Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kỳ II sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.63 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 6 HỌC KỲ II
** Lý thuyết:
Bài 32: Các loại quả
Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Bài 40: Hạt trần- cây thông
Bài 41: Hạt kín- đặc điểm chung của tực vật
hạt kín
Bài 34: Phát tán của quả và hạt
Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
Bài 38: Rêu- cây rêu
Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
** Hình vẽ: Học sinh quan sát được hình vẽ đã học, nhận biết và phân tích được.
BÀI 32: CÁC LOẠI QUẢ
Câu 1 : Dựa vào đặc điểm vỏ quả người ta có thể phân thành mấy loại quả?
Căn cứ vào vỏ quả khi chín chia quả thành 2 loại: quả khô và quả thịt
 Quả khô: Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng.
 Quả thịt: Khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả
Câu 2: Trình bày các loại quả , cho ví dụ?
a. Các loại quả khô
-quả khô nẻ: khi chín khô, vỏ quả tự tách ra để hạt rơi ra ngoài. VD: Đậu hà lan
-quả khô không nẻ: Khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.
b. Các loại quả thịt:
-quả mọng: gồm toàn thịt quả. VD: cà chua
-quả hạch: có hạch cứng, bao bọc lấy hạt. VD: quả xoài
Câu 3: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
HS tự trả lời
BAÌ 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
Câu 4: Nêu các bộ phận của hạt và chức năng của chúng?
Hạt gồm:


- Vỏ: bao bọc và bảo vệ hạt.
- Phôi gồm
Lá mầm

Thân mầm

chứa chất dinh dưỡng dự trữ.

Chồi mầm
Rễ mầm

Câu 5: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không
bị sâu bệnh?
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì:
- Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.
- Hạt không sâu bệnh, không sứt sẹo thì các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn
nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.
BÀI 34: PHÁT TÁN QUẢ VÀ HẠT
Câu 6: Nêu các cách phát tán quả và hạt. Lấy ví dụ

1


Phát tán là hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa nơi nó sống
Có 3 cách phát tán:
-Phát tán nhờ gió. VD: quả chò, bồ công anh, hạt hoa sữa…
-Phát tán nhờ động vật. VD: quả ké đầu ngựa, quả xấu hổ…
-Tự phát tán. VD: quả cây họ đậu, quả bồng
Câu 7: Trình bày các đặc điểm của quả và hạt thích nghi với mỗi cách phát tán?
 Phát tán nhờ gió: cánh, lông nhẹ để gió chuyển đi xa

 Phát tán nhờ động vật: quả có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, có nhiều gai móc bám.
 Tự phát tán: khi chín vỏ quả tự nứt ra bắn hạt đi xa.
Câu 8: người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết
điều đó đúng hay sai? Tại sao?
Người ta nói rằng: những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn là vì những hạt rơi chậm
thì có thời gian bay ở trong không trung dài hơn, nên được gió đưa đi xa hơn.
BÀI 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
Câu 9: Nêu các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt?

Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống

Điều kiện bên ngoài: đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp
Câu 10: Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải làm gì? Vì sao?
Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải tháo hết nước bảo đảm cho hạt có đủ
không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết, mới nảy mầm được.
Câu 11: Trước khi gieo hạt ta phải làm gì? Vì sao?
Trước khi gieo hạt, ta phải làm đất thật tơi xốp để làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ
không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt.
Câu 12: Khi trời rét ta phải làm gì với hạt đã gieo? Vì sao?
Khi trời rét, ta phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo nhằm tránh nhiệt độ thấp bất lợi, đồng thời tạo
điều kiện nhiệt độ thuận lợi giúp hạt nảy mầm tốt.
Câu 13: Vì sao phải gieo hạt đúng thời vụ?
Gieo hạt đúng thời vụ giúp cho hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như nhiệt
độ, độ ẩm, độ thoáng của đất phù hợp, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.
Câu 14: Vì sao phải bảo quản tốt hạt giống?
Phải bảo quản tốt hạt giống để bảo đảm cho hạt giống không bị mối mọt, nấm, mốc phá hoại, hạt
mới có sức nảy mầm cao.
BÀI 38: RÊU- CÂY RÊU
Câu 15: Cấu tạo của rêu đơn giản như thế nào?
Rêu là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo rất đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có

mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
Câu 16: Trình bày cơ quan sinh sản của cây rêu?
 Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây.

2


 Trước khi hình thành túi bào tử, ở ngọn cây, rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt,
chứa các tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và cái ( trứng). Sau quá trình thụ tinh mới phát
triển thành túi bào tử chứa các bào tử.
Câu 17: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?
Vì rêu chỉ có rễ giả nên không có khả năng đâm sâu và lan rộng vào lòng đất để tìm nguồn nước.
Rễ giả chỉ có thể hút nước ở tầng mặt, do đó rêu cỉ có thể sống ở nơi ẩm ướt.
BÀI 40: HẠT TRẦN- CÂY THÔNG
Câu 18: Đặc điểm của ngành Hạt trần?
**Đặc điểm ngành hạt trần:
* Cơ quan sinh dưỡng:
- lá hình kim
- Thân gỗ, có mạch dẫn
* Cơ quan sinh sản
- Thông chưa có hoa và quả
- Cơ quan sinh sản của thông là nón: có 2 loại nón
+ Nón đực: Nhỏ, mọc thành cụm, màu vàng.
+ Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ
Câu 19: Tại sao cây thông được gọi là cây hạt trần?
** Cây thông được gọi là cây hạt trần là vì: chúng sinh sản bằng hạt, lộ trên các lá noãn hở.
BÀI 41: HẠT KÍN- ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH HẠT KÍN
Câu 20: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt kín?
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:
+ Rễ: rễ cọc, rễ chùm.

+ Thân: Thân gỗ, thân cỏ.
+ Lá: lá đơn, lá kép.
+ Trong thân có mạch dẫn phát triển.
- Cơ quan sinh sản: là hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một
ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm động vật tiến hóa hơn cả.
=> Hạt kín là thực vật có hoa- là nhóm thực vật tiến hóa nhất.
Câu 21: Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển phong phú đa dạng như ngày nay?
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.
- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa
dạng và các kiểu phát tán khác nhau
- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những
điều kiện bất lợi của môi trường.
-

Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

BÀI 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP 1 LÁ MẦM

3


Câu 22 :So sánh lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm? ( “Phân biệt” thì chỉ nêu điểm khác nhau)
* Giống nhau:
- Đều là thực vật Hạt kín.
- Sinh sản bằng hạt được bảo vệ trong quả.
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả và hạt
* Khác nhau:
Đặc điểm
Kiểu rễ

Kiểu gân lá

Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
Rễ chùm
Rễ cọc
Gân hình song song hoặc Gân hình mạng
hình cung
Số cánh hoa
3 hoặc 6 cánh
4 hoặc 5 cánh
Số lá mầm trong phôi của hạt
1 lá mầm
2 lá mầm
BÀI 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
Câu 23: Thực vật điều hòa khí hậu như thế nào?
Thực vật góp phần lớn trong việc điều hòa khí hậu:
- Nhờ quá trình quang hợp ở thực vật mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được
ổn định.
- Thực vật cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, giúp điều hoà khí hậu, làm không khí trong lành, mát
mẽ, làm tăng lượng mưa trong khu vực.
- Lá cây ngăn bụi, cản gió, giảm nhiệt độ môi trường, một số cây như thông, bạch đàn…. tiết
chất diệt vi khuẩn gây bệnh giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 24: Tại sao người ta lại nói “ Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
Người ta lại nói “ Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người:
- Cây xanh giúp cân bằng lượng oxi và cacbonic trong không khí, giúp cho động vật và con
người tồn tại.
- Lá cây cản bụi và khí độc, làm không khí trong lành và làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
BÀI 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC

Câu 25: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước như thế nào?
Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa
lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lỡ đất, hạn chế lũ lụt cũng
như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
Câu 26:Tại sao ở vùng bờ biển, người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?
Ở vùng bờ biển, phía ngoài đê nếu khi có sóng mạnh hoặc mưa bão thì đất thường trôi theo dòng
nước, gây hiện tượng sụt lỡ, xói mòn, vỡ đê. Vì vậy, người ta trồng thêm rừng ở phái ngoài đê vì
rễ cây có vai trò giữ đất, tránh hiện tượng vỡ đê.

4



×