Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ
HỌC SINH TIỂU HỌC

Hà Nội – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGÔ THỊ MAI ÁNH

XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ
HỌC SINH TIỂU HỌC

Chuyên ngành : Công nghệ thông tin
Mã ngành

: D480201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : THS. TRẦN MẠNH TRƯỜNG

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Trần Mạnh Trường. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức


nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung đồ án của mình. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây
ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Hà Nội, tháng 02 năm 2017
Sinh viên
Ngô Thị Mai Ánh


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy và trang bị
cho em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường vừa qua.
Đây là quãng thời gian vô cùng hữu ích, đã giúp em trưởng thành lên rất
nhiều khi chuẩn bị ra trường. Là những hành trang rất quan trọng trong công
việc.
Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Mạnh Trường đã luôn tận
tình quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt
nghiệp vừa qua.
Mặc dù đã cố gắng trong suốt quá trình làm đồ án, nhưng do kinh
nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn chưa được nhiều nên em không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý chân thành từ các
thầy, cô giáo cùng tất cả các bạn để hoàn thiện phần kiến thức còn nhỏ bé của
mình .
Sau cùng, em xin kính chúc các thầy cô Khoa Công nghệ thông tin - Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thật nhiều sức khỏe, niềm tin để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là người dẫn bước, chỉ đường cho
chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2017

Sinh viên
Ngô Thị Mai Ánh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................4
MỤC LỤC.........................................................................................................5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ....................................6
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................7
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI VÀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN.............4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................16
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG......................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................55


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
Viết tắt
CSDL
HTML
SQL
CSS
PHP
SEO
URL
MYSQL

Thuật ngữ tiếng anh

Hypertext Markup Language

Thuật ngữ tiếng việt
Cơ Sở Dữ Liệu
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn

Structured Query Language

bản
Ngôn ngữ truy vấn mang tính

Cascading Style Sheet
Hypertext Preprocessor
Search engine optimization
Uniform Resource Locator

cấu trúc
File có phần mở rộng là .css
Ngôn ngữ lập trình
Tối ưu hóa tìm kiếm
Đường dẫn
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do
nguồn mở


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH ẢNH



1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội, ngành công
nghệ thông tin đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con
người.
Nền khoa học máy tính ngày nay đang giữ một vị trí trung tâm hày hết
các lĩnh vực trong đời sống của xã hội. Với những lợi ích do công nghệ thông
tin mang lại, các nhà quản lý đã đưa những ứng dụng và phục vụ công tác
quản lý cho học sinh.
Đồ án nhằm giải quyết và đáp ứng một cách hiệu quả các nhu cầu về mặt
quản lý thông tin học sinh. Tin học hóa trong công tác quản lý nhằm giảm bớt
sức lao động của con người, tiết kiệm được thời gian, độ chính xác cao, gọn
nhẹ và tiện ích hơn nhiều so với việc làm thủ công trên giấy tờ. Tin học hóa
giúp thu hẹp không gian lưu trữ, tránh việc thất lạc dữ liệu, tự động hệ thống
hóa và cụ thể hóa thông tin theo nhu cầu của con người.
Vì tính thiết yếu đó nên em đã “Xâu dựng website quản lý học sinh tiểu
học” với đầy đủ các chức năng quản lý truyền thống.
Tuy nhiên, website của em có thể chưa hoàn chỉnh và còn nhiều thiếu sót
em mong quý thầy, cô có thể tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như đóng góp ý kiến
để em có thể hoàn thành đề tài một cách hiệu quả nhất, và hơn thế nữa, em có
thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân mình.
Sau đây là một số thông tin chung của đề tài:
-Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và cùng với sự
xâm nhập nhanh chóng của tin học vảo mọi lĩnh vực của đởi sống xã hội thì
việc sử dụng máy tính trong công tác quản lý đã trở thành một nhu cầu cấp
bách, nó lả một trong những yếu tố không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả trong công tác quản lý.

Trong lĩnh vực quản lý học sinh việc điều chỉnh và bổ xung thông tin


2

thực hiện rất khó khăn và không rõ ráng, việc tìm kiếm thông tin mất nhiều
thời gian, độ chính xác kém.
Do đố việc Tin học hoá các hoạt động trong nhà trưởng vào “Quản lý
học sinh” ngày càng trở nên cẩn thiết. Việc ứng dụng Tin học trong công tác
quản lý giúp cho thầy cô thoát khỏi lao động thủ công, nâng cao hiệu quả của
công việc, tiết kiệm được rất nhiều thời gian
Vì vậy em muốn thực hiện đề tài này, tuy ở mức cơ bản, nhưng mong
rằng có thể từ đó làm một phần mềm hoàn chỉnh hơn có thể ứng dụng thực tế
áp dụng cho việc quản lý.
-Đối tượng và phương pháp thực hiện
Đối tượng thực hiện:
-Ngôn ngữ lập trình PHP
-Công cụ wampp, dreamweaver…
-Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Phương pháp thực hiện:
-Nghiên cứu tài liệu tham khảo.
-Tham khảo 1 số phần mềm và website quản lý.
- Trao đổi với giảng viên hướng dẫn
-Mục tiêu và nội dung của đề tài
Mục tiêu của đề tài:
-Vận dụng kiến thức đã học về phân tích và thiết kế hệ thống để giải
quyết bài toán trong thực tế.
-Xây dựng CSDL.
-Sử dụng thành thạo công cụ lập trình để xây dựng chương trình.
-Vận dụng bài toán vào thực tế sử dụng.

Nội dung của đề tài:
-Khảo sát thực tế
-Phân tích thiết kế hệ thống
-Xây dựng website phục vụ nhu cầu quản lý học sinh.
Bố cục của đồ án.
Nội dung đồ án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài và công cụ phát triển


3

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI VÀ CÔNG CỤ
PHÁT TRIỂN
1.1.Tổng quan đề tài:
Tin học hoá công tác quản lý giáo dục và xây dựng hệ thống thông tin
quản lý giáo dục là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GDĐT) trong chương trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước và
chương trình xây dựng chính phủ điện tử. Để triển khai công tác tin học hoá
quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông bao gồm cấp sở, cấp phòng và cấp
trường, Cục Công nghệ thông tin (CNTT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
nghiên cứu và triển khai xây dựng các hệ thống thông tin quản lý giáo dục và
phần mềm quản lý giáo dục cho các cấp quản lý khác nhau (trường phổ thông,
phòng, sở, bộ) một cách hoàn chỉnh. Hệ thống này không chỉ đơn thuần làm
nhiệm vụ tổng hợp báo cáo thống kê, mà còn có thể quản lý cả những thông

tin chi tiết về học sinh, giáo viên ở mỗi cấp quản lý phòng và sở.
Hệ thống quan trọng đầu tiên là hệ thống Quản lý học sinh trong một
trường tiểu học. Ngoài việc hỗ trợ các trường học quản lý các hoạt động giáo
dục trong nhà trường hiệu quả, hệ thống này còn có thể cung cấp thông tin
giáo dục cho các cấp quản lý giáo dục cao hơn (phòng, sở, Bộ) dưới dạng
điện tử đã được chuẩn hóa.
PHP có một lịch sử phát triển lâu đời và được đông đảo lập trình viên đón
nhận, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhiều người bảo chọn PHP vì lí do mã
nguồn mở, miễn phí, dễ triển khai, chạy nhanh, nhưng những ai đã làm việc với
PHP và theo đuổi nó vì một lý do rất đơn giản, đó là làm việc với PHP rất thoải
mái. Ưu điểm “thoải mái” của PHP cũng chính là nhược điểm của nó. Với những
khối code nhỏ, bạn hoàn toàn có thể làm theo kiểu của riêng bạn; nhưng với các
phần mềm lớn, bạn sẽ bị lạc trong chính nó như các function name… Bạn sẽ
không thể nào tiếp tục phát triển lớn hơn, thời gian bảo trì sẽ gấp nhiều nhiều lần
thời gian phát triển… Cũng như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, thấy được khó


5

khăn này em đã tìm hiểu và ứng dụng PHP Codeigniter framework vào xây
dựng website của mình [1].
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và cùng với sự xâm
nhập nhanh chóng của tin học vảo mọi lĩnh vực của đởi sống xã hội thì việc
sử dụng máy tính trong công tác quản lý đã trở thành một nhu cầu cấp bách,
nó lả một trong những yếu tố không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả trong công tác quản lý.
Chính vì nguyên nhân đã nêu trên, em xin chọn đề tài nghiên cứu “xây
dựng website quản lý học sinh tiểu học” với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu
và xây dựng website để có thể đáp ứng nhu cầu quản lý học sinh dễ dàng,
nhanh chóng và thuận tiện nhất.

1.2. Công cụ phát triển
1.2.1. Ngôn ngữ lập trình PHP
PHP (viết tắt hồi quy "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ
lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển
các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát.
Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được
tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp
giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn
so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ
lập trình web phổ biến nhất thế giới [5].
-Đặc điểm của PHP:
• PHP là một ngôn ngữ lập trình web rất được ưa chuộng, hiện là ngôn
ngữ lập trình web phổ biến nhất. Nhờ vào một số đặc điểm sau :
 PHP dễ học và linh động
 Rất nhiều hàm hỗ trợ và nhiều phần mở rộng phong phú
 Đặc biệt mã nguồn mở, thường xuyên nâng cấp, chạy được trên nhiều
máy chủ web, nhiều hệ điều hành (đa nền tảng)
 Cộng đồng sử dụng và hỗ trợ đông đảo


6

 Ngoài phần code chính (thường gọi là code thuần), các phần mở rộng
cũng rất phong phú mà lại miễn phí như nhiều frame work
 Các mã nguồn chia sẻ trên mạng tìm được rất nhiều và dễ dàng
 Được tích hợp và sử dụng ổn định trong một mô hình
LAMP =Linux+Apache+Mysql+Php, mã nguồn mở, chi phí thấp.
 Các hosting hỗ trợ nhiều.
-Các chức năng của PHP:
Trước hết và cũng là quan trọng nhất, nó đảm nhiệm vai trò của: ngôn

ngữ kịch bản phía máy chủ (Server Side script) - máy chủ sẽ tiếp nhận request
(yêu cầu) từ máy khách (client) - máy chủ web sẽ triệu gọi file mã nguồn
tương ứng. Trong file mã nguồn này chứa các mã php để xử lý request - trình
thông dịch sẽ dịch mã php sang mã HTML, CSS, XML, ... trả ra cho máy chủ
web, máy chủ web trả lại thông tin (reponse) cho máy khách. Dữ liệu nhận
được từ máy khách là các đoạn mã dạng text như HTML, CSS, ... mà không
thể thấy mã php (vì đã được thực thi thành dạng text) - đảm bảo được tính bảo
mật, đây cũng là chức năng cơ bản và quan trọng của một ngôn ngữ phía máy
chủ.
• Ngoài ra PHP còn có thể:
 Xử lý ảnh
 Cho phép và xử lý file upload (tải file lên server)
 Thiếp lập và xử lý cookie, session
 (*) Thao tác tới cơ sở dữ liệu
 Gửi email
 (*) Xử lý dữ liệu nhận được từ form nhập liệu
Thông qua php, một trang web tĩnh (static webpage), thường chỉ phần
giao diện tại máy khách - tương tác tới máy chủ web, trở thành một trang web
động (nội dung thay đổi, tùy biến theo các sự kiện, yêu cầu) - hay được gọi là
dynamic webpage. Học lập trình php vì thế cũng hay được gọi là: lập trình
web động với php, lập trình ứng dụng web, ... [2].


7

1.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở miễn phí nằm trong
nhóm LAMP (Linux – Apache -MySQL – PHP), vì MySQL được tích hợp sử
dụng chung với apache, PHP nên nó phổ biến nhất thế giới. Vì MySQL ổn định
và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp

một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh (vì được nhiều người hỗ trợ mã
nguồn mở) và MySQL cũng có cùng một cách truy xuất và mã lệnh tương tự với
ngôn ngữ SQL chính vì thế nên MySQL được sử dụng và hỗ trợ của những lập
trình viên yêu thích mã nguồn mở. Nhưng MySQL không bao quát toàn bộ
những câu truy vấn cao cấp như SQL Server. Vì vậy MySQL chỉ đáp ứng việc
truy xuất đơn giản trong quá trình vận hành của website, thích hợp cho các ứng
dụng có truy cập CSDL trên internet và có thể giải quyết hầu hết các bài toán
trong PHP, Perl, MySQL miễn phí hoàn toàn [1].
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ
liệu quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ
khác, nó làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP
hay Perl,...
- Một số đặc điểm của MySQL:
• MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng server-based (gần
tương đương với SQL Server của Microsoft).
• MySQL quản lý dữ liệu thông qua các CSDL, mỗi CSDL có thể có
nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu.
• MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng
có thể được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người dùng có một
tên truy cập (user name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến CSDL.
• Khi ta truy vấn tới CSDL MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật
khẩu của tài khoản có quyền sử dụng CSDL đó. Nếu không, chúng ta sẽ không


8

làm được gì cả giống như quyền chứng thực người dùng trong SQL Server vậy
[1].
1.2.3. Codeigniter Framework

a) Sơ lược về Codeigniter Framework

Codeigniter Framework (viết tắt là CI) là một trong những PHP
framework được xem là phổ biến và dễ dàng tiếp cận nhất so với các PHP
framework hiện hành và phổ biến như Laravel Framework, Zend Framework,
Cake PHP Framework,Yii Framework, …Tuy là một framework dễ tiếp cận,
nhưng CI cũng có đầy đủ sức mạnh như các framework phổ biến khác và
được xem là một PHP framework nhanh nhất hiện nay.
b) Ưu điểm, nhược điểm
- Ưu điểm:
• Cực kỳ nhỏ gọn: gói cài đặt CI mới nhất hiện nay (version 3.0.3)
khoản 2,41MB dung lượng để tải về và miễn phí hoàn toàn 100% .
• Tốc độ nhanh: CI sử dụng cơ chế lưu nội dung trang web vào bộ nhớ
đệm (cache), kiểm tra bộ đệm trước khi thực hiện các yêu cầu từ người dùng. CI
có thể giảm số lượt truy cập và xữ lý dữ liệu, tối ưu hóa tốc độ tải trang đến mức
tối đa có thể.
• Miễn phí: CodeIgniter được phát hành dưới giấy phép Apache/BSD
mở rộng, cho phép người dùng tự do thay đổi, phát triển và phân phối mã
nguồn.
• Hệ thống thư viện phong phú: CI cung cấp các thư viện phục vụ cho
những tác vụ thường gặp nhất trong lập trình web, chẳng hạn như truy xuất cơ
sở dữ liệu, gửi email, kiểm tra dữ liệu, quản lý session, xử lý ảnh,…đến
những chức năng nâng cao như mã hóa, bảo mật,…
• Bảo mật hệ thống: cơ chế kiểm tra dữ liệu chặt chẽ, ngăn ngừa XSS và
SQL Injection của CI giúp giảm thiểu các nguy cơ bảo mật cho hệ thống.
• Tối ưu hóa SEO: cấu trúc Url của CI rất thân thiện với các công cụ tìm
kiếm, tốt cho SEO.


9


• Thiết kế theo mô hình M-V-C: giúp cho việc thiết kế, nâng cấp bảo trì
mã nguồn một cách dễ dàng vì thành phần hiển thị và thành phần xử lý dữ
liệu được tách biệt thành các phần độc lập.
- Nhược điểm:
• Chưa hỗ trợ một số module thông dụng: So sánh với framework khác,
CI không có các module thực thi một số tác vụ thường gặp trong quá trình xây
dựng ứng dụng web như Chứng thực người dùng (User Authorization),trình
phân tích RSS ( RSS Parser ) hay trình xử lý PDF,…
• Chưa hỗ trợ Object-Relational Mapping: Object Relational Mapping
(ORM) là một kỹ thuật lập trình, trong đó các bảng của cơ sở dữ liệu được
ánh xạ thành các đối tượng trong chương trình. Kỹ thuật này giúp cho việc
thực hiện các thao tác trong cơ sở dữ liệu (Create Read Update Delate –
CRUD) dễ dàng, mã nguồn ngắn gọn hơn. Hiện tại, CodeIgniter vẫn chưa hỗ
trợ ORM.
• Chưa hỗ trợ Event-Driven Programming: Event-Driven Programming
(EDP) là một nguyên lý lập trình, trong đó các luồng xử lý của hệ thống sẽ
dựa vào các sự kiện, chẳng hạn như click chuột, gõ bàn phím.
-Bảo mật :
• Cơ chế bảo mật chặt chẽ của CodeIgniter giúp lập trình viên có thể
yên tâm khi xây dựng ứng dụng. Để phòng ngừa các phương thức tấn công
phổ biến như XSS hay SQL Injection, CodeIgniter chỉ cho phép các ký tự sau
xuất hiện trong URI:
 Dữ liệu kiểu số và chữ
 Dấu ngã (~), dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu gạch ngang (-), dấu
gạch dưới (_)
Bằng cách này, các mã độc không thể được truyền trực tiếp vào hệ
thống. Mặc định, CodeIgniter không chấp nhận dữ liệu GET vì cấu trúc URL
của CodeIgniter dựa trên segment thay cho dạng query truyền thống [8].



10

1.3. Nghiệp vụ bài toán:
1.3.1. Người dùng: Ban Giám Hiệu, Giáo Vụ, Giáo Viên .
-BGH đóng vai trò Admin: lập bảng phân công GV, thay đổi qui định.
-Giáo Vụ đóng vai trò User: tiếp nhận học sinh, lập danh sách phân lớp.
-Giáo Viên đóng vai trò User: nhập bảng điểm, lập báo cáo tổng kết.
1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá:
a, Đánh giá, xếp loại học lực:
-Loại Giỏi: ĐTB các môn từ 8.0 trở lên (một trong hai môn Toán và Ngữ
Văn từ 8.0 trở lên), không có môn nào dưới 6.5.
-Loại Khá: ĐTB các môn từ 6.5 trở lên (một trong hai môn Toán và Ngữ
Văn từ 6.5 trở lên), không có môn nào dưới 5.0.
-Loại Trung Bình: ĐTB các môn từ 5.0 trở lên (một trong hai môn Toán
và Ngữ Văn từ 5.0 trở lên), không có môn nào dưới 3.5.
-Loại Yếu: ĐTB các môn từ 3.5 trở lên, không có môn nào dưới 2.0.
-Loại Kém: các trường hợp còn lại.
b, Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
-Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về
thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với giáo viên, với bạn
bè và quan hệ XH; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia
lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động XH; rèn luyện
thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
-Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu sau khi
kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ
kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.


11


c, Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại:
-Lên lớp:
• Hạnh kiểm và học lực từ Trung Bình trở lên.
• Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc
không phép, nghỉ liên tục hoặc nghĩ nhiều lần cộng lại.)
-Lưu bang:
• Nghỉ quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không
phép, nghỉ liên tục hoặc nghĩ nhiều lần cộng lại).
• Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại Yếu.
• Sau khi đã được thi lại một số môn học có Điểm TB dưới 5.0 để xếp
loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại Trung Bình.
• Hạnh kiểm cả năm xếp loại Yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ
rèn luyện trong hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm.
-Thi lại:
• Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ Trung Bình trở lên nhưng
học lực cả năm học loại Yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có
Điểm TB cả năm học dưới 5.0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho
Điểm TB cả năm học của môn học đó để tính lại Điểm TB các môn học cả
năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại Trung Bình thì được lên lớp.
-Rèn luyện trong hè:
• Học sinh xếp loại học lực cả năm từ Trung Bình trở lên nhưng hạnh
kiểm cả năm học xếp loại Yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong hè,
hình thức rèn luyện do Hiệu Trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong hè
được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là
cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối hè, nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã công
nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đế nghị Hiệu Trưởng
cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại Trung Bình thì được lên lớp.



12

d, Quy định:
-Tuổi học sinh phải 10 đến 30.
-Mỗi lớp không quá 50 học sinh.
-Điểm số được lấy theo thang điểm 10, nếu môn nào lấy theo thang điểm
100 thì quy về thang điểm 10.
-Điểm kiểm tra miệng và 15 phút hệ số 1, điểm kiểm tra 1 tiết và kiểm
tra thực hành từ 1 tiết trở lên hệ số 2, điểm thi học kỳ hệ số 3.
-Điểm trung bình môn học kỳ 1 hệ số 1, điểm trung bình môn học kỳ 2
hệ số 2.
-Môn Toán và Ngữ văn hệ số 2.
e, Quản lý:
-Năm học: Một năm học có 9 tháng.Thông tin lưu trữ: Mã năm học, Tên
năm học.
-Học kỳ: Một năm học có 2 học kỳ. Thông tin lưu trữ: Mã học kỳ, Tên
học kỳ.
-Khối lớp: Một trường có 3 khối lớp. Thông tin lưu trữ: Mã khối lớp,
Tên khối lớp, Hệ số.
-Lớp: Một lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm. Thông tin lưu trữ: Mã Lớp, Tên
lớp, Mã khối lớp, Mã năm học, Mã giáo viên, Sỉ số.
-Môn học: Môn Văn và Toán hệ số 2, các môn còn lại hệ số 1. Thông tin
lưu trữ: Mã môn học, Tên môn học, Hệ số, Số tiết.


13

-Điểm:
• Điểm trung bình môn học:
• Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm

các bài KTtx, KTđk, KThk với các hệ số theo quy định:
ĐKTtx + 2 * ĐKTđk + 3 * ĐKThk
ĐTBmhk = Tổng các hệ số
Bảng 1. 1. Công thức tính điểm trung bình học kỳ môn

• Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của
ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:
ĐTBmhkI + 2 * ĐTBmhkII
ĐTBmcn = 3
Bảng 1. 2. . Công thức tính điểm trung bình cả năm môn

• Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học:
• Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của
điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b…) của từng
môn học:
Bảng 1. 3. Công thức tính điểm trung bình học kỳ các môn

a * ĐTBmhk Toán +…+ b * ĐTBmhk Vật lí
ĐTBhk = Tổng các hệ số
• Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của
điểm trung bình cả năm của tất cả các môn học, với hệ số (a, b…) của từng
môn học:
Bảng 1. 4. Công thức tính điểm trung bình cả năm các môn

a * ĐTBmcn Toán +…+ b * ĐTBmcn Vật lí
ĐTBcn = Tổng các hệ số
• Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc
thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.



14

-Kết quả: Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá. Thông tin lưu trữ: Mã kết quả,
Tên kết quả.
-Học lực: Dựa theo tiêu chuẩn xếp loại học lực. Thông tin cần lưu trữ:
Mã học lực, Tên học lực, Điểm cận trên, Điểm cận dưới, Điểm khống.
-Hạnh kiểm: Dựa theo tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm. Thông tin cần lưu
trữ: Mã hạnh kiểm, Tên hạnh kiểm.
-Học sinh: Thông tin cần lưu trữ: Mã học sinh, Tên học sinh, Giới tính,
Ngày sinh, Nơi sinh, Dân tộc, Tôn Giáo, Họ tên cha, Nghề nghiệp cha, Họ tên
mẹ, Nghề nghiệp mẹ.
-Giáo viên: Thông tin cần lưu trữ: Mã giáo viên, Tên giáo viên, Chuyên
môn giảng dạy, Điện thoại, Giới tính.
-Người dùng: những người thuộc bảng Người dùng mới có thể đăng
nhập vào hệ thống. Thông tin cần lưu trữ: Mã người dùng, Tên người dùng,
Loại người dùng, Tên đăng nhập, Mật khẩu.
f, Nghiệp vụ:
-Tiếp nhận học sinh: khi học sinh đến nhập học giáo vụ lưu thông tin học
sinh trong bảng Học sinh.
-Lập bảng phân lớp: Giáo vụ phân bổ học sinh đến các lớp học.
-Nhập bảng điểm môn: Giáo viên hoặc Giáo vụ sẽ nhập điểm cho học
sinh sau mỗi đợt kiểm tra hoặc thi học kỳ.
-Lập bảng phân công giáo viên: BGH có nhiệm phân công giáo viên chủ
nhiệm hoặc giảng dạy từng lớp.
-Tra cứu học sinh.
-Tra cứu giáo viên.
-Lập báo cáo tổng kết.
-Thay đổi quy định: BGH: về sỉ số, về độ tuổi, về thang điểm.



15

g, Hệ thống báo cáo:
-Kết quả học kỳ theo lớp học.
-Kết quả học kỳ theo môn học.
-Kết quả cả năm theo lớp học.
-Kết quả cả năm theo môn học.
h, Quản lý hệ thống:
-BGH có quyền:
• Phân quyền người dùng.
• Thiết lập đường dẫn tới CSDL.
• Sao lưu và phục hồi dữ liệu.


16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về UML:
-

UML được tạo ra nhằm chuẩn hóa ngôn ngữ mô hình hóa.

-

UML là ngôn ngữ dùng để đặc tả, trực quan hóa và tư liệu hóa

phần mềm hướng đối tượng.
-

UML chứa tất cả các mức mô hình hóa khác nhau trong qui


trình phát triển bao gồm 9 loại sơ đồ trong đó 5 dùng để biểu diễn khía cạnh
tĩnh và 4 dùng để biểu diễn khía cạnh động của hệ thống.
2.2. Các biểu đồ (Diagrams) trong UML:
Sequence
Sequence
Diagrams
Diagrams

Use
Use Case
Case

Class
Class

Diagrams
Diagrams

Diagramsm
Diagramsm
Object
Object
Diagrams
Diagrams

Collaboration
Collaboration

Models


Diagrams
Diagrams

Component
Component
Diagrams
Diagrams

Statechart
Statechart
Diagrams
Diagrams

Activity
Activity
Diagrams
Diagrams

Deployment
Deployment
Diagrams
Diagrams

Hình 2. 1. Biểu đồ trong UML
2.2.1. Biểu đồ lớp (Class Diagrams):

-

Là một mô hình tĩnh để biểu diễn các lớp đối tượng và mối quan


hệ giữa chúng, nó không thay đổi trong hệ thống theo thời gian. Miêu tả các
lớp bao gồm cả hành vi và trạng thái, cùng với quan hệ giữa các lớp.
2.2.2. Biểu đồ đối tượng (Object Diagrams):

-

Chỉ chứa các đối tượng và giá trị dữ liệu. Đối tượng là một thể

hiện cụ thể của một thành phần hoặc toàn bộ sơ đồ lớp, thường được dùng khi
muốn xem xét chi tiết của một lớp. Thông qua đó có thể phát hiện sai lầm khi
thiết kế sơ đồ lớp.


17
2.2.3. Biểu đồ Use Case (Use Case Diagrams):

-

Khái niệm actor: là những người dùng(tác nhân) hay hệ thống

khác ở bên ngoài phạm vi của hệ thống mà có tương tác với hệ thống, có thể
là một người/nhóm người, một thiết bị hoặc một hệ thống khác, có thể trao
đổi thông tin với hệ thống với vai trò của người cung cấp lẫn người nhận
thông tin.
-

Biểu đồ Use case bao gồm một tập hợp các Use case, các actor

và thể hiện mối quan hệ tương tác giữa actor và Use case. Nó rất quan trọng

trong việc tổ chức và mô hình hóa hành vi của hệ thống.
2.2.4. Biểu đồ tuần tự (Sequence Diagrams):

-

Biểu diễn sự tương tác giữa các đối tượng tham gia vào một

usecase và thông điệp được truyền giữa các đối tượng trong usecase đó.Sơ đồ
tuần tự đặc biệt thích hợp để định nghĩa các tương tác phức tạp theo thời gian.
Sơ đồ tuần tự thường thích hợp hơn sơ đồ công tác trong các trường hợp sau:
có rất nhiều tương tác trong một hành vi cụ thể, trình tự của tương tác khá
phức tạp.
2.2.5. Biểu đồ cộng tác (Collaboration Diagrams):

-

Gần giống như biểu đồ tuần tự, biểu đồ cộng tác là một cách

khác để thể hiện một tình huống có thể xảy ra trong hệ thống. Nhưng nó chỉ
mô tả sự tương tác giữa các đối tượng mà không quan tâm đến trình tự thời
gian xảy ra tương tác.
2.2.6. Biểu đồ trạng thái (Statechart Diagrams):

-

Là đồ thị có hướng với các nút là các trạng thái nối với nhau bởi

các cung mô tả việc chuyển đổi trạng thái. Mô tả chu trình sống của các đối
tượng chính từ khi sinh ra, hoạt động và mất đi. Mỗi đối tượng có thể có
nhuều sơ đồ trạng thái theo các góc nhìn khác nhau.



×