UBND HUYỆN KRÔNG NÔ
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA DÂN CA ĐẾN VỚI TRẺ 4 -5 TUỔI Ở
TRƯỜNG MẦM NON
Người thực hiện : Lê Thị Hồng Phượng
Năm học : 2016 – 2017
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
3
1.1. Lý do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
5
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6
2. NỘI DUNG
6
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
6
2.2. Thực trạng của vấn đề
7
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
10
2.3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn các ca khúc dân ca phù hợp
với lứa tuổi của trẻ.
2.3.2: Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng phương tiện cho các
bài hát dân ca:
2.3.3: Biện pháp 3: Dạy trẻ đọc thuộc lời ca một cách hiệu
quả:
2.3.4: Biện pháp 4: Chuẩn bị địa điểm, thời gian không gian
để tổ chức cho trẻ tiếp xúc với các bài hát dân ca.
2.3.5: Biện pháp 5: Tổ chức hiệu quả các giờ nghe nhạc
nghe hát dân ca.
2.4 Kết quả đạt dược
10
12
14
15
17
21
3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
22
3.1. Kết luận
22
3.2 Kiến nghị
22
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA DÂN CA ĐẾN VỚI TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON
2
1. MỞ ĐẦU:
1. 1 Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc góp phần rất quan trọng đến đời sống của con người, đó là một bộ
môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con
người. Nó gắn bó với con người và trở thành một nhu cầu không thể thiếu được.
Âm nhạc phản ánh cuộc sống bằng những hình tuợng âm thanh, lời ca, nốt nhạc...
những niềm vui, nỗi buồn, những khát vọng và những ước mơ tươi sáng của con
người. Âm nhạc có một sức mạnh vô hình làm cho mọi đối tượng khi tiếp xúc với nó
đều cảm thấy vui vẻ, sảng khoái, hứng khởi. Đặc biệt là với trẻ mầm non, thì âm
nhạc là một thế giới diệu kỳ, lôi cuốn trẻ hình dung về thế giới xung quanh một
cách hồn nhiên trong sáng, âm nhạc nó tác động vào con trẻ ngay từ khi còn nằm
trong bụng mẹ, khi vừa cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có khả năng cảm thụ âm nhạc.
Tuy nhiên mỗi con người, mỗi trẻ có những khả năng cảm thụ âm nhạc khác nhau.
Có cháu yêu đến say mê, có cháu lại rất thờ ơ với âm nhạc. Mức độ cảm thụ âm
nhạc, yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống và giáo dục tạo nên. Âm
nhạc chính là phương tiện giúp ta giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết yêu
cái đẹp và cảm nhận cái đẹp; âm nhạc còn giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí
tuệ và đặc biệt là có sự tác động rất lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Đối với trẻ mầm non âm nhạc là hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Vì
thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, tự tin, thông minh qua việc sáng tạo
các động tác minh họa kết hợp với lời ca, thông qua vận động theo nhạc sẽ thúc
đẩy sự vận động của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ dẻo dai. Chính vì thế,
trong phương pháp giáo dục nuôi dạy trẻ mầm non không thể thiếu đi yếu tố âm
nhạc hay nói cách khác âm nhạc là một phương tiện thiết thực đối với việc phát
triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Bên cạnh đó, âm nhạc dành cho trẻ mầm non không chỉ là những bài hát với
lời ca tươi vui trong sáng, mà còn có những khúc hát dân ca ngọt ngào êm ả. Và có
thể nói rằng dân ca đóng một vai trò rất quan trọng đến sự cảm thụ âm nhạc cũng
như nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ thơ. Bởi thực tế rằng từ khi trẻ lọt lòng, ít nhiều
3
được ru bằng những câu hát à ơi, ví dầu, da diết từ ông bà, cha mẹ. Đó cũng là sự
lưu giữ truyền thống dân ca Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cho nên, để
trẻ có thể yêu được những di sản văn hóa âm nhạc đó hay không thì sự tác động để
mang những khúc dân ca đến với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết. Sự hình thành
tình yêu với âm nhạc truyền thống ngay từ nhỏ mới là tiền đề vững chắc để trẻ gắn
bó lâu dài, để những thế hệ tương lai có thể xây dựng một xã hội, một đất nước
giàu mạnh nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Vậy làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ có được vốn sống âm nhạc phong
phú?
Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm những biện
pháp để âm nhạc dân ca đến với trẻ một cách gần gũi và tự nhiên nhất. Chính vì
vậy, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp đưa dân ca đến
với trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non.”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Với mỗi đất nước, mỗi vùng miền, đều có một nét văn hóa đặc trưng riêng,
những nét văn hóa này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và dân ca
cũng là một tài sản quý báu cần được gìn giữ. Đặc biệt, dân ca Việt Nam, có âm
điệu dễ thuộc, dễ nhớ, chính vì vậy dễ dàng đi sâu vào lòng người, những bài hát
dân ca đều mang những âm hưởng, nội dung gần gũi với nhân dân. Chính vì vậy,
tiếp xúc với dân ca, cũng chính là giúp trẻ bảo tồn những giá trị văn hóa của đất
nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, âm nhạc chính là món ăn tinh thần của trẻ, khơi dậy trong trẻ
những hứng thú, say mê, tưởng tượng phong phú, yêu âm nhạc cũng là cách giúp
trẻ hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn. Yêu ca hát, nhảy múa thì
tâm hồn trẻ sẽ như được tưới lên những nguồn sinh lực mạnh mẽ. Âm nhạc quan
trọng với trẻ và âm nhạc dân ca còn quan trọng hơn nữa, bởi với những âm hưởng
dân ca ấy, trẻ cảm thụ một cách nhẹ nhàng, không gò bó. Chính vì vậy, trẻ không
chỉ thể hiện mình mà còn có thể kết nối được với mọi người xung quanh thông qua
ngôn ngữ âm nhạc dân ca diệu kỳ này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
Để thực hiện biện pháp này, tôi áp dụng trên trẻ lớp chồi 1, Trường Mầm
Non Sơn Ca, Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Nông. Do tôi trực tiếp chủ nhiệm, để có
thể theo dõi quan sát tốt hơn. Trẻ mẫu giáo với những đặc điểm tâm sinh lý đã phát
triển, có thể tập trung chú ý nghe hát và vận động theo các bài hát. Ngoài ra, trẻ có
thể lựa chọn được những bài hát trẻ yêu thích, có thể nói nội dung cũng như cảm
nghĩ về bài hát, mà qua đó tôi có thể nắm bắt được tình hình thực hiện các biện
pháp để đưa dân ca đến gần với trẻ mầm non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng chủ yếu những phương
pháp nghiên cứu sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đa số các vấn đề của âm nhạc dân ca dành cho trẻ mầm non tôi thường
nghiên cứu trên mạng. Tìm những bài hát đặc trưng của vùng miền, có nội dung
phù hợp và dễ thuộc với trẻ mầm non. Vì dân ca Việt Nam rất phong phú đa dạng,
không chỉ là của vùng miền mà còn ở từng dân tộc, chính vì vậy tôi phải chọn lọc
những ca khúc phổ biến hơn để dạy cho trẻ.
1.4.2: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát đó chính là việc cô theo dõi tình hình hoạt động của
trẻ khi áp dụng những biện pháp này vào. Cô có thể nắm bắt được những hứng
thú, cảm nghĩ của trẻ trong khi làm quen với những bài hát dân ca Việt Nam.
- Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp đàm thoại là việc cô sử dụng những câu hỏi để khai thác những
kiến thức ở trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô thông qua đó những suy nghĩ của trẻ
được bộc lộ rõ ràng hơn.
- Phương pháp nêu gương – đánh giá:
Phương pháp nêu gương – đánh giá là việc cô khuyến khích, động viên, nhận
xét trẻ trong quá trình hoạt động, làm quen với âm nhạc dân ca. Phát huy được tính
tích cực, chủ động ở trẻ hơn.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
5
Với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, sự chú ý, lắng nghe, tập trung đã tốt hơn, trẻ có
thể bộc lộ cảm xúc rõ ràng về những bài hát trẻ yêu thích, với những bài hát trẻ
thích sự hứng thú thể hiện rõ ràng hơn. Thế nhưng, đa số trẻ thích những bài hát dễ
nhớ, dễ thuộc chính vì vậy tôi lựa chọn những bài hát mang âm hưởng gần gũi, lời
bài hát dễ hát để giúp trẻ làm quen một cách tốt hơn. Vì vậy các làn điêụ dân ca đa
số được chọn là các bài hát dân ca bắc bộ, dân ca trung bộ, nam trung bộ và nam
bộ. Và mở rộng cho trẻ làm quen với những bài dân ca của một số dân tộc khác
như Sán Dìu, Khơ me, Nùng, Cống khao…
Dân ca Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng, không chỉ riêng từng
vùng miền
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Khái niệm dân ca Theo GS.Trần Văn Khê: Dân ca là những bài hát truyền
khẩu phát sinh trong dân chúng, được truyền tụng và phổ biến trong dân chúng.
Theo Hùng Lân: Dân ca là những bài hát do dân chúng truyền khẩu cho nhau,
nhiều khi không biết ai là tác giả tiên khởi, không biết ra đời từ thời nào, gốc gác
từ đâu, mà chỉ biết rằng cốt cách bên trong thì khác xa với những bản tân nhạc
ngày nay
Như ta đã biết, dân ca là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, hiện
vẫn đang được sáng tác. Âm nhạc này có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng
đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có của các dân tộc Việt Nam. Do
chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Trong sinh hoạt
cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm hay rộng
hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với cuộc
sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường là lễ hội, hát làng nghề.
Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình
yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Chính vì vậy dân ca là một nét
truyền thống văn hoá mang tính gần gũi nhất đối với con người Việt Nam, thế nên
để trẻ có thể tiếp xúc nhiều với những làn điệu dân ca cũng chính là cách ta đem
đến cho trẻ những truyền thống dân tộc vô cùng quý báu.
6
mà có những giai điệu dân ca khác nhau mà bên cạnh đó mỗi dân tộc lại có những
làn điệu dân ca riêng. Người Kinh chia ra 3 vùng, Đồng bằng Bắc bộ; Trung bộ;
Nam bộ: bài chòi, hò huế, ca trù, cò lả, cải lương, chầu văn, đờn ca tài tử nam bộ,
hát bội, hát chèo, hát dô, hát dặm, hát đúm, hát ghẹo, hát phường vải, hát sắc bùa,
hát trống quân, Hát ví, hát xoan, múa bóng rỗi, hát vè, hò, lý, lễ nhạc phật giáo,
Nhạc lễ Nam Bộ, Âm nhạc cung đình Việt Nam, quan họ, tuồng, vọng cổ, xẩm.
Các dân tộc khác chia theo địa lý nơi dân tộc đó ở, Tây bắc-Việt bắc; Tây nguyên;
dân tộc chăm; dân tộc khơ me; dân tộc hoa: hát Ayray, hát À day, hát ba sắc, hát
Bơk weng non, Hht cà lơi - Cha chấp, Hát cúng tìm vía, hát dù kê, hát duê, hát
đồng dao Kuh nrau, R’bàng nrau, hát Êmê kha bá, hát khan, hát khắp sên…
Âm nhạc được coi là một món ăn tinh thần trong đời sống của người dân
Việt Nam. Âm nhạc phản ánh cuộc sống của con người bằng những hình tượng âm
nhạc. Một nhà văn hóa đã ví dân ca: “…Như dòng sông mênh mông tình đất, tình
người, chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư
tình cảm, ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của mình…”
Phong phú là vậy, đa dạng là vậy nhưng việc trẻ mầm non được tiếp xúc với
dân ca ngay tại nơi mình sống còn chưa được quan tâm, thế nên trẻ cũng không am
hiểu về dân ca của các vùng miền khác. Chính vì vậy sự cảm thụ âm nhạc trong trẻ
vẫn gặp nhiều hạn chế, và điều quan trọng ở đây đó chính là cần phải làm sao để
trẻ mầm non làm quen với dân ca một cách đầy hứng thú, tích cực nhất, nhưng
phải có sự tự nhiên, không áp đặt và cần chọn lọc những bài dân ca phù hợp với
trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Để nghiên cứu và tìm hiểu về “Một số biện pháp đưa dân ca đến với trẻ 4 -5
tuổi ở trường mầm non”, tôi đã có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn
như sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Năm học 2016-2017 được sự phân công của nhà trường tôi được chủ nhiệm
lớp chồi 1, Cùng một độ tuổi nên rất thuận lợi cho giáo viên truyền thụ kiến thức.
Trẻ ngoan, nhanh nhẹn, ham hoạt động.
7
Được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của nhà trường và sự góp ý trao
đổi kinh nghiệm của đồng nghiệp, sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh. Một số cháu
thông minh, nhanh nhẹn có sức khoẻ tốt có sự rèn luyện thường xuyên của gia
đình.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền đã xây dựng cơ sở vật chất
khang trang, phòng học rộng rãi, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
Bản thân nắm vững phương pháp, biện pháp giảng dạy, yêu nghề mến trẻ tận
tụy, có sáng tạo trong các tiết học.
Không ngừng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ
Do trường thực hiện bán trú, nên cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
nghiên cứu.
2.2.2. Khó khăn:
Hiện nay trẻ được tiếp xúc nhiều với các thể loại âm nhạc ở trên trường lớp
và ở nhà, tuy nhiên ở nhà, cha mẹ trẻ thường không quan tâm nhiều, hay để trẻ tự
do tiếp xúc với nhạc thị trường và thuộc những bài hát của người lớn, ít được nghe
các ca khúc dân ca trong đời sống.
Tại lớp tôi phụ trách, có 39 học sinh, trong đó có 19 nữ, dân tộc là 1, đa số
các trẻ là con nhà nông, bố mẹ thường xuyên làm rẫy, không có thời gian quan tâm
đến các cháu, vì vậy trẻ ít được nghe nhạc dân ca, chủ yếu trẻ biết dân ca trong các
tiết âm nhạc cô dạy trên lớp.
Đầu năm học tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát trên trẻ và có những thông
tin về sự hiểu biết dân ca của trẻ trong lớp như sau:
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ %
Lựa chọn các ca khúc dân ca phù hợp với trẻ
Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc qua các
23
21
60%
55%
bài hát dân ca.
Trẻ đọc thuộc lời ca một cách hiệu quả.
25
65%
8
Ghi chú
Trẻ thích và hứng thú nghe nhạc nghe, hát dân
20
50%
ca.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, việc lựa chọn ca khúc dân ca phù hợp với trẻ
chỉ đạt 60%, lý do vì cô chưa thật sự nhiệt huyết trong việc tìm các bài hát dân ca
phù hợp với từng chủ đề và lứa tuổi của trẻ, chính vì vậy có những bài hát có ca từ
quá khó, nội dung khó hiểu với trẻ, nhưng cũng có những bài hát quá đơn giản so
với độ tuổi lớp chồi của trẻ.
Việc Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc qua các bài hát dân ca đạt 55%,
bởi vì cô chưa thực sự quan tâm đến việc sưu tầm hay tự làm các đồ dùng, đạo cụ
hỗ trợ tiết dạy, và chưa hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ dùng âm nhạc có sẵn, nên đôi
khi gây nhàm chán và chưa tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với âm
nhạc dân ca.
Dạy trẻ đọc thuộc lời ca một cách hiệu quả đạt 65%, vì ở lớp cô chưa chú
trọng đến việc phân tích lời bài hát cho trẻ, trẻ thuộc bài hát theo kiểu nghe nhiều
và học vẹt, trẻ hay bị sai câu từ và không hiểu được lời bài hát nói về điều gì.
Chính vì vậy, trẻ có thể thuộc bài hát nhưng chưa đạt hiệu quả cao.
Tổ chức xây dựng hiệu quả các giờ nghe nhạc nghe hát dân ca chỉ đạt 50%,
bởi vì đa số các cô đều cho trẻ nghe nhạc dân ca để hỗ trợ tiết dạy hát, vận động
chính trong giờ hoạt động âm nhạc. Còn ở các hoạt động khác như hoạt động góc,
ngoài trời, hoạt động chiều và các hoạt động học khác…thì chưa có sự lồng ghép,
tích hợp âm nhạc dân ca vào. Chính vì vậy, chưa tạo được hiệu quả trong việc dạy
trẻ đến gần với âm nhạc dân ca.
Ở trường trẻ mầm non được biết đến những bài hát dân ca thông qua các
hoạt động âm nhạc. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ có thể hứng
thú lúc đầu nhưng dể nhàm chán ngay sau đó. Vì vậy, khái niệm về dân ca đối với
trẻ còn khá ít chưa kể có nhiều ca khúc dân ca, và việc tư duy cảm thụ nó cũng ở
một mức độ khác nhau nên giáo viên cần phải lựa chọn các ca khúc một cách phù
hợp để trẻ hát hoặc nghe. Bên cạnh đó việc tổ chức hoạt động đưa dân ca đến gần
với trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tự nhiên nhất đến trẻ. Thời gian tổ chức cho
9
trẻ tiếp xúc rất hạn hẹp vì không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà
nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác. Thực tế rằng
giáo viên phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các bài hát dân ca và tìm
hiểu về nguồn gốc xuất xứ của các bài hát đó đến từ địa phương hay vùng miền
nào thì mới có thể truyền đạt đến trẻ. Những đồ dùng, dụng cụ âm nhạc dân gian
hỗ trợ tiết dạy chưa phong phú, nên các ca khúc dân ca còn chưa được đầu tư kỹ
càng.
Với mong muốn được đưa dân ca đến gần với trẻ tôi đã đề xuất với nhà
trường và nhận được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan
tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường. Nên các bài giảng giáo án luôn
được kiểm tra và góp ý để lồng ghép các hoạt động âm nhạc, đặc biệt là dân ca đến
gần với trẻ hơn.
Trẻ mầm non lớp tôi đặc biệt rất thích ca hát và có hứng thú với bộ môn âm
nhạc. Chính vì vậy khi đưa dân ca đến với trẻ thì trẻ hào hứng, và có sự quan tâm
nhất định đối với thể loại âm nhạc này.
Bản thân tôi đã có một thời tuổi thơ sống ở vùng quê, nên ngay từ nhỏ đã
được tiếp xúc với dân ca âm nhạc Việt Nam. Tôi đặc biêt rất yêu thích các khúc
dân ca và luôn sưu tầm các bài hát dân ca của nhiều vùng miền và dựa trên kinh
nghiệm bảy năm giảng dạy tôi đã có một số kinh nghiệm để tạo hứng thú thu hút
được trẻ đặc biệt là với bộ môn âm nhạc.
2.3. Một số biện pháp trong việc đưa dân ca đến gần với trẻ mầm non.
2.3.1: Biện pháp 1: Lựa chọn các ca khúc dân ca phù hợp với lứa tuổi
của trẻ.
Kho tàng âm nhạc dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng
không phải bài nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc
lựa chọn cho trẻ những bài hát dể thuộc dể nhớ có nội dung gần gũi với trẻ.
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ
tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác
nhau. Chính vì thế, các bài hát cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng
độ tuổi.
10
Cụ thể như sau:
* Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé ( từ 2 đến 4 tuổi ): khả năng chú ý
có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể nghe được
những bài hát đơn giản như “Lý cây bông”, “Cò lả”…
* Khi lựa chọn các ca khúc cho trẻ mầm non, tôi lựa chọn tiêu chí:
- Ca khúc không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
- Có các phương tiện như tranh ảnh, đồ dung trực quan để thu hút trẻ.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, sự cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các bài hát dân ca của các
vùng miền như: “Cây trúc xinh”, “inh lả ơi”, “úp lá khoai”, “trống cơm”,
“đi cấy”, “lý cây đa”… Qua những bài hát dân ca đó trẻ càng thêm
yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam hơn. Và điều
quan trọng hơn nữa đó là tôi phải lựa chọn những bài dân ca phù
hợp nhất với các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non.
Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật, tôi chọn bài hát: “Lý cây bông
, Bầu và bí” qua đó để giới thiệu về một số loại rau, loại hoa quen
thuộc. Qua đó trẻ có thể nhận biết về số lượng, trẻ còn biết cách
chăm sóc bảo vệ cây đặc biệt trẻ biết đoàn kết, yêu thương giúp
đỡ lẫn nhau. Còn với chủ đề: Thế giới động vật, tôi sẽ chọn bài :
“Chim sáo” Cho trẻ biết tiếng hót của chim sáo, khi chim hót vang
trong rừng cho ta thấy khung cảnh thanh bình và yên ả.
11
Hình 1: Trẻ múa hát “Cây trúc xinh”
2.3.2: Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng phương tiện cho các bài hát dân
ca:
Đồ dùng phương tiện để dạy trẻ về âm nhạc dân ca Việt Nam không chỉ là
các đĩa nhạc, hay các dụng cụ âm nhạc dân tộc mà để thu hút được sự chú ý của trẻ
thì người giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt về đồ dùng phương tiện để thu hút được
trẻ, điều quan trọng hơn là cần cho trẻ trải nghiệm để hóa thân vào những nhân vật
trong những bài dân ca đó, như vậy sẽ khắc sâu hơn trong con người trẻ những
hình tượng về con người của mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Trước hay sau khi học hát, trẻ đều cần được tiếp xúc với bài hát một cách
toàn diện về tính chất, nội dung, hình tượng âm nhạc, sự vật, sự kiện nói đến trong
bài. Để thực hiện điều này giáo viên có thể sử dụng tối đa các phương tiện dạy học
có trong nhà trường. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể cùng trẻ tạo ra những phương
tiện cho chính giờ học âm nhạc đó. Bên cạnh những đồ dùng, đồ chơi hóa trang có
thể mua (gáo dừa, phách tre, mũ kim sa…) cần tận dụng những nguyên liệu ở dạng
phế liệu có sẵn như: muỗng gỗ, muỗng inox, muỗng sành…(làm bộ dụng cụ gõ
đệm tiết tấu), ống hút, dây ni lông, bao tải gạo,…để làm một số quần áo hóa trang
(tất cả những nguyên liệu cần đảm bảo an toàn, không gây độc hại, không sắc
nhọn, không gây nặng nề đối với trẻ), ngoài ra cũng có thể trao đổi với một số phụ
12
huynh làm nghề may để xin một số vải vóc dư để làm nên những bộ trang phục
phù hợp với từng bài hát dân ca dạy trẻ. Từ những vật liệu trên, giáo viên có thể
làm ra rất nhiều những dụng cụ âm nhạc, đồ dùng hóa trang phục vụ cho dạy học
dân ca, đặc biệt là hoạt động vận động sáng tạo cho trẻ
Khi trẻ hát múa các bài dân ca Bắc bộ thì cô chuẩn bị trang phục Bắc bộ: áo tứ
thân, khăn đóng, áo yếm, đạo cụ sẽ kèm theo tùy vào từng bài hát.
Còn đối với trẻ múa hát các bài về dân ca Nam bộ, cô sẽ chuẩn bị cho trẻ những
trang phục như: áo bà ba, khăn rằn, quần dên…để khắc sâu hơn về hình ảnh, hình
tượng của bài hát, đó là một phần không thể thiếu khi chúng ta mang dân ca đến
gần với trẻ.
Ví dụ như về bài hát “Cò lả”, giáo viên có thể tìm những hình ảnh về đồng
lúa Việt Nam với hình ảnh cánh cò bay có lồng ghép bài hát để thu hút được trẻ.
Bài hát “ úp lá khoai”, giáo viên có thể tìm các lá khoai để trẻ vừa học hát
vừa thực hiện các động tác minh họa làm cho bài hát thêm phần sinh động và gây
hứng thú cho trẻ.
Hay bài “trống cơm”, khi trẻ hát múa giáo viên có thể chuẩn bị trang phục
như áo tứ thân, áo yếm, và đạo cụ là những cái trống nhỏ nhắn xinh xắn để cho bài
hát thêm phần sinh động hơn, lôi cuốn trẻ hơn, giúp khắc sâu hình ảnh đến gần với
trẻ hơn.
13
(Hình 2: múa trống cơm)
Cần tạo ra những mô hình, những tranh ảnh và những đồ dùng dạy phù hợp
với ca khúc cũng như lồng ghép một cách khéo léo để dạy cho trẻ một cách hiệu
quả nhất
2.3.3: Biện pháp 3: Dạy trẻ đọc thuộc lời ca một cách hiệu quả:
Hình 3: Trẻ hát thuộc lời kết hợp vận động
14
Một đặc điểm đặc trưng của các bài hát dân ca đó là lời ca khúc có nhiều từ
ngữ hay nội dung hơi khó hiểu. Chính vì thế người giáo viên cần giải thích lời bài
hát cho trẻ một cách đơn giản và với nhiều nội dung bài hát thì cần giải thích theo
phong cách âm nhạc của vùng miền ví dụ như các bài: “úp lá khoai”, “lý cây
bông”, “lý cây đa”.. . Trẻ có thể biết được bài hát khi cô dạy nhưng quan trong hơn
hết là cô sẽ giúp trẻ hiểu sâu được nội dung, từ ngũ trong bài hát đó của các vùng
miền khác nhau, và trong dân ca thì thường có những từ ngữ, tiếng đệm ở giữa
hoặc là cuối câu để mở rộng khuôn khổ câu: í a, ơ, i, u, ối a, chi rứa…
Ví dụ ở chủ điểm: Quê hương, đất nước tôi chọn bài “ Inh lả
ơi” hoặc bài “ Cò lả” bài “ Cò lả” nói về cảnh đẹp khác của đất
nước Việt Nam, là vùng đồng bắc bộ trù phú với những cánh đồng
cò bay thẳng cánh, ở nơi đó có những con người chịu thương chịu
khó mà ai đó đã gặp sẽ không bao giờ quên được. Bài “ Inh lả ơi”
là lời mời , gọi các bạn dân tộc Thái, bài hát ca ngợi núi rừng Tây
nguyên xinh đẹp, ca ngợi mùa xuân đất nước muôn hoa tươi đẹp.
Qua bài hát trẻ sẽ biết thêm một vùng đất tây Nguyên, trẻ sẽ biết
thêm một vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam. Đó là nơi muôn
hoa, muôn lá khoe sắc màu, các bạn ở đó rất thân thiện và vui vẻ.
Khi trẻ được tiếp xúc với các bài hát dân ca từ đó vốn từ của trẻ
được tăng lên rõ rệt, trẻ biết thêm được các từ của các vùng miền
khác nhau từ đó sẽ giúp trẻ dễ dàng làm quen với văn học.
Sự minh họa bài chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời các bài dân ca.
Và ngược lại chính những vận động minh họa ấy lại là yếu tố gây hứng thú giúp trẻ
có thể nhanh thuộc lời bài hát. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời
bài hát kèm theo các vận động minh họa. Vì thế, trẻ hoạt động rất hứng thú và tích
cực.
15
Hình 4: Trẻ vận động bài “Inh lả ơi”
2.3.4: Biện pháp 4: Chuẩn bị địa điểm, thời gian không gian để tổ chức cho
trẻ tiếp xúc với các bài hát dân ca.
Các bài hát dân ca thường được kết hợp hay học trong các giờ nghe nhạc.
Đa số các giáo viên thường chỉ giới thiệu và bật nhạc cho trẻ nghe mà không tạo ra
không gian âm nhạc để trẻ có thể hoạt động một cách tích cực hơn. Nên cần có địa
điểm không gian rộng rãi để tổ chức hoạt động một cách hiệu quả.
Đồng thời, cần đưa âm nhạc dân ca đến gần với trẻ bằng cách cho trẻ nghe
mọi lúc mọi nơi. Có thể trong giờ đón trả trẻ, giờ hoạt động có chủ đích, trước khi
trẻ ngủ trưa, và các giờ hoạt động chiều… Giaó viên có thể lồng ghép vào các môn
học khác : làm quen văn học, làm quen với toán, khám phá khoa hoc, tạo hình…
Ví dụ: Trong tiết làm quen văn học: Kể chuyện“ quả bầu tiên”, cô có thể dẫn
dắt bằng cách cho trẻ hát dân ca “bầu và bí”. Cô hướng trẻ đến tình đoàn kết dân
tộc thương yêu đồng loại, tình cảm yêu thương với loài vật xung quanh, giáo dục
trẻ nhân cách tốt đẹp, khi biết yêu thương giúp đỡ người khác.
Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi ở góc thiên nhiên, cô có thể tổ chức cho
trẻ chơi trồng hoa, chăm sóc hoa và qua đó trẻ có thể vừa làm vừa hát “Hoa trong
vườn” dân ca Thanh Hóa. Hoặc trong chủ đề thế giới động vật với giờ thể dục sáng
16
cô có thể mở cho trẻ nghe “Gà gáy le te”, dân ca cống khao để tạo cho trẻ không
khí của một ngày mới sinh động
Hình 5: Trẻ múa hát giờ hoạt động góc
Đặc biệt, phải kết hợp với gia đình trẻ, có một sự phối hợp tốt để trẻ được
nghe dân ca ở mọi lúc mọi nơi. Giaó viên phải tuyên truyền cho các bậc phụ huynh
biết được lợi ích của việc mang dân ca đến với trẻ, để giáo viên có thể phối hợp
cùng phụ huynh dạy dân ca cho trẻ một cách nhịp nhàng, phụ huynh có thể dạy cho
các cháu vào những lúc rãnh rổi như: vừa hát vừa nhặt rau giúp ba mẹ hay vào giờ
đi ngủ mỗi tối sẽ hát cho bé nghe hoặc có thể mỡ đĩa hoặc hát cùng trẻ với mọi
hình thức khác nhau để những lời ca dễ dàng đến với trẻ.
2.3.5: Biện pháp 5: Tổ chức hiệu quả các giờ nghe nhạc nghe hát dân ca.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế,
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Do đó, người giáo viên cần phải linh
hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ, hoặc có thể lồng ghép vào các
môn học khác như: là quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán… Nếu
như hoạt động nghe nhạc nghe hát dân ca trong hoạt động âm nhạc chỉ là hỗ trợ
cho tiết học chính thì chúng ta cũng cần có sự chuẩn bị tốt về các phương tiện đồ
17
dùng dạy trẻ để thu hút và gây được hứng thú cho trẻ. Các bài dân ca trong trường
mầm non đóng một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ có chức năng giải trí mà
còn góp phần thúc đẩy phát triển trí tuệ, phát triển thể chất cho trẻ, cho trẻ một môi
trường hoạt động tập thể, gắn kết với các bạn xung quanh một cách logic, thẩm
mỹ, cùng với âm nhạc kích thích trẻ hứng thú, yêu thích môn học. Vai trò của cô
giáo khi dạy trẻ các tiết mục múa hát dân ca là phải tạo được sự hứng thú để trẻ say
mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thuật
cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt, giới thiệu để lôi cuốn trẻ cùng hòa vào
nhịp.
Ví dụ như giờ nghe nhạc nghe hát bài “Cò lả” thì cần làm mũ những chú cò
để cho trẻ hoạt động. Hay với bài hát “Đi cấy” có thể sử dụng các đồ dùng dụng cụ
của người nông dân để thu hút được trẻ.
* Với hoạt động góc: nên tổ chức ở góc âm nhạc mở các bài hát dân ca để
trẻ hát theo hay vận động minh họa. Và cần có những dụng cụ âm nhạc để trẻ hoạt
động như trống, lắc, bộ gõ…
Trong làm quen với toán: cô cho trẻ hát “lý cây bông”, trẻ sẽ đếm số lượng,
màu sắc cho các loại hoa trong bài hát dân ca.
* Với hoạt động ngoài trời có thể hát các bài hát dân ca, và chơi các trò chơi
dân gian. Có những bài hát được viết lên từ các bài đồng dao cũng tạo nên những
hứng thú thu hút sự chú ý của trẻ rất nhiều.
18
Hình 6: Bé chơi hoạt động ngoài trời
“Mèo đuổi chuột”
* Với hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm ): nên tổ chức
cho trẻ thi hát dân ca, đố vui về kiến thức âm nhạc dân ca để trẻ hoạt động một
cách hứng thú và tích cực hơn.
Đặc biệt khi tích hợp các bài hát dân ca trong hoạt động chung, giáo viên
cần lựa chọn các ca khúc phù hợp và có giai điệu tươi vui thu hút trẻ.
Ví dụ:
- Với môn thể chất: nên lựa chọn các bài hát hồn nhiên, có tiết tấu nhanh và
tươi vui như: “lý kéo chài”, “úp lá khoai”… khi trẻ thực hiện trò chơi hay vận động
nào đó.
- Với môn MTXQ, toán, văn học khi lựa chọn các ca khúc để dẫn dắt hay tổ
chức trong trò chơi thì có thể lự chọn các bài hát phù hợp với chủ đề. Ví dụ như
với chủ đề nông dân thuộc nghề nghiệp có thể chọn các ca khúc “đi cấy”…chủ đề
các loài hoa thuộc thế giới thực vật có thể chọn bài “lý cây bông”…
19
Hình 7: Bé chơi hoạt động chiều
Ngoài ra, ta thường biết đến các bài hát dân ca của Bắc bộ, Nam bộ hay
Trung bộ thì ta cần giới thiệu cho trẻ các bài hát dân ca của các dân tộc như bài
“Xòe hoa” – dân ca Thái, “Hoa trong vườn” – dân ca Thanh Hóa, Lý Hoài Nam –
dân ca Quảng Trị Thừa Thiên Huế, “ Quê hương tươi đẹp’ – dân ca Nùng… Để cho
trẻ có thể thấy được sự phong phú của âm nhạc dân ca của dân tộc Việt Nam. Để
trẻ yêu thích và có thể lưu giữ những truyền thống ấy.
Bên cạnh đó, ta có thể tổ chức các hội thi dân ca, quê hương 3 miền, Bé
mầm non với đồng dao – dân ca và trò chơi dân gian Việt Nam… để trẻ có thể thể
hiện hiểu biết của mình về âm nhạc dân gian. Trong các hội thi, hội diễn văn nghệ
thì việc lồng ghép các bài hát dân ca sẽ giúp cho trẻ không chỉ thể hiện mà còn học
hỏi thêm được nhiều màu sắc đa dạng của âm nhạc dân tộc Việt Nam.
20
Hình 8: Hội thi Bé mầm non với đồng dao – dân ca và trò chơi dân gian Việt Nam
2.4. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào, tôi đã đạt được những kết quả
như sau:
Nội dung
Số
Tỉ lệ %
Lựa chọn các ca khúc dân ca phù hợp với trẻ
Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc qua các
lượng
37
35
95%
90%
bài hát dân ca.
Trẻ đọc thuộc lời ca một cách hiệu quả.
Trẻ thích và hứng thú nghe nhạc nghe, hát dân
38
37
98%
96%
Ghi chú
ca.
Với việc áp dụng thành công các biện pháp trên, đã giúp cho tôi nắm rõ
được trách nhiệm của mình, tôi luôn tìm tòi các bài hát phù hợp với trẻ, chuẩn bị
đồ dùng phương tiện kỹ lưỡng và giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn đối với việc làm
quen với âm nhạc dân ca. Trẻ có những thay đổi tích cực trên tất cả mọi mặt cụ thể
là trẻ am hiểu hơn về các bài hát dân ca, hiểu được nội dung, ca từ của bài hát. Khả
năng cảm thụ âm nhạc, tiết tấu, giai điệu ghi nhớ bài hát được nâng cao một cách
hiệu quả, rõ rệt. Bên cạnh đó, trẻ có thể tự tổ chức các trò chơi, câu đố về nhạc dân
21
ca, trẻ thể hiện những tình cảm yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người một
cách sâu sắc tha thiết hơn thông qua những bài hát dân ca.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau:
- Ca dao dân ca có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Đặc biệt là sự phát triển về thẫm mỹ trong lĩnh vực cảm thụ âm nhạc của trẻ, về
việc lưu giữ các truyền thống âm nhạc của Việt Nam.
- Những trẻ cảm thụ tốt về âm nhạc dân ca thường có xu hướng về nghệ
thuật khá tốt.
- Cần phải tổ chức lồng ghép các ca khúc dân ca không chỉ trong tiết học,
các giờ học hát nghe hát mà có thể nghe trong giờ đón, trả trẻ…
- Khi tổ chức dạy trẻ nghe hát học hát các bài hát dân ca, giáo viên cần tìm
hiểu và lựa chọn những bài hát có nội dung phù hợp với trẻ.
- Ngoài việc chuẩn bị các ca khúc thì việc lựa chọ các phương tiện đồ dùng
dạy học cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút và gây hứng thú cho trẻ.
- Không chỉ trên lớp mà giáo viên cần kết hợp với phụ huynh để trẻ được
tiếp xúc với môi trường âm nhạc dân ca nhiều hơn.
- Bằng việc tổ chức các biện pháp mang dân ca đến gần với trẻ hơn, sẽ giúp
trẻ vừa được học các phương pháp những kiến thức mới mẻ về thế giới xung quanh
vừa đảm bảo được tinh thần và cảm hứng lưu giữ các giá trị truyền thống dân tộc.
3.2. Kiến nghị:
Qua một thời gian áp dụng khi đưa dân ca đến với trẻ mầm non tôi đã đạt
được một số kết quả nhất định, mà qua đó ta có thể thấy rằng âm nhạc dân ca có
vai trò to lớn như thế nào đến với trẻ. Và để có thể đưa dân ca đến gần với trẻ mầm
non hơn nữa, bên cạnh bản thân tôi luôn cố gắng tự rèn luyện và phấn đấu, cũng
cần có sự quan tâm góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà
trường và các bậc phụ huynh để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tôi có một
số kiến nghị lên phía ban giám hiệu cũng như các cấp lãnh đạo như sau:
22
+ Hàng năm có thể tổ chức các lễ hội âm nhạc dân gian, để qua đó trẻ được
hoạt động giao lưu thể hiện được tài năng cũng như hiểu biết của mình với loại
hình âm nhạc này.
+ Cần bổ sung, cung cấp các đồ dùng, trang phục, các đạo cụ để trẻ hứng thú
hoạt động hơn không chỉ trong khi học mà còn trong khi vui chơi, sinh hoạt.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc tổ chức cho trẻ
mầm non được tiếp xúc gần gũi với dân ca Việt Nam, về một số chủ đề và đã áp
dụng vào tất cả các giờ học đạt kết quả tương đối tốt nhưng cũng còn có nhiều
thiếu sót.
Tôi rất mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp
góp ý cho bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, tham gia một
phần nhỏ của mình vào sự nghiệp giáo dục mầm non của huyện nhà.
Nam đà, Ngày 10 tháng 12 năm 2016
Người viết
Lê Thị Hồng Phượng
23
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
24