Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa mác lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.12 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------o0o--------

QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Dung

Mã sinh viên

: 1517710030

Lớp

: TRI 102.7

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đoàn Văn Khái

Hà Nội, tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
I. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội..........................................................3
1. Các khái niệm..................................................................................................................3
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội............................................................3
2.1. Xã hội - bộ phận đặc thù riêng của tự nhiên............................................................3
2.2. Tự nhiên–Con người–Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất.........................4


2.3. Tự nhiên- nền tảng của xã hội..................................................................................4
2.4. Tác động của xã hội đến tự nhiên............................................................................5
2.5. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên..........................6
2.6. Môi trường - vấn đề của chúng ta............................................................................7

II - Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam....................................................9
1. Khái quát về vấn đề môi trường và các nguồn tài nguyên của Việt Nam.......................9
1.1. Tài nguyên đất của Việt Nam:..................................................................................9
1.2. Tài nguyên nước của Việt Nam:.............................................................................10
1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam:.........................................................................10
1.4. Tài nguyên biển Việt Nam:....................................................................................11
1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:...................................................................12
2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam.....................................................................................13
2.1. Rừng tiếp tục bị thu hẹp:........................................................................................14
2.2. Suy giảm tài nguyên đất:........................................................................................14
2.3. Sử dụng tài nguyên nước không hợp lệ:................................................................14
2.4. Tài nguyên khoáng sản bị tổn thất do khai thác không hợp lý:.............................15
2.5. Suy thoái đa dạng sinh học:...................................................................................15
2.6. Ô nhiễm không khí, rác, chất thải, tiếng ồn:..........................................................15
2.7. Hậu quả của chiến tranh:........................................................................................16
3. Hành động của Việt Nam..............................................................................................16
3.1. Bảo vệ môi trường là việc của ai ?.........................................................................16
3.2. Việt Nam cũng có hành động của riêng mình :.....................................................16

PHẦN KẾT........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21


MỞ ĐẦU
*Lý do chọn tiểu luận

Tự nhiên và xã hội là hai khái niệm lớn nhất và gần gũi nhất với con người.
Con người là sản phẩm của tự nhiên, xã hội và cùng tồn tại giữa hai thực thể ấy.
Chính vì vậy mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là một trong những vấn đề
được con người quan tâm, tư duy nhiều nhất.
Có thể nói kể từ khi ra đời thì quan điểm về mối quan hệ giữa tự nhiên và
xã hội đã thay đổi không ngừng. Từng trong một thời gian hai khái nịêm này
dường như tách bạch hoàn toàn, không liên quan đến nhau. Người ta nghĩ rằng
tự nhiên và xã hội là hai vật chất riêng rẽ, không ảnh hưởng hay có tác động qua
lại gì với nhau. Ý kiến này vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận xã hội dẫn đến
nhiều hành vi phá huỷ thiên nhiên.
Tuy vậy chúng ta phải khẳng định rằng tự nhiên và xã hội có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, cùng nằm trên một tổng thể bao gồm tự nhiên, con người và
xã hội. Con người và xã hội đều cần dựa trên nền tảng của tự nhiên để tồn tại và
phát triển. Nhưng ngay trong chính quá trình tồn tại và phát triển ấy con người
đã vô tình tàn phá đi thiên nhiên, đặc biệt trong thời đại ngày nay khi khoa học
kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và dân số toàn cầu đang bùng nổ thì môi trường
càng bị tàn phá nặng nề hơn bao giờ hết
Vậy nên, đã đến lúc chúng ta cần xác định rõ mối quan hệ giữa xã hội của
ta với tự nhiên trước khi qúa muộn.
*Mục đích của tiểu luận:
Tiểu luận được viết nhằm nêu lại quan điểm của triết học Mác-Lênin về
mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời trên cơ sở: “Quan hệ giữa xã hội
với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam”. Bên cạnh đó cũng hi
vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội nhằm tạo ra những thay đổi tích cực
trong hành động , nhận thức của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường ở
Việt Nam.
1


*Để đạt được mục đích trên tiểu luận đề cần giải quyết những vấn đề sau:

- Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, sự tác động qua lại giữa hai yếu tố
trên.
- Thực trạng môi trường nước ta hiện nay.
- Những biện pháp bảo vệ môi trường cần áp dụng.

2


I. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
1. Các khái niệm
Tự nhiên: Theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại
khách quan, vô cùng vô tận. Theo nghĩa này thì con người và xã hội loài người
cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy.
Xã hội: Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này
lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người
làm nền tảng. Theo Mác: “ Xã hội không phải bao gồm các cá nhân người. Xã
hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau.”
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
Tự nhiên và xã hội thực sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
2.1. Xã hội - bộ phận đặc thù riêng của tự nhiên.
Theo khái niệm về tự nhiên, con người và xã hội đều là một phần của tự
nhiên. Con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là
sản phẩm của thế giới vật chất. Con người sống trong thế giới tự nhiên như mọi
sinh vật khác bởi con người cũng là sinh vật của tự nhiên.
Quá trình tiến hoá của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của
nhận thức, của tư duy, hay chính là quá trình phát triển của ý thức. Hơn thế nữa,
nhân tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con người cũng chính
là sản phẩm cao nhất của vật chất. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và
phát triển sinh lý của con người.
Ngoài ra, con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà còn

nhờ lao động. Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào
các đối tượng của giới tự nhiên nhằm thay đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu
của con người. Quá trình lao động cũng là quá trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể,
đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát
triển não bộ, v.v….của con người. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá
trình lao động làm nảy sinh nhu cầu trao đổi thông tin, như vậy ngôn ngữ ra đời.
Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu đã làm ảnh hưởng đến bộ óc
3


con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người, khiến
cho tâm lý động vật dần dần chuyển hoá thành tâm lý người.
Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người
với người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng
đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển
biến từ vận động sinh học sang vận động xã hội.
Xã hội có nguồn gốc từ con người, con người sinh ra từ tự nhiên, do đó xã
hội là một hình thái đặc thù riêng của tự nhiên. Phần còn lại của tự nhiên chỉ có
những nhân tố vô thức và mù quáng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố
hoạt động là con người có ý thức, hành động, có suy nghĩ và theo đuổi những
mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính
bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên.
2.2. Tự nhiên–Con người–Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất.
Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên, mà tự nhiên –
con người – xã hội còn năm trong một chỉnh thể thống nhất. Con người, tự nhiên
và xã hội loài người đều là những dạng thức, những trạng thái, đặc tính khác
nhau của thế giới vật chất đang vận động. Chúng đều có mối quan hệ khách
quan, thống nhất với nhau, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của
những qui luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Chính sự vận động
của các qui luật đó đã kết nối các yếu tố của thế giới thành một chỉnh thể hoàn

chỉnh, thống nhất.
Con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tạo ra xã hội. Con người
vốn tồn tại trong tự nhiên song cũng không thể tách rời với xã hội. Con người
mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội. Vì thế ta có thể nói rằng
con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội.
2.3. Tự nhiên- nền tảng của xã hội
Tự nhiên vừa là nguồn gốc của xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát
triển của xã hội.

4


Xã hội được hình thành trong tự nhiên, trong sự tiến hoá của thế giới vật
chất. Chính tự nhiên đã cung cấp mọi điều kiện cần thiết nhất cho sự tồn tại và
phát triển của con người và cũng chỉ tự nhiên mới cung cấp được các điều kiện
cần thiết cho mọi hoạt động của xã hội. Theo Mác: “Con người không thể tạo ra
được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có giới hữu hình bên ngoài.
Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao
động của con người tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của con người sản xuất
ra sản phẩm.”
Tóm lại, tự nhiên là môi trường cung cấp cho mọi sự tồn tại của con người
và xã hội, cung cấp mọi điều kiện cần thiết nhất cho lao động của con người.
Mặt khác, nguồn gốc phát triển của con người và xã hội là lao động. Nói cách
khác, tự nhiên chính là tiền đề, là nền tảng của xã hội. Do đó tự nhiên có thể tác
động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất của xã hội; có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự vận động và phát triển của xã hội.
2.4. Tác động của xã hội đến tự nhiên.
Tự nhiên và xã hội vốn là một chỉnh thể thống nhất, vì vậy chúng có mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Điều này có nghĩa là nếu tự nhiên tác động
vào xã hội như thế nào thì xã hội cũng tác động ngược lại với tự nhiên như vậy.

Xã hội là một bộ phận của tự nhiên. Khi xã hội thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng
khiến cho tự nhiên thay đổi.
Bên cạnh đó xã hội tác động mạnh mẽ đến phần còn lại của tự nhiên thông
qua các hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là quá trình lao động sản
xuất. Lao động là đặc trưng cơ bản nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa tự
nhiên và xã hội thông qua con người làm trung gian điều tiết. Trong qua trình
lao động, con người sử dụng nhưng nguồn vật chất mà thế giới tự nhiên đã cung
cấp, làm biến đổi nó cũng như làm biến đổi điều kiện môi trường sống xung
quanh, tức là làm biến đổi tự nhiên.
Thực tế xã hội luôn tác động qua lại với tự nhiên. Sự tác động đó đối với tự
nhiên diễn ra theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Với tiến bộ của khoa học, con
5


người đã không ngừng cải tạo lại tự nhiên cho phù hợp với điều kiện sống của
bản thân, của xã hội hay ngay cả của thế giới vật chất.
Tuy vậy, cũng ngay trong quá trình đó, con người cũng góp một phần
không nhỏ trong việc tàn phá tự nhiên. Bằng một cách nào đó, kể cả gián tiếp
( thông qua hoạt động khai thác, sản xuất, …) hay trực tiếp ( đốt, phá rừng; đẩy
trả rác thải ra môi trường, …) thì con người đang dần đe doạ đến sự ổn định, cân
bằng của hệ thống tự nhiên – xã hội.
Con người chính là sinh vật có khả năng làm biến đổi tự nhiên nhiều nhất
cũng là sinh vật tàn phá thiên nhiên khủng khiếp nhất. Chính nhà bác học Z.
Lamark, 1820 đã nhận định: “Mục đích của con người dường như là tiêu diệt nòi
giống mình, trước hết là làm cho Trái Đất trở thành không thích hợp với sự cư
trú.”
Tóm lại, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, xã hội có vai trò vô
cùng quan trọng. Nó quyết định xem con người cần phải làm gì để đảm bảo sự
tồn tại của môi trường sống của bản thân, đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự
nhiên - xã hôi.

2.5. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên.
Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tự nhiên và xã
hội. Trong số đó, trình độ phát triển của xã hội và sự nhận thức, vận dụng qui
luật tự nhiên xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người là các nhân tố quan
trọng nhất.
Quan hệ của xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của
xã hội.
Thông qua các hoạt động của con người dẫn đến các biến đổi trong
phương thức sản xuất. Sự ra đời của các phương thức sản xuất mới quyết định
sự biến chuyển về chất của xã hội loài người. Mỗi phương thức sản xuất khác
nhau sẽ xuất hiện các công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên .
Khi tư liệu sản xuất thay đổi dẫn đến mục đích sản xuất của mỗi chế độ thay đổi
và tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo.
6


Ngày nay, xã hội càng phát triển song hành cùng với khoa học – kĩ thuật
hiện đại thì mối quan tâm của con người với tự nhiên cũng thay đổi. Con người
coi tự nhiên không chỉ là môi trường tồn tại mà coi nó như một công cụ nhằm
mục đích lợi nhuận. Khủng hoảng môi trường đang diễn ra ở rất nhiều nơi.
Thiên tai, biến đổi khí hậu đang diễn ra một cách phức tạp đang đe doạ sự sống
của nhân loại. Để tồn tại và phát triển bền vững con người cần phải học cách
chung sống hoà bình với tự nhiên, trước hết là phải thay đổi nhận thức của con
người về việc tàn phá thiên nhiên để tối đa hoá lợi nhuận.
Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và
vận dụng các qui luật trong hoạt động thực tiễn.
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội được thể hiện
thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Song mọi hoạt động của con
người đều do sự chi phối của ý thức. Do đó mối quan hệ của tự nhiên và xã hội
phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các qui luật và việc cần

vận dụng nó vào các hoạt động thực tiễn.
Nhận thức của con người có thể tốt hoặc không tốt phụ thuộc và mỗi cá
nhân. Song một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo qui luật thì con
người đã tạo ra một thế giới hài hoà, phù hợp với sự phát triển lâu dài và bền
vững cho xã hội. Nếu nhận thức không tốt, chỉ khai thác chiếm đoạt những cái
có sẵn trong thiên nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và phá vỡ tính cân
bằng của hệ thống tự nhiên là không thể tránh khỏi.
Như vậy, việc nhận thức qui luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức qui
luật của xã hội và vận dụng chúng trong thực tiễn con người. Thời đại ngày nay
khoa học kĩ thuật phát triển, con người càng cần phải nâng cao nhận thức để
hành động sao cho đúng.
2.6. Môi trường - vấn đề của chúng ta.
Nằm trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, môi trường là vấn đề quen
thuộc nhất, thường xuyên đươc nhắc đến quanh ta.

7


Môi trường là gì?
Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống.
Nó bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ở đây chúng ta chỉ
chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên, hay môi trường sinh thái, môi trường sinh quyển, là
điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Như vậy trong mối quan hệ của tự nhiên và xã hội thì môi trường sinh thái đại
diện cho phần còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù là xã hội.
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với xã hội ở từng thời kì khác nhau
cũng được thể hiện một cách khác nhau.
Thưở sơ khai, con người chủ yếu chỉ biết săn bắt, hái lượm những sản
phẩm có sẵn trong tự nhiên. Khi ấy con người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào

thiên nhiên, chịu sự chi phối của tự nhiên.
Khi xã hội trở nên văn minh hơn, nhất là khi khoa học công nghệ phát
triển, con người dần thoát khỏi sự chi phối đó và có xu hướng chế ngự lại thiên
nhiên. Con người khai thác thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều
ngành nghề ra đời từ điều kiện của tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai
thác,… đồng thời có những ngành ít phụ thuộc vào tự nhiên như điện tử, phần
mềm,… Tuy vậy, cho đến bây giờ xã hội vẫn còn phụ thuộc vào tự nhiên khá
nhiều. Thiên nhiên có thể có lợi hay bất lợi cho sản xuất, ảnh hưởng đến năng
suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội.
Bùng nổ dân số
Khi nói đến vấn đề môi trường và xã hội không thể không đề cập đến sự
bùng nổ dân số.
Mỗi cá nhân đều có những nhu cầu riêng, cần tiêu thụ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên riêng và gây ra những ảnh hưởng nhất đình đến môi trường. Khi dân
số ngày càng cao thì nhu cầu đối với tự nhiên ngày càng lớn; các nhu cầu thiết
yếu như thực phẩm, quần áo, thuốc men, nước sạch ngày càng thiếu thốn. Đồng
thời nhiều vấn đề môi trường cũng nảy sinh như ô nhiễm, rác thải,… Đặc biệt,
8


dân số tăng nhanh cũng dẫn đến việc tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên
nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Áp lực lên môi trường ngày càng lớn
nhưng sức chịu đựng của môi trường là có hạn.
Sự bùng nổ dân số cùng với những cách ứng xử sai của con người với tự
nhiên hiện nay đang làm giảm đi sức chịu đựng của tự nhiên. Một qui luật kèm
theo là: “ Khi số lượng cá thể của quần thể vượt qua khả năng chịu đựng của
môi trường thì sự chết hàng loạt sẽ xảy ra nhưng thường từng vùng chứ không
phải quy mô toàn cầu.” ( I.M.Barrett and Noth, 1986). Nếu qui luật này xảy ra
với loài người thì đúng là một tai hoạ. Chính vì thế chúng ta cần giải quyết tốt
vấn đề môi trường và cư xử đúng đắn với tự nhiên.

II - Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Qua phần trên chúng ta nhận thấy cần phải bảo vệ môi trường. giữ gìn sự
cân bằng của hệ thống tự nhiên – xã hội nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển
lâu dài của xã hội loài người. Giờ chúng ta cùng xem xét vấn đề trong điều kiện
cụ thể ở Việt Nam.
1. Khái quát về vấn đề môi trường và các nguồn tài nguyên của Việt Nam
“Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra
của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.” Tài nguyên là
đối tượng sản xuất của con người.
Các nguồn tài nguyên Việt Nam:
1.1. Tài nguyên đất của Việt Nam:
Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người.
Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các
mục đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên,
trong đó đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và
38,92% diện tích đất đang sử dụng. Cả nước có 14 nhóm đất trong đó tổng số có
hơn 16 triệu ha đất feralit, 3triệu ha đất phù sa, đất mùn vàng đỏ hơn 3 triệu ha,
đất xám bạc màu hơn 3 triệu ha, …

9


Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ
10-11 triệu ha, diện tích đất đã được sử dụng chỉ có 6,9 triệu ha; trong đó 5,6
triệu ha là đất trồng cây hằng năm ( lúa: 4,144 triệu ha; màu, cây công nghiệp
ngắn ngày: 1,245 triệu ha) và hơn 1,3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây
công nghiệp lâu năm khác ( cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quýt,
…)
1.2. Tài nguyên nước của Việt Nam:
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của

sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại.
Nếu xét chung trong cả nước thì tài nguyên nước mặt của nước ta vô cùng
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền của nước ta chỉ chiếm 1,35% của thế giới.
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2345 con sông có chiều dài
hơn 10km, mật độ trung bình cứ 1,5-2 km sông / 1 km 2 diện tích, cứ đi dọc bờ
biển khoảng 20km lại gặp một cửa sông.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông khoảng 500 km 3 /năm (chiếm
59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước) , sau đó là đến hệ
thống sông Hồng 126,5 km 3 (14,9%); hề thống sông Đồng Nai 36,3 km 3 (4,3%);
sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20
km 3 (2,3-2,6%); các hệ thống sông Kì Cùng, sông Thái Bình và sông Ba cũng xấp
xỉ nhau, khoảng 9 km 3 (1%); các sông còn lại là 94,5 km 3 .
Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m 3 /ngày,
giải quyết được 60% nhu cầu nước ngọt của cả nước.
Nước ta cũng đã phát hiện được 350 nguồn suối khoáng, trong đó 169
nguồn nước có nhiệt độ trên 30 o C.
1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng sản lớn của thế giới là Thái Bình
Dương và Địa Trung Hải. Công tác thăm dò địa chất đã đánh giá được trữ lượng
của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản.
10


Các loại khoáng sản chủ yếu:
- Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu 300m (1991), chủ yếu là ở
Quảng Ninh.
- Boxit: trữ lượng khoảng vài tỉ tấn, hàm lượng quặng cao 40 – 43%, tập
trung ở Nam Việt Nam.
- Sắt: trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn, phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao

Bằng, Hà Giang, ven sông Hồng.
- Đá vôi: trữ lượng khoảng 18 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền
Trung.
- Dầu mỏ: tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và
thềm lục địa. Trữ lượng ở Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn
là 400 triệu tấn, Cửu Long là 300 triệu tấn, Vịnh Thái Lan là 300 triệu
tấn.
- Khí đốt thiên nhiên có trữ lượng rất lớn.
Tài nguyên khoáng vât của Việt Nam được đánh giá là to lớn, đủ cơ sở
cho công nghiệp hoá. Song, khoáng sản là một loại tài nguyên không thể phục
hồi nên dù có giàu có đến đâu cũng cần phải khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm
và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
1.4. Tài nguyên biển Việt Nam:
Việt Nam có 3260km đường bờ biển, vùng biển rộng trên 1 triệu km 2 .
Diện tích để nuôi trồng thuỷ hải sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt,
0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện tích này đã đưa
vào khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Biển nước ta còn có 2028 loài cá biển trong đó 102 loài có giá trị kinh tế
cao, 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài
san hô,…Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn.
Ngoài ra còn có 40000ha san hô ven bờ, 250000ha rừng ngập mặn ven biển
có độ đa dạng sinh học cao, trong đó có 3 khu sinh quyển thế giới là Vườn Quốc
gia Xuân Thuỷ (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ( TP. Hồ Chí Minh) và Vườn
11


Quốc gia Cát Bà ( Hải Phòng). Đồng thời nước ta còn có 290000ha triều lầy,
100000ha đầm phá,…
Biển Việt Nam nằm trong 5 ổ bão của hành tinh. Hơn 100 năm gần đây có
493 cơn bão với trung bình 4,7 cơn bão/năm.

1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Tài nguyên rừng:
Nước ta có hơn 3/4 diện tích là đồi núi và rừng, che phủ hơn 30% diện tích.
Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quý báu, là bộ phận quan trọng của môi
trường sinh thái.
Việt Nam có khoảng từ 7-8 triệu dân sống ở rừng, 18 triệu dân có cuộc
sống gắn với rừng. Rừng cho vật liệu xây dựng, năng lượng, dược liệu, gen động
vật hoang dã. Rừng giúp bảo tồn sinh học, chống xói mòn đất, điều hoà khí hậu,
tăng lượng nước ngầm, chống lũ lụt, xâm thực,..
Tuy nhiên, rừng Việt Nam vẫn chưa được khai thác hợp lý. Trung bình
hằng năm Việt Nam mất khoảng 200 ngàn ha rừng. Độ che phủ rừng từ 37%
năm 1943 còn khoảng 20%.
Về đa dạng sinh học:
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 10 quốc gia giàu đa dạng
sinh học nhất trên thế giới, với sự có mắt của 10% số loài được biết đến, trong
khi diện tích lãnh thổ chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích Trái Đất. Việt Nam là nơi
cư trú của hơn 275 loai thú có vú, 820 loài chim, 180 loài bò sát, 2470 loài cá,
5500 loài côn trùng, 12000 loài cây ( trong đó chỉ có 7000 loài đã được nhận
dạng, 10% là loài đặc hữu), 800 loài rêu, 600 loài nấm, 471 loài cá nước ngọt và
hơn 2000 loài cá biển,…
Tuy nhiên do các hoạt động khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên
sinh vật, phá huỷ môi trường, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị đe doạ
nghiêm trọng. Nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác,… đang dần dần
biến mất. Theo Sách đỏ Việt Nam, số loài động vật nguy cấp quý hiếm tăng từ
365 loài (1992) lên 418 loài (2007), trong đó 16 loài mức nguy cấp rất cao, 9
12


loài từ nguy cấp đến mức coi như đã tuyệt chủng. Theo ước tính của Quỹ Bảo vệ
động vật hoang dã (WWF) trong vòng 40 năm 12 loài động vật quý hiếm đã

biến mất hoàn toàn ở Việt Nam... Ngày 25/10/2011, WWF và Quỹ Bảo tồn Tê
giác Quốc tế (IRF) chính thức khẳng định: Tê giác Java một sừng (Rhinoceros
sondaicus annamiticus) đã tuyệt chủng tại Việt Nam.
2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam
Những nền kinh tế tăng trưởng cao trong thời gian ngắn đều bộc lộ những
bức xúc về mặt môi trường. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, với
ngưỡng GDP thấp, khi tăng trưởng gấp 2 lần, một số ô nhiễm do các ngành công
nghiệp thải ra tăng gấp 3 lần.
Ở Việt Nam, vấn đề môi trường đã tồn tại từ rất lâu, và gặm nhấm từng
bước. Tuy nhiên, 30 năm trước, vấn đề môi trường không đặt ra nhờ khả năng
hấp thụ tự nhiên của môi trường.
Có thể hình dung sự phát triển kinh tế, xã hội, dân sinh là một hộp đen
trong diện tích tự nhiên hơn 300 nghìn km 2 . Môi trường cung cấp đầu vào của
nền kinh tế và cũng chính môi trường nhận chất thải ra. Hộp đen kinh tế, xã hội
Việt Nam ngày càng phình to ( trong 10 năm kinh tế phình ra gấp 2 lần, và trong
50 năm dân số phình ra gấp 3 lần). Trên một diện tích bất biến, thậm chí, có
nguy cơ thu hẹp do mực nước biển dâng cao, hộp đen ngày càng lớn, quy trình
tự nhiên hấp thụ chất thải ngày càng thu hẹp. Điều này khiến cho thực trạng môi
trường Việt Nam trở nên nóng tới mức báo động, đạt ngưỡng.
Hai yếu tố phát triển kinh tế và dân số khiến hệ thống sinh thái hỗ trợ cho
nền kinh tế không vững vàng như trước. Môi trường cũng như một con thuyền
có mức tải nhất định, nếu quá tải, con thuyền sẽ chìm.
Chúng ta có thể hình dung trên diện tích của Việt Nam trong hơn 300 nghìn
km 2 , con thuyền đó là hệ thống sinh thái, và hệ thống phải tải một nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, sự phát triển dân sinh nhanh. Đến một lúc nào đó, con
thuyền sẽ quá tải. Khả năng cứu vãn khó khăn hơn rất nhiều.

13



Vấn đề môi trường gay cấn ở Việt Nam:
2.1. Rừng tiếp tục bị thu hẹp:
+ Trước năm 1945 ta có 14 triệu ha rừng, chiếm 42% đất phủ xanh
+ Năm 1975 diện tích chỉ còn 9,5 triệu ha, chiếm 29% đất phủ xanh
+ Đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha, tương đương 19,7% đất phủ xanh
Như vậy, độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động.
Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế
chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh.
2.2. Suy giảm tài nguyên đất:
*Giảm diện tích bình quân đầu người là do dân số tăng:
- Năm 1940 Việt Nam có 0,2ha/ người.
- Năm 1960 Việt Nam có 0,18 ha/ người.
- Năm 1990 Việt Nam có 0,11 ha/ người.
- Năm 2000 Việt Nam có 0,06 ha/ người.
- Năm 2010 Việt Nam có 0,04 ha/ người.
Đất bị thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, latẻit hoá, chua phèn hoá, mặn hoá,…
Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn
ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị suy thoái nặng (năm 2005).
Diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Hiện nay khoảng 9,3 triệu ha
đất bị đe doạ suy thoái ( chiếm 28% diện tích đất đai ).
2.3. Sử dụng tài nguyên nước không hợp lệ:
- Không giữa được nước do chất lượng hồ chứa nước và kĩ thuật điều tiết
nước thấp
- Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
- Ô nhiễm nước nặng nề trên các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và hệ
thống sông Đồng Nai do nước thải từ các khu công nghiệp, đô thị trong
khu vực.
- Ô nhiễm mặn do khai thác nước ngầm.
- Hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển.
14



- Ô nhiễm nước biển do kim loại lơ lửng, nitrit, nitrat, colifom, dầu, kẽm,…
2.4. Tài nguyên khoáng sản bị tổn thất do khai thác không hợp lý:
Theo điều tra nghiên cứu của CODE thì:
- Tổn thất khai thác than hầm lò từ 40 – 60%
- Tổn thất khai thác apatit là 26 – 43%
- Tổn thất khai thác quặng kim loại 15 – 30%
- Tổn thất vật liệu xây dựng là 15 – 20%
- Tổn thất với dầu khí là 5 – 60%
- Đối với loại mỏ vừa và nhỏ ( chiếm đa số ) còn có nguy cơ mất mỏ rất
nghiêm trọng.
2.5. Suy thoái đa dạng sinh học:
Thế giới thừa nhận Việt Nam nằm trong các nước có độ đa dạng sinh học
vào nhóm cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
“Sách đỏ” đã liệt kê 500 loài động vật gặp nguy hiểm, 60 loài đã bị tuyệt chủng.
Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối nguy
lớn cho môi trường sinh thái như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng
hại dừa,… đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã được quốc tế
cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy hiểm.
2.6. Ô nhiễm không khí, rác, chất thải, tiếng ồn:
Hiện nay, Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác công nghiệp của thế giới
với hàng ngàn tàu biển trọng tải lớn, cũ nát đang neo đậu vật vờ ở các cảng biển,
cửa sông của nước ta.
Trên phạm vi cả nước có trên 1150 điểm ô nhiễm môi trường do hoá chất
bảo vệ thực vật tồn lưu, chủ yếu là các kho thuốc chứa hoá chất bảo vệ thực vật
nguy hại đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới.
Nhiều làng nghề sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, trong
đó có 47 làng nghề được đánh giá là gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm
trọng.


15


Nước ta cũng bị coi là nước bị ô nhiễm không khí một cách đáng báo động.
Theo ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies (Pháp) thì nồng độ
phát thải bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt tới 200mg/m 3 vào năm 2020, gấp 10
lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Gắn với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển mạng lưới giao
thông thì hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam ngày càng trở nên đáng báo
động đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,…
gây ra các hậu quả nghiêm trọng như giảm chất lượng cuộc sống, gia tăng các
bệnh về tim mạch, thính giác, suy nhược thần kinh,…
2.7. Hậu quả của chiến tranh:
Chiến tranh đã đi qua rất lâu song hậu quả của nó vẫn còn ám ảnh cho
đến tận ngày nay. Hàng triệu tấn bom mìn còn vùi sâu trong lớp đất. Chất độc
hoá học ( đioxin, chất độc màu da cam,…) không chỉ huỷ hoại nghiêm trọng tới
môi trường mà còn huỷ hoại nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Hàng
nghìn người Việt Nam đang mang trong mình di chứng suốt đời chỉ vì các chất ‘‘
chết người’’ ấy.
3. Hành động của Việt Nam
3.1. Bảo vệ môi trường là việc của ai ?
Bảo vệ môi trường là những hành động giữ cho môi trường trong lành, cải
thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục những
hậu quả xấu do con người và tiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam trong Điều 6: “ Bảo vệ môi trường
là sự nghiệp toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường,
thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện,
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”.

3.2. Việt Nam cũng có hành động của riêng mình :
- Công tác môi trường ở nước ta có 3 giai đoạn :
+ Từ 1975 – 1980 : Hồi phục
16


+ Từ 1981 – 1990 : Xử lí môi trường trong phát triển sau chiến tranh
+ Từ 1990 đến nay : Phát triển môi trường bền vững
-Ở Canada, ta đã trình bày chiến lược quốc gia của mình về bảo vệ môi
trường :
+Bảo vệ độ đa dạng sinh học
+ Bảo vệ các hệ sinh thái, hệ nông nghiệp, thuỷ sản, rừng
+ Khuyến cáo sử dụng năng lượng tiết chế, tiết kiệm
+Bảo đảm chất lượng cuộc sống cộng đồng
+Bảo vệ môi trường có liên quan đến cộng đồng
- Thực hiện Nghị quyết về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường( Nghị quyết số 24-NQ/TW,
ngày 03/06/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XI), Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi
trường và Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hai chương trình hỗ trợ là
• Quản lý giáo dục đào tạo
• Quản lý hợp tác quốc tế
- Hiện nay nước ta đã có Bộ Tài nguyên và Môi trường riêng để quản lý các
vấn đề tài nguyên và môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi :
• Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại
môi trường làm mất cân bằng sinh thái.
• Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí ; phát
phóng xạ giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh

• Khai thác, kinh doanh các loại động, thực vật quý hiếm trong danh
mục của Chính phủ.
• Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường ; nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.

17


• Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt
trong khai thác, đánh bắt các nguồn động thực vật.
Những hoạt động này bước đầu đã mang lại một số kết quả song cần tiếp
tục duy trì lâu dài nhằm đạt được chiến lược phát triển bền vững của nước ta.

18


PHẦN KẾT
Như vậy, môi trường thực sự là một vấn đề lớn và cấp bách đối với nước ta
song việc giải quyết nó lại là một vấn đề mang tính lâu dài và cẩn trọng. Việc
giải quyết này không chỉ có ý nghĩa với tự nhiên mà nó sẽ quyết định trực tiếp
đến tương lai của chúng ta.
Trước tiên, điều quan trọng ở đây là chúng ta phải nhận thức được một
cách đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên, môi trường và xã hội. Đây là cơ sở
đầu tiên cho việc giải quyết những vấn đề môi trường hiện nay.
Khi ta đã có những nhận thức tốt thì chúng ta cần biến những nhận thức đó
thành những hành động cụ thể. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu, điều
này có nghĩa là nó không là việc riêng của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào mà là
của tất cả mọi người, của chính chúng ta.
Tài nguyên của nước ta vô cùng phong phú song không phải vô tận. Trong
khi đó, sự đòi hỏi của con ngườ với sự hữu hạn của thiên nhiên thì không thể

kiểm soát được. Chính vì thế vấn đề hiện nay, ngoài việc giáo dục nâng cao nhận
thức của người dân, là sử dụng có hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm cac nguồn tài
nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững trên nhiều mặt của nước ta.
Hơn thế nữa, cùng với việc tiết kiệm các nguồn năng lượng chung, việc sử
dụng năng lượng sạch đang được thế giới chú ý khai thác. Do đó, chúng ta cũng
cần đẩy mạnh khai thác và sử dụng các nguồn này để đáp ứng được nhu cầu
năng lượng của cả nước và góp phần bảo vệ môi trường.
Mỗi người, chỉ với những hành động nhỏ bé và thiết thực ( tắt các thiết bị
điện khi không sử dung, trồng một chậu hoa, hoặc bỏ rác đúng nơi quy định,…)
chúng ta đã góp phần thay đổi tương lai.
“… Chẳng cần phải thật thông thái, cao siêu chúng ta cũng hiểu được rằng
không nên tàn phá thiên nhiên chỉ vì những món lợi trước mắt, bởi chúng ta
muốn con cháu chúng ta có một cuôcj sống tốt đẹp hơn trong một thế giới tốt
đẹp hơn…” (VTV2).

19


Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vê môi trường ở Việt
Nam thực sự là một đề tài giàu tính thực tế và có giá trị. Từ đó, chúng ta cũng có
thể nghiên cứu sâu hơn về thực trạng môi trường và các biện pháp khắc phục
phù hợp, không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà còn có thể mở rộng ra cả các nước
trên thế giới.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


www.tailieu.vn

2.

/>co_id=28340725&cn_id=595801

3.



4.

/>
5.

Bộ GD – ĐT, Giáo trình triết học Mác – Lênin, 2004.

6.

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/6/2014

7.

Đặng Huy Huỳnh, Bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động
vật rừng Việt Nam, 1997

8.

WWF Chương trình Đông Dương, Việt Nam – Thông tin khái quát,
1999


9.

WWF Sự huyền diệu của rừng ngập nước, 1999

10.

WWF Tính đa dạng của sự sống, 1999

11.

Tạp chí Cộng sản số871 (5 – 2015)

12. Trần Hữu Dũng, Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người –
Tia sáng số 3/2005.

21



×