Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

XÂY DỰNG WEBSITE THI TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 76 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

XÂY DỰNG WEBSITE THI TRẮC NGHIỆM
TRỰC TUYẾN

Hà Nội- 2016


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

XÂY DỰNG WEBSITE THI TRẮC NGHIỆM
TRỰC TUYẾN

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin
Mã ngành: D480201

Người hướng dẫn: ThS. Phí Thị Hải Yến

Hà Nội – 2016


3

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong ban giám


hiệu, hội đồng quản trị trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội,
cảm ơn quý nhà trường vì đã tạo cho sinh viên môi trường học tập thuận lợi
với những trang thiết bị hiện đại, giúp sinh viên tiếp cận được công nghệ thực
tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Công nghệ thông
tin, trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, sự tận tình trong giảng
dạy của quý thầy cô đã giúp sinh viên chúng em tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Cho em gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô Phí Thị Hải Yến, chính
nhờ những hướng dẫn cụ thể, nhiệt tình, những định hướng rõ ràng của cô đã
giúp em có được sự chuẩn bị kĩ càng nhất, cho em cơ hội được tiếp thu kiến
thức tốt nhất có thể để thực hiện đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22/08/2016
Sinh viên thực hiện
Tăng Khương Duy


4
MỤC LỤC


5
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG


6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ


Tên đầy đủ

Diễn giải

viết tắt
STT
CSDL
PHP
ETS
CMS
API

Số thứ tự
Cơ sở dữ liệu
Hypertext Preprocessor
Educational Testing Service
Content Management System
Application Programming

Ngôn ngữ lập trình Website
Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ
Hệ thống quản trị nội dung
Giao diện lập trình ứng dụng

LAMP
HTML
HTTP

Interface

Linux - Apache - MySQL - PHP
HyperText Markup Language
HyperText Transfer Protocol

Hệ thống phần mềm tạo máy chủ Web
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
Giao thức truyền tải siêu văn bản


7
PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:
Này nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi
toàn bộ thế giới. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như kinh tế, y khoa, công
nghiệp… và đặc biệt là giáo dục
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới
phương pháp dạy và học, việc đổi mới hình thức thi cử cũng trở thành một
việc làm cấp thiết. Trong các hình thức thi cử, thi trắc nghiệm khách quan là
hình thức được nhiều người chú ý nhất do những ưu điểm của nó trong việc
kiểm tra, đánh giá trình độ người dự thi như: khách quan, trung thực, kiểm tra
được nhiều kiến thức, tránh được việc học tủ, học vẹt…Do đó, thi trắc nghiệm
đang là khuynh hướng của hầu hết các kỳ thi ở Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm nhằm đơn giản hoá việc tổ chức các
kì thi, các kì kiểm tra và đề cao tính khách quan, trung thực trong việc cho
điểm.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu : Các trường Trung học phổ thông, Đại học, Cao
đẳng.

Phạm vi nghiên cứu : Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến.
Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL.
Xây dựng giao diện người dùng trên giao diện Web bằng HTML, CSS.
Xây dựng các module : Quản lý câu hỏi, Quản lý đề thi, Làm bài thi
theo đúng chuẩn của một Website thi trắc nghiệm


8

Phương pháp nghiên cứu
Về lý thuyết.
Nghiên cứu các IDE hỗ trợ lập trình PHP như Dreamweaver, PHP
Designer.
Nghiên cứu ngôn ngữ lập trình Website PHP, cơ sở dữ liệu MySQL.
Nghiên cứu các Framework trong lập trình PHP.
Nghiên cứu các module trong bài kiểm tra.
Về thực nghiệm.
Từ kết quả nghiên cứu xây dựng được hệ thống thi trắc nghiệm trực
tuyến cụ thể và ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống.
Cấu trúc báo cáo:
Báo cáo đồ án gồm có 3 chương
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thi trắc nghiệm
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống thi trắc nghiệm
Chương 3: Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm


9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM

1.1. Tổng quan về hình thức thi trắc nghiệm
1.1.1. Giới thiệu chung về hình thức thi trắc nghiệm
Hình thức của thi trắc nghiệm rất đa dạng, ví dụ: một câu hỏi có một số
phương án trả lời, thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất, hay một câu hỏi có
nhiều phương án trả lời và thí sinh chọn các câu trả lời đúng.
Tuy nhiên, do độ phổ biến của một số cách thể hiện cũng như về bản
chất nội dung, thi trắc nghiệm thường được hiểu theo một phạm vi hẹp hơn,
cụ thể: đó là một hay nhiều bài kiểm tra, trong đó có một hay nhiều câu hỏi,
trong mỗi câu hỏi có nhiều phương án trả lời (thường là 4) và nhiệm vụ của
thí sinh là chọn ra câu trả lời đúng nhất.
Thật ra, thi trắc nghiệm không chỉ có thế, hình thức thi này rất phong
phú, đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện. Câu hỏi thi trắc nghiệm
không chỉ kiểm tra việc thí sinh lựa chọn một phương án trả lời đúng mà còn
có thể là kiểm tra kiến thức kết hợp các ý niệm, kiến thức khác nhau khi tạo
đường nối các phương án trả lời có liên quan. Trong tình huống này, thể hiện
của câu hỏi không còn là một số phương án trả lời với ô đánh dấu để chọn câu
trả lời đúng nữa, mà là 2 cột phương án trả lời được xếp cạnh nhau để thí sinh
tạo đường nối giữa các phương án trả lời có liên quan. Hay trong một tình
huống khác, câu hỏi thi trắc nghiệm có thể kiểm tra kiến thức thuộc lòng một
đoạn ký tự có ý nghĩa nào đó. Lúc này, sẽ không có phương án trả lời nào
được đưa ra để lựa chọn. Việc trả lời câu hỏi được thực hiện bằng cách điền
một đoạn ký tự vào một ô trống cho trước. Câu trả lời này đúng khi nó so
khớp với câu trả lời – là một đoạn ký tự (Wikipedia) .


10

1.1.2. So sánh giữa hình thức thi tự luận và hình thức thi trắc nghiệm:
Thi tự luận và thi trắc nghiệm đều là những hình thức kiểm tra khả
năng học tập nhưng chúng có rất nhiều điểm khác biệt.

Dưới đây là những điểm khác biệt giữa thi tự luận và thi trắc nghiệm
Bảng 1.1. Bảng so sánh đặc điểm của thi tự luận và thi trắc nghiệm
Thi tự luận
Một câu hỏi thuộc loại thi tự luận

Thi trắc nghiệm
Một câu hỏi thi trắc nghiệm buộc thí

đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất
trả lời và diễn tả câu trả lời bằng ngôn trong một số câu đã cho sẵn.
từ của chính mình
Một bài thi tự luận gồm số câu hỏi

Một bài thi trắc nghiệm thường gồm

tương đối ít và có tính cách tổng quát, nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt
đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả chỉ đòi hỏi thí sinh lựa chọn hoặc trả
lời bằng lời lẽ dài dòng.
lời ngắn gọn.
Trong khi làm một bài thi tự luận,
Trong khi làm một bài thi trắc
thí sinh phải bỏ ra phần lớn thời gian nghiệm, thí sinh dùng nhiều thời gian
để suy nghĩ và diễn đạt.
để đọc và suy nghĩ.
Chất lượng của một bài thi tự luận
Chất lượng của một bài thi trắc
tùy thuộc chủ yếu vào kỹ năng của nghiệm được xác định một phần lớn do
người chấm bài.

kỹ năng của người soạn thảo bài thi


trắc nghiệm.
Một bài thi theo lối thi tự luận
Một bài thi thi trắc nghiệm khó
tương đối dễ soạn, nhưng khó chấm và soạn, nhưng việc chấm và cho điểm
khó cho điểm chính xác.
tương đối dễ dàng và chính xác.
Thí sinh có thể tự do bộc lộ cảm
Người soạn thảo thi trắc nghiệm có
xúc và cá tính của mình trong bài làm, thể tự do bộc lộ kiến thức của mình qua
và người chấm bài cũng có thể tự do việc đặt các câu hỏi, nhưng chỉ cho thí
cho điểm bài làm theo xu hướng riêng sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu
của mình.

biết của mình qua tỉ lệ câu trả lời đúng.


11

Một bài thi tự luận cho phép và đôi

Một bài thi trắc nghiệm cho phép và

khi khuyến khích sự “nịnh bợm” đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán.
(chẳng hạn như bằng những ngôn từ
hoa mỹ hay bằng cách đưa ra những
bằng chứng khó có thể xác định được).
Điểm số của một bài thi tự luận có

Điểm số của thí sinh hầu như hoàn


thể được kiểm soát phần lớn do người toàn được quyết định dựa vào việc làm
chấm (ấn định điểm tối đa và tối thiểu)

bài thi trắc nghiệm của thí sinh.

Những điểm tương đồng giữa thi tự luận và thi trắc nghiệm:
Thi trắc nghiệm hay thi tự luận đều có thể cho biết thành quả học tập,
kết quả làm việc.
Thi trắc nghiệm và thi tự luận đều có thể được sử dụng để khuyến
khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lý, tổ
chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức giải quyết các vấn đề.
Thi trắc nghiệm và thi tự luận đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán
đoán chủ quan.
Giá trị của cả hai loại thi trắc nghiệm và thi tự luận tùy thuộc vào tính
khách quan và đáng tin cậy của chúng.
(Trích dẫn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm – Hà Trọng Nhân, Hà
Nhật Tâm)

1.1.3. Những nguyên tắc chung của hình thức thi trắc nghiệm
Trắc nghiệm là một quy trình, và cũng như các quy trình khác, trắc
nghiệm chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả khi dựa trên một nguyên
tắc là chính xác tuyệt đối.
Dưới đây là một số nguyên tắc của trắc nghiệm:
Xác định và làm rõ nội dung của câu hỏi phải được đặt ở mức ưu tiên
cao nhất.


12


Bài thi trắc nghiệm phải được lựa chọn dựa trên mục đích trắc nghiệm.
Việc đánh giá tổng quát đòi hỏi phải sử dụng nhiều kỹ thuật và phương
pháp đánh giá khác nhau.
Muốn sử dụng trắc nghiệm một cách thích hợp nhất thiết phải có sự
hiểu
biết về những ưu điểm cũng như những nhược điểm của nó.
(Trích dẫn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm – Hà Trọng Nhân, Hà
Nhật Tâm)

1.1.4. Những trường hợp dùng đến hình thức thi trắc nghiệm
Khi cần kiểm tra chất lượng học tập của một số đông học sinh hay
muốn bài kiểm tra ấy có thể sử dụng vào một thời điểm khác.
Khi muốn có điểm số chính xác, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan
của người chấm bài.
Khi có nhiều câu hỏi trắc nghiệm đã được lưu trữ sẵn trong ngân hàng
câu hỏi để có thể lựa chọn và tạo một bài trắc nghiệm mới. Đặc biệt, khi
muốn chấm nhanh và công bố kếtquả sớm.
Khi muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt, và gian lận trong thi cử của
thí sinh.
(Trích dẫn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm – Hà Trọng Nhân, Hà
Nhật Tâm)

1.1.5. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm
Có rất nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm và dưới đây là một số loại tiêu
biểu:
Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai.
Câu hỏi trắc nghiệm chỉ có một đáp án chính xác.
Câu hỏi trắc nghiệm có một hay nhiều đáp án chính xác.
Câu hỏi trắc nghiệm điền đáp án vào chỗ trống.



13

Câu hỏi trắc nghiệm sắp xếp thứ tự của các đáp án.
(Trích dẫn: Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm – Hà Trọng Nhân, Hà
Nhật Tâm)

1.2. Yêu cầu của hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến
Cách thức bố trí nhỏ gọn phù hợp với mọi trình duyệt, mọi hệ điều
hành nhưng đảm bảo được dễ nhìn và đầy đủ nội dung, độ chính xác cao.
Dữ liệu có thể cập nhật liên tục từ Server.
Tốc độ truy cập và xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác.
1.3. Tổng quan về hệ thống thi trắc nghiệm
Một Website thi trắc nghiệm trực tuyến yêu cầu phải có các chức năng
sau:
Chức năng đăng ký, đăng nhập thành viên.
Chức năng tạo mới, chỉnh sửa và quản lý đề thi, quản lý ngân hàng câu
hỏi.
Chức năng tạo mới, chỉnh sửa và quản lý môn học.
Chức năng chỉnh sửa, quản lý thông tin người dùng.
Chức năng làm bài thi trực tuyến.
Chức năng kiểm tra và quản lý kết quả bài thi.
1.4. Các tác nhân của hệ thống
Hầu hết học sinh, sinh viên, giáo viên hay là nhân viên văn phòng đều
có mong muốn kiểm tra lại những kiến thức mình đã tiếp thu được trong quá
trình học tập hay làm việc.
Hệ thống có đầy đủ ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi ở tất cả các
lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Chỉ những thành viên có tài khoản trên hệ thống mới có thể làm bài
kiểm tra và quản lý kết quả của mình.



14

Những thành viên sử dụng hệ thống với tư cách là khách vãng lai chỉ có
thể làm bài kiểm tra mà không thể quản lý kết quả kiểm tra.
Một người dùng ở một nhóm người sử dụng nhất định sẽ có các quyền
riêng trong hệ thống.
1.5. Hoạt động của hệ thống
Sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra
quyền sử dụng của người dùng và cung cấp các chức năng mà người dùng đó
có quyền truy cập.
Mỗi người dùng sẽ có một ID riêng để quản lý thông tin của mình.


15

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THI TRẮC NGHIỆM
2.1. Phân tích hệ thống
2.1.1. Tác nhân hệ thống

Hình 2.1. Tác nhân hệ thống
Các tác nhân của hệ thống bao gồm
Quản trị hệ thống
Giáo viên
Người dùng
Mô tả các tác nhân
Quản trị hệ thống: Là người quản trị hệ thống, tham gia vào quá trình
quản trị, bảotrì, duy trì hoạt động của hệ thống.

Giáo viên: Là người có quyền truy cập các chức năng như quản lý môn
học, quản lý ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi trực tuyến.
Người dùng: Người dùng trực tuyến, được quyền sử dụng các chức
năng như làm bài thi, quản lý kết quả thi và quản lý thông tin cá nhân.


16

2.1.2. Sơ đồ Usecase tổng quát hệ thống:
a. Usecase tổng quát của hệ thống

Hình 2.2. Usecase tổng quát hệ thống


17

b. Usecase phân rã các chức năng trong hệ thống
b1. Usecase phân rã chức năng quản lý tài khoản

Hình 2.3. Usecase phân rã chức năng quản lý tài khoản
Phân rã chức năng quản lý tài khoản ta có các chức năng sau
Đăng ký người dùng
Đăng nhập
Sửa thông tin người dùng
Đăng xuất
Thay đổi trạng thái người dùng
Phân quyền người dùng
Xóa người dùng



18

Hình 2.4. Sơ đồ tuần tự chức năng tạo tài khoản
Bảng 2.1. Bảng mô tả tuần tự thực hiện của chức năng tạo tài khoản
Tên usecase
Tác nhân
Mô tả
Luồng sự
kiện

1

Đăng ký người dùng
Người dùng
Cho phép người dùng đăng ký tài khoản
Tác nhân
Hệ thống phản hồi
Chọn chức năng đăng
ký tài khoản

2
3
4
5
6

Hiện giao diện đăng ký
Nhập thông tin
Nhấn nút đăng ký
Xác nhận nếu thông tin hợp lệ.

Lưu thông tin người dùng vào
CSDL


19

Luồng thay

7a
7b

Thông báo đăng ký thành công
Nếu thông tin không hợp lệ,

thế và các

đưa ra thông báo đăng ký thất

ngoại lệ
Điều kiện

bại
Lưu thông tin tài khoản vào CSDL

sau
Điều kiện

Khi tác nhân chọn thoát

thoát


Khi chức năng thực hiện thành công

Hình 2.5. Sơ đồ tuần tự chức năng đăng nhập
Bảng 2.2. Bảng mô tả tuần tự thực hiện của chức năng đăng nhập
tài khoản
Tên usecase
Tác nhân

Đăng nhập
Người dùng


20

Mô tả
Luồng sự
kiện

1

Cho phép người dùng đăng nhập
Tác nhân
Hệ thống phản hồi
Chọn chức năng đăng
nhập tài khoản

2
3
4

5a

Hiện giao diện đăng nhập
Nhập tài khoản và
mật khẩu
Nhấn nút đăng nhập
Kiểm tra tính chính xác của của
tài khoản và mật khẩu. Nếu
thông tin đúng thì thông báo

Luồng thay
thế và các
ngoại lệ
Điều kiện

5b

đăng nhập thành công
Nếu hệ thống xác nhận thông
tin không hợp lệ, đưa ra thông

báo sai tài khoản hoặc mật khẩu
Đăng nhập vào hệ thống, lấy ra thông tin User, lưu ID vào

sau
Điều kiện

Session.
Khi tác nhân chọn thoát


thoát

Khi chức năng thực hiện thành công


21

Hình 2.6. Sơ đồ tuần tự chức năng xem thông tin tài khoản
Bảng 2.3. Bảng mô tả tuần tự thực hiện của chức năng xem thông tin
tài khoản
Tên usecase
Tác nhân
Mô tả
Luồng sự
kiện

1
2
3

Điều kiện
thoát

Xem thông tin tài khoản
Người dùng
Cho phép người dùng xem thông tin cá nhân
Tác nhân
Hệ thống phản hồi
Đăng nhập vào tài
khoản

Chọn chức năng xem
thông tin tài khoản
Đưa giao diện xem thông tin tài
khoản
Khi tác nhân chọn thoát


22

Hình 2.7. Sơ đồ tuần tự chức năng sửa thông tin tài khoản


23

Bảng 2.4. Bảng mô tả tuần tự thực hiện của chức năng sửa thông tin
tài khoản
Tên usecase
Tác nhân
Mô tả
Luồng sự
kiện

1
2

Sửa thông tin người dùng
Người dùng
Cho phép người dùng sửa thông tin tài khoản
Tác nhân
Hệ thống phản hồi

Người dùng đăng
nhập tài khoản
Chọn chức năng cập
nhật tài khoản

3

Hiện giao diện cập nhật tài
khoản

4
5
6a

Nhập thông tin muốn
và được phép sửa
Nhấn nút cập nhật
Kiểm tra khuôn dạng dữ liệu.
Nếu thông tin hợp lệ, thông báo

Luồng thay
thế và các

6b

sửa thông tin thành công
Nếu thông tin không hợp lệ,
thông báo sửa thông tin thất bại

ngoại lệ

Điều kiện

Lưu thông tin cập nhật vào CSDL

sau
Điều kiện

Khi tác nhân chọn thoát

thoát

Khi chức năng thực hiện thành công


24

Hình 2.8. Sơ đồ tuần tự chức năng kích hoạt tài khoản


25

Bảng 2.5. Bảng mô tả tuần tự thực hiện của chức năng kích hoạt tài khoản
Tên usecase
Tác nhân
Mô tả
Luồng sự kiện

Kích hoạt tài khoản
Người quản trị
Cho phép quản trị thực hiện chức năng kích hoạt tài khoản

Tác nhân
Hệ thống phản hồi
1 Chọn chức năng quản
lý người dùng
2

Hiện giao diện quản lý người
dùng

3

Tìm người dùng
muốn kích hoạt/hủy

4

kích hoạt
Chọn checkbox kích
hoạt

5a

Cập nhật thông tin User. Nếu
thông tin hợp lệ thông báo xử lý

Luồng thay
thế và các

5b


thành công.
Nếu thông tin không hợp lệ,
thông báo lỗi.

ngoại lệ
Điều kiện sau
Điều kiện

Lưu thông tin kích hoạt tài khoản vào CSDL
Khi tác nhân chọn thoát

thoát

Khi chức năng thực hiện thành công


×