Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn và dê tại tỉnh Thái Nguyên, đề xuất biện pháp phòng chống (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.47 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN THU TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO ẤU TRÙNG
CYSTICERCUS TENUICOLLIS GÂY RA Ở LỢN VÀ
DÊ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN,
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Ngành: Ký sinh trùng và VSV học thú y
Mã số: 62.64.01.04
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
2. TS. Nguyễn Văn Quang

Phản biện 1:……………………………………………
…………………………………………….
Phản biện 2:……………………………………………
…………………………………………….
Phản biện 3.....................................................................
.....................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại


học Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN

Vào hồi ..... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia;
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên;
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Kim Lan, Dương Như Ngọc,
Nguyễn Thị Ngân, Phạm Diệu Thùy (2015), Một số đặc điểm bệnh
do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra trên lợn tại Thái
Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 20, 89 - 95.
2. Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Tâm,
Phạm Diệu Thùy (2016), Tình hình nhiễm ấu sán cổ nhỏ Cysticercus
tenuicollis trên lợn và dê tại Thái Nguyên và mối tương quan với
tỷ lệ nhiễm sán trưởng thành Taenia hydatigena ở chó, Tạp chí
khoa học kỹ thuật thú y, tập XXIII, số 5, tr 57 - 65.
3. Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang
(2016), Một số đặc điểm bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó tại
tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí khoa học công nghệ - Đại học Thái
Nguyên, tập 158, số 13, tr 9 - 14.


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh sán dây là bệnh ký sinh trùng rất phổ biến của đàn chó nuôi ở
nước ta. Ấu trùng một số loài sán dây ký sinh và gây bệnh trên người và
nhiều loài gia súc khác, gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi và tác hại
lớn đối với sức khoẻ con người. Một trong những ấu trùng đó là
Cysticercus tenuicollis (C. tenuicollis), là ấu trùng của sán dây Taenia
hydatigena (T. hydatigena) gây bệnh trên lợn, dê, cừu, trâu, bò, thỏ, ngựa,
kể cả con người.
Khi bị nhiễm ấu trùng, vật chủ có thể có một số triệu chứng như
gầy yếu dần, đau bụng, bụng căng to, ấn vào vùng bụng con vật có cảm
giác đau, nếu nhiễm nặng có thể thấy con vật có hiện tượng hoàng đản.
Vật chủ có thể chết do thiếu máu, nội quan bị huỷ hoại hoặc do các
bệnh kế phát.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về
thuốc điều trị đặc hiệu bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra. Ngoài ra,
việc chẩn đoán bệnh đối với con vật còn sống rất khó khăn vì triệu
chứng bệnh không điển hình. Đặc biệt, không thể tìm ấu trùng bằng
cách xét nghiệm phân do ấu trùng ký sinh trên bề mặt các khí quan
trong xoang bụng.
Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ
và chế tạo kháng nguyên để chẩn đoán bệnh do ấu trùng C. tenuicollis
gây ra ở một số loài vật nuôi, trong đó có lợn và dê, từ đó xây dựng
biện pháp phòng chống thích hợp là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu đặc điểm bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn và
dê tại tỉnh Thái Nguyên, đề xuất biện pháp phòng chống".
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tình hình nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê tại
tỉnh Thái Nguyên; Xác định được đặc điểm gây bệnh của ấu trùng C.

tenuicollis ở lợn và bệnh sán dây T. hydatigena ở chó; Xây dựng biện pháp
phòng chống bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra ở dê, lợn hiệu quả và


2

phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất được
biện pháp phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch
tễ của bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra ở lợn và dê tại tỉnh Thái
Nguyên, về hiệu quả của kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh, về quy
trình phòng chống bệnh hiệu quả.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn
nuôi áp dụng các biện pháp phòng, trị bệnh do ấu trùng C. tenuicollis
gây ra, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do
bệnh gây ra trên lợn, dê và kể cả trên người.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống về bệnh
do ấu trùng C. tenuicollis gây ra trên lợn và dê ở tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của ấu trùng C. tenuicollis
trên lợn - ký chủ trung gian.
- Nghiên cứu chế tạo kháng nguyên chẩn đoán bệnh do ấu trùng C.
tenuicollis gây ra bằng phương pháp biến thái nội bì.
- Nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây
ra cho lợn, dê có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các hộ gia
đình nuôi lợn, dê, chó và các loại vật nuôi khác.
5. Bố cục của Luận án

Luận án gồm 137 trang được chia thành các chương, phần: Mở
đầu 3 trang; chương 1: Tổng quan tài liệu 33 trang; chương 2: Đối
tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 17 trang; chương 3: Kết
quả nghiên cứu và thảo luận 53 trang; Kết luận và đề nghị 3 trang; Tài
liệu tham khảo 11 trang; Phụ lục 17 trang. Luận án có 32 bảng, 18 hình,
113 tài liệu tham khảo (47 tài liệu tiếng Việt, 66 tài liệu tiếng nước
ngoài, trong đó: 35% là tài liệu từ năm 2011 - 2016) và 53 ảnh mầu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Ấu trùng C. tenuicollis có dạng bọc chứa đầy dịch trong. Thành
bên trong túi có một đầu sán dây giống đầu sán dây T. hydatigena
trưởng thành. Ấu trùng bám vào thành các cơ quan trong xoang bụng
của lợn, trâu, bò, dê và nhiều loài thú khác, kể cả ở người (Nguyễn Thị
Kỳ, 2003) [11].
Ấu trùng C. tenuicollis ký sinh chủ yếu ở màng mỡ chài: chiếm
tỷ lệ 70% đối với cừu, 68% đối với dê (Mosaab Adl Eldin Omar và cs.,
2016) [78].
Endale Mekuria và cs. (2013) [65] cho biết: tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở
dê là 26,4%, ở cừu là 22,8%. Tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào loài, lứa tuổi, tình
trạng cơ thể, địa phương.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15], con vật mắc bệnh ấu
trùng C. tenuicollis mất tính thèm ăn, suy nhược cơ thể, hoàng đản và
rối loạn tiêu hóa, gan sưng to, có nhiều điểm tụ huyết; có nhiều ấu trùng
có kích thước khác nhau trên bề mặt gan, màng treo ruột, màng mỡ
chài, có thể thấy ấu trùng ở cơ hoành và phổi của gia súc. Giai đoạn đầu
con vật gầy yếu dần, hoàng đản, tiếp đó có triệu chứng của viêm màng

bụng cấp tính, thường sốt cao 40 - 41oC, khi ấn tay vào bụng con vật có
phản ứng đau.
Cách phòng ngừa bệnh ấu trùng C. tenuicollis tốt nhất là hạn chế
sự ô nhiễm trứng sán dây T. hydatigena vào nguồn thức ăn, nước uống
của vật nuôi. Việc sử dụng thường xuyên thuốc tẩy giun, sán không được
chỉ định để ngăn ngừa gia súc nhiễm ấu trùng C. tenuicollis. Có báo cáo cho
rằng, thuốc albendazole và praziquantel có hiệu quả, nhưng chỉ ở liều
lượng cao hơn so với những liều điều trị thông thường, (Junquera P.,
2013) [71].


4

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn và dê nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.
- Bệnh ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
* Động vật dùng trong nghiên cứu: lợn, dê, chó.
* Các loại mẫu dùng trong nghiên cứu: mẫu sán dây Taenia
hydatigena, mẫu ấu trùng Cysticerscus spp., mẫu máu lợn gây nhiễm ấu
trùng C. tenuicollis và mẫu máu lợn đối chứng, các cơ quan của lợn và dê
có ấu trùng C. tenuicollis ký sinh.
* Dụng cụ, thiết bị và hóa chất:
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến 2016.
* Địa điểm nghiên cứu:

- Địa điểm lấy mẫu: 6 huyện, thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên
gồm: huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương, TP. Thái Nguyên và
Võ Nhai.
- Địa điểm xét nghiệm mẫu:
+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
+ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
+ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
+ Viện Công nghệ sinh học.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm hình thái, phân tử của ấu trùng C. tenuicollis và sán dây
T. hydatigena
2.2.1.1. Mô tả hình thái của ấu trùng C. tenuicollis và sán
dây T. hydatigena


5

2.2.1.2. Thẩm định loài đối với ấu trùng C. tenuicollis và sán dây
T. hydatigena bằng phân tích phân tử
2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ấu
trùng C. tenuicollis ở lợn và dê tại các huyện,
thành thuộc tỉnh Thái Nguyên
2.2.2.1. Tình hình nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn, dê tại các huyện,
thành thuộc tỉnh Thái Nguyên
2.2.2.2. Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở
chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn, dê
2.2.3. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên lợn và bệnh sán dây
T. hydatigena trên chó
2.2.3.1. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên lợn

2.2.3.2. Nghiên cứu bệnh do sán dây T. hydatigena gây ra trên chó
gây nhiễm
2.2.4. Nghiên cứu sử dụng kháng nguyên chẩn
đoán bệnh ấu trùng C. tenuicollis
2.2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá kháng nguyên dùng để chẩn đoán
bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra ở lợn
2.2.4.2. Thử nghiệm kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ấu trùng
C. tenuicollis ở lợn và dê trên thực địa
2.2.5. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu
trùng C. tenuicollis gây ra trên lợn và dê
2.2.5.1.Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây T. hydatigena
cho chó
2.2.5.2. Thử nghiệm thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis trên lợn
2.2.5.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh C. tenuicollis cho lợn và
dê ở tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp định danh sán dây T. hydatigena và ấu trùng
C. tenuicollis
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ
bệnh ấu trùng
C. tenuicollis


6

2.3.2.1. Phương pháp tính dung lượng mẫu
2.3.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng
C. tenuicollis ở lợn và dê
2.3.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó
2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu tương quan giữa tỷ lệ

nhiễm sán dây T. hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm
ấu trùng C. tenuicollis ở lợn, dê
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên
lợn và bệnh sán dây T. hydatigena trên chó
2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu bệnh ấu trùng C.
tenuicollis trên lợn
2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh sán dây T.
hydatigena trên chó gây nhiễm
2.3.4. Phương pháp thu kháng nguyên và sử dụng kháng nguyên
chẩn đoán bệnh ấu trùng C. tenuicollis
2.3.4.1. Phương pháp thu thập kháng nguyên của ấu trùng
C. tenuicollis
2.3.4.2. Phương pháp xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng sử dụng
kháng nguyên
2.3.4.3. Phương pháp nghiên cứu điều kiện bảo quản kháng nguyên
2.3.4.4. Phương pháp sử dụng kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ấu
trùng C. tenuicollis ở dê và lợn trên thực địa
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh ấu
trùng C. tenuicollis ở lợn và dê tại tỉnh Thái Nguyên
2.3.5.1. Phương pháp thử nghiệm thuốc tẩy sán dây T. hydatigena cho chó
2.3.5.2. Phương pháp thử nghiệm thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis trên
lợn gây nhiễm và trên lợn ngoài thực địa
2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


7


3.1. Đặc điểm hình thái phân tử của ấu trùng C. tenuicollis thu thập ở
lợn, dê và sán dây T. hydatigena thu thập ở chó nuôi tại tỉnh Thái
Nguyên
3.1.1. Mô tả hình thái của ấu trùng C. tenuicollis và sán dây
T. hydatigena thu thập tại Thái Nguyên
* Ấu trùng C. tenuicollis:
Ấu trùng có dạng hình túi cổ mỏng, chứa dịch trong, kích thước 13 66 mm. Thành bên trong túi có một đầu sán. Đầu có đường kính 0,9 - 1,0
mm, trên đầu có 4 giác bám, kích thước 0,250 - 0,300 mm. Vòi có 28 - 34
móc xếp thành 2 hàng, móc hàng đầu dài 0,150 - 0,200 mm, móc hàng thứ
hai dài 0,110 - 0,150 mm.
* Sán dây T. hydatigena:
Cơ thể sán gồm nhiều đốt, chiều dài toàn bộ cơ thể khoảng 600
mm, rộng nhất 2,5 - 4,5 mm. Đầu hình quả lê, đường kính 1,37 - 1,50
mm. Bốn giác bám hình bán cầu, kích thước 0,500 - 0,650 x 0,625 0,80 mm. Vòi dài 0,54 - 0,87 mm, có 28 - 36 móc xếp thành hai hàng.
Móc ở hàng thứ nhất dài 0,165 - 0,225 mm, đầu móc sắc và cán thường
không cong, móc ở hàng thứ hai dài 0,115 - 0,150 mm, đầu móc nhọn
và rất cong. Cổ rõ, rộng 0,50 - 0,75 mm. Các đốt chưa thành thục và đốt
thành thục có chiều rộng lớn hơn chiều dài, đốt già chiều dài lớn hơn
chiều rộng. Nhú sinh dục nhô ra bên cạnh đốt, xen kẽ không đều, nằm ở
giữa bên đốt.
3.1.2. Thẩm định loài đối với ấu trùng C. tenuicollis và sán dây
T. hydatigena bằng phân tích phân tử


8

Trình tự nucleotide của gen CO1 của các mẫu thu được gồm 399
bp. Sử dụng chương trình Blast để tìm kiếm các trình tự tương đồng đã
được đăng ký trong Ngân hàng gen cho thấy, các trình tự này có độ
tương đồng cao (98 - 100%) với trình tự của loài T. hydatigena.

So với một số loài trong giống Taenia thì loài T. hydatigena khác xa
so với trình tự của các loài khác từ 14,4 - 23,7%. Khoảng cách di truyền
trung bình của loài T. hydatigena so với các loài T. pisiformis, T. serialis,
T. solium, T. asiatica, T. madoquae, T. ovis, T. crocutae, T. saginata,
T. arctos và T. multiceps lần lượt là 22,0%, 19,4%, 16,8%, 16,7%, 16,5%,
15,8%, 15,8%, 15,7%, 15,6%, 15,3%.
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng C. tenuicollis ở
lợn và dê tại các huyện thành thuộc tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tình hình nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê tại các
huyện thành thuộc tỉnh Thái Nguyên
3.2.1.1. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn
và dê tại các địa phương
Bảng 3.2. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis
ở lợn và dê tại các địa phương
Loại
gia súc

Lợn



Số
TT

Địa phương
(huyện, thành phố)

1
2
3

4
5
6

Đại Từ
Đồng Hỷ
Phổ Yên
Phú Lương
Võ Nhai
TP. Thái Nguyên
Tính chung
Đại Từ
Đồng Hỷ
Phổ Yên
Phú Lương
Võ Nhai
TP. Thái Nguyên
Tính chung

1
2
3
4
5
6

Số gia súc
mổ khám
(con)
319

325
356
365
328
312
2005
87
68
71
110
88
58
482

Số gia súc
Tỷ lệ
nhiễm
nhiễm
(con)
(%)
59
18,50ac
74
22,77bc
68
19,10ac
85
23,29bc
72
21,95bc

48
15,38a
406
20,25
19
21,84d
11
16,18d
13
18,31d
21
19,09d
16
18,18d
7
12,07d
87
18,05

Cường độ
nhiễm
(ấu trùng/con)
19,05 ± 1,63
16,86 ± 1,13
19,68 ± 1,46
18,21 ± 1,15
20,04 ± 1,50
16,04 ± 1,53
18,54 ± 0,58
14,16 ± 1,69

11,45 ± 2,35
11,08 ± 1,39
13,43 ± 1,46
13,38 ± 1,86
10,29 ± 2,76
12,72 ± 0,74


9
Plợn &dê > 0,05
Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm của cùng loại gia súc mang chữ cái khác nhau
thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn cao hơn ở dê (20,25% so với
18,05%), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
- Đối với lợn: Trong tổng số 2005 lợn mổ khám có 406 lợn
nhiễm ấu trùng C. tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 20,25%, biến động
từ 15,38% - 23,29%.
- Đối với dê: Trong tổng số 482 dê mổ khám có 87 dê nhiễm ấu
trùng C. tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 18,05%, biến động từ 12,07% 21,84%.
3.2.1.2. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn
và dê theo tuổi
Bảng 3.3. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis
ở lợn và dê theo tuổi
Số gia súc
Số gia súc
Cường độ
Tỷ lệ nhiễm
mổ khám

nhiễm
nhiễm
(%)
(con)
(con)
(ấu trùng/con)
≤2
193
15
6,22a
8,57 ± 1,43
>2-6
454
103
23,35b
17,28 ± 0,94
Lợn
>6
118
41
34,75c
24,76 ± 1,51
Tính chung
765
159
20,78
18,44 ± 0,95
≤ 12
53
8

15,09de
10,13 ± 2,79
> 12 - 24
84
16
19,05dh
12,81 ± 1,80

> 24
41
9
21,95h
15,22 ± 3,34
Tính chung
178
33
18,54
12,82 ± 1,42
Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm của cùng loại gia súc mang chữ cái
khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Loại Tuổi gia súc
gia súc
(tháng)

Kết quả bảng 3.3 cho thấy:
Lợn và dê ở các lứa tuổi đều nhiễm ấu trùng C. tenuicollis, tuy
nhiên các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Sự khác nhau về
tỷ lệ nhiễm giữa các lứa tuổi của lợn rất rõ rệt (P < 0,01). Sự khác nhau
về tỷ lệ nhiễm giữa dê ≤ 12 tháng tuổi và dê > 24 tháng tuổi cũng rất rõ rệt
(P < 0,05).



10

3.2.1.3. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở
lợn và dê theo tính biệt
Bảng 3.4. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis
ở lợn và dê theo tính biệt
Loại
gia
súc

Tính biệt

Đực
Cái
Lợn
Tính chung
Đực

Cái
Tính chung

Số gia súc
mổ khám
(con)
303
285
588
82

59
141

Số gia súc
nhiễm
(con)
57
59
116
14
11
25

Tỷ lệ nhiễm
(%)
18,81a
20,70a
19,72
17,07b
18,64b
17,73

Cường độ
nhiễm
(ấu trùng/con)
17,37 ± 1,44
19,24 ± 1,14
18,32 ± 0,91
12,21 ± 2,14
12,82 ± 2,06

12,48 ± 1,47

Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm của cùng loại gia súc mang chữ cái
giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn cái và dê cái đều cao
hơn so với lợn và dê đực (ở lợn là 20,70% so với 18,81%; ở dê là
18,64% so với 17,07%). Cường độ nhiễm ở lợn đực là 17,37 ấu
trùng/con, ở lợn cái là 19,24 ấu trùng/con; ở dê đực là 12,21 ấu
trùng/con, ở dê cái là 12,82 ấu trùng/con.
3.2.1.4. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và
dê theo mùa vụ
Bảng 3.5. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis
ở lợn và dê theo mùa vụ
Loại
gia súc
Lợn


Mùa vụ
Xuân - Hè
Thu - Đông
Tính chung
Xuân - Hè
Thu - Đông
Tính chung

Số gia súc
mổ khám
(con)

308
344
652
75
88
163

Số gia súc
nhiễm
(con)
59
72
131
12
17
29

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
19,16a
20,93a
20,09
16,00b
19,32b
17,79

Cường độ
nhiễm
(ấu trùng/con)

18,03 ± 1,81
19,47 ± 1,53
18,82 ± 1,16
12,75 ± 1,87
12,88 ± 1,93
12,83 ± 1,35

Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm của cùng loại gia súc mang chữ
cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở vụ Xuân - Hè và vụ Thu - Đông


11

khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Theo chúng tôi,
khác với bệnh do giun sán trưởng thành gây nên, bệnh ấu trùng C.
tenuicollis và các bệnh do ấu trùng khác có đặc điểm riêng. Sau khi
nhiễm, ấu trùng
C. tenuicollis tồn tại rất lâu trong ký chủ
(có thể trong nhiều năm), vì vậy ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ
lệ nhiễm ấu trùng dường như khó xác định một cách rõ ràng.
3.2.2. Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở
chó với tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê
Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở chó và tỷ lệ
nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn được biểu thị bằng phương trình hồi
quy tuyến tính: y = 1,045x + 2,672. Hệ số tương quan R = 0,877.
Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở chó và tỷ lệ
nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở dê được biểu thị bằng phương trình hồi quy
tuyến tính: y = 1,142x + 5,696. Hệ số tương quan R = 0,725. Hệ số tương

quan tiến sát đến 1 chứng tỏ các tương quan này khá chặt.
3.3. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên lợn và bệnh sán
dây T. hydatigena trên chó
3.3.1. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên lợn gây nhiễm
3.3.1.1. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh ấu trùng
C. tenuicollis do gây nhiễm
Kết quả theo dõi cho thấy: 100% số lợn gây nhiễm có biểu hiện
lâm sàng. Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của lợn bị bệnh ấu trùng
C. tenuicollis bao gồm: lợn xù lông, ăn kém (100%); hoàng đản (75,0% 87,50%); tiêu chảy (50,00% - 87,50%); gầy yếu (62,50% - 100%), sốt cao
(12,50% - 37,50%), bụng chướng to (12,50% - 62,50%).
3.3.1.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh ấu
trùng C. tenuicollis do gây nhiễm
Bảng 3.11. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn gây nhiễm
và đối chứng (thời điểm 45 ngày sau gây nhiễm ở 2 đợt)
Chỉ số huyết học

Lợn đối chứng

Lợn gây nhiễm

n =12

n =12

(x ± mx )

(x ± mx )

Mức ý
nghĩa

(Pα)


12
Số lượng hồng cầu (triệu/ mm3 máu)
Số lượng bạch cầu (nghìn/ mm3 máu)
Hàm lượng huyết sắc tố (g%)
Tỷ khối hồng cầu (%)

5,19 ± 0,09
15,12 ± 0,04
10,69 ± 0,08
39,60 ± 0,07

4,48 ± 0,07
22,55 ± 0,24
9,18 ± 0,04
34,26 ± 0,09

< 0,001
< 0,001
< 0,05
< 0,05

3.3.1.3. Sự thay đổi công thức bạch cầu của lợn mắc bệnh ấu trùng
C. tenuicollis do gây nhiễm
Bảng 3.12. Công thức bạch cầu của lợn gây nhiễm và
lợn đối chứng (thời điểm 45 ngày sau gây nhiễm ở 2
đợt)
Lợn đối chứng Lợn gây nhiễm

(x ± mx )
(x ± mx )
n =12
n =12
42,59 ± 0,15
33,86 ± 0,22
4,72 ± 0,08
10,38 ± 0,13
1,50 ± 0,07
1,40 ± 0,04
48,04 ± 0,2
50,84 ± 0,23
3,15 ± 0,04
3,52 ± 0,10

Loại bạch cầu
Bạch cầu trung tính (%)
Bạch cầu ái toan (%)
Bạch cầu ái kiềm (%)
Bạch cầu lympho (%)
Bạch cầu đơn nhân lớn (%)

Mức ý
nghĩa
(Pα)
< 0,01
< 0,001
> 0,05
< 0,05
> 0,05


Kết quả bảng 3.11 và 3.12 cho thấy:
Lợn nhiễm ấu trùng C. tenuicollis có số lượng hồng cầu, hàm
lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, tỷ lệ bạch cầu ái kiềm và bạch cầu
trung tính giảm; số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu lympho và bạch cầu ái
toan tăng so với lợn đối chứng.
3.3.1.4. Tổn thương đại thể ở các cơ quan có ấu trùng C.
tenuicollis ký sinh
Bảng 3.13. Tổn thương đại thể ở các cơ quan
có ấu trùng C. tenuicollis ký sinh (n = 16)
Số cơ quan Tỷ lệ có
Vị trí
có tổn
tổn
ấu trùng
thương thương
ký sinh
(cơ quan)
(%)
Gan

16

100

Lách

10

62,50


Màng treo

14

87,50

Tổn thương đại thể
chủ yếu
Có rất nhiều ấu trùng trên bề mặt gan
và trong các nhu mô gan, gan bị xuất
huyết, hoại tử.
Có nhiều điểm xuất huyết trên bề mặt
lách.
Có nhiều ấu trùng trên bề mặt, có

Số lượng
ấu trùng
(*)
(min - max)
6 - 17
1-8
5 - 14


13
ruột
Màng mỡ
chài


16

100

Thành ruột

16

100

Phổi

2

12,50

Cơ hoành

2

12,50

Bàng quang

1

6,25

nhiều điểm tụ huyết, thủy thũng.
Có rất nhiều ấu trùng trên bề mặt

màng mỡ chài, có nhiều điểm tụ
huyết và xuất huyết.
Có ấu trùng bám ở mặt ngoài thành
ruột, tụ huyết và xuất huyết trên
thành ruột.
Phổi hơi sưng, xuất huyết, có vô số
ấu trùng trong các thùy phổi.
Có ấu trùng bám trên cơ hoành
Có ấu trùng bám trên bề mặt bàng
quang

25 - 43
4 - 15
2-7
1

Ghi chú: (*): Số lượng ấu trùng có trên bề mặt các cơ quan.

Bảng 3.13 cho thấy: Lợn gây nhiễm có tỷ lệ tổn thương ở các cơ
quan khác nhau, tổn thương tập trung chủ yếu ở gan, màng mỡ chài và
thành ruột (chiếm tỷ lệ 100%).
3.3.1.5. Tổn thương vi thể ở một số cơ quan có ấu trùng C. tenuicollis
ký sinh
Từ kết quả nghiên cứu về các tổn thương vi thể, chúng tôi nhận
thấy: ấu trùng C. tenuicollis đã gây ra những tổn thương rõ rệt ở mức tế
bào trên tổ chức gan, màng treo ruột và thành ruột của lợn bệnh.
3.3.1.6. Sự phát triển của ấu trùng C. tenuicollis trên lợn gây nhiễm
Mổ khám lợn gây nhiễm ở các thời điểm khác nhau thấy số
lượng, vị trí ký sinh, kích thước và khối lượng ấu trùng C. tenuicollis
khác nhau. Số lượng ấu trùng C. tenuicollis biến động từ 37 - 72 ấu

trùng; khối lượng biến động từ 0,16 - 4,51 gam. Ngoài gan, lách, màng
mỡ chài, màng treo ruột, còn thấy ấu trùng ký sinh ở cơ hoành, bàng
quang và thành ruột. Qua gây nhiễm thực nghiệm cho chó thấy ấu trùng
thu thập tại thời điểm 60 ngày sau gây nhiễm đã có khả năng phát triển
thành sán dây T. hydatigena trưởng thành (kết quả gây nhiễm cho chó
được trình bày ở bảng 3.18).


14

3.3.2. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên
lợn ở ngoài thực địa
3.3.2.1. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm ấu trùng C. tenuicollis trên
thực địa
Theo dõi 133 lợn bị nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở các địa
phương, thấy 37 lợn có triệu chứng lâm sàng, chiếm tỷ lệ 27,82%. Lợn
nhiễm ấu trùng có triệu chứng chủ yếu như: xù lông, hoàng đản, tiêu
chảy, gầy yếu, bụng chướng to. Các triệu chứng này chiếm tỷ lệ từ
29,73 - 83,78% trong số lợn theo dõi.
3.3.2.2. Tỷ lệ cơ quan nội tạng có ấu trùng C. tenuicollis ký sinh trên
lợn mổ khám ngoài thực địa
Tỷ lệ có ấu trùng C. tenuicollis ký sinh ở gan, lách, màng treo
ruột, màng mỡ chài, thành ruột lần lượt là: 65,41%, 13,53%, 15,79%,
100%, 23,31%. Không thấy ấu trùng C. tenuicollis ký sinh trên bề mặt
phổi, cơ hoành và bàng quang của lợn.
3.3.2.3. Tổn thương đại thể ở các cơ quan có ấu trùng C.
tenuicollis ký sinh
Trong số các cơ quan có ấu trùng ký sinh, có 27,28 - 64,66%
thấy tổn thương rõ rệt. Tùy theo số lượng ấu trùng ký sinh, giai đoạn
phát triển của ấu trùng, sức đề kháng của lợn… mà mức độ tổn thương

khác nhau, rõ nhất là sự xuất hiện các ấu trùng trên bề mặt gan, màng
treo ruột, màng mỡ chài, thành ruột và tổn thương xung quanh vị trí ấu
trùng bám vào các cơ quan. Tổn thương của lợn nhiễm ấu trùng
C. tenuicollis trên thực địa cũng tương tự như tổn thương ở những lợn gây
nhiễm mà chúng tôi đã quan sát được.
3.3.3. Nghiên cứu bệnh do sán dây T. hydatigena
gây ra trên chó gây nhiễm


15

3.3.3.1. Thời gian và tỷ lệ ấu trùng C. tenuicollis phát triển thành sán dây
trưởng thành trong đường tiêu hóa chó
Bảng 3.18. Thời gian và tỷ lệ ấu trùng C. tenuicollis phát triển thành
sán dây trưởng thành ở chó gây nhiễm
Đợt gây STT
nhiễm chó

1

2
1+2

1
2
3
4
1
2
3

4
8

Số lượng
Số ấu
sán dây
trùng gây
trưởng thành
nhiễm
(con)
72
69
55
63
55
39
68
51
39 - 72

10
8
9
7
7
8
9
6
6 - 10


Tỷ lệ ấu trùng
phát triển thành
sán dây trưởng
thành (%)
13,89
11,59
16,36
11,11
12,73
15,38
13,24
11,76
11,11 - 16,36

Thời gian bắt
đầu xuất hiện
đốt sán dây
trong phân
(ngày)
48
53
59
50
56
54
55
59
48 - 59

Trong thí nghiệm trên, thời gian phát triển của sán dây T. hydatigena

đến thành thục và có đốt sán theo phân ra ngoài là 48 - 59 ngày. Tỷ lệ ấu
trùng phát triển thành sán dây trưởng thành biến động từ 11,11- 16,36%.
3.3.3.2. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh sán dây
T. hydatigena
Bảng 3.19. Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh
sán dây T. hydatigena do gây nhiễm
Số chó Số chó có
Đợt gây gây biểu hiện
nhiễm nhiễm lâm sàng
(con)
(con)

Tỷ lệ
(%)

1

4

4

100

2

4

4

100


Các biểu hiện chủ yếu
Biểu hiện của chó
Nôn mửa
Run rẩy, đi xiêu vẹo
Gầy, rụng lông
Khi táo, khi ỉa chảy
Ngứa hậu môn
Phân có nhiều đốt sán dây
Nôn mửa
Gầy, rụng lông

Số chó
(con)
1
1
4
4
4
4
2
4

Tỷ lệ
(%)
25,00
25,00
100
100
100

100
50,00
100


16
Khi táo, khi ỉa chảy
Ngứa hậu môn
Phân có nhiều đốt sán dây

4
4
4

100
100
100

Kết quả bảng 3.19 cho thấy:
Sau 2 đợt gây nhiễm, cả 8 chó đều có biểu hiện lâm sàng của
bệnh, tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng là 100%. Chó mắc bệnh thường thấy
phân có nhiều đốt sán dây, ngứa hậu môn, khi táo khi ỉa chảy, gầy và
rụng lông (số chó có các triệu chứng trên chiếm tỷ lệ 100%); số chó hay
nôn mửa chiếm 25 - 50%; biểu hiện run rẩy, đi xiêu vẹo chỉ thấy ở 1
chó của đợt gây nhiễm 1.
3.3.3.3. Tổn thương đại thể ở cơ quan tiêu hoá của chó bị bệnh sán dây
T. hydatigena do gây nhiễm
Đợt gây nhiễm 1: mổ khám 4 chó gây nhiễm sán dây Taenia
hydatygena thấy cả 4 chó đều có tổn thương, chiếm tỷ lệ 100%. Các tổn
thương chủ yếu là: ruột non viêm cata, có nhiều nốt loét nhỏ (75%);

xung quanh chỗ có đầu sán dây bám vào niêm mạc ruột hơi sùi lên và
có nhiều điểm xuất huyết (100%); có 1 chó niêm mạc ruột phủ chất
nhầy màu vàng nâu (25%).
Đợt gây nhiễm 2: 100% chó có tổn thương đại thể, các tổn thương
tương tự như chó ở đợt gây nhiễm 1.
3.4. Nghiên cứu sử dụng kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ấu
trùng C. tenuicollis
3.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá kháng nguyên dùng để chẩn đoán
bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra ở lợn
3.4.1.1. Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng sử
dụng kháng nguyên
Bảng 3.21. Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng với
kháng nguyên trên lợn gây nhiễm và đối chứng
Kết quả
Xét nghiệm (+)
Xét nghiệm (-)

Bị nhiễm ấu trùng C. Không bị nhiễm ấu
tenuicollis
trùng C. tenuicollis

15 (a)
1 (b)

0 (c)
16 (d)

Tổng số

15

17


17
Tổng số

16 (a + b)

16 (c + d)

15
15 + 1

Độ nhạy của phản ứng (Se) =

16
0 + 16

Độ đặc hiệu của phản ứng (Sp) =

32 (a + b + c + d)

x 100% = 93,75%

x 100% = 100%

Bảng 3.21 cho thấy: Thử nghiệm kháng nguyên trên lợn gây nhiễm
và đối chứng, độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng là 93,75% và 100%.
3.4.1.2. Xác định nhiệt độ và thời gian bảo quản kháng
nguyên thích hợp

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của nhiệt độ - 20oC đến độ nhạy và độ đặc
hiệu của phản ứng theo thời gian bảo quản kháng nguyên
Thời gian (tháng)
(Sử dụng kháng nguyên bảo quản ở -20oC)
1
2
3
4
5
6

Độ nhạy
(%)
93,75
93,75
93,75
93,75
93,75
93,75

Độ đặc hiệu
(%)
100
100
100
100
100
100

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của nhiệt độ 4oC đến độ nhạy và độ đặc hiệu

của phản ứng với kháng nguyên theo thời gian bảo quản
Thời gian (tháng)
(Sử dụng kháng nguyên
bảo quản ở 4oC)
1
2
3
4
5
6

Độ nhạy
(%)

Độ đặc hiệu
(%)

93,75
93,75
93,75
87,50
87,50
81,25

100
100
100
100
100
100


Kết quả bảng 3.24 và 3.25 cho thấy: Bảo quản kháng nguyên ở
nhiệt độ - 20oC trong 6 tháng vẫn cho độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng
không thay đổi. Bảo quản kháng nguyên ở 4oC có độ đặc hiệu không thay
đổi, song độ nhạy có chiều hướng giảm sau 3 tháng bảo quản.


18

3.4.2. Thử nghiệm kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ấu trùng
C. tenuicollis ở lợn và dê trên thực địa
Bảng 3.25. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng sử dụng
kháng nguyên chẩn đoán bệnh C. tenuicollis cho lợn trên
thực địa
Xét nghiệm
Xét nghiệm
(+)
Xét nghiệm
(-)
Tổng số

Nhiễm ấu trùng
C. tenuicollis
(con)

Không nhiễm ấu
trùng C. tenuicollis
(con)

Tổng số

(con)

12 (a)

6 (c)

18

1 (b)

43 (d)

44

13 (a + b)

49 (c + d)

62 (a+b+c+d)

Độ nhạy của phản ứng (Se) =

12
x 100 = 92,31%
12 + 1

43
x 100 = 87,76%
6 + 43
Bảng 3.27. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng sử dụng

Độ đặc hiệu của phản ứng (Sp ) =

kháng nguyên chẩn đoán bệnh C. tenuicollis cho dê trên
thực địa
Nhiễm ấu trùng C. Không nhiễm ấu trùng
Tổng số
tenuicollis (con)
C. tenuicollis (con)
Xét nghiệm (+)
8 (a)
6 (c)
14
Xét nghiệm (-)
1 (b)
35 (d)
36
Tổng số
9 (a+b)
41 (c+d)
50 (a+b+c+d)
8
Độ nhạy của phản ứng (Se) =
x 100 = 88,89%
8+1
Xét nghiệm

Độ đặc hiệu của phản ứng (Sp ) =

35
6 + 35


x 100 = 85,37%

Kết quả bảng 3.25 và 3.27 cho thấy: Phản ứng sử dụng kháng
nguyên có độ nhạy 92,31%, độ đặc hiệu 87,76% đối với lợn trên thực
địa; độ nhạy 88,89%, độ đặc hiệu 85,37% đối với dê trên thực địa.


19

3.5. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu
trùng C. tenuicollis gây ra
3.5.1. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây T. hydatigena
cho chó
3.5.1.1. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây trên chó gây nhiễm
Bảng 3.28. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây trên chó gây nhiễm
Mổ khám
sau tẩy 18
- 20 ngày
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 -15
(+)/(-)
1
+
+
2
+
+
Niclosamid
1
(100 mg

3
+
/kg TT)
4
+
+
+
5
+
+
1
+
2
+
Praziquantel
2
(10 mg
3
+
+
+
+
/kg TT)
4
+
+
5
+
Ghi chú: - Chó được tẩy sán dây có cường độ nhiễm từ 12 - 27 đốt sán/ lần
thải phân.

- Xét nghiệm phân (+): có đốt sán dây trong phân, (-): không có đốt
sán dây trong phân.
- Mổ khám (+): có sán dây trong ruột, (-): không có sán dây trong ruột.
Tên thuốc Số TT

& liều lượng chó

Kết quả xét nghiệm phân sau dùng thuốc
(+)/(-)

Kết quả bảng 3.28 cho thấy:
Sau khi dùng thuốc, kiểm tra phân chó ở cả 2 lô thí nghiệm đều
thấy: ngày đầu tiên chó vẫn thải đốt sán dây; sang đến ngày thứ 2 đã có
5 chó không còn đốt sán trong phân; ngày thứ 4, mỗi lô chỉ còn một
chó vẫn còn đốt sán trong phân, từ ngày 5 - 15 không còn chó nào có
đốt sán trong phân.
Mổ khám chó sau khi dùng thuốc tẩy 18 - 20 ngày, thấy không chó
nào còn sán dây ký sinh ở ruột non, như vậy cả 2 loại thuốc có hiệu lực tẩy
sạch sán dây T. hydatigena đạt 100%.


20

3.5.1.2. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây T.
hydatigena cho chó trên thực địa
Bảng 3.29. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho chó trên thực địa
Địa
phương
(huyện)


Phú
Lương

Đồng Hỷ

Tính
chung

Trước dùng thuốc
Sau dùng thuốc 15 ngày
Số đốt sán/
Số đốt sán/ Số chó
Số chó
Số chó
Hiệu
lần thải
lần thải
sạch sán
nhiễm
nhiễm
lực
phân
phân
dây
(con)
(con)
(%)
(min - max)
(min - max)
(con)


Tên thuốc và
liều lượng
Niclosamid
(100 mg/kg TT)

20

8 - 17

2

3-8

18

90,00

20

11 - 21

0

0

20

100


20

14 - 22

1

11

19

95,00

20

10 - 18

1

7

19

95,00

Niclosamid
(100 mg/kg TT)

40

8 - 22


3

3 - 11

37

92,50

Praziquantel
(10 mg/kg TT)

40

10 - 21

1

7

39

97,50

Praziquantel
(10 mg/kg TT)
Niclosamid
(100 mg/kg TT)
Praziquantel
(10 mg/kg TT)


Từ kết quả bảng 3.29, so sánh hiệu lực của hai loại thuốc, chúng tôi
nhận thấy thuốc praziquantel sử dụng tẩy sán dây T. hydatigena cho chó
ở hai địa phương trên đạt hiệu lực 97,50%, cao hơn so với thuốc
niclosamid (hiệu lực đạt 92,50%). Từ kết quả này, chúng tôi đã khuyến
cáo các hộ nuôi chó ở các địa phương rằng: có thể sử dụng một trong hai
loại thuốc trên để tẩy sán dây cho chó, tuy nhiên, nếu có điều kiện thì
nên lựa chọn thuốc praziquantel để tẩy sán dây T. hydatigena cho chó.
3.5.2. Thử nghiệm thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis trên lợn
3.5.2.1. Xác định hiệu lực của thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis trên lợn
gây nhiễm
Bảng 3.30. Kết quả gây nhiễm ấu trùng C. tenuicollis trên lợn
Lô thí
nghiệm

Số lợn
gây
nhiễm

Số lợn (+) Tỷ lệ
với kháng
(+)
nguyên
(%)
(con)

Số lợn mổ
khám ngẫu
nhiên
(con)


Số lợn mổ
khám có
ấu trùng
(con)

Số ấu
trùng/lợn


21
1
2
Tính chung

10
10
20

10
10
20

100
100
100

2
2
4


2
2
4

49 và 57
53 và 66
49 - 66

Bảng 3.31. Hiệu lực của thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis
trên lợn gây nhiễm
Thuốc sử dụng
Albendazol
(20 mg/kg TT/
ngày x 5 ngày)
Praziquantel
(30 mg/kg TT/
ngày x 5 ngày)
Tính chung

Số lợn
dùng
thuốc
(con)

Kết quả mổ khám sau dùng thuốc 20 ngày
Số lợn ấu trùng
Số lợn ấu trùng Tỷ lệ
Tỷ lệ
chết hoàn toàn

chưa chết hoàn
(%)
(%)
(con)
toàn (con)

8

6

75,00

2

25,00

8

7

87,50

1

12,5

16

13


81,25

3

18,75

Kết quả ở bảng 3.30 và 3.31 cho thấy: đã gây nhiễm ấu trùng
C. tenuicollis thành công cho 20 lợn. Mổ khám sau khi dùng thuốc cho lợn
20 ngày cho kết quả: hiệu lực diệt 100% ấu trùng của thuốc albendazol
là 75,00%, thuốc praziquantel là 87,50%.
3.5.2.2. Xác định hiệu lực của thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis cho lợn trên
thực địa.
Bảng 3.32. Hiệu lực của thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis
cho lợn trên thực địa
Thuốc sử dụng
Albendazol
(20 mg/kg TT/
ngày x 5 ngày)
Praziquantel
(30 mg/kg TT/
ngày x 5 ngày)
Tính chung

Số lợn (+)
dùng thuốc
(con)
(*)

Kết quả mổ khám sau dùng thuốc 20 ngày
Số lợn mổ Số lợn ấu trùng

Tỷ lệ
khám
chết hoàn toàn
(%)
(con)
(con)

25

10

8

80,00

25

10

9

90,00

50

20

17

85,00


Ghi chú: (*): lợn (+) với kháng nguyên của ấu trùng C. tenuicollis

Từ kết quả thử nghiệm hai loại thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis
trên lợn gây nhiễm và lợn trên thực địa, chúng tôi thấy: có thể sử dụng


22

hai loại thuốc với liều lượng và liệu trình như trên để diệt ấu trùng
C. tenuicollis cho lợn, trong đó thuốc praziquantel là thuốc có tác dụng
diệt ấu trùng C. tenuicollis tốt hơn so với thuốc albendazol.
3.5.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh ấu trùng C. tenuicollis
cho lợn và dê ở tỉnh Thái Nguyên
* Đối với chăn nuôi chó:
1. Tẩy sán dây cho chó.
2. Hạn chế nuôi chó thả rông.
3. Vệ sinh chuồng, cũi nuôi chó sạch sẽ, khô ráo; định kỳ cọ rửa
và phun chất sát trùng chuồng cũi, môi trường xung quanh.
4. Không cho chó tiếp xúc và ăn ấu trùng sán dây khi giết mổ lợn,
trâu, bò, dê.....
5. Vệ sinh thức ăn nước uống, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng
chó để tăng sức đề kháng cho chó.
* Đối với chăn nuôi lợn và dê:
1. Khi chưa có kháng nguyên để chẩn đoán, người chăn nuôi có
thể dựa vào lâm sàng và tình trạng của những lợn, dê trong đàn đã mổ
khám có ấu trùng C. tenuicollis ký sinh để sử dụng thuốc praziquantel
hoặc albendazol điều trị.
Khi có kháng nguyên thì định kỳ dùng kháng nguyên tiêm nội bì
vành tai lợn và dê để phát hiện những con dương tính, dùng thuốc điều trị.

2. Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn xanh cho lợn và dê.
3. Không nuôi lợn thả rông để hạn chế lợn nuốt đốt và trứng sán
dây do chó thải ra.
4. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng
của gia súc, hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh.
5. Thực hiện giết mổ lợn, dê tại các cơ sở có kiểm soát của cơ
quan thú y, xử lý tiêu hủy ấu trùng sán dây khi mổ khám phát hiện
được ở các cơ quan trong xoang bụng.


×