Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN BẢO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ,
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: 52 85 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN QUANG MINH

HÀ NỘI, 2016
1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi: Nguyễn Văn Bảo cam đoan:
Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở
các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao
chép theo bất cứ đồ án nào tương tự
Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu
trong báo cáo và danh mục tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm



Hà Nội, ngày 30/5/2016
Sinh viên

Nguyễn Văn Bảo

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu không ngừng
của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể, cá
nhân trong và ngoài trường.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em nghiên
cứu và hoàn thành đồ án.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới giáo viên
hướng dẫn ThS. Nguyễn Quang Minh - giảng viên trường Đại học Mỏ Địa chất và
thầy giáo chủ nhiệm ThS. Lê Đắc Trường đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt
nghiệp này.
Nhân dịp này, em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên, ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện.
Cuối cùng em kính chúc Quý thầy, cô giáo dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Sinh viên


Nguyễn Văn Bảo

3


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

4


5


DANH MỤC VIẾT TẮT

6

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CCN

: Cụm công nghiệp

CTR


: Chất thải rắn

MT

: Môi trường

PTBV

: Phát triển bền vững

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

: Quản lý môi trường

SXSH

: Sản xuất sạch hơn

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

UBND

: Uỷ Ban Nhân Dân



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trải qua bao nhiêu đời nay, các làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đã là
một nét đẹp rất riêng của vùng nông thôn Việt Nam. Trong nhiều năm vừa qua, cùng
với sư phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội nói chung thì nhiều ngành nghề
thủ công truyền thống đã được khôi phục và cũng đạt được những bước tiến khá
mạnh tạo thành phong trào rộng khắp trong cả nước, góp phần cải thiện đáng kể cho
đời sống nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, sự phát triển ấy còn mạng nặng tính tự
phát, tùy tiện, chưa có quy hoạch định hướng cụ thể cũng như quy mô sản xuất còn
nhỏ, quy trình sản xuất và trang thiết bị còn lạc hậu. Tất cả những mặt hạn chế trên
không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề truyền thống mà còn gây
ra những tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường làng nghề, đặc biệt là đối
với sức khỏe cộng đồng tại địa bàn và cả các vùng lân cận. Vì vậy, lồng ghép sự
phát triển để duy trì vững chắc hoạt động của các làng nghề với việc bảo đảm bảo
vệ môi trường (BVMT) là việc cần thường xuyên được chú trọng quan tâm của các
cấp chính quyền, cơ quan chức năng, thống nhất từ Trung Ương đến địa phương.
Tỉnh Bắc Ninh tính đến nay có 62 làng nghề truyền thống chiếm 10% lượng
làng nghề truyền thống trong cả nước, chủ yếu trong trong các lĩnh vực sản xuất sản
xuất giấy, đồ gỗ mỹ nghệ đem xuất khẩu, gốm, sắt thép tái chế, đúc đồng. Trong đó,
thị xã Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng với sự phát triển của làng nghề
đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Làng nghề Đồng Kỵ với chuyên môn là sản xuất đồ gỗ
gồm nhiều chủng loại sản phẩm, nhiều năm qua đã đem lại thu nhập đáng kể cho
người dân, không những là trong vùng mà còn cả những vùng miền lân cận, góp
phần cho sự phát triển kinh tế của làng nghề, của thị xã Từ Sơn nói riêng và cả tỉnh
Bắc Ninh nói chung. Nhưng cũng không nằm ngoài thực trang chung, việc hoạt
động sản xuất của làng đang gây ra một vấn nạn về sự ô nhiễm môi trường. Do đó,
yêu cầu hiện nay là đòi hỏi công tác quản lý môi trường cho làng nghề Đồng Kỵ cần

được các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn quan tâm
sát sao để có định hướng, quy hoạch giải quyết.
Những năm qua, công tác quản lý môi trường cho làng nghề Đồng Kỵ cũng
đã đạt được những kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi nhiều
hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ý thức được vấn đề trên, bản thân tôi là
một sinh viên chuyên ngành Quản lý môi trường rất muốn nghiên cứu sâu hơn để có
thể tìm ra những giải pháp cho vấn đề môi trường nơi đây. Vậy nên, tôi quyết định
xin lựa chọn đề tài : “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh
Bắc Ninh” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
7


- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ, thị
xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại làng
nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, cơ sở pháp lý của công tác quản lý môi trường tại làng
nghề
- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề:

 Tìm hiểu quy trình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề từ đó xác định nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường (nguồn, loại chất thải, khối lượng chất thải)
 Xây dựng phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tại
làng nghề về công tác quản lý môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường đã diễn
ra tại địa phương.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề:


 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hình thức quản lý môi trường tại làng nghề
 Xây dựng phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường, cán bộ
địa phương
 Đánh giá những ưu điểm, tổn tại của công tác quản lý môi trường tại làng nghề
- Nghiên cứu giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi
trường cho làng nghề.

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm chung về quản lý môi trường
Ngày nay, song hành với sự phát triển kinh tế là chất lượng môi trường sống
đang bị đe dọa nghiêm trọng, nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên là những vấn đề đang ngày càng hiện hữu. Phát triển kinh tế là
cần thiết nhưng không thể xem nhẹ môi trường sống, như vậy mới đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia và của toàn cầu. Do đó, công tác quản lý
môi trường (QLMT) ra đời là một yêu cầu tất yếu, để cân bằng giữa lợi ích kinh tế
và BVMT nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững (PTBV).
Theo những quan điểm phương pháp luận của lý thuyết hệ thống thì quản lý ở
đây là sự tác động chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm
đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường ngoài. Quản lý
phải bao gồm: chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động, một đối tượng bị
quản lý phải tiếp nhận các tác động đó và mục tiêu và quỹ đạo đặt ra cho cả chủ thể
quản lý lẫn đối tượng quản lý.
Từ cách tiếp cận vấn đề quản lý nói chung như trên thì QLMT được hiểu như
sau: Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ

thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động
phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một
cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường
đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ tiến hành.[8]
Quản lý môi trường được triển khai để tạo ra hiệu quả hoạt động phát triển tốt
hơn, bền vững hơn cho hệ thống môi trường, cân bằng, ổn định về vật chất, tinh
thần cho hôm nay và thế hệ mai sau.

1.1.2. Mục tiêu của quản lý môi trường
Mục tiêu chung cũng là lâu dài và nhất quán nhất của QLMT chính nhằm góp
phần tạo lập cho sự phát triển bền vững.
Với nội dung “tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật,
xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững”
của QLMT thì cần hướng đến mục tiêu cơ bản như sau[8]:

9




Phải khắc phục và phòng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường phát
sinh ra trong quá trình hoạt động sống của con người.



Hướng tới thực hiện 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội
nghị Rio – 92 đề xuất được tuyên bố ở Johannesbug – Nam Phi về PTBV kinh tế xã hội quốc gia gắn liền với BVMT (bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo
với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học).




Cần phải xây dựng các công cụ có tính khả dụng và hiệu lực về
QLMT quốc gia và vùng lãnh thổ. Các công cụ đó đảm bảo phải thích hợp cho mỗi
ngành, mỗi địa phương và cộng đồng dân cư.

1.1.3. Công cụ quản lý môi trường
Các công cụ QLMT chính là phương tiện để thực hiện công tác quản lý môi
trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và cơ sở sản xuất. Chúng có chức năng,
quyền hạn nhất định, được liên kết và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Theo bản chất
có thể chia công cụ QLMT ra làm 4 loại cơ bản sau[8]:
Công cụ pháp lý
Công cụ này còn có thể được hiểu là công cụ chính sách và luật pháp mà nó
bao gồm các văn bản đầy đủ của:
Luật quốc tế về lĩnh vực môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm
mang tầm quốc tế để điều chỉnh công bằng mối quan hệ giữa các quốc gia, vùng,
lãnh thổ với các tổ chức trên thế giới trong việc ngăn chặn, loại bỏ những thiệt hại
gây ra cho môi trường ở trong và ngoài mỗi nước.
Luật quốc gia về môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm mang tính
quốc gia để điều chính công bằng mối quan hệ giữa những chủ thể sử dụng hay tác
động đến môi trường ở một hay một vài yếu tố bằng nhiều phương pháp khác nhau,
với mục đích BVMT có hiệu quả.
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn được tính toán cho phép
có cơ sở khoa học dùng làm căn cứ QLMT, được thực tế kiểm nghiệm, có nghiên
cứu khoa học rõ ràng, chính xác bảo đảm phù hợp với nhu cầu BVMT, khả thi và có
lợi về mặt kinh tế - xã hội. Cơ cấu như: tiêu chuẩn về đất, về nước, tiêu chuẩn về
không khí, về bảo vệ thực vật ...
Chính sách BVMT, chiến lược BVMT phải được xây dựng song hành với
chính sách phát triển kinh tế - xã hội đề giải quyết những vấn đề cần thống nhất

10



trong quan điểm quản lý môi trường, các mục tiêu cơ bản và định hướng trọng tâm,
chú trọng sử dụng hiệu quả nguồn lực, tài nguyên đảm bảo phát triển bền vững.
Công cụ kinh tế.
Là các công cụ thị trường nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động
kinh tế của cá nhân và tổ chức từ đó tác động đến hành vi ứng xử theo hướng có lợi
cho môi trường. Các công cụ kinh tế được sử dụng là:
Thuế tài nguyên: là khoản thu từ các doanh nghiệp nộp vào Ngân sách Nhà
nước trong việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như thuế sử dụng đất, thuế sử
dụng nước, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản.
Thuế hay phí môi trường: là một loại công cụ kinh tế đưa chi phí môi trường
vào giá sản phẩm dựa theo nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm
khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải gây ô nhiễm ra ngoài môi
trường và cũng làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Giấy phép môi trường hay giấy phép xả thải được trao đổi mua bán trên thị
trường trong đó người bán chính là các đơn vị, tổ chức sở hữu giấy phép, còn lại
người mua là đơn vị, tổ chức cần giấy phép để xả thải. Ở đây, lượng ô nhiễm nhất
định giới hạn với một chỉ tiêu môi trường nào đó. Khi tổng lượng thải thấp hơn
lượng thải mà đơn vị, tổ chức muốn thải sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được
thải và từ đó làm cho nó có giá trên thị trường.
Hệ thống đặt cọc – hoàn trả: BVMT bằng cách quy định đối tượng tiêu dùng
các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả trước một khoản tiền
khi mua hàng, cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm còn lại trả cho các đơn
vị, tổ chức thu gom phế thải, đưa đến các địa điểm quy định để tái chế, tái sử dụng,
tiêu hủy an toàn.
Ký quỹ môi trường: áp dụng cho các hoạt động kinh tế có nguy cơ gây ô
nhiễm cho môi trường. Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh trước
khi tiến hành hoạt động của mình phải ký gửi một khoản tiền tại ngân hàng hay tổ
chức tín dụng, cam kết sẽ có các biện pháp hạn chế ô nhiễm, tổn thất cho môi

trường.
Trợ cấp môi trường: được thực hiện dưới các dạng cơ bản như trợ cấp không
hoàn lại; cho phép khấu hao nhanh; ưu đãi thuế như miễn, giảm thuế và các khoản
cho vay ưu đãi.

11


Nhãn sinh thái: là một danh hiệu hay biểu tượng của Nhà nước cấp cho các
hàng hóa thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất hay tiêu dùng sản phẩm
đó, khẳng định uy tín cho nhà sản xuất và sản phẩm.
Quỹ môi trường: được thiết lập để nhận tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau như
thuế, phí môi trường, tài trợ tài chính hay hiện vật... sau đó sẽ phân phối vốn này để
hỗ trợ các hoạt động hay các dự án nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống.
Công cụ kỹ thuật môi trường
Các công cụ kỹ thuật môi trường bao gồm các đánh giá tác động môi trường,
hạch toán, kiểm toán môi trường, các hoạt động quan trắc môi trường, xử lý, tái chế
và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật này được sử dụng nhằm thực hiện
chức năng kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường,
sự hình thành và phân bố các chất ô nhiễm phát tán ngoài môi trường sống.
Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường.
Giáo dục môi trường được hiểu là các hoạt động giáo dục sự hiểu biết, nhận
thức, thái độ, hành vi, kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho con người có cơ hội
được tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về môi trường sinh thái. Nó còn
cả việc học hỏi, tiếp thu những công nghệ kỹ thuật mới nhằm giảm những tác hại
gây ra cho môi trường từ những tác động của con người và cũng để đảm bảo lợi ích
kinh tế.
Truyền thông môi trường được hiểu là quá trình tương tác hai chiều mục đích
giúp cho những người có liên quan nói riêng và toàn xã hội nói chung nhận thức
được các yếu tố môi trường có tầm quan trọng ra sao, có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau và tác động như thế nào. Truyền thông môi trường được thực hiện thông qua ý
tưởng, tình cảm, thái độ giữa con người với con người hay các nhóm người với
nhau.

1.2.

Tổng quan về làng nghề
1.2.1. Khái niệm làng nghề
Khái niệm: Làng nghề là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản,
làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản
xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. [6]
Tiêu chí để được công nhận làng nghề như sau[4]:
 Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông
thôn.

12


 Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
 Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước .
Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống [4]:
 Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
nhận;
 Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
 Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Làng nghề mới: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện

nhất định để hình thành và phát triển.
Làng có nghề: Là làng được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế
chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện thuận lợi để
phát triển.
Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công
nghiệp ít nhất từ 10% trở lên.
1.2.2. Phân loại làng nghề
Có nhiều cách phân loại làng nghề như[16]:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển các nghề: làng nghề truyền thống,
làng nghề mới...
- Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ...
- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề tryền thống chuyên doanh, làng
nghề kinh doanh tổng hợp, làng nghề chuyên doanh sản phẩm truyền thống vừa
phát triển ngành nghề mới...
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghề vừa sản xuất
nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp. Các làng
nghề thủ công chuyên nghiệp. Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà
có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng
nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả,
vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau
về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác
nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau đối với môi trường.
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra
thành 6 nhóm ngành nghề chính (hình 1.1), mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ.
Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ gây
ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.
13



Hình 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp 2008)
* Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
Có số làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều
trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ
cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với
thời điểm hình thành làng nghề. Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm
bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai,… với nguyên liệu
chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô
gia đình.
* Làng nghệ dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Nhiều làng có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, mang
đậm nét địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may,…
không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật được
đánh giá cao.
Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với nhiều lao động có tay nghề cao.
Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề thường là lao động chính (chiếm tỷ lệ
cao hơn lao động nông nghiệp)
* Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá
Hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung
cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như hoạt
động thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay
đổi. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà cửa, công trình ngày
càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tràn lan ở các

14



vùng nông thôn. Nghề khai thác đá cũng phát triển ở những làng gần các núi đá vôi
được phép khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất sản phẩm
thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng.
* Làng nghề tái chế phế liệu
Chủ yếu các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh
về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng).
Ngoài ra, các làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là
sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp vào loại hình làng nghề này. Đa số các làng
nghề nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất đã từng bước được cơ khí hóa.
* Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ thủy tinh mỹ nghệ; chạm khắc đá, mạ
bạc vàng, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu
ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần 40% tổng
số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn
hóa, và đặc điểm địa phương, dân tộc. Quy trình sản xuất gần như không thay đổi,
lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề cao, chuyên môn hóa, tỉ mỉ và sáng tạo.
* Nhóm làng nghề khác
Bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, liềm
hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó, đan lưới,
làm lưỡi câu,…Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực
tiếp cho nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ công với
số lượng
và chất lượng ổn định.
- Phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường
thành ba (03) nhóm: Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C tại Phụ lục 01 của Thông tư
46/2011/TTBTNMT.
 Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường
thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư.


 Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một (01) hoặc một số công đoạn
sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới
những công đoạn này trong khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy
định tại Điều 8 của Thông tư này.
 Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi

1.3.

trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư; nếu đang hoạt động
thì phải xử lý theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Tổng quan về quản lý môi trường làng nghề
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, [Đặng Kim Chi và nnk,
2010]: Đây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực
15


trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử phát
triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã hội
của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi trường các
làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó cũng nêu rõ các
tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề, nêu dự
báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2015, một số định hướng xây dựng
chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện
môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam.
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính
sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” năm
2008 và “Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý môi trường các làng nghề ở đồng
bằng Bắc Bộ” năm 2009 của GS.TS. Đặng Kim Chi đề xuất được một số giải pháp
cũng như mô hình quản lý môi trường hiệu quả cho các làng nghề trong cả nước nói
chung và của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Tác giả Liên Minh (2009) cũng đã có bài tham luận “Một số vấn đề bảo tồn
và phát triển làng nghề’ tại Hội thảo ‘Nghề và làng nghề thủ công truyền thống:
Tiềm năng và định hướng phát triển’ được tổ chức tại Thành phố Huế (6/2009). Ông
đã đưa ra được những nhận định về việc bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công
truyền thống nói chung ở Việt Nam và chủ trương, chính sách hỗ trợ của Chính phủ
trong lĩnh vực này. Đồng thời, ông đã đưa ra những quan điểm; mục tiêu; định
hướng bảo tồn và phát triển làng nghề theo vùng lãnh thổ; nội dung bảo tồn và phát
triển làng nghề và một số giải pháp thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề. Tuy
nhiên, hạn chế của bài viết chỉ nêu nên khía cạnh phát triển kinh tế- xã hội làng
nghề, chưa chú trọng đến vấn đề môi trường. Do đó, các giải pháp đưa ra không
mang tính chất phát triển bền vững.
Tất cả những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu làng nghề, làng
nghề truyền thống tập trung ở các lĩnh vực chính sau:
+ Một là, nghiên cứu tổng quan về tình hình hoạt động của công nghiệp nông
thôn; thực trạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông
thôn;
+ Hai là, nghiên cứu về tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp và những
vấn đề môi trường bị tác động bởi hoạt động sản xuất;
+ Ba là, nghiên cứu về tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề, làng
nghề truyền thống từ lao động, công nghệ, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
16


Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại làng nghề đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ. Đặc biệt là nghiên cứu phát triển bền vững làng nghề truyền thống
trên cơ sở gắn kết 03 nội dung kinh tế - xã hội - môi trường trong bối cảnh cạnh
tranh và hội nhập quốc tế.
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Phường Đồng Kỵ là phường nằm ở phía Tây Nam của thị xã Từ Sơn, có diện
tích tự nhiên 334,29 ha [2]
Địa giới hành chính phường bao gồm:
- Phía Bắc giáp xã Hương Mạc, Tam Sơn;
- Phía Nam giáp phường Trang Hạ;
- Phía Đông giáp phường Đồng Nguyên;
- Phía Tây giáp xã Phù Khê.

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí địa lý phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh
Cho đến nay, làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được coi là một trong những
làng nghề giàu nhất của tỉnh Bắc Ninh, không chỉ nổi tiếng nhất về đồ mỹ nghệ
trong tỉnh mà còn được xướng danh trong cả nước.

17


Trước năm 2008 Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc
Ninh.
Căn cứ Nghị định 01/NĐ-CP thành lập thị xã Từ Sơn, thành lập phường
thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2008: Huyện Từ Sơn được nâng cấp thành
thị xã Từ Sơn; xã Đồng Quang được quy hoạch thành 2 phường là phường Trang
Hạ và phường Đồng Kỵ. Phường Đồng Kỵ gồm 7 khu phố chính: phố Thanh Bình,
phố Đại Đình, phố Thanh Nhàn, phố Nghè, phố Tư, phố Tân Thành và khu Đồng
Tiến.
Tổng diện tích đất tự nhiên của làng Đồng Kỵ, theo như thống kê là 334,29
ha[2]. Với:



Đất nông nghiệp là 199,04ha.



Đất phi nông nghiệp là 132,84ha.



Đất chưa qua sử dụng là 2,41ha
b. Địa hình, địa mạo, khí hậu và thủy văn [2]
Đồng Kỵ là phường đồng bằng có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam.
Đồng ruộng của phường có độ cao thấp xen kẽ nhau, có một phần nhỏ diện
tích đất rất trũng khó canh tác, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Trong tương lai
với việc cải tạo hệ thống thuỷ lợi, thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhìn chung đồng ruộng của phường có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển
sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
c. Cảnh quan thiên nhiên - di tích lịch sử [2]
Cảnh quan môi trường phường Đồng Kỵ mang những đặc điểm chung của
vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ. Nhu cầu
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
ngày càng tăng sẽ phát sinh thêm nhiều thách thức trong việc bảo vệ môi trường

1.4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế[2]
Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực, tỷ trọng kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp
dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm.
18



Tổng giá trị sản phẩm đạt 37,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,5
%; thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt 7,66 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm từ 38 % xuống 33,6 %. Công nghiệp tiểu
thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ từ 62% lên 65,4 %.

b. Dân số, lao động và việc làm[2]
Thực hiện chính sách về dân số, Đảng uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các
hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh,
tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
nâng cao chất lượng cuộc sống, tổ chức tuyên truyền vận động đến từng hộ gia
đình, cá nhân tự giác thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Phường Đồng Kỵ có tổng số nhân khẩu vào khoảng 14.300 người, với trên
3.330 hộ.

c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng[2]
* Giao thông
Mạng lưới giao thông của phường trong những năm qua đã có những bước
phát triển vượt bậc, hiện nay nay hầu hết các khu phố đã có đường láng nhựa đan
xen với đường bê tông hoá đến từng ngõ, xóm.
Hệ thống giao thông trên địa bàn phường được phân bố khá hợp lý, thuận lợi
về hướng, tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá với các phường
lân cận. Tuy nhiên, tuyến đường liên phường, đường nội đồng còn nhỏ hẹp. Do đó,
để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH, trong những
năm tới cần nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như đường giao thông khu dân cư,
giao thông nội đồng là hết sức cần thiết.
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn phường được phân bố khá hợp
lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá với
các xã, phường lân cận. Tuy nhiên, còn một số đường đất xuống cấp đã gây khó

khăn cho việc đi lại của nhân dân. Do đó, để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của phường thì trong những năm tới vấn đề dành
quỹ đất nâng cấp, mở rộng, làm mới các tuyến đường như đường giao thông khu
dân cư, giao thông nội đồng là hết sức cần thiết.

19


Cùng trong hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn phường, phần đáng kể là
các đường đất trong các khu phố có độ rộng từ 2 – 4 m, các đường bờ vùng bờ thửa
rộng từ 2 đến 3 m (có tổng chiều dài không nhỏ chiếm diện tích đất giao thông rất
đáng kể).
* Thuỷ lợi
Đồng Kỵ có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu
tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Mạng lưới thuỷ lợi và các công
trình phục vụ thuỷ lợi được quan tâm tu bổ, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ
sản xuất.
Trong tương lai, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, cần từng
bước đầu tư cứng hoá kênh mương nội đồng, đồng thời xây dựng mới hệ thống trạm
bơm, xây dựng thêm hệ thống kênh mương phục vụ cho các cánh đồng màu, khu
chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

1.4.3. Hình thức sản xuất
Đồng Kỵ với hơn 3330 hộ gia đình thì có đến 95% các hộ gia đình tham ra
sản xuất, làm nghề gỗ (khoảng 3165 hộ) và đa phần trong số họ cùng sản xuất với
chung một hình thức, đó là sản xuất thủ công[3].
Qua khảo sát thực tế tại 7 khu phố của phường Đồng Kỵ, kết quả cũng phản
ánh đúng điều đó, tỷ lệ các cơ sở tham gia các cụm công nghiệp làng nghề chỉ
chiếm 10%, số cơ sở còn lại có hình thức sản xuất thủ công.
Tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển

các khu, cụm, điểm công nghiệp làm căn cứ để di chuyển các cơ sở là điểm nóng về
ô nhiễm môi trường trong làng nghề ra cụm công nghiệp làng nghề tập trung. Tuy
nhiên, công tác di dời các cơ sở sản xuất truyền thống trong làng nghề là rất khó
khăn do không được sự hợp tác của các hộ gia đình đã hoạt động sản xuất từ lâu
đời.
Tại cụm công nghiệp đã xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt và công
nghiệp đang đi vào hoạt động do Nhà nước tài trợ, ngoài ra tất cả các hộ sản xuất tại
cụm công nghiệp đều phải xây dựng hệ thống hút bụi cục bộ. Tuy nhiên, việc tham
gia sản xuất tại cum công nghiệp còn nhiều bất cập nên số hộ sản xuất tham gia
không nhiều, mà chủ yếu phân bố tại các hộ gia đình.

20


Hình 1.3. Hình thức sản xuất của các cơ sở làm gỗ tại làng nghề Đồng Kỵ theo
kết quả điều tra thực tế

1.4.4. Quy mô hoạt động sản xuất của làng nghề Đồng Kỵ
Tính đến thời điểm này, làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ đã có khoảng
trên 150 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký sản xuất với số vốn đăng ký đầu tư từ
1tỷ đến 2 tỷ đồng, nổi bật có những doanh nghiệp đầu tư trên 10 tỷ đồng. Ngày nay,
sản phẩm của Đồng Kỵ đã xuất hiện trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nước và các
nước bạn như Lào, Campuchia rồi các châu lục khác, với đa dạng chủng lại số
lượng sản phẩm không ngừng được thiết kế, cải tiến, đáp ứng nhu cầu ngày một cao
của thị trường.
Từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cùng bàn tay khéo léo của những
người thợ lao động lành nghề, họ đã chế tác ra vô vàn những sản phẩm mộc khác
nhau, đa dạng về mẫu mã, phong phú về kiểu dáng, tinh xảo về đường nét. Với đặc
điểm hàng thủ công mỹ nghệ, làng Đồng Kỵ cũng có đầy đủ các nhóm chủng loại:



Các sản phẩm nội thất như bộ bàn ghế, giường, sập, tủ....loại này
mang lại thu nhập khá cao và cũng là nguồn thu chính của các doanh nghiệp trong
làng. Đây là loại mặt hàng cao cấp, đòi hỏi trình độ tay nghề khá trở lên, ngoài sự
sáng tạo, sự nhạy bén với thay đổi ngoài thị trường, người thợ cũng cần có khiếu
thẩm mỹ cao. Đồ nội thất chiếm khoảng 70% tổng doanh thu làng nghề.



Các sản phẩm trang trí mang yếu tố tâm linh, tôn giáo như tượng, đồ
thờ cúng...chiếm khoảng 15% doanh thu. Tuỳ theo mục đích sử dụng, yêu cầu của
khách hàng mà chúng có nhiều loại với những hình dáng, đường nét, màu sắc, kích
cỡ khác nhau.



Các sản phẩm thuộc loại vật liệu xây dựng phục vụ thiết kế nhà cửa
như cầu thang, lan can, cửa sổ...chỉ chiếm khoảng 15% tổng doanh thu của làng.
Loại này không đòi hỏi tay nghề điêu luyện như mặt hàng đồ nội thất, phần lớn
được tiêu thụ trong nước[3].

1.4.5. Quy trình sản xuất làng nghề
Nguyên nhiên liệu sản xuất[1]
Nguyên liệu sản xuất chính là gỗ tự nhiên.
Ngoài ra, còn một số nguyên liệu phụ trợ gồm:

21





Keo cồn là chất làm kết dính và đóng rắn trong quá trình lắp ghép, tạo
sản phẩm thô.



Giấy giáp để làm nhẵn bề mặt sản phẩm gỗ.



Xăng và củ xi dùng để đánh bóng bề mặt



Bột đắp gồm có bột đa, bột đất, mùn chả dùng để gia công bề mặt, pha
chế cồn keo, khắc phục được khuyết tật của sản phẩm.



Sơn và vecni dùng để làm bóng bề mặt, tăng tính hấp dẫn.
Các trang thiết bị sản xuất[1]
Các sản phẩm mộc được tạo ra từ các công cụ là đục, cưa, trạm, khuôn
vẽ...Nếu trước đây, xẻ gỗ được thực hiện thủ công, thì nay đã được thay thế bằng
những chiến cưa. Sau khi gỗ được cắt thành từng khối theo các mục đích sử dụng
khác nhau thì tiếp tục được vẽ theo khuôn. Cuối cùng là dùng đục để tạo ra các hoa
văn, đương nét – là công việc quan trọng nhất để quyết định tính thẩm mỹ của một
sản phẩm mỹ nghệ.
Đặc trưng sản xuất của làng nghề Đồng Kỵ là bán cơ giới, các công đoạn
được cơ giới hóa khoảng 75% là một thuận lợi so với sản xuất thủ công trước đây.


22


Quy trình sản xuất

Gỗ tròn, gỗ vuông

Pha gỗ

Bụi, tiếng ồn,
CTR ( mùn, gỗ vụn)

Điện

Bào

CTR (dăm bào)

Điện

Đục mộng

Tiếng ồn,
CTR (gỗ vụn)

Keo cồn

Dựng thô,
vào khung


Tiếng ồn,
Hơi keo cồn

Điện

Làm phẳng,
tạo hình

Bụi, tiếng ồn,
CTR (gỗ vụn)

Điện
Giấy ráp

Làm nhẵn,
sửa khuyết tật

Bụi gỗ, tiếng ồn, hơi keo
cồn, CTR (mùn gỗ, giấy ráp)

Vỏ trai, ốc

Khảm

Tiếng ồn,
CTR (vỏ trai, ốc, vụn gỗ)
Bụi gỗ, CTR (mùn gỗ)

Điện


Điện

Làm nhẵn

Vecni
Sơn

Đánh thuốc

Hơi dung môi hữu cơ, vỏ
hộp sơn, vecni.

Sản phẩm
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình sản xuất tại làng nghề Đồng Kỵ
(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ, 2010)
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý môi trường làng nghề Đồng Kỵ - thị xã Từ
Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
23


- Phạm vi nghiên cứu:
o Thời gian: từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2016
o Địa điểm : làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập tài liệu là một công cụ thu thập thông tin cần thiết từ những tài liệu,
bản đồ, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Các tài

liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm:

 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu: Báo cáo Kết
quả kiểm kê đất đai năm 2015 phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
 Các qui định pháp lý có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về môi trường
làng nghề: Luật Bảo vệ môi trường 2014; Nghị định 19/2015/NĐ-CP; Nghị định
18/2015/NĐ-CP; Thông tư 27/2015/NĐ-CP; Thông tư 26/2015/NĐ-CP; Thông tư
46/2011/NĐ-CP;...
 Các báo cáo và công trình nghiên cứu có liên quan như: Báo cáo hiện trạng môi
trường từ năm 2008 đến 2015; Báo cáo quy hoạch môi trường làng nghề tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2005 đến 2020; Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Bắc
Ninh;...
2.2.2 Điều tra, phỏng vấn thực tế
Phương pháp điều tra, phỏng vấn thực tế là phương pháp trao đổi trực tiếp với
người dân địa phương hoặc cán bộ lãnh đạo. Các hình thức điều tra, phỏng vấn thực
tế sử dụng khi thực hiện đề tài gồm:
- Phỏng vấn cá nhân: cá nhân được lựa chọn ngẫu nhiên không báo trước trong cộng
đồng địa phương nghiên cứu. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn các
hộ gia đình trong làng nghề.
- Cụ thể, xây dựng 40 mẫu phiếu điều tra, tiến hành phát phiếu, phỏng vấn các hộ gia
đình, các cơ sở sản xuất tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ:
Bảng 2.1. Bảng phân bố phiếu điều tra người dân
STT

Khu vực điều tra

Số phiếu

1


Phố Đại Đình

6

2

Phố Đồng Tiến

6

3

Phố Nghè

5

4

Phố Tân Thành

6

24


5

Phố Tư

6


6

Phố Thanh Bình

6

7

Phố Thanh Nhàn

5

Tổng

7 khu phố

40 phiếu

- Phỏng vấn người cấp tin chính (cán bộ địa phương): người được chọn là người có
cương vị nhất định trong lực lượng lãnh đạo của thị xã, phường. Những thông tin
thu thập từ đối tượng này thường mang tính thống kê và có độ chính xác cao như
thông tin về số hộ tham gia sản xuất với công nghệ cũ, khu vực xả nước thải sản
xuất...trong khu vực nghiên cứu.
- Cụ thể, xây dựng 10 phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn cán bộ môi trường thị xã
và cán bộ địa phương về tình hình quản lý môi trường làng nghề:

25



×