Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ tổ chức thi học phần trong trường đại học kỹ thuật – hậu cần công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 52 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thùy Dƣơng

SHHV: CB121352

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

Lớp: CH2012B

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan
Đơn vị: Viện Công nghệ Thông tin - Truyền thông
Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ tổ chức thi học phần
trong trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND.
Tôi – Nguyễn Thị Thùy Dƣơng - Cam kết Luận văn là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, không phải là sao chép toàn văn
của bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm2015
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Thùy Dƣơng

1


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
thuộc Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, những người đã tận tình chỉ dạy tất cả kiến thức chuyên ngành cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.


Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp tôi đã học hỏi được thêm rất
nhiều điều, đó cũng là cơ hội để cá nhân tôi tổng kết những kiến thức đã được
học, đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn
những hướng dẫn tận tình của cô giáo, PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan - Bộ
môn Mạng và Truyền thông – Viện Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn được hoàn thành ở một mức
độ nhất định. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chắc chắn tôi sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Sự phê bình, nhận xét của thầy cô là
những bài học quý báu cho công việc và nghiên cứu của tôi sau này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người thân trong gia đình,
bạn bè và các học viên cùng khóa Cao học 2012B đã luôn ở bên cạnh, ủng
hộ, động viên tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Một lần nữa xin kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục đạt
được nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học cũng như trong sự nghiệp
trồng người.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Thùy Dƣơng

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI VÀ NHIỆM VỤ ...11

1.1. Tổng quan về Trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND ..........................11
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ..............................................................................11
1.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................12
1.2. Khảo sát công tác tổ chức thi học phần .........................................................12
1.2.1. Chuẩn bị thi ............................................................................................12
1.2.2. Tổ chức thi ..............................................................................................13
1.2.3. Chấm thi và Tổng hợp kết quả ...............................................................14
1.2.4. Sơ đồ quy trình tổ chức thi .....................................................................15
1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của luận văn ................................................................15
1.3.1. Phân tích yêu cầu ....................................................................................15
1.3.2. Nhiệm vụ ................................................................................................17
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ TỔ CHỨC THI
HỌC PHẦN ..............................................................................................................19
2.1. Mô tả hệ thống thông tin hỗ trợ tổ chức thi ...................................................19
2.1.1. Phân tích trao đổi thông tin trong hệ thống ............................................19
2.1.2. Mô hình trao đổi thông tin trong hệ thống .............................................19
2.1.3. Tổ chức Cơ sở dữ liệu ............................................................................20
2.1.4. Thông tin và chuẩn hóa dữ liệu ..............................................................23

3


2.2. Kiến trúc hạ tầng mạng của hệ thống ............................................................26
2.3. Phân tích thiết kế hệ thống về chức năng ......................................................27
2.3.1. Mô hình chức năng tổng thể của hệ thống thông tin ..............................27
2.3.2. Các chức năng của hệ thống ...................................................................27
2.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu ....................................................................................38
2.4.1. Thiết kế các bảng dữ liệu ........................................................................38
2.4.2. Sơ đồ thực thể quan hệ của hệ thống ......................................................42
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ CÀI ĐẶT CHƢƠNG TRÌNH QUẢN

LÝ PHÒNG THI .......................................................................................................43
3.1. Công nghệ đọc mã vạch dùng điện thoại với hệ điều hành Android .............43
3.1.1. Giới thiệu công nghệ đọc mã vạch .........................................................43
3.1.2. Mô hình điện thoại hệ điều hành Android đọc mã vạch ........................44
3.2. Các chức năng chính của chƣơng trình ..........................................................45
3.3. Một số giao diện của chƣơng trình ................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

T36

Trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND

Phòng 1

Phòng Quản lý đào tạo

Phòng 8

Phòng Khảo thí và kiểm định chất lƣợng đào tạo

QLĐT


Quản lý đào tạo

KT & ĐBCLĐT

Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng đào tạo

CAND

Công an nhân dân

QL

Quản lý

NSD

Ngƣời sử dụng

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy trình đăng nhập hệ thống ..................................................................28
Bảng 2.2. Quy trình quản lý ngƣời sử dụng hệ thống ...............................................30
Bảng 2.3. Thông tin tài khoản ngƣời sử dụng hệ thống ............................................38
Bảng 2.4. Thông tin Quyền sử dụng hệ thống ..........................................................38
Bảng 2.5. Thông tin Học phần ..................................................................................39
Bảng 2.6. Thông tin Phòng .......................................................................................39
Bảng 2.7. Thông tin Phòng thi ..................................................................................39

Bảng 2.8. Danh sách học viên dự thi theo mã vạch ..................................................40
Bảng 2.9. Thông tin kết quả thi .................................................................................40
Bảng 2.10. Thông tin về Chi tiết Học phần_Khoa ....................................................40
Bảng 2.11. Thông tin về Lớp học..............................................................................41
Bảng 2.12. Danh sách học viên theo lớp ...................................................................41
Bảng 2.13. Thông tin về Khoa chuyên ngành ...........................................................41
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình tổ chức thi học phần ........................................................15
Hình 2.1. Mô hình tổ chức và trao đổi thông tin của hệ thống .................................19
Hình 2.2. Sơ đồ trao đổi thông tin trong hệ thống ....................................................20
Hình 2.3. Kiến trúc hạ tầng mạng của hệ thống ........................................................26
Hình 2.4. Mô hình tổng thể các chức năng hệ thống ................................................27
Hình 2.5. Chức năng Đăng nhập hệ thống ................................................................28
Hình 2.6. Chức năng thiết lập và quản lý ngƣời sử dụng trong hệ thống .................30
Hình 2.7. Chức năng thiết lập và quản lý học phần ..................................................31
Hình 2.8. Chức năng cập nhật thông tin và quản lý phòng thi..................................32
Hình 2.9. Chức năng quản lý danh sách học viên dự thi………………….…..………………..33
Hình 2.10. Chức năng đọc thông tin mã vạch ...........................................................35
Hình 2.11. Chức năng thiết lập và quản lý điểm thi .................................................36
Hình 2.12. Chức năng tìm kiếm, thống kê của hệ thống...........................................37
Hình 3.1. Mô hình đọc mã vạch trên điện thoại hệ điều hành Android ....................44

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập vào tất cả
các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt các ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý nói chung và công tác quản lý giáo dục nói riêng đã mang lại hiệu quả

cao, giúp cho con ngƣời giảm bớt công sức, chi phí và tiết kiệm thời gian….
Ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực đổi mới phƣơng
thức giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới phƣơng thức quản lý giáo dục. Phát triển
nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và ứng dụng nó vào trong giáo dục là một
nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển của đất nƣớc.
Cụ thể qua khảo sát những ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo
dục tại trƣờng Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND tôi thấy: hiện nay nhà trƣờng
cũng đã ứng dụng CNTT tƣơng đối tốt trong công tác quản lý giáo dục. Cụ thể là
nhà trƣờng có cơ sở vật chất khá tốt, với nhiều máy tính tốc độ cao và cơ sở hạ tầng
mạng hoạt động nhanh và ổn định, bên cạnh đó nhà trƣờng đang ứng dụng phần
mềm quản lý thông tin sinh viên, cán bộ.
Tuy nhiên còn có một nghiệp vụ vẫn còn phải làm khá thủ công, chính là
công tác tổ chức thi. Hiện tại, ở nhà trƣờng thực hiện quy trình tổ chức thi trong
khâu chuẩn bị thi, chấm thi và tổng hợp kết quả vẫn sử dụng, quản lý các thông tin
về học viên dự thi, phòng thi, điểm thi trên giấy tờ, khi nhận đƣợc bài thi của học
viên, cán bộ Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng đào tạo tiến hành đánh mỗi số
phách vào các tờ bài thi của thí sinh, mỗi thí sinh có một số phách khác nhau, sau
đó sẽ sắp xếp các tờ bài thi và dọc phách bằng tay, rồi chuyển bài thi đã dọc phách
cho giáo viên chấm, sau khi chấm thi xong bài thì, cán bộ phòng Khảo thí sẽ tiến
hành ghép phách và vào điểm cho thí sinh thông qua việc nhập điểm vào word hoặc
excel, in ra rồi chuyển về phòng đào tạo để tổng hợp điểm học phần.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ tổ chức
thi học phần trong trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND” để khắc phục các
nhƣợc điểm trên.

7


 Tính cấp thiết của đề tài
Trƣờng Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND (T36) đƣợc thành lập theo Quyết

định số 1945/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trƣờng Đại học
Kỹ thuật - Hậu cần CAND là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Công
an, chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; với
quy mô hơn 2000 học viên. Với số lƣợng học viên tƣơng đối lớn, việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tổ chức, sắp xếp thi học phần cho các
lớp là rất cần thiết.
Hiện nay, trong quá trình tổ chức thi trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần
CAND vẫn còn tồn tại các công tác thủ công nhƣ:
+ Thí sinh mất thời gian ghi thông tin lên tờ giấy thi, nếu làm nhiều tờ giấy
thi sẽ mất thời gian của thí sinh
+ Với số lƣợng bài thi lớn, Phòng khảo thí mất thời gian đánh số phách, sau
đó ghép phách để vào điểm thi dẫn đến tốn thời gian và dễ gây nhầm lẫn
Chính vì vậy việc xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ tổ chức
thi học phần là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tôi đã nghiên cứu việc đọc mã vạch trên bài thi bằng điện thoại Android và
ứng dụng trong hệ thống hỗ trợ tổ chức thi học phần do tôi phát triển bao gồm hai
gói phần mềm: phần mềm trên điện thoại di động Android và phần mềm trên PC.
- Xây dựng đƣợc phần mềm trên điện thoại có các chức năng chính là thực
hiện nhập điểm thi của học viên bằng cách đọc mã vạch dán trên bài thi, nhập điểm
thi.
- Xây dựng đƣợc phần mềm trên máy tính thực hiện các chức năng cơ bản:
cập nhật thông tin học viên, lớp, khoa, phòng thi, học phần, tạo danh sách phòng thi,
in danh sách phòng thi dạng mã QR, cập nhật điểm thi trong danh sách.
- Việc xây dựng hệ thống nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tế nhƣ sau:
+ Cán bộ phòng Quản lý đào tạo không phải sắp xếp thủ công các phòng thi
cho các lớp dự thi.

8



+ Thí sinh không phải ghi thông tin cá nhân vào bài thi mà thực hiện dán mã
vạch.
+ Cán bộ phòng khảo thí không phải đánh số phách, dọc phách thủ công mà
thực hiện đọc mã vạch bằng điện thoại hệ điều hành Android để đƣa ra thông tin thí
sinh và nhập điểm.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Quản lý hỗ trợ tổ chức thi học phần;
- Phƣơng pháp, công cụ xây dựng cơ sở dữ liệu.
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giới hạn trong công tác tổ chức thi học phần
tại trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND; Từ đó xây dựng hệ thống quản lý
thông tin phòng thi hỗ trợ tổ chức thi học phần cho các lớp. Các công tác thủ công
sẽ đƣợc tin học hóa để tăng hiệu quả công việc.
4. Đóng góp của đề tài
- Xây dựng đƣợc hệ thống quản lý hỗ trợ tổ chức thi học phần thực hiện
đƣợc một số chức năng sau:
+ Quản lý thông tin: tài khoản NSD, học phần, phòng, lớp, học viên, khoa.
+ Quản lý phòng thi: tạo danh sách học viên dự thi theo từng phòng thi, in
danh sách học viên dự thi dạng mã vạch tƣơng ứng với từng môn thi.
+ Đọc mã vạch và nhập điểm thi. Chức năng này sử dụng công nghệ đọc mã
vạch bằng điện thoại hệ điều hành Android.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về tài liệu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về tổ chức cơ sở dữ
liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008, các ngôn ngữ lập trình C #, Java
Script. Các văn bản quy định có liên quan đến công tác tổ chức thi học phần
Nghiên cứu thực nghiệm: Khảo sát thực tế công tác tổ chức thi học phần tại
trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND, tìm hiểu hệ thống quản lý sinh viên đã


9


triển khai tại trƣờng; phân tích và thiết kế hệ thống chƣơng trình, xây dựng cơ sở dữ
liệu phục vụ cho chƣơng trình.
6. Nội dung của đề tài
Phần nội dung chính của đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng, bao gồm:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI VÀ NHIỆM
VỤ
Trong Chƣơng này, tác giả nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của
Trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND. Đồng thời khảo sát thực trạng của công
tác tổ chức thi học phần tại trƣờng; từ đó đƣa ra đƣợc nhiệm vụ của đề tài.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ TỔ CHỨC
THI HỌC PHẦN
Nội dung Chƣơng này trình bày cụ thể về quá trình tìm hiểu và phân tích,
thiết kế các chức năng, mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống hỗ trợ tổ chức
thi học phần
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ CÀI ĐẶT CHƢƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ PHÒNG THI
Chƣơng này sẽ trình bày về giải pháp công nghệ đó là sử dụng điện thoại hệ
điều hành Android để đọc mã vạch học viên dự thi vào hệ thống. Chạy chƣơng trình
quản lý phòng thi.

10


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI VÀ NHIỆM VỤ
1.1. Tổng quan về Trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

Trƣờng Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND (T36) đƣợc thành lập theo Quyết
định số 1945/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở nâng
cấp Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ CAND và sắp xếp lại các cơ sở đào tạo
Kỹ thuật nghiệp vụ và Hậu cần của ngành Công an.
Trƣờng Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND là cơ sở giáo dục đại học công
lập, trực thuộc Bộ Công an, có tƣ cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động
theo Điều lệ trƣờng đại học; với quy mô 4.500 học viên và 500 cán bộ, giáo viên
trong giai đoạn 2011-2020.
Ngày 24/11/2010, Bộ trƣởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số
4756/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND. Trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần
CAND có trách nhiệm đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và hậu cần có trình độ sau
đại học, đại học và các trình độ thấp hơn; đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về kỹ thuật
nghiệp vụ và hậu cần cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ làm công tác kỹ thuật
nghiệp vụ, hậu cần trong CAND; nghiên cứu khoa học về kỹ thuật nghiệp vụ và hậu
cần CAND phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã
hội.
Trƣờng Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND đƣợc xây dựng mới tại thị trấn
Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 28,2 ha (rộng gấp 15 lần so
với cơ sở cũ tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1,
hoàn chỉnh các công trình thiết yếu cơ bản phục vụ cho đào tạo: nhà lớp học, giảng
đƣờng, trung tâm thƣ viện và tƣ liệu giáo khoa, khu thực hành, thực tập, ký túc xá
học viên, nhà ăn học viên, bệnh xá, hội trƣờng lớn và khu hành chính hiệu bộ… với
đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ. Thời gian tới tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh
cơ sở hạ tầng theo thiết kế đã đƣợc phê duyệt nhƣ Sân vận động, bể bơi, trƣờng

11



bắn… phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và rèn luyện của cán bộ, giáo viên và học
viên trong trƣờng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND có cơ cấu tổ chức gồm:
- Hiệu trƣởng, các Phó Hiệu trƣởng.
- Các đơn vị: Trƣờng có 24 đơn vị trực thuộc. Đã triển khai mô hình tổ chức
gồm 23 đơn vị (5 bộ môn, 6 khoa, 8 phòng và 4 trung tâm).
+ Các Phòng chức năng quản lý và phục vụ: Quản lý đào tạo; Xây dựng lực
lƣợng; Hành chính tổng hợp; Quản lý học viên; Hậu cần; Quản lý nhà ăn; Quản lý
Nghiên cứu khoa học; Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng đào tạo.
+ Các Bộ môn giảng dạy: Lý luận chính trị; Pháp luật và nghiệp vụ Công an;
Khoa học cơ bản; Ngoại ngữ; Quân sự - võ thuật - thể dục thể thao.
+ Các Khoa chuyên ngành: Mật mã và An ninh thông tin; Công nghệ thông
tin; Điện tử - Viễn thông; Văn thƣ - Lƣu trữ; Tài chính kế toán; Tham mƣu chỉ huy
hậu cần.
+ Các Trung tâm: Thông tin khoa học và tƣ liệu giáo khoa; Nghiên cứu ứng
dụng và chuyển giao công nghệ; Dạy nghề và đào tạo lái xe; Ngoại ngữ - Tin học.
+ Một đơn vị chƣa tổ chức là Khoa Xây dựng công trình dân dụng.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có khoảng 339 ngƣời (171 giáo viên và 53
cán bộ quản lý giáo dục và 115 cán bộ, công nhân viên); trong đó giáo viên có 6
Nhà giáo ƣu tú, 70 đồng chí có trình độ sau đại học (trong đó có 5 tiến sĩ, 1 Phó
giáo sƣ – Tiến sĩ khoa học, 16 Nghiên cứu sinh, 48 thạc sĩ); đồng thời đang tập
trung cử các giáo viên, cán bộ QLGD đi đào tạo sau đại học ở các cơ sở trong và
ngoài ngành.
1.2. Khảo sát công tác tổ chức thi học phần
Qua khảo sát thực tế quy trình tổ chức thi của trƣờng gồm các khâu nhƣ sau:
1.2.1. Chuẩn bị thi
Theo lịch giảng dạy các học phần từ đầu năm học của các lớp do Phòng
Quản lý đào tạo sắp xếp. Thủ trƣởng các khoa, bộ môn triển khai nhiệm vụ năm học


12


và phân công giảng dạy các học phần cho giáo viên. Khi giáo viên giảng dạy theo
kế hoạch thì sẽ tiến hành cho học viên làm các bài kiểm tra định kỳ, điểm chuyên
cần, giáo viên chấm và nhập điểm cho lớp đó theo mẫu nhập điểm trên file excel
hoặc word sau đó in ra rồi gửi một bản cho Phòng QLĐT.
Kết thúc học phần, Phòng QLĐT căn cứ vào sổ đầu bài của từng lớp để xét
tƣ cách dự thi học phần đối với học viên, những học viên nghỉ quá 20% số tiết theo
quy định thì sẽ không đƣợc dự thi lần 1. Kết hợp danh sách các phòng học đủ điều
kiện để tổ chức thi cán bộ phòng QLĐT sẽ in ra danh sách học viên đủ tƣ cách dự
thi của lớp đó theo phòng thi. Nếu danh sách từ 50 học viên trở lên sẽ đƣợc chia
thành 2 phòng thi riêng biệt. Danh sách thí sinh theo phòng thi đƣợc in ra và gửi cho
Phòng KT & ĐBCLĐT.
Kết thúc học phần, giáo viên ra đề thi đƣợc lãnh đạo đơn vị duyệt, số đề thi
tƣơng ứng với số đơn vị học trình sau đó đề thi đƣợc nộp cho phòng
KT&ĐBCLĐT. Đối với các học phần thi tự luận, Phòng KT&ĐBCLĐT sẽ để giáo
viên ra đề bốc thăm ngẫu nhiên một đề cho học viên thi. Sau đó đề thi sẽ đƣợc nhân
bản theo danh sách phòng thi và niêm phong, bản đề thi gốc đƣợc lƣu trữ tại phòng
KT&ĐBCLĐT.
Phòng QLĐT căn cứ vào lịch thi các học phần, yêu cầu các khoa, bộ môn gửi
danh sách các giáo viên tham gia coi thi, để sắp xếp mỗi phòng thi sẽ có từ 2 đến 3
giáo viên, cán bộ coi thi.
1.2.2. Tổ chức thi
Phòng KT&ĐBCLĐT cử cán bộ thanh, kiểm tra các phòng thi: giáo viên coi
thi, học viên thi để nhắc nhở, lập biên bản các trƣờng hợp vi phạm quy chế thi.
Vào ngày thi, cán bộ coi thi đƣợc phân công theo danh sách coi thi, cán bộ
coi thi nhận đề thi, giấy thi, giấy nháp, biên bản bóc đề, biên bản vi phạm quy chế
thi, danh sách thí sinh theo phòng thi đƣợc phân công. Cán bộ coi thi sẽ căn cứ theo
danh sách thí sinh dự thi để đánh số báo danh, sau đó gọi thí sinh vào phòng thi

ngồi theo số báo danh. Cán bộ coi thi phát giấy nháp, giấy thi đã có chữ ký của một
cán bộ coi thi. Học viên ghi đầy đủ thông tin vào tờ giấy thi theo quy định. Sau đó

13


một cán bộ coi thi sẽ giơ túi đựng đề còn nguyên niêm phong để học viên chứng
kiến, rồi lập biên bản bóc đề thi có chữ ký xác nhận của học viên.
Cán bộ coi thi phát đề cho các học viên và bắt đầu tính giờ làm bài theo quy
định. Khi hết giờ làm bài, cán bộ coi thi thu bài của học viên, yêu cầu học viên ký
xác nhận số tờ giấy thi đã nộp.
1.2.3. Chấm thi và Tổng hợp kết quả
Sau khi thu bài thi, danh sách học viên theo phòng thi đã kèm chữ ký, các
biên bản kèm theo, đƣợc cán bộ coi thi nộp về Phòng KT&ĐBCLĐT. Cán bộ
Phòng KT&ĐBCLĐT sẽ tiến hành đánh số phách vào bài thi của học viên theo quy
định, mỗi bài thi một học phần theo một lần thi của học viên chỉ có 1 số phách duy
nhất, và phải ghi cả vào phần bài để giáo viên chấm và phần thông tin thí sinh dự
thi.
Sau khi tiến hành cắt phách bằng cách xếp vài chục bài thi sắp cho bằng cạnh
và dùng máy cắt bằng tay, Phòng KT&ĐBCLĐT sẽ giữ lại phần phách thông tin thí
sinh dự thi. Gửi bài thi đã đánh số phách và danh sách điểm theo số phách cho 2
giáo viên chấm thi. Sau khi chấm thi, hai giáo viên sẽ tiến hành nhập điểm thi theo
danh sách số phách đã chấm, rồi gửi trả lại cho Phòng KT&ĐBCLĐT. Từ đó,
Phòng KT&ĐBCLĐT sẽ tiến hành ghép phách và nhập điểm thi theo danh sách học
viên dự thi của lớp đó.
Phòng KT&ĐBCLĐT sẽ gửi bản in điểm về Phòng QLĐT để tổng hợp điểm
cuối cùng theo cách tính điểm của quy chế dựa vào điểm thành phần và điểm thi.

14



1.2.4. Sơ đồ quy trình tổ chức thi

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình tổ chức thi học phần
[Theo văn bản quy định của trường T36 về tổ chức thi học phần ]
Trong quy trình tổ chức thi nhƣ vậy có rất nhiều nhƣợc điểm nhƣ sau:
Mất thời gian cán bộ sắp xếp phòng thi cho các lớp dự thi.
Mất thời gian cho thí sinh khi phải ghi thông tin đầy đủ vào tờ giấy thi nếu
thí sinh làm nhiều tờ giấy thi
Có thể nhầm thông tin thí sinh khi ghi thông tin hoặc khi ghép phách sẽ mất
thời gian và dễ nhầm lẫn
Mất thời gian ghi số phách, dọc phách và ghép phách bài thi để tổng hợp
điểm cho thí sinh
Mất thời gian tổng hợp điểm thi và nhập điểm vào danh sách lớp.
1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của luận văn
1.3.1. Phân tích yêu cầu

15


Trong quá trình tổ chức thi học phần, có các tác nhân tham gia: Phòng quản
lý đào tạo (Phòng 1), Phòng khảo thí và đảm bảo chất lƣợng (Phòng 8), Cán bộ giáo
viên, học viên. Các yêu cầu đối với hệ thống tổ chức thi học phần đặt ra đó là:
a. Khâu chuẩn bị và tổ chức thi
Căn cứ vào lịch giảng dạy, Phòng quản lý đào tạo kiểm tra sổ đầu bài của các
lớp đã học hết học phần để xét tƣ cách dự thi của học viên, nếu tổng số tiết nghỉ học
của học viên trong học phần vƣợt quá số tiết nghỉ quy định theo từng học phần thì
học viên sẽ không đƣợc dự thi học phần đó. Sau đó Phòng quản lý đào tạo sẽ in ra
danh sách học viên của lớp đủ điều kiện dự thi, nếu lớp có số lƣợng học viên dự thi
từ 50 học viên trở lên thì sẽ chia danh sách học viên dự thi làm 2 phòng thi. Căn cứ

vào kế hoạch thi, cán bộ Phòng QLĐT sẽ lập danh sách bố trí phòng thi cho các lớp
dự thi. Việc lập danh sách và in ra danh sách phòng thi cần phải đƣợc tin học hóa
bằng cách xây dựng một cơ sở dữ liệu để quản lý phòng thi.
Khi bắt đầu vào phòng thi, cán bộ coi thi sẽ phát giấy thi cho học viên, yêu
cầu ghi đầy đủ thông tin học viên dự thi: Mã số học viên, Họ và tên, lớp, ngày sinh,
quê quán, môn thi, phòng thi, lần thi…. Khi làm bài học viên làm trên nhiều tờ giấy
thi, và nhƣ vậy các tờ giấy thi đều phải điền đẩy đủ thông tin cá nhân giống nhƣ tờ
giấy thi đầu tiên của học viên.
Việc phải ghi thông tin trên các tờ giấy thi sẽ gây mất thời gian làm bài của
học viên, nhiều trƣờng hợp khi nộp bài học viên quên chƣa ghi thông tin vào hết các
tờ giấy thi. Kết thúc thời gian làm bài thi, cán bộ coi thi thu bài, kiểm tra thông tin
trên từng tờ bài làm thi của học viên đã đúng với thông tin trong danh sách dự thi
chƣa. Nếu chƣa đúng thì cán bộ coi thi sẽ gọi học viên lên để hoàn chỉnh thông tin.
Do đó để tiết kiệm thời gian, và sự tập trung làm bài cho học viên, cần phải
có ứng dụng mã hóa thông tin giúp học viên không phải ghi thông tin của mình vào
bài thi.
b. Khâu chấm thi và tổng hợp kết quả
Sau khi thi, bài thi đƣợc cán bộ coi thi chuyển về Phòng khảo thí và đảm bảo
chất lƣợng để tiến hành đánh số phách. Căn cứ vào danh sách dự thi và số lƣợng bài

16


thi, cán bộ Phòng 8 sẽ tiến hành lập danh sách các số phách tƣơng ứng với mỗi học
viên. Danh sách các số phách đƣợc đánh ngẫu nhiên không theo thứ tự.
Từ danh sách đó cán bộ Phòng 8 ghi số phách của từng thí sinh vào cả 2
phần bài làm và phần thông tin thí sinh trên từng tờ bài thi của thí sinh đó. Sau khi
ghi hết số phách theo danh sách, các bài thi đƣợc sắp xếp cẩn thận để đƣa vào máy
cắt giấy bằng tay. Phần phách chứa thông tin thí sinh sẽ đƣợc cất giữ cẩn thận tại
Phòng 8. Phần bài thi sẽ đƣợc cất vào túi và gửi về khoa, bộ môn giảng dạy học

phần đó chấm.
Sau khi chấm xong giáo viên ghi điểm kết luận của 2 giáo viên vào bài thi.
Gửi trả túi bài thi về Phòng 8. Lúc này cán bộ Phòng 8 sẽ lấy danh sách số phách để
so thông tin số phách trên bài thi và tiến hành ghi điểm bằng tay vào danh sách đó.
Sau đó sẽ tiến hành nhập điểm thi cho học viên tƣơng ứng với số phách, sau khi
nhập điểm xong in bản điểm và gửi về Phòng đào tạo để tổng hợp điểm tính điểm
trung bình chung học phần cho học viên.
Qua đó ta thấy đƣợc cần phải xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin để
khắc phục việc lập danh sách số phách, đánh số phách vào bài thi, dọc phách, nhập
điểm thi vào danh sách một cách thủ công.
1.3.2. Nhiệm vụ
Chính vì những lý do nhƣ vậy nên tôi mới nghiên cứu xây dựng hệ thống
thông tin nhằm hỗ trợ khắc phục những nhƣợc điểm trong quá trình tổ chức thi để
giúp quá trình đào tạo đƣợc thuận lợi và chính xác hơn.
Nhiệm vụ đặt ra cho luận văn đó là xây dựng hệ thống quản lý phòng học đủ
điều kiện tổ chức thi, các học phần đang giảng dạy, mã hóa thông tin học viên dự
thi, sắp xếp phòng thi theo lớp dự thi. Mã hóa thông tin giúp học viên không phải
ghi thông tin vào bài thi; việc mã hóa thông tin sẽ giúp cán bộ Phòng khảo thí và
đảm bảo chất lƣợng đào tạo không phải lập danh sách số phách tƣơng ứng với số
bài thi, không phải đánh số phách vào từng bài thi, không phải dọc phách và ghép
phách.

17


Để làm đƣợc các nhiệm vụ đặt ra tôi nghiên cứu sử dụng hệ thống cơ sở dữ
liệu sẵn có của trƣờng nhƣ chƣơng trình quản lý sinh viên; kết hợp sử dụng công
nghệ mã vạch để mã hóa thông tin học viên dự thi nhƣ: Mã học viên, Họ và tên,
ngày sinh, khoa, lớp, môn thi, lần thi. In ra danh sách thí sinh dự thi theo phòng thi
dạng mã vạch. Để in ra đƣợc dạng mã vạch thông tin thì phải có thiết bị chuyên

dụng là máy in mã vạch và giấy để in mã vạch.
Sau đó sử dụng điện thoại hệ điều hành Android để đọc mã vạch và nhập
điểm vào cơ sở dữ liệu. Việc sử dụng điện thoại này không phải mất nhiều kinh phí
đầu tƣ nhƣ máy đọc mã vạch mà mỗi cán bộ đều có điện thoại cá nhân sử dụng ứng
dụng một cách dễ dàng.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp cán bộ quản lý đào tạo tốt, giảm bớt công
sức và giúp các học viên có đƣợc tâm lý thoải mái, an tâm khi bƣớc vào những kỳ
thi quan trọng.

18


CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ TỔ CHỨC THI
HỌC PHẦN
2.1. Mô tả hệ thống thông tin hỗ trợ tổ chức thi
2.1.1. Phân tích trao đổi thông tin trong hệ thống
Các dữ liệu trao đổi trong hệ thống hỗ trợ tổ chức thi học phần cần đƣợc xây
dựng theo các tiêu chuẩn về kết nối, truy cập thông tin, an toàn thông tin, dữ liệu
mô tả.

Hình 2.1. Mô hình tổ chức và trao đổi thông tin của hệ thống
2.1.2. Mô hình trao đổi thông tin trong hệ thống
Hệ thống bao gồm các thành phần chính:
- Một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu tích hợp bao gồm: dữ liệu sinh viên, dữ
liệu phòng thi, học phần, khoa, lớp…

19


- Một hệ thống thực hiện các chức năng quản lý phòng thi, tạo danh sách học

viên dự thi theo phòng, in danh sách học viên theo phòng thi dạng mã vạch.
- Một hệ thống ứng dụng thực hiện chức năng đọc mã vạch dùng điện thoại
hệ điều hành Android để đọc thông tin học viên dự thi và nhập điểm thi.

Hình 2.2. Sơ đồ trao đổi thông tin trong hệ thống
2.1.3. Tổ chức Cơ sở dữ liệu
CSDL quản lý phòng thi đƣợc đặt tại tầng 8 nhà Hiệu bộ, có nhiệm vụ thu
nhận các dữ liệu báo cáo từ cán bộ phòng 1 khi kiểm tra sổ đầu bài của các lớp để
đƣa ra danh sách học viên đủ điều kiện dự thi, danh sách các phòng đủ điều kiện để
tổ chức thi; Tạo dữ liệu để sắp xếp, tạo danh sách các phòng thi, in danh sách phòng
thi dạng mã vạch phục vụ công tác tổ chức thi học phần. Sau khi bài thi đã đƣợc

20


chấm điểm thì CSDL sẽ thu nhận dữ liệu là điểm thi học phần đƣợc cán bộ phòng 8
cập nhật bằng cách đọc mã vạch trên bài thi.
CSDL này phục vụ công tác cập nhật thông tin các lớp thi hết học phần, quản
lý các phòng thi của các lớp vào thời gian cụ thể. Đây là những dữ liệu làm việc của
các cán bộ phòng 1 có liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức thi học phần.
Một số thông tin trong CSDL phòng thi có sử dụng dữ liệu có sẵn về thông
tin học viên từ phần mềm quản lý học viên của trƣờng.
a. Dữ liệu được chia làm các khu vực
- Dữ liệu gốc: dữ liệu làm việc hàng ngày của nhóm cán bộ nghiệp vụ.
- Dữ liệu dùng chung: Dữ liệu đƣợc biên tập theo quy định và tập trung để
dùng chung cho các bộ phận nghiệp vụ khác cùng sử dụng.
- Dữ liệu pháp quy: Dữ liệu thuộc các văn bản quy định, quyết định của Ban
giám hiệu nhà trƣờng.
b. CSDL các thông tin phòng thi
- Quản lý các thông tin về phòng thi có các chức năng điều chỉnh, cập nhật

danh sách các phòng thi đủ điều kiện tổ chức thi.
- Quản lý các thông tin học phần.
- Tạo danh sách phòng thi với các thông tin học viên đƣợc mã hóa dạng mã
vạch.
- Quản lý điểm thi học phần có các chức năng đọc thông tin học viên dự thi
dạng mã vạch và nhập điểm thi.
- Tra cứu, thống kê thông tin.
c. Tổ chức quản lý dữ liệu
 Cùng chia sẻ thông tin: dữ liệu tổ chức trên CSDl thuộc mạng Lan để tiết
kiệm không gian lƣu trữ và đảm bảo tốc độ giải quyết công tác nghiệp vụ quản lý
hàng ngày.
Tổ chức không gian lƣu trữ trên csdl thuộc máy chủ quản lý thông tin phòng
thi phải tuân theo nguyên tắc đồng bộ hệ thống để tích hợp thông tin từ bên ngoài và
tập trung, tạo thông tin đƣa ra bên ngoài.

21


Các thông tin của phòng 1 và phòng 8 phải đƣợc tổ chức riêng để khai thác
hiệu quả, không ảnh hƣởng đến tốc độ làm việc của các bộ phận khác. Chỉ những
dữ liệu đƣợc xác nhận mới tập trung vào CSDL dùng chung.
 Tổ chức lƣu trữ, an toàn và bí mật dữ liệu
Các yêu cầu quy định nhƣ sau:
- Lƣu trữ dữ liệu một cách khoa học, để khai thác nhanh và hiệu quả, đảm
bào không gian lƣu trữ là nhỏ nhất, thông tin không trùng lặp, không thiếu
- Thời gian lƣu trữ thông tin phải tối ƣu, đầy đủ và chính xác
- Trong tình huống có sự cố phải luôn có bản sao dự phòng của thời gian gần
nhất.
 Xây dựng nguyên tắc tổ chức cập nhật dữ liệu
- Dữ liệu cập nhật và quản lý bởi các cán bộ nghiệp vụ phòng 1, phòng 8.

- Chỉ dữ liệu hợp pháp (mã vạch đúng) mới đƣợc cập nhật và lƣu trữ vào kho
dữ liệu
- Phổ biến quy trình cập nhật cho từng ngƣời sử dụng và bắt buộc phải tuân
thủ
 Quản lý phân phối và truy xuất thông tin đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
- Xác định rõ chức năng và quyền truy xuất dữ liệu của từng cán bộ chuyên
trách
- Tổ chức những dữ liệu đƣợc phân phối riêng để đảm bảo các yếu tố truy
cập bất hợp pháp
- Trao đổi thông tin về điểm thi giữa phòng 1, phòng 8 bằng phƣơng pháp
thủ công (văn bản) khi cần thiết.
- Xây dựng quy chế phân quyền truy xuất dữ liệu trên mạng cho các Khoa,
Phòng.
- Xây dựng nội quy sử dụng mạng nội bộ
- Có chế độ phòng chống vi rút tin học hợp lý

22


2.1.4. Thông tin và chuẩn hóa dữ liệu
2.1.4.1. Chuẩn hóa thông tin quản lý của hệ thống
a. Danh mục tài khoản truy nhập
Hệ thống quản lý quyền truy nhập cho ngƣời sử dụng thông qua các tài
khoản, đối với mỗi tài khoản cần xác định danh sách quyền truy nhập.
Các tiêu chí quản lý tài khoản truy nhập của ngƣời sử dụng bao gồm:
-

Mã tài khoản

-


Tên tài khoản

-

Mật khẩu

-

Ngày tạo lập tài khoản

-

Họ tên

-

Đơn vị CT

-

Địa chỉ

-

Chức vụ

-

Mã quyền truy nhập


b. Danh mục quyền truy nhập
Các quyền truy nhập thông tin CSDL cơ bản nhất bao gồm: Xem, thêm, sửa, xóa.
Quyền truy nhập nội dung hay dữ liệu gồm: Xem, Thêm, Sửa, Xóa nội dung
hay dữ liệu. Nhƣ vậy, đối với một tài khoản hay một nhóm quyền truy cập cần xác
định các tập quyền đối với mỗi nội dung hay dữ liệu tƣơng ứng.
Từ đó chuẩn hóa danh mục quyền truy nhập gồm các quyền cơ bản nhƣ sau:
1. Xem thông tin phân theo quyền truy nhập
2. Cập nhật thông tin phân theo quyền truy nhập
3. Quản trị hệ thống
Các tiêu thức quản lý gồm:
-

Mã quyền truy nhập

-

Tên quyền truy nhập

-

Ghi chú.

23


2.1.4.2. Chuẩn hóa dữ liệu cho các ứng dụng trong hệ thống quản lý
a. Thông tin dữ liệu về học phần
Các học phần có trong chƣơng trình giảng dạy của nhà trƣờng sẽ đƣợc cập
nhật vào cơ sở dữ liệu thông qua các thuộc tính nhƣ sau:

-

Mã học phần

-

Tên học phần

-

Số đơn vị học trình

-

Mô tả

b. Thông tin dữ liệu về phòng
Mỗi phòng học có đủ điều kiện để tổ chức thi đƣợc ghi lại vào hệ thống bao
gồm các thuộc tính sau:
-

Mã phòng

-

Tên phòng

-

Địa điểm


-

Số ghế

-

Mô tả

c. Thông tin về phòng thi sau khi tạo phòng thi theo danh sách học viên dự thi
Khi chọn chức năng tạo phòng thi trong ứng dụng thì các thuộc tính đƣợc ghi
lại vào cơ sở dữ liệu nhƣ:
-

Mã phòng thi

-

Ngày thi

-

Giờ thi

-

Học phần thi

-


Số học viên

d. Thông tin về danh sách học viên dự thi
Các thông tin về một học viên đủ điều kiện dự thi sẽ bao gồm các thuộc tính
sau:
-

Mã học viên

-

Mã phòng thi

24


-

Mã vạch môn thi

-

Học phần thi

-

Lần thi

e. Thông tin về kết quả thi lần 1, thi lại, học lại.
Bài thi sau khi chấm sẽ đƣợc cập nhật thông tin về học viên và điểm của học

viên đó vào hệ thống gồm các thuộc tính nhƣ sau:
-

Mã học viên

-

Mã học phần

-

Họ tên

-

Mã lớp

-

Điểm thi lần 1

-

Điểm thi lần 2

-

Điểm học lại

g. Thông tin kế thừa về học viên

Các thuộc tính về một sinh viên trong hệ thống quản lý sinh viên đƣợc sử
dụng trong hệ thống quản lý hỗ trợ thi học phần gồm những thuộc tính nhƣ:
-

Mã học viên

-

Họ và tên

-

Giới tính

-

Ngày sinh

-

Địa chỉ

-

Mã lớp

-

Ghi chú


h. Thông tin kế thừa về lớp
Thuộc tính của một lớp ghi nhận vào cơ sở dữ liệu bao gồm:
-

Mã lớp

-

Tên lớp

-

Mã khoa

-

Mô tả

25


×