Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Đánh giá hiện trạng và công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Tổ Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn – Tĩnh Gia – Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.12 KB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đánh giá hiện trạng và công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
của Tổ Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn – Tĩnh Gia – Thanh Hóa

Sinh viên thực hiện: MẠCH THỊ LOAN
Chuyên ngành đào tạo: Quản Lý Biển
Lớp: DH3QB2
Niên khóa: 2013 - 2017
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Xuân Tuấn

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luân văn là trung thực có tính kế thừa và chưa được công bố trong các công trình
khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài
của mình.
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

MẠCH THỊ LOAN

LỜI CÁM ƠN

ii




Được sự phân công của Khoa Khoa Học Biển và Hải Đảo Trường Đại Học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội, và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫ PGS.TS Lê
Xuân Tuấn em đã thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng và công tác triển khai kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Tổ Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn – Tĩnh Gia –
Thanh Hóa”.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến quý Thầy, Cô trong Khoa Khoa Học Biển và Hải Đảo – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học
tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Thầy giáo,
PGS.TS Lê Xuân Tuấn đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND huyện Tĩnh Gia, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia, Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn đã
tạo điều kiện cho em điều tra, khảo sát để có dữ liệu hoàn thành đồ án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực
tế cũng như hanh chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi
những thuyết sót. Em rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
0
MẠCH THỊ LOAN

iii


MỤC LỤC


iv


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NSRP: Dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn
BCĐ UPKC: Ban chỉ đạo ứng phó khẩn cấp
SPM: Bến nhập dầu thô 1 điểm neo
CHVP: Chỉ huy tại văn phòng.
CHHT: Chỉ huy tại hiện trường
DO: Dầu diesel
FO: Dầu nhiên liệu
ĐUPKC: đội ứng phó khẩn cấp
UPSCTD : Ứng phó sự cố tràn dầu
UPSC : ứng phó sự cố
SCTD: sự cố tràn dầu
IMO: Tổ chức hàng hải quốc tế
MOSRCEN: Trung tâm ứng phó tràn dầu khu vực miền Trung
NASOS: Trung tâm ứng phó tràn dầu khu vực miền Nam
NOSRCE: Trung tâm ứng phó tràn dầu khu vực miền Bắc
OSRL: Công ty ứng phó tràn dầu Singgapore
PVN: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
VSP: Công ty liên danh dầu khí Vietsovpetro
VINASARACOM: Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn
TNMT: Tài nguyên môi trường
PVEP: Công ty thăm dò và khai thác Dầu khí
PVD Offshore: Công ty TNHH Dịch vụ khoan dầu khí ngoài khơi

v



DANH MỤC CÁC BẢNG

vi


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia ven biển với chiều dài bờ biển khoảng 3260km nằm trên
tuyến đường giao thông hàng hải trong khu vực. Phấn đấu đưa nước ta trở thành
nước mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc quyền chủ quyền quốc gia
trên biển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước là mục tiêu trong chính sách phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị Quyết
hội nghị lần thứ VI của ban chấp hành trung ương đảng khóa X về chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020. Trong đó có phát triển đội tàu biển và hệ thống cảng biển
Việt Nam, vì vậy ngành hàng hải đang trong giai đoạn phát triển, mật độ tàu thuyền
hoạt động trên biển, tại các cảng biển ngày càng nhiều, vận chuyển hàng hóa thông
qua cảng biển ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc ô nhiễm do các hoạt động hàng
hải tăng. Theo thống kê những năm qua số lượng và số vụ xảy ra sự cố tràn dầu do
hoạt động của tàu thuyền đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy hiện nay ô nhiễm
dầu và vấn đề phòng chống do ô nhiễm dầu gây ra ở các vùng biển của Việt Nam
đang là vấn đề khá bức xúc được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Các nguồn
gây ô nhiễm nói chung, dầu nói riêng gây ô nhiễm cho môi trường là những tác
động làm thay đổi các thành phần môi trường, tạo nên sự mất cần bằng sinh thái cho
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật và môi trường tự nhiện hoặc cụ thể
hơn: Ô nhiễm môi trường là những tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên thông
qua sự thay đổi các thành phần vật lý, hóa học, các nguồn năng lượng, mức độ
phóng xạ, độ phổ biến của sinh vật…Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
con người thông qua không khí, ăn uống thiên tai hoặc ảnh hưởng gián tiếp do thay

đổi các điều kiện vật lý, hóa học làm môi trường tự nhiên suy thoái.
Các sự cố tràn dầu thường để lại hậu quả rất nghiệm trọng, làm ô nhiễm một
vùng rộng lớn cho môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên đất, gây
thiệt hại cho các hoạt động kinh tế khác như: Các ngành thủy hải sản; hoạt động du
lịch; gây chết hàng loạt các loài động thực vật biển; gây hậu quả nặng nề cho môi


trường sinh thái; làm ngưng, đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho công ty và
các thành phần liên quan; làm phát sinh các chi phí cho việc giải quyết các hậu quả.
Bên cạnh đó tại khu vực cảng biển Nghi Sơn hiện nay ngoài các bến cảng đã
và đang hoạt động, còn có một số bến cảng đang được xậy dựng sắp đưa vào sử
dụng, nhiều bến cảng đã được quy hoạch và được nâng cấp có thẩm quyền phê
duyệt cho phép xây dựng, trong số đó có những bến cảng lớn tầm cỡ như bến cảng
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Chính vì vậy hoạt động của tàu thuyền tại khu vực
cảng biển Nghi Sơn sẽ tăng lên, mật độ tàu ngày càng đông, nhất là tàu có trọng tải
lớn như tàu chở dầu thô, do đó nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu khó có thể tránh khỏi .
Vì vậy để sẵn sàng ứng phó nhanh, kịp thời và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra
trong khu vực bến cảng một số công ty phụ trách quản lý các bến cảng đã đưa ra
bản kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
Xuất phát từ thực tế trên đề tài “ Đánh giá hiện trạng và công tác triển khai
kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Tổ Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn – Tĩnh
Gia – Thanh Hóa” được đưa ra nhằm điều tra hiện trạng những thuận lợi và khó
khăn trong công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Tổ Hợp Lọc
Hóa Dầu Nghi Sơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá được hiện trạng những thuận lợi và khó khăn trong công tác triển
khai kế hoạch ứng phó tràn dầu của Tổ Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn từ đó đưa ra
một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những tồn đọng trong công tác triển khai kế

hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Tổ Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng công tác triển khai kế hoạch ứng phó tràn dầu của Tổ
Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác triển khai
kế hoạch ứng phó tràn dầu của Tổ Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn nhằm phát triển và
khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong công tác
triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nằm trong giới hạn của đề tài, đối tượng mà đề tài nghiên cứu là “công tác
triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu”. Từ những hiểu biết về bản kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu này. Hiện trạng và công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự
cố tràn dầu tại tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Từ đó đưa ra những biện pháp để xử lý
những khó khăn trong công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Phạm vi nội dung: Do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu
có giới hạn, nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài còn hạn hẹp. Đề tài chỉ
giới hạn trong việc tìm hiểu hiện trạng và công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự
cố tràn dầu của tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Từ đó đưa ra những vấn đề còn tồn tại
trong công tác triển khai dưới góc nhìn của nhà quản lý môi trường và đưa ra những
biện pháp thiết thực cho những tồn tại trên.
 Phạm vi không gian: khu tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thuộc Công ty
TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn, Khu Kinh Tế Nghi Sơn – Tĩnh Gia – Thanh Hóa.

Hình 1.1: Khu vực nghiên cứu tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.

( Nguồn: google maps)
 Phạm vi thời gian: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017

3


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ
2.1.1 Hệ thống pháp lý quốc tế.
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm tàu ( MARPOL 73/78 ). Năm 1970,
Công ước năm 1973 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư 1978 kèm thêm 5
phụ lục mới, chính thức được gọi tắt là MARPOL 73/78. Tiếp đến năm 1997
Marpol 73/78 được bổ sung bằng Nghị định thư 1997 có thêm phụ lục thứ 6. Như
vậy, đến nay MARPOL 73/78 đang được thực thi nghiêm ngặt trong ngành hàng hải
thế giới.
- Các công ước và nghị đinh thư quốc tế về đền bù thiệt hại do ô nhiễm được
phát triển dưới sự bảo hộ của Tổ chức Hàng hải Quốc tế ( IMO ), trong đó có Công
ước “ Trách nhiệm dân sự 1992 ( 1992 CLC )” mà Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sau hành loạt các vụ tràn dầu lớn xẩy ra
như: Vụ tràn dầu Fergana Valley năm 1992, Vụ tràn dầu ABT Summer năm 1991
thì một số quốc gia đã nhận thấy những hạn chế trong các công ước CLC 92 và 92
fund là không thích ứng về quy mô quỹ đền bù trong việc chi trả đền bù cho các sự
cố tràn dầu lớn. Vì vậy, các quốc gia thông qua “ Hội đồng quỹ” và “ Hội đồng lập
pháp” của IMO đã tiến hành thành lập “quỹ (đền bù) bổ sung” ( 2003
Supplementary fund) vào tháng 3/2003. Quỹ này cho phép mức đền bù tối đa cho
những thiệt hại do ô nhiễm trong một vụ tràn dầu lên đến 1,18 tỷ USD. Đến ngày
1/11/2011 đã có 27 quốc gia tham gia thỏa thuận :quỹ (đền bù) bổ sung”.
Ngoài ra trong hệ thống “Quỹ (đền bù) bổ sung” cho những thiệt hại do ô
nhiễm dầu quốc tế còn tồn tại các thỏa thuận sau :
•STOPICA – thỏa thuận đền bù ô nhiễm dầu từ các tàu chở dầu nhỏ.

•TOPICA – thỏa thuận đền bù ô nhiễm dầu từ các tàu dầu.
Ngoài ra, còn có một số công ước và thỏa thuận quốc tế liên quan đến việc
phòng chống ô nhiễm môi trường biển đang được áp dụng như :
•Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS)
•Công ước quốc tế sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với việc xử lý ô nhiễm
dầu (OPRC).

4


•Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất thải và những vật liệu khác
( LONDON 1972)
•Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu 1969.
•Công ước quốc tế vầ trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu
nhiên liệu 2001 (Bunker 2001).
•Các thỏa thuận khu vực để tạo điều kiện cho các cảng biển kiểm tra sự chấp
hành luật lệ về bảo vệ môi trường biển của các tàu cập bến.
2.1.2 Hệ thống pháp lý của Việt Nam.
- Bộ luật hàng hải của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 40/2005/QH13
ngày 14/6/2005
- Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày
23/6/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Luật dầu khí ban hành ngày 6/7/1993 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam và Luật dầu khí sửa đổi số 10/2008/QH12 ngày 3/6/2008.
- Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ban hành ngày 21/6/2012.
- Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/03/2009 về việc quản lý tổng hợp tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ban hành ngày 21/3/2012 của chính phủ về
quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
- Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 3/12/2010 của chính phủ về xác định

thiệt hại đối với môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ quy định về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 27/2012/TT-BGTVT ngày 20/7/2012 quy định về báo cáo điều
tra tai nạn hàng hải.
- Thông tư số 70/2011/TT-BGTVT ngày 31/13/2011 về việc ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia “quy chế ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy lợi nội
địa” và thông tư số 08/2013/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung.
- Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19/12/2012 của bộ trưởng bộ giao
thông vận tải quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất lỏng có lẫn dầu từ tàu biển
tại các cảng biển Việt Nam.

5


- Quy chế hoạt động ứng cứu sự cố tràn dầu kèm theo quyết định số
02/2013/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 của thủ tướng chỉnh phủ.
- Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí ban hành kèm quyết
định số 41/199/QĐ-TTG ngày 8/3/1999 của thủ tướng chính phủ.
- Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 3/9/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về
việc thực hiện nghị quyết số 27/NQ-TTg ngày 12/6/2009 của chính phủ về một số
giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và
kế hoạch UPSCTD của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 69/CV-UB ngày 5/3/2009 của ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu
nạn về hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật kế hoạch UPSCTD và bản đồ
nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển.
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1 Các khái niệm
Dầu: dầu thô và các sản phẩm dầu được hiểu như sau:
- Dầu thôi là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến.

- Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu máy
bay, dầu diesel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, dầu thủy
lực.
- Các loại khác: là dầu thải, nước thải lẫn dầu từ các hoạt động súc rửa, sửa
chữa tàu biển, tàu sông và các phương tiên chứa dầu.
Tràn dầu: là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các
hoạt động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường. Dầu có thể bao gồm nhiều
loại khác nhau từ dầu thô, các sản phẩm lọc dầu (như xăng, dầu diesel), bồn chứa
dầu của các tàu, dầu thải hoặc chất thải dính dầu.
Sự cố tràn dầu: là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác
nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố
kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.
Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng: là sự cố xảy ra với khối lượng lớn
dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố đe dọa nghiêm trọng
đến tính mạng, tài sản, môi trường, đời sống và sức khỏe của tất cả các loài sinh vật

6


và con người.
Ứng phó sự cố tràn dầu: là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiên,
thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra
môi trường.
Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu: là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn bị,
ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sau sự cố tràn dầu.
Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu: là các hoạt động làm sạch đất, nước, hệ
sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi
sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu.
Cấp ứng phó gián tiếp (cấp chỉ đạo ứng phó): là đầu mối tiếp nhận thông tin
và đưa ra các quyết định cuối cùng về việc huy động lực lượng, phương pháp ứng

cứu sự cố, thời điểm kết thúc quá trình ứng cứu…
Cấp ứng phó trực tiếp: trực tiếp thực hiện công tác ứng cứu sự cố tràn dầu
ngoài hiện trường dưới sự chỉ đạo, quản lý của ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu.
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu: là dực kiến các nguy cơ, tình huống sự cố
có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến
đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp
thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.
Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu: là phương án triển khai các
hoạt động khẩn cấp để ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả trong trường hợp xảy
ra sự cố tràn dầu.
Hiện trường ứng phó sự cố tràn dầu: là khu vực triển khai các hoạt động
ngăn chặn, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố
tràn dầu.
Chỉ huy hiện trường: là người được phân công hoặc chỉ định trực tiếp chỉ
huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu. Quyền hạn và trách nhiệm
của chỉ huy hiện trường được quy định cụ thể trong kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự
cố tràn dầu của từng cơ sở, đơn vị, địa phương.
Cơ sở: là các cơ quan, đơn vị, các nhân có hoạt động về khai thác, vận
chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra

7


sự cố tràn dầu.
Cơ sở gầy tràn dầu: là cơ quan, đơn vị, cá nhân gây ra sự cố tràn dầu.
Chủ cơ sở gây tràn dầu: là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm
toàn diện về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở gây ra tràn dầu.
Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu: là bất kỳ tổ chức, cá nhân gây ra tràn dầu.
Đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu (đơn vị ứng phó): là các tổ chức có trang bị
thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu, nhân lực được huấn luyện đào tạo về chuyên môn

nghiệp vụ để tiến hành hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
Nguồn lực ứng cứu: là toàn bộ vật tư, thiết bị, phương tiện, nhân lực và
nguồn tài chính phục vụ cho việc ứng phó sự cố tràn dầu.
Diễn biến (của tràn dầu): thuật ngữ mô tả tổng hợp sự trôi dạt của vệt dầu và
sự thay đổi tính chất của dầu (phong hóa) trong quá trình trôi dạt đó.
Thời gian huy động: thời gian tính từ khi nhận được báo động về sự cố cho
tới khi các nguồn lực đã sẵn sàng xuất phát để tới nơi xảy ra sự cố.
Thời gian ứng phó: là thời gian từ khi nhận được báo động về sự cố cho tới
khi các nguồn lực đã sẵn sàng cho các hoạt động ứng cứu tại nơi xảy ra tràn dầu
(thời gian huy động cộng với thời gian để di chuyển).
Bãi biển hi sinh: bãi biển có “giá trị về mặt môi trường thấp hơn” và/hoặc dễ
làm sạch hơn so với các bãi biển lân cận, nơi sẽ chỉnh hướng cho vệt dầu trôi tới
nhằm mục đích bảo vệ các phần bãi biển khác có giá trị cao hơn.
Khu vực ưu tiên bảo vệ: là khu vực có độ nhạy cảm cao về môi trường hoặc
kinh tế xã hội cần ưu tiên bảo vệ khi xảy ra sự cố tràn dầu như rừng ngập mặn, dải
san hô, khu vực bảo tồn sinh thái, khu vực dự trữ sinh quyển, điểm nguồn nước
phục vụ sinh hoạt và sản xuất, khu vực để đảm bảo an toàn khi tiến hành cứu hộ,
cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu.
Phong hóa (của dầu): là sự thay đổi của dầu (hay các dung dịch bị tràn khác)
trên biển hoặc bãi biển theo thời gian như bay hơi, nhũ tương hóa, phân tán, hòa
tan…
Thông báo: từ ngữ sử dụng để thông báo về sự cố, tai nạn tới cơ quan cấp
trên, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc công chúng. Một thông báo có thể đơn

8


thuần chỉ là một thông tin, không nhất thiết yêu cầu người nhận thông báo phải
hành động hoặc chuẩn bị sẵn sàng cho hành động. Trong một tổ chức ứng cứu khẩn
cấp, quy trình thông báo đi theo hướng từ dưới lên trên hoặc sang ngang.

Báo động: từ ngữ sử dụng để báo động cho các tổ chức để có hành động ứng
cứu trong tình huống khẩn cấp. Người nhận phải có những phản ứng ngay khi nhận
được lệnh báo động. Trong khi một tổ chức ứng cứu khẩn cấp, quy trình báo động
đi theo hướng từ trên xuống dưới.
2.2.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của
tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự
cố tràn dầu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế những khó khăn trong
quá trình thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3.1 Hiện trạng các sự cố tràn dầu trên thế giới.
- Vụ tràn dầu Deepwater Horizon 2010.
Ngày 20/4/2010 giàn khoan dầu Deepwater Horizon, ngoài khơi bang
Louisiana-vịnh Mexico bất ngờ phát nổ và chìm, làm ít nhất 11 công nhân thiệt
mạng, gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng nhất tại Mỹ trong khoảng nửa thế kỷ qua,
đe dọa hệ sinh thái ở khu vực vốn đã chịu nhiều tác động của tình trạng bão lũ và
xói mòn tại vùng bờ biển này. Giàn khoan bốc cháy dữ dội suốt 36 giờ trước khi
chìm. Trước khi vụ nổ xảy ra, có khoảng 2,6 triệu lít dầu trên giàn khoan Deepwater
Horizon với công suất 8.000 thùng dầu/ngày.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ ước tính, sau khi sự cố này xảy ra, mỗi ngày có
tới 5.000 thùng dầu tràn ra biển, cao gấp 5 lần so với dự báo trước đây. Tuy nhiên,
Giám đốc điều hành phụ trách thăm dò và khai thác của BP, ông Doug Suttles cho
rằng dự báo của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ có thể không chính xác và không tin
rằng lượng dầu tràn ra biển sẽ cao hơn so với dự đoán trước đó là 1.000 thùng
dầu/ngày. Thảm họa tràn dầu của Mỹ chưa ước tính bằng con số cụ thể. Nhưng

9



khoảng hai, ba thập kỷ trở lại đây thế giới đã trải qua những vụ tràn dầu lịch sử với
hàng chục tấn dầu loang.
- Vụ tràn dầu trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991
Nơi diễn ra: Kuwait.Số lượng dầu tràn: 240 - 336 triệu gallons.
Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ
đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn
cản bước tiến của quân đội Mỹ. Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã
phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 triệu gallon dầu thô.
Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii.Một liên minh được
thành lập nhằm ngăn chặn và cách ly thảm họa dầu loang khủng khiếp này. Họ cố
gắng hạn chế sự lây lan bằng cách đóng các ống dẫn dầu bị ở bằng loại bom thông
minh. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến tranh kết thúc. Để bảo vệ
nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40 km thanh hút dầu nổi trên
mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Cùng với hàng loạt xe hút dầu, họ đã thu
lại được 58,8 triệu gallon dầu. Theo Hội nghị hải dương học liên quốc gia, vụ tràn
dầu lớn nhất thế giới đã gây ra những hậu quả vĩnh viễn lên hệ sinh thái của san hô
và cá. Khảo sát cũng cho thấy, một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ một phần tám được
thu lại, còn một phần tư khác dạt vào đất liền.
- Vụ tràn dầu tại giếng dầu Ixtoc năm 1979
Nơi diễn ra: Vịnh Campeche, MexicoSố lượng dầu tràn: 140 triệu gallons.
Vào tháng Sáu định mệnh năm 1979, một giếng dầu ở Vịnh Campeche đã sụp
đổ sau một vụ nổ khủng khiếp. Từ đó đến 10 tháng kế tiếp, ước tính có 140 triệu
gallons dầu đã tràn lan trên Vịnh Mexico. Để hạn chế và làm chậm sự chảy dầu từ
giếng dầu, chính phủ Mexico cho thả bùn, sau đó là những quả bóng bằng thép,
chì... xuống giếng dầu. Theo phát ngôn của chính phủ, một nửa số dầu từ giếng bốc
cháy khi nó nổi lên mặt nước, một phần ba đã bay hơi. Công ty dầu mỏ Mexico,
PEMEX đã thuê một công ty phun chất lỏng để phân tán 1800 km2 dầu loang. Loại
hóa chất được phun hoạt động khá hiệu quả, phân tán và làm dầu có thể hòa trộn với
nước. Như vậy sẽ giúp giảm ảnh hưởng của dầu tràn lên bờ biển. Ở phía bờ bên kia


10


của Vịnh, thuộc bang Texas (Mỹ), Mỹ trang bị các máy lọc và máy khoanh vùng
dầu nhằm bảo vệ vịnh quanh quần đảo Barrier.
- Vụ tràn dầu Atlantic Empress năm 1979.
Nơi diễn ra: Trinidad và Tobago, Tây Ấn.Số lượng dầu tràn: 88,3 triệu gallons.
Một đêm giông bão vào tháng 7/1979, tại vùng biển Carribe thuộc địa phận
của Tobago, hai chiếc tàu chở dầu cực lớn đã đâm vào nhau, gây ra vụ tràn dầu do
tai nạn tàu lớn.Bị hỏng hóc do cú va chạm, cả hai thuyền bắt đầu chảy dầu qua các
lỗ rò và bắt lửa. Ngọn lửa trên tàu Aegean Captain được kiểm soát. Con tàu được di
chuyển ngay tới Curacao, nơi mà các thùng dầu được bảo vệ. Nhưng chiếc Atlantic
Empress đã không có được số phận may mắn. Nó đã bốc cháy, được hướng ra biển
và nổ tung khi cách bờ biển 300 hải lý.Toàn bộ thuyền viên của tàu Atlantic
Empress thiệt mạng, cộng thêm gần 90 triệu gallon dầu đã tràn ra biển. Nhờ vào
phản ứng kịp thời để đưa tàu ra xa bờ, cộng thêm việc sử dụng các hóa chất phân
tán nhằm xử lý lượng dầu lan, chỉ một phần nhỏ bờ biển của Tobagobị ô nhiễm dầu.
- Vụ tràn dầu Fergana Valley năm 1992.
Nơi diễn ra: Uzbekistan.Số lượng dầu tràn: 87,7 triệu gallons.Gần 88 triệu
gallon dầu thô đã bị tràn từ giếng dầu Fergana Valley, một trong những khu vực
hoạt động năng lượng và chế biến dầu lớn nhất của Uzbekistan. Mặc dù sự lây lan ít
và không ra áp lực cho chính phủ, nhưng đây được coi là vụ tràn dầu lớn nhất trên
đất liền.Vì tràn dầu trên mặt đất, nên đất đã làm nhiệm vụ của đội cứu hộ, hấp thụ
hết dầu loang.
- Vụ tràn dầu Nowruz Oil Field năm 1983.
Nơi diễn ra: Vịnh Ba Tư.Số lượng dầu tràn: 80 triệu gallons.
Vùng Nowruz Field Platform trên vịnh Ba Tư Nằm trong khu vực chiến sự
trong cuộc chiến Iran-Iraq. Kết quả là, khoảng 1.500 thùng dầu bị tràn ra ngoài mỗi
ngày. Tổng số lượng ước tính khoảng 80 triệu gallons.Do chiến tranh nên tới 7

tháng sau, sự cố trên mới được khắc phục. Một công ty của Na Uy là Norpol đã sử
dụng máy phân tách và khoang ngăn dầu để xử lý lượng dầu loang.
- Vụ tràn dầu ABT Summer năm 1991
Nơi diễn ra: Bờ biển AngolaSố lượng dầu tràn: 80 triệu gallons.

11


Trên hành trình tới cảng Rotterdam, con tàu chở dầu ABT summer bất ngờ xảy
ra vụ nổ trên tàu, gây bắt lửa khi nó vừa rời khỏi bờ biển Angola 1.400 km. Toàn bộ
số dầu đã tràn lan trên một diện tích lên tới 120 km2. Tàu chở dầu ABT cũng đã
cháy liên tục trong vòng ba ngày trước khi chìm. Dựa trên số lượng dầu chở lúc đó,
ước tính có khoảng 80 triệu gallons dầu thô đã bị chìm hoặc bị đốt. Điều may mắn
là tác động của nó lên đời sống con người không lớn do vụ nổ diễn ra cách xa bờ
biển.
- Vụ tràn dầu Castillo de Bellever năm 1983
Nơi diễn ra: Ngoài khơi vịnh Saldanha, Nam Phi.Số lượng dầu tràn: 78, 5 triệu
gallons.
Thêm một vụ tràn dầu do tai nạn với tàu chở dầu khổng lồ. Nạn nhân lần này
là tàu Castillo de Bellver. Nó bị bắt lửa và cháy ở ngoài khơi, phía Tây Bắc của
Capetown, Nam Phi vào ngày 6/8/1983. Nỗ lực chữa cháy là bất khả thi. Vì vậy,
con tàu bị bỏ lại cho cháy và bị đẩy ra ngoài khơi xa. Cảnh tượng cuối cùng là con
tàu vỡ làm đôi và chìm xuống cùng toàn bộ số dầu chứa bên trong. Sau đó, chỉ có
vài tàu thực hiện việc phun chất lỏng phân tán dầu, vì phần lớn dầu bị cháy. Hậu
quả môi trường từ vụ tràn dầu được đánh giá là không nghiêm trọng nhưng đã có tới
1.500 con chim biển bị nhiễm dầu. May mắn, việc đánh bắt cá cũng không bị ảnh
hưởng nhiều.
- Vụ tràn dầu Amoco Cadiz năm 1978
Nơi diễn ra: Vùng biển ngoài khơi PhápSố lượng dầu tràn: 68,7 triệu gallons.
Đây là vụ tràn dầu gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với các loài sinh vật

biển. Chiếc tàu chở dầu Amoco Cadiz đã mắc cạn ngoài vùng biển Brittany sau khi
thất bại trong việc cập bờ trong cơn bão biển. Cùng với vụ tàu chìm là 68,7 triệu
gallons dầu nhẹ đã tràn ra vùng biển của Pháp. Việc xử lý vụ tràn dầu gặp khó khăn,
thậm chí là hoàn toàn thất bại do điều kiện gió lớn và biển động dữ dội. Chỉ khoảng
3.300 tấn chất lỏng phân tán được sử dụng. Chính vì vậy, chỉ trong một tháng sau
vụ tràn dầu, 320 km2 đường bờ biển của Pháp đã nhiễm bẩn dầu. Rất nhiều máy
xúc được huy động để xúc dầu.
- Vụ tràn dầu Odyssey năm 1988.

12


Nơi diễn ra: 700 hải lý ngoài khơi bờ biển Nova Scotia, Canada.Số lượng dầu
tràn: 43 triệu gallons.
Vào tháng 11 năm 1988, tàu chở dầu của Libery là Odyssey, bắt đầu chuyến đi
lênh đênh trên Biển Bắc, đột ngột vỡ làm đôi và chìm ngoài khơi Nova Scotia,
Canada. Con tàu đã bắt lửa và cháy rực trước khi chìm xuống đáy biển sâu. Vì vụ
tràn dầu và cháy tàu xảy ra ngoài khơi xa, nên dầu được kì vọng tự phân tán hết vào
nước. Đã không có đội làm sạch dầu nào được cử đến.
- Vụ tràn dầu M/T Haven Tanker năm 1991.
Nơi diễn ra: Genoa, Italy.Số lượng dầu tràn: 42 triệu gallons.
Con tàu chở dầu M/T Haven Tanker đã bị nổ ngoài khơi bờ biển Italy vì lí do
kỹ thuật. Con tàu bị nổ, kèm theo là cái chết của 6 thủy thủ.Ngay sau vụ tai nạn,
chính phủ Italy đã nỗ lực kéo tàu ra xa khơi nhưng thất bại. Ngày nay, chúng trở
thành một địa điểm du lịch, với danh hiệu, chiếc tàu mắc cạn nổi tiếng nhất thế giới,
nằm cách bờ biển 250 m.Vào thời điểm xảy ra vụ việc, các đơn vị cứu hộ Italy sử
dụng các biện pháp cứu hỏa để kiểm soát đám cháy và sự lan tràn của dầu.
2.3.2 Hiện trạng về các sự cố tràn dầu tại Việt Nam.
- Sự cố tràn dầu tàu Pormosa One.
Sự cố tràn dầu tàu Pormosa One xảy ra ngày 07/09/2001 tại vịnh Gành Rái,

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do không tuân thủ đúng chỉ dẫn của cảng vụ Vũng Tàu,
tàu Pormosa One đã đâm va với tàu Petrolimex-01 đang neo đậu tại vịnh Gành Rái,
Làm tràn đổ kharong 900m3 ( tương đường với 750 tấn) dầu DO. Do sự cố xảy ra
lúc 3 giờ sang tại vị trí cách bờ khoảng 2km, đúng vào lúc triều đang lên, toàn bộ
lượng dầu tràn đã nhanh chóng táp vào bờ biển vùng vịnh Gánh Rái bao gồm bãi
trước Long Sơn, Sao Mai, Bến Đình…và không cho phép các biện pháp ứng cứu có
thể được triển khai kịp thời. Ngày 8/9/2001, tàu Petrolimex-01 được kéo đến cảng
Nhà Bè để giải phóng toàn bộ lượng dầu còn lại trong tàu. Mặc dù chính quyền địa
phương đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp khắc phục nhằm hạn chế các
thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra, nhưng do các khu vực nhạy cảm cao như rừng
ngập mặn, các bãi nuôi trồng thủy sản, các bãi tắm không được che chắn và bảo vệ
kịp thời gây thiệt hạ nặng nề về kinh tế và môi trường của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

13


Thiệt hại được ước tính lên đến 14,2 triệu USD. Sau hơn 3 năm giải quyết khiếu nại
đền bù, chủ tàu Pormosa One đã bồi thường hơn 4 triệu USD cho các thiệt hại do sự
cố tràn dầu gây ra.
- Sự cố tràn dầu tại bờ biển Quy Nhơn.
Ngày 7/7/2013, tại khu vực biển Quy Nhơn ở Hải Minh, thuộc khu vực 9,
phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn đã xảy ra sự cố tràn dầu. Dầu loang khắp bãi biển
Quy Nhơn dài hàng 6 – 7 km. Sự cố tràn dầu gây ra tổng thiệt hại gần 1,9 tỷ đồng,
riêng dầu loang gây thiệt hại cho 80 hộ nuôi cá lồng bè, với 707 lồng nuôi tại khu
vực Hải Minh Trong, thuộc tổ 46, KV 9, phường Hải Cảng gần 1,8 tỷ đồng.
Trong quá trình khắc phục sự cố tràn dầu, ngày 12/7, Công an TP. Quy Nhơn
đã tiếp nhận 1 tàu bằng gỗ được cho là “nghi phạm” gây sự cố tràn dầu ở biển Quy
Nhơn có số hiệu BĐ-0508H công suất 45 CV, chiều dài 14,2 m, chiều rộng 3,67 m,
chiều cao 2 m, sơn màu xanh, viền đỏ, số máy DADG 4040, được người dân xã
Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn phát hiện và giao nộp. Chủ tàu BĐ-0508H cũng đưa ra

nhiều lý do dẫn đến sự cố không mong muốn và xin được chia sẻ với những thiệt
hại của bà con. Qua đó, phía chủ tàu đưa ra mức hỗ trợ mỗi hộ là 3 triệu đồng coi
như là bù vào tiền công mà các hộ đã chà, rửa lại lưới lồng nuôi, trong đó yêu cầu
các hộ nuôi cá lồng bè ký nhận vào biên bản.
- Sự cố tràn dầu từ tàu Bright Royal ( quốc tịch Panama)
Đêm ngày 3/10/2013 tàu Bright Royal vận chuyển hơn 27.200 tấn Clinker(sản
phẩm nung thiêu kết 1.450 độ C của đá vôi, đất sét và một số phụ gia điều chỉnh hệ
số như quặng sắt, bôxit, cát...) khởi hành từ cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) đi
Bangladesh đến vùng biển đảo Lý Sơn thì gặp nạn.
Sau khi va vào đá ngầm, tàu có 2 lỗ thủng rộng gần 1,5 m tại khoang máy và
két dầu FO có trọng lượng gần 400 tấn, khiến dầu tràn ra ngoài và loang ra biển trên
diện rộng. Rạng sáng 4/10, thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu chở hàng này
mới phát đi tín hiệu cầu cứu các cơ quan chức năng. Qua khảo sát, lãnh đạo Sở Tài
Nguyên & Môi trường Quảng Ngãi nhận định, có ít nhất 2.000 lít dầu từ tàu tràn ra
biển và vẫn đang tiếp tục tràn. Đến sáng 6/10, Công ty trục vớt cứu hộ Hi - Tram
(Đà Nẵng) do phía chủ tàu thuê mới tiếp cận hiện trường khảo sát sau hơn hai ngày
đêm xảy ra sự cố. Chiều tối 5/10, lực lượng cứu hộ Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi

14


đã ứng cứu thành công, đưa 24 thuyền viên từ tàu chở hàng Bright Royal vào bờ an
toàn.
- Sự cố tràn dầu tại Cảng Dung Quất : Tháng 11/2012 tại khu vực bến số 1,
cảng Dung Quất – khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa bàn xã Bình Thuận ( huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ) tàu Racer Expresss có trọng tải 43.000 tấn quốc tịch
Panama neo đậu để vận chuyển dăm gỗ xuất khẩu, Trong khi bơm chuyển lượng
dầu FO từ téc dầu này sang téc dầu kia để cân chỉnh trạng thái cân bằng của tàu
trước khi xuất bến thì van điều chỉnh bị bung ốc làm dầu từ tàu tràn ra biển. Sau 30
phút, các thuyền viên trên tàu Racer Express mới khắc phục được sự cố tại van điều

chỉnh. Theo ước tính ban đầu, lượng dầu FO từ tàu Racer Express tràn ra biển
khoảng gần 1.000 lít và loang ra diện tích mặt nước biển khoảng 300 - 350 m 2.
Ngay sau khi xảy ra sự cố tràn dầu, Công ty CP dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC
(đơn vị quản lý, khai thác cảng Dung Quất) đã huy động đội ứng cứu sự cố tràn dầu
cảng Dung Quất nhanh chóng dùng phao quây, khoanh vùng không cho dầu FO lan
ra diện rộng, đồng thời sử dụng máy hút thu gom lượng dầu tràn. Đến 16 giờ chiều
cùng ngày, công việc thu gom dầu tràn ra biển cơ bản hoàn thành.
2.4 Bài học kinh nghiệm.
Như vậy: Qua các sự cố kể trên và nhiều sự cố nhỏ lẻ khác có thể nhận thấy
tần suất xảy ra sự cố tràn dầu là tương đối cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường và kinh tế xã hội của các địa phương ven biển. Vì vậy việc lập và triển khai
kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các tỉnh ven biển, các tàu thuyền trên biển và
các tổ chức liên quan đến dầu mỏ là rất cần thiết. Nhằm ngăn chặn và giảm thiểu
hậu quả đến mức thấp nhất khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

15


PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập và xử lý số liệu khí tượng
thủy văn, hải dương học, nguồn lợi môi trường, kinh tế xã hội…tại khu vực nghiên
cứu cũng như tham khảo từ các tài liệu và các nghiên cứu liên quan đã công bố để
đánh giá hiện trạng và công tác triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Tổ
hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
- Phương pháp khảo sát thực địa: sử dụng để khảo sát địa hình đường bờ,
lớp phủ thực vật và các hoạt động đánh bát thủy hải sản tại khu vực ven biển đảo
Nghi Sơn.
- Phương pháp điều tra xã hội: được sử dụng trong quá trình làm việc với
các cấp có thẩm quyền, các phòng ban chuyên môn và phỏng vấn trưởng ban tổ

chức UPSCTD của tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và phong vấn dân cư địa phương
tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng
dẫn, cán bộ hướng dẫn và lấy ý kiến của trưởng ban tổ chức UPSCTD.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa một số văn bản, nghị định, báo cáo liên
quan đến đề tài.

16


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA TỔ HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN.
1.1Vị trí dự án.
- Khu vực nhà máy nằm trên địa bàn 3 xã Mai Lâm, Hải Yến và Tĩnh Hải. Nhà
máy tiếp giáp với các khu vực sau.
+ Phía Bắc giáp với khu dân cư xã Tĩnh Hải và Mai Lâm.
+ Phía Nam giáp với đường tỉnh lộ 514 chạy từ quốc lộ 1A đến cảng tổng hợp
của công ty công ty kỹ thuật dịch vụ dầu khí (PTSC) Nghi Sơn.
+ Phía Đông giáp với biển Đông.
+ Phía Tây giáp với ruộng canh tác Mai Lâm.
Tổ Hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn nằm trong khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa, các Hà Nội khoảng 200km về phía Nam. Tổng diện tích khu
vực dự án phần trên bờ khoảng 394 ha và diện tích phần ngoài khơi khoảng 295 ha
bao gồm:
- Các công trình phần trên bờ (394ha)
+ Khu vực nhà máy chính (khu B 328ha)
+ Khu đường ống dẫn trên bờ (khu E, 30 Ha)
+ Khu cảng Biển (khu J, 36 ha)
- Các công trình trên biển (259 ha)

+ Khu vực cảng xuất sản phẩm, luồng tàu, đê chắn sóng và kênh dẫn nước
biển (139 ha)
+ Khu đường ống dẫn dầu thô (35 ha)
+ Khu bến nhập dầu thô 1 điểm neo (Bến nhập dầu thô 1 điểm neo ( SPM) 31
ha)
1.1.1 Các công trình trên bờ.
 Hệ thống đường ống trên bờ.
- Hệ thống 2 đường ống 48 inch (”) dẫn dầu thô trên bờ từ điểm tiếp bờ đến hệ
thống bồn chứa dầu thô của nhà máy. Tổng chiều dài hệ thống dẫn dầu thô trên bờ
khoảng 1,5 km.
- Hệ thống 9 đường ống dẫn sản phẩm lỏng từ nhà máy đến cảng sản xuất sản
phẩm (mỗi sản phẩm có 1 đường ống ) và một đường ống thu hồi hơi khí dầu mỏ
hóa lỏng (LPG) quay trở lại nhà máy. Toàn bộ các đường ống này được đặt trên giá
đỡ.

17


+ Kích thước các đường ống dẫn sản phẩm được thiết kế là 12” đối với đường
ống dẫn LPG, 14” đối với đường ống dẫn nhiên liệu phản lực và Benzen, 16” đối
với đường ống dẫn dầu nhiên liêu và Paraxylene và 24” đối với đường ống dẫn
xăng ( 92, 95 ) và Diesel ( chất lượng cao và thông thường ).
+ Tổng diện tích khu vực đường ống dẫn sản phẩm trên bờ vào khoảng 30ha,
với chiều dài 1,5km và chiều rông 350m.
 Hệ thống bể chưa
- Bể chứa dầu thô
+ Có 8 bể chứa dầu thô với dung tích mỗi bể là 120.000 m 3 để nhận dầu thô
làm nguyên liệu đầu vào cho phân xưởng và để dự phòng khi ngừng bảo dưỡng và
kiểm tra. Chiều cao của bể được giới hạn tối đa 20m và đường kính bể khoảng 90m.
Dầu thô được nhập qua Bến nhập dầu thô một điểm neo (SPM) tới nhà máy với tần

suất 11 ngày/chuyến. Thời gian nhập dầu cho mỗi chuyến là 48 giờ.
Bảng 1.1 Số lượng và dung tích bể chứa dầu thô.
Thông số
Số bể chứa dầu thô (120.000m3/bể)
Tổng dung tích lắp đặt
Tổng dung tích hữu dụng

Đơn vị
Bể
m3
m3

Giá trị
8
960.000
768.00

- Bể chứa sảm phẩm
+ Có 16 bể chứa sản phẩm. Tất cả các bể chứa sản phẩm đều được trang bị
bơm sản xuất sản phẩm xuống tàu. Ngoài ra, các bể chứa xăng và diesel còn được
trang bị thêm bơm sản xuất sản phẩm cho xe bồn.
Bảng 1.2 Số lượng và dung tích các bể chứa sản phẩm
Bể chứa
Xăng 92
Xăng 95
Nhiên liệu phản lực – xuất
cho tàu

Số lượng
bể

2
2
3

Gasoil (Prem) – xuất cho tàu

3

Gasoil (IND) – xuất cho tàu

2

Benzen

2

18

Loại bể
Bể có mái nổi
Bể có mái nổi
Bể có mái nổi
bên trong
Bể có mái hình
nón
Bể có mái hình
nón
Bể có mái nổi

Dung tích

chứa (m3)
86.600
86.600
26.735
115.572
75.500
16.641


Para-Xylen

2

bên trong
Bể có mái nổi

34.000

bên trong

- Bể chứa các cấu tử pha trộn sản phẩm
+ Có 12 bể chứa các cấu tử pha trộn cần thiết để pha trộn thành các sản phẩm cuối.
Bảng 1.3 Số lượng và dung tích các bể chứa cấu tử pha trộn sản phẩm.
Bể chứa

Số lượng bể

Loại bể

Isomerate

Xăng Alkylate
Xăng FCC nhẹ
Xăng FCC nặng

2
2
2
2

Xăng thơm

1

Bể có mái vòm
Bể có mái nổi
Bể có mái vòm
Bể có mái nổi
Bể có mái hình nón, trong có

RHDS Diesel

2

Kerosen

1

Dung tích
chứa (m3)
22.025

17.114
17.978
19.129
7.650

mái nổi
Bể có mái hình nón
Bể có mái hình nón, trong có

33.106
8.900

mái nổi

- Bể chứa sản phẩm trung gian
+ Dung tích chứa của các bể trung gian được thiết kế dựa trên thời gian ước
tính ngừng đột xuất của các phân xưởng liên quan và các tác động do việc ngừng
hoạt động của các phân xưởng đến các phân xưởng còn lại của nhà máy.
Bảng 1.4 Số lượng và dung tích các bể trung gian
Bể chứa
Phân đoạn naphtha dải
rộng
Nguyên liệu dầu vào
cho Gohds
Cặn dầu thô/cặn dầu đã
khử lưu huỳnh
Naphtha nặng đã khử
lưu huỳnh
Phân đoạn Reformate


Số
lượng

Loại bể
Bể có mái hình nón,

2

trong có mái nổi.

Dung
tích (m3)
29.960

4

Bể có mái hình nón

34.275

6

Bể có mái nổi

244.800

Bể có mái hình nón,

1


trong có mái nổi
Bể có mái hình nón,

3

dải rộng. Reformate nhẹ

trong có mái nổi

19

12.032
31.000


×