Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẤU TRÚC TẦNG TRẦM TÍCH OLIGOCEN VÀ MIOCEN LÔ X BỂ CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THÚY AN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN VÀ XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ CẤU TRÚC TẦNG TRẦM TÍCH OLIGOCEN VÀ MIOCEN
LÔ X BỂ CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐỊA VẬT LÝ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
KS. TRẦN QUANG TRUNG

GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:

HÀ NỘI - 6/2017


2

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................ 9
1.1. Vị trí địa lý [1]....................................................................................................... 9
1.2. Lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí [1] ......................... 9
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 .................................................................................. 9
1.2.2. Giai đoạn 1975-1979.......................................................................................... 11


1.2.3. Giai đoạn 1980 đến 1988.................................................................................... 11
1.2.4. Giai đoạn 1989 đến nay ....................................................................................... 12
1.3. Các yếu tố cấu trúc và lịch sử phát triển địa chất [1] ........................................... 13
1.3.1. Các yếu tố cấu trúc ............................................................................................ 13
1.3.2. Lịch sử phát triển địa chất ................................................................................. 17
1.4. Địa tầng và thạch học [1] ..................................................................................... 22
1.4.1. Địa tầng ............................................................................................................ 22
1.4.2. Thạch học .......................................................................................................... 23
1.5. Hệ thống dầu khí của lô X.................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN 3D ........... 29
2.1. Phương pháp địa chấn 3D .................................................................................... 29
2.1.1. Bản chất phương pháp địa chấn 3D ................................................................. 29
2.1.2. Ưu điểm ............................................................................................................ 30
2.1.3. Nhược điểm ....................................................................................................... 34
2.2. Minh giải cấu trúc tài liệu địa chấn 3D ................................................................ 35
2.3. Xây dựng băng địa chấn tổng hợp ....................................................................... 36
2.3.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 36
2.4. Xác định ranh giới phản và xạ hệ thống đứt gãy ................................................. 38
2.4.1. Xác định ranh giới các phản xạ……………………………………..……....... 38
2.4.2. Xác định đứt gãy…………………………………………………...……….. .. 43
2.5. Thành lập các bản đồ…………………………………………………………. .. 45
2.5.1. Bản đồ đẳng thời…………………………………………………………… ... 45
2.5.2. Xây dựng mô hình vận tốc…………………………………..…………..….. .. 46
2.5.3. Xây dựng bản đồ đẳng sâu………………………………………………..… .. 47
2.6. Minh giải tài liệu địa chấn trên Workstation…………………………………. .. 48


3

2.6.1. Trang thiết bị phần cứng……………………………………………...…..… .. 48

2.6.2. Phần mềm sử dụng trong minh giải tài liệu địa chấn……………………….. .. 48
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ MINH GIẢI ĐỊA CHẤN KHU VỰC LÔ X,
BỂ CỬU LONG…………………………………………………………………... . 57
3.1. Cơ sở tài liệu ........................................................................................................ 50
3.1.1. Tài liệu địa chấn…………………………...………………………...……… .. 50
3.1.2. Tài liệu giếng khoan ......................................................................................... 53
3.2. Kết quả xây dựng băng địa chấn tổng hợp ........................................................... 50
3.3. Minh giải lát cắt địa chấn ..................................................................................... 55
3.3.1. Minh giải ranh giới ............................................................................................ 57
3.3.2. Minh giải đứt gãy .............................................................................................. 60
3.4. Các bản đồ cấu trúc .............................................................................................. 64
3.4.1. Bản đồ đẳng thời…………...……………………………………………….. .. 64
3.4.2. Bản đồ đẳng sâu:………………………...………………………………….. .. 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………...…………. .. 89
CÁC DANH MỤC VÀ CHỮ VIẾT TẮT……………………………………….... 92


4

DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1

3.1

Nội dung
Pha minh giải địa chấn lô X bể Cửu Long


Trang
61


5

DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

1.1

Vị trí địa lý bể Cửu Long

11

2

1.2

Sơ đồ phân vùng kiến tạo Bể Cửu Long


15

3

1.3

Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long

16

4

1.4

Bản đồ cấu trúc mặt móng Bể Cửu Long

18

5

1.5

Bản đồ cấu trúc trong Oligocen trên - CL52 Bể Cửu Long

19

6

1.6


Bản đồ cấu trúc nóc Oligocen - CL50 Bể Cửu Long

21

7

1.7

Bản đồ cấu trúc nóc Mioocen dưới- CL40 Bể Cửu Long

21

8

1.8

Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long

24

9

1.9

Cát kết tập cơ sở của Oligocen dưới GK R8, độ sâu
3.520,4m

26

10


1.10a Đá Gabro diabas trong GK R8 tại độ sâu 3215m (a)

28

11

1.10b Lát mỏng đá basalt porphyrit, độ sâu 3.328,5m, GK R4

28

12

1.11

Cát kết hạt trung chứa dầu tại GK R8, độ sâu 2.706,2m

29

13

2.1

Hình ảnh không gian 3 chiều trong khảo sát địa chấn 3D

34

14

2.2


Thu nổ địa chấn 3D trên biển

36

15

2.3

Sơ đồ minh họa các cách “cắt” một khối địa chấn 3D

37

16

2.4

Dịch chuyển địa chấn trong địa chấn 2D và 3D

38

17

2.5

Bản đồ cấu trúc miền thời gian với số liệu 2D và 3D

39

18


2.6

Sơ đồ trình tự minh giải tài liệu địa chấn D

42

19

2.7

Mô hình xây dựng băng địa chấn tổng hợp

44

20

2.8

Các pha liên kết khi minh giải mặt ranh giới phản xạ

46

21

2.9

Bất chỉnh hợp bào mòn cắt xén

48


22

2.10

Bất chỉnh hợp đào khoét

50

23

2.11

Mô hình tổng hợp các bất chỉnh hợp địa chấn

51

24

2.12

Các loại đứt gãy chính

52

25

2.13

Fault Polygons thể hiện trên bản đồ đẳng sâu mặt móng


53

26

2.14

Các bước xây dựng mô hình vận tốc 3D

57

27

2.15

Giao diện phần mềm Landmark

58

28

3.1

Kết quả xây dựng băng địa chấn tổng hợp

59

29

3.2


Lát cắt địa chấn theo tuyến AA’

59

30

3.3

Mặt cắt điạ chấn theo tuyến XL 3160

60


6

31

3.4

Mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline 2564

61

32

3.5

Mặt cắt địa chấn theo tuyến crossline 3230


62

33

3.6

Mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline 2564

62

34

3.7

Mặt cắt địa chấn theo tuyến In2204

63

35

3.8

Bản đồ đẳng thời tầng BI2

64

36

3.9


Bản đồ đẳng thời tầng BI1

76

37

3.10

Bản đồ đẳng thời tầng C

77

38

3.11

Bản đồ đẳng thời D

78

39

3.12

Kết quả xây dựng mô hình vận tốc

79

40


3.13

Bản đồ đẳng sâu tập BI.2

80

41

3.14

Bản đồ đẳng sâu tập BI.1

81

42

3.15

Bản đồ đẳng sâu tập C

82

43

3.16

Bản đồ đẳng sâu tập D

84



7

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, kể từ khi thành lập, ngành Dầu khí Việt Nam, đã có
những bước tiến vượt bậc, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.
Nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu này ngày một tăng trong khi đó nguồn cung cấp
lại đang dần cạn kiệt, mặt khác dầu khí là một nguồn tài nguyên không tái sinh. Vì
vậy, bên cạnh việc mở rộng khai thác thì phải không ngừng tìm kiếm thăm dò,
nghiên cứu các cấu tạo mới nhằm xác định tiềm năng triển vọng dầu khí. Trong
công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí, minh giải tài liệu địa chấn phục vụ cho giải
quyết các nhiệm vụ địa chất có vai trò đặc biệt quan trọng bởi việc sử dụng các kết
quả minh giải tài liệu địa chấn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề như xác định và liên kết
các ranh giới địa tầng, phân tích các đặc điểm cấu kiến tạo, đặc điểm phân bố thạch
học trầm tích, lịch sử phát triển địa chất, đặc điểm liên quan đến tiềm năng dầu khí.
Được sự phân công của Bộ môn Địa Vật Lý, Khoa Dầu Khí, Trường Đại học Mỏ
- Địa Chất và được sự đồng ý của Tổng Công Ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt Nam
(PVEP), tôi đã được phân công về thực tập tốt nghiệp tại Công ty Điều hành thăm dò
khai thác dầu khí trong nước (PVEP POC). Trên cơ sở kiến thức đã học và tài liệu thu
thập được, cùng với sự giúp đỡ của ThS. Nguyễn Đình Chức và các cán bộ trong
phòng thăm dò công ty PVEP POC, đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
Trần Quang Trung cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Địa vật lý Trường Đại học
Mỏ - Địa chất, tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Minh giải
tài liệu địa chấn và xây dựng bản đồ cấu trúc tầng trầm tích Oligocen và
Miocen lô X bể Cửu Long” Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành gồm các nội dung
như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.

Chương 2: Phương pháp minh giải tài liệu địa chấn 3D.
Chương 3: Kết quả minh giả địa chấn lô X bể Cửu Long.
Kết luận và kiến nghị.


8

Mặc dù bản thân đã cố gắng tuy nhiên đồ án này không tránh khỏi những sai
sót, tôi rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của toàn thể các thầy cô
giáo và các bạn đọc nhằm xây dựng, chỉnh sửa đồ án này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thúy An


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý [1]
Bể trầm tích Cửu Long (hình 1.1) nằm chủ yếu trên thềm lục điạ phía Nam
Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu
dục, vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu-Bình Thuận. Bể Cửu
Long được xem là bể trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu
tính theo đường đẳng dày trầm tích 1000m thì bể có xu hướng mở về phía ĐB, phía
Biển Đông hiện tại. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách
với bể Nam Côn Sơn (NCS) bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng
Khorat – Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú
Khánh. Bể có diện tích khoảng 36000km2, bao gồm cá lô: 9, 15, 16, 17 và một phần

của các lô 1,2,25 và 31. Bể được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên Đệ Tam,
chiều dày lớn nhất của chúng tại trung tâm bể có thể đạt tới 7-8km.
Công tác khảo sát đại vật lý tạo bể Cửu Long đã được tiến hành từ thập niên
70. Đến năm 1975 tại giếng khoan sâu tìm kiếm dầu đầu tiên BH-1X đã phát hiện
được dòng dầu công nghiệp đầu tiên trong cát kết Miocene dưới. Kể từ đó công tác
thăm dò địa chất dầu khí đã được tổng cục Dầu khí Việt Nam (nay là tổng công ty
dầu khí Việt Nam) quan tâm, triển khai một cách mạnh mẽ. Đến nay bể Cửu Long
được xem là một bể chứa dầu lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam với các mỏ đang
được khai thác như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc... và nhiều mỏ khác
đang được thẩm lượng chuẩn bị phát triển.
1.2. Lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí bể Cửu Long gắn liền với lịch sử tìm kiếm
thăm dò dầu khí của thềm lục địa Nam Việt Nam. Căn cứ vào quy mô, mốc lịch sử
và kết quả thăm dò, lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của bể Cửu Long được chia ra
thành 4 giai đoạn:
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975
Đây là thời kỳ khảo sát địa vật lý khu vực như từ, trọng lực và địa chấn để
phân chia các lô, chuẩn bị cho công tác đấu thầu, ký hợp đồng dầu khí.
Năm 1967 US Navy Oceanographic Office đã tiến hành khảo sát từ hàng
không gần khắp lãnh thổ Miền Nam.
Năm 1967-1968 hai tàu Ruth và Maria của Alpine Geophysical Corporation
đã tiến hành đo 19500 km tuyến địa chấn ở phía Nam Biển Đông trong đó có tuyến


10

cắt qua bể Cửu Long.
Năm 1969 Công ty Ray Geophysical Mandrel đã tiến hành đo địa vật lý biển
bằng tàu N.V.Robray I ở vùng thềm lục địa Miền Nam và vùng phía Nam của Biển
Đông với tổng số 3482km tuyến trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.

Trong năm 1969 US Navy Oceanographic cũng tiến hành đo song song 20.000 km
tuyến địa chấn bằng 2 tàu R/V E.V Hunt ở vịnh Thái Lan và phía Nam Biển Đông
trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Đầu năm 1970, công ty Ray Geophysical Mandrel lại tiến hành đo đợt hai ở
Nam Biển Đông và dọc bờ biển 8.639 km, đảm bảo mạng lưới cỡ 30 km x 50 km,
kết hợp giữa các phương pháp từ, trọng lực và hàng không trong đó có tuyến cắt
qua bể Cửu Long.

Hình 1.1: Vị trí địa lý bể Cửu Long [1]
Năm 1973-1974 đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu Long là
09, 15 và 16.
Năm 1974, công ty Mobil trúng thầu trên lô 09 đã tiến hành khảo sát địa vật
lý, chủ yếu là địa chấn phản xạ, có từ và trọng lực với khối lượng là 3.000 km


11

tuyến. Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975 Công ty Mobil đã khoan giếng khoan
tìm kiếm đầu tiên trong bể Cửu Long, BH-1X ở phần đỉnh của cấu tạo Bạch Hổ.
Kết quả thử vỉa đối tượng cát kết Miocen dưới ở chiều sâu 2.755-2.819m đã cho
dòng dầu công nghiệp, lưu lượng dầu đạt 342m3/ngày. [Viện dầu khí,1993. Báo cáo
tổng kết đánh giá tiềm năng dầu khí bể Cửu Long, Hà Nội; Địa chất và tài nguyên dầu khí
VN]. Kết quả này đã khẳng định triển vọng và tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long.

1.2.2. Giai đoạn 1975-1979
Năm 1976, Công ty địa vật lý CGG của Pháp khảo sát 1.210,9 km theo các
con sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu-Côn Sơn. Kết
quả của công tác khảo sát địa chấn đã xây dựng được các tầng phản xạ chính: từ
CL20 đến CL80 và khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long với một mặt cắt trầm
tích Đệ Tam dày.

Năm 1978 công ty Geco (Na Uy) thu nổ địa chấn 2D trên lô 10, 09, 16, 19, 20,
21 với tổng số 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng lưới
tuyến 2x2 và 1x1 km. Riêng đối với lô 15, công ty Deminex đã hợp đồng với Geco
khảo sát 3.221,7 km tuyến địa chấn với mạng lưới 3,5 x 3,5 km trên lô 15 và cấu tạo
Cửu Long (nay là Rạng Đông). Căn cứ vào kết quả minh giải tài liệu địa chấn này
Deminex đã khoan 4 giếng khoan tìm kiếm trên các cấu tạo triển vọng nhất Trà Tân
(15-A- 1X), Sông Ba (15-B-1X), Cửu Long (15- C-1X) và Đồng Nai (15-G-1X).
Kết qủa khoan các giếng này đều gặp các biểu hiện dầu khí trong cát kết tuổi
Miocen sớm và Oligocen, nhưng dòng không có ý nghĩa công nghiệp.
1.2.3. Giai đoạn 1980 đến 1988
Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam trong giai
đoạn này được triển khai rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào một đơn vị, đó là
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Năm 1980 tàu nghiên cứu POISK đã tiến hành
khảo sát 4.057 km tuyến địa chấn MOB - điểm sâu chung, từ và 3.250 km tuyến
trọng lực. Kết quả của đợt khảo sát này đã phân chia ra được tập địa chấn B (CL4-1,
CL4-2), C (CL5-1), D (CL5-2), E (CL5-3) và F (CL6-2), đã xây dựng được một số
sơ đồ cấu tạo dị thường từ và trọng lực Bouguer.
Năm 1981 tàu nghiên cứu Iskatel đã tiến hành khảo sát địa vật lý với mạng
lưới 2x2,2 - 3x2-3 km địa chấn MOB-ỖT-48, trọng lực, từ ở phạm vi lô 09 , 15 và
16 với tổng số 2.248 km.
Năm 1983-1984 tàu viện sĩ Gamburxev đã tiến hành khảo sát 4.000 km tuyến
địa chấn để nghiên cứu phần sâu nhất của bể Cửu Long.


12

Trong thời gian này XNLD Vietsovpetro đã khoan 4 giếng trên các cấu tạo
Bạch Hổ và Rồng: R-1X, BH-3X, BH-4X, BH-5X và
TĐ-1X trên cấu tạo Tam Đảo. Trừ TĐ-1X tất cả 4 giếng còn lại đều phát hiện
vỉa dầu công nghiệp từ các vỉa cát kết Miocen dưới và Oligocen (BH-4X).

Cuối giai đoạn 1980 - 1988 được đánh dấu bằng việc Vietsovpetro đã khai
thác những tấn dầu từ 2 đối tượng khai thác Miocen, Oligocen dưới của mỏ Bạch
Hổ vào năm 1986 và phát hiện ra dầu trong đá móng granit nứt nẻ vào tháng 9 năm
1988.
1.2.4. Giai đoạn 1989 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất công tác tìm kiếm, thăm dò và khai
thác dầu khí ở bể Cửu Long. Với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Dầu
Khí, hàng loạt các công ty dầu nước ngoài đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc
cùng đầu tư vào các lô mở và có triển vọng tại bể Cửu Long. Đến cuối năm 2003 đã
có 9 hợp đồng tìm kiếm thăm dò được ký kết trên các lô: 09-1, 09-2, 09-3, 01&02,
01&02/96, 15-1, 15-2, 16-1, 16-2, 17.
Triển khai các hợp đồng đã ký về công tác khảo sát địa vật lý thăm dò, các
công ty dầu khí đã ký hợp đồng với các công ty dịch vụ khảo sát địa chấn có nhiều
kinh nghiệm trên thế giới như: CGG, Geco-Prakla, Western Geophysical Company,
PGS v.v. Hầu hết các lô trong bể đã được khảo sát địa chấn tỉ mỉ không chỉ phục vụ
cho công tác thăm dò mà cả cho công tác chính xác mô hình vỉa chứa. Khối lượng
khảo sát địa chấn trong giai đoạn này, 2D là 21.408 km và 3D là 7.340,6 km2. Khảo
sát địa chấn 3D được tiến hành trên hầu hết các diện tích có triển vọng và trên tất cả
các vùng mỏ đã phát hiện.
Trong lĩnh vực xử lý tài liệu địa chấn 3D có những tiến bộ rõ rệt khi áp dụng
quy trình xử lý dịch chuyển thời gian và độ sâu trước cộng (PSTM, PSDM).
Cho đến hết năm 2003 tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác
đã khoan ở bể Cửu Long khoảng 300 giếng, trong đó riêng Vietsovpetro chiếm trên
70%.
Bằng kết quả khoan nhiều phát hiện dầu khí đã được xác định: Rạng Đông (lô
15.2), Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng (lô 15.1), Topaz North, Diamond,
Pearl, Emerald (lô 01), Cá Ngừ Vàng (lô 09.2), Voi Trắng (lô 16.1), Đông Rồng,
Đông Nam Rồng (lô 09-1). Trong số phát hiện này có 5 mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng
(bao gồm cả Đông Rồng và Đông Nam Rồng), Rạng Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc
hiện đang được khai thác, với tổng sản lượng khoảng 45.000 tấn/ngày. Tổng lượng



13

dầu đã thu hồi từ 5 mỏ từ khi đưa vào khai thác cho đến đầu năm 2005 khoảng 170
triệu tấn.
1.3. Các yếu tố cấu trúc và lịch sử phát triển địa chất
1.3.1. Các yếu tố cấu trúc
Việc phân chia các đơn vị cấu tạo được dựa trên đặc điểm cấu trúc địa chất
của từng khu vực với sự khác biệt về chiều dày trầm tích và thường được giới hạn
bởi những đứt gãy hoặc hệ thống đứt gãy có biên độ đáng kể. Nếu coi Bể Cửu Long
là đơn vị cấu trúc bậc 1 thì cấu trúc bậc 2 của bể bao gồm các đơn vị cấu tạo sau:
trũng phân dị Bạc Liêu; trũng phân dị Cà Cối; đới nâng Cửu Long; đới nâng Phú
Quý (phần lún chìm kéo dài khối nâng Côn Sơn) và trũng chính bể Cửu Long. Ranh
giới phân chia các đơn vị cấu tạo được thể hiện trên hình 9.2.
Trũng phân dị Bạc Liêu là một trũng nhỏ nằm ở phần cuối Tây Nam của bể
Cửu Long với diện tích khoảng 3600 km2. Gần một nửa diện tích của trũng thuộc lô
31, phần còn lại thuộc phần nước nông và đất liền. Trũng có chiều dày trầm tích Đệ
Tam không lớn khoảng 3km và bị chia cắt bởi các đứt gãy thuận có phương TBĐN. Trong trũng có khả năng bắt gặp trầm tích như trong trũng phân dị Cà Cối.
Trũng phân dị Cà Cối nằm chủ yếu ở khu vực cửa sông Hậu có diện tích rất
nhỏ và chiều dày trầm tích không lớn, trên dưới 2000 m. Tại đây đã khoan giếng
khoan CL- 1X và mở ra hệ tầng Cà Cối. Trũng bị phân cắt bởi các đứt gãy kiến tạo
có phương ĐB- TN, gần như vuông góc với phương của đứt gãy trong trũng phân dị
Bạc Liêu.
Đới nâng Cửu Long nằm về phía Đông của trũng phân dị Bạc Liêu và Cà
Cối, phân tách 2 trũng này với trũng chính của bể Cửu Long. Đới nâng có chiều dày
trầm tích không đáng kể, chủ yếu là trầm tích hệ tầng Đồng Nai và Biển Đông. Đới
nâng không có tiền đề, dấu hiệu dầu khí vì vậy đã không được nghiên cứu chi tiết và
không xác định sự phát triển các đứt gãy kiến tạo.
Các đơn vị cấu trúc vừa nêu được xem là rất ít hoặc không có triển vọng dầu

khí, vì vậy chúng ít khi được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu và đôi khi
không được xem như một đơn vị cấu thành của bể Cửu Long.
Đới nâng Phú Quý được xem như phần kéo dài của đới nâng Côn Sơn về phía
Đông Bắc, thuộc lô 01 và 02. Đây là đới nâng cổ, có vai trò khép kín và phân tách
bể Cửu Long với phần phía Bắc của bể Nam Côn Sơn. Tuy nhiên, vào giai đoạn
Neogen - Đệ Tứ thì diện tích này lại thuộc phần mở của bể Cửu Long. Chiều dày
trầm tích thuộc khu vực đới nâng này dao động từ 1.5 đến 2 km. Cấu trúc của đới bị


14

ảnh hưởng khá mạnh bởi hoạt động núi lửa, kể cả núi lửa trẻ.

Hình 1.2: Sơ đồ phân vùng kiến tạo Bể Cửu Long [1]
Trũng chính bể Cửu Long. Đây là phần lún chìm chính của bể, chiếm tới
3/4diện tích bể, gồm các lô 15, 16 và một phần các lô 01, 02, 09, 17. Theo đường
đẳng dày 2 km thì Trũng chính bể Cửu Long thể hiện rõ nét là một bể khép kín có
dạng trăng khuyết với vòng cung hướng ra về phía Đông Nam. Toàn bộ triển vọng
dầu khí đều tập trung ở trũng này. Vì vậy, cấu trúc của trũng được nghiên cứu khá
chi tiết và được phân chia ra thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn như một bể độc lập
thực thụ.
Các đơn vị cấu tạo bậc 3 gồm: trũng Đông Bắc; trũng Tây Bạch Hổ; trũng
Đông Bạch Hổ; sườn nghiêng Tây Bắc; sườn nghiêng Đông Nam; đới nâng Trung
Tâm; đới nâng phía Bắc; đới nâng phía Đông; đới phân dị Đông Bắc; đới phân dị
Tây Nam (Hình 1.3).
Sườn nghiêng Tây Bắc là dải sườn bờ Tây Bắc của bể kéo dài theo hướng
ĐB- TN, chiều dày trầm tích tăng dần về phía Tây Nam từ 1 đến 2.5 km. Sườn
nghiêng bị cắt xẻ bởi các đứt gãy kiến tạo có hướng ĐB-TN hoặcTB-ĐN, tạo thành
các mũi nhô. Trầm tích Đệ Tam của bể thường có xu hướng vát nhọn và gá đáy lên
móng cổ granitoid trước Kainozoi.

Sườn nghiêng Đông Nam là dải sườn bờ Đông Nam của bể, tiếp giáp với đới
nâng Côn Sơn. Trầm tích của đới này có xu hướng vát nhọn và gá đáy với chiều dày
dao động từ 1 đến 2.5 km. Sườn nghiêng này cũng bị phức tạp bởi các đứt gãy kiến


15

tạo có phương ĐB-TN và á vĩ tuyến tạo nên các cấu tạo địa phương như cấu tạo
Amethyst, Cá Ông Đôi, Opal, Sói.

Hình 1.3: Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long [1]
Trũng Đông Bắc, đây là trũng sâu nhất, chiều dày trầm tích có thể đạt tới 8
km. Trũng có phương kéo dài dọc theo trục chính của bể, nằm kẹp giữa hai đới
nâng và chịu khống chế bởi hệ thống các đứt gãy chính hướng ĐB-TN.
Trũng Tây Bạch Hổ. Trong một số tài liệu trũng này được ghép chung với
trũng Đông Bắc. Tuy nhiên, về đặc thù kiến tạo giữa 2 trũng có sự khác biệt đáng kể
đặc biệt là phương của các đứt gãy chính. Trũng Tây Bạch Hổ bị khống chế bởi các
đứt gãy kiến tạo có phương á vĩ tuyến, tạo sự gấp khúc của bể. Chiều dày trầm tích
của trũng này có thể đạt tới 7.5 km.
Trũng Đông Bạch Hổ nằm kẹp giữa đới nâng Trung Tâm về phía Tây, sườn
nghiêng Đông Nam về phía Đ-ĐN và đới nâng Đông Bắc về phía Bắc. Trũng có
chiều dày trầm tích đạt tới 7 km và là một trong ba trung tâm tách giãn của bể.
Đới nâng Trung Tâm là đới nâng nằm kẹp giữa hai trũng Đông và Tây Bạch
Hổ và được giới hạn bởi các đứt gãy có biên độ lớn với hướng đổ chủ yếu về phía
Đông Nam. Đới nâng bao gồm các cấu tạo dương và có liên quan đến những khối
nâng cổ của móng trước Kainozoi như: Bạch Hổ, Rồng. Các cấu tạo bị chi phối
không chỉ bởi các đứt thuận hình thành trong quá trình tách giãn, mà còn bởi các
đứt gãy trượt bằng và chờm nghịch do ảnh hưởng của sự siết ép vào Oligocen
muộn.
Đới nâng phía Tây Bắc nằm về phía Tây Bắc trũng Đông Bắc và được khống

chế bởi các đứt gãy chính phương ĐB-TN.


16

Về phía TB đới nâng bị ngăn cách với Sườn nghiêng Tây Bắc bởi một địa hào
nhỏ có chiều dày trầm tích khoảng 6 km. Đới nâng bao gồm cấu tạo Vừng Đông và
dải nâng kéo dài về phía Đông Bắc.

Hình 1.4: Bản đồ cấu trúc mặt móng Bể Cửu Long [1]
Đới nâng phía Đông chạy dài theo hướng ĐB-TN, phía TB ngăn cách với
trũng ĐB bởi hệ thống những đứt gãy có phương á vĩ tuyến và ĐB-TN, phía ĐN
ngăn cách với đới phân dị Đông Bắc bởi võng nhỏ, xem như phần kéo dài của trũng
Đông Bạch Hổ về phía ĐB. Trên đới nâng đã phát hiện được các cấu tạo dương
như: Rạng Đông, Phương Đông và Jade.
Đới phân dị Đông Bắc (phần đầu Đông Bắc của bể) nằm kẹp giữa đới nâng


17

Đông Phú Quý và Sườn nghiêng Tây Bắc. Đây là khu vực có chiều dày trầm tích
trung bình và bị phân dị mạnh bởi các hệ thống đứt gãy có đường phương TB-ĐN, á
kinh tuyến và á vĩ tuyến tạo thành nhiều địa hào, địa luỹ nhỏ (theo bề mặt móng).
Một số các cấu tạo dương địa phương đã xác định như: Hồng Ngọc, Pearl,
Turquoise, Diamond, Agate.
Đới phân dị Tây Nam nằm về đầu Tây Nam của trũng chính. Khác với đới
phân dị ĐB, đới này bị phân dị mạnh bởi hệ thống những đứt gãy với đường
phương chủ yếu là á vĩ tuyến tạo thành những địa hào, địa luỹ, hoặc bán địa hào,
bán địa luỹ xen kẽ nhau. Những cấu tạo có quy mô lớn trong đới này phải kể đến:
Đu Đủ, Tam Đảo, Bà Đen và Ba Vì. Các cấu tạo địa phương dương bậc 4 là đối

tượng tìm kiếm và thăm dò dầu khí chính của bể.

Hình 1.5: Bản đồ cấu trúc trong Oligocen trên - CL52 Bể Cửu Long
1.3.2. Lịch sử phát triển địa chất
Như đã nêu trong chương 5, bể trầm tích Cửu Long là bể rift nội lục điển hình.
Bể được hình thành và phát triển trên mặt đá kết tinh trước Kainozoi (thường được
gọi là mặt móng). Đặc điểm cấu trúc của bể thể hiện trên bản đồ cấu trúc mặt móng
- CL80 (Hình 1.4). Các bản đồ cấu trúc mặt không chỉnh hợp trong Oligocen trên CL52 (Hình 1.5), nóc Oligocen - CL50 (Hình 1.6) và nóc Miocen dưới - CL40
(Hình 1.7), có thể thấy rõ quá trình phát triển bể.


18

Hình 1.6: Bản đồ cấu trúc nóc Oligocen - CL50 Bể Cửu Long [1]

Hình 1.7: Bản đồ cấu trúc nóc Mioocen dưới- CL40 Bể Cửu Long [1]


Thời kỳ trước tạo rift. Trước Đệ Tam, đặc biệt từ Jura muộn đến Paleocen là
thời gian thành tạo và nâng cao đá móng magma xâm nhập (các thành tạo nằm dưới
các trầm tích Kainozoi ở bể Cửu Long). Các đá này gặp rất phổ biến ở hầu khắp lục
địa Nam Việt Nam.
Do ảnh hưởng của quá trình va mảng Ấn Độ vào mảng Âu-Á và hình thành
đới hút chìm dọc cung Sunda (50-43.5 triệu năm). Các thành tạo đá xâm nhập, phun
trào Mesozoi muộn-Kainozoi sớm và trầm tích cổ trước đó đã trải qua thời kì dài
bóc mòn, giập vỡ khối tảng, căng giãn khu vực hướng TB-ĐN.
Sự phát triển các đai mạch lớn, kéo dài có hướng đông bắc - tây nam thuộc
phức hệ Cù Mông và Phan Rang tuổi tuyệt đối 60-30 tr.n đã minh chứng cho điều
đó.
Đây là giai đoạn san bằng địa hình trước khi hình thành bể trầm tích Cửu

Long. Địa hình bề mặt bóc mòn của móng kết tinh trong phạm vi khu vực bể lúc
này không hoàn toàn bằng phẳng, có sự đan xen giữa các thung lũng và đồi, núi
thấp. Chính hình thái địa hình mặt móng này đóng vai trò khá quan trọng trong việc
phát triển trầm tích lớp phủ kế thừa vào cuối Eocen, đầu Oligocen.
Thời kỳ đồng tạo rift. Được khởi đầu vào cuối Eocen, đầu Oligocen do tác
động của các biến cố kiến tạo vừa nêu với hướng căng giãn chính là TB-ĐN. Hàng
loạt đứt gãy hướng ĐB-TN đã được sinh thành do sụt lún mạnh và căng giãn. Các
đứt gãy chính là những đứt gãy dạng gàu xúc, cắm về ĐN. Còn các đứt gãy hướng
ĐB- TN lại do tác động bởi các biến cố kiến tạo khác. Như đã nêu trong chương 4,
vào đầu Kainozoi do sự va mạnh ở góc hội tụ Tây Tạng giữa các mảng Ấn Độ và
Âu-Á làm vi mảng Indosinia bị thúc trồi xuống Đông Nam theo các đứt gãy trượt
bằng lớn như đứt gãy Sông Hồng, Sông Hậu-Three Pagoda [25, 26], với xu thế
trượt trái ở phía Bắc và trượt phải ở phía Nam tạo nên các trũng Đệ Tam trên các
đới khâu ven rìa, trong đó có bể Cửu Long. Kết quả là đã hình thành các hệ thống
đứt gãy khác có hướng gần ĐB-TN. Như vậy, trong bể Cửu Long bên cạnh hướng
ĐB-TN còn có các hệ đứt gãy có hướng cận kề chúng.
Trong Oligocen giãn đáy biển theo hướng B-N tạo Biển Đông bắt đầu từ 32tr.
năm. Trục giãn đáy biển phát triển lấn dần xuống TN và đổi hướng từ Đ-T sang
ĐB- TN vào cuối Oligocen. Các quá trình này đã gia tăng các hoạt động tách giãn
và đứt gãy ở bể Cửu Long trong Oligocen và nén ép vào cuối Oligocen.
Do các hoạt động kiến tạo nêu trên, ở bể Cửu Long các đứt gãy chính điển
hình là các đứt gãy dạng gàu xúc, phương ĐB - TN cắm về ĐN, một số có hướng Đ


20

- T, nhiều bán địa hào, địa hào cùng hướng phát triển theo các đứt gãy được hình
thành. Các bán địa hào, địa hào này được lấp đầy nhanh bằng các trầm tích vụn thô,
phun trào chủ yếu thành phần bazơ - trung tính và trầm tích trước núi. Trong thời
gian đầu tạo bể có lẽ do chuyển động sụt lún khối tảng, phân dị nên tại các đới trũng

khác nhau có thể có các thời kì gián đoạn, bào mòn trầm tích khác nhau. Do khu
vực tích tụ trầm tích và cung cấp trầm tích nằm kế cận nhau nên thành phần trầm
tích ở các đới trũng khác nhau có thể khác biệt nhau. Đặc điểm phát triển các bề mặt
không chỉnh hợp ở thời kì này mang tính địa phương cao và cần được lưu ý khi tiến
hành liên kết, đối sánh thạch địa tầng. Vào Oligocen sớm, bao quanh và nằm gá lên
các khối nhô móng kết tinh phổ biến là trầm tích nguồn lục địa - sông ngòi và đầm
hồ, với các tập sét dày đến một vài chục mét (như trên cấu tạo Sư Tử Trắng và cánh
Đông Bắc mỏ Bạch Hổ).
Quá trình tách giãn tiếp tục phát triển làm cho bể lún chìm sâu, rộng hơn. Các
hồ, trũng trước núi trước đó được mở rộng, sâu dần và liên thông nhau và có chế độ
trầm tích khá đồng nhất. Các tầng trầm tích hồ dày, phân bố rộng được xếp vào hệ
tầng Trà Tân được thành tạo, mà chủ yếu là sét giàu vật chất hữu cơ màu nâu, nâu
đen tới đen. Các hồ phát triển trong các địa hào riêng biệt được liên thông nhau, mở
rộng dần và có hướng phát triển kéo dài theo phương ĐB-TN, đây cũng là phương
phát triển ưu thế của hệ thống đứt gãy mở bể. Các trầm tích thuộc tầng Trà Tân
dưới có diện phân bố hẹp, thường vắng mặt ở phần rìa bể, phần kề với các khối cao
địa lũy và có dạng nêm điển hình, chúng phát triển dọc theo các đứt gãy với bề dày
thay đổi nhanh. Các trầm tích giàu sét của tầng Trà Tân giữa được tích tụ sau đó,
phân bố rộng hơn, bao phủ trên hầu khắp các khối cao trong bể và các vùng cận rìa
bể.
Hoạt động ép nén vào cuối Oligocen muộn đã đẩy trồi các khối móng sâu, gây
nghịch đảo trong trầm tích Oligocen ở trung tâm các đới trũng chính, làm tái hoạt
động các đứt gãy thuận chính ở dạng ép chờm, trượt bằng và tạo nên các cấu trúc
“trồi”, các cấu tạo dương/âm hình hoa, phát sinh các đứt gãy nghịch ở một số nơi
như trên cấu tạo Rạng Đông, phía Tây cấu tạo Bạch Hổ và một số khu vực mỏ
Rồng. Đồng thời xảy ra hiện tượng bào mòn và vát mỏng mạnh các trầm tích thuộc
tầng Trà Tân trên.
Các nếp uốn trong trầm tích Oligocen ở bể Cửu Long được hình thành với bốn
cơ chế chính:
1. Nếp uốn gắn với đứt gãy căng giãn phát triển ở cánh sụt của các đứt gãy



21

chính và thường thấy ở rìa các đới trũng.
2. Phủ chờm của trầm tích Oligocen lên trên các khối móng cao. Đây là đặc
điểm phổ biến nhất ở bể Cửu Long, các cấu tạo Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử
Đen, Sư Tử Vàng và Bạch Hổ, Rồng và v.v... đều thuộc kiểu này.
3. Các cấu tạo hình hoa được thành tạo vào Oligocen muộn và chỉ được phát

hiện ở trong các địa hào chính (cấu tạo Gió Đông, Sông Ba (15B) và v.v.).
4. Các nếp lồi, bán lồi gắn với nghịch đảo trầm tích được thành tạo vào cuối

Oligocen, được phát hiện ở phía Bắc trũng Trung tâm.
Sự kết thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và không chỉnh hợp góc rộng
lớn ở nóc trầm tích Oligocen đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ đồng tạo rift.
Thời kỳ sau tạo rift. Vào Miocen sớm, quá trình giãn đáy Biển Đông theo
phương TB-ĐN đã yếu đi và nhanh chóng kết thúc vào cuối Miocen sớm (17tr.
năm), tiếp theo là quá trình nguội lạnh vỏ. Trong thời kì đầu Miocen sớm các hoạt
động đứt gãy vẫn còn xảy ra yếu và chỉ chấm dứt hoàn toàn từ Miocen giữa - Hiện
tại. Các trầm tích của thời kì sau rift có đặc điểm chung là: phân bố rộng, không bị
biến vị, uốn nếp và gần như nằm ngang.
Tuy nhiên, ở bể Cửu Long các quá trình này vẫn gây ra các hoạt động tái căng
giãn yếu, lún chìm từ từ trong Miocen sớm và hoạt động núi lửa ở một số nơi, đặc
biệt ở phần Đông Bắc bể. Vào cuối Miocen sớm trên phần lớn diện tích bể, nóc
trầm tích Miocen dưới - hệ tầng Bạch Hổ được đánh dấu bằng biến cố chìm sâu bể
với sự thành tạo tầng “sét Rotalid” biển nông rộng khắp và tạo nên tầng đánh dấu
địa tầng và tầng chắn khu vực khá tốt cho toàn bể. Cuối Miocen sớm toàn bể trải
qua quá trình nâng khu vực và bóc mòn yếu, bằng chứng là tầng sét Rotalid chỉ bị
bào mòn từng phần và vẫn duy trì tính phân bố khu vực của nó.

Vào Miocen giữa, lún chìm nhiệt tiếp tục gia tăng và biển đã có ảnh hưởng
rộng lớn đến hầu hết các vùng quanh Biển Đông. Cuối thời kỳ này có một pha nâng
lên, dẫn đến sự tái thiết lập điều kiện môi trường sông ở phần Tây Nam bể còn ở
phần Đông, Đông Bắc bể điều kiện ven bờ vẫn tiếp tục được duy trì .
Miocen muộn được đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh ở Biển Đông và phần rìa
của nó, khởi đầu quá trình thành tạo thềm lục địa hiện đại Đông Việt Nam [24]. Núi
lửa hoạt động tích cực ở ở phần Đông Bắc bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và phần đất
liền Nam Việt Nam. Từ Miocen muộn bể Cửu Long đã hoàn toàn thông với bể Nam
Côn Sơn và hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai trở thành nguồn cung cấp
trầm tích cho cả hai bể. Các trầm tích hạt thô được tích tụ trong môi trường ven bờ


22

ở phần Nam bể và trong môi trường biển nông trong ở phần Đông Bắc bể.
Pliocen là thời gian biển tiến rộng lớn và có lẽ đây là lần đầu tiên toàn bộ vùng
Biển Đông hiện tại nằm dưới mực nước biển. Các trầm tích hạt mịn hơn được vận
chuyển vào vùng bể Cửu Long và xa hơn tích tụ vào vùng bể Nam Côn Sơn trong
điều kiện nước sâu hơn.
1.4. Địa tầng và thạch học [1]
1.4.1. Địa tầng

Hình 1.8: Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long [1]


23

1.4.2. Thạch học
Oligocen dưới
Hệ tầng Trà Cú (E1 tc)

3
Hệ tầng Trà Cú đã xác lập ở giếng khoan (GK) Cửu Long-1X.
Trầm tích gồm chủ yếu là sét kết, bột kết và cát kết, có chứa các vỉa than
mỏng và sét vôi, được tích tụ trong điều kiện sông hồ. Đôi khi gặp các đá núi lửa,
thành phần chủ yếu là porphyr diabas, tuf basalt, và gabro-diabas.

Hình 1.9: Cát kết tập cơ sở của Oligocen dưới GK R8, độ sâu 3.520,4m
Chiều dày của hệ tầng tại phần trũng sâu, phần sườn các khối nâng Trung tâm
như Bạch Hổ, Rồng và Sư Tử Trắng có thể đạt tới 500 m. Liên kết với tài liệu địa
chấn thì hệ tầng nằm giữa mặt phản xạ địa chấn (mặt không chỉnh hợp góc) CL60
và CL70, thường là mặt phản xạ móng kết tinh CL80, thuộc tập địa chấn CL6. Tuổi
của hệ tầng theo phức hệ bào tử phấn (Oculopollis, Magnastriatites) được xác định
là Paleogen, Oligocen sớm.
Theo đặc trưng tướng đá hệ tầng được chia thành 2 phần: trên và dưới. Phần
trên chủ yếu là các thành tạo mịn còn phần dưới là thành tạo thô. Giữa 2 phần là
ranh giới chỉnh hợp tương ứng với mặt phản xạ địa chấn CL61.
Hệ tầng Trà Cú có tiềm năng chứa và sinh dầu khí khá cao [9]. Các vỉa cát kết
của hệ tầng là các vỉa chứa dầu khí chủ yếu trên mỏ Đông Nam Rồng, Sư Tử Trắng
và là đối tượng khai thác thứ hai sau móng nứt nẻ trên mỏ Bạch Hổ (Hình 1.9).
Chiều dày của hệ tầng dao động từ 0 đến 800 m.
Oligocen trên
Hệ tầng Trà Tân (E3 tt)
3
Hệ tầng Trà Tân được xác lập ở GK 15A-1X.
Đá của hệ tầng Trà Tân đôi chỗ nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Trà Cú. Mặt
cắt hệ tầng có thể chia thành ba phần khác biệt nhau về thạch học. Phần trên gồm


24


chủ yếu là sét kết màu nâu - nâu đậm, nâu đen, rất ít sét màu đỏ, cát kết và bột kết,
tỷ lệ cát/sét khoảng 35-50%. Phần giữa gồm chủ yếu là sét kết nâu đậm, nâu đen,
cát kết và bột kết, tỷ lệ cát/ sét khoảng 40- 60% (phổ biến khoảng 50%), đôi nơi có
xen các lớp mỏng đá vôi, than. Phần dưới gồm chủ yếu là cát kết hạt mịn đến thô,
đôi chỗ sạn, cuội kết, xen sét kết nâu đậm, nâu đen, bột kết, tỷ lệ cát/sét thay đổi
trong khoảng rộng từ 20-50%. Các trầm tích của hệ tầng được tích tụ chủ yếu trong
môi trường đồng bằng sông, aluvi - đồng bằng ven bờ và hồ. Các thành tạo núi lửa
tìm thấy ở nhiều giếng khoan thuộc các vùng Bạch Hổ, Bà Đen, Ba Vì, đặc biệt ở
khu vực lô 01 thuộc phía Bắc đới Trung tâm với thành phần chủ yếu là andesit,
andesit-basalt, gabrodiabas với bề dày từ vài mét đến 100m (Hình 9.15).
Liên kết với tài liệu địa chấn cho thấy nóc hệ tầng Trà Tân tương ứng tập địa
chấn CL50 và 3 phần mặt cắt ứng với ba tập địa chấn CL5-3 (phần dưới), CL5-2
(phần giữa) và CL5-1 (phần trên). Ranh giới giữa các tập địa chấn nêu trên đều là
bất chỉnh hợp. Theo tài liệu địa chấn, bề dày của tập CL5-3 thay đổi từ 0 - 2.000m,
thường trong khoảng 200 - 1.000m; Tập CL5-2 từ 0m đến hơn 1.000m (thường
trong khoảng 400- 1.000m); Tập CL5-1 từ 0m tới hơn 400m (thường trong khoảng
200 - 400m).
Sét kết của hệ tầng Trà Tân có hàm lượng và chất lượng vật chất hữu cơ cao
đến rất cao đặc biệt là tầng Trà Tân giữa, chúng là những tầng sinh dầu khí tốt ở bể
Cửu Long đồng thời là tầng chắn tốt cho tầng đá móng granit nứt nẻ. Tuy tầng cát
kết nằm xen kẹp có chất lượng thấm, rỗng và độ liên tục thay đổi từ kém đến tốt,
nhưng cũng là đối tượng tìm kiếm đáng lưu ý ở bể Cửu Long.
Trong mặt cắt hệ tầng đã gặp những hoá thạch bào tử phấn: F. Trilobata,
Verutricolporites, Cicatricosiporites, xác định tuổi Oligocen muộn, nhưng cũng có
tác giả cho rằng các thành tạo hệ tầng Trà Tân còn có cả yếu tố Oligocen giữa.
Miocen dưới
Hệ tầng Bạch Hổ (N1 bh)
1
Hệ tầng Bạch Hổ được xác lập ở giếng khoan BH-1X.
Hệ tầng Bạch Hổ có thể chia thành hai phần: Phần trên gồm chủ yếu là sét kết

màu xám, xám xanh xen kẽ với cát kết và bột kết, tỷ lệ cát, bột kết tăng dần xuống
dưới (đến 50%). Phần trên cùng của mặt cắt là tầng “sét kết Rotalid” bao phủ toàn
bể, chiều dày thay đổi trong khoảng từ 50m đến 150m. Phần dưới gồm chủ yếu là
cát kết, bột kết (chiếm trên 60%), xen với các lớp sét kết màu xám, vàng, đỏ. Các
trầm tích của hệ tầng được tích tụ trong môi trường đồng bằng aluvi - đồng bằng


25

ven bờ ở phần dưới, chuyển dần lên đồng bằng ven bờ - biển nông ở phần trên. Đá
núi lửa đã được phát hiện thấy ở nhiều giếng khoan thuộc lô 01 ở phía Bắc bể, chủ
yếu là basalt và tuf basalt, bề dày từ vài chục mét đến 250m. Hệ tầng Bạch Hổ có
chiều dày thay đổi từ 100 - 1.500m (chủ yếu trong khoảng từ 400 - 1.000m). Các
trầm tích của hệ tầng phủ không chỉnh hợp góc trên các trầm tích của hệ tầng Trà
Tân. Theo liệu địa chấn thì hệ tầng này thuộc tập địa chấn CL4-1 và CL4-2, nằm
kẹp giữa 2 mặt phản xạ địa chấn CL40 và CL50.
Tầng sét kết chứa Rotalia là tầng đá chắn khu vực tuyệt vời cho toàn bể. Các
vỉa cát xen kẽ nằm trong và ngay dưới tầng sét kết Rotalia và ở phần trên của phía
dưới mặt cắt có khả năng thấm chứa khá tốt, chúng là đối tượng tìm kiếm quan
trọng thứ ba ở bể Cửu Long.

Hình 1.10a, b: Đá Gabro diabas trong GK R8 tại độ sâu 3215m (a) và lát mỏng đá
basalt porphyrit, độ sâu 3.328,5m, GK R4(b)

Hình 1.11: Cát kết hạt trung chứa dầu tại GK R8, độ sâu 2.706,2m
Dầu hiện cũng đang được khai thác từ các tầng cát này như ở mỏ Hồng Ngọc,
Rạng Đông, Bạch Hổ và sắp tới là Sư Tử Đen (Hình 1.11).
Trong mặt cắt hệ tầng đã gặp những hoá thạch bào tử phấn: F. levipoli,
Magnastriatites, Pinuspollenites, Alnipollenites và ít vi cổ sinh Synedra fondaena.
Đặc biệt trong phần trên của mặt cắt hệ tầng này, tập sét màu xám lục gặp khá phổ

biến hoá thạch đặc trưng nhóm Rotalia: Orbulina universa, Ammonia sp., nên chúng


×