Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quản lý quản trị các dịch vụ mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 68 trang )

NGUYỄN VĂN THÔNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN VĂN THÔNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

QUẢN LÝ QUẢN TRỊ CÁC DỊCH VỤ MẠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Công nghệ thông tin

2012B
Hà Nội - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN VĂN THÔNG

QUẢN LÝ QUẢN TRỊ CÁC DỊCH VỤ MẠNG

Chuyên ngành : Công nghệ thông tin

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Công nghệ thông tin



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS Hà Quốc Trung

Hà Nội – Năm 2014

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 6
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................... 8
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................ 9
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ DỊCH VỤ MẠNG.................................. 14
1.1. Dịch vụ DNS (Domain Name System)........................................................... 14
1.1.1. Giới thiệu dịch vụ DNS ............................................................................14
1.1.2. Cấu trúc của hệ thống tên miền ................................................................15
1.1.3. Phân loại tên miền ....................................................................................15
1.2. Dịch vụ E – mail (Electronic - mail) ............................................................. 16
1.2.1. Giới thiệu dịch vụ E-mail .........................................................................16
1.2.2. Các thành phần trong hệ thống mail.........................................................17
1.2.3. Một số hệ thống mail thường dùng ..........................................................18
1.2.3.1. Hệ thống mail cục bộ .........................................................................19
1.2.3.2. Hệ thống mail cục bộ có kết nối ra ngoài ..........................................19
1.2.3.3. Hệ thống hai domain và một gateway ...............................................19
1.3. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) ............................... 20
1.3.1. Giới thiệu dịch vụ DHCP .........................................................................20
1.3.2. Cơ chế làm việc ........................................................................................21

1.3.3. Vai trò của dịch vụ ..................................................................................22
1.3.3.1. Quản lý TCP/IP tập trung ..................................................................22
1.3.3.2. Giảm gánh nặng cho các nhà quản trị hệ thống .................................22
1.3.3.3. Giúp hệ thống mạng luôn được duy trì ổn định .................................23
1.3.3.4. Linh hoạt và khả năng mở rộng .........................................................23
1.4. Dịch vụ WWW (World Wide Web) ............................................................... 23
1.4.1. Giới thiệu dịch vụ Web ............................................................................23
1.4.2. Đặc điểm của dịch vụ Web ......................................................................24
3


1.4.3. Cơ chế hoạt động ......................................................................................25
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ WEB HOSTING............................ 27
2.1. Khái niệm Web Hosting ................................................................................. 27
2.2. Yêu cầu chung của dịch vụ Web Hosting....................................................... 27
2.2.1. Yêu cầu về mặt tài nguyên .......................................................................27
2.2.2. Yêu cầu chức năng ...................................................................................28
2.3. Phân loại Hosting ............................................................................................ 29
2.3.1. Shared hosting ..........................................................................................29
2.3.2. Collocated hosting ....................................................................................30
2.3.3. Virtual Private Server (VPS) ....................................................................31
2.3.4. Dedicated Server ......................................................................................32
2.4. Quyền hạn của người dùng trong dịch vụ Web hosting ................................. 32
2.5. Các hạn chế của dịch vụ Hosting .................................................................... 33
2.5.1. Hạn chế về tài nguyên vật lý ....................................................................34
2.5.2. Hạn chế về tài nguyên Internet .................................................................34
2.5.3. Hạn chế về khả năng quản lý ...................................................................35
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔ HÌNH HOSTING CHO DỊCH VỤ
WEB.......................................................................................................................... 36
3.1. Mô hình một máy chủ với Virtual hosts ......................................................... 36

3.1.1. Giới thiệu mô hình....................................................................................36
3.1.2. Virtual host với Apache. ..........................................................................37
3.1.2.1. Cơ chế làm việc của Virtual host trong apache. ................................37
3.1.2.2. Virtual host dựa trên tên (Name – based virtual host) .......................38
3.1.2.3. Virtual host dựa trên IP (IP – based virtual host). .............................39
3.2. Mô hình một máy chủ virtual host với lớp phần mềm bổ sung. ..................... 40
3.2.1. Giới thiệu mô hình....................................................................................40
3.2.2. Quản lý hosting với ISPConfig 3 .............................................................42
3.3. Mô hình nhiều máy chủ virtual host với lớp phần mềm bổ sung ................... 44
3.3.1. Giới thiệu mô hình....................................................................................44
4


3.3.2. Quản lý nhiều máy chủ Virtual host với ISPConfig 3 .............................45
3.4. Mô hình nhiều máy chủ và proxy ngược ....................................................... 47
3.4.1. Giới thiệu mô hình....................................................................................47
3.4.2. Xây dựng mô hình Proxy ngược trên Apache ..........................................48
3.5. Nhận xét chung các mô hình .......................................................................... 50
CHƢƠNG 4: THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT............. 52
4.1. Thử nghiệm một số mô hình ........................................................................... 52
4.2. Kết quả thử nghiệm......................................................................................... 57
4.3. Nhận xét .......................................................................................................... 61
4.4. Giải pháp đề xuất ............................................................................................ 63
4.4.1. Giới thiệu mô hình lai...............................................................................63
4.4.2. Giải pháp áp dụng thực tế.........................................................................64
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67

5



LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả nghiên cứu của luận văn, đầu tiên tôi xin trân trọng cảm
ơn thầy hướng dẫn PGS.TS. Hà Quốc Trung – Bộ môn Truyền thông và Mạng máy
tính, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Đồng thời xin gửi lời cảm ơn tới Quý thầy cô giáo Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức vô
cùng quý giá trong suốt hai năm học qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kỹ thuật –
Hậu cần CAND, nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá
học này và toàn thể các đồng chí trong Khoa Công nghệ thông tin, gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp,... đã động viên giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong thời gian tôi
tham gia khóa học.
Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thông

6


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Quản lý quản trị các dịch vụ mạng” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Nội dung trích dẫn, sưu tầm đã được ghi rõ

trong phần tài liệu tham khảo

Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thông

7


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

1

DNS

2

IP

3

Cụm từ tiếng Anh
Domain Name System

Hệ thống tên miền


Internet Protocol

Giao thức mạng

E –MAIL Electronic mail

4

SMTP

5

POP

6

IMAP

7

SNA

8

DHCP

9

Cụm từ tiếng Việt


Thư điện tử

Simple Mail Transfer Protocol

Giao thức vận chuyển thư

Post Office Protocol

Giao thức nhận thư

Interactive

Mail

Access

Protocol
Systems Network Architecture

Giao thức truy cập mail
Kiến trúc hệ thống mạng

Dynamic Host Configuration Giao thức cấu hình địa chỉ
Protocol

động

WWW

World Wide Web


Dịch vụ Web

10

HTML

Hypertext Markup Language

11

URL

Uniform Resourse Locators

12

CSDL

13

LAMP

14
15

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản
Đường dẫn URL
Cơ sở dữ liệu


Linux, Apache, MySQL, PHP

Kết hợp 4 dịch vụ

LAN

Local Area Network

Mạng cục bộ

FTP

File Transfer Protocol

Giao thức truyền file

8


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức DNS ...................................................................................15
Hình 1.2: Sơ đồ về một hệ thống Email ....................................................................17
Hình 1.3: Hệ thống Mail cục bộ ................................................................................19
Hình 1.4: Hệ thống Mail có kết nối ra ngoài. ...........................................................19
Hình 1.5: Hệ thống kết nối mail thông qua Mail gateway. .......................................20
Hình 1.6: Mô hình mô tả DHCP Server cấp phát địa chỉ IP cho DHCP Clients ......20
Hình 1.7 : Cơ chế hoạt động của dịch vụ DHCP ......................................................22
Hình 1.8: Mô hình hoạt động của Webserver ...........................................................24
Hình 1.9: Cơ chế hoạt động của Webserver .............................................................26

Hình 2.1: Mô hình VPS .............................................................................................31
Hình 2.2: Quyền hạn của người dùng trong dịch vụ Web hosting ...........................33
Hình 3.1: Mô hình máy chủ với Virtual hosts ..........................................................36
Hình 3.2: Cơ chế làm việc của Apache trong mô hình Virtual host .........................37
Hình 3.3: Mô hình một máy chủ với lớp phần mềm bổ sung ...................................42
Hình 3.4: Mô hình nhiều máy chủ Virtual host với lớp phần mềm bổ sung ............45
Hình 3.5: Tạo tên miền máy chủ Web Server ...........................................................46
Hình 3.6: Tạo tên miền máy chủ Mail Server ...........................................................46
Hình 3.7: Tạo tên miền máy chủ DNS Server ..........................................................47
Hình 3.8: Mô hình nhiều máy chủ và Proxy ngược ..................................................48
Hình 4.1: Mô hình Virtual host thử nghiệm..............................................................52
Hình 4.2: Mô hình 1 máy chủ với ISPconfig 3 thử nghiệm ......................................53
Hình 4.3: Tham số cài đặt domain thonghust3.name.vn...........................................54
Hình 4.4: Tham số cài đặt domain thonghust4.name.vn...........................................55
Hình 4.5: Mô hình nhiều máy chủ và Reverse proxy thử nghiệm ............................55
Hình 4.6: Kết quả thử nghiệm đánh giá định tính mô hình một máy chủ Virtualhost
với thonghust1.name.vn ............................................................................................57
Hình 4.7: Kết quả thử nghiệm đánh giá định tính mô hình một máy chủ Virtualhost
với thonghust2.name.vn ............................................................................................58
9


Hình 4.8: Kết quả thử nghiệm đánh giá định lượng mô hình một máy chủ
Virtualhost với thonghust1.name.vn ........................................................................58
Hình 4.9: Kết quả thử nghiệm đánh giá định lượng mô hình một máy chủ
Virtualhost với thonghust2.name.vn ........................................................................58
Hình 4.10: Kết quả thử nghiệm đánh giá định tính mô hình một máy chủ và
ISPConfig 3 với thonghust3.name.vn .......................................................................59
Hình 4.11: Kết quả thử nghiệm đánh giá định tính mô hình một máy chủ và
ISPConfig 3 với thonghust4.name.vn .......................................................................59

Hình 4.12: Kết quả thử nghiệm đánh giá định lượng mô hình một máy chủ và
ISPConfig 3 với thonghust3.name.vn .......................................................................59
Hình 4.13: Kết quả thử nghiệm đánh giá định lượng mô hình một máy chủ và
ISPConfig 3 với thonghust4.name.vn .......................................................................60
Hình 4.14: Kết quả thử nghiệm đánh giá định tính mô hình nhiều máy chủ và
Reverse Proxy với thonghust5.name.vn....................................................................60
Hình 4.15: Kết quả thử nghiệm đánh giá định tính mô hình một nhiều máy chủ và
Reverse Proxy với thonghust6.name.vn....................................................................60
Hình 4.16: Kết quả thử nghiệm đánh giá định lượng mô hình nhiều máy chủ và
Reverse Proxy với thonghust5.name.vn....................................................................61
Hình 4.17: Kết quả thử nghiệm đánh giá định lượng mô hình nhiều máy chủ và
Reverse Proxy với thonghust6.name.vn....................................................................61
Hình 4.18: Bảng đánh giá kết quả thử nghiệm các mô hình .....................................62
Hình 4.19. Mô hình lai ..............................................................................................64

10


MỞ ĐẦU
a. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Internet ngày càng phổ biến và được mở rộng. Các dịch vụ ứng
dụng dựa trên Internet cũng phát triển nhanh chóng trong đó có dịch vụ Web.
Những ứng dụng của dịch vụ Web vào đời sống con người ngày càng hiện rõ với
những lợi ích rất to lớn trong việc hỗ trợ công việc và phục vụ nhu cầu giải trí.
Từ những nhu cầu thực tế đó, nhiều Website được phát triển để phục vụ
nhiều mục đích, dữ liệu Web ngày càng lớn mạnh và trở thành kho dữ liệu khổng lồ
dẫn tới việc quản lý dịch vụ hosting của các nhà cung cấp dịch vụ đang nhận nhiều
sự quan tâm trong thời gian gần đây để cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả
trong các lĩnh vực kinh doanh, quản lý.
Vấn đề đặt ra là nhà cung cấp dịch vụ cần có những công cụ, giải pháp quản

lý, quản trị dịch vụ hosting một cách hiệu quả và kinh tế. Trong khi gặp phải những
vẫn đề khó khăn như hạn chế khả năng xử lý của máy chủ, không gian lưu trữ trên
máy chủ lưu lượng băng thông, địa chỉ IP Public, tên miền và đặc biệt là khả năng
quản trị dữ liệu Web.
Việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình hosting mới cho dịch vụ Web là một
xu thế tất yếu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Quản lý quản trị các dịch vụ mạng”
để làm luận văn tốt nghiệp.
b. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu, thử nghiệm một số giải pháp xây dựng, quản lý và quản trị mô
hình hosting cho dịch vụ Web.
- Dựa trên kết quả thử nghiệm kết hợp với hạ tầng và nhu cầu quản lý Web nội
bộ tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND đưa ra kiến nghị giải pháp sử
dụng tại Trường trong tương lai.
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu về một số dịch vụ mạng phổ biến được sử dụng trong mạng máy
tính.
11


- Nghiên cứu tổng quan về dịch vụ Web hosting, hạn chế của các mô hình
Web hosting.
- Từ những hạn chế của mô hình Web hosting nghiên cứu các giải pháp đưa ra
để xây dựng, quản lý hosting cho dịch vụ Web.
- Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm của các mô hình từ đó rút ra kết quả
thử nghiệm tốt.
c. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Môi trường máy ảo được lựa chọn. Đối tượng nghiên cứu gồm các dịch vụ
mạng, dịch vụ Web. Các giải pháp mô hình hosting cho dịch vụ Web và sử dụng
các giải pháp này trên hệ điều hành mã nguồn mở CentOS 6.5, phần mềm

ISPConfig 3, Apache, PHP.
d. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tìm kiếm: Tìm kiếm tài liệu, thông tin tổng quan về các dịch
vụ mạng, Webhosting.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của những chuyên gia,
giảng viên có kinh nghiệm để từ đó xây dựng được đề tài đạt kết quả tốt nhất.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm và thu thập tài liệu liên quan
trên mạng, bài báo, thư viện. Trích lọc những thông tin phục vụ cho thực hiện đề
tài.
- Thử nghiệm và đánh giá kết quả một số phương pháp đề xuất
e. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn được chia ra làm 04 chương cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan một số dịch vụ mạng.
Trình bày tổng quan một số dịch vụ mạng phổ biến trên Internet như DNS,
MAIL, DHCP, WEB.
Chƣơng 2: Tổng quan về dịch vụ Web hosting
Trình bày tổng quan dịch vụ Web hosting: Giới thiệu dịch vụ Web hosting,
các yêu cầu mà dịch vụ Web cần đạt được và một số loại Web hosting, đồng thời
đưa ra những hạn chế của dịch vụ Web hosting.
12


Chƣơng 3: Một số giải pháp mô hình Hosting cho dịch vụ Web
Trình bày các đặc điểm cơ bản, cơ chế làm việc của 04 giải pháp mô hình
hosting cho dịch vụ Web và đưa ra đánh giá chung các mô hình.
Chƣơng 4: Thử nghiệm mô hình và giải pháp đề xuất
Trình bày quá trình thử nghiệm 03 mô hình giải pháp đã trình bày ở trên và
kết quả đạt được trong quá trình thử nghiệm. Sau đó đưa ra nhận xét cho giải pháp.
Từ đó, đưa ra giải pháp đề xuất hướng phát triển của luận văn và giải pháp áp dụng
thực tế vào hệ thống Web nội bộ của Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND.


13


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ DỊCH VỤ MẠNG
Chương này sẽ trình bày những nội dung sau:





Dịch vụ DNS
Dịch vụ E-Mail
Dịch vụ DHCP
Dịch vụ WWW


1.1. Dịch vụ DNS (Domain Name System)
1.1.1. Giới thiệu dịch vụ DNS
Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều giao tiếp với
nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ
ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền (Domain
Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.
Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ
nhớ (domain name) như: www.microsoft.com, www.ibm.com, thay vì sử dụng địa
chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ.
Ban đầu, khi DNS chưa ra đời, người ta sử dụng một file tên Host.txt, file này
sẽ lưu thông tin về tên host và địa chỉ của host của tất cả các máy trong mạng, file
này được lưu ở tất cả các máy để chúng có thể truy xuất đến máy khác trong mạng.
Khi đó, nếu có bất kỳ sự thay đổi về tên host, địa chỉ IP của host thì ta phải cập nhật

lại toàn bộ các file Host.txt trên tất cả các máy. Do vậy đến năm 1984 Paul
Mockpetris thuộc viện USC’s Information Sciences Institute phát triển một hệ thống
quản lý tên miền mới lấy tên là Hệ thống tên miền – Domain Name. Khi đó, các
Client trong mạng muốn truy xuất đến các Client khác, thì nó chỉ việc hỏi DNS.
Mục đích của DNS là :
+ Phân giải địa tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại phân giải địa chỉ IP
sang tên miền.
DNS là Domain Name System chạy Domain Name Service.
Hệ thống tên trong DNS được sắp xếp theo mô hình phân cấp và cấu trúc cây
logic được gọi là DNS namespace.
14


1.1.2. Cấu trúc của hệ thống tên miền
Hiện nay, hệ thống tên miền được phân thành nhiêu cấp :
- Gốc (Domain root) : Là đỉnh của cây phân cấp tên miền. Nó có thể biểu diễn
đơn giản chỉ là dấu chấm “.”.
- Tên miền cấp một (Top-level-domain) : gồm các ký tự xác định một nước,
khu vưc hoặc tổ chức. Nó đươc thể hiện là “.com” , “.edu”…vv.
- Tên miền cấp hai (Second-level-domain): Nó rất đa dạng rất đa dạng có thể
là tên một công ty, một tổ chức hay một cá nhân.
- Tên miền cấp nhỏ hơn (Subdomain) : Là tên miền chia nhỏ của các tên miền
cấp hai trở xuống thường được sử dụng như chi nhánh, phòng ban của một cơ quan
hay chủ đề nào đó.

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức DNS
1.1.3. Phân loại tên miền
- Com : Tên miền này được dùng cho các tổ chức thương mại.
- Edu : Tên miền này được dùng cho các cơ quan giáo dục, trường học.
- Net : Tên miền này được dùng cho các tổ chức mạng lớn.

- Gov : Tên miền này được dùng cho các tổ chức chính phủ.
- Org : Tên miền này được dùng cho các tổ chức khác.
- Int : Tên miền này dùng cho các tổ chức quốc tế.
- Info : Tên miền này dùng cho việc phục vụ thông tin.
15


- Arpa : Tên miền ngược.
- Mil : Tên miền dành cho các tổ chức quân sự, quốc phòng.
- Mã các nước trên thế giới tham gia vào mạng internet, các quốc gia này được
qui định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166 .
Ví dụ : Việt Nam là .vn, Singapo là sg…vv.
1.2. Dịch vụ E – mail (Electronic - mail)
1.2.1. Giới thiệu dịch vụ E-mail
E-mail (electronic - mail) hay thư điện tử là một hệ thống chuyển nhận thư từ
qua các mạng máy tính. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu
thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được
chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu
thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.
Đây là một dịch vụ phổ biến nhất trên Internet trước khi World Wide Web ra
đời, thông qua dịch vụ này, người sử dụng trên mạng có thể trao đổi các thông báo
cho nhau trên phạm vi thế giới. Đây là một dịch vụ mà hầu hết các mạng diện rộng
đều cài đặt và cũng là dịch vụ cơ bản nhất của một mạng khi gia nhập Internet.
Nhiều người sử dụng máy tính tham gia mạng chỉ dùng duy nhất dịch vụ này.
Thư điện tử là phương thức trao đổi thông tin nhanh chóng và thuận tiện.
Người sử dụng có thể trao đổi những bản tin ngắn hay dài chỉ bằng một phương
thức duy nhất. Nhiều người sử dụng thường truyền tập tin thông qua thư điện tử chứ
không phải bằng các chương trình truyền tập tin thông thường.
- Cấu trúc chung của một địa chỉ email: bao gồm ba phần chính có dạng
tên_email@tên_miền:

+ Phần tên_email: Đây là phần xác định hộp thư. Thông thường, cho dễ nhớ,
phần này hay mang tên của người chủ ghép với một vài ký tự đặc biệt. Phần tên này
thường do người đăng ký hộp thư điện tử đặt ra.
+ Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Ngay
sau phần tên_email bắt đầu bằng chữ "@" nối liền sau đó là tên miền.
Hệ thống Mail được xây dựng dựa trên một số giao thức sau: Simple Mail
16


Transfer Protocol (SMTP), Post Office Protocol (POP), Multipurpose Internet Mail
Extensions (MIME) và Interactive Mail Access Protocol (IMAP) được định trong
RFC 1176 là một giao thức quan trọng được thiết kế để thay thế POP, nó cung cấp
nhiều cơ chế tìm kiếm văn bản, phân tích message từ xa mà ta không tìm thấy trong
POP.
1.2.2. Các thành phần trong hệ thống mail
Một hệ thống Mail yêu cầu phải có ít nhất hai thành phần đó là Mail Server và
Mail Client. Nó có thể định vị trên hai hệ thống khác nhau hoặc trên cùng một hệ
thống. Ngoài ra, nó còn có những thành phần khác như Mail Host, Mail Gateway.

Hình 1.2: Sơ đồ về một hệ thống Email
Mail gateway
Một mail gateway là máy kết nối giữa các mạng dùng các giao thức truyền
thông khác nhau hoặc kết nối các mạng khác nhau dùng chung giao thức. Ví dụ một
mail gateway có thể kết nối một mạng TCP/IP với một mạng chạy bộ giao thức
Systems Network Architecture (SNA).
Một mail gateway đơn giản nhất dùng để kết nối 2 mạng dùng chung giao thức
17


hoặc khác giao thức. Khi đó mail gateway chuyển mail giữa domain nội bộ và các

domain bên ngoài.
Mail Host
Mail host là máy giữ vai trò máy chủ Mail chính trong hệ thống mạng. Nó dùng như
thành phần trung gian để chuyển Mail giữa các vị trí không kết nối trực tiếp được với nhau.
Mail host phân giải địa chỉ người nhận để chuyển giữa các Mail server hoặc
chuyển đến Mail gateway.
Một ví dụ về Mail host là máy trong mạng cục bộ LAN có modem được thiết
lập liên kết PPP hoặc UUCP dùng đường dây thoại. Mail host cũng có thể là máy
chủ đóng vai trò router giữa mạng nội bộ và mạng Internet.
Mail Server
Mail Server chứa mailbox của người dùng. Mail Server nhận mail từ mail
Client gửi đến và đưa vào hàng đợi để gửi đến Mail Host.
Mail Server nhận mail từ Mail Host gửi đến và đưa vào mailbox của người
dùng.
Người dùng sử dụng NFS (Network File System) để mount thư mục chứa
mailbox trên Mail Server để đọc. Nếu NFS không được hỗ trợ thì người dùng phải
login vào Mail Server để nhận thư.
Trong trường hợp Mail Client hỗ trợ POP/IMAP và trên Mail Server cũng hỗ
trợ POP/IMAP thì người dùng có thể đọc thư bằng POP/IMAP.
Mail Client
Là những chương trình hỗ trợ chức năng đọc và soạn thảo thư, Mail Client tích
hợp hai giao thức SMTP và POP, SMTP hỗ trợ tính năng chuyển thư từ Client đến
Mail Server, POP hỗ trợ nhận thư từ Mail Server về Mail Client. Ngoài giao thức
việc tích hợp giao thức POP Mail Client còn tích hợp giao thức IMAP, HTTP để hỗ
trợ chức năng nhận thư cho Mail Client.
Các chương trình Mail Client thường sử dụng như: Microsoft Outlook
Express, Microsoft Office Outlook, Eudora,…vv.
1.2.3. Một số hệ thống mail thƣờng dùng
18



1.2.3.1. Hệ thống mail cục bộ
Cấu hình hệ thống Mail đơn giản gồm một hoặc nhiều trạm làm việc kết nối
vào một Mail Server. Tất cả Mail đều làm việc cục bộ.

Hình 1.3: Hệ thống Mail cục bộ
1.2.3.2. Hệ thống mail cục bộ có kết nối ra ngoài
Hệ thống Mail trong một mạng nhỏ gồm một Mail Server, một Mail Host và
một Mail Gateway kết nối với hệ thống bên ngoài. Không cần DNS Server.

Hình 1.4: Hệ thống Mail có kết nối ra ngoài.

1.2.3.3. Hệ thống hai domain và một gateway
Cấu hình dưới đây gồm 2 domain và một Mail Gateway. Trong cấu hình này
Mail Server, Mail Host, và Mail Gateway (hoặc gateways) cho mỗi domain hoạt
19


động như một hệ thống độc lập. Để quản trị và phân phối Mail cho 2 domain thì
dịch vụ DNS buộc phải có.

Hình 1.5: Hệ thống kết nối mail thông qua Mail gateway.
1.3. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol)
1.3.1. Giới thiệu dịch vụ DHCP
Dịch vụ DHCP là dịch vụ hoạt động dựa trên giao thức DHCP. Giao thức
DHCP là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Giao thức cung cấp phương
pháp thiết lập các thông số TCP/IP cần thiết cho hoạt động của mạng, giúp giảm
khối lượng công việc cho quản trị hệ thống mạng.

Hình 1.6: Mô hình mô tả DHCP Server cấp phát địa chỉ IP cho DHCP Clients

DHCP Server là một máy chủ chạy dịch vụ DHCP Server. Nó có chức năng
quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có
nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.
20


DHCP Client là một máy trạm chạy dịch vụ DHCP Client. Nó dùng để đăng
ký, cập nhật thông tin về địa chỉ IP và các bản ghi DNS cho chính bản thân nó.
DHCP Client sẽ gửi yêu cầu đến DHCP Server khi nó cần đến 1 địa chỉ IP và các
tham số TCP/IP cần thiết để làm việc trong hệ thống mạng của tổ chức và trên
Internet. [14]
1.3.2. Cơ chế làm việc
Giao thức DHCP làm việc theo mô hình client/server. Theo đó, quá trình
tương tác giữa DHCP client và server diễn ra theo các bước sau:
- Khi máy client khởi động, máy sẽ gửi broadcast gói tin DHCPDISCOVER,
yêu cầu một server phục vụ mình. Gói tin này cũng chứa địa chỉ MAC của máy
client.
- Các máy Server trên mạng khi nhận được gói tin yêu cầu đó, nếu còn khả
năng cung cấp địa chỉ IP, đều gửi lại cho máy Client gói tin DHCPOFFER, đề nghị
cho thuê một địa chỉ IP trong một khoản thời gian nhất định, kèm theo là một
subnet mask và địa chỉ của Server. Server sẽ không cấp phát địa chỉ IP vừa đề nghị
cho những Client khác trong suốt quá trình thương thuyết.
- Máy Client sẽ lựa chọn một trong những lời đề nghị (DHCPOFFER) và gửi
broadcast lại gói tin DHCPREQUEST chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép
các lời đề nghị không được chấp nhận sẽ được các Server rút lại và dùng đề cấp
phát cho Client khác.
- Máy Server được Client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCPACK
như là một lời xác nhận, cho biết là địa chỉ IP đó, subnet mask đó và thời hạn cho
sử dụng đó sẽ chính thức được áp dụng. Ngoài ra Server còn gửi kèm theo những
thông tin cấu hình bổ sung như địa chỉ của gateway mặc định, địa chỉ DNS Server.


21


Hình 1.7 : Cơ chế hoạt động của dịch vụ DHCP
1.3.3. Vai trò của dịch vụ
1.3.3.1. Quản lý TCP/IP tập trung
Thay vì phải quản lý địa chỉ IP và các tham số TCP/IP khác vào một cuốn sổ
nào đó (đây là việc mà quản trị mạng phải làm khi cấu hình TCP/IP bằng tay) thì
DHCP Server sẽ quản lý tập trung trên giao diện của nó. Giúp các nhà quản trị vừa
dễ quản lý, cấu hình, khắc phục khi có lỗi xảy ra trên các máy trạm.
1.3.3.2. Giảm gánh nặng cho các nhà quản trị hệ thống
Trước đây, các nhà quản trị mạng thường phải đánh cấu hình IP bằng tay (gọi
là IP tĩnh) nhưng nay nhờ có DHCP Server nó sẽ cấp IP một cách tự động cho các
máy trạm. Nhất là trong môi trường mạng lớn thì sự cần thiết và hữu ích của dịch
vụ mạng này mới thấy rõ ràng nhất.
Mặt khác, với kiểu cấu hình bằng tay thì người dùng họ có thể thay đổi IP. Vì
vậy họ có thể thay đổi một số các thông số về địa chỉ IP làm trùng lặp địa chỉ IP với
người khác, sai Defaul Gateway, sai DNS Server …vv. Làm cho người quản trị khó
rất khó quản lý. Nhưng với dịch vụ DHCP thì việc này có thể giải quyết được.
22


1.3.3.3. Giúp hệ thống mạng luôn đƣợc duy trì ổn định
Với dịch vụ DHCP địa chỉ IP cấp phát động cho các máy trạm lấy từ dải IP
cấu hình sẵn trên DHCP Server. Các tham số (DG, DNS Server) cung cấp cho tất cả
các máy trạm là chính xác và sự trùng lặp IP không bao giờ xảy ra. Các máy trạm
luôn luôn có một cấu hình TCP/IP chuẩn. Làm cho hệ thống hoạt động liên tục, vừa
giảm gánh nặng cho người quản trị vừa tăng hiệu quả làm việc cho người sử dụng
nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

1.3.3.4. Linh hoạt và khả năng mở rộng
Người quản trị có thể thay đổi cấu hình IP một cách dễ dàng khi cơ sở hạ tầng
mạng thay đổi. Do đó làm tăng sự linh hoạt cho người quản trị hệ thống mạng.
Ngoài ra DHCP phù hợp từ mạng nhỏ đến mạng lớn. Nó có thể phục vụ 10 máy
khách cho đến hàng ngàn máy khách.
1.4. Dịch vụ WWW (World Wide Web)
1.4.1. Giới thiệu dịch vụ Web
Dịch vụ WWW hoặc Web là một dịch vụ cung cấp thông tin trên hệ thống
mạng. Các thông tin này được lưu trữ dưới dạng siêu văn bản (Hypertext) và thường
được thiết kế bằng ngôn ngữ HTML (Hypertext Markup Language). Siêu văn bản là
các tư liệu có thể là văn bản (text) hình ảnh tĩnh (image), hình ảnh động (video), âm
thanh (audio),...vv, được liên kết với nhau qua các mối liên kết (link) và được
truyền trên mạng dựa trên giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol), qua đó
người dùng có thể xem các tư liệu có liên quan một cách dễ dàng. Mô hình hoạt
động như sau:

23


Hình 1.8: Mô hình hoạt động của Webserver
Web server: là một ứng dụng được cài đặt trên máy chủ trên mạng với chức
năng là tiếp nhận các yêu cầu dạng HTTP từ máy trạm và tùy theo yêu cầu này máy
chủ sẽ cung cấp cho máy trạm các thông tin web dạng HTML.
Web Client: là một ứng dụng cài trên máy trạm gọi là Web Browser để gởi
yêu cầu đến Web Server và nhận các thông tin phản hồi rồi hiện lên màn hình giúp
người dùng có thể truy xuất được các thông tin trên máy Server. Một số những trình
duyệt Web (Web Browser) phổ biến nhất hiện nay là Internet Explorer, Mozilla
Firefox, Chrome, Coccoc…vv.
Địa chỉ URL (Uniform Resourse Locators): được sử dụng để định danh các
trang web và các nguồn tài nguyên trên web.

Web session là phiên làm việc của Web client với Webserver, thời gian do
webserver quy định.
Cookies là một mẩu thông tin chứa thông tin, trạng thái phiên làm việc do
website gửi về máy trạm được lưu trên trình duyệt của máy trạm khi truy cập vào
website.
1.4.2. Đặc điểm của dịch vụ Web
- Dịch vụ Web cho phép client và server tương tác được với nhau ngay cả
trong những môi trường khác nhau. Ví dụ, đặt Web server cho ứng dụng trên một
máy chủ chạy hệ điều hành Linux trong khi người dùng sử dụng máy tính chạy hệ
điều hành Windows, ứng dụng vẫn có thể chạy và xử lý bình thường mà không cần
thêm yêu cầu đặc biệt để tương thích giữa hai hệ điều hành này.
24


- Phần lớn kỹ thuật của dịch vụ Web được xây dựng dựa trên mã nguồn mở và
được phát triển từ các chuẩn đã được công nhận như XML.
- Một dịch vụ Web bao gồm có nhiều mô-đun và có thể công bố lên mạng
Internet.
- Là sự kết hợp của việc phát triển theo hướng từng thành phần với những lĩnh
vực cụ thể và cơ sở hạ tầng Web, đưa ra những lợi ích cho cả doanh nghiệp, khách
hàng, những nhà cung cấp khác và cả những cá nhân thông qua mạng Internet.
- Một ứng dụng khi được triển khai sẽ hoạt động theo mô hình client-server.
Nó có thể được triển khai bởi một phần mềm ứng dụng phía server ví dụ như PHP,
Oracle Application server hay Microsoft.Net…vv.
- Ngày nay dịch vụ Web đang rất phát triển, những lĩnh vực trong cuộc sống
có thể áp dụng và tích hợp dịch vụ Web là khá rộng lớn như dịch vụ chọn lọc và
phân loại tin tức; ứng dụng cho các dịch vụ du lịch (cung cấp giá vé, thông tin về
địa điểm…vv); các đại lý bán hàng qua mạng, thông tin thương mại như giá cả, tỷ
giá hối đoái, đấu giá qua mạng; dịch vụ giao dịch trực tuyến (cho cả B2B và B2C)
như đặt vé máy bay…vv.

- Các ứng dụng có tích hợp dịch vụ Web đã không còn là xa lạ, đặc biệt trong
điều kiện thương mại điện tử đang bùng nổ và phát triển không ngừng cùng với sự
lớn mạnh của Internet. Bất kì một lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có thể tích hợp
với dịch vụ Web, đây là cách thức kinh doanh và làm việc có hiệu quả bởi thời đại
ngày nay là thời đại của truyền thông và trao đổi thông tin qua mạng. Do vậy, việc
phát triển và tích hợp các ứng dụng với dịch vụ Web đang được quan tâm phát triển
là điều hoàn toàn dễ hiểu.
1.4.3. Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của Web được thể hiện trong hình sau:

25


×