Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

xu huong chuyen dich co cau nganh cong nghiep viet nam trong thoi ki hoi nhap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.89 KB, 23 trang )

Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2
1. Lời nói đầ u............................................................................................................. 2
2. Mục đích và nhiê ̣m vụ nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 4
1. Các khái niê ̣m ........................................................................................................ 4
2. Vai trò của chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ..................................... 5
3. Các nhân tố ảnh hưởng đế n sự chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ...... 6
4. Bài học kinh nghiê ̣m của các nước về quá trình chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p
theo ngành ............................................................................................................. 8
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DICH
̣ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO
NGÀNH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP ........................................... 9
1. Khái quát về chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam ................ 9
2. Hiê ̣n trạng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành của Viê ̣t Nam trong xu thế
hội nhập ............................................................................................................... 11
3. Đánh giá chung ................................................................................................... 16
CHƯƠNG III. ĐINH
̣ HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XU HƯỚNG CHUYỂN DICH
̣ CƠ
CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP ............. 17
1. Đi ̣nh hướng .......................................................................................................... 17
2. Giải pháp ............................................................................................................. 19
C. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 23
Trang 1




Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầ u
Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đại hội VII, Đại hội
VIII, Đại hội IX Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí và vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế vạch ra bức tranh toàn cảnh nền kinh tế quốc gia trong mỗi giai đoạn, là
cách khái quát nhưng cũng rất rõ ràng thể hiện những thay đổi căn bản nhất trong quá trình
phát triển.
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ra sức phấn
đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Bởi vậy, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế luôn là vấn đề cấp bách được đặt ra trên cả giác ngộ lý luận và thực tiễn trong
mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đang được sự quan tâm của nhiều
ngành, nhiều cấp từ trung ương đến địa phương
Với những suy nghĩ và muốn thử sức mình trong lĩnh vực ngành công nghiệp Việt
Nam, em đã chọn đề tài cho mình là “Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo
ngành của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về kinh tế
của nước nhà đặc biệt trong lĩnh vực ngành công nghiệp. Đồng thời đưa ra các chiến lược,
các giải pháp tuy nhỏ nhưng có lẽ cũng là một ít kiến thức có ích để góp phần cho kinh tế
Việt Nam nhanh chóng bước vào con đường hội nhập.
2. Mục đích và nhiê ̣m vụ nghiên cứu
-

Xác định quan điểm, định hướng chiến lược, các mục tiêu cụ thể cho việc chuyển
dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

-


Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam nói chung và sự chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam nói riêng.

-

Tìm hiểu thực trạng của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt
Nam trong các thời gian qua, những mặt được và những mặt hạn chế.

-

Hình thành các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã nêu nhằm đưa công nghiệp
Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc trong điều kiện nền kinh tế hội nhập.
Trang 2


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
3. Giới ha ̣n nghiên cứu của đề tài
Đề tài đề cập đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam,
nhưng trong quá trình nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng sự chuyển
dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong từng giai đoạn và tìm hiểu một số ngành công nghiệp
điển hình nhất để phân tích và thấy rõ sự chuyển dịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp sưu tầm tài liệu

-

Phương pháp thống kê


-

Phương pháp bản đồ

Trang 3


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niê ̣m
a. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ
chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại,
vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận
và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng và biến đổi cùng
với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng.
“Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương
ứng với chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”.
Qua khái niệm trên cơ cấu kinh tế chính là những nội hàm của nền kinh tế và khi
nghiên cứu sự biến động của những nội hàm ấy chúng ta đánh giá được trình độ phát triển
của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế là một khái niệm rất rộng bao gồm cơ cấu kinh tế ngành,
cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang
trạng thái khác hướng tới một cơ cấu kinh tế hợp lý”
Nền kinh tế phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong phân công lao động xã
hội, khi đó cơ cấu kinh tế cũng từng bước bị phá vỡ và được thay đổi dần bằng cơ cấu kinh
tế mới. Đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình

thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành
nên nền kinh tế.
Ngày nay, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa
phương đều không tách rời vai trò chủ động và sự điều tiết của Nhả nước. Nhà nước với
Trang 4


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
chức năng quản lý kinh tế vĩ mô, luôn chủ động xác định phương hướng, mục tiêu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tạo các điều kiện thực hiện các biện pháp thích hợp để thúc đẩy cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế,
xã hội trong từng thời kỳ.
c. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của cơ cấu kinh tế một nước. Nền kinh tế của hầu hết
các nước trên thế giới đều có sự chuyển dịch kéo theo trong nội bộ của từng bộ phận cũng
đều có sự chuyển dịch theo thời gian. Trong đó, ngành công nghiệp là một ngành điển
hình về sự chuyển dịch theo một cơ cấu ngày càng hợp lý. Vậy, quá trình chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp là gì?
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là là sự thay đổi các ngành, các nhóm ngành, các
tiểu ngành công nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với
yêu cầu phát triển.
d. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành
Cơ cấu công nghiệp của mỗi nước đều bao gồm: cơ cấu công nghiệp theo ngành,
cơ cấu công nghiệp theo thành phần, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.
Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỷ trọng giá trị sản xuất của từng
ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
“Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành là sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất
của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp từ trạng
thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển, hướng tới một
cơ cấu công nghiệp hợp lý”.

2. Vai trò của chuyển dich
̣ cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành
Một quốc gia có cơ cấu kinh tế hợp lý khi cơ cấu đó có khả năng tạo ra, đẩy mạnh
quá trình tái sản xuất mở rộng và hội đủ các điều kiện:

Trang 5


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
-

Phù hợp các quy luật khách quan.

-

Phù hợp với khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực trong nước.

-

Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới.
Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy nền

kinh tế phát triển đa dạng, năng động, phát huy các lợi thế, tiềm năng về nguồn nhân lực,
vật lực và tài lực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
theo ngành có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế của mỗi nước. Cụ thế:
 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại
tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành sẽ định hướng cho việc đầu tư sản
xuất, tận dụng tiềm năng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong nước.
 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành sẽ buộc các doanh nghiệp phải luôn

nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành – tăng dần hàm lượng sản phẩm đã
qua chế biến giúp đẩy mạnh chuyên môn hóa, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy phân công lao động trong nước, giúp giải quyết các vấn đề xã hội của Việt
Nam.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đế n sự chuyển dich
̣ cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành
a. Nhân tố tác động từ bên trong nền kinh tế
 Sản xuất trong nước
Đối với Việt Nam, kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng
khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm
trước, bình quân trong 5 năm (2001 – 2005) đạt mức kế hoạch 7,5%.
Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động từ
bên ngoài. Trình độ khoa học công nghệ, năng suất lao động còn thấp, giá thành nhiều
Trang 6


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
sản phẩm còn cao hơn so với khu vực và thế giới. Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong
nước chưa được huy động và khai thác tốt. Đầu tư của nhà nước dàn trải, bị thất thoát
nhiều. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhìn chung chưa hợp lý.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh về kinh tế của Việt Nam còn ở những thứ bậc
thấp trong xếp loại của thế giới. Năm 1997, Diễn đàn kinh tế thế giới lần đầu tiên đưa
Việt Nam vào danh sách xếp hạng về khả năng cạnh tranh.
Bảng: Vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam
Năm
Xếp
hạng/tổng số


1997

1998

1999

2001

2002

2003

2004

2005

2006

49/53

39/53

48/53

60/75

65/80

60/102 77/104 77/117 77/125


4

14

5

15

15

Khoảng cách
đến nước

42

27

43

thấp nhất
(Nguồn: Báo cáo thường niên của diễn đàn kinh tế thế giới)
 Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngoại
thương trong từng giai đoạn.
Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nói chung và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
nói riêng.
Xuất khẩu là động lực quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
theo ngành của Việt Nam.
 Cơ chế, chính sách quản lý và khuyến khích chuyển dịch cơ cấu ngành công

nghiệp theo hướng xuất khẩu.
Các chính sách quản lý và khuyến khích xuất khẩu của mỗi quốc gia cũng sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu. Đối với những
ngành hàng được ưu tiên xuất khẩu, các chính sách khuyến khích như trợ cấp, tín dụng
Trang 7

48


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu ... được áp dụng được áp dụng sẽ góp phần gia tăng kim
ngạch xuất khẩu.
b. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài nền kinh tế
 Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại toàn cầu.
 Cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
4. Bài học kinh nghiê ̣m của các nước về quá trình chuyể n dich
̣ cơ cấ u công
nghiê ̣p theo ngành
Mặc dù tính đến nay 4 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có
trình độ phát triển kinh tế không hoàn toàn giống nhau, nhưng qua nghiên cứu chính sách
phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành nói riêng,
chúng ta có thể rút ra bài học chung cho Việt Nam như sau:
-

Thứ nhất: Thống nhất về mặt nhận thức coi chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo
ngành hướng về xuất khẩu (hướng ngoại) là động lực chính để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-


Thứ hai: Tạo dựng và liên tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thực hiện
thành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, hướng tới cơ
cấu xuất khẩu.

-

Thứ ba: Từng phân ngành kinh tế cần phải có chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản
phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh.

-

Thứ tư: Quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành từ những ngành có
hàm lượng lao động cao sang các ngành có hàm lượng vốn và khoa học công nghệ
cao cần thực hiện một cách có kế hoạch, có trọng điểm.

-

Thứ năm: Cần chú trọng tới những ngành sản xuất mang tính cơ sở, tiền đề cho
xuất khẩu như điển năng, thép, cơ khí…

-

Thứ sáu: Cần có sự nâng đỡ và khuyến khích của nhà nước một cách hợp lý (phù
hợp với quy định của WTO) đối với những ngành công nghiệp mới chuyển dịch
sang hướng về xuất khẩu, để đủ sức cạnh tranh.

Trang 8


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập

-

Thứ bảy: Sử dụng các công cụ quản lý, điều tiết một cách hợp lý để vừa bảo hộ
được những ngành sản xuất non trẻ vừa phù hợp với quy định quốc tế.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DICH
CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO
̣
NGÀ NH CỦ A VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP
1. Khái quát về chuyển dich
̣ cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phụ thuộc vào hàng loạt những nhân tố cơ
bản: các nguồn lực và lợi thế của đất nước, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về
các loại sản phẩm công nghiệp, tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, bối cảnh và điều
kiện quốc tế, cơ chế chính sách của nhà nước…
Bảng: Cơ cấu nhóm ngành công nghiệp
(Đơn vị: %)
Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005


Tổng số

100

100

100

100

100

100

CN khai thác

15,7

13,1

12,8

13,5

12,8

11,2

CN chế biến


78,7

81,2

81,6

81,3

81,3

83,5

SX & phân phối điện, ga và nước

5,6

5,7

5,6

5,2

5,9

5,6

(Nguồn: Niên giám thống kê 2006, NXB thống kê 2007)
Cùng với sự thay đổi vai trò, vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân,
cơ cấu ngành công nghiệp cũng đang có sự chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng

khách quan của phát triển công nghiệp: tăng tỉ trong công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng
công nghiệp khai thác; tăng dần các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công
nghệ cao (điện tử, máy móc hóa dầu, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, sản xuất các
loại dược phẩm cao cấp…); tăng tỉ trọng lao động công nghiệp trong tổng lao động xã hội.
Xét theo nhóm ngành công nghiệp, chúng ta thấy xu hướng chuyển dịch cơ bản sau:

Trang 9


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
-

Công nghiệp khai thác đươc phát triển một cách có trọng điểm, nhằm vào những
loại tài nguyên có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá, apatit…) để
đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng để xuất khẩu.

-

Việc phát triển công nghiệp nặng đã được điều chỉnh theo hướng phát triển có chọn
lọc, tập trung vào các ngành và các sản phẩm trong nước có nhu cầu lớn và có khả
năng phát triển (điện, cơ khí chế tạo và lắp ráp, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây
dựng…).

-

Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông lâm
thủy sản được chú trọng phát triển mạnh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
thay thế hàng nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu, vừa tạo việc làm và tăng thu nhập
cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước. (trong nhóm ngành công
nghiệp này, dệt, may, da - giày, chế biến nông lâm thủy sản được coi là ngành trọng

điểm và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành).

-

Một số ngành công nghệ cao (điện tử dân dụng, hóa dầu, cơ khí chính xác, công
nghệ thông tin, sản xuất các loại dược phẩm cao cấp…) tuy mới hình thành nhưng
có tốc độ phát triển nhanh. Ví dụ: khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất với vốn
đầu tư 2,7 tỉ USD là hạt nhân đầu tiên của ngành công nghiệp hóa dầu hiện đại ở
Việt Nam.
Bên cạnh việc phát triển công nghiệp hiện đại, nước ta hết sức chú trọng phát triển

thủ công nghiệp, trong đó phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống…, những
ngành nghề này cung cấp những sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu mà
còn thu hút nhiều lao động, thúc nay sự phân công lại lao động ở nông thôn.
Kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nhằm: Đáp ứng nhu cầu trong nước,
tạo nguồn hàng xuất khẩu, phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng mà trong
nước có nhu cầu và khả năng (điện, cơ khí, chế tạo, lắp ráp, vật liệu xây dựng…) các ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được chú trọng phát triển đáp ứng nhu cầu hàng tiêu
dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Trang 10


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
Hạn chế: Tuy cơ cấu công nghiệp theo ngành đang chuyển dịch phù hợp với xu thế
khách quan, nhưng hiện tại cơ cấu công nghiệp còn nhiều bất hợp lí: Tốc độ chuyển dịch
cơ cấu ngành công nghiệp còn chậm, chất lượng tăng trưởng còn thấp kém. Công nghiệp
chế biến nông sản chưa phát triển gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Các ngành công nghiệp
phụ trợ còn nhỏ bé, phần lớn nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp phải nhập khẩu
từ nước ngoài. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của

các ngành kinh tế. Chưa hình thành được những nhóm sản phẩm công nghiệp có hàm lượng
khoa học và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều ngành
công nghiệp tuy có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và thu hút lượng lao động lớn
nhưng chủ hiếu thực hiện gia công cho nước ngoài, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp
kém, công nghiệp nông thôn phát triển chậm. Hàng hóa của các ngành nghề thủ công
nghiệp kém khả năng cạnh tranh do trình độ trang bị kĩ thuật thấp kém, chất lượng sản
phẩm thấp, kiểu cách mẫu mã đơn điệu. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề
ngày càng trở nên trầm trọng đe dọa trực tiếp yêu cầu phát triển bền vững.
2. Hiê ̣n tra ̣ng chuyển dich
̣ cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành của Viê ̣t Nam trong xu
thế hội nhập
a. Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành qua các giai đoạn
Để có cái nhìn khái quát về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam,
chúng ta có thể xem xét qua các giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1954 đến 1990
Ngành công nghiệp Việt Nam ở giai đoạn này được hình thành chủ yếu dựa vào sự
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Ở thời kỳ này, với ý tưởng tự lực tự cường nên cơ
cấu ngành mang tính chất cân đối nhưng là một “cân đối tĩnh”. Có thể nói chúng ta có 19
tiểu ngành công nghiệp khá toàn diện, ít thua kém về số lượng các tiểu ngành so với một
số nền công nghiệp phát triển lúc đó. Tuy nhiên, với một tiềm lực còn non yếu, cơ cấu
ngành công nghiệp mang nặng tính chất tản mạn, thiếu mũi nhọn và động lực phát triển.

Trang 11


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
 Giai đoạn 1991 đến 1997
Cơ cấu ngành có những chuyển đổi mạnh mẽ, việc xuất hiện các doanh nghiệp công
nghiệp với công nghệ cao cho ra những sản phẩm mới mẻ đã làm thay đổi số lượng, cơ cấu
và tỷ trọng của các tiểu ngành công nghiệp. Để có những nhận xét về sự chuyển dịch cơ

cấu ngành, có thể quan sát bảng số liệu tổng hợp một số tiểu ngành công nghịệp sau:
Bảng: Một số tiểu ngành công nghiệp
Tiểu ngành công nghiệp

Đơn vị tính

1995

1996

1997

1

2

3

4

5

Than sạch

1000 tấn

8.350

9.823


10.647

Quặng Crôm khô

1000 tấn

25

37

41

Quặng Apatít

1000 tấn

592

613

700

Khai thác đá

1000 m2

10.567

12.465


13.035

Hoa quả hộp

Tấn

12.784

16.318

17.000

Dầu thực phẩm

Tấn

38.612

47.390

56.763

Xay xát gạo, ngô

1000 tấn

15.582

16.116


16.800

Tấn

24.239

32.930

35.000

1000 lít

51.379

67.112

72.200

Tấn

59.222

65.390

69.505

Vải lụa

1000 m


263

285

300

Quần áo may sẵn

1000 cái

171.900

206.959

213.200

46.400

61.785

65.000

216

220

249

Chè chế biến
Rượu mùi và trắng

Sợi

Giầy, dép da
Giấy, bìa

1000 đôi
1000 tấn

Trang 12


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
Thủy tinh

1000 tấn

77

93

93

Sứ dân dụng

Triệu cái

187

232


238

Gạch nung

Triệu viên

6.892

7.119

7.163

Xi măng

1000 tấn

5.828

6.585

7.475

Bóng đèn

1000 cái

25.085

28.625


30.000

Xà phòng giặt

1000 tấn

129

167

201

Phân hóa họa

1000 tấn

931

965

994

Sơn hóa học

Tấn

21.081

28.995


29.000

Thuốc viện

Triệu viên

14.065

14.728

16.804

Máy kéo và xe vận chuyển

Cái

2.709

1.546

1.600

Máy tuốt lúa điện

Cái

1.482

1.353


1.200

Quạt điện

Cái

369.220

268.000

265.000

Lắp ráp tivi

1000 cái

770

741

705

Lắp ráp rađiô

1000 cái

111

94


80

Lắp ráp xe máy

1000 cái

62

68

73

(Nguốn: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21 - 2001)

Từ những số liệu trên có thể thấy sự tăng trưởng nhanh của một số tiểu ngành, trong
khi một số tiểu ngành khác sức suy giảm lại rất rõ nét. Nếu như các ngành khai thác có
mức tăng trưởng cao, trong đó phần lớn được dành cho xuất khẩu vẫn thể hiện sự tham gia
hội nhập ở mức độ sơ cấp, hiệu quả sẽ còn phải được đánh giá đúng mực hơn khi đặt nó
trong quan hệ với môi trường sinh thái. Chẳng hạn, khu du lịch Vịnh Hạ Long được xếp
hạng lại đứng trước nguy cơ bị công nghiệp khai thác than gây ô nhiễm nặng nề.

Trang 13


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
Trong nhóm ngành chế biến, lắp ráp, các số liệu trên cho thấy: các ngành chế biến
có yêu cầu công nghệ cao lại có xu hướng giảm sút qua các năm. Ở đây, ngoài các yếu tố
thị trường (trong nước và quốc tế), còn có thể phải nhìn nhận lại cả các chế định, chính
sách liên quan đến đầu tư.
Nhóm ngành chế biến các sản phẩm tiêu dùng dân dụng có mức tăng trưởng đều

qua các năm lại thuộc vào nhóm ngành mà như đã nêu ở trên – chúng ta chỉ thu được giá
trị hữu dụng thấp bằng giá trị gia công.
Nhìn chung, sự phát triển còn thể hiện ở sự dàn trải, chưa có các tiểu ngành, nhóm
ngành có sự phát triển nhảy vọt thể hiện được các mũi nhọn then chốt của công nghiệp
nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Trong khi các ngành chề tạo các sản
phẩm có kỹ thuật công nghệ cao vẫn rất hạn chế, chưa có sức cạnh tranh – ví dụ như trong
khi sản lượng lương thực tăng nhanh và công nghiệp chế biến lương thực phát triển mạnh
thì các sản phẩm trên đã không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và đã để cho sản phẩm nước
ngoài xâm chiếm.
 Giai đoạn từ năm 1998 đến nay
Trong những năm gần đây, cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam có sự thay đổi và
sự chuyển dịch rất rõ rệt. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng: Cơ cấu công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1996 – 2003 (Tính theo giá hiện hành)
(Đơn vị: %)
Năm

1996

2000

2003

Tổng số

100,00

100,00

100,00


1 - Công nghiệp khai thác

13,84

16,14

13,50

- Than

2,30

1,15

1,30

- Dầu thô, khí tự nhiên

10,04

14,00

11,10

Trang 14


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
2 - Công nghiệp cơ bản


21,44

26,87

32,10

- Ngành cơ khí

8,18

11,98

16,30

- Luyện kim

3,08

2,80

3,50

- Ngành điện tử và CNTT

2,58

3,18

3,40


- Hóa chất

7,60

8,91

8,9

3 - Ngành chế biến nông, lâm, thủy sản

35,62

29,74

28,90

- Sản xuất thực phẩm, đồ uống

25,50

21,50

22,00

4 - Ngành dệt may, da giày

12,66

12,94


12,20

- Sản xuất sản phẩm dệt

5,22

4,54

4,00

- Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da

4,30

4,70

4,10

5 - Sản xuất vật liệu xây dựng

7,77

7,13

6,60

6 - Điện, gas và nước

6,23


5,77

5,20

- Sản xuất phân phối điện, ga

5,65

5,37

4,80

7 - Công nghiệp khác

2,14

1,40

1,40

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004)
Đến năm 2000, công nghiệp khai thác chiếm khoảng 16,14% tổng giá trị sản xuất
toàn ngành, công nghiệp chế tác chiếm 79% (trong đó, công nghiệp thực phẩm chiếm
21,5%), công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước chiếm gần khoảng 6%
(trong đó công nghiệp điện chiếm 3,4%).
Đến năm 2003, trong khi các ngành công nghiệp truyền thống như chế biến lương
thực và đồ uống; dệt may và giày da, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, thủy tinh vẫn
duy trì được vị thế với tỷ trọng tương đối ổn định (chế biến thực phẩm đồ uống chiếm
22%; dệt may và giày da chiếm 12,2%; sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, thủy tinh
Trang 15



Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
6,6%) thì một số ngành mới được hình thành sản xuất ra các sản phẩm quan trọng phục
vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đã nâng dần được tỷ trọng, đóng góp đáng kể vào
mức tăng trưởng chung cho toàn ngành công nghiệp trong những năm qua (dầu khí chiếm
11,1%, đồ điện tử chiếm 3,4%, phương tiện vận tải chiếm 5,1%).
3. Đánh giá chung
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam đã được những thành
tựu to lớn, nền kinh tế Việt Nam bước đầu đã có sự khởi sắc, nhất là trong cơ cấu ngành
công nghiệp. Những mặt mạnh trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành đã được
phân tích trong từng giai đoạn, trong từng nhóm hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần
được khắc phục. Đó là:
-

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hướng tăng dần khu vực công nghiệp
chế biến, nhưng tốc độ còn chậm, nhiều ngành công nghiệp khá quan trọng còn
chiếm tỷ trọng thấp như giấy (2,3%), dệt (6,3%), cao su (4,3%), thiết bị máy móc
(1,8%).

-

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm chậm và hiệu quả thấp. Những
cơ sở công nghiệp chế biến hiện tại mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong tiềm
năng phát triển của nông nghiệp nước ta, trong khi đó công nghiệp chế biển lại lạc
hậu, chủ yếu là sơ chế và ở phạm vi hạn chế trong một số loại rau quả, nông sản.
Một số dự án đầu tư vào chế biến nông sản thực phẩm triển khai thực hiện lại kém
hiệu quả như: ngành đường, chế biến quả hộp, thực phẩm xuất khẩu…


-

Trình độ kỹ thuật công nghệ của phần lớn doanh nghiệp còn lạc hậu. Thống kê sơ
bộ cho thấy có tới 78% doanh nghiệp có mức vốn dưới 10 tỷ đồng, chỉ có 1,9%
doanh nghiệp có từ 200 tỷ đồng trở lên, chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh của
hầu hết các doanh nghiệp còn yếu, thiếu vốn đầu tư cho công nghệ mới. Chỉ tiêu
trang bị tài sản cố định cho một lao động ngành công nghiệp thấp, khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài bình quân mới đạt 191,6 triệu đồng, gấp 1,4 lần DNNN và gấp
5,2 lần doanh nghiệp ngoài quốc doanh; các cơ sở kinh tế cá thể chỉ đạt 8,6 triệu
Trang 16


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
đồng. Hệ số đổi mới tài sản cố định trong công nghiệp trong những năm gần đây
tuy đã tăng lên song còn thấp, mới đạt khoảng 19% so với yêu cầu của mục tiêu phải
đạt là 24% - 25%.
-

Trong công nghiệp chế biến tỷ trọng làm gia công, lắp ráp còn cao, chưa chủ động
được một số chủng loại vật tư, linh kiện, phụ tùng gia công lắp ráp.

-

Nhận thức khả năng hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị trường của các doanh
nghiệp và các cơ quan nhà nước có liên quan còn hạn chế.

Bảng: Cơ cấu doanh nghiệp một số nước ASEAN phân tổ theo tiêu chuẩn công nghệ
của UNIDO.
(Đơn vị: %)
Nhóm ngành công


Nhóm ngành công nghệ

Nhóm ngành công

nghệ cao

trung bình

nghệ thấp

Thái Lan

30,8

26,5

42,7

Xingapo

73,0

16,5

10,5

Malaixia

51,2


24,6

24,3

Inđônêxia

29,7

22,6

47,7

Philippin

29,1

25,5

45,5

Việt Nam

20,6

20,7

58,7

Nước


(Nguồn: Tổng cục thống kê)
CHƯƠNG III. ĐINH
HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XU HƯỚNG CHUYỂN DICH
̣
̣
CƠ CẤU NGÀ NH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP
1. Đinh
̣ hướng
Tăng trưởng hướng vào xuất khẩu là mô hình căn bản được đề nghị cho cả giai đoạn
từ nay đến năm 2020. Về thực chất, mô hình này có khả năng đáp ứng tốt hơn mô hình
thay thế nhập khẩu ở ba yêu cầu then chốt. Một là yêu cầu hội nhập kinh tế. Hai là yêu cầu
tiếp cận hiệu quả đến nền kinh tế dựa trên công nghệ hiện đại (định hướng kinh tế tri thức)
và khả năng tự cải thiện sức cạnh tranh. Ba là yêu cầu sử dụng tốt các nguồn lực, nhất là

Trang 17


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
các nguồn lực có lợi thế so sánh “tĩnh” nhưng chứa đựng khả năng trở thành bất lợi thế trên
quan điểm “động” (nguồn nhân lực rẻ, năng suất thấp).
 Định hướng cơ cấu ngành tổng thế.
 Chuyển xu hướng gia tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm thô (thể hiện ở sản phẩm
nông nghiệp và khoáng sản) thành xu thế tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp
chế biến trong kim ngạch xuất khẩu.
Bảng: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đến năm 2010 của Việt Nam
Kim ngạch 2010
(Triệu USD)

Nhóm hàng


Tỷ trọng (%)
2000

2010

1. Nguyên nhiên vật liệu

1.750

20,1

3,5

2. Nông, thủy hải sản

8.600

23,3

17,0

3. Chế biến, chế tạo

21.000

31,4

41,0


4. Sản phẩm công nghệ cao

7.000

5,4

14,0

5. Hàng hóa khác

12.500

19,8

24,5

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

50.850

100

100

(Nguồn: Kinh tế đối ngoại Việt Nam, nhà xuất bản ĐHQGTPHCM)
 Định hướng phát triển vùng
Quy hoạch phát triển các vùng trọng điểm đặt trong quy hoạch phát triển chung.
Trong quy hoạch này, điểm mẫu chốt là định dạng các mối liên hệ kinh tế cơ bản giữa các
vùng được thiết lập trên cơ sở phân công lao động dựa vào lợi thế phát triển của mỗi vùng.
Khi đã xác định các vùng kinh tế trọng điểm, việc ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng cho các vùng này là yếu tố quyết định thành công của chiến lược tăng trưởng theo
“cực”. Bao hàm trong sự ưu tiên này còn phải tính đến “hạ tầng” thể chế.

Trang 18


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
Cần đặc biệt quan tâm phát triển những vùng có thế mạnh về tiềm năng tự nhiên
cho phép tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập với một số vốn đầu tư tương đối hạn chế.
Sử dụng có hiệu quả hơn các chương trình, mục tiêu của nhà nước nhằm giải quyết
vấn đề đói nghèo và tạo lập cơ sở phát triển ban đầu cho các địa phương có điều kiện phát
triển khó khăn.
 Lựa chọn ngành, sản phẩm mũi nhọn.
Ở nước ta, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nhất định đã xác định danh
sách các ngành trọng điểm, mũi nhọn, nói chung trong nền kinh tế quốc dân. Nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chuẩn chính để xác định ngành trọng điểm mũi nhọn, chẳng
hạn như:
-

Định hướng công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

-

Định hướng xuất khẩu.

-

Định hướng sử dụng các lợi thế về nguồn lực, trước tiên là nguồn lao động

2. Giải pháp

a. Nâng cao sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp : Là điều kiện tiên quyết
đảm bảo cho việc giảm tối thiểu những rủi ro và tranh thủ tối đa các lợi ích
trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp chỉ có sức mạnh cạnh tranh trong
một môi trường cạnh tranh của ngành và của quốc gia mạnh.
b. Nhà nước hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: Sự hỗ trợ
này thường gọi là chính sách công nghiệp hoặc thực hiện thông qua chính sách
công nghiệp. Trên thực tế, các nước phát triển hay đang phát triển đều thực thi
nhiều biện pháp của chính sách công nghiệp với kết quả là định hình tốt hơn cơ
cấu kinh tế của đất nước.
Sự hỗ trợ của Nhà nước có nhiều hình thức: thuế, vốn, tín dụng, đất đai cơ chế tổ
chức và quản lý nhập khẩu công nghệ, đào tạo nhân lực. Sự hỗ trợ cũng có thể là sự bảo
hộ của nhà nước nhưng phải có điều kiện, có khống chế về thời gian (thường vài năm), có
chọn lọc hình thức và mức độ được điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình phát triển.
Trang 19


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
Nước ta có một số ngành cần được sự hỗ trợ của nhà nước như ngành đóng tàu, sản
xuất ôtô, công nghệ thông tin, luyện kim, cơ khí chế tạo…
c. Tăng cường liên hệ tác động giữa chuyển dịch cơ cấu công nghiệp với cơ
cấu hàng hóa thị trường xuất khẩu.
 Phát triển sản xuất để góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng công nghiệp
xuất khẩu Những yêu cầu cơ bản trong vấn đề phát triển sản xuất để tạo nguồn
hàng xuất khẩu cho Việt Nam chúng ta trong thời gian tới là: phải tăng nhanh
tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp (đồng nghĩa với việc tăng tỷ trọng xuất
khẩu hàng tinh chế, giảm nhanh tỷ trọng hàng xuất khẩu thô và sơ chế); tăng
tính chủ động và ổn định trong việc tổ chức cung ứng hàng xuất khẩu, tăng khả
năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm trên thị trường thế giới. Để
giải quyết những nhiệm vụ này, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể sau:
 Xây dựng xuấ t khẩ u các mă ̣t hàng chủ lực

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực phải là loại hàng hóa thỏa mãn các tiêu chí sau: có thị
trường tiêu thụ ổn định; có điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi, với chi phí sản xuất
thấp để thu được lợi nhuận trong buôn bán; có khối lượng kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm
vị trí quyết định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
-

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thể thay đổi theo từng thời điểm nhất định.
Ví dụ như hiện nay, dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng trong tương
lai, khi đã phát triển các nhà máy lọc dầu đặc biệt đến năm 2009 nhà máy lọc
dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì dầu thô không còn là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực nữa mà thay vào đó là các mặt hàng khác như sản phẩm phần mềm
vi tính, sản phẩm công nghệ Nano, sản phẩm công nghệ sinh học… Trong
thời gian tới, Việt Nam tập trung phát triển các mặt hàng sau: Chú trọng may
mặc và tơ tằm; những sản phẩm điện tử, đồ điện và cơ khí; công nghiệp và
phần mềm; da và sản phẩm da; thủ công nghiệp và các hàng thủ công mỹ
nghệ.

Trang 20


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
 Nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Cùng với quá trình đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp thì tất yếu sẽ dẫn đến sự
đa dạng hóa sản phẩm, quy cách (mẫu mã, bao bì) và chất lượng hàng hóa cũng sẽ được
nâng cao hơn. Và để góp phần thêm tính cạnh tranh trên trường quốc tế chúng ta cần phải
chú trọng thêm các vấn đề sau: Hình thành các thương hiệu có uy tín, Kiểm tra chất
lượng sản phẩm chặt chẽ hơn
 Mở rộng thị trường
-


Mở các loại hình chợ bán lẻ hiện đại như các siêu thị, các cửa hàng tự chọn,
cửa hàng miễn thuế, bán hàng qua điện thoại, qua mạng máy vi tính giao tận
nhà kèm theo các chiến dịch quảng cáo, tuyên truyền vận động tiêu dùng
hàng nội địa liên tục.

-

Thiết lập dần các loại hình chợ bán buôn hiện đại như trung tâm thương mại,
sở giao dịch hàng hóa để đẩy mạnh các phương thức đấu thầu, giao dịch hàng
hóa có kỳ hạn, thanh toán bù trừ…

-

Các cơ quan quản lý thị trường tăng cường kiểm soát chống buôn lậu triệt để
hơn để hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch.

 Tiếp cận nhiều thị trường mới
-

Đây là giải pháp cơ bản và trước hết cần lưu ý để thực hiện tốt. Đó là thận
trọng giữ vững các thị trường truyền thống đang có, nhất là với các thị trường
rộng lớn như ASEAN, Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc … Muốn vậy, phải
thực hiện đúng các cam kết giảm thuế trong WTO, các doanh nghiệp và các
cơ quan quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu cần thực hiện đúng những quy
định của Nghị định 12 do Bộ thương mại vừa ban hành. Đồng thời tiếp tục
cải cách thủ tục hành chính theo hướng thật thông thoáng, thuận lợi, kiên
quyết chống lại tệ nạn tham nhũng và phải nhanh chóng bãi bỏ các thủ tục
rườm rà trong hoạt động kinh doanh và quản lý xuất nhập khẩu.

-


Tiếp tục đa dạng hóa các thị trường, ngoài việc hướng sự tăng trưởng vào thị
trường lớn mới mở rộng là Mỹ thì cần khuyến cáo các doanh nghiệp nên tích
Trang 21


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập
cực tìm kiếm các thị trường không hoặc ít sử dụng đồng USD để tránh thiệt
hại trong xuất khẩu do đồng USD giảm giá. Đương nhiên, đối với các thị
trường sử dụng đồng USD thì cần thận trọng đề phòng khả năng xảy ra trường
hợp đó để có biện pháp kịp thời, chủ động tránh các thiệt hại có thể xảy ra.

Trang 22


Xu hướng chuyể n di ̣ch cơ cấ u công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam trong thời kì hội nhập

C. PHẦN KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với các
yêu cầu trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những
nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam được khởi xướng từ đại
hội Đảng VI và tiếp tục được đại Hội Đảng các lần sau đề ra. Cơ cấu kinh tế vạch ra
bức tranh toàn cảnh nền kinh tế quốc gia trong mỗi giai đoạn, là cách khái quát nhưng
cũng rất rõ ràng thể hiện những thay đổi căn bản nhất trong quá trình phát triển kinh tế.
Giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình công nghiệp hóa có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ra sức
phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Bởi vậy,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành nói
riêng luôn là vấn đề cấp bách được đặt ra trên cả giác độ lý luận và thực tiễn trong mỗi
thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đang được quan tâm của nhiều ngành,

nhiều cấp từ trung ương đến địa phương. Để giải quyết được vấn đề này phải thực hiện
nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp tài chính là hết sức quan trọng.

TÀ I LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam. GS.TS Lê Văn Thông – PGS.TS.
Nguyễn Minh Tuệ. Nhà xuất bản giáo dục 2000.
2. Giáo trình địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (Phần đại cương). Nguyễn Viết
Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức.Nhà xuất bản giáo dục năm 2004.
3. Kinh tế Việt Nam năm 2005 trước ngưỡng cửa của WTO. Nguyễn Văn
Thường. Nhà xuất bản ĐHKT quốc dân năm 2006
4. Các thông tin quan trọng trên mạng Internet.

Trang 23



×