Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ KHẢO sát học SINH GIỎI lớp 9 (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.25 KB, 2 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚC YÊN
(đề gồm 2 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (LẦN 4)
MÔN: HÓA HỌC
NĂM HỌC: 2017-2018
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------

Câu 1 (1,5 điểm):
1/ Cho một dây Magie (Mg) đang cháy vào đáy bình chứa khí CO2, cháy xong trong bình xuất
hiện chất bột màu trắng A và chất bột màu đen Y. Bột màu trắng A tác dụng với dung dịch
H2SO4 tạo thành dung dịch Q và nước. Chất Y tan được trong H2SO4 đặc nhứng không tan
trong dung dịch H2SO4 loãng. Hãy xác định A, Y, Q. Viết phương trình phản ứng xảy ra .
2/ Cho chất A có công thức cấu tạo: CH2 = C(CH3) – C(CH3) = CH2 . Khi cho 1 mol A cộng 1
mol H2 (xút tác Ni) thu được 2 sản phẩm, còn khi cho 1 mol A cộng 1 mol HCl (xút tác axit)
thu được 3 sản phẩm X, Y, Z. Hãy viết phương trình hóa học phản ứng.
Câu 2 (1,5 điểm):
1/ Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
b. Giả sử A chỉ chứa các chất hữu cơ. Cho 5,6 lít hỗn hợp khí A (đktc) phản ứng hết với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 55,2 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng xảy ra tại bình (1).

2/ Bô-xít là quặng để sản xuất nhôm .Tuy nhiên trong bô-xít có các tạp chất là Fe 2O3 và SiO2
Để có alumina (Al2O3) tinh khiết làm nguyên liệu sản xuất nhôm người ta sử dụng phương
pháp nào để tách các tạp chất là Fe2O3 và SiO2 ra khỏi bô-xít ?Bùn đỏ trong sản xuất alumina
là gì? Tại sao bùn đỏ lại nguy hiểm đến cho môi trường ?
Câu 3 (1,5 điểm): Nung 58 gam hỗn hợp gồm A1 (FeCO3 + tạp chất trơ) và A2 (FeS2 + tạp
chất trơ) với lượng không khí(gồm 20% O2 và 80% N2 theo thể tích) vừa đủ trong bình kín


dung tích 10 lít .Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn hoàn , thu được hỗn hợp rắn A3 và hỗn hợp
khí B.Trong A3 chỉ chứa một oxit sắt duy nhất và lượng tạp chất trơ ban đầu .Hỗn hợp B có tỉ
khối so với không khí có thành phần cho trên là 1,181. Nung A3 trong ống sứ rồi cho luồng
khí CO dư đi qua ống , sau khi phản ứng xong, thu đc 14 gam rắn chứa 96% Fe(hiệu suất khử
sắt oxit thành sắt là 80% )
1.
Tính khối lượng của A1 và A2 ban đầu (biết % khối lượng các tạp chất trong A 1 và A2
= nhau)
2.
Tính áp suất của khí trong bình sau khi nung đã đưa về nhiệt độ 136,5 0C , giả sử dung
tích của bình không đổi.Nếu cho B phản ứng với oxi dư (xúc tác V 2O5 ) sau khi phản ứng

Trang 1


hoàn toàn hoà tan khí vào 600 gam H 2O được dung dịch axit có khối lượng riêng là 1,02 g/ml.
Tính nồng độ mol của axit trong dung dịch.
Câu 4 (2 điểm):
1/ Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe 3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và
0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO 2 (không còn
sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau:
+Phần một cho tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,53 gam một chất kết
tủa.
+Phần hai đem tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn .Tính giá trị của m gam kết tủa?
2/ Hòa tan hỗn hợp gồm 24,3 gam bột Al và 15,525 gam Na vào 225 ml dung dịch NaNO 3
1M, khuấy đều và đun nóng cho đến khi khí ngừng thoát ra thì ngừng lại. Tìm thể tích khí
thoát ra ở đktc ? (biết rằng lượng khí tạo thành đều thoát ra khỏi dung dịch).
Câu 5 (2 điểm):
1/ Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng, cho toàn bộ

lượng CO2 và H2O sinh ra lội chậm qua bình 1 chứa dung dịch Ba(OH) 2 dư và bình 2 chứa
dung dịch H2SO4 đậm đặc dư mắc nối tiếp. Kết quả khối lượng bình 1 tăng thêm là 6,12 gam
và bình 2 tăng thêm 0,62 gam. Trong bình 1 có kết tủa cân nặng 19,70 gam. Xác định công
thức cấu tạo và phần trăm khối lượng của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp trên, biết chúng đều
là mạch thẳng và khi cho tác dụng với khí Clo có chiếu sáng thì mỗi hidrocacbon đều cho 2
sản phẩm chứa một nguyên tử Clo.
2/ Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp 2 rượu C nH2n+1OH và CmH2m+1OH thu được a gam CO2
và b gam H2O.
a.
Lập biểu thức tính x theo a và b.
9(1 + k )a − 22kb
9a
b.
Chứng minh rằng nếu m – n = k thì:
22b − 9a
22b − 9a
Câu 6 (1,5 điểm): Độ tan của 1 chất trong nước có thể biểu thị bằng số mol chất tan trong 1
kg nước . Độ tan của KNO3 được xác định bằng thực nghiệm, có kết quả như sau:
Nhiệt độ (0C)
0
20
40
60
80
100
Độ tan của KNO3(mol/kg)
1,58
2,77
2,76

11,22
16,74
24,45
a, Vẽ đồ thị biểu diễn độ tan của KNO3 theo nhiệt độ. Dùng trục hoành cho nhiệt độ
(1 cm ứng với 200C), trục tung cho độ tan (0,5 cm ứng với 1 mol chất tan).Từ đó, rút ra nhân
xét về sự phụ thuộc của độ tan một chất vào nhiệt độ. Dùng đồ thị để tìm ra độ tan của KNO 3
ở 500C.
b, Tính khối lượng KNO3 hòa tan vào 500 gam nước để có dung dịch bão hào 400C.
c, Tính khối lượng KNO3 hòa tan vào nước để có 200 gam dung dịch bão hào 800C.
----------------------------------------------Hết-----------------------------------------Giám thị coi thi không giải thích gì thêm !
Thí sinh không được sử dụng tài liệu !
Họ và tên: .......................................................................................SBD: ...................................

Trang 2



×