Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tiểu luận môn kinh tế phát triển trung quốc hậu quả của tăng trưởng nóng và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.3 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

TRUNG QUỐC, HẬU QUẢ CỦA TĂNG
TRƯỞNG NÓNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Nhóm thực hiện

: Nhóm 8

Lớp

: KTE406.3_LT

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Hoàng Bảo Trâm

Hà Nội, tháng 9 năm 2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1



Bùi Thị Huyền Trang ( Nhóm trưởng)

1211110667

2

Nguyễn Thu Thảo

1211110613

3

Nguyễn Danh Tùng

1211110728

4

Phạm Thị Hải Yến

1311110782

5

Phạm Thị Trà My

1311110459

6


Nguyễn Thị Hải Tâm

1311110601

7

Đặng Xuân Chiến

1311110092

8

Đỗ Thu Trang

1311110717

9

Nguyễn Đỗ Thái Hưng

1211110269

10

Vũ Thị Thu Phương

1211110537

11


Bùi Ngọc Tùng

1211110725

12

Đinh Xuân Hải

1214410055


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới hầu hết các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu chung: tăng trưởng
cao, lam phát thấp, thất nghiệp it, cán cân thanh toán có số dư.Trong đó mục tiêu tăng
trưởng cao luôn được đặt lên hàng đầu và đối với Trung Quốc không là ngoại lệ.
Trung Quốc hay Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, ra đời này
1/10/1949 đến nay đã hơn 60 năm. Trong quá trình phát triển kinh tế, Trung Quốc đã
trải qua nhiều biến cố thăng trầm, tuy nhiên từ sau cải cách để chuyển sang nền kinh tê
thị trường năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự khởi sắc.Về nhiều mặt, kinh tế
trung quốc đang ngày một chiếm vị trí ưu thế, vươn dần lên vị trí thứ 3, thứ 2 vượt mặt
cả nền kinh tế Đức, Nhật Bản chỉ đứng sau Mĩ về tổng sản phẩm quốc nội và đứng đầu
về tốc độ tăng trường kinh tế, đang từng bước trở thành một siêu cường kinh tế trên thế
giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng đi kèm theo đó
chưa cao, vãn phải dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài và đầu tư tài sản cố định trong
nước. Do đó, nguy cơ phải đối diện với việc nền kinh tế tăng trưởng quá “nóng” của
Trung Quốc và những hệ quả tất yếu khó lường sẽ xảy ra nếu như không có biện pháp

kịp thời sẽ dẫn đến việc suy thoái kinh tế một cách nhanh chóng và nặng nề.
Bên cạnh đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giếng gần gũi, có khá
nhiều điểm tương đồng về mọi măt: điều kiện tự nhiên, địa lý..; chung bối cảnh kinh tế
khu vực và quốc tế…Và cũng như Trung Quốc, Việt nam đang tiến hành đang tiến hành
đổi mối nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường và đạt được những thành quả nhầt định.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh nhưng vẫn phát triển bền vững thì Việt Nam
cần phải tham khảo những bài học kinh nghiệm quý báu về tăng trường và phát triển
của Truong Quốc. Vì những lí do trên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “
Trung quốc, hậu quả của tăng trưởng nóng và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu,
phân tich thực trạng “ nóng” của nền kinh tế Trung Quốc, nguyên nhân, hậu quả của
thực trạng này, từ đó chúng em cũng mạnh dạn xin đề xuất những bài học kinh nghiệm
để kinh tế Việt Nam vừa tăng trưởng nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và không
mắc phải tình trạng tăng trưởng quá “nóng”. Kết cấu của bài tiều luận gồm 3 chương:


Chương 1: Tổng quan về tình hình tăng trưởng “nóng” của Trung Quốc
Chương 2: Hậu quả của việc tăng trưởng “nóng”
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Vì do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và đây là một để tài nan giải nên bài tiều
luận không tránh khói những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ
cô và các bạn để bài tiêu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !


NỘI DUNG
Chương1: Tổng quan về tình hình tăng trưởng nóng của Trung Quốc

1. Khái niệm tăng trưởng nóng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu

người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng “nóng” kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ rất nhanh, trên
2 con số tức là trên 10%/năm. Sự tăng trưởng nóng là sự tăng trưởng kinh tế do quy mô
chứ không phải do năng suất, các nước có sự tăng trưởng nóng kinh tế thường có chỉ số
phát triển cao hơn, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, nhiều sản phẩm cho quốc gia
nhưng cũng tạo ra nhiều điều không tốt như: nhu cầu về năng lượng tăng, phụ thuộc vào
nguồn cung cấp năng lượng từ nước ngoài nếu có biến động về dấu mỏ thì ảnh hưởng sẽ
rất lớn. Sản phẩm làm ra nhiều thì mức độ cạnh tranh càng khốc liệt đễ tiêu thụ sản
phẩm, sự tập trung công nhân từ nông thôn ra thành thị kéo theo nhiều hệ lụy về đời
sống xã hội như: đường sá chật hẹp, cơ sở hạ tầng không đáp ứng đầy đủ.

2. Tình hình tăng trưởng nóng của Trung Quốc
Từ năm 2000, khi nền kinh tế Trung Quốc bước vào thời kì khôi phục sau đà lao
dốc không ngừng từ năm 1993 do tăng trưởng quá ”nóng”, thì lại một lần nữa khái niệm
tăng trưởng “nóng” lại được xướng lên ở đất nước này. Từ năm 2003, vấn đề này được
các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế cũng như chính phủ hết sức quan tâm,
theo dõi.
Trong quá trình đẩy nhanh kết cấu để thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã
hội khá giả và đạt GDP tăng gấp 4 lần vào năm 2020, kinh tế Trung Quốc đã tăng
trưởng khá nhanh, thể hiện sự nóng lên trong tăng trưởng kinh tế này. Điều đó được
phản ảnh rõ qua các tiêu chí sau:


2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm
Với sự thay đổi kết cấu cũng như tỉ trọng ngành của nền kinh tế: cải tiến nông
nghiệp, giảm tỷ trọng ngành này nhưng vẫn duy trì ở mức đảm bảo như cầu cho nền
kinh tế, đồng thời đẩy mạnh tập trung vào phát triển ngành công nghiệp cũng như dịch
vụ đã khiến cho Trung Quốc có bước chuyển mình mới và đạt GDP tăng trưởng nhanh
chóng quá các năm.
2.1.1GDP

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng Trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 2000-2014

Nguồn: NBS Trung Quốc và IMF (10/2013)
Nhận xét: Từ tháng 11 năm 2002 đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình của nền
kinh tế là 10,6%. Từ năm 2003 đến 2007, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn giữ ở mức
2 con số và đạt đỉnh 14,2% vào năm 2007.Đây là tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ chưa
từng thấy kể từ đầu những năm 1990. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh và
“không thể” kiềm chế được.Cũng giống như phần còn lại của thế giới, Trung Quốc bị
ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và phải chứng kiến tốc độ
giảm xuống còn 9,6% vào năm 2008. Kể từ đó đến 2011, tốc độ tăng trưởng trung bình
là trên 9%. Đây vẫn được coi là tốc độ tăng trưởng cao so với quốc gia có thu nhập bình
quân đầu người lớn như Trung Quốc.


Năm 2012 tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Với
các số liệu thống kê, năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 7,8%; năm 2013 đạt
7,7% và năm 2014 đạt 7,4% thấp nhất kể từ năm 1990. Nguyên nhân do hai trụ cột của
nền kinh tế là địa ốc và xuất khẩu đình trệ, tiêu thụ nội địa chưa thực sự cất cánh để tạo
đà cho tăng trưởng, nợ công và nợ của tư nhân cao… Tuy nhiên, GDP năm 2014 của
Trung Quốc lần đầu vượt mốc 10.000 tỉ đô la Mỹ đã cho thấy qui mô kinh tế ngày càng
lớn của Trung Quốc nhờ vào việc tăng trưởng nóng.
2.1.2Xuất nhập khẩu & dự trữ ngoại tệ
Kinh tế Trung Quốc ngày càng hướng ngoại, mức độ phụ thuộc vào thị trường
nước ngoài tăng rất nhanh. Tỷ lệ của xuất khẩu trong tổng sản phẩm trong nước (GDP)
vào nửa đầu thập niên 1980 chỉ mới là 6-7% nhưng đến năm 2004 đã lên tới gần 30%
Kim ngạch xuất và nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004 đã lên tới 1.155 tỷ
USD, lần đầu tiên vượt Nhật Bản trở thành cường quốc ngoại thương thứ ba (năm 2000
xếp thứ tám) trên thế giới (sau Mỹ và Đức).
Năm 2005, dự trữ ngoại tệ vượt mức 800 tỷ USD, hơn gấp đôi mức năm 2003 và
trong tháng 11 năm 2006, Trung Hoa đại lục trở thành nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất

thế giới, vượt mức 1.000 tỷ USD.
Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới, liên
tiếp 3 năm là nước xuất khẩu lớn nhất và nước nhập khẩu lớn thứ 2 trên thế giới. Trong
10 năm qua, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần, trở thành nước có dự
trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với hơn 3240 tỉ USD dự trữ (tính đến cuối tháng 6 năm
2012)
Xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc liên tục đạt mức tăng trưởng cao; 3
quý đầu năm 2005 đạt 1.024,5 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2004. Cơ cấu
hàng xuất khẩu được cải thiện thêm một bước, sản phẩm cơ điện và sản phẩm công
nghệ cao và mới chiếm lần lượt 54,5% và 27,9% trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

2.2 Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát trong quý I 2004 ở mức kiểm soát được là 2,8% nhưng giá xuất
xưởng của hàng hóa tăng 7%.
Năm 2007, tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng lên 3,3% trong tháng 3.


Đến năm 2014, lạm phát nước này tháng 11 chỉ là 1,4%, cho thấy dấu hiệu yếu
kém trong nền kinh tế lớn nhì thế giới. Đây là tháng thứ 33 liên tiếp chỉ số này đi xuống,
do thị trường bất động sản nguội lạnh kéo theo nhu cầu các mặt hàng công nghiệp giảm
sút.
Những số liệu trên cho thấy kinh tế Trung Quốc đang suy giảm mạnh hơn dự
kiến, một phần nguyên nhân là giá hàng hóa và thực phẩm tại Trung Quốc thấp, nhưng
nhu cầu nội địa cũng đã yếu đi.

2.3 Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, họ cần được thông quá đầu tư để nâng cao trình độ khoa
học kỹ thuật và quy mố sản xuất. Do vậy từ nửa cuối ănm 2002, đầu tư trở thành biện
pháp phát triển được nhiều doanh nghiệp áp dụng, mở ra nhiều hạng mục mới dẫn đến

đầu tư xã hội của Trung Quốc năm 2013 là 5511,8 NDT, tăng 26.7% so với năm 2002
và tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Đầu tư công nghiệp chiếm chủ yếu trong tăng
trưởng đầu tư tài sản cố định. Đồng thời chính phủ cũng cũng đã nâng cao tỷ lệ vốn đầu
tư quy định vào các ngành như sắt thép, xi măng, điện giải nhôm, nhà đất… Đầu tư tài
sản cố định tăng cao do chính quyền các địa phương đặt trọng điểm công tác vào xây
dựng các dự án đầu tư nhằm làm cho nền kinh tế địa phương phát triển mạnh.
Ngoài việc đầu tư trong nước, Trung Quốc còn đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư
nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sở dĩ kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ cao là do tổng vốn huy động cho
đầu tư cao, quý I/2000 đạt 27 tỷ USD tăng 8,5%, nguồn FDI tăng 24,6% đạt 24,17 tỷ
USD, công suất sử dụng máy móc đạt tỷ lệ 90-95% do đó sản lượng công nghiệp tăng
10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ của FDI trong tổng vốn đầu tư cố định ở Trung Quốc tăng từ 4% năm 1991
lên tới 15% năm 2002
Các công ty FDI vào năm 1991 mới đóng 5,7% vào tổng kim ngạch sản xuất
công nghiệp của Trung Quốc nhưng tỷ lệ này đã tăng lên 27% vào năm 2000 (riêng tỷ lệ
này vào năm 2000 tại tỉnh Quảng Đông là 58%, Phúc Kiến 61%, Thiên Tân 46%,


Thượng Hải 55% và Bắc Kinh 45%) (7). Năm 2004 FDI chiếm trên 50% kim ngạch
xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc. Một nền kinh tế lớn như Trung Quốc mà
vai trò của FDI cao như vậy quả là rất đặc biệt.
Năm 2006, Trung Hoa đại lục thu hút được 69,47 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Có thể nói, khác với trước đây, đầu tư quá nóng của Trung Quốc hiện nay là do
kết cấu tiêu dùng của người dân thành phố đã nâng lên, tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nhanh hơn, đầu tư xã hội và đầu tư từ nước ngoài tăng nhiều và ngày càng sôi
động.

2.4 Cán cân thương mại

Từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc đã trải qua các thời kỳ thâm hụt cán cân
thương mại hàng hóa vào những năm 2004 và 2010. Cụ thể, số liệu thống kê được thông
báo ngày 10/4/2010 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 03/2010
tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt hơn 231,4 tỷ USD, trong
đó tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 112,1 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm
2009; trong khi đó tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 119,3 tỷ USD, tăng mạnh 66% so với
cùng thời gian năm trước.
Với kết quả trên, trong tháng cuối cùng của quý I/2010 cán cân thương mại hàng
hóa của Trung Quốc bị thâm hụt thương mại hơn 7,2 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu giải
thích hiện tượng này theo thông báo của Hải quan Trung Quốc do nước này trong tháng
nhập khẩu nhiều dầu thô; nguyên vật liệu và ô tô nhập khẩu cũng tăng mạnh. Hải quan
Trung Quốc cho rằng hiện tượng này chỉ mang tính chất tạm thời và trong dài hạn Trung
Quốc vẫn là nước xuất siêu.

Chương 2: Hậu quả của việc tăng trưởng “nóng”

Sau thời gian tăng trưởng nóng kéo dài hơn một thập kỷ với tốc độ tăng trung bình
GDP lên tới hơn 10%/năm và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới năm 2010, nhiều


rủi ro kinh tế và tài chính đang tích tụ nhanh chóng trong nền kinh tế Trung Quốc,
những rủi ro này ngày càng được bộc lộ rõ nét khi các yếu tố quan trọng quyết định sự
tăng trưởng đều bất ổn. Nhiều người ví kinh tế Trung Quốc đang như một cơ thể cường
tráng bề ngoài nhưng đầy bệnh tật bên trong, và nghiêm trọng hơn là những căn bệnh
mà Trung Quốc mắc phải đều là những căn bệnh nguy hiểm. Đó là một nền kinh tế thiếu
cân đối, nhiều khuyết tật ngầm, chênh lệch giàu nghèo cao và ô nhiễm môi trường trầm
trọng... Dưới đây là một số hậu quả của tăng trưởng “nóng” mà quốc gia này đang phải
gánh chịu.

1. Hậu quả


1.1 Kinh tế
1.1.1. Khủng hoảng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp. Tại
Trung Quốc có hai sàn chứng khoán nằm trong top 10 sàn lớn nhất Thế giới. Thống kê
ngày 31/12/2014, Sàn giao dịch Shanghai Stock Exchange là sàn giao dịch chứng khoán
lớn thứ hai ở Trung Quốc và lớn thứ 3 ở châu Á, có giá trị vốn hóa 2.547 tỷ USD. Hong
Kong Stock Exchange có giá trị vốn hóa 2.831 tỷ USD, đây là sàn lớn nhất ở Trung
Quốc và lớn thứ 6 thế giới. Chỉ trong 12 tháng tính đến tháng 6/2015, chỉ số chứng
khoán Trung Quốc tăng 190% và trở thành một hoạt động kinh tế hấp dẫn, thu hút đến
hơn 90 triệu nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến. Riêng
trong năm 2014, chứng khoán đã tạo cơ hội cho hơn 1 triệu người trở thành triệu phú
(bằng đồng nhân dân tệ), mức độ tăng trưởng tuyệt đối của thị trường chứng khoán
Trung Quốc tính bằng USD trong một năm qua vượt mặt mọi thị trường khác trong lịch
sử.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc sau khi chứng kiến 1 đợt sóng tăng trưởng
mạnh mẽ lên đến 190% trong vòng 1 năm và chạm đỉnh vào giữa tháng 6/2015 ở mức


5166,35 điểm thì chứng khoán nước này đã liên tục mất điểm trong những ngày gần
đây.
Tình hình này đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các nhà đầu tư và cho cả
người dân Trung Quốc. Kể từ ngày 12/6/2015, các nhà đầu tư Trung Quốc bán tháo cổ
phiếu với tốc độ nhanh chóng, dẫn tới việc sụt giá và làm mất đi khoảng 30% giá trị thị
trường. Đây có thể ví như đợt sụp đổ nặng nề nhất trên thị trường chứng khoán của Mỹ
năm 1929, dấu hiệu của thời kỳ Đại suy thoái.
Đến tháng 7, sự sụt giảm còn đáng lo ngại hơn nữa, cả thế giới được chứng kiến
một cơn lốc bất ngờ tràn qua thị trường chứng khoán Trung Quốc, "cuốn theo chiều gió"
hơn 3.000 tỷ USD. Trung Quốc đã cho phép hơn 1.400 công ty ngừng giao dịch cùng

lúc, cấm các cổ đông lớn bán cổ phần, ngừng cấp phép IPO mới và cho phép một cơ
quan nhà nước sử dụng hơn 480 tỷ USD để mua vào cổ phiếu.Rất nhiều người dân bị
mất trắng sau cuộc khủng hoảng này, điển hình là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Wang
Jianlin “mất đứt” 13 tỷ USD.
Có thể nói, thị trường chứng khoán lao dốc trong thời gian ngắn vừa qua đã ảnh
hưởng tới hầu hết các hoạt động kinh tế của Trung Quốc, thậm chí một số nước có quan
hệ thương mại với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Chính phủ nước này dùng nhiều biện pháp để cứu chứng khoán, nhưng mức độ thiệt hại
là quá lớn nên thị trường này khó có thể hồi sinh như trước đây.
1.1.2. Kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu giảm

Xuất khẩu là một mảng quan trọng đóng góp vào ngân sách Chính phủ một
lượng rất lớn. Cùng với sự suy thoái của nền kinh tế, xuất khẩu của Trung Quốc cũng
đang bị trì trệ. Chúng ta có thể theo dõi biểu đồ sau:


Biều đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc 8/2014-7/2015
Đơn vị: Trăm triệu USD
Nguồn:www.tradingeconomics.com
Theo báo cáo được Trung Quốc công bố ngày 08/08/2015, kim ngạch xuất khẩu
(tính giá trị theo nhân dân tệ) tháng 7/2015 giảm 8,3% so với cùng kì năm trước. Nhìn
trên biểu đồ ta thấy tháng 3/2015, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh
nhất.,sau đó tăng dần do Chính Phủ can có can thiệp, nhưng mức tăng rất chậm và
không mấy khả quan trong thời gian tới. Chỉ tính riêng tháng 7, xuất khẩu của Trung
Quốc sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 12,3%, Mỹ là 1,3%, còn Nhật Bản - đối tác
thương mại lớn – giảm 13%. Bên cạnh đó mức nhập khẩu cũng giảm mạnh 8.1% so với
tháng 7/2014, điều này cho thấy nhu cầu trong nước cũng đã suy giảm. Trong khi tại
mùa công bố kết quả doanh thu quý, cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu diễn ra rầm rộ
tại Châu Âu và Mỹ, Nhật thì tại Trung Quốc lại vô cùng im lặng và đầy u ám. Chuyên
gia kinh tế Khuất Hồng Bản tại ngân hàng HSBC nhận xét: “ Nhu cầu nội địa phục hồi

trở lại là điều còn rất xa vời”. .
1.1.3. Bong bóng bất động sản

Bất động sản là một trong những động lực chủ chốt góp phần vào sự phát triển
thần tốc của kinh tế Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Giá nhà ở các thành phố thương
mại và đông dân ở Trung Quốc hiện nay gần ngang bằng với các thành phố được cho là
đắt đỏ nhất thế giới như khu Manhatan ở New York, Paris, London… trong khi thu nhập
trung bình theo đầu người của Trung Quốc còn kém xa các quốc gia giàu có. Tình trạng
các thành phố ma có thể nhận thấy khắp nơi ở Trung Quốc. Điển hình là một khu đô thị
mô phỏng khu Manhatan của New York nhưng rộng hơn ở thành phố Thiên Tân đã gần
hoàn thành nhưng không một bóng người. Chính phủ Trung Quốc hiện phải tính đến
một kế hoạch di dời chính phủ, buộc các Công ty nhà nước và nhân viên phải di chuyển
đến đó để làm việc và sinh sống.


Kể từ năm 2014, các hoạt động đầu tư vào BĐS tại Trung Quốc đã yếu dần. Các
số liệu được công bố cho thấy, tháng Giêng năm 2015 thị trường nhà đất Trung Quốc
chứng kiến giá nhà ở giảm kỷ lục. Ban đầu Chính phủ trước này áp dụng nhiều biện
pháp ngăn chặn việc mua nhà ở, nhưng không lâu sau lại phải nới rộng các biện pháp
này, ví dụ như hạ ngay mức đặt cọc mua nhà theo yêu cầu, hay giảm những hạn chế sở
hữu nhà thứ hai trở đi… Cho dù bằng cách nào đi nữa thì “bong bóng” BĐS ở Trung
Quốc vỡ chỉ là thời gian và mức độ tàn phá thế nào mà thôi.
Hiện nay, bất động sản chiếm 15% lượng tài sản đầu tư cố định và 15% nguồn
nhân công tại Trung Quốc. Các khoản cho vay bất động sản chiếm 20% tổng các khoản
cho vay của hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Sức khỏe của lĩnh vực bất động sản có
mối liên hệ trực tiếp tới sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, đồng thời
cũng là nhân tố quan trọng trong ngành tài chính.
Bất chấp việc cơ quan chức năng nới lỏng các hạn chế đối với tín dụng bất động
sản, đầu tư địa ốc của Trung Quốc chỉ tăng 8,5% trong quí 1-2015 - mức tăng thấp nhất
5 năm qua.


1.1.4. Nợ công và nợ xấu tăng nhanh

Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc đến từ một quả bom có thể đe dọa
làm tan rã hay thậm chí hủy diệt nền kinh tế nước này, đó là quả bom nổ chậm mang tên
nợ công.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng một phần quan trọng là dựa vào đầu tư công.
Tình trạng nợ chính quyền địa phương do đó tăng mạnh, có nguy cơ mất kiểm soát, tuy
nhiên nợ công Trung Quốc được cho là khó xác định nhất trong các nước trên Thế
giới.Theo báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, nợ tổng thể của Trung Quốc


gia tăng rất nhanh từ mức 121 % GDP năm 2000 lên mức 282% GDP vào giữa năm
2014, bao gồm nợ của chính quyền, ngân hàng, doanh nghiệp và hộ gia đình. Mức nợ
này cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển và cao hơn của một số nước đã
phát triển như Úc, Mỹ, Đức và Canada. Trong đó, nửa số nợ của gia đình, các công ty
phi tài chính và chính quyền là trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bất động sản, nợ
của doanh nghiệp tăng mạnh, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, lên mức 125%
GDP, nợ của các chính quyền địa phương cũng tăng nhanh chóng, trong đó rất nhiều
khoản có thể không trả được. Cuối cùng, khoảng một phần ba nợ xấu ở Trung Quốc là
từ hệ thống ngân hàng ngầm (shadow bank), từ nhiều dạng cho vay khác nhau thông
qua các định chế tài chính phi ngân hàng.Báo cáo của McKinsey ghi nhận mức tăng nợ
của Trung Quốc chiếm hơn một phần ba mức tăng nợ của thế giới. Nền kinh tế Trung
Quốc lớn thứ hai thế giới, đã thêm vào 20.800 tỉ USD nợ kể từ năm 2007 trong tổng số
57.000 tỉ USD nợ tăng thêm của toàn cầu trong cùng giai đoạn.
Các chuyên gia cho rằng việc kiểm soát, ngăn chặn khối nợ này có thể buộc
Trung Quốc phải cắt giảm tiêu dùng, cắt giảm tăng trưởng.
Bên cạnh nợ công, nợ xấu của các Ngân hàng thương mại có khuynh hướng tăng
nhanh từ mức chiếm 1,16% tổng dư nợ năm hồi tháng Chín năm 2014 lên mức 1,25%
vào 31/12/2014. Tỷ lệ nợ xấu đối với tất cả các định chế ngân hàng, kể cả các ngân

hàng chính sách, là 1,64% vào thời điểm cuối năm 2014.
Nợ xấu tất yếu trở thành gánh nặng dai dẳng cho khu vực ngân hàng. Khu vực
ngân hàng suy yếu sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Và tăng trưởng chậm lại làm mất
thêm cơ hội trang trải nợ, và nợ xấu sẽ lại tăng. Đó là một vòng luẩn quẩn nguy hiểm.
Nợ công cao vượt mức cho phép và nợ xấu luôn là hai triệu chứng nghiêm trọng
hàng đầu của một nền kinh tế, có thể gây ra đổ vỡ hay đứt mạch máu bất cứ lúc
nào. Nước Mỹ với hệ thống tài chính ngân hàng phát triển nhất thế giới còn không thể


trụ nổi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, thì với Trung Quốc nguy cơ đó còn lớn
hơn rất nhiều lần.
1.1.5. Hoạt động đầu tư yếu

Trong quí 1-2015, đầu tư tài sản cố định, một trong những động lực chính của
nền kinh tế Trung Quốc, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái - mức tăng hàng quý
thấp nhất 14 năm qua.
Như vậy những yếu tố bất ổn trên đã làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của
Trung Quốc trong năm nay. Ta có biểu đồ sau:

Biều đồ 3: Tốc độ tăng trường GDP giai đoạn 2000-2014
Đơn Vị : ( %)
Nguồn: World bank


Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy càng về những năm gần đây đường biểu diễn tốc độ
GDP của Trung Quốc càng đi xuống. Đỉnh điểm của sự tăng trưởng nóng là năm 2007
với tốc độ tăng GDP 14,2 %, đến năm 2014 giảm xuống còn là 7,4%, và quý II-2015,
chỉ số này giảm còn 7%, thấp kỉ lục trong 15 năm, điều đáng nói là con số này có thể
còn nhiều sai sót và thực tế còn thấp hơn con số được công bố.
Đứng trước sự giảm tốc nhanh chóng của nền kinh tế, việc điều chỉnh chính sách

tiền tệ và chính sách tài khóa là bắt buộc. Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng Trung
Quốc cần ngay lập tức tăng chi tiêu tài khóa, chi cho các dự án cơ sở hạ tầng cũng như
nới lỏng tiền tệ bằng việc giảm lãi suất, kích thích lĩnh vực bất động sản.
Từ tháng 11-2014 đến nay, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã 5 lần hạ lãi
suất nhằm kích thích hoạt động đầu tư. Ngày 25/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
(PBOC) công bốhạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm thêm 0,25%. Kể từ
ngày 26/8, lãi suất huy động chỉ còn 1,75% còn lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm là 4,6%.
Từ ngày 6/9, PBOC cũng hạ 50 điểm cơ bản trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xuống còn 18%
với tất cả các ngân hàng để lấp đầy các lỗ hổng thanh khoản. Như vậy, động thái này
đồng nghĩa với việc PBOC đã "bơm" thêm 150 tỷ nhân dân tệ (khoảng 23,4 tỷ USD)
vào thị trường tiền tệ nhằm giảm căng thẳng tính thanh khoản trong thị trường. Còn việc
hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể giúp bơm khoảng 678 tỷ nhân dân tệ (tương đương 105,7
tỷ USD) vào hệ thống tài chính Trung Quốc, đồng thời việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp hạ
chi phí đi vay mà các doanh nghiệp phải trả.
Ngoài ra, PBOC còn liên tục phá giá đồng nhân dân tệ trong tháng 8/2015. Ta có
biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa USD và Nhân dân tệ sau:
Biểu đồ 4: Tỷ lệ giữa USD và NDT


Để hỗ trợ xuất khẩu và thị trường chứng khoán , ngày 26/8, PboC đã tiếp tục phá
giá nhân dân tệ thêm 0,09%, từ 6,3987 nhân dân tệ đổi 1 USD xuống 6,4034 nhân dân
tệ đổi 1 USD, đây đã là lần thứ hai Trung Quốc có động thái phá giá đồng nội tệ của
mình kể từ khi phá giá liên tiếp 3 lần vào trung tuần tháng 8, khiến cho giá trị đồng tiền
này đã bị giảm tới hơn 4,6% giá trị, rơi về mức đáy thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

1.2 Chính trị
Ở một đất nước có sự phát triển thần tốc trong thời gian ngắn như Trung quốc,
không thể không có những sự bất ổn trong chính trị, ví dụ như vấn đề tham nhũng, hay
các vấn đề trong quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng…
1.2.1


Bất mãn chính trị

Điều Bắc Kinh lo ngại là khi thất nghiệp gia tăng, sự bất mãn về kinh tế sẽ
chuyển hóa thành bất mãn về chính trị. “Khế ước ngầm” giữa Đảng Cộng Sản và nhân
dân, đánh đổi các quyền dân chủ để có một đời sống kinh tế thịnh vượng, có thể sẽ bị


phá vỡ. Một quy luật bất thành văn ở Trung Quốc, sự độc tài về chính trị có thể được
xoa dịu bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế rơi vào suy thoái, như hiện nay, thì
chiến tranh là giải pháp tốt. Khi nền kinh tế chậm lai, khoảng cách giàu nghèo tăng lên,
các bất ổn trong xã hội Trung Quốc “trỗi dậy”, sẽ có hàng trăm triệu người Trung Quốc
sẽ đổ lỗi và tìm cách phán xét chính phủ, lãnh đạo Đảng. Để giữ được vị thế cầm quyền,
Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ có hai lựa chọn:Một là tiến hành một cuộc đàn áp chính
trị đẫm máu ngay bên trong. Hai là tiến hành một cuộc chiến tranh bên ngoài, để xoa
dịu những bất ổn bên trong, tức là sử dụng chiêu bài “nước lớn” – “chủ nghĩa dân tộc”.
Cả hai yếu tố nêu trên đều được Trung Quốc luân phiên sử dụng. Trung Quốc
thời Tập Cận Bình cũng không thoát ra khỏi lối đi đó, khi các cuộc loại bỏ quyền lực
Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đạo với chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” vẫn đang phân mảnh
thượng tầng kiến trúc nước này, vấn đề Tân Cương, Tây Tạng, Biển Đông, Hoa Đông
trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của người dân Trung Quốc. Hội đồng đối ngoại Mỹ
(CFR) dự báo trong năm 2015 Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với bất ổn chính trị leo
thang ở Tân Cương, nơi người dân tộc Duy Ngô Nhĩ chiếm đa số. Trong năm 2014 đã
xảy ra hàng loạt vụ tấn công đẫm máu tại Tân Cương khiến hàng trăm người thiệt mạng
và bị thương. Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm nghi can và tử hình hàng
chục người.
Tập Cận Bình lên tiếng đòi “Châu Á của người Châu Á”, gây tranh chấp với
Nhật Bản tại biển Hoa Đông, tiến hành mở rộng, bồi lấp, quân sự hóa các đảo ở Biển
Đông. Đưa đến sự căng thẳng trong khu vực, trong đó có cả Việt Nam. Với Biển Đông,
bằng sự vô lý của mình từ bản đồ với yêu sách chủ quyền 9 đoạn, các tuyên bố “song

phương” giải quyết tranh chấp, từ chối tham gia tố tụng tại trọng tài Quốc tế, đưa giàn
khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam… cũng đã cho thấy ý đồ thực sự
của nước này. Một sự vô lý nhưng rất dễ thu hút lòng tự tôn dân tộc của người dân
Trung Quốc.
1.2.2

Tham nhũng


Việc tăng trướng quá nhanh của nền kinh tế khiến cho nạn tham nhũng ngày cảng
phức tạp và khó bề kiểm soát nổi.
Thực tế, tài sản của Trung Quốc đang bị rơi vào túi các doanh nghiệp trong nước
và các công ty tư nhân có quan hệ mật thiết với chính quyền. Đã có dấu hiệu cho thấy
đám quan chức tham nhũng không hề quan tâm đến ổn định xã hội. Họ sẵn sàng vơ vét
thật nhiều tiền và chuồn ra nước ngoài, để lại đằng sau một xã hội mất ổn định. Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đang truy quét mạnh trong quân đội, với việc bắt hoặc truy
tố nhiều sĩ quan cấp tướng từng lừng lẫy một thời nay bị buộc tội ăn hối lộ.
Một số vụ án tham nhũng lớn được vạch trần ở Trung Quốc gần đây như:
Vụ án ông Cốc Tuấn Sơn, nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã bị tòa án quân sự khởi tố với các tội danh tham
nhũng, nhận hối lộ, lạm dụng công quỹ và chức quyền. Vụ việc đã gây chấn động dư
luận Trung Quốc thời điểm đó bởi khối tàn sản thu giữ được từ nhà riêng của ông quá
lớn.Ông từng chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng và nhà đất cho quân đội trước khi trở
thành phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, tổng lượng hàng xa xỉ trong nhà ông đủ chất
đầy 4 xe tải, chưa kể ông còn sở hữu hàng chục căn hộ ở trung tâm Bắc Kinh. Riêng
dinh thự ở Thành Phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam quê nhà ông ta được mô phỏng theo Tử
Cấm Thành trên diện tích 1 ha.
Vụ án ông Từ Hải Hậu, nguyên phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc.
Ông bị buộc tội vì đã "lợi dụng chức quyền, giúp những người khác thăng chức và nhận
hối lộ trực tiếp hoặc thông qua gia đình, lợi dụng vị trí của mình để gây ảnh hưởng đến

người khác nhằm trục lợi". Các công tố viên đã khám xét ngôi biệt thự sang trọng của
ông Từ ở Bắc Kinh và phát hiện dưới tầng hầm hơn một tấn đôla Mỹ, euro và nhân dân
tệ, còn lượng tài sản cũng chất cao như núi.
Vụ án ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng
sản Trung Quốc, ông bị bắt vì hành vi nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật
quốc gia. Không chỉ gia đình ông Chu, mà hơn chục quan chức cấp cao từng có mối
quan hệ mật thiết với ông cũng bị cơ quan điều tra “sờ gáy” vì tội tham nhũng.


Ngoài ra còn rất nhiều vụ án khác làm chấn động giới cầm quyền Trung Quốc,
như vụ án của cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đới Tương Long, cựu Phó Chủ
tịch Quân ủy Trung ương (CMC) Quách Bá Hùng và cựu Phó Chủ tịch nước Tăng
Khánh Hồng…
Ngày nay, vấn đề nằm ở chỗ giá cả “bị bóp méo” đối với các đầu vào quan trọng
của nền kinh tế Trung Quốc như đất đai, năng lượng, vốn và lao động. Những trường
hợp tham nhũng nghiêm trọng nhất có liên quan đến việc thu hồi đất bất hợp pháp của
chính quyền địa phương và của các nhà phát triển tư nhân (có quan hệ mật thiết với
chính quyền địa phương) để phát triển thương mại, chuyển hướng cho vay, trợ cấp cho
các doanh nghiệp nhà nước và lạm dụng các nguồn năng lượng.
Tăng trưởng “nóng” ở Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho các cấp tham nhũng vì
tạo ra của cải nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc thất thoát nhiều hơn. Tham nhũng
cũng được nuôi dưỡng bởi sự chênh lệch gia tăng giữa tiền lương được trả cho công
chức và cho những người làm việc ở doanh nghiệp tư nhân, trong một thế giới ngày
càng toàn cầu hóa.

1.3 Xã hội
Những hậu quả mà tăng trưởng nóng ở Trung Quốc đem lại còn ảnh hưởng đến
cả xã hội Trung Quốc, khiến cho những vấn đề về sự chênh lệch giàu nghèo, sức khỏe,
tuổi thọ người dân thay đổi theo chiều hướng đi xuống, và kéo theo đó là những cuộc
biểu tình do sự phẫn uất của người dân nơi đây.


1.3.1 Phân hóa giàu nghèo
Dựa trên số liệu từ Ngân hàng thế giới (WB) , khoảng cách giàu nghèo ở Trung
Quốc tăng nhanh nhất châu Á trong 2 thập kỷ qua (Theo tờ People’s Daily).Sự bùng nổ
của kinh tế Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ vừa qua đã đưa số triệu phú và tỷ phú ở
nước này tăng đột biến. Những người giàu tại Trung Quốc mua vàng, sắm đồ xa xỉ, xe
hơi đắt tiền và các biệt thự. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận những mức giá cắt cổ cho các
thú vui của bản thân, sẵn sàng chi tiền cho con cái ra nước ngoài du học. Nhiều nhà kinh
doanh xe hơi bất ngờ khi thấy giới nhà giàu thay xe nhiều như vậy.


Thế nhưng ở thái cực ngược lại, những người nghèo lại đang khổ sở với gánh
nặng nợ nần, học phí cho con cái và tiền tiết kiệm lúc về hưu. Tại các tỉnh nghèo ở nước
này, hàng ngày nhiều trẻ em phải mất hai đến ba tiếng để đi đến trường. Các chi phí y tế
tại đây chiếm 60% mức thu nhập trung bình của người dân tại các vùng nông thôn, do
vậy nhiều người dân đã không thể đi khám bệnh khi ốm đau.
Chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc từ lâu nay đã vượt quá mức báo động và
hiện nay nó trở thành cội nguồn nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Điều này giải
thích tại sao số các vụ biểu tình, bạo động trong nước những năm gần đây ngày một
nhiều, khiến chính phủ của quốc gia này phải đau đầu tìm biện pháp cải thiện.
1.3.2

Sức khỏe công cộng

Cũng do phân hóa giàu nghèo mà các chi phí y tế tại đây chiếm 60% mức thu
nhập trung bình của người dân tại các vùng nông thôn, do vậy nhiều người dân đã
không thể đi khám bệnh khi ốm đau. Những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như
bênh hô hấp, tim mạch, mạch máu não.. do ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường cũng
khiến người dân vô cùng bức xúc.Một loạt làng dọc vùng duyên hải phía Đông thịnh
vượng của Trung Quốc đang chứng kiến tình trạng ung thư và ngộ độc chì tăng mạnh

trong dân cư bởi các nhà máy hóa chất hoạt động gần đó.

1.4 Ô nhiêm môi trường
1.4.1 Không khí
Ô nhiễm không khí là một trong những vấn nạn đang đè nặng lên toàn bộ Trung
Quốc. Lượng lớn khói bụi gia tăng từng ngày trong và quanh các thành phố lớn quốc
gia này. Cả thế giới đã nhìn thấy sương mù dày đặc ra sao tại Thế vận hội Olympic Bắc
Kinh. Đó còn là sau khi chính quyền đã hạn chế khí thải bằng cách cho ngừng hoạt
động tại các nhà máy quanh khu vực diễn ra sự kiện. Để có bầu không khí trong lành


hơn, những công xưởng này phải đóng cửa cả tháng trước khi diễn ra Thế vận hội. Xe
cộ cũng bị cấm lưu thông. Khi tìm hiểu kỹ thêm sẽ thấy Bắc Kinh thậm chí còn chưa
thuộc danh sách những thành phố bị ô nhiễm nhất ở Trung Quốc, điều đó có thể giúp
một người hiểu được mức độ ô nhiễm tại quốc gia này nghiêm trọng như thế nào.
Dưới đây là bảng so sánh mức độ ô nhiễm tại những thành phố có bầu khí quyển
kém trong lành nhất của Trung Quốc với nhóm đô thị tương đương của Mỹ:

Cuộc khủng hoảng môi trường của Trung Quốc là một trong thách thức lớn nhất
xuất phát từ nền công nghiệp hóa nhanh chóng của đất nước này. Trung Quốc là quốc
gia có lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới. Trung Quốc có tới 16 trong 20 thành phố
ô nhiễm nhất trên thế giới.
Tuổi thọ trung bình của người dân ở miền Bắc Trung Quốc đã giảm đi 5,5 năm
do môi trường bị ô nhiễm. Theo Ngân hàng Thế giới, suy thoái môi trường ở Trung
Quốc đã làm suy giảm đi 9% tổng thu nhập quốc gia năm 2008, đồng nghĩa với việc làm
giảm sự phát triển của đất nước và hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế.
Ô nhiễm không khí cũng đã khiến 1,2 triệu người dân Trung Quốc chết sớm
trong năm 2010. Cuối năm 2013, 1 cô bé 8 tuổi ở tỉnh Giang Tô đã trở thành bệnh nhân



ung thư phổi trẻ nhất của Trung Quốc vì ô nhiễm không khí. Nghiên cứu dịch tễ tiến
hành từ những năm 1980 ở miền Bắc Trung Quốc cũng đã chỉ ra rằng không khí ở thành
thị Trung Quốc gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như: bệnh về hô hấp,
tim mạch, mạch máu não. Tình trạng ô nhiễm gia tăng kéo theo sự gia tăng các bệnh cấp
và mãn tính. Những con số cho thấy khoảng 11% bệnh nhân mắc bệnh ung thư hệ tiêu
hóa ở Trung Quốc có thể xuất phát từ việc dùng nguồn nước uống không an toàn.

1.4.2 Nguồn nước
Một thực tế đáng báo động là ô nhiễm nông nghiệp, yếu tố lần đầu tiên được xem
xét trong cuộc điều tra kéo dài 2 năm qua này. Và ô nhiễm nông nghiệp cũng đang là
một mối đe dọa đến các hệ thống nước mong manh của Trung Quốc chẳng khác gì ô
nhiễm công nghiệp.Theo báo cáo cho thấy khoảng 11% bệnh nhân mắc bệnh ung thư hệ
tiêu hóa ở Trung Quốc có thể xuất phát từ việc dùng nguồn nước uống không an toàn.
Việc loại bỏ chất thải và xử lý chưa thích hợp đã làm trầm trọng thêm vấn đề ô
nhiễm môi trường. Gần 90% lượng nước ngầm ở các thành phố và 70% của các con
sông và hồ của Trung Quốc hiện đang bị ô nhiễm. Khoảng 2/3 các thành phố của Trung
Quốc không có đủ nước sạch để dùng. Các nguồn nước lớn của Trung Quốc cũng đã bị
ô nhiễm vì chất thải không được kiểm soát chặt chẽ trước khi đổ ra sông suối; trong
năm 2005, một nhà máy bị nổ đã làm rò rỉ 100 tấn hóa chất độc hại vào sông Tùng Hoa.
Có thể nói việc tăng trưởng quá nóng này có mang lại cho Trung Quốc những thứ
hạng cao trong nháy mắt, những bước nhảy vượt bậc nhưng lại không bền vững, lâu dài,
đặc biệt mang lại những hậu quả không lường trước được.
2. Nguyên nhân

2.1 Kinh tế
2.1.1 Nguyên nhân chung
Có một nguyên nhân sâu xa và lớn nhất dẫn đến những hậu quả kinh tế đó là gói
kích cầu kinh tế trị giá 4 nghìn tỷ NDT sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008,
một lượng tiền lớn cuối cùng lại rót vào các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan
chính phủ, đặc biệt là chính quyền địa phương, thông qua tài trợ và vốn vay ngân hàng.



Trong một vài năm đầu GDP duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt được mục tiêu của
Bắc Kinh. Tuy nhiên, hiện tại, gói kích thích kinh tế 4 nghìn tỷ NDT đã để lại một số
lượng lớn các dự án bất động sản bị bỏ hoang, dư thừa công suất sản xuất, các khoản nợ
rất lớn của chính quyền địa phương, v.v. GDP kích cầu này tương tự với giá trị sản
lượng sản phẩm không thể bán ra dưới hệ thống kinh tế chỉ huy.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nếu Trung Quốc nắm lấy
cơ hội thực hiện điều chỉnh cơ cấu và nâng cấp ngành công nghiệp thì sẽ không có
những khó khăn như hiện nay. Nhưng Trung Quốc lại tung ra kế hoạch kích cầu kinh tế
4 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT), tuy tránh được một cuộc suy thoái nhưng cũng bỏ qua
một cơ hội rất tốt để chỉnh đốn nền kinh tế.
Việc chỉnh đốn nền kinh tế hiện nay khó khăn hơn nhiều so với việc thực hiện từ
năm 2008. Bốn nghìn tỷ NDT kích cầu kinh tế năm 2008 tiếp tục làm cho trình trạng
mất cân đối cơ cấu kinh tế vốn đã nghiêm trọng càng trở nên tệ hại. Nhiều doanh nghiệp
sản xuất truyền thống đối mặt với dư thừa công suất tại thời điểm đó. Những công nghệ
của họ đã lỗi thời. Họ không thể bán sản phẩm của họ, và họ phải thay thế các sản phẩm
cũ của họ bằng những cái mới.
Gói kích cầu lớn của chính phủ đã khiến các công nghệ và sản phẩm lạc hậu
lưu lại và thậm chí duy trì các doanh nghiệp này cho đến ngày nay. Tuy nhiên khi đà
tăng trưởng vốn có của nền kinh tế suy yếu, cần phải tăng cường sức khỏe của nó.
Nhưng Trung Quốc không những không loại trừ cấu trúc nội bộ nhiễm bệnh mà còn
thúc đẩy nó và cho phép năng lực sản xuất lạc hậu mở rộng. Trung Quốc đang che phủ
lên những bong bóng cũ về năng lực sản xuất bằng những bong bóng mới, và kết quả là
tạo ra những cái bong bóng lớn hơn. Trên thị trường vốn cũng có bong bóng, nhưng hầu
hết các bong bóng nằm trong nền kinh tế trong hình thức dư thừa công suất.
2.1.2 Nguyên nhân của khủng thị trường chứng khoán
Sau gần 7 năm đi ngang và tích lũy, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã
chứng kiến một đợt khủng hoảng cực kỳ mạnh mẽ bắt đầu từ nửa cuối tháng 6/2014 và



×