Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI THI KIẾN THỨC LIÊN MÔN SINH ĐỊA TẠI SAO TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA SẼ LÀM CHO NHÀ Ở MÁT MẺ HƠN, KHÔNG KHÍ TRỞ NÊN TRONG LÀNH HƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.17 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC
Trường: TH & THCS Đại Dực- Tiên Yên.
Địa chỉ: Xã Đại Dực, Tiên Yên, Quảng Ninh
Điện thoại: 0333
Email:
Họ và tên học sinh:
1. Nình Móc Sài
2. Chíu Thu Hiền
Tiên Yên, tháng 11 năm 2014
Tình huống:
“TẠI SAO TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA
SẼ LÀM CHO NHÀ Ở MÁT MẺ HƠN, KHÔNG KHÍ TRỞ NÊN
TRONG LÀNH HƠN?”
I. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để đạt được kết quả tốt trong việc giải quyết tình huống : “Tại sao trang trí
nhà ở bằng cây cảnh và hoa sẽ làm cho nhà ở mát mẻ hơn, không khí trở nên
trong lành hơn” thì chúng ta cần đạt được những mục tiêu sau :
Hiểu rõ được đặc điểm của thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng, nhằm xác
định đúng các loại cây cảnh và hoa để trang trí nhà ở.
Trong quá trình trao đổi chất của thực vật thì có xảy ra quá trình đặc trưng là
quá trình quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ.
Trong không gian sinh hoạt của con người, từ các vận dụng từ gỗ, các chất
tẩy rửa, … có thể phát sinh các khí độc hại như: Khí Carbon monoxide (CO); Khí
Toluene; Khí Formanldehyde ,… gây tổn hại sức khỏe cho con người về lâu dài.
II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỮU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Theo kiến thức đã học của môn sinh học thì cây xanh chia làm 2 nhóm đó
chính là nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng như vậy muốn giải quyết tình huống trên
thì chúng ta phải xác định được đại diện của từng nhóm cây đó là nhu cầu ánh sáng
của cây nếu xác định đúng sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn cũng như giảm thời
gian và công sức chăm sóc cho cây.
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Để trang trí cây cảnh trong nhà ở cho hợp lí thì ta cần phân chia vị trí trang
trí cây cảnh trong nhà và vị trí trang trí ngoài nhà. Muốn trang trí cây cảnh cho phù
hợp từng vị trí thì chúng ta phải xác định được loại cây cảnh nào là cây ưa bóng và
loại cây cảnh là là loại cây ưa sáng.
Nếu trang trí cây cảnh trong nhà thì chúng ta sử dụng các loại cây ưa bóng vì
lượng ánh sáng trong phòng đã bị yếu đi, một số loại cây có thể dùng để trang trí
trong phòng.
Ví dụ: Hoa lan, cây phát tài, cây trường sinh,….
Còn nếu chúng ta muốn trang trí cây cảnh ngoài nhà, đường đi vào nhà thì
cần sử dụng nhóm cây cảnh ưa sáng.
Ví dụ: Cây Sanh, cây Si, cây Sung, cây tre,…đây là những cây ưa sáng, chịu
được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Ở môn sinh học cho chúng ta biết vai trò của nước đối với sự sống của sinh
vật nói chung và thực vật nói riêng, nhờ có nước mà thực vật có thể lấy được chất
dinh dưỡng để nuôi cơ thể, các chất dinh dưỡng hòa tan sẽ được rễ cây hút lên để
nuôi cơ thể, sau đó nước sẽ được thoát ra ngoài môi trường xung quanh thông qua
các lỗ thoát trên lá. Việc thoát hơi nước này sẽ tạo ra lực hút tiếp theo để hút nước
từ rễ lên lá, đồng thời lượng hơi nước tỏa ra xung quanh sẽ làm giảm nhiệt độ của
môi trường, làm cho ta cảm thấy rất mát mẻ khi chúng tat rang trí nhà ở bằng cây
cảnh và hoa như chúng ta đã học ở bài 12 môn công nghệ 6.
Trong môi trường xung quanh ta, lượng khí thải cacbonic liên tục tăng lên
do hoạt động hô hấp của con người. Động vật hay những hoạt động sinh hoạt sản

xuất của con người làm cho tỷ lệ cacbonic trong không khí tăng lên, đây là một
trong những chất khí không duy trì sự sống và cũng không duy trì sự cháy, nó là
một trong những chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ trái đất
tăng lên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đe dọa sự sống cho cả hành tinh. Nên
việc làm giảm tỷ lệ cacbonic trong không khí cũng đồng nghĩa với việc làm sạch
môi trường sống.
Kiến thức môn sinh học thì đặc trưng của thực vật còn một vấn đề nữa đó
chính là quá trình quang hợp nhằm tạo ra chất hữu cơ để nuôi cơ thể, các chất cần
thiết cho quá trình này là khí cacbonic, nước, ánh sáng và thành phần không thể
thiếu nữa đó chính là chất diệp lục có trong lá cây. Trong quá trình này thì cây xanh
sẽ hấp thụ khí cacbonic trong không khí thông qua quá trình quang hợp sẽ tạo ra
các sản phẩm trong đó có khí oxi. Đây là chất khí cần thiết cho sự sống, lượng oxi
sinh ra này sẽ làm giảm tỷ lệ cacbonic trong không khí. Bên cạnh việc cây xanh có
khả năng làm giảm lượng cacbonic trong không khí thì việc cản bụi cũng là một vai
trò đáng kể của cây xanh, một số loại cây cảnh được trồng để trang trí trong sân,
hành lang, hàng rào,… có khả năng che, cản bụi.
Ví dụ: Cây dâm bụt, cẩm thạch,… Ngoài những khả năng trên một số loại
cây xanh còn có khả năng hút độc trong môi trường như cây Trâm Ổi có khả năng
hút độc chì từ không khí và góp phần làm trong sạch không khí và tạo không khí
trong lành.
Một số tác dụng của việc trồng cây trong nhà:
1. Tăng độ ẩm trong nhà và giảm bụi, giảm các bệnh liên quan đến cảm
lạnh thông thường tới hơn 30% .
2. Carbon dioxide dư thừa có thể nâng cao mức độ buồn ngủ. Trong quá
trình quang hợp, cây xanh sẽ loại bỏ carbon dioxide từ không khí.
3. Trồng cây trong nhà có thể khiến tinh thần bạn tốt hơn, giúp bạn bình tĩnh
và lạc quan. Thêm vào đó, cây xanh còn có tác dụng giảm huyết áp khi căng thẳng.
4. Cây xanh tạo ra oxi và giảm lượng carbon dioxide, giảm ẩm mốc và mùi
hôi trong không khí - tác nhân gây ra bệnh đau đầu
5. Tăng khả năng miễn dịch, giảm các bệnh dị ứng cho bé.

6. Một số loại cây, như cây bạch đàn, có thể làm tan đờm và giảm tắc nghẽn
hệ thống hô hấp, giúp phế quản mở và làm tan các chất nhầy khi cảm lạnh, cảm
cúm hay viêm phế quản. Nó hoạt động như 1 chất khử trùng tự nhiên.
7. Cây xanh cung cấp độ ẩm tự nhiên, làm tăng độ ẩm trong nhà, giảm khô
da. Hãy thử trồng 1 chậu cây English ivy nếu bạn sống trong khí hậu khô.
English ivy
8. Cải thiện chứng mất ngủ bởi cây xanh cung cấp oxi, giúp cải thiện giấc
ngủ. Một số loại cây như cúc đồng tiền cung cấp oxi vào ban đêm, do đó hãy đặt
chúng gần giường ngủ của bạn.
Hoa cúc đồng tiền
Ngoài ra trong không gian sống của con người có rất nhiều đồ dùng, chất tẩy
rửa tạo ra các khí độc hại tới sức khỏe của con người nên có thể trồng một số loại
cây có khả năng hút khí độc như: Khí Carbon monoxide (CO) là một chất khí
không màu, không mùi, không vị, bắt cháy và có thể gây độc hại cao. Nhiễm độc
CO có thể gây tử vong phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới. Khí Toluene là
một dung môi hữu cơ dễ bay hơi được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp. Trong nhà, toluene có thể phát sinh từ nhiều nguồn như sơn, khói thuốc lá,
chất tẩy rửa, hoặc có thể bị khuếch tán từ ngoài trời vào trong phòng do nó có nhiều
trong khí thải giao thông, Khí Formanldehyde là khí độc trong các vật liệu như
thảm, gõ dán, chất keo dính làm giảm chất lượng không khí và dẫn đến dị ứng, đau
đầu, hen suyễn… Nếu để các khí này tích tụ lâu dài trong không gian sống thì con
người về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe vì vậy ta có thể trồng một số loại
cây có khả năng hút khí độc hại này như :
Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO
Cây ngũ gia bì:
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ
khí toluen sau 24h tiếp xúc của ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ
tiếp xúc.
Cây thiên niên kiện
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, cây thiên niên kiện có thể hút khí CO và

formaldehyde.
III. GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Trên cơ sở các nghiên cứu tổng quan đã được nêu trên thì giải pháp chủ yếu
để giải quyết tình huống là căn cứ vào các cơ sở khoa học đã được nghiên cứu ở
môn sinh học mà chúng ta lập luận, thiết minh để giải quyết tình huống đã được
nêu ra dựa vào kiến thức môn công nghệ.
Thứ nhất: Sử dụng, bố trí cây xanh một cách hợp lý trong không gian sống.
Thứ hai: Lựa chọn các loại cây phù hợp với từng không gian sống.Ví dụ
chọn cây trong phòng ngủ, phòng khách, ban công, vườn nhà,…
Thứ ba: Chọn các loại cây có tác dụng lọc không khí, khử độc, các loại cây
tỏa ra mùi hương có ích cho con người, tạo tinh thần thoải mái.
IV. THUYẾT MINH QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Hiện nay, nhà ở thường gắn liền với thiên nhiên. Đưa cây cảnh vào nội thất
sẽ rất hữu ích, hình thành những cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện đáng kể
môi trường sống và điều chỉnh luồng không khí.
Màu xanh của lá cây xuất hiện trong nhà không chỉ điều hòa vi khí hậu,
mang lại vẻ tươi mát mà còn giúp phục hồi sinh khí cho nơi ở. Vì vậy trồng cây
cảnh trong nhà nên là những loại cây xanh thích hợp, có nhiều mầm lộc phù hợp
với môi trường sống, ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy rằng: trồng cây cảnh
trong nhà có thể giúp chúng ta giảm căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn. Họ đã
liệt kê ra những cây cảnh thích hợp để trồng trong nhà và nơi làm việc bao gồm:
cây thường xuân hay những loại cây xanh có lá sáp và cây thuộc họ dương xỉ. Đây
là những loại cây có hả năng hấp thụ tốt nhất đối với các chất ô nhiễm không khí
trong nhà và công sở.
Bên cạnh tác dụng lọc những chất độc hại nói trên, cây cảnh trồng trong
nhà còn có tác dụng phòng bệnh. Trong khi Tây y luôn thể hiện tính đối kháng khi
chữa bệnh thì Đông y lại mang tính chất hóa giải, chữa trị bệnh ở phạm trù cá thể
hóa, lấy thiên nhiên làm trọng. Nói rõ hơn, chính từ việc chọn sức sống và sức khỏe
của con người làm tiêu chí tối thượng cho y đức hành nghiệp nên các thầy thuốc

Đông y đã tìm thấy mối tương quan mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Đây
cũng là đặc tính chữa bệnh của Đông y, quy vào 8 biện pháp tối ưu như: Hãn ( xuất
mồ hôi), Thổ ( nôn mửa), Hạ ( lưu thông đại tiện tiểu tiện), Hòa ( hòa giải), Ôn
( làm ấm thân nhiệt), thanh ( gây mát nội tạng), tiêu ( tiêu hóa thức ăn), bổ ( bồi
dưỡng tăng lực). Phương pháp này nhằm cân bằng và khôi phục chỉnh thể , hóa giải
mâu thuẫn giữa sức chống bệnh ( đề kháng chính khí) và với tác nhân gây bệnh ( tà
khí). Văn hóa giữa bệnh của Đông y nổi bật một bản sắc riêng biệt. Việc trồng
những cây chữa bệnh là một ví dụ.
Nếu như cây cảnh có thể tiết ra các độc chất gây ô nhiễm không khí và ảnh
hưởng tới sức khỏe thì cũng có thể loại trừ, sức đề kháng cao với các tác nhân gây
hại. Vì vậy, khi trang trí cây cần đặt ở môi trường không khí thích ứng lý hóa, sinh
thái của thiên nhiên theo đúng nguyên tắc.
Với tình huống “Tại sao trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa sẽ làm cho nhà
ở, phòng ở mát mẻ hơn, không khí trong sạch hơn?” Căn cứ đã được nêu dựa vào
kiến thức liên môn, môn sinh học thì cây xanh có khả năng thoát hơi nước thông
qua lá sẽ làm cho nhiệt độ môi trường xung quanh cây trở nên mát mẻ hơn, đồng
thời cây xanh có khả năng cản bụi từ ngoài bay vào nhà, vào phòng và một quá
trình nữa đó là quá trình quang hợp sẽ hấp thụ lượng cacbonic trong không khí và
cung cấp cho môi trường một lượng đáng kể oxi. Ngoài ra có một số loại cây xanh
có thể hút các khí độc hai được tạo ra từ các vật dụng, chất tẩy rửa, …gây hại sức
khỏe của con người. Cho nên sẽ làm cho không khí trong nhà và ngoài nhà trở nên
trong sạch hơn khi chúng ta trang trí cây cảnh và hoa.
V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có đầy
đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của
xã hội. Vệc gải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận dụng
kiến của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào đó trong đời
sống. Đồng thời việc giải quyết thành công tình huống “Tại sao trang trí nhà ở
bằng cây cảnh và hoa sẽ làm cho nhà ở mát mẻ hơn, không khí trở nên trong
lành hơn” một lần nữa khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức liên môn của

người học.
Trong thực tiễn học tập chúng ta còn gặp rất nhiều các tình huống khác nhau
từ tình huống đơn giản đến các tình huống phức tạp cần phải giải quyết, mà muốn
giải quyết được các tình huống đó chúng ta phải sử dụng kiến thức của nhiều môn
học khác nhau như: Giáo dục thể chất của môn thể dục, cần có sự kết hợp kiến thức
nấu ăn, chế độ ăn uống hợp lý ở môn công nghệ nấu ăn, hay muốn thu chi hợp lý
trong gia đình? Làm thế nào để tạo ra thu nhập của gia đình? và chi tiêu như thế
nào cho hợp lý? Của môn công nghệ 6 thì cần sử dụng kiến thức liên môn của toán
học,…Tóm lại, ý nghĩa thật sự của việc hiểu biết kiến thức liên môn là vận dụng
kiến thức của nhiều môn học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đời sống
kinh tế - xã hội./.
Nhóm học sinh thực hiện
Nình Móc Sài
Chíu Thu Hiền

×