Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận môn hệ thống học và phân loại côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.15 KB, 27 trang )

Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

TIỂU LUẬN

HỆ THỐNG HỌC VÀ TIẾN HÓA CÔN TRÙNG

Tên tiểu luận:

“SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỆ THỐNG HỌC VÀ PHÂN
LOẠI HỌC- HỆ THỐNG HỌC CỦA CÁC BỘ CÔN
TRÙNG”

Học viên

: Nguyễn Thanh Loan

Khóa

: Cao học K17

Người hướng dẫn :TS. Phạm Hồng Thái

Hà Nội, 2015
Nguyễn Thanh Loan



Trang 1


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng

MỤC LỤC
I. Hệ thống học…………………………………………………………..3
1.1 Khái niệm……………………………………………………………….3
II. Phân loại học…………………………………………………………3
2.1. Khái niệm………………………………………………………………3
2.2. Lịch sử của sử phân chia sinh giới………………………………………….6
2.3. Định nghĩa và nhiệm vụ môn phân loại côn trùng………………………7
2.4. Hệ thống và phương pháp phân loại côn trùng………………………….8
III. Hệ thống phân loại các bộ họ côn trùng…………………………………10

Nguyễn Thanh Loan

Trang 2


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
I. HỆ THỐNG HỌC
1.1 KHÁI NIỆM
Khoa học nghiên cứu sự đa dạng của thế giới sinh vật và sắp xếp chúng theo
một hệ thống phù hợp với phát triển tiến hoá (chủng loại) gọi là hệ thống học
(systematics) hay phép phân loại (taxonomy).
Hệ thống học sử dụng các thành tựu của tất cả các môn học của sinh học để xây
dựng nên hệ thống tiến hoá của thế giới sinh vật. [1]
II. PHÂN LOẠI HỌC

2.1. KHÁI NIỆM
Phân loại học (classification), là sự xắp xếp các sinh vật hoá thách cũng như
đang sống hiện nay theo các bậc phân loại (taxa, số ít là taxon) dựa trên các đặc điểm
giống nhau của chúng. Quá trình phân loại dựa trên hàng loạt các biến dị của cơ thể
với mục đích thành lập các bậc phân loại mà các thành viên của nó có sự giống nhau
nhất.
Các thứ bậc phân loại được tổ chức theo nguyên tắc của tính loại trừ tăng (hay tính
bao hàm giảm). Nói cách khác là bao gồm các thứ bậc giảm dần như sau: Giới
(Kingdom). Ngành (Phyla), Lớp (Classes), Bộ (Orders), Họ (Families), Giống/Chi
(Genera), Loài (species). Nói một cách khái quát thì các loài giống nhau nhất tạo thành
một giống; các giống giống nhau nhất tại thành một họ,… Nhiều khi các thứ bậc này còn
được chia thành các bậc trung gian trên (super-, superclass) hay dưới (sub-, subfamily).
Trong các thang bậc này, Giới là bậc bao hàm cao nhất và loài là bậc loại trừ thấp nhất.
Mỗi taxon phải là đơn phát sinh, có nghĩa là các thành viên trong bậc phải có nguồn gốc
từ một tổ tiên chung. Nếu các nhóm trong cùng một taxon có nguồn gốc từ các tổ tiên
cùng bậc thì phải tách ra.
Các thứ bậc phân loại cần phải được đặt tên theo luật danh pháp tế quốc tế gồm:
Luật danh pháp quốc tế động vật, Luật danh pháp quốc tế thực vật và Luật danh pháp
Nguyễn Thanh Loan

Trang 3


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
quốc tế vi sinh vật. Mỗi bậc phân loại được đặt tên theo những luật danh pháp này. Riêng
bậc loài, tên gồm hai từ (và được viết nghiêng hay gạch dưới): từ đầu là tên giống (viết
hoa), tiếp theo là tên loài (viết thường). Ví dụ, ruồi nhà: Musca domestica, chó sói: Canis
lupus, chim chích đen: Dendroica fusca.
Trong các bậc phân loại thì loài là bậc phân loại khách quan và quan trọng nhất. Có
một số định nghĩa về loài khác nhau. Một cách khái quát nhất, mỗi loài có thể được định

nghĩa như một nhóm các cá thể có các đặc tính hình thái, sinh lý hoặc hoá sinh đặc trưng
khác biệt với các nhóm cá thể khác. Quan điểm được nhiều người chấp nhận nhất được
trình bày trong cuốn sách “Tính đa dạng của sự sống” (The diversity of life) của
E.O.Wilson, định nghĩa loài là tập hợp các sinh vật có thể giao phối tự nhiên để sinh ra
thế hệ hữu thụ. Một loài là một nhóm sinh vật có những đặc điểm di truyền riêng biệt và
chiếm một khu vực địa lý nhất định. Các cá thể trong một loài thường không tự do giao
phối với các cá thể của loài khác. Điều này được quy định bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự
khác biệt về gen, các tập tính, nhu cầu sinh học cũng như khu vực địa lý sinh sống.
Trong phân loại học, trước đây người ta dựa chủ yếu vào các đặc điểm hình thái
ngoài (phenotype) của cơ thể (phenotic classification). Nhưng ngày nay, người ta đã dựa
vào rất nhiều loại đặc điểm khác nhau bao gồm: sinh hoá, sinh lý, tế bào, siêu cấu trúc,
sinh thái, tập tính…và đã mang lại rất nhiều thành tựu mới cho phân loại học hiện đại.
Cây phân nhánh là phương pháp phân loại dựa trên các nhóm thiết kế, các nhánh,
gồm những cơ thể có chung duy nhất một đặc điểm tương đồng. Ví dụ, chim tạo thành
một nhánh cùng có một đặc tính tương đồng duy nhất là lông vũ, thú tạo thành một nhánh
bởi vì chúng có tuyến sữa và cho con bú. Cả chim và thú thuộc cùng một nhánh lớn hơn
là động vật có xương sống. Điều lạ là cá không tạo nên một nhánh rõ ràng của nó dù
chúng có nhiều đặc tính chung như mang, vảy, vây và đuôi. Những đặc điểm đó không
phải là duy nhất cho cá.
Mối liên hệ của các nhánh với nhau có thể biểu thị trong một sơ đồ phân nhánh
được gọi là cây phân nhánh (Cladogram). Hình 1.4 là một sơ đồ cây phân nhánh đơn giản
Nguyễn Thanh Loan

Trang 4


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
được xây dựng trên một bảng thống kê các đặc điểm ghi trong bảng 1.2. Chỗ ngã ba hay
mấu của hệ thống nhánh thể hiện tính tương đồng chung. Nếu chúng ta xem từ trái sang
phải, các nhánh nhỏ dần thì đặc tính tương đồng chúng có chung nhau cũng nhiều hơn.

Rõ ràng có thể xây dựng nhiều hơn một sơ đồ cây phân nhánh cho một nhóm sinh
vật như thế, nhưng tiêu chuẩn cho sự lựa chọn một trong tất cả những cái đó là đơn giản:
sơ đồ tốt nhất là sơ đồ đưa ra được một số lượng tối đa các đặc điểm tương đồng chung.
Giai đoạn đầu trong phân loại phân nhánh là xây dựng một danh mục các đặc tính (đặc
điểm bền ngoài, các đặc điểm tương đồng…). Để có được hiệu quả, mọi mức độ tiếp cận
phải được sử dụng: so sánh các đặc điểm cấu tạo, sinh lý, hóa sinh của các cơ thể.
Giá trị của phương pháp phân loại này phụ thuộc vào sự thừa nhận rằng nếu có hai
sinh vật có chung một đặc tính tương đồng thì chúng phải có liên hệ họ hàng với nhau.
Về mặt lý thuyết rõ ràng là nếu hai nhóm càng có chung nhiều đặc tính tương đồng thì
càng có nhiều liên quan với nhau. Các mấu của một sơ đồ phân nhánh do vậy phải thể
hiện tổ tiên chung hay là lịch sử của các sinh vật và toàn bộ hệ thống nhánh phải phản
ánh được lịch sử tiến hóa phân ly của chúng.
Nhà phân loại học thường cố gắng thể hiện sự phát triển lịch sử trong sơ đồ phân
loại nhưng mọi sự nỗ lực của họ đôi khi phạm sai lầm do chỗ họ tập trung vào tìm các
dạng tổ tiên chung trong di tích hóa thạch. Do thiếu dẫn chứng đó mà người ta quá tin
vào cách giải thích chủ quan. Điểm ưu việt của phương pháp này là tạo ra được những sơ
đồ từ thông tin đã có. Những sơ đồ đó có thể giúp đánh giá các sơ đồ truyền thống. Bằng
cách đó mọi phương pháp phân loại sẽ trở nên khách quan và khoa học hơn. Tuy nhiên,
nếu có quá ít các đặc điểm được dùng trong việc xây dựng sơ đồ cây phân nhánh thì kết
quả có thể bị sai cho nên sự thận trọng ở đây là cần thiết.
Có rất nhiều cách để đánh giá sự đa dạng loài. Ví dụ như sự phong phú của loài
được đánh giá bằng số lần xuất hiện đếm được của loài đó trong một số lượng mẫu nhất
định. Ngoại trừ tác dụng dùng để so sánh sự ĐDSH ở quy mô lớn, chỉ số về đa dạng loài
hầu như có giá trị rất hạn chế đối với các nhà sinh vật học. Các kết quả đánh giá sự phong
Nguyễn Thanh Loan

Trang 5


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng

phú của loài là cơ sở để kết luận là tính đa dạng tăng lên theo chiều vĩ độ giảm đi trên trái
đất.
2.2. Lịch sử của sử phân chia sinh giới
Toàn bộ sinh vật có trên trái đất hợp thành thế giới sinh vật. Sự phân chia thế giới
sinh vật thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học.
Linnaeus (1753). Chia thế giới sinh vật thành hai giới (kingdom):
- Animalia (Giới Động vật): những sinh vật có khả năng chuyển động bao gồm
nguyên sinh động vật và động vật đa bào và;
- Plantae (Giới Thực vật): bao gồm những sinh vật không có khả năng chuyển
động gồm vi khuẩn, nấm và thực vật.
Sự phân chia này được chấp nhận trong một thời gian dài mặc dù các loài vi khuẩn
đã được phát hiện từ những năm 1670.
Haeckel (1865). Chia thế giới sinh vật thành 3 giới:
- Plantae (Giới Thực vật): gồm tảo đa bào, thực vật;
- Animalia (Giới Động vật): động vật đa bào và
- Protista (Giới Nguyên sinh vật): vi sinh vật, vi khuẩn, nguyên sinh vật, tảo đơn
bào, nấm mốc, nấm men.
Whittaker (1969). Hệ thống 5 giới do nhà sinh học Hoa Kỳ R. H. Whittaker đề
xuất sau đó được L. Margulis cải biên và K.V. Schwartz tuân thủ trong phân loại các
nhóm sinh vật (hình 1.5). Tên gọi và đặc tính quan trọng của 5 giới như sau:
1. Monera (Giới Sinh vật tiền nhân). Tất cả các sinh vật nhân sơ đều thuộc giới
Monera. Hầu hết chúng đều đơn bào và có cấu tạo tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nhiều
tế bào Monera được chuyên hóa bằng các phản ứng hóa sinh để có thể khai thác được các
nguồn năng lượng bất thường như hydro sunfua (H2S) hoặc metan (CH4). Giới này gồm
nhiều dạng vi khuẩn và tảo lam.
2. Protista (Giới Nguyên sinh vật). Giới này gồm những sinh vật có nhân chuẩn,
đơn bào hoặc có cấu tạo đa bào đơn giản. Nhóm quan trọng nhất là protozoa, những
Nguyễn Thanh Loan

Trang 6



Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
Protista đơn bào dị dưỡng và tảo, các Protista quang hợp. Giới này cũng bao gồm cả nấm
nhày và nhiều dạng sinh vật ở nước và ký sinh.
3. Plantae (Giới Thực vật). Các thành viên của giới Plantae là đa bào và tự dưỡng,
có lục lạp chứa chất diệp lục a và b và các sắc tố quang hợp khác. Chúng khác biệt với
Protista quang hợp khác bởi chu trình sống có giai đoạn phôi lưỡng bội.
4. Fungi (Giới Nấm). Nấm là những sinh vật có nhân thực, chúng sinh sản bằng
cách hình thành các bào tử không có lông và roi trong mọi giai đoạn của chu trình sống.
Cơ thể của nấm gồm những sợi mảnh được gọi là hệ sợi, trong đó không có sự phân
thành vách tế bào. Nhiều loại nấm sống hoại sinh bằng cách tiết ra những enzym và hấp
thụ các sản phẩm hòa tan của sự tiêu hóa, những nấm khác đều ký sinh.
5. Animalia (Giới Động vật). Động vật là những sinh vật có nhân, đa bào, dị
dưỡng. Nhân trong tế bào cơ thể của chúng là lưỡng bội và chúng sinh sản bằng các giao
tử đực nhỏ chuyển động (tinh trùng) và các giao tử cái lớn không chuyển động (trứng).
[1]
2.3. Định nghĩa và nhiệm vụ môn phân loại côn trùng
Theo lý thuyết tiến hóa của Darwins, sự đa dạng của các loài sinh vật ngày nay đều
bắt nguồn từ một số tổ tiên đơn giản và là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài theo
nhiều hướng để thích nghi với các hoàn cảnh sống khác nhau. Điều này có nghĩa trong
thế giới côn trùng muôn hình muôn vẻ với khoảng 1 triệu loài mà con người biết được
cho đến nay tồn tại mối quan hệ huyết thống ở các cấp độ khác nhau. Việc nghiên cứu
mối quan hệ họ hàng trong lớp côn trùng được xem là phần kiến thức cơ bản không thể
thiếu trong mọi nghiên cứu về lớp động vật này và đó là nội dung của môn phân loại côn
trùng.
Mục đích nghiên cứu ở đây không chỉ nhằm tái hiện con đường phát sinh, tiến hóa
để sắp xếp phả hệ của lớp động vật hết sức đa dạng này mà quan trọng hơn, những nhà
côn trùng học ứng dụng có thể căn cứ vào đó để xác định vị trí phân loại, tức chủng loại
Nguyễn Thanh Loan


Trang 7


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
của đối tượng nghiên cứu. Hiểu biết này sẽ giúp người nghiên cứu nhanh chóng tìm kiếm
được nguồn thông tin tham khảo cần thiết đồng thời có được nhận định bước đầu về đối
tượng quan tâm thông qua đặc điểm chung của đơn vị họ hàng mà đối tượng đó thuộc
vào. Ví dụ khi bắt gặp trên đồng ruộng một loại côn trùng cánh nửa cứng, có kiểu đầu
kéo dài về phía trước với chiếc vòi chắc khỏe 3 đốt, bằng kiến thức phân loại, người điều
tra có thể xác định được đối tượng này thuộc họ bọ xít bắt mồi Reduviidae. Với kết quả
này, dù chưa biết được tên loài, song thông qua đặc điểm sinh học của họ bọ xít bắt mồi,
người điều tra cũng có thể hiểu được đây là một loài Bọ xít có ích cần được bảo vệ trong
sinh quần đồng ruộng. Rõ ràng hiểu biết về phân loại học là kiến thức cơ bản đầu tiên cần
phải có đối với những người nghiên cứu về côn trùng. [2]
2.4. Hệ thống và phương pháp phân loại côn trùng
Tuân theo quy tắc chung về phân loại động vật, hệ thống phân loại côn trùng cũng
được phân thành các cấp cơ bản theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: Giới (Kingdom). Ngành
(Phyla), Lớp (Classes), Bộ (Orders), Họ (Families), Giống/Chi (Genera), Loài (species).
Tuy nhiên trong thực tiễn, để đáp ứng yêu cầu của công tác phân loại đầy đủ và chi
tiết hơn, đôi khi người ta còn them cấp phụ hàm ý hẹp hơn (với đầu tiếp ngữ: Sub). Cho
một số cấp phân loại cơ bản như lớp phụ (Subclass), bộ phụ (Suborder), họ phụ
(Subfamily), giống phụ (Subgenus). Hoặc gộp thành cấp tổng hàm ý rộng hơn (với tiếp
đầu ngữ Super) cho một số cấp phân loại cơ bản như tổng bộ (Superorder), tổng họ
(Superfamily)….
Trong phân loại động vật nói chung và côn trùng nói riêng, loài được xem là đơn vị
phân loại cơ bản. Tuy nhiên trong quá trình tiến hóa, để thích nghi với những điều kiện
sống chuyên biệt, bản thân côn trùng đã có một số biến đổi về di truyền, hình thành nên
một số đơn vị hẹp hơn như loài phụ (Subspecies) hoặc dạng sinh học (biotype).
Cũng giống như mọi loài sinh vật khác, mỗi loài côn trùng sau khi được định loại


Nguyễn Thanh Loan

Trang 8


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
đều mang một tên khoa học bằng tiếng Latinh theo nguyên tắc đặt tên kép do Linneaus đề
xuất năm 1758. Gọi là tên kép vì mỗi tên khoa học bao giờ cũng gồm hai từ, từ trước chỉ
tên giống, từ sau chỉ tên loài và một thành tố thứ ba là tên của tác giả đã định loại, đặt tên
cho loài đó. Ví dụ tên khoa học của loài sâu xanh bướm trắng hại cải là Pieris rapae
Linneaus. Như đã thấy, tên khoa học của một loài côn trùng được trình bày bằng chữ
nghiêng và chỉ viết hoa chữ đầu tên giống, trong khi đó tên tác giả in chữ đứng và cũng
viết hoa chữ đầu. Với các loài phụ, tên khoa học của chúng còn them từ thứ ba là tên của
loài phụ, ví dụ tên loài phụ Nhật Bản của loài ong mật Ấn Độ là Apis indica sub sp.
Japonica. Riêng với những đối tượng côn trùng chưa xác định được tên loài thì tên khoa
học của chúng chỉ có tên giống còn tên loài tạm thời thay bằng chữ sp. (viết tắt của từ
loài - species), và đương nhiên trong trường hợp này chưa có tên tác giả định loại. Ví dụ
giống bọ xít muỗi Helopelthis hại chè ở miền Bắc nước ta, trước đây do chưa xác định
được tên loài nên đối tượng này có tên khoa học là Helopelthis sp. Thông thường mỗi
loại côn trùng chỉ có một tên khoa học, song cũng có trường hợp mang nhiều tên do một
số tác giả cùng đặt tên. Trong trường hợp này người ta ưu tiên tên được đặt sớm nhất và
đúng nhất còn các tên còn lại được gọi là tên khác hay tên trùng (Synonym). Những tên
trùng này tuy được ghi nhận về mặt khoa học và có thể được nêu sau tên chính thức để
tham khảo song không được dùng thay thế tên chính thức của loài côn trùng. Tên một số
loài côn trùng có thể được hiệu đính hoặc sửa đổi về sau bởi chính tác giả đặt tên trước
đó. Để ghi nhận công việc này, tác giả định loại được đặt trong dấu ngoặc đơn ().
Trong công việc định loại côn trùng, tùy theo từng nhóm đối tượng, người ta
thường căn cứ vào một số đặc điểm hình thái như kích thước, hình dạng, màu sắc cơ thể,
vị trí, số lượng các lông, lỗ thở, tuyến sáp trên cơ thể, kiểu râu đầu, cấu tạo miệng, đặc

diểm của chân, mạch cánh, cấu tạo ngoài của cơ quan sinh dục v.v… Bên cạnh đó các đặc
diểm sinh học và sinh thái học như kiểu biến thái, phương thức sinh sản, phổ thức ăn, nơi
sinh sống v.v… cũng được dùng làm tiêu chí quan trọng để phân loại côn trùng. Đặc biệt

Nguyễn Thanh Loan

Trang 9


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
trong những năm gần đây, con người đã ứng dụng một số thành tựu về sinh học phân tử
như dùng PCR để nhận diện và phân biệt những sai khác nhỏ nhất về cấu trúc di truyền
trong cơ thể côn trùng. Điều này đã cho phép con người có thể phân loại dễ dàng chính
xác các loại côn trùng và gnay cả các loài phụ hay chủng chủng sinh học trong cùng một
loài. Từ những mô tả đầy đủ và chi tiết các đặc điểm nêu trên, các chuyên gia về phân
loại côn trùng đã sắp xếp thành các khoa phân loại được in sẵn như một công cụ không
thể thiếu để tra cứu, định loại các đối tượng nghiên cứu. Đây là công việc tỉ mỉ và đòi hỏi
nhiều thời gian của người làm nghiên cứu. Ngày nay với sự giúp sức của công nghệ
thông tin, các khóa phân loại côn trùng đã được trình bày dưới dạng phần mềm máy tính,
có kèm theo hình ảnh minh họa sống động. Điều này đã giúp công tác phân loại côn trùng
được thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác hơn. [2]
III. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁC BỘ, HỌ CÔN TRÙNG
Theo lịch sử cổ đại, nhà triết học và tự nhiên học vĩ đại người Hy Lạp Aristotle
(382-322 trước CN) là người đầu tiên dùng thuật ngữ Entoms (tức động vật phân đốt) để
mô tả và nhận diện côn trùng. Có thể xem đây là thời điểm mở đầu cho công tác khám
phá và phân loại côn trùng của con người. Từ đó đến nay đã hơn 2000 năm trôi qua, công
việc này vẫn không ngừng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các thế hệ nhà côn trùng
học trên toàn thế giới. Theo bước tiến của khoa học kĩ thuật qua mỗi thời đại, công việc
phân loại côn trùng cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên do quan điểm
khoa học của mỗi người không hoàn toàn giống nhau nên hiện nay trong nghành côn

trùng học vẫn tồn tại một số hệ thống phân loại côn trùng của một số tác giả có sự phân
chia, sắp xếp số bộ khác nhau. Ví dụ:
- Linneaus

1758

7 bộ

- Fabricius

1775

13 bộ

- Bruer

1885

17 bộ

Nguyễn Thanh Loan

Trang 10


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
- Sharp

1895


21 bộ

- Imms

1944

24 bộ

- Chu Nghêu

1950

32 bộ

- Thái Bang Hoa

1955

34 bộ

- Mactunop

1938

40 bộ

Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân loại của Chu Nghêu và Quản Chí Hòa
( Hồ Khắc Tín, 1980), có đối chiếu với đặc điểm khu hệ côn trùng ở Việt Nam, hệ thống
phân loại côn trùng bao gồm 31 bộ và sắp xếp như sau:
LỚP CÔN TRÙNG (Insecta)

A. Lớp phụ không cánh (Apterygota), gồm 4 bộ:
1. Bộ Đuôi nguyên thủy (PROTURA)
2. Bộ Đuôi bật (COLLEMBOLA)
3. Bộ Hai đuôi (DIPLURA)
4. Bộ Ba đuôi (THYSANURA)

B. Lớp phụ có cánh (Pterygota), gồm 2 tổng bộ:
B1. Tổng bộ biến thái không hoàn toàn (Hemimetabola), gồm 16 bộ:
5. Bộ Phù du (EPHEMEROPTERA)
6. Bộ Chuồn chuồn (ODONATS)
7. Bộ Gián (BLATTODEA)
8. Bộ Bọ ngựa (MANTODEA)
Nguyễn Thanh Loan

Trang 11


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
9. Bộ Cánh bằng (ISOPTERA)
10. Bộ Chân dệt (PHASMIDA)
11. Bộ Cánh úp (PLECOPTERA)
12. Bộ Bọ que (PHASMIDA)
13. Bộ Cánh thẳng (ORTHOPTERA)
14. Bộ Cánh da (DERMAPTERA)
15. Bộ Rận sách (PSOCOPTERA)
16. Bộ Ăn lông (MALLOPHAGA)
17. Bộ Rận (ANOPLURA)
18. Bộ Cánh tơ (THYSANOPTERA)
19. Bộ Cánh nửa cứng (HEMIPTERA)
20. Bộ Cánh đều (HOMOPTERA)


B2. Tổng bộ biến thái hoàn toàn (Holometabola), gồm 11 bộ:
21. Bộ Cánh cứng (COLEOPTERA)
22. Bộ Cánh cuốn (STREPSIPTERA)
23. Bộ Cánh rộng (MEGALOPTERA)
24. Bộ Bọ lạc đà (RHAPHIDIODEA)
25. Bộ Cánh mạch (NẺUOPTERA)
26. Bộ Cánh dài (MECOPTERA)

Nguyễn Thanh Loan

Trang 12


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
27. Bộ Cánh lông (TRICHOPTERA)
28. Bộ Cánh vẩy (LEPIDOPTERA)
29. Bộ Cánh màng (HYMENOPTERA)
30. Bộ Hai cánh (DIPTERA)
31. Bộ Bọ chét (SIPHONAPTERA) [2]
BẢNG TRA PHÂN LOẠI CÁC BỘ CÔN TRÙNG
(Thành trùng và ấu trùng)
1.Cánh rất phát triển (ở thành trùng) ...........................................................................2
1': Không có cánh hoặc cánh rất nhỏ, thô sơ (ấu trùng và vài thành trùng) ................ 28
2(1): Cánh màng .............................................................................................................3
2': Cánh trước cứng hay bằng chất da, ít nhất ở gốc cánh, cánh sau nếu hiện diện thường
là chất màng ......................................................................................... 24
3(2) Chỉ có một đôi cánh .............................................................................................. 4
3' Hai cặp cánh ............................................................................................................ 10
4(3).Thân hình giống cào cào, châu chấu, ngực trước kéo dài về phía bụng và nhọn ở cuối

ngực, chân sau phát triển ….. ................................ ORTHOPTERA
4': Cơ thể không có dạng cào cào, ngực trước không giống như trên, chân sau không phát
triển ................................................................... 5
5(1'): Râu đầu với ít nhất một đốt mang những phần phát triển bên dài, cánh trước rất
nhỏ, cánh sau có dạng cánh quạt; côn trùng kích thước rất nhỏ ........................
STREPSIPTERA (con đực ký sinh)

Nguyễn Thanh Loan

Trang 13


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
5': Không giống như mô tả ở trên .................................................................... ..............6
6(5'): Bụng với từ 1-3 sợi lông đuôi kéo dài, miệng không phát triển............................7
6': Bụng không giống như mô tả ở trên, miệng gần như luôn luôn phát triển............... 8
7(6): Râu đầu dài và rõ ràng, cuối bụng có một kim dài (hiếm khi 2 kim), cánh với một
gân phân nhánh, cánh thăng bằng hiện diện, côn trùng rất nhỏ, thường < 5 ly (rệp dính
đực)............................................................................... HOMOPTERA
7': Râu đầu ngắn, dạng lông cứng không rõ, bụng có từ 2 - 3 sợi lông đuôi dài cánh có rất
nhiều mạch cánh và buồng cánh, cánh thăng bằng không hiện diện, thường có kích thước
> 5 ly .................................... EPHEMEROPTERA
8(6'): Đốt bàn (tarsi) luôn luôn có 5 đốt; miệng kiểu miệng hút (haustellate), cánh sau
thoái hóa thành cánh thăng bằng ......................................................... DIPTERA
8': Đốt bàn có từ 2-3 đốt, miệng thay đổi, cánh sau thoái hóa hoặc không có, không có
dạng cánh thăng bằng ................................................................................... 9
9(8'): Miệng nhai gậm (một vài loài Psocids) ........................................ PSOCOPTERA
9': Miệng thuộc nhóm chích hút (rầy lá, rầy thân) ................................. HOMOPTERA
10 (3'): Cánh có nhiều vẩy, miệng thuộc vòi hút, râu nhiều đốt ........... LEPIDOPTERA
10': Cánh và miệng không giống như trên ..................................................... ............. 11

11(10'): Cánh dài và hẹp, ít gân (1-2 gân), có nhiều lông dài ở rìa cánh, đốt bàn 1-2 đốt;
đốt cuối phình to, kích thước côn trùng rất nhỏ, thường < 5 ly (bọ
trĩ) ............................................................................................... THYSANOPTERA
11': Cánh không giống như trên hoặc nếu cánh dài thì đốt bàn có trên 2 đốt......12
12(11'): Cánh trước thường rộng và có hình tam giác, cánh sau nhỏ và thường tròn; ở

Nguyễn Thanh Loan

Trang 14


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
trạng thái nghỉ, cánh thường chấp lại và dựng đứng trên thân, cánh có rất nhiều gân và
buồng cánh, râu nhỏ dạng lông cứng và không rõ, bụng có từ 2- 3 lông đuôi, cơ thể mỏng
mảnh, mềm ................................ EPHEMEROPTERA
12': Không giống như mô tả ở trên ...............................................................................13
13(12'): Đốt bàn có 5 đốt ..............................................................................................14
13': Đốt bàn có 4 đốt hoặc ít hơn ..................................................................................17
14(13): Cánh trước nhiều lông, miệng thường rất thoái hoá, râu thường dài bằng cơ thể
hoặc

dài

hơn



thể,

phần


lớn

côn

trùng

cánh

mềm ........................................................................................... TRICHOPTERA
14': Cánh trước không lông, hàm trên phát triển, râu đầu ngắn............. ......................15
15(14'): Cơ thể thường cứng, trơn, có dạng ong, bụng thường nhọn, cánh sau nhỏ hơn
cánh trước và có ít mạch cánh, cánh trước có đến 20 buồng cánh hay ít hơn (các loại ong)
............................ ............................................. HYMENOPTERA
15': Cơ thể mềm, không có dạng ong, bụng không giống như trên, cánh sau có kích thước
như cánh trước và cũng có nhiều mạch cánh như cánh trước, cánh trước thường có trên
20 buồng cánh ...............................................................16
16(15'): Vùng Costal trên cánh trước gần như luôn luôn có nhiều gân ngang, nếu không
như thế thì cánh sau ngắn hơn cánh trước, miệng không kéo dài thành
vòi .............................................................................................. NEUROPTERA
16': Vùng Costal ở cánh trước chỉ có 2-3 gân ngang, miệng có cấu tạo
vòi . ............................................................................................ MECOPTERA
17(13'): Cánh sau dài và có dạng như cánh trước, ở trạng thái nghỉ cánh không bao giờ
xếp bằng trên cơ thể, cánh có nhiều mạch và buồng cánh, râu đầu dài, thuộc loại lông

Nguyễn Thanh Loan

Trang 15



Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
cứng,

bụng

dài,

ốm,

đốt

bàn



3

đốt,

dài

20-85

ly

(chuồn

chuồn) ................................................................. ODONATA
17': Không giống như 17 ............................................................................................ 18
18(17'): Miệng thuộc nhóm hút (Haustellate) .............................................................19

18': Miệng thuộc nhóm nhai gậm (Mandibulate) ........................................................20
19(18): Vòi phát xuất từ phần trán của đầu................................................HEMIPTERA
19': Vòi phát xuất từ phần dưới của đầu (ve sầu, rầy,.)............................HOMOPTERA
20(18'): Đốt bàn: 4 đốt, cánh trước giống cánh sau (mối)..............................ISOPTERA
20': Đốt bàn 3 đốt hoặc ít hơn, cánh sau luôn luôn ngắn hơn cánh trước............... .... 21
21(20'): Cánh sau với vùng Anal rộng tạo thành một thùy, thùy nầy thường xếp như cánh
quạt lúc nghỉ, mạch cánh thay đổi, cánh trước có nhiều gân ngang giữa Cu1 và M và giữa
Cu1 và Cu2, lông đuôi (cerci) thường rất dài, ấu trùng sống trong nước, thành trùng
thường gặp nơi có nguồn nước ..........................................PLECOPTERA
21': Cánh sau không giống như trên, lông đuôi ngắn hoặc không có, kích thước từ 10 ly
trở lại, ấu trùng không sống trong nước .......................................................22
22(21'):

Đốt

bàn

3

đốt,

đốt

thứ

nhất

của

đốt


bàn

chân

trước

phát

triển .................................................................... EMBIOPTERA
22': Đốt bàn có từ 2 - 3 đốt, đốt bàn chân trước không giống 22 .................................23
23: Lông đuôi (cerci) hiện diện: đốt bàn có 2 đốt, mạch cánh thoái hoá, râu đầu có 9 đốt
có dạng chuỗi hạt .................................................................... ZORAPTERA
23': Không có lông đuôi, đốt bàn có 2-3 đốt, râu đầu không có dạng như 23, thường dài
và dạng sợi chỉ với 13 hoặc hơn 13 đốt .................................PSOCOPTERA

Nguyễn Thanh Loan

Trang 16


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
24(2'): Miệng thuộc nhóm hút, vòi dài thường phân đốt..............................................25
24': Miệng thuộc nhóm nhai gậm.................................................................................26
25(24): Vòi phát xuất từ phần trước của đầu, cánh nửa cứng ................. HEMIPTERA
25': Vòi phát xuất từ phần sau của đầu.................................................... HOMOPTERA
26(24'): Bụng có lông đuôi dạng cái kềm (forcep), cánh trước ngắn, không che phủ hết
phần bụng, đốt bàn: 3 đốt ................................................... DERMAPTERA
26': Lông đuôi không giống 26, nếu lông đuôi giống 26 thì cánh trước dài che phủ gần hết
phần bụng ........................................................................ 27

27(26'): Cánh trước không có mạch, râu đầu có nhiều nhất là 11 đốt, cánh sau hẹp thường
dài hơn cánh trước với một ít mạch cánh ....................... COLEOPTERA
27': Cánh trước có mạch, râu đầu có trên 12 đốt, cánh sau rộng, thường ngắn hơn cánh
trước với nhiều mạch cánh và cánh sau thường xếp lại lúc ở trạng thái
nghĩ ........................................................................................... ORTHOPTERA
28(1'): Cơ thể thường có dạng côn trùng với chân và râu phân đốt (thành trùng, ấu trùng
và một vài loại sâu) ..................................................................................
28': Cơ thể có dạng côn trùng (worm), cơ thể thường không phân đốt rõ ràng, không có
chân ngực, râu đầu có hoặc không có (ấu trùng và một vài loại thành
trùng) .......................................................................................................74
29(28): Cánh trước hiện diện nhưng thô sơ, cánh sau không có hoặc dưới dạng cánh
thăng

bằng

(rất

nhỏ),

đốt

bàn

gần

như



5


đốt

(một

vài

loài

ruồi) .........................................................................................DIPTERA
29': Cánh không hiện diện hoặc rất thô sơ...................................................................30
30(29'): Không có râu đầu, nhỏ hơn 1,5 ly thường sống trong đất hay trong lá
Nguyễn Thanh Loan

Trang 17


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
mục .................................................................................................... PROTURA
30': Râu đầu hiện diện, kích thước và nơi trú ẩn thay đổi............................................31
31(30'): Ngoại ký sinh của chim, động vật có vú hay ong mật, thường tìm thấy trên ký
chủ................................................................................................................32
31': Không thuộc nhóm ký sinh.................................................................................... 36
32(31): Đốt bàn 5 đốt, râu ngắn, miệng thuộc nhóm hút.............................................33
32': Đốt bàn có ít hơn 5 đốt, râu và miệng thay đổi......................................................34
33(32):



thể


dẹp

2

bên,

thuộc

côn

trùng

nhảy,

chân

dài

(bọ

chét) ..................................................... SIPHONAPTERA
33':

Thân

dẹp

phía


lưng

bụng,

không

phải



côn

trùng

nhảy,

chân

ngắn .........................................................................................DIPTERA
34(32'): Râu dài hơn đầu, đốt bàn có 3 đốt (rệp giường, rệp dơi)..............HEMIPTERA
34': Râu không dài hơn đầu, đốt bàn có một đốt (mạt, rận) .....................................35
35(34'): Đầu rộng bằng hoặc hơn ngực trước, miệng nhai gậm, ký sinh chim (hai móng)
và động vật có vú (một móng) (rận, con mạt gà) ......... MALLOPHAGA
35': Đầu thường hẹp hơn ngực, miệng thuộc nhóm hút, ký sinh động vật có vú (một móng
rộng) (chí, rận chích hút) ............................................ ANOPLURA
36(31'): Miệng thuộc nhóm hút, vòi hình chóp hay dài có kim chích...........................37
36': Miệng nhóm nhai gậm, không có vòi ...................................................................41
37(36): Đốt bàn có 5 đốt, hàm dưới hay râu môi dưới hiện diện..................................38
37': Đốt bàn có ít hơn 4 đốt, râu miệng nhỏ hoặc không có .........................................39


Nguyễn Thanh Loan

Trang 18


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
38(37): Cơ thể phủ nhiều vảy, vòi thường là một ống uốn cong, râu đầu dài và thường có
nhiều đốt (ngài không cánh).................................LEPIDOPTERA
38': Cơ thể và vòi không giống 38, râu đầu thay đổi nhưng thường ngắn, với ít hơn 3 đốt
(ruồi không cánh)..........................................................................DIPTERA
39(37'): Miệng hình chóp nằm ở bên dưới phần bên bụng của đầu, râu miệng hiện diện
nhưng ngắn, cơ thể dài, chiều dài cơ thể
39': Miệng có dạng vòi dài, phân đốt, không có râu miệng, các đặc điểm khác thay
đổi.......................................................................................................................40
40(39'): Vòi phát xuất từ phần trước của đầu, râu đầu 4-5 đốt, đốt bàn thường có 3 đốt,
không có ống bụng (bọ xít)........................................................................ HEMIPTERA
40': Vòi phát xuất từ phía sau đầu, râu đầu có trên 5 đốt (đốt bàn 2 đốt), hoặc râu đầu
dạng lông cứng (đốt bàn 3 đốt); bụng thường có một đôi ống bụng (rầy mềm, rầy ... và
những loại khác, thành trùng và ấu trùng).......... HOMOPTERA
41(36'): Bụng thường nhọn ở cuối bụng, râu đầu dạng đầu gối, đốt bàn có 5 đốt, cơ thể
cứng, có dạng con kiến (kiến và ong không cánh).............HYMENOPTERA 41': Bụng
không nhọn ở cuối bụng, râu không giống 31, đốt bàn thay đổi...............42
42(41'): Bụng với 3 sợi lông đuôi dài và với vài chi phụ dạng hình kim trên một vài đốt
bụng, miệng thuộc nhóm nhai gậm, nhưng thường ít nhiều co vào đầu, cơ thể gần như
luôn luôn phủ vẩy, sống trên cạn.....................................................43
42': Bụng với 2 sợi lông đuôi hoặc không có, nếu có 3 lông đuôi (ấu trùng phù du) thì
sống trong nước, những đặc điểm khác thay đổi..........................................44
43(42): Mắt kép rộng gần nhau, cơ thể thường hình trụ, ngực cong, mắt đơn hiện diện,
đốt bàn chân giữa và chân sau gần như luôn luôn có styli (dạng gai lông), đốt bụng từ 2-9
cũng có gai lông ............................ MICROCORYPHIA

Nguyễn Thanh Loan

Trang 19


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
43': Mắt kép nhỏ và cách xa nhau hoặc không có mắt kép, cơ thể thường dẹp về phía lưng
bụng, có hoặc không có mắt đơn, đốt bụng từ 1-6 (đôi khi đốt thứ 7) không có
styli...............................................................................THYSANURA
44(42'): Sống trong nước, có mang khí quản...............................................................45
44': Sống trên cạn ................... ....................................................................................52
45(44): Ấu trùng: mắt kép hiện diện ............................................................................46
45': Sâu: mắt kép hiện diện diện....................................................................................48
46(45): Môi dưới dạng nắm, bắt, xếp gấp dưới đầu ở trạng thái nghỉ, và khi căng thì dài
như chiều dài của đầu ....................ODONATA (ấu trùng)
46': Môi dưới không giống 46 ......................................................................................47
47(46'): Ba lông đuôi, một móng, mang khí quản hiện diện ở rìa bên của bụng, và thường
có dạng lá hay phiến mỏng .............EPHEMEROPTERA (ấu trùng)
47': Hai lông đuôi, 2 móng, mang khí quản ít nhiều có dạng ngón tay, thường nằm ở phần
rìa bên của ngực .............................................PLECOPTERA (ấu trùng)
48(45'): Năm đôi chân bụng, chân bụng có móc bàn chân............LEPIDOPTERA (sâu)
48': Bụng không có chân bụng hoặc chỉ có 1 đôi cuối.................................................49
49(48'): Miệng gồm có 2 cấu tạo mỏng mảnh, dài hơn đầu, râu đầu dài và mỏng mảnh,
đốt bàn có một móng, sống trong nước ngọt ... ...................... NEUROPTERA (ấu trùng)
49': Miệng và râu không giống 49 .............................................................................. 50
50(49'): Đốt bàn có 2 móng, bụng với những gai lông dài hai bên rìa bụng và một gai
lông

dài


cuối

bụng,

hoặc

một

đôi

gai



cấu

tạo

móc



cuối

bụng ............................................................ NEUROPTERA (ấu trùng)

Nguyễn Thanh Loan

Trang 20



Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
50': Đốt bàn có 1-2 móng, nếu có 2 móng thì bụng không giống 50 ..........................51
51(50'): Bụng với một đôi gai móc, thường nằm trên chân bụng phía hậu môn, đốt bàn có
một móng, thường sống trong bao (cases) .... TRICHOPTERA (sâu)
51': Bụng có 4 móc ở phía cuối hoặc không có, có hoặc không có những phần phụ ở hai
bên



thể,

một

hoặc

hai

móng,

không

sống

trong

bao

(bọ


cánh

cứng) ..................................................COLEOPTERA (ấu trùng)
52(44'): Miệng nằm phía trong đầu, bụng có những chi phụ dạng gai lông, cơ thể thường
nhỏ hơn 7 ly..........................................................................................53
52': Miệng hiện diện rõ ràng bên ngoài, nhai gậm hoặc hút, bụng không có chi phụ như
52, kích thước thay đổi ..............................................................................54
53(52): Râu đầu dài nhiều đốt, bụng có ít nhất 9 đốt, với chi phụ dạng gai lông bên phía
bụng có một vài đốt, lông đuôi (cerci) phát triển .........................DIPLURA
53': Râu đầu ngắn, nhiều nhất là 6 đốt, bụng có 6 đốt hoặc ít hơn 6 đốt và thường có chi
phụ dạng kềm phía đuôi ................................................... COLLEMBOLA
54(52'): Cơ thể có dạng sâu, ngực và bụng không được phân chia rõ ràng, mắt kép hiện
diện (Con cái dạng ấu trùng).............................................COLEOPTERA
54': Cơ thể có hình dạng thay đổi, nhưng nếu có dạng sâu thì không có mắt
kép ......................55
55(54'): Mắt kép hiện diện, hình dạng cơ thể thay đổi nhưng không có dạng côn trùng,
mầm cánh thường hiện diện (ấu trùng và thành trùng) ........................56
55': Mắt kép và mầm cánh hiện diện, cơ thể thường có dạng trùng (giai đoạn ấu
trùng)...........................................................................................65
56(55): Đốt bàn 5 đốt.................................................................................................. 57

Nguyễn Thanh Loan

Trang 21


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
56': Đốt bàn có từ 4 đốt trở lại......................................................................................59
57(56): Miệng phát triển về phía bụng thành một vòi dài, cơ thể
57': Miệng không giống 57 .......................................................................................... 58

58(57'): Râu đầu 5 đốt...............................................STREPSIPTERA (con cái ký sinh)
58': Râu đầu có trên 5 đốt.......................................................................ORTHOPTERA
59(56'): Lông đuôi dạng kềm cứng, đốt bàn có 3 đốt ................................................ 60
59': Không có lông đuôi, nếu có thì không có dạng kềm, đốt bàn thay đổi ............ 61
60(59):

Râu

đầu

dài

hơn

phân

nửa

chiều

dài



thể,

lông

đuôi


ngắn ....................................................................ORTHOPTERA
60': Râu đầu ngắn hơn phân nửa chiều dài cơ thể, lông đuôi dài ......................
DERMOPTERA
61(59'): Đốt bàn có 3 đốt, đốt đầu tiên của đốt bàn chân trước phát
triển .................................. EMBIOPTERA
61': Đốt bàn 2-4 đốt, đốt bàn chân trước không giống 61 ............................................62
62(61'): Côn trùng dạng cào cào, chân sau thuộc chân nhảy ................ ORTHOPTERA
62': Không giống như 62...............................................................................................63
63(62): Đốt bàn 4 đốt, mầu nhạt, cơ thể mềm, côn trùng sống trong gỗ, trong đất
(mối) ...................................................................................................ISOPTERA
63': Đốt bàn có từ 2-3 đốt, mầu sắc và nơi cư trú thay đổi ......................................... 64
64(63'): Không có lông đuôi, râu đầu có từ 13 đốt trở lên thường dạng sợi chỉ, mắt kép và
3 mắt đơn, đốt bàn có 2-3 đốt ....................................PSOCOPTERA

Nguyễn Thanh Loan

Trang 22


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
5(55'): Chân bụng hiện diện......................................................................................... 66
65': Không có chân bụng hoặc chỉ có trên đốt cuối bụng ............................................ 68
66(65): 5 đôi chân bụng (trên đốt bụng từ 3-9, và trên đốt bụng thứ 10) hoặc ít hơn, chân
bụng thường có móc nhỏ, nhiều mắt bên (thường là 6) (sâu bướm) ..................................
LEPIDOPTERA (ấu trùng)
66': Với 6 hay trên 6 đôi chân bụng, chân bụng không có móc, số lượng mắt bên thay
đổi ............................................................................... 67
67(66'): Bảy (hoặc hơn) mắt nhỏ ở mỗi bên đầu, chân bụng nhọn, nhỏ, không rõ hiện diện
trên đốt bụng từ 1-8 hay từ 3-8 .................... MECOPTERA (ấu trùng)
67': Chỉ có một mắt nhỏ ở mỗi bên đầu, chân bụng không nhọn, rõ ràng, hiện diện trên

đốt bụng từ 2-7 hay 2-6 và 10................................HYMENOPTERA (ấu trùng)
68(65'): Hàm trên và hàm dưới ở mỗi bên phối hợp thành 1 cái hàm hút dài, đốt bàn có 2
móng, râu môi dưới hiện diện ............................NEUROPTERA (ấu trùng)
68': Hàm trên và hàm dưới không giống 65, đốt bàn có từ 1-2 móng, môi trên và râu môi
dưới thường hiện diện ..............................................................................69
69(68'): Đầu và miệng đưa ra phía trước.......................................................................70
69': Đầu và miệng đưa về phía bụng ............................................................................72
70(69): 1 móng (một số loài sâu cánh cứng) .........................COLEOPTERA (ấu trùng)
70': 2 móng......................................................71
71(70): Môi trên và clypeus hiện diện rõ.............................NEUMOPTERA (ấu trùng)
71': Không có môi trên hoặc môi trên dính liền với đầu ....COLEOPTERA (ấu trùng)
ADEPHAGA

Nguyễn Thanh Loan

Trang 23


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
72(69): Chân trước nhỏ, mắt bên thường gồm 3 mắt nhỏ (ocelli), không có móng chân,
chiều dài cơ thể < 5 ly...................................... MECOPTERA (ấu trùng)
72': Chân không giống 72, mắt nhỏ (ocelli) thay đổi, 1-3 móng chân .........................73
73(72'):



1-2

móng,


bụng

thường

không



lông

đuôi,

râu

thay

đổi ..............................................................................COLEOPTERA (ấu trùng)
73': Có 3 móng, bụng có hai lông đuôi (dài khoảng 1/3 chiều dài cơ thể), râu đầu ngắn,
thường có 3 đốt (ấu trùng của một số loài cánh cứng và ký sinh) .....COLEOPTERA
STREPSIPTERA
74 (28'): Sống trong nước (ấu trùng ruồi) ...................................................... DIPTERA
74': Không sống trong nước, sống trên cạn và ký sinh ...............................................75
75(74'): Bất động, ăn thực vật, cơ thể bao phủ bởi lớp vẩy hay sáp, miệng thuộc nhóm
hút, dài như sợi chỉ (rệp dính cái).......................................HOMOPTERA
75': Không giống như mô tả ở 75................................................................................76
76(75'): Đầu và ngực ít nhiều phối hợp với nhau, bụng không phân đốt rõ ràng, nội ký
sinh các loài côn trùng khác...................................STREPSIPTERA (con cái)
76': Đầu và ngực không dính nhau, bụng phân đốt rõ ..................................................77
77(76'): Đầu rõ ràng, cứng, thường có mầu sắc .........................................................78 77':
Đầu phát triển không rõ ràng, hóa cứng ít hoặc không cứng, thường thụt vào trong

ngực .............................................................................. 85
78(77'): Đầu và miệng đưa về phía trước, đầu thường dẹp ......................................... 79
78': Đầu và miệng đưa về phía bụng, đầu thường tròn ............................................... 82
79(78): Đốt bụng cuối cùng kéo dài thành một đôi bộ phận nhọn, nhiều lông cứng trên

Nguyễn Thanh Loan

Trang 24


Tiểu luận môn hệ thống học và tiến hóa côn trùng
mỗi đốt cơ thể ..................................... SIPHONAPTERA (ấu trùng bọ chét)
79': Không giống như mô tả của 79 ............................................................................. 80
80(79'): Râu đầu phát triển từ vùng màng của gốc hàm trên, ngàm rất phát triển, chân
bụng thường có móc ...................................... LEPIDOPTERA (ấu trùng)
80': Râu đầu (nếu có) phát xuất từ vùng trên đầu, chân bụng không móc ................. 81
81(80'): Miệng có một đôi hàm trên rõ, khí khổng luôn luôn hiện diện ở ngực và 8 đốt
bụng ............................................................................COLEOPTERA (ấu trùng)
81': Miệng hoặc giống như ở trên hoặc chỉ là những móc di chuyển theo chiều thẳng
đứng,

khí

khổng

thay

đổi,

nhưng


không

giống

như

81,



thể

dài .............................................................................DIPTERA (ấu trùng)
82(78'): Đốt bụng thường có ít nhất một nếp gấp dọc ở bên hông hay bên bụng, dạng chữ
C, dạng sùng bọ hung, một đôi lỗ thở ở ngực và thường 8 đôi lổ thở ở
bụng .........................................................................COLEOPTERA (ấu trùng)
82': Đốt bụng không có những nếp gấp dọc, nếu nếp gấp hiện diện thì lổ thở không giống
như 82 .......................................................................... 83
83(82'): Đầu có vùng trước trán (adfrontal), thường có một hoặc nhiều mắt nhỏ hai bên
đầu, chân bụng có móc ............................................. LEPIDOPTERA (ấu trùng)
83': Đầu không có vùng adfrontal, chân bụng (nếu hiện diện) không có móc ..........84
84(83'): Hàm không cứng và không giống dạng bàn chải, khí khổng luôn luôn hiện diện
trên ngực và bụng, đôi khí khổng cuối lớn, ấu trùng hiện diện trong mô cây, ký sinh hoặc
trong tổ..................................... HYMENOPTERA (ấu trùng)
84': Hàm trên thường có dạng bàn chải, khí khổng thường không giống ở trên, nếu hiện
diện trên nhiều đốt bụng thì đôi cuối cũng không lớn hơn những đôi 161 khác, hiện diện

Nguyễn Thanh Loan


Trang 25


×