.6.3.2.


Tính năng và kết của của sợi bù tán sắc DCF: ........................................................70

2.6.4.

Sợi quang tán sắc bằng phẳng DFF:................................................................................72

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠNG WDM TẠI EVN TELECOM .................................74
3.1.

Cấu trúc hệ thống WDM:........................................................................................................74

3.2.

Yêu cầu đối với thiết bị:..........................................................................................................75

3.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế WDM: ......................................................................83

3.3.1.

Suy hao của sợi quang và băng thông: ............................................................................83

Mai Hùng Tiệp

2

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010



Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

3.3.2.

Số kênh bước sóng: .........................................................................................................84

3.3.3.

Độ rộng phổ của nguồn phát: ..........................................................................................86

3.3.4.

Quỹ công suất:.................................................................................................................87

3.3.5.

Nhiễu xuyên kênh: ..........................................................................................................88

3.3.6.

Tán sắc: ...........................................................................................................................89

3.3.7.

Ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến: ................................................................................93

3.3.7.1.

Khuếch tán tích lũy Raman SRS:............................................................................93


3.3.7.2.

Hiệu ứng tán xạ Brillouin SBS:...............................................................................95

3.3.7.3.

Hiệu ứng tự điều chế pha SPM: ..............................................................................97

3.3.7.4.

Hiệu ứng điều chế pha chéo XPM: .........................................................................98

3.3.7.5.

Hiệu ứng trộn bốn bước sóng FWM: ......................................................................98

3.3.8.

Cơ chế bảo vệ trong WDM: ..........................................................................................100

3.3.8.1.

Bảo vệ dựa trên bước sóng riêng biệt....................................................................100

3.3.8.2.

Bảo vệ phiên ghép quang (OMSP) :......................................................................103

3.4.


Hiện trạng hệ thống viễn thông tại EVN Telecom................................................................104

3.5.

Thiết kế hệ thống đường trục mạch 2: ..................................................................................107

3.5.1.

Yêu cầu đối với hệ thống: .............................................................................................107

3.5.2.

Các tuyến cáp quang sử dụng cho hệ thống DWDM mạch 2: ......................................108

3.5.3.

Thiết bị thông tin:..........................................................................................................110

3.5.4.

Sơ đồ chi tiết hệ thống DWDM trên đường trục mạch 2: .............................................110

3.5.5.

Tính toán các thông số hệ thống: ..................................................................................111

3.5.5.1.

Tính toán tán sắc: ..................................................................................................111


3.5.5.2.

Tính toán quỹ công suất: .......................................................................................112

3.5.5.3.

Tỷ số tín hiệu trên nhiễu OSNR:...........................................................................112

3.5.5.4.

Tính toán thông số cho chặng từ Hà Nội đi Hà Tĩnh ............................................114

3.5.5.5.

Bảng thống kê suy hao hệ thống và tỉ số OSNR sau khi tính toán........................122

3.5.6.

Cấu hình thiết bị WDM:................................................................................................126

3.5.6.1.

Cấu hình OTM: .....................................................................................................129

3.5.6.2.

Cấu hình OADM xen rẽ 2 bước sóng: ..................................................................129

3.5.6.3.


Cấu hình OADM xen rẽ 1 bước sóng: ..................................................................129

3.5.6.4.

Cấu hình REG: ......................................................................................................130

Mai Hùng Tiệp

3

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

3.5.6.5.

Cấu hình OLA:......................................................................................................130

CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TRONG DWDM .131
4.1.

Giới thiệu về OptiSystem:.....................................................................................................131

4.2.

Mô phỏng tuyến quang từ Hà Nội đến Nho Quan: ...............................................................131

KẾT LUẬN ..................................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................139

PHỤ LỤC....................................................................................................................140

Mai Hùng Tiệp

4

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được đề cập trong luận văn “Thiết kế và mô
phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao” được viết dựa trên kết quả nghiên cứu
theo đề cương của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Việt Khôi cùng với kết
quả thiết kế hệ thống thông tin quang thực tế của công ty viễn thông điện lực – EVN
Telecom
Mọi thông tin và số liệu tham khảo đều được trích dẫn dầy đủ nguồn và sử dụng đúng
luật bản quyền quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của minh.

Học viên

Mai Hùng Tiệp

Mai Hùng Tiệp

5

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010



Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự phân chia các băng sóng...........................................................................23
Bảng 2.1: Suy hao của các module bù tán sắc..............................................................66
Bảng 3.1: Các thông số cơ bản đối với OM...................................................................78
Bảng 3.2. Các thông số cơ bản đối với OD....................................................................79
Bảng 3.3. Các thông số cơ bản đối với OA....................................................................80
Bảng 3.4. Bảng phân bố bước sóng band C cho hệ thống DWDM 40 kênh .................81
Bảng 3.5.Tốc độ bit và dung lượng của các loại OUT ..................................................82
Bảng 3.6: Tính toán tán sắc PMD đối với đường trục mạch 1,2: ................................111
Bảng 3.7. Tính toán suy hao và tán sắc đối với hệ thống DWDM ..............................122
Bảng 3.8. Bảng tính toán OSNR trên từng đoạn và trên toàn tuyến............................125
Bảng 3.9. Tính toán phần suy hao hệ thống WDM......................................................127
Bảng 4.1. Phân tích WDM Analyzer 1 ........................................................................133
Bảng 4.2. Phân tích WDM Analyzer 2 ........................................................................133
Bảng 4.3. Kết quả kênh 1 sau khi tách.........................................................................134

Mai Hùng Tiệp

6

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ khối hệ thống thông tin quang .............................................................16
Hình 1.2. Sự gia tăng nhu cầu truyền thoại và truyền số liệu ........................................19
Hình 1.3 Sơ đồ tuyến thông tin quang sử dụng kỹ thuật OTDM...................................21
Hình 1.4 Minh họa kỹ thuật OTDM .............................................................................21
Hình 1.5 Hệ thống ghép kênh theo bước sóng song hướng và đơn hướng....................25
Hình 1.6 Sơ đồ chức năng hệ thống WDM...................................................................25
Hình 1.7 Sự phát triển của các hệ thống WDM. ............................................................28
Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống DWDM ........................................................................29
Hình 2.2: Nguyên lý hoạt động của OUT .....................................................................30
Hình 2.3: Ứng dụng của OUT .......................................................................................31
Hình 2.4: Nguyên lý ghép/tách bước sóng ...................................................................33
Hình 2.5: Cấu trúc của bộ lọc điện môi giao thoa ........................................................35
Hình 2.6: Cấu trúc bộ tách hai kênh sử dụng bộ lọc giao thoa ....................................35
Hình 2.7: Cấu trúc cơ bản của một bộ tách nhiều bước sóng.......................................36
Hình 2.8: Một bộ tách vi quang 5 kênh thực tế ............................................................36
Hình 2.9: Cấu trúc cơ bản của bộ tách nhiều kênh sử dụng bộ lọc giao thoa gắn trực
tiếp vào sợi. ....................................................................................................................37
Hình 2.10: Thiết bị OMUX – ODMUX 4 bước sóng...................................................37
Hình 2.11: Thiết bị MUX-DEMUX 3 bước sóng .........................................................38
Hình 2.12: Nguyên lý hoạt động của phương pháp sử dụng cách tử phản xạ. ............40
Hình 2.13: Nguyên lý hoạt động của phương pháp sử dụng cách tử truyền xạ...........40
Hình 2.14: Tìm công thức cách tử .................................................................................40
Hình 2.15: Cách tử pha..................................................................................................42
Hình 2.16 :Sơ đồ bộ ghép kênh sử dụng cách tử của Finke. ........................................43
Hình 2.17: Bộ tách Littrow............................................................................................44
Hình 2.18: Bộ tách sử dụng cách tử nhiễu xạ Planar và gương lòng chảo ..................45
Mai Hùng Tiệp

7


Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

Hình 2.19: Cách tử lòng chảo........................................................................................45
Hình 2.20: Sơ đồ cấu trúc thiết bị tách kênh quang sử dụng cách tử lòng chảo..........46
Hình 2.21: Phương pháp nóng chảy ..............................................................................47
Hình 2.22: Phương pháp mài ghép ................................................................................48
Hình 2.23: Bộ ghép kênh 4 bước sóng bằng phương pháp nóng chảy nối tiếp các sợi
đơn mode........................................................................................................................49
Hình 2.24: Giản đồ năng lượng của Erbium ..................................................................51
Hình 2.25: Cấu trúc cơ sở của bộ khuếch đại EDFA.....................................................52
Hình 2.26: Phổ khuếch đại của EDFA...........................................................................53
Hình 2.27: Khuếch đại EDFA một tầng.........................................................................55
Hình 2.28: Khuếch đại EDFA với băng tần C sử dụng bộ lọc.....................................56
Hình 2.29: Khuếch đại EDFA hai tầng .........................................................................57
Hình 2.30: Cấu trúc chung của một bộ OADM .............................................................61
Hình 2.31: OADM cố định ............................................................................................62
Hình 2.32: OADM có thể cấu hình lại ...........................................................................63
Hình 2.33: Nguyên lý bù tán sắc của cách tử Bragg....................................................65
Hình 2.34. Tán sắc bằng phẳng của sợi quang...............................................................72
Hình 3.1: Cấu trúc hệ thống DWDM .............................................................................74
Hình 3.2. Cơ chế bảo vệ 1+1........................................................................................101
Hình 3.3. Cơ chế bảo vệ 1 :n được triển khai trên tầng SDH ......................................102
Hình 3.4. Cơ chế bảo vệ 1 : n trong hệ thống DWDM tương tự ................................102
Hình 3.5. Bảo vệ phiên ghép quang(OMSP) ...............................................................103
Hình 3.6. Sơ đồ chi tiết hệ thống đường trục DWDM.................................................110
Hình 3.7. Cấu hình tuyến quang Hà Nội – Hà Tĩnh.....................................................119
Hình 3.8 Cấu hình tuyến quang Hà Tĩnh – Đà Nẵng và Đà Nẵng - Pleiku ................120

Hình 3.9. Cấu hình tuyến quang Pleiku - HCM.........................................................120
Hình 3.10. Cấu hình chi tiết cho toàn tuyến quang mạch 2 .........................................121

Mai Hùng Tiệp

8

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

Hình 4.1. Sơ đồ mô phỏng chặng Hà Nội – Nho Quan ...............................................132
Hình 4.2. So sánh phổ tín hiệu quang sau bộ ghép kênh và trước bộ tách kênh .........134
Hình 4.3. So sánh miền thời gian quang kênh 1 trước và sau khi tách-ghép sóng ......135
Hình 4.4. Phổ tín hiệu kênh 1 trước và sau khi qua bộ tách ghép kênh.......................136
Hình 4.5. Đồ thị mắt – Q factor ...................................................................................136

Mai Hùng Tiệp

9

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADM


Add-Drop Multiplexer

Bộ xen/rớt kênh

ASE

Amplified Spontaneous Emission

Nhiễu tự phát được khuếch đại

APD

Avalanche Photo-Diode

Photodiode thác lũ

APS

Automatic Protection Switching

Chuyển mạch bảo vệ tự động

ASK

Amplitude Shift Keying

Khoá dịch biên độ

ATM


Asynchronous Transfer Mode

AWG

Arrayed-Wavegiude Grating

BA

Booser Amplifier

BER

Bit Error Ratio

Tỉ lệ lỗi

FBG

Bragg Fiber Grating

Cách tử sợi Bragg

BW

BandWidth

Ðộ rộng dải thông

DCF


Dispersion Compensated Firber

Sợi bù tán sắc

DCG

Dispersion Compensating Grating

Cách tử bù tán sắc

DCM

Dispersion Compensator Module

Module bù tán sắc

DEM

Dispersion-Equalization Module

Module điều chỉnh tán sắc

DFA

Doped-Fiber Amplifier

DGD

Differential Group Delay


Trễ nhóm

DSF

Dispersion Shifted Firber

Sợi tán sắc dịch chuyển

DWDM

Dense

Wavelength

Phương thức truyền không đồng
bộ
Cách tử ống dẫn sóng ma trận
Bộ khuếch đại công suất đầu
phát

Bộ khuếch đại quang sợi pha
tạp chất

Division Ghép kênh theo bước sóng

Multiplex

Mai Hùng Tiệp

quang dày đặc


10

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

DXC

Digital Cross Connect

Bộ kết nối chéo số

EDF

Erbium Doped Fiber

Sợi quang trộn Erbium

EDFA

Erbium Doped Fiber Amplifier

FPA

Fabry-Perot Amplifier

Bộ khuếch đại Fabry-Perot


FSK

Frequency Shift Keying

Khoá dịch tần số

FSR

Free Spectral Range

Dải phổ tự do

FTTH

Fiber To The Home

Quang hóa đến tận nhà

FWM

Four Wave Mixing

Trộn bốn bước sóng

IL

Insertion Loss

Suy hao xen


IP

Internet Protocol

Giao thức mạng Internet

LA

Line Amplifier:

Khuếch đại quang đường truyền

LAN

Local Area Network:

Mạng nội bộ

LWPF

Long Wavelength Pass Filter:

Lọc thông bước sóng dài

MOR

Multi-Wavelengh Optical Repeater

Trạm lặp đa kênh quang


MSK

Minimum Shift-Keying

Khoá dịch tối thiểu

MUX

Multiplexer

Bộ ghép kênh

MZF

Mach-Zehnder Filter

Bộ lọc Mach-Zehnder

MZI

Mach – Zehnder Interferometer

Bộ gia thoa Mach – Zehnder

NE

Network Element

Phần tử mạng


NF

Noise Figure

Hệ số tạp âm

NL

Non-Linear

Phi tuyến

NrREG

non-regenarative Repeater

Trạm lặp quang

NRZ

Non Return to Zero

Mã không trở về 0

OA

Optical Amplifier

Bộ khuếch đại quang


OADM

Optical Add-Drop Multiplexer

Bộ xen/rớt kênh quang

Mai Hùng Tiệp

Bộ khuếch đại quang sợi trộn
Erbium

11

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

OC

Optical Channel

Kênh quang

OCh

Optical Channel layer

Lớp kênh quang


OCh-P

Optical Chanel-Path

Ðường kênh quang

OCh-S

Optical Channel-Section

Ðoạn kênh quang

ODM

Optical Demultiplexer

Bộ tách bước sóng quang

OFA

Optical Fiber Amplifier

Bộ khuếch đại quang sợi

OLT

Optical Line Terminal

Bộ kết cuối đường quang


OM

Optical Multiplexer

Bộ ghép bước sóng quang

OMS

Optical Multiplex Section

Lớp đoạn ghép kênh quang

OPM

Optical Performance Monitor

Thiết bị giám sát mạng quang

OSC

Optical Supervision Channel

Kênh giám sát quang

OSNR

Optical Signal to Noise Ratio

Tỉ số tín hiệu trên tạp âm quang


OTDM

Optical Time Division Multiplex

OTS

Optical Transmission Section

Ðoạn truyền dẫn quang

OTU

Optical Transmit Unit

Bộ chuyển phát quang

OXC

Optical Cross-Connect

Bộ kết nối chéo quang

PA

Pre_Amplifier

Bộ tiền khuếch đại

PDH


Plesiochrounous Digital Hierachy

Phân cấp số cận đồng bộ

PIN

Positive Intrinsic Nagative

Điốt PIN

PLL

Phase - Locked Loop

Vòng khoá pha

PMD

Polarization Mode Dispersion

Tán sắc mode phân cực

PSK

Phase Shift Keying

Khoá dịch pha

RA


Raman Amplifier

Bộ khuếch đại Raman

RL

Reflectance/Return Loss

Suy hao phản hồi

SBS

Stimulated Brillouin Scattering

Tán xạ do kích thích Brillouin

SCM

SubCarrier Modulation

Ðiều chế sóng mang phụ

Mai Hùng Tiệp

12

Ghép kênh quang phân chia thời
gian

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010



Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

SDH

Synchronous Digital Hierachy

Phân cấp số đồng bộ

SNR

Signal to Noise Ratio

Tỉ số tín hiệu trên tạp âm

SOA

Semiconductor Optical Amplifier

Bộ khuếch đại quang bán dẫn

SONET

Synchronous Optical Network

Mạng quang đồng bộ

SPM


Self Phase Modulation

Tự điều pha

SRS

Stimulated Ramam Scattering

Tán xạ do bị kích thích Raman

STM

Synchronous Transport Module

Môdun truyền tải đồng bộ

SWPF

Short Wavelength Pass Filter

Lọc thông bước sóng ngắn

TDM

Time Division Multiplexing

Ghép kênh theo thời gian

TE


Terminal Equipment

Thiết bị đầu cuối

WDM

Wavelength Division Multiplexing

Ghép kênh theo bước sóng

Mai Hùng Tiệp

13

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, các hệ thống thông tin quang đã chiếm lĩnh hầu hết các tuyến truyền
dẫn trọng yếu trên mạng lưới viễn thông và được coi là phương thức truyền dẫn có hiệu
quả nhất trên các tuyến vượt biển, xuyên lục địa và được sử dụng như phương thức
truyền dẫn chính. Để đáp ứng nhu cầu truyền tải lớn do sự bùng nổ thông tin trong xã
hội, đặc biệt là sự phát triển của các dịch vụ băng thông rộng, mạng truyền dẫn đòi hỏi
phải có sự phát triển mạnh cả về quy mô và trình độ công nghệ nhằm tạo ra các cấu
trúc mạng bao gồm các hệ thống truyền dẫn quang hiện đại. Các hệ thống thông tin
quang trong thời gian tới phải đảm bảo có tốc độ cao, cự ly xa, có cấu trúc hệ thống
linh hoạt, độ tin cậy cao…
Trong các hệ thống thông tin trước đây sử dụng phương pháp truyền dẫn truyền

thống SDH, một sợi quang chỉ truyền dẫn một bước sóng với một nguồn phát quang ở
phía phát và một bộ tách sóng quang ở phía thu. Với một hệ thống như vậy, dải phổ
của tín hiệu quang truyền qua sợi thực tế rất hẹp so với dải thông mà các sợi quang có
thể truyền dẫn. Nếu muốn tăng dung lượng của hệ thống thì phải thêm sợi quang. Thực
tế cho thấy, khi tốc độ đường truyền đạt tới một mức nào đó sẽ xuất hiện các hạn chế
của các mạch điện trong việc nâng cao tốc độ cũng như kéo dài cự ly truyền dẫn. Khi
tốc độ đạt tới hàng trục Gbit/s, bản thân các mạch điện tử sẽ không thể đảm bảo đáp
ứng được các xung điện cực kỳ hẹp, thêm vào đó chi phí cho các giải pháp trên tuyến
truyền dẫn trở nên khá tốn kém. Do đó, các kỹ thuật ghép kênh quang như OTDM,
OFDM, SCM, WDM đã ra đời nhằm khắc phục được các hạn chế trên. Mỗi phương
pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong đó nổi trội hơn cả là kỹ thuật ghép
kênh phân chia theo bước sóng - WDM, và WDM đã mở ra hướng phát triển mới cho
mạng viễn thông.

Mai Hùng Tiệp

14

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUANG VÀ GHÉP KÊNH QUANG THEO BƯỚC SÓNG
1.1.

Lịch sử phát triển thông tin quang:
Quá trình phát triển của thông tin quang nó được bắt đầu từ các phương tiện sơ


khai là khả năng nhận biết của con người là chuyển động, hình dáng ,màu sắc của sự
vật thông qua đôi mắt . Tiếp đó một hệ thống thông tin điều chế đơn giản xuất hiện
bằng cách sử dụng các đèn hải đăng , các đèn báo hiệu .Sau đó, năm 1971 VC.Chape
phát minh ra một máy điện báo quang.Thiết bị này sử dụng khí quyển như là một môi
trường truyền dẫn và do đó chịu ảnh hưởng của các điều kiện về thời tiết .Để giải
quyết hạn chế này, Marconi đã sáng chế ra máy điện báo vô tuyến có khả năng thực
hiện thông tin giữa những người gửi và người nhận ở xa nhau .
Đầu năm 1880, A.G.Bell-người phát sinh ra hệ thống điện thoaị đã nghĩ ra một
thiết bị quang thoại có khả năng biến đổi dao động của máy hút ánh sáng . Tuy nhiên,
sự phát triển tiếp theo của hệ thông này đã bị bỏ bễ do sự xuất hiện hệ thống vô tuyến .
Sự nghiên cứu hiện đại về thông tin quang được bắt đầu bằng sự phát minh thành công
của Laser năm 1960 và bằng khuyến nghị của Kao và Hockham năm 1966 về việc chế
tạo sợi quang có tổn thất thấp. Bốn năm sau ,Kapron đã có thể chế tạo các sợi quang
trong suốt có độ suy hao truyền dẫn khoảng 20db/km .Được cổ vũ bởi sự thành công
này các nhà khoa học và các kỹ sư trên khắp thế giới đã bắt đầu tiến hành các hoạt
động và nghiên cứu phát triển và kết quả là các công nghệ mới về giảm suy hao truyền
dẫn , về tăng dải thông , về các Laser bán dẫn ... đã được phát triển thành công trong
những năm 70, độ tổn thất của sợi quang đã được giảm đến 0,18db/km .Hơn nữa trong
những năm 70, Laser bán dẫn có khả năng thực hiện dao động ở nhiệt độ khai thác đã
được chế tạo . Tuổi thọ của nó được ước lượng khoảng hơn 100 năm . Dựa trên các
công nghệ sợi quang và Laser bán dẫn giờ đây đã có thể gửi một khối lượng lớn các tín
hiệu âm thanh/dữ liệu đén các địa điểm cách xa hàng trăm km bằng một sợi quang có

Mai Hùng Tiệp

15

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010



Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

độ dày như một sợi tóc , không cần đến các bộ tái tạo. Hiện nay các hoạt động nghiên
cứu nghiêm chỉnh đang được tiến hành trong lĩnh vực được gọi là photon học-là một
lĩnh vực tối quan trọng đối với tất cả các hệ thống thông tin quang, có khả năng phát
hiện, xử lí, trao đổi và truyền dẫn thông tin bằng phương tiện ánh sáng. Photon học có
khả năng ứng dụng rộng dãi trong lĩnh vực điện tử và viễn thông trong thế kỷ 21.
Khác với thông tin hữu tuyến và vô tuyến, các loại thông tin sử dụng các môi
trường truyền dẫn và không gian-thông tin quang là một hệ thống truyền tin thông qua
sợi quang. Điều đó có nghĩa là thông tin được chuyển thành ánh sáng rồi chuyền trên
sợi quang. Tại nơi nhận nó lại biến đổi thành thông tin ban đầu.
1.2.

Nguyên lý hoạt động của một hệ thống thông tin quang:

Hình 1.1. Sơ đồ khối hệ thống thông tin quang
Các thành phần chính của tuyến gồm có phần phát quang, cáp sợi quang và
phần thu quang. Phần phát quang được cấu tạo từ nguồn phát tín hiệu quang và các
mạch điện điều khiển liên kết với nhau. Cáp sợi quang gồm có các sợi dẫn quang và
các lớp vỏ bọc xung quanh để bảo vệ sợi quang khỏi tác động có hại từ môi trường bên
Mai Hùng Tiệp

16

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

ngoài. Phần thu quang do bộ tách sóng quang và các mạch khuếch đại, tái tạo tín hiệu

hợp thành. Ngoài các thành phần chủ yếu này, tuyến thông tin quang còn có các bộ nối
quang (connector), các mối hàn, bộ chia quang và các trạm lặp; tất cả tạo nên một
tuyến thông tin quang hoàn chỉnh.
Đặc tuyến suy hao của sợi quang theo bước sóng tồn tại ba vùng mà tại đó có
suy hao thấp là các vùng xung quanh bước sóng 850 nm, 1300 nm và 1550 nm. Ba
vùng bước sóng này được sử dụng cho các hệ thống thông tin quang và gọi là các vùng
cửa sổ thứ nhất, thứ hai và thứ ba tương ứng. Thời kỳ đầu của kỹ thuật thông tin quang,
cửa sổ thứ nhất được sử dụng. Nhưng sau này do công nghệ chế tạo sợi phát triển
mạnh, suy hao sợi ở hai cửa sổ sau rất nhỏ cho nên các hệ thống thông tin quang ngày
nay chủ yếu hoạt động ở vùng cửa sổ thứ hai và thứ ba.
Nguồn phát quang ở thiết bị phát có thể sử dụng diode phát quang (LED) hoặc
Laser bán dẫn (LD). Cả hai loại nguồn phát này đều phù hợp cho các hệ thống thông
tin quang, với tín hiệu quang đầu ra có tham số biến đổi tương ứng với sự thay đổi của
dòng điều biến. Tín hiệu điện ở đầu vào thiết bị phát ở dạng số hoặc đôi khi có dạng
tương tự. Thiết bị phát sẽ thực hiện biến đổi tín hiệu này thành tín hiệu quang tương
ứng và công suất quang đầu ra sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của cường độ dòng điều
biến. Bước sóng làm việc của nguồn phát quang cơ bản phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo.
Đoạn sợi quang ra (pigtail) của nguồn phát quang phải phù hợp với sợi dẫn quang được
khai thác trên tuyến.
Tín hiệu ánh sáng đã được điều chế tại nguồn phát quang sẽ lan truyền dọc theo
sợi dẫn quang để tới phần thu quang. Khi truyền trên sợi dẫn quang, tín hiệu ánh sáng
thường bị suy hao và méo do các yếu tố hấp thụ, tán xạ, tán sắc gây nên. Bộ tách sóng
quang ở đầu thu thực hiện tiếp nhận ánh sáng và tách lấy tín hiệu từ hướng phát đưa
tới. Tín hiệu quang được biến đổi trở lại thành tín hiệu điện. Các photodiode PIN và
photodiode thác APD đều có thể sử dụng để làm các bộ tách sóng quang trong các hệ
thống thông tin quang, cả hai loại này đều có hiệu suất làm việc cao và có tốc độ

Mai Hùng Tiệp

17


Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

chuyển đổi nhanh. Các vật liệu bán dẫn chế tạo các bộ tách sóng quang sẽ quyết định
bước sóng làm việc của chúng và đoạn sợi quang đầu vào các bộ tách sóng quang
cũng phải phù hợp với sợi dẫn quang được sử dụng trên tuyến lắp đặt. Đặc tính quan
trọng nhất của thiết bị thu quang là độ nhạy thu quang, nó mô tả công suất quang nhỏ
nhất có thể thu được ở một tốc độ truyền dẫn số nào đó ứng với tỷ lệ lỗi bít cho phép
của hệ thống.
Khi khoảng cách truyền dẫn khá dài, tới một cự ly nào đó, tín hiệu quang trong
sợi bị suy hao khá nhiều thì cần thiết phải có trạm lặp quang đặt trên tuyến. Cấu trúc
của thiết bị trạm lặp quang gồm có thiết bị phát và thiết bị thu ghép quay phần điện vào
nhau. Thiết bị thu ở trạm lặp sẽ thu tín hiệu quang yếu rồi tiến hành biến đổi thành tín
hiệu điện, khuếch đại tín hiệu này, sửa dạng và đưa vào thiết bị phát quang. Thiết bị
phát quang thực hiện biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang rồi lại phát tiếp vào
đường truyền. Những năm gần đây, các bộ khuếch đại quang đã được sử dụng để thay
thế một phần các thiết bị trạm lặp quang.
Trong các tuyến thông tin quang điểm nối điểm thông thường, mỗi một sợi
quang sẽ có một nguồn phát quang ở phía phát và một bộ tách sóng quang ở phía thu.
Các nguồn phát quang khác nhau sẽ cho ra các luồng ánh sáng mang tín hiệu khác nhau
và phát vào sợi dẫn quang khác nhau, bộ tách sóng quang tương ứng sẽ nhận tín hiệu từ
sợi này. Như vậy muốn tăng dung lượng của hệ thống thì phải sử dụng thêm sợi quang.
Với hệ thống quang như vậy, dải phổ của tín hiệu quang truyền qua sợi thực tế rất hẹp
so với dải thông mà các sợi truyền dẫn quang có thể truyền dẫn với suy hao nhỏ .
Một ý tưởng hoàn toàn có lý khi cho rằng có thể truyền dẫn đồng thời nhiều tín hiệu
quang từ các nguồn quang có bước sóng phát khác nhau trên cùng một sợi quang. Kỹ
thuật ghép kênh quang theo bước sóng WDM ra đời từ ý tưởng này.

1.3.

Các phương pháp ghép kênh quang:
Sự phát triển nhanh chóng của các mô hình truyền số liệu, đặc biệt là Internet đã

làm bùng nổ nhu cầu tăng băng thông (hình 1.2). Trong bối cảnh IP (Internet Protocol)

Mai Hùng Tiệp

18

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

đang nổi lên như là nền tảng chung của mọi loại nhình dịch vụ trong tương lai, các nhà
cung cấp dịch vụ truyền dẫn bắt buộc phải xem xét lại phương thức truyền dẫn TDM
truyền thống, vốn tối ưu cho truyền thoại nhưng lại kém hiệu quả trong việc tận dụng
băng thông.

Hình 1.2. Sự gia tăng nhu cầu truyền thoại và truyền số liệu
Tóm lại, ta phải giải quyết bài toán tăng băng thông cho viễn thông tương
lai. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn bắt đầu xét đến các phương thức truyền dẫn
sau:
1.3.1. Kỹ thuật ghép kênh quang tần số:
Như đã biết, ghép kênh là một biện pháp nhằm tập hợp một số kênh thông tin lại
thành một kênh chung mang lượng thông tin lớn hơn. Một kỹ thuật dùng để thông tin
bằng ánh sáng là ghép kênh tần số. Trong OFDM, băng tần của sóng ánh sáng được
phân chia thành một số kênh thông tin riêng biệt, mà ở đây các kênh có tần số quang

khác nhau sẽ được biến đổi thành các luồng song song để cùng truyền đồng thời trên
một sợi quang.Các sóng ánh sáng có tiềm năng thông tin rất lớn và nó có tần số rất lớn
tới hơn 200 000 GHz, hơn nữa, sợi quang vốn có suy hao rất nhỏ ở dải bước sóng từ
0,8 - 1,8 µm, cũng tương đương với băng tần 200 000 GHz. Vì thế, một số lượng lớn

Mai Hùng Tiệp

19

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

các kênh quang FDM sẽ được truyền trên sợi, và mỗi kênh quang riêng biệt có thể có
một băng tần đủ rộng. Chẳng hạn, trên sợi dẫn quang tồn tại vùng có suy hao nhỏ nằm
trong khoảng 1,5 - 1,6 µm. Vùng này có băng tần là 12.000 GHz và như vậy có thể
ghép tới hơn 1.000 kênh quang để mang thông tin cần truyền. Vì vậy có thể thiết lập
được tốc độ truyền dẫn trên sợi quang khoảng 1 Tbit/s nhờ OFDM.
Mặc dù công nghệ OFDM hiện nay mới chỉ ở mức triển khai thực nghiệm,
nhưng người ta đã tiến hành ghép hệ thống lên tới 100 kênh quang. Mặt khác, với công
nghệ cáp sợi quang phát triển, các cáp có thể có tới 100 sợi đã làm cho hệ thống thông
tin quang ghép kênh theo tần số không cần phải đạt hiệu suất sử dụng cao với mức khó
thực hiện được như ở ghép kênh FDM đối với các hệ thống vô tuyến. Về thực chất,
OFDM đã khai thác khả năng băng tần rất lớn của sợi quang bằng cách ghép các kênh
ở các bước sóng khác nhau vào thành một luồng thông tin lớn. Như vậy, OFDM là
chung cho ghép kênh theo bước sóng. OFDM và WDM cho phép chúng ta tăng dung
lượng kênh mà lại vượt qua được giới hạn của tán sắc sợi dẫn quang. OFDM sẽ đóng
vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin quang hiện tại và tương lai, nó là yếu tố
quyết định thúc đẩy mục tiêu thực hiện quang hoá hoàn toàn

1.3.2. Kỹ thuật ghép kênh quang thời gian:
Trước sự phát triển của mạng viễn thông, vấn đề đặt ra là phải xây dựng một hệ
thống truyền tốc độ cao trên nền sợi quang.Tuy nhiên, để có được thiết bị hoạt động ở
tốc độ cao, công nghệ điện tử - thông tin phải sản xuất được các Chip điện tử có khả
năng đáp ứng được tốc độ chuyển mạch cao hoặc làm việc ở môi trường có băng tần
rộng. Cho đến nay, các thiết bị này đều đã được sản xuất và sẵn có trên thị trường và
thoả mãn được tốc độ 10-20 Gbit/s được dùng cho các thiết bị phát và thu quang làm
việc ở băng tần cao, mặt khác nó thoả mãn được các thiết bị ghép và tách kênh.
Để tiếp tục tăng tốc độ bit lên 40 Gbit/s hoặc hơn nữa cho đến nay là rất khó vì
vẫn phải dựa vào nền tảng cấu trúc công nghệ hỗn hợp InP. Vì vậy, kỹ thuật OTDM có
thể khắc phục được hạn chế này, quá trình ghép các luồng tín hiệu quang thành các

Mai Hùng Tiệp

20

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

luồng tín hiệu có tốc độ cao hơn không qua một quá trình biến đổi điện nào. OTDM
hứa hẹn có nhiều khả năng thành công và tiến nhanh hơn bất kỳ một sản phẩm ghép
kênh điện nào, vì nó sử dụng các kỹ thuật xử lý quang tiên tiến.

Hình 1.3 Sơ đồ tuyến thông tin quang sử dụng kỹ thuật OTDM

Hình 1.4 Minh họa kỹ thuật OTDM
Trong hình vẽ 1.4 mô tả hoạt động của một hệ thống truyền dẫn quang sử dụng
kỹ thuật OTDM. Trong OTDM, chuỗi xung quang hẹp phát ra từ nguồn phát thích hợp.

Các tín hiệu này được đưa vào khuếch đại để nâng mức tín hiệu đủ lớn nhằm đáp ứng
yêu cầu. Sau đó, chia thành N luồng, mỗi luồng đưa vào điều chế nhờ các bộ điều chế
ngoài với tín hiệu nhánh B Gbit/s. Để thực hiện ghép các tín hiệu quang này với nhau,
các tín hiệu nhánh phải đưa qua bộ trễ quang. Tuỳ theo vị trí từng kênh theo thời gian
trong khung mà các bộ trễ này sẽ thực hiện trễ dịch các khe thời gian quang một cách

Mai Hùng Tiệp

21

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

tương ứng. Thời gian trễ là một nửa tín hiệu Clock. Như vậy, tín hiệu quang sau khi
ghép sẽ có tốc độ là NxB Gbit/s. Sau khi truyền tải trên đường truyền, thiết bị tách
kênh ở phía thu sẽ thực hiện tách kênh, khôi phục xung Clock và đưa ra từng kênh
quang riêng tương ứng với các kênh quang ở đầu vào bộ ghép phía phát. Các hệ thống
OTDM thường hoạt động ở vùng bước sóng 1550 nm, tại vùng bước sóng này, như đã
biết có suy hao sợi quang nhỏ nhất, lại phù hợp với bộ khuếch đại quang sợi trong hệ
thống. Các bộ khuếch đại quang sợi có chức năng duy trì quỹ công suất của hệ thống
nhằm đảm bảo tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm (S/N) ở phía thu quang. Nguyên lý hoạt động
này có thể đáp ứng xây dựng các hệ thống thông tin quang với tốc độ 200 Gbit/s. Tuy
nhiên, ở tốc độ này cần phải xem xét tới vấn đề bù tán sắc cho hệ thống.
1.3.3. Kỹ thuật ghép phân bước sóng WDM:
Ghép thêm nhiều bước sóng để có thể truyền trên một sợi quang, không cần
tăng tốc độ truyền dẫn trên một bước sóng. Công nghệ WDM có thể mang đến giải
pháp hoàn thiện nhất trong điều kiện công nghệ hiện tại. Thứ nhất nó vẫn giữ tốc độ
xử lý của các linh kiện điện tử ở mức 10 Gbps, bảo đảm thích hợp với sợi quang

hiện tại. Thay vào đó, công nghệ WDM tăng băng thông bằng cách tận dụng cửa
sổ làm việc của sợi quang trong khoảng bước sóng 1260 nm đến 1675 nm. Khoảng
bước sóng này được chia làm nhiều băng sóng hoạt động như minh hoạ trên bảng 1.1.
Thoạt tiên, hệ thống WDM hoạt động ở băng C (do EDFA hoạt động trong khoảng
băng sóng này). Về sau, EDFA có khả năng hoạt động ở cả băng C và băng L nên
hệ thống WDM hiện tại dùng EDFA có thể hoạt động ở cả băng C và băng L. Nếu
theo chuẩn ITU-T, xét khoảng cách giữa các kênh bước sóng là 100 Ghz (đảm bảo
khả năng chống xuyên nhiễu kênh trong điều kiện công nghệ hiện tại), sẽ có 32 kênh
bước sóng hoạt động trên mỗi băng.

Mai Hùng Tiệp

22

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao

Bảng 1.1. Sự phân chia các băng sóng
Băng sóng

Mô tả

Bước
sóng(nm)

1.4.

Băng O


Original

1260 đến 1360

Băng E

Extended

1360 đến 1460

Băng S

Short

1460 đến 1530

Băng C

Conventional

1530 đến 1565

Băng L

Long

1565 đến 1625

Băng U


Ultra-long

1625 đến 1675

Công nghệ ghép kênh theo bước sóng WDM:

1.4.1. Định nghĩa:
Ghép kênh theo bước sóng WDM (Wavelength Devision Multiplexing) là công
nghệ “trong một sợi quang truyền dẫn đồng thời nhiều tín hiệu quang với nhiều bước
sóng khác nhau”. Ở đầu phát, nhiều tín hiệu quang có bước sóng khác nhau được tổ
hợp lại (ghép kênh) để truyền đi trên một sợi quang. Ở đầu thu, tín hiệu tổ hợp đó được
phân giải ra (tách kênh), khôi phục lại tín hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác nhau.
1.4.2. Mục đích:
Sử dụng công nghệ WDM nhằm mục đích tận dụng băng tần truyền dẫn rất lớn
của sợi quang bằng cách truyền đồng thời nhiều kênh bước sóng trên cùng một sợi
quang. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng nhiễu xuyên kênh, giữa các kênh phải có
khoảng cách nhất định. Qua nghiên cứu, ITU-T đã đưa ra cụ thể các kênh bước sóng và
khoảng cách giữa các kênh này có thể lựa chọn ở các cấp độ 200GHz, 100GHz,
50GHz.

Mai Hùng Tiệp

23

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao


1.4.3. Phân loại WDM:
Hệ thống WDM về cơ bản chia làm 2 loại: hệ thống đơn hướng và song hướng
như minh hoạ trên hình 1.1. Hệ thống đơn hướng chỉ truyền theo một chiều trên sợi
quang. Do vậy, để truyền thông tin giữa 2 điểm cần 2 sợi quang. Hệ thống WDM song
hướng, ngược lại, truyền hai chiều trên một sợi quang nên chỉ cần một sợi quang để có
thể trao đổi thông tin giữa 2 điểm.
Cả hai hệ thống đều có những ưu nhược điểm riêng. Giả sử rằng công nghệ hiện
tại chỉ cho phép truyền N bước sóng trên một sợi quang, so sánh hai hệ thống ta thấy:


Xét về dung lượng, hệ thống đơn hướng có khả năng cung cấp dung

lượng cao gấp đôi so với hệ thống song hướng. Ngược lại, số sợi quang cần dùng gấp
đôi so với hệ thống song hướng.


Khi sự cố đứt cáp xảy ra, hệ thống song hướng không cần đến cơ chế

chuyển mạch bảo vệ tự động APS (Automatic Protection Switching) vì cả hai đầu của
liên kết đều có khả năng nhận biết sự cố ngay lập tức.


Về khía cạnh thiết kế mạng, hệ thống song hướng khó thiết kế hơn vì còn

phải xét thêm các yếu tố như: vấn đề xuyên nhiễu do có nhiều bước sóng hơn trên một
sợi quang, đảm bảo định tuyến và phân bố bước sóng sao cho hai chiều trên sợi quang
không dùng chung một bước sóng…
Các bộ khuếch đại trong hệ thống song hướng thường có cấu trúc phức tạp hơn
trong hệ thống đơn hướng. Tuy nhiên, do số bước sóng khuếch đại trong hệ thống song
hướng giảm ½ theo mỗi chiều nên ở hệ thống song hướng, các bộ khuyếch đại sẽ cho

công suất quang ngõ ra lớn hơn so với ở hệ thống đơn hướng.

Mai Hùng Tiệp

24

Cao học Điện Tử 2, 2008-2010


×