Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài thi kiến thức liên môn Qua Đèo Ngang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 15 trang )

Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA ĐÀN
TRƯỜNG THCS HỒNG MINH
ĐỊA CHỈ: Xóm Hồng Thọ, xã Nghĩa Hồng
ĐIỆN THOẠI: 0383 817 161
Email:

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Thông tin về thí sinh:
Họ và tên: Chu Phương Uyên
Ngày sinh: 21/11/2004
Lớp: 7A1

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

1


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017
I. TÌNH HUỐNG: “THẮNG CẢNH ĐÈO NGANG TRONG BÀI THƠ CÙNG
TÊN CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN”
Giờ ra chơi Lê Na và Tú Uyên nói chuyện với nhau:
Lê Na: - Tú Uyên này, hôm trước chúng mình đã được nghe cô giáo giảng về bài
thơ “Qua Đèo Ngang”, qua lời cô, mình cảm nhận được phần nào bức tranh thiên
nhiên ở đây rất hoang sơ nhưng đẹp và thơ mộng. Nhưng trải qua nhiều thập kỉ như vậy


liệu phong cảnh ở đây có còn giữ được nhiều vẻ đẹp như xưa nữa không bạn nhỉ? Tớ
rất muốn biết rõ về địa danh này. Cậu có biết nhiều về nơi này không giới thiệu cho tớ
biết với?
Tú Uyên:- Mình cũng chẳng biết nhiều hơn cậu đâu. A! Hay là mình cùng nhau
tìm hiểu nhé!
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Giải quyết vấn đề, tình huống “Thắng cảnh Đèo Ngang trong bài thơ cùng tên của bà
Huyện Thanh Quan” giúp:
1. Các bạn học sinh biết và hiểu thêm về địa danh Đèo Ngang, thêm yêu và tự hào về
thiên nhiên, đất nước.
2. Từ đó để cho các bạn học sinh là thế hệ trẻ của đất nước thấy được trách nhiệm của
mình trong việc giữ gìn và bảo tồn những cảnh quan của đất Việt thân thương.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tích hợp với môn Địa lý: Giúp các bạn học sinh nắm được vị trí địa lý, địa hình, đặc
điểm phát triển kinh tế của Đèo Ngang khi xưa qua phác họa của tác giả và di tích, danh
thắng của Đèo Ngang ngày nay.
2. Tích hợp với môn Lịch sử:
- Giúp học sinh hiểu bối cảnh xã hội của đất nước ta qua hai triều đại phong kiến Lê
Nguyễn.
- Giúp mọi người hiểu thêm về nguồn gốc của Đèo Ngang đối với dân tộc Việt Nam ta
từ ngàn xưa.
3. Tích hợp với môn Giáo dục công dân:
- Giúp học sinh rèn luyện ý thức bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên Đèo Ngang, các
di tích lịch sử của dân tộc;
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên cùng ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh
quan thiên nhiên của đất nước.
4.Tích hợp với môn Tiếng Việt:
- Tích hợp với phân môn Tập làm văn:
Chu Phương Uyên – Lớp 7A1


2


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống ta vận dụng các môn học liên quan :
Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữ văn.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Quá trình thực hiện
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn
* Tư liệu sử dụng: Sách địa phương, sách giáo khoa.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: Máy tìm kiếm Google.
Từ các kiến thức đó để viết thành bài văn.
2. Tiến hành thuyết minh
a.Tổng quan về Đèo Ngang
Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại.
Trong lịch sử văn học nước nhà đã có biết bao thi nhân đã lưu dấu tại
Đèo Ngang và để lại những tuyệt phẩm thơ cổ như: Lê Thánh Tông,
Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu
Trị, Nguyễn Hàm Ninh, Nguyễn Phước Miên Thẩm, Nguyễn Văn Siêu,
Cao Bá Quát…. Đặc biệt, trong số ấy phải kể tới Bà Huyện Thanh
Quan. Bà là một trong những nữ sĩ tài hoa của nền thi ca dân tộc. Thơ
của bà thường trang nhã, cổ kính với ý tứ thâm trầm, sâu lắng, đượm
màu thế sự. Người đời thường biết đến bà qua thi phẩm “Qua Đèo
Ngang”- bài thơ được xem như vẽ lên một bức tranh thủy mặc:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Đèo Ngang (Còn có tên gọi khác là Đèo Nậy) là tên một con đèo nằm ở ranh giới
của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung
Việt Nam.
Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn chạy
ngang ra biển Đông. Đèo Ngang dài 6 km, đỉnh cao khoảng 250 m (750 ft), phần đất
phía Quảng Bình (tức phần phía Nam) thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, phần
đất phía Hà Tĩnh (tức phần phía Bắc) thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh.
Đèo Ngang cách thị trấn Ba Đồn huyện Quảng Trạch 24 km, cách bờ sông
Gianh (một giới tuyến Bắc-Nam khác trong lịch sử Việt Nam về sau này) 27 km, cách
thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 80 km về phía Bắc (Đồng Hới ở phía Nam đèo
3
Chu Phương Uyên – Lớp 7A1


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017
Ngang), cách thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh 75 km về phía Nam (Hà Tĩnh ở phía Bắc
đèo Ngang). Đây là ranh giới cũ giữa Đại Việt (và trước đó là Đại Cồ Việt) với Chiêm
Thành, từ sau khi người Việt giành được độc lập (năm 939, thời nhà Ngô) và trước thời
kỳ Nam tiến của người Việt (năm 1069, thời nhà Lý). Thời Pháp thuộc đèo có tên trên
bản đồ là Porte d’Annam.
Đèo Ngang từng là vùng đất hiểm yếu, được mệnh danh là bức tường thành ở phía
Nam của nước Đại Việt, xuất hiện qua các áng thơ văn bất hủ của nhiều thi nhân các
thời.
Không chỉ có cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, Đèo Ngang còn giữ vai trò quan trọng
trong việc hình thành các miền khí hậu Việt Nam. So với đèo Hải Vân, Đèo Ngang thua
kém về mức độ hiểm trở, nhưng hơn hẳn về vẻ thơ mộng. Chính vì vậy, trong chuyến

hành trình của nhiều người, Đèo Ngang vẫn là địa chỉ khó quên.
Vẻ đẹp của thiên nhiên cùng với những câu chuyện lịch sử đã đi vào huyền thoại
càng làm cho Đèo Ngang trở nên cuốn hút, vừa có một chút gì đó bí ẩn khiền những con
tim lữ khách thôi thúc tìm đến chiêm ngưỡng kì quan.

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

4


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

b. Hành trình khám phá Đèo Ngang
- Trong các điểm du lịch Quảng Bình, hay những tour du lịch Phong Nha Kẻ
Bàng, Đèo Ngang luôn được nhắc đến như thể quá quen thuộc với mọi du khách. Không
biết có phải từ thơ của Bà Huyện Thanh Quan, mà Đèo Ngang trở nên gần gũi với du
khách hay không, nhưng có một thực tế là, trong số các đường đèo, Đèo Ngang được
xem là đường đèo chiếm nhiều thiện cảm của khách lữ hành nhất. Nếu như trong thơ của
Bà Huyện Thanh Quan, Đèo Ngang xuất hiện tựa như một bức tranh trầm mặc với cảnh
chiều tà nhuộm nỗi buồn man mác khiến bạn phải bâng khuâng, bồi hồi, thì khi có dịp
thực tế đi qua đèo, bức tranh này còn tuyệt vời đến đâu. Có thể biến hóa theo tâm trạng
thực của chính bạn một cách thật sống động, tự nhiên, Đèo Ngang có sức quyến rũ một
cách kỳ lạ đến bất cứ ai. Xét về độ nghiêng dốc, đèo Ngang chưa phải là đường đèo
khiến người ta phải xanh mặt, nhưng về cảnh quan, đường đèo này đã trở thành nguồn
cảm hứng tuyệt vời cho bao nhà thơ nhà văn từ ngày xưa cho đến tận bây giờ, làm rung
động cả những tâm hồn chai đá, khi có dịp đi qua đèo. Cũng là đường đèo, cũng là rừng
núi, là vực thẳm, là trời mây như bao đường đèo khác, song không dễ lý giải được rõ
ràng tại sao Đèo Ngang lại hấp dẫn một cách rất thơ và lãng mạn đến thế.
- Để có thể vượt qua Đèo Ngang, du khách có thể đi bằng hai con đường đó là
đường đèo và đường hầm.

+Trước hết là đường hầm:
Năm 2003-2004, để thuận tiện cho việc lưu hành và vận chuyển hàng hóa, Nhà
nước ta đã tiên hành xây dựng hệ thống đường hầm xuyên qua núi. Đường hầm này gồm
có hai cửa: Cửa hầm phía Bắc thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh, cửa hầm phía Nam thuộc địa
Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

5


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017
phận tỉnh Quảng Bình. Hầm chính dài 495 m; cộng với hệ thống đường dẫn nên toàn
tuyến dài 2.156,41 m. Hầm có chiều rộng 11,5m, cao 7,5m với 6 làn xe, mỗi làn rộng
3,5m, đảm bảo cho các phương tiện cơ giới đạt tốc độ tối đa 60 km/h.

Hầm đường bộ qua Đèo Ngang
Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

6


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

+ Đường đèo:
Khi chưa có hầm đường bộ Đèo Ngang, muốn vượt dãy Hoành Sơn bằng đường
bộ phải theo đèo Ngang dài hơn và khó đi hơn song có rất nhiều người vẫn giữ thói quen
phải đi qua đèo. Một lần đi qua đèo, là một lần tận hưởng sự khoáng đạt của cây cỏ đất
trời, để cảm nhận những thanh âm trong trẻo từ tự nhiên đầy thi vị, mà nơi đường hầm
kia dù có thể rút ngắn được thời gian vượt đèo, lại dễ đi, có vẻ an toàn hơn, nhưng
không thể mang lại được.
Không làm mất cơ hội thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt vời của Đèo Ngang, cho đến

nay sau cả 10 năm đường hầm Đèo Ngang đi vào hoạt động, các công ty tổ chức tour du
lịch cũng vẫn giữ những hành trình thăm miền Trung có những khoảnh khắc đặc biệt
thưởng cảnh ở Đèo Ngang. Và có thể đến nhiều năm về sau này, những khoảnh khắc ấy
vẫn được duy trì, để du khách không mất đi cơ hội cảm thơ cảm cảnh bằng cảm nhận
của chính mình về vẻ đẹp hùng vỹ của Đèo Ngang một cách thực nhất và sống động
nhất.

. Đứng trên đèo nhìn xuống phía Đông (Quảng Bình) là biển Đông xanh ngời
trước mặt, với những đảo Hòn La, đảo Yến, vũng Chùa, mũi Rồng và đặc biệt là có thể
nhìn thấy lăng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.... Trong những năm chống Mỹ, Vịnh
Hòn La có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, là nơi neo đậu của các loại tàu thuyền để
vận chuyển hàng hóa. Trong năm 1972, tại vịnh hòn La đã diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt
giữa các lực lượng quân và dân Quảng Bình để chi viện cho chiến trường Miền Nam,
chiến dịch mang mật danh là KHR1.

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

7


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017
Đứng trên đỉnh Đèo Ngang nhìn về phía Đông – Quảng Bình

. Nhìn về phía Hà Tĩnh là những dải ghềnh đá lô nhô đâm ngang ra bờ biển tạo
thành những bãi tắm rất đẹp, cát trắng mịn màng. Mặt biển với những con thuyền nhỏ
dập dềnh trên sóng nước trập trùng. Thấp thoáng dưới chân đèo phía bắc, phía nam là
những ngôi nhà, dòng suối chảy quanh co, uốn khúc bên những ruộng lúa làm ta nhớ
đến những câu trong bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan: “Bước tới
đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa/ Lom khom dưới núi tiều vài chú/
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”...


Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

8


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

Đứng trên đỉnh Đèo Ngang nhìn về phía Hà Tĩnh

. Phía Tây đèo là núi dựng đứng, vững chãi như bình phong xanh ngắt với ngàn
mây bay lởn vởn buổi chiều tà trên ngọn núi cao 1.046m - đỉnh cao nhất của dãy Hoành
Sơn. Du khách đi xe máy hoặc ôtô, khi đổ xuôi xuống mái đèo phía nam khoảng 400m
sẽ thấy một dãy núi cao hàng trăm mét sừng sững chắn ngang trước mặt. Càng đến gần,
bức tường xanh cũng như đang chạy nhào tới, tạo nên cảm giác kỳ lạ mà không đèo nào
có được.

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

9


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

. Lên tới đỉnh đèo, nơi có tấm bảng phân chia địa phận hai tỉnh Quảng Bình - Hà
Tĩnh

rẽ theo con đường mòn nhỏ bên phải triền núi độ 500m, thấp thoáng giữa rừng thông là
di tích Hoành Sơn quan. Đây là cửa ải Hoành Sơn trấn giữ con đường thiên lý Bắc Nam, gợi biết bao suy tưởng về một thời Đàng Trong - Đàng Ngoài phân tranh. Cửa
Hoành Sơn được xây bằng đá dài 11 trượng, 8 thước, khoảng giữa là cửa quan, phía tả

và hữu đắp tường dài 75 trượng, cao 4 thước về mặt tả, mặt hữu và mặt sau bức tường
dài 12 trượng 2 thước được xây từ triều Minh Mạng thứ 14 (1833) hiện còn nguyên vẹn,
cùng hai nền móng của tường lũy bằng đá chạy theo hai hướng vào núi và xuống biển.
Trước đây phía cửa mỗi bên có 1.000 bậc đá để lên xuống theo triền núi cao. Hiện nay
trên đỉnh Đèo Ngang chỉ còn cổng chính Hoành Sơn với chiều cao cổng 6,3m, chiều
rộng (Đông – Tây) 6,15m, chiều dày của cổng là 5,6m cửa bên nam không còn bậc đá,
bên bắc chỉ còn khoảng vài trăm bậc, nhưng đã được làm lại nhiều. Phía trên vòm cửa
phía Bắc có ba chữ “Hoành Sơn Quan”..
Xuôi theo quốc lộ 1A, từ đỉnh đèo đổ xuống phía Hà Tĩnh khoảng 500m là gặp
phía bên phải những bậc đá leo lên cửa Hoành Sơn. Khách du lịch có thể dừng xe, theo
những bậc đá lên tham quan di tích. Bước trên từng bậc đá, thấy như còn ẩn hiện dấu
chân tiền nhân một thời xuôi ngược. Cũng nơi này đã in dấu chân Bác những ngày đi bộ
theo gia đình từ làng Sen vào Huế...
Dừng xe trên đỉnh đèo Ngang, đứng giữa trời gió lộng, ngắm núi rừng hay biển
xanh, nghe tiếng thông reo giữa ngàn mây mới thấy thật thư thái tâm hồn.

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

10


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

Những bậc đá lên Hành Sơn Quan như còn lưu dấu chân tiền nhân

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

11



Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

. Từ cửa Hoành Sơn nhìn xuống phía bắc là hồ nước U Bò. Quốc lộ 1A từ cửa
hầm đường bộ xuyên qua đèo Ngang bây giờ chạy cắt ngang hồ nước này. Phía nam là
hồ nước Quảng Đông lấp lánh ánh bạc mỗi buổi bình minh. Hai hồ nước nằm ngay dưới
chân đèo, nước trong xanh quanh năm. Trên đường qua đèo, từng đoạn ngắn lại bắt gặp
những dòng suối nhỏ đổ từ trên đỉnh núi đá về, róc rách chảy qua những chiếc cầu.
Dừng xe ngồi nghỉ, rửa mặt, tay chân bên dòng nước trong vắt, mát lạnh mới thật thú vị.
Cách khoảng 600m dưới chân đèo về phía nam là đền thờ công chúa Liễu Hạnh (Tức là
Vân Hương Thánh Mẫu), nằm trong cụm di tích, danh thắng gồm đèo Ngang, Hoành
Sơn quan, lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, biển Hòn La, vũng Chùa, đảo Yến... Đền
nằm trong tán lá rừng xanh mát, cách cửa hầm đường bộ xuyên đèo Ngang phía nam
hơn 100m. Có từ thời Thiên Hữu (1557) nhà Hậu Lê, theo thời gian đền bị hư hỏng
nhiều, sau đó được tỉnh Quảng Bình phục hồi theo nguyên mẫu. Theo người dân địa
phương, đền thờ này khá linh thiêng, đây là một di tích mang đậm tín ngưỡng nguyên
sơ, thuần khiết của người Việt, vì thế vài năm trở lại đây có rất nhiều du khách thập
phương ghé thăm, hương khói...

Lối vào đền thờ mẫu – Công chúa Liễu Hạnh

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

12


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

Đền thờ mẫu – Công chúa Liễu Hạnh
Có thể nói ai đến với Đèo Ngang đều không thể nào quên được khung cảnh non
nước kì vĩ cùng những câu chuyện về địa danh mà lịch sử từ hơn nghìn năm trước đã ghi

lại.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Hiểu rõ được vẻ đẹp của Đèo Ngang – chính là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
- Hiểu rõ vai trò địa lí, tầm vóc lịch sử của Đèo Ngang.
- Thêm yêu quý, trân trọng, tự hào về danh thắng của đất nước
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
- Hiểu rõ hơn về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, từ đó
phân tích tốt bài thơ.
- Học tập các nhà thơ xưa, sáng tác ra những tác phẩm hay về Đèo Ngang cũng
như những cảnh quan đẹp của tổ quốc.

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

13


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

14


Bài dự thi tích hợp liên môn - Trường THCS Hồng Minh – Năm học 2016/2017

Chu Phương Uyên – Lớp 7A1

15




×