Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH văn hóa, NHỮNG điều cấm kỵ TRONG văn hóa các QUỐC GIA KHU vực CHÂU mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.59 KB, 53 trang )

"Những điều cấm kỵ trong văn hóa
khu vực châu Mỹ"
* ACHENTINA
* BÊLIXÊ
* BÔLIVIA
* BRAXIN
* CANAĐA
* CÔLÔMBIA
* CÔXTA RICA
* CHILÊ
* CUBA
* EN XANVAĐO
* ÊCUAĐO
* GOATÊMALA
* GUYANA
* Haiti
* Mỹ
* MÊHICƠ
* HơNĐURAT
* PARAGOAY
* PÊRU
* URUGOAY
* VÊNÊXUÊLA
ACHENTINA
I. Giới thiệu về đất nước Achentina
Cộng hòa Achentina là quốc gia thuộc Nam Mỹ, có ranh giới với Paragoay
và Bơlivia về phía bắc, Braxin và Urugoay về phía đơng bắc, Chilê về phía tây
và nam. Achentina có tổng diện tích 2.780.000km². Rừng chiếm 1/3 diện tích
lãnh thổ.
Vì trải dài trên nhiều vĩ độ và chênh lệch độ cao lớn nên Achentina có
nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Kiểu khí hậu cận nhiệt hiện diện ở miền Bắc và


kiểu khí hậu cận cực hiện diện ở miền Nam đất nước. Khí hậu miền Bắc có đặc
điểm mùa hè nóng, ẩm ướt và mùa đơng khơ. Miền Trung có mùa hè nóng,
thường xuyên có sấm chớp, đặc biệt thường xảy ra mưa đá (miền Tây Achentina
là nơi có mưa đá nhiều nhất thế giới) và mùa đông lạnh. Các vùng phía nam có
2


mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh với những trận mưa tuyết lớn, đặc biệt ở vùng
núi, càng lên cao, khí hậu càng lạnh giá.
Năm 2008, dân số Achentina đạt 40.482.000 người, mật độ dân số trung
bình là 15 người/km 2. Dân số phân bố rất không đồng đều, thủ đơ Bnơt Airet
có mật độ 14.000 người/km 2 trong khi các tỉnh vùng núi như Xanta Crut thì thấp
hơn 1 người/km2. Người dân Achentina nói tiếng Tây Ban Nha và đó là ngơn ngữ
chính thức của quốc gia. Tơn giáo lớn nhất ở Achentina là đạo Thiên Chúa với số
lượng tín đồ chiếm 87,7% dân số.
Vũ điệu Tangơ
Achentina được biết đến là quê hương của vũ điệu Tangô bốc lửa, nổi
tiếng tồn thế giới như một đặc sản văn hố của đất nước Nam Mỹ này. Điệu
Tangô sinh ra bên dịng sơng Riơ đê la Plata nổi tiếng. Lúc đầu nó mơ phỏng trận
đấu gươm giữa 2 võ sĩ giấu con dao ở phía sau tay áo, quấn chặt lấy nhau, lúc
tiến, lúc lùi trong tiếng ghita bập bùng. Sau đó người dân Achentina biến thành
vũ điệu giữa một người nam và một bạn nhảy nữ trong các dịp lễ hội.
Lúc đầu điệu nhảy này không được đông đảo người dân chấp nhận vì tiết
tấu và tư thế nhảy quá khêu gợi. Trong một thời gian dài các cư dân châu Âu đã
đem nó về châu Âu (đầu tiên là Pari) và cùng với điệu Flamencô của Tây Ban
Nha, Tangô rất được hoan nghênh trong các vũ hội, quán ba ở châu Âu - đặc biệt
là ở Pari. Cuối những năm 90 của thế kỷ XIX, nó quay lại Achentina, được cải
biên và bước vào thời kỳ rực rỡ nhất với sự tham gia của ban nhạc có sử dụng
ghita và viôlông. Và từ đây điệu Tangô với những bước nhảy dài uyển chuyển,
rất gợi cảm với sự hoà quyện đến điêu luyện của đơi nhảy đã tạo nên hình tượng

sống động, đặc trưng của vũ điệu Tangô.
Vũ điệu Tangô trở nên nổi tiếng khơng chỉ vì tiết tấu, bước nhảy đầy tình
người, mà vì nó đã mơ tả một tâm trạng bên trong rất phụ nữ. Toàn bộ vũ khúc là
tâm trạng phức tạp của người phụ nữ lúc họ đến nơi hò hẹn, gặp gỡ say đắm và
sau đó phải chia tay. Chính nội tâm ấy làm cho Tangơ trở nên say đắm, hồ
quyện của phần vũ đạo, âm nhạc và khung cảnh xung quanh.
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội và lễ tết của
người Achentina
1. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội
Nam và nữ quen nhau trong thời gian dài khi gặp nhau có thể trao đổi một cái
ôm nhẹ và một "nụ hôn giả" vào má, nghĩa là chỉ khẽ hôn vào má nhau, môi phát ra
âm thanh, hôn bên má phải trước má trái sau. Người phương Đơng thường khơng
quen với lễ tiết này vì vậy khi gặp người Achentina nhất thiết không được tránh
3


những nụ hôn xã giao mà phải hưởng ứng một cách thoải mái, tránh miễn cưỡng. Bạn
bè phái nữ hôn má và bắt tay bằng cả hai tay, nhưng phụ nữ Achentina thường khơng
nói chuyện với người lạ nếu khơng được giới thiệu trước.
Khi đến đất nước Achentina tránh đàm luận những vấn đề thuộc về tơn
giáo, chính trị mà đang có sự tranh luận trong xã hội.
Khi nói chuyện, người Achentina có thể đứng gần hơn so với người Bắc Mỹ
và người châu Âu. Đàn ơng Achentina thậm chí cịn chạm vào cánh tay hay vai,
thậm chí sờ vào ve áo người đối thoại.
Tiếp xúc bằng mắt cho phải phép là điều quan trọng. Tránh dùng những
cử chỉ biểu lộ tình cảm thái q nếu khơng muốn bị coi là bất lịch sự.
Nam giới bắt tréo hai chân ở đầu gối khi ngồi bị coi là "yểu điệu", cử chỉ
này chỉ dành cho phái nữ. Chú ý khi ngồi không bắt cổ chân nọ lên đầu gối chân
kia
Với người Achentina, hai tay chống nạnh khi đứng là biểu lộ sự tức giận

hay thách thức. Đặc biệt khi nói chuyện với người lớn tuổi phải đặc biệt chú ý.
Ngáp ở nơi cơng cộng là hành vi khiếm nhã.
Khơng dùng ngón tay hoặc bàn tay để vẫy gọi ai đó. Để vẫy gọi ai đó hãy
đưa tay ra, lịng bàn tay úp xuống, các ngón tay vẫy như động tác cào vào phía
trong.
Người Achentina khơng bao giờ dùng tay nắm cổ chai và xoay ngửa bàn
tay đó để rót rượu vang. Họ rót rượu bằng tay phải, khơng dùng tay trái.
Khi được người Achentina mời ăn, để ra dấu hiệu bạn đã ăn xong, hãy đặt
chéo dao và dĩa ở giữa đĩa của bạn. Khi ngồi ăn, hai tay để trên bàn ăn, khơng để
tay trên đùi, vì đó là cử chỉ khiếm nhã.
Để ra hiệu cho người ở phía xa biết "bạn có điện thoại gọi tới", người
Achentina thường chỉ ngón trỏ vào một bên đầu và ngón tay liên tục vẽ các vịng
trịn. Cử chỉ này có thể gây ngộ nhận vì ở Bắc Mỹ và những nơi khác có nghĩa là
"mày điên rồi".
Người Achentina đặt bàn tay dưới cằm, lịng bàn tay xoay vào, và các
ngón tay phủi ra ngồi, ý muốn nói: "Tơi khơng biết", hay "tơi mặc kệ". Vì vậy
nếu là người nước ngồi đến Achentina bạn phải hiểu rõ cử chỉ này nếu không
muốn bị hiểu nhầm.
Người Achentina không tặng những vật phẩm như áo lót, caravát cho
khách, bạn bè hay người thân. Khách đến nhà người Achentina có thể tặng cho
bà chủ nhà bó hoa tươi hoặc kẹo.
4


2. Lễ tết của người Achentina
Tết năm mới: Người dân Achentina đón Tết Dương lịch rất rộn ràng. Vào
tối đêm giao thừa, mọi người đều mặc áo mới nhưng phải có màu hồng đến nhà
cha mẹ của mình đón giao thừa. Tại đây, mọi người cùng nâng ly chúc mừng lẫn
nhau và cầu nguyện. Sau đó, mọi người quyết định với 1 trong 2 lựa chọn: Nếu ăn
đậu, người đó sẽ khơng bị đuổi hoặc có việc làm tốt hơn vào năm mới. Nếu cầm

vali chạy xung quanh nhà, người đó sẽ thường xuyên đi du lịch vào năm mới.
Nước được người Achentina xem là thứ "thanh khiết" nhất trong vạn vật. Do
vậy, trong ngày Tết Dương lịch, nhà nhà, người người lũ lượt kéo nhau ra sông để
"tắm mừng năm mới". Tết năm mới của người Achentina rơi vào giữa mùa hạ.
Trước lúc xuống nước, người ta rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Họ dùng
những cánh hoa tươi chà sát lên thân thể để tẩy rửa những ô uế, xấu xa của năm cũ
và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.
Lễ hội Gaucho: Vào tháng 11 hàng năm, lễ hội Gaucho truyền thống được
tổ chức để ca ngợi và tôn vinh "những chàng trai trên lưng ngựa". "Cao bồi" theo
tiếng Tây Ban Nha là Gaucho.
Lễ hội diễn ra trên khắp đất nước Achentina nhưng chỉ có lễ hội Gaucho ở
thị trấn San Antơniơ đê Arêcơ của tỉnh Buênô Ariơ trên thảo nguyên La Pampa là
nổi tiếng nhất.
Lễ hội là dịp bạn bè họp mặt, chuyện trò, chia sẻ với nhau về cuộc sống
trong năm vừa qua. Thức ăn chính được sử dụng trong lễ hội Gaucho là thịt bò
nướng. Trà Mết là loại thức uống rất phổ biến ở Achentina và được những chàng
cao bồi yêu thích. Đây là loại thức uống truyền thống được chế biến từ cây bí đao.
Lễ hội Gaucho bắt đầu bằng cuộc thi xỏ vòng. Người chơi vừa phải điều
khiển ngựa chạy thật nhanh vừa phải dùng cây nhọn thu gom các vịng treo. Người
thắng cuộc chính là người giành được nhiều vòng nhất trong thời gian ngắn nhất.
Tối đến, người dân Achentina tập trung bên cạnh đống lửa. Họ ăn uống, hát
những bài hát truyền thống của Achentina và nhảy múa suốt đêm.
Các chàng cao bồi vùng San Antôniô đê Arêcô sẽ dành một buổi để tưởng
nhớ nhà văn nổi tiếng Ricacđơ Guirađét, người góp phần lớn trong việc xây dựng
vùng đất này.
Hoạt động hấp dẫn nhất lễ hội là diễu hành với ngựa. Những kỵ sĩ khốc lên
mình những bộ trang phục màu sắc khác nhau của nhiều khu vực khác nhau của
đất nước Achentina. Nữ cao bồi được gọi là China. Trong buổi lễ diễu hành, nữ cao
bồi trông thật lộng lẫy với những chiếc váy thật đẹp.
Hình ảnh đặc trưng của những anh chàng cao bồi từ xưa đến nay luôn được

người dân Achentina yêu mến và tôn vinh.
5


BÊLIXÊ
I. Giới thiệu về đất nước Bêlixê
Bêlixê là một quốc gia ở Trung Mỹ, giáp biển Caribê, Goatêmala và
Mêhicô. Bêlixê có diện tích là 22.960km 2, là đất nước có diện tích nhỏ nhất ở
vùng Trung Mỹ. Vùng duyên hải phía bắc của Bêlixê là một bình ngun thấp,
nhiều nơi là bãi lầy, rừng rậm mọc kín. Lui về phía nam là rặng núi Maya.
Khí hậu Bêlixê là khí hậu nhiệt đới: nóng và ẩm. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 11, thường có bão từ biển vào, gây lụt lội.
Theo ước lượng tháng 7 năm 2006, dân số của Bêlixê có khoảng 291.500
người với mật độ dân số trung bình khoảng 12 người/km². Bêlixê là nước duy nhất
ở Trung Mỹ dùng tiếng Anh làm ngơn ngữ chính thức. Đạo Thiên Chúa là tơn giáo
có số lượng tín đồ đông nhất nước, chiếm 62% dân số, đạo Tin Lành chiếm 30%
dân số, các tôn giáo khác chiếm 6% dân số.
Đất nước Bêlixê tuy nhỏ bé nhưng bất cứ ai bước chân đến đây đều phải
ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp và không khỏi bất ngờ trước một nền
văn hoá đa dạng và cực kỳ phong phú. Bêlixê có rừng nhiệt đới, những con báo,
những thác nước, chim toucan và có những rặng san hơ lớn. Đó cũng là một trong
những trung tâm lớn của nền văn minh Maya. Những di tích đổ nát, mà phần lớn
vẫn chưa được phục hồi, chưa được nghiên cứu đầy đủ và bị trộm cắp, nằm rải rác
trong nhiều khu đất thấp như các kim tự tháp ở Xuhantunich và Antunha, khu đền
đài rộng lớn Canarôn của thế kỷ VI - VII.
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xá hội của người Bêlixê
Người Bêlixê cho phép hút thuốc lá, ăn uống trên đường phố nhưng
không nên khạc nhổ nơi cơng cộng, bởi đó là hành vi khiếm nhã.
Cấm chửi rủa ai đó nơi cơng cộng bởi đó là hành vi vơ văn hóa.
Người Bêlixê khơng có thói quen đeo kính đen hay nhai kẹo cao su tại các

trụ sở làm việc, cũng khơng nên tỉa tót móng chân, móng tay nơi đơng người.
Đối với đất nước Bêlixê có thể truyền giáo, phân phát tài liệu tôn giáo
trên đường phố, nhưng việc cầu nguyện công khai tại các khu vực khơng được
chỉ định thì khơng được hoan nghênh.
Người Bêlixê rất khơng thích những người phơ trương, khoe khoang sự
giàu có.
6


Đất nước Bêlixê nghiêm cấm xả rác bừa bãi, cấm tắm khỏa thân, cấm mại
dâm, cờ bạc, cấm sơn vẽ bậy trên tường.
Bêlixê cho phép khiêu vũ trên hè phố, nhưng trượt patanh trên hè phố thì
khơng được hoan nghênh.
Khi đến đất nước này, không được tự ý chụp ảnh người dân địa phương
mà phải xin phép họ trước khi chụp ảnh.
Bạn hãy nhớ boa cho người phục vụ bàn ở nhà hàng, khách sạn khi sử
dụng dịch vụ của họ, nhưng theo phong tục ở đây không nên boa tài xế tắc xi,
người gác cửa, người khuân vác hành lý, thợ làm tóc, khơng nên boa khi khơng
sử dụng dịch vụ.
Theo quan niệm của người Bêlixê, đàn ơng có thể tết tóc, để tóc lọn dài,
đeo khuyên tai, nhưng khơng nên xăm mình, dùng son mơi, cởi trần nơi đông
người. Cấm đàn ông ăn mặc giống như phụ nữ và ngược lại.
Theo phong tục của đất nước Bêlixê, khi đi dạo nam giới và nữ giới nên
đi song song, tránh trường hợp nam giới đi trước nữ giới đi sau và ngược lại.
Hỉ mũi nơi công cộng, hay trước mặt người khác là hành vi khiếm nhã.
Đất nước Bêlixê rất coi trọng phụ nữ nên trong các hoạt động xã giao, đàn
ông phải mở cửa cho phụ nữ, để phụ nữ bước vào nhà trước.
Khi ăn bạn có thể dùng tay phải, tay trái, hay cả hai tay. Cũng khơng có rắc
rối gì nếu bạn tặng q hay chuyển đồ cho ai đó bằng tay trái. Thời điểm tốt nhất để
nói chuyện là trước bữa ăn, tuy nhiên người Bêlixê cũng sẽ vui vẻ tiếp chuyện

bạn ngay cả trong bữa ăn, bạn nên hỏi thăm về vợ hay chồng của người đối thoại
nhưng hãy tránh hỏi tuổi tác của họ, bởi giống như nhiều nước phương Tây khác
tuổi tác theo quan niệm là bí mật riêng của họ.
Bắt tay là hành động thông thường khi gặp nhau. Nhưng theo phong tục
của người Bêlixê khi chào hỏi, không nên vừa bắt tay vừa cúi chào.
Ngạc nhiên là ở lần đầu tiên gặp người Bêlixê bạn không nên tặng nhiều
quà cho chủ nhà ngoại trừ một bó hoa, việc tặng quà cho đối tác cũng khơng
được hoan nghênh dù dưới hình thức nào, thông thường mọi người chỉ trao đổi
danh thiếp khi gặp nhau. Người dân địa phương thích được tặng áo phông, mũ
lưỡi trai, nhưng nên tặng quà vào thời điểm kết thúc chuyến viếng thăm, tặng nơi
riêng tư sẽ hay hơn là nơi công cộng.
Đất nước Bêlixê nghiêm cấm đốt quốc kỳ, hủy hoại tiền tệ và cấm người dân
bình thường ăn mặc giống quân đội.
Khi được mời làm khách nhà người Bêlixê, không nên ngồi bệt trên sàn
nhà, cũng không nên ngồi ngả nghiêng hay gác chân lên đồ đạc trong nhà, đặc
biệt không được hướng đế giày vào người khác, khơng để lộ lịng bàn chân vì đó
là hành vi thiếu tơn trọng người đối diện.
7


Đối với người Bêlixê, đụng vào đầu, vỗ lưng hoặc các đụng chạm không
chủ định đều không gây ra phiền hà, nhưng cấm vỗ mông người khác.
Theo phong tục của người Bêlixê khi gặp nhau dù là cùng phái hay khác
phái, có thể hơn nhẹ vào má. Khơng giống như nhiều nước ở châu Mỹ khác,
khoảng cách giao tiếp của người Bêlixê thường xa hơn, giới hạn khoảng cách là
một cánh tay, vì vậy khơng đứng q gần người Bêlixê khi trị chuyện, họ có thể
cảm thấy khơng thoải mái. Khi nói chuyện, nên giao tiếp bằng mắt, nhưng tránh
thu hút sự chú ý của người khác bằng cách nháy mắt. Tương tự cũng không nên
huýt sáo để thu hút sự chú ý hoặc yêu cầu ai đó làm việc gì.
Tránh dùng ngón trỏ để vẫy hay gọi người khác. Cách vẫy gọi đúng là giơ

bàn tay lên, hướng lòng bàn tay ra phía ngồi, các ngón tay đưa lên đưa xuống
liên tục.
BƠLIVIA
I. Giới thiệu về đất nước Bơlivia
Bơlivia, tên chính thức là Cộng hồ Bơlivia, nằm ở trung tâm Nam Mỹ.
Nước này có biên giới với Braxin ở phía bắc và phía đơng, Paragoay và Achentina ở
phía nam, Chilê và Pêru ở phía tây. Bơlivia có diện tích 1.098.580km², là quốc gia
duy nhất ở châu Mỹ khơng giáp biển.
Khí hậu Bôlivia thay đổi rõ rệt theo độ cao: từ vùng đất cao nguyên khô
lạnh ôn đới tới vùng đất thấp nhiệt đới nóng ẩm.
Theo ước lượng năm 2005 thì dân số của Bôlivia vào khoảng 8.857.870
người với mật độ dân số trung bình 8 người/km². Khoảng 80% dân số nói tiếng
Tây Ban Nha và đó là ngơn ngữ chính thức của Bôlivia. Đại đa số người Bôlivia
theo Thiên Chúa giáo với số lượng tín đồ chiếm 88,5% dân số.
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người
Bơlivia
1. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ẩm thực
Khi làm khách ở nhà người Bôlivia, trong bữa ăn nhất định phải ăn hết
thức ăn trong đĩa của mình, cho nên khi lấy thức ăn khơng nên lấy q nhiều, bởi
vì ăn khơng hết là hành vi bất lịch sự.
Khi ăn, người Bơlivia khơng ăn bốc, thậm chí cả khi ăn thịt gà mà họ dùng
dao, dĩa theo phong cách ăn uống của người Âu châu.
8


Khi ngồi vào bàn ăn, người Bôlivia không để tay trên đùi mà đặt tay trên
bàn, có thể tựa hai cổ tay trên cạnh bàn.
Rót rượu bằng tay trái hoặc bằng "lưng bàn tay" (nghĩa là xoay bàn tay rót
rượu ngửa lên) theo quan niệm của người Bôlivia là cực kỳ khiếm nhã.
2. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử

ở Bôlivia, với người chưa quen biết lần đầu gặp mặt mới phải bắt tay còn
đối với người quen biết cũ khi gặp nhau chỉ gật đầu chào hỏi. Cái bắt tay nồng
nhiệt là tục lệ chào hỏi ở đây. Bạn thân cùng phái nam cũng ôm nhau hoặc vừa
ơm vừa vỗ vào lưng nhau, thậm chí có thể bắt tay thêm lần nữa. Bạn bè nữ giới
cũng ôm nhau và hôn nhẹ vào má. Nếu tay bị bẩn, người ta có thể đưa cánh tay
ra để bắt tay.
Khi hai người đàn ơng đứng nói chuyện, người Bắc Mỹ và người Âu châu
có thể cảm thấy khơng thoải mái vì người Bơlivia dường như đứng q gần.
Khơng hề có thơng điệp ngầm nào, mà chỉ vì "khoảng cách riêng tư" ở đây nhỏ
hẹp hơn. Vì vậy nếu là người nước ngồi đến Bơlivia nên làm quen với khoảng
cách giao tiếp này, đừng tỏ thái độ miễn cưỡng hay có ý đứng tránh xa, bởi sẽ bị
người Bôlivia hiểu nhầm là khơng có thiện ý tiếp chuyện với họ.
Khi làm việc với người Bôlivia, khách phải đến đúng giờ, không được đến
muộn giờ đã hẹn. Nếu chủ nhân của buổi hẹn đến muộn, khách cũng phải đến đúng
giờ.
Khi đến thăm nhà người Bôlivia, tặng hoa hoặc tặng phẩm nhỏ phải trao
cho ơng chủ, nói chung khơng được trao cho bà chủ và những người khác trong gia
đình.
Người Bơlivia khơng đàm luận các vấn đề về chính trị và tơn giáo của quốc
gia vì thế họ cũng rất khó chịu khi nghe thấy người nước ngoài đàm luận những
vấn đề này.
Khi nói chuyện với người Bơlivia, tiếp xúc bằng mắt cho phải phép là điều
quan trọng. Không làm thế là bất lịch sự.
Để vẫy gọi ai đó, hãy đưa bàn tay ra, lịng bàn tay úp xuống, các ngón tay
vẫy như động tác cào vào. Các cử chỉ vẫy gọi khác đều khơng được chấp nhận ở
đất nước này.
Ngón cái thị ra từ nắm tay giữa ngón trỏ và ngón giữa là một cử chỉ thô tục
ở Bôlivia.
Hãy luôn che miệng khi ngáp, nếu không sẽ là cử chỉ cực kỳ khiếm nhã.
BRAXIN

I. Giới thiệu về đất nước Braxin

9


Braxin, tên gọi chính thức là Cộng hịa Liên bang Braxin, là một quốc gia
thuộc khu vực Nam Mỹ. Braxin là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước
này là 8.547.000km², chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Braxin là quốc
gia có diện tích rộng thứ 5 thế giới. Nước này tiếp giáp với hầu hết các quốc gia và
vùng lãnh thổ ở Nam Mỹ: giáp với Vênêxuêla, Guyan thuộc Pháp, Xurinam,
Guyana, Côlômbia, Pêru, Bôlivia, Paragoay, Achentina, Urugoay. Phía đơng
Braxin là một đường bờ biển dài tiếp giáp với Đại Tây Dương. Braxin là một trong
những nước có nhiều hệ thống sơng, trong đó sơng Amazơn là con sơng lớn nhất
thế giới tính theo dung lượng nước, đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới.
Phần lớn diện tích Braxin nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến nam nên
Braxin có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Mặc dù 90% lãnh thổ Braxin nằm trong vùng
nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác
biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Braxin chuyển dần từ khí hậu
nhiệt đới cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ơn hịa. Braxin có tổng cộng năm
dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt
đới. Do nằm tại nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Braxin ngược lại
so với các nước bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, cịn
mùa đơng lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11.
Theo điều tra năm 2004 thì dân số Braxin là 186.112.794 người với mật độ dân
số trung bình 22 người/km². Dân số Braxin chủ yếu tập trung dọc bờ biển, trong
nội địa mật độ dân số khá thấp. Tiếng Bồ Đào Nha là ngơn ngữ chính thức duy
nhất tại Braxin. Tôn giáo chủ yếu tại Braxin là đạo Thiên Chúa. Nước này cũng là
nước có cộng đồng người theo đạo Thiên Chúa lớn nhất trên thế giới với số lượng
tín đồ chiếm 72,3% dân số.
Văn hóa của Braxin chủ yếu dựa trên nền văn hóa Bồ Đào Nha. Nước này

đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di
cư Bồ Đào Nha đã mang đến cho Braxin những nền tảng quan trọng của nền văn
hóa là tiếng Bồ Đào Nha, đạo Thiên Chúa và kiến trúc.
* Điệu nhảy Samba
Điệu nhảy Samba bốc lửa là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của
người Braxin, từ vương công q tộc đến người dân bình thường khơng ai là
khơng thích nhảy Samba. Samba khơng chỉ là một điệu nhảy mà đã trở thành một
nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Braxin. Người Braxin yêu thích Samba, Samba và
Braxin ln gắn bó với nhau. Thật ra vũ điệu Samba hồn tồn khơng phải được
bắt nguồn từ Braxin. Vào thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha nhập khẩu rất nhiều nô lệ
từ Ăngôla và Côngô vào Braxin, những nô lệ này mang theo tới đây những điệu
nhảy của họ như Catarêtê, Embôlađa và Batuque. Những điệu nhảy này đã tiếp thu
phong cách vũ đạo và nghệ thuật âm nhạc của người Inđian và người Bồ Đào Nha
biến thành điệu nhảy Samba của Braxin hiện nay. Điệu nhảy này rất nhanh, mạnh,
vui vẻ, hoạt bát, mãnh liệt. Cùng với sự thay đổi của thời gian, các dịp lễ tết của
10


Braxin đã không thể tách rời khỏi điệu nhảy Samba. Người Braxin cho rằng, khơng
có điệu nhảy Samba thì khơng có những ngày lễ vui vẻ, thậm chí điệu nhảy Samba
đã ăn sâu vào tiềm thức của người Braxin.
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội và lễ tết của
người Braxin
1. Những cấm kỵ theo quan niệm dân gian
Người dân Braxin kiêng màu nâu, màu vàng. Họ cho đó là những màu sầu
thảm, giống như lá vàng rơi từ trên cây xuống. Họ cho rằng màu tím biểu thị đau
thương, màu vàng biểu thị thất vọng, màu trà đặc biểu thị sự bất hạnh, vì vậy trong
cuộc sống thường ngày họ thường không sử dụng những màu này.
Người Niaoa ở Braxin làm tang lễ rất long trọng cho người chết, và mai táng
trong huyệt rất sâu. Khi tổ chức tang lễ, bất kể là người thân thuộc hay những

người đi đưa tang khác, mọi người đều khơng khóc.
ở thành phố Natrin của Braxin, phụ nữ đội mũ có sự quy định rất chặt chẽ,
đội lệch về bên phải biểu thị chưa lấy chồng, đội lệch về bên trái biểu thị đã kết
hôn, đội lệch xuống trước trán biểu thị là quả phụ; tránh không để nhầm lẫn.
Tại một số bộ lạc Inđian của Braxin, con trai khi đến thời kỳ trưởng thành
thì đến nhà thánh nam giới học các kỹ năng săn bắt, ca hát, đánh trận... từ những
người lớn tuổi hơn. Nhà thánh này cấm phụ nữ vào, ống sáo và chuông lắc dùng
khi nhảy các điệu múa tôn giáo cũng không cho phép phụ nữ chạm tay vào.
2. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ẩm thực
Người Braxin thích sử dụng những chiếc cốc nhỏ xinh đẹp để cả bộ trong
đĩa nhỏ, dùng để uống trà, cà phê. Chủ nhân khi thấy khách uống một cách thích
thú, vui vẻ thì cảm thấy sung sướng, nếu khơng sẽ cảm thấy mất vui. Vì vậy khi
được mời dùng đồ uống ở nhà người Braxin hãy vui vẻ uống và biểu lộ sự thích
thú để chủ nhà cảm thấy phấn khởi.
Người Braxin thích tụ tập bạn bè. Họ thích tán gẫu hay nhảy nhót với bạn
bè tới tận khuya. Họ thích có người thân hay anh em kết nghĩa ngủ lại nhà mình.
Sau một hồi nhậu và trò chuyện để khai vị là đến bữa tiệc tối. Thông thường chủ
nhân chỉ mời khách ngồi vào bàn đánh chén sau 11 giờ đêm. Khơng có chuyện chủ
nhân bỏ khách ngồi lại để đi chuẩn bị đồ ăn. Làm như thế sẽ bị coi là thiếu tôn
trọng khách, một dấu hiệu cho thấy không chuẩn bị chu đáo để đón khách. Khách
có thể mang hoa đến tặng nhưng khơng bao giờ được mang theo đồ ăn. Như thế là
cho rằng chủ nhân không đủ khả năng tiếp đãi bạn bè. Khách lạ không được giới
thiệu trong các bữa tiệc. Việc giới thiệu bị coi là làm cho khơng khí cuộc vui kém
hào hứng.
11


ở Braxin người có văn hóa khơng dùng tay để bốc đồ ăn, họ dùng dao và dĩa
để lấy mọi thứ kể cả táo, cam, chân gà. Trẻ con có thể vừa đi vừa ăn kem trên
đường nhưng nếu người lớn cũng làm vậy thì bị coi là thơ lỗ. Khi ăn uống dù ở nhà

hay trong một quán cóc ven biển, họ sẽ mời bất cứ người nào tình cờ đi ngang quá.
Khi được mời ăn, nếu từ chối một cách thẳng thừng sẽ bị coi là thơ lỗ.
Thói quen ăn uống của người Braxin là cầm dao bên tay phải, cầm dĩa bên
tay trái. Đừng bao giờ cắt đồ ăn bằng dĩa, hãy luôn dùng dao.
Khi xỉa răng, hãy che miệng bằng tay hoặc khăn ăn nếu không sẽ là cử chỉ
khiếm nhã.
Đừng hút thuốc trong bữa ăn. Người Braxin hút thuốc sau bữa ăn.
Người Braxin không ăn hay nhai kẹo cao su khi đi trên đường phố.
3. Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử
Nếu một phụ nữ Braxin đã quen biết một người đàn ông phương Tây, trong
khi bắt tay, cô ta sẽ nhẹ nhàng kéo người đó về phía mình và đưa má ra cho người
đó hơn. Hãy nhớ rằng đây chỉ là "nụ hơn giả", vì vậy chỉ được hơn phớt lên má.
Người Braxin bắt tay cả khi đến lẫn khi đi. Họ có thể chạm vào cánh tay
hoặc khuỷu tay và thường vỗ vào lưng nhau. Vì vậy nếu làm việc với người Braxin
thì đừng quên phong tục này.
Khoảng cách giao tiếp của người Braxin rất gần nên người ta đứng gần
nhau khi nói chuyện và khi xếp hàng. Vì vậy nếu là người nước ngồi đến đất nước
này thì đừng tỏ ra khó chịu hay cố ý dãn khoảng cách nếu khơng muốn bị coi là
người bất lịch sự.
Nếu nhìn thấy một người Braxin quen ở xa, đưa tay vẫy chào là tốt nhất,
đừng la lớn để chào.
Người Braxin kiêng lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ liên kết lại thành vịng
trịn, ba ngón khác tách rời chỉ lên trên, tạo thành hình chữ OK, cho rằng đây là
biểu hiện khơng văn minh, ngược lại với văn hố Mỹ sử dụng dấu hiệu OK nghĩa
là rất tốt.
Bàn tay nắm lại, ngón cái trồi lên từ giữa ngón trỏ và ngón giữa là cử chỉ
biểu tượng của sự may mắn ở Braxin. Cần phải đặc biệt lưu ý cử chỉ này và ở một
vài quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải và cả một số nước Mỹ Latinh khác, nó là
một cử chỉ thô bỉ tục tĩu, tượng trưng cho dương vật. Nhưng ở Braxin, bạn có thể
mua những miếng bùa có hình thù giống cử chỉ này để đeo ở cổ hay ở vòng đeo

tay.
Bàn tay này nắm lại, bàn tay kia khum lại, rồi đấm vào nhau, đó là một cử
chỉ thô tục ở đất nước này.
Thực phẩm nhập khẩu vào Braxin phải thuyết minh bằng chữ Bồ Đào Nha.
12


Nếu là người nước ngoài đến Braxin tránh tham dự các trò chơi của người
địa phương nếu chưa được sự đồng ý của họ.
Khi mang bất cứ vật gì đi trên đường phố: một đôi giày, một chai nước, một
hộp kẹo - theo thông lệ bạn phải bọc chúng lại bằng giấy gói đồ hay đựng trong giỏ
hoặc túi.
4. Lễ tết của người Braxin
Tết năm mới: Đất nước châu Mỹ Latinh - Braxin đón năm mới trong các bộ
y phục màu trắng vì đó là biểu tượng của sự may mắn. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc
năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31 tháng 12 của năm cũ và tới giữa đêm
khi pháo hoa bắt đầu bừng lên. Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong
thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền
bạc, tình yêu, sức khoẻ.
Đêm giao thừa mang một ý nghĩa quan trọng trong buổi lễ đón chào năm
mới của người Braxin. Bữa ăn tối đêm giao thừa cũng là một phần quan trọng gồm
salát, gạo, thịt gà, trái cây, những thứ mang lại hương vị cho năm mới.
Theo quan niệm của người Braxin, màu sắc tượng trưng cho những điều tốt
lành và niềm hy vọng. Đó là màu trắng (tượng trưng cho hồ bình), màu đỏ (tượng
trưng cho tình yêu) và màu vàng (tượng trưng cho sự giàu có). Do đó trang phục
trong buổi lễ mừng năm mới chắc chắn có những màu này.
Với nhiều người Braxin khác, trong ngày Tết Dương lịch, mọi người tay
cầm đuốc, lũ lượt trèo lên các ngọn núi cao tìm hái trái bulơ vàng, tương truyền là
một loại trái tượng trưng cho hạnh phúc. Họ gọi đây là cuộc "tìm kiếm hạnh phúc".
Người nào tìm được giống cây hiếm hoi này lập tức mang về nhà trồng. Đó là hy

vọng thiết tha nhất cầu mong có được hạnh phúc trong cuộc sống.
Lễ hội hóa trang ở Riơ Đê Janâyrơ: Lễ hội hóa trang ở Riơ Đê Janâyrơ tổ
chức vào tuần đầu tiên của tháng 2, là lễ hội được đất nước Braxin chào đón nhất
trong năm. Sự kiện quan trọng nhất của lễ hội là cuộc diễu hành của 26 trường dạy
samba danh tiếng nhất dọc theo quảng trường samba, một đường phố có những
khán đài hai bên.
Vào ngày thứ tư - ngày đầu mùa chay, ban giám khảo lễ diễu hành chính
thức cơng bố tên trường đạt giải xuất sắc trong cuộc diễu hành của năm và những
người chiến thắng sẽ ăn mừng bằng cách kéo dài Cacnivan thêm một tuần nữa.
Trên Quảng trường Samba, người ta tha hồ nhảy múa khơng phải e dè gì hết.
Những người tham gia lễ hội mặc y phục hóa trang tỏa ra khắp các phố phường.
Quần áo hóa trang thì đủ kiểu, từ anh hề cho đến những bộ đồ bikini bé tí. Những
nhóm hóa trang giống nhau tạo thành một khối, nhóm. Những người tham gia lễ
hội nhập vào sau các ban nhạc samba nhỏ đi khắp các phố phường và có thể nổi
hứng lập một vũ hội samba ở bất kỳ nơi nào.
13


Đêm nào cũng vậy, vũ hội samba lên đến cao trào vào lúc nửa đêm và kéo
dài cho đến tận sáng.
CANAĐA
I. Giới thiệu về đất nước Canađa
Canađa là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở
cực bắc của Bắc Mỹ. Phía nam giáp Hoa Kỳ, phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía
đơng giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương. Canađa có tổng diện
tích là 9.984.670km².
Khí hậu của Canđa đa dạng với bốn mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu và đông. Mùa
xuân thường là mùa dễ chịu nhất tại Canađa. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 6, nhưng đối
với đa số người dân Canađa thì tháng 7 và tháng 8 mới là mùa hạ. Trong mùa hạ,
thời tiết ấm ở phần lớn đất nước. Mùa thu ở Canađa bắt đầu từ tháng 9 đến hết

tháng 11, thời tiết mát mẻ nhưng mùa thu được làm nổi bật bởi lá cây thường
chuyển sang màu cam và đỏ. Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2, thời tiết
thường lạnh và có tuyết rơi.
Theo ước lượng năm 2005, dân số Canađa khoảng 32 triệu người. Dù là một
nước có diện tích lớn thứ hai thế giới nhưng mật độ dân số trung bình của Canađa
lại rất thấp, khoảng 4 người/km². Hai ngơn ngữ chính thức của Liên bang Canađa là
tiếng Anh và tiếng Pháp. Thiên Chúa giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất
chiếm 45,7% dân số, đạo Tin Lành có số lượng tín đồ đơng thứ hai ở Canađa
chiếm 36,2% dân số.
Canađa gồm 7 vùng với bảy màu sắc khác nhau tượng trưng cho 7 sắc cầu
vồng, là một đất nước rộng lớn, xinh đẹp có nhiều nơi để thăm thú, khám phá.
Canađa là một quốc gia của dân nhập cư và luôn luôn quan tâm phát triển nền văn
hoá đa sắc tộc. Vậy nên, hầu như mọi sắc tộc trên thế giới đều hiện diện ở Canađa.
Do đó, mỗi nơi, mỗi mảnh đất trên đất nước thanh bình này sẽ là một thế giới thu
nhỏ, đầy kỳ diệu và đam mê. Có hàng ngàn cơng trình kiến trúc, phòng tranh, bảo
tàng và học viện nghệ thuật trên khắp đất nước. Canađa cịn là một trong những
nước có nền điện ảnh và âm nhạc lớn nhất thế giới. Điểm đặc trưng của quốc gia
Bắc Mỹ này là hàng nghìn kilơmét ngang dọc ln rực rỡ sắc lá phong. Mùa thu ở
Canađa đẹp tuyệt vời - đó là khi lá phong bắt đầu là một màu vàng e ấp, rồi sang
vàng nhạt, vàng mơ, vàng chanh, hồng yến… Cịn gì hạnh phúc và vui sướng hơn
khi được dạo bước theo những con đường dài hai bên bạt ngàn những cây phong
lộng lẫy kiêu sa.
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người
Canađa
14


1. Những điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian
Người Harê sống ở tây bắc Canađa rất tin vào thuyết vật linh và rất chú ý tới
những điều cấm kỵ. Theo quan niệm của họ những con sói, con chồn, con tuần lộc

là những con vật hay bị các thầy phù thuỷ sai khiến nên người Harê rất sợ, kiêng
động chạm tới các con vật này. Trong đám tang, việc lo liệu và chôn cất người chết
do những người họ hàng xa hoặc khơng có họ với người chết đảm nhiệm; những
người
thân
thiết
khơng
được
tham
gia lo việc chơn cất vì người ta cho rằng làm như vậy người thân của người chết sẽ
an tồn, khơng bị người chết quấy quả.
Người Irơquai gồm 5 bộ lạc da đỏ sống ở Canađa rất giỏi làm mặt nạ. Mặt
nạ của họ thường làm bằng gỗ cây thích, cây thơng trắng và cây bạch dương. Trước
khi chạm khắc mặt nạ, người ta đốt hương khấn vái để mặt nạ hồn nào sẽ thể hiện
đúng linh hồn đó. Các mặt nạ này sẽ được dùng trong các nghi lễ cúng giải bệnh
tật. Người ta tin rằng thông qua việc dùng mặt nạ, linh hồn người chết sẽ xuất hiện
để thơng báo cho người sống một việc gì đó. Vì vậy các mặt nạ được giữ gìn cẩn
thận, ai không được phép mà động đến sẽ bị linh hồn người chết trừng phạt.
Người Blachfut sống ở Canađa có rất nhiều điều kiêng kỵ được thực hiện
trong cộng đồng như: Các mối quan hệ trong hôn nhân phải được tuân thủ nghiêm
ngặt. Khi con dâu mới về nhà chồng, mẹ chồng phải tránh mặt cô dâu mới một thời
gian. Người ta tin rằng làm như vậy mối quan hệ giữa hai người phụ nữ này sau đó
mới thuận hồ. Đặc biệt bộ tộc này cấm những người phụ nữ đã có gia đình ngoại
tình. Nếu bị phát hiện sẽ bị đánh thậm chí cho tới chết.
2. Những điều cấm kỵ trong văn hoá ẩm thực
Người Canađa dùng đồ ăn thanh đạm, khơng ăn thức ăn có vị cay.
Người Canađa chỉ mời những vị khách rất thân thiết hoặc quan trọng đến
nhà mình dùng bữa, thường là bữa tối. Bạn chỉ được phép ăn khi chủ nhà đã bắt
đầu ăn, và cần phải mời mọi người những món ăn chính trước khi tự ăn. Khi bạn
khơng muốn ăn gì đó, bạn chỉ cần từ chối lịch sự, điều đó là bình thường và không

bị coi là không tôn trọng chủ nhà. Bạn cũng phải hết sức chú ý trong việc sử dụng
dao và dĩa. Người Canađa sẽ đánh giá rất cao về bạn nếu sau bữa tối đó, bạn gọi
điện hoặc gửi thư cảm ơn họ.
Người Canađa chỉ chúc rượu trang trọng một lần trong suốt buổi tiệc. Thậm
chí nhấc ly mới rót lên và nói chúc mừng ở những lần sau cũng khơng phù hợp với
phong tục và có thể bị xem là học đòi.
Ăn trước khi những người khác vào bàn bị coi là bất lịch sự, cũng tương tự
như ăn một mình mà khơng mời ai. Thường thì người ta đợi chủ tiệc hay khách
danh dự nói "hãy nhập tiệc" theo cách nào đó trước rồi mới bắt đầu ăn.

15


Khi dùng bữa với người Canađa, tự rót rượu cho mình là một lỗi trong giao
tiếp. Hãy để ý tới ly của người khác và rót cho họ. Để tránh uống quá nhiều, chỉ
cần bỏ ly gần đầy. Khi rót rượu hãy dùng tay phải, tay trái nhẹ nhàng để gần khuỷu
tay kia.
Trong bữa ăn, mang đồ ăn đến là khơng lịch sự. Vì điều này bị ngầm hiểu là
chủ tiệc không cung cấp đủ thức ăn cho khách.
Để một tay hay chống khuỷu lên bàn ăn là không phù hợp trong mơi trường
trang trọng.
Tín đồ Thiên Chúa giáo ở Canađa rất kỵ con số 13, cho rằng số 13 rất khơng
may mắn vì vậy họ thường tránh số 13 nhất là số nhà.
3. Những cấm kỵ trong văn hoá ứng xử
Người Môngtơnaxit và Naxitcôpi của Canađa thuộc một nhánh của người
Inđian. Họ sống trong điều kiện giá rét của Bắc cực nên họ đã phát minh ra một
loại cột tín hiệu giúp đỡ nhau rất có hiệu quả: khi một người hoặc một nhóm người
nào gặp nguy hiểm yêu cầu được giúp đỡ, đầu tiên phải làm tín hiệu cầu cứu; bất
cứ người nào nhìn thấy đều phải trả lời, cự tuyệt trả lời sẽ bị cho là tội phạm.
Những người đàn ơng thường khơng ơm ấp, khốc tay, quàng vai nhau

ngoài bắt tay, trừ khi họ thật sự thân thiết hoặc trong khi chơi thể thao. Tuy nhiên,
cầm tay hay sự đụng chạm thân thể chỉ là cử chỉ của những thành viên trong gia
đình hay với trẻ con, nếu không sẽ bị cho là sỗ sàng.
Giữa những người ở vùng Quêbec và các khu vực khác nói tiếng Pháp tại
Canađa, việc bắt tay trong mơi trường bình thường lại có vẻ khơng phù hợp. Ơm
nhẹ nhàng và hôn lên má phù hợp hơn đối với bạn bè thân và gia đình. Phong cách
chào hỏi này được áp dụng giữa nam và nữ và giữa hai phụ nữ với nhau. Nhưng đó
lại khơng phải là cách chào hỏi thông thường giữa hai người nam.
Phần lớn ở các vùng Canađa, khi làm việc phải đúng giờ, không sai giờ, thất
hẹn. Nếu được người Canađa mời đến nhà, có thể mang theo một bó hoa tươi tặng nữ
chủ nhân. Nhưng khơng nên tặng hoa bách hợp màu trắng, bởi vì ở Canađa, hoa
bách hợp màu trắng chỉ dùng trong đám tang.
Người Canađa rất lịch sự. Vì thế mà hầu như với lần tiếp xúc đầu tiên người
Canađa sẽ không bao giờ nói đến các vấn đề cá nhân trong cuộc sống của họ như
mức thu nhập, vóc dáng hay tình trạng sức khoẻ… Điều này sẽ làm thay đổi sự
phát triển các mối quan hệ hay ảnh hưởng không tốt đến mục đích của buổi gặp
gỡ.
Người Canađa tối kỵ sự xâm phạm đời tư và rất tôn trọng cuộc sống riêng,
không gian riêng của mỗi người, họ rất dè dặt và kín đáo. Để có thể trở nên thân
thiện với những người mới quen, họ thường mất một khoảng thời gian nhất định,
16


nhưng điều đó khơng có nghĩa là họ khơng thân thiện, khơng dễ gần, khơng nhiệt
tình.
Người Canađa cho rằng khoa chân múa tay trong khi nói chuyện là thiếu
lịch sự, làm người nghe mất tập trung, một vài người còn cho rằng đó là sự thiếu
nghiêm túc. Tuy thế nhưng người Canađa lại tơn trọng văn hố giao tiếp bằng tay
hay thông qua điệu bộ, cử chỉ của người dân các nước khác.
Người Canađa không ưa sự phô trương. Họ ln tỏ ra khéo léo trong giao

tiếp. Vì thế ở nơi đơng người, họ thường biết cách kìm nén thái độ tranh cãi hay
giận dữ. Người Canađa không đánh giá cao và khơng coi trọng những lời nói hoa
mỹ, phơ trương, cường điệu.
Trong các buổi họp của người Canađa thường có khơng khí rất trang trọng,
vì thế bạn cũng cần phải giữ tư thế trang nghiêm, nghiêm túc.
Bạn không được chỉ tay vào một người nào đó ở đất nước Canađa, cử chỉ
này bị coi là thiếu sự tôn trọng.
Người Canađa có cử chỉ rất lịch thiệp là giữ cửa cho người vào sau mà khi
đến đất nước này bạn cũng nên làm như vậy.
ở nơi làm việc, người Canađa không sử dụng nước hoa hay các sản phẩm
đậm mùi hương như dầu gội đầu, keo xịt tóc.
Việc xếp hàng là phù hợp trong nhiều tình huống và cắt ngang hay cố vượt
qua lượt chờ đợi là không lịch sự.
Giơ tay lên và cong một hay vài ngón tay là cử chỉ tục tĩu.
Đối với người Canađa sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào
người khác, thay vào đó bạn mở rộng bàn tay, ngửa lên trên và hướng về phía
người đó.
Nếu sử dụng tăm để xỉa răng, theo thói quen của người Canađa thì phải
dùng tay kia che miệng.
Khi tặng quà cho ai mà chỉ dùng một tay thì bị xem là thơ vụng. Trong hầu
hết các trường hợp, nhất là khi giao tiếp với người lạ hay người bề trên, người
Canađa thường dùng tay phải và có sự hỗ trợ của tay trái.
Người Canađa rất khơng thích những thói quen như: khạc nhổ, không sử
dụng dầu thơm, ợ hơi chỗ đông người, ăn uống sồm soạp hay nhai kẹo cao su
nhóp nhép, ngáp mở to miệng… Đi nhà hát hay xem kịch hoặc nghe nhạc đều ngồi
vào chỗ ngồi trước giờ diễn, người đến muộn thường bị coi là bất lịch sự. Sau khi
chương trình được bắt đầu thơng thường khơng cho phép người xem vào rạp cho
đến khi nghỉ giữa giờ mới cho phép vào.
Trong sinh hoạt thường ngày, người Canađa hết sức tránh đi dưới cầu thang,
không được làm muối vung vãi ra ngồi cũng khơng được đánh vỡ các đồ vật bằng

17


thuỷ tinh, nếu khơng kiêng những điều đó thì theo quan niệm dân gian người đó sẽ
gặp tai ương.
Để vẫy gọi ở Canađa, cử chỉ phù hợp là bàn tay đưa ra và ngửa lên, các ngón
tay vẫy vào trong. Kiểu này tương phản với cách vẫy gọi ở nhiều nơi khác trên thế
giới là úp lòng bàn tay xuống và vẫy các ngón tay như động tác cào.
Khi nghe thấy người Canađa bàn luận chia Canađa thành 2 vùng: vùng nói
tiếng Pháp và vùng nói tiếng Anh, du khách không nên tỏ ra đồng ý hoặc không
đồng ý. Người Canađa cũng khơng thích người nước ngồi so sánh văn hoá, xã hội,
kinh tế Canađa với Mỹ.
Đối với người Canađa ở các tỉnh phía tây của đất nước và phía Đại Tây
Dương, họ có những quy định riêng trong giao tiếp bên cạnh những phong tục
chung của văn hoá đất nước:
- Khoảng không gian giao tiếp ở đây lớn hơn. Khi nói chuyện, người ta đứng
cách nhau khoảng nửa mét. Khơng có hay ít có sự đụng chạm ngẫu nhiên. Ngoại lệ
duy nhất là bạn thân phái nam đôi lúc có thể vỗ vào lưng nhau, họ hàng thân thiết
có thể khoác vai nhau, và bạn thân phái nữ thỉnh thoảng có thể ơm nhau khi chào
hỏi sau một thời gian dài xa cách.
- Tiếp xúc tốt bằng mắt là cần thiết, cả trong giao tiếp xã hội lẫn kinh doanh.
- Nam giới Canađa thường đứng dậy khi nữ giới bước vào phòng.
- Người Canađa ở những tỉnh này được mơ tả là "thân thiện", "hơi kín đáo"
và "bảo thủ". Do đó, ít thấy những cử chỉ biểu lộ tình cảm thái quá ở đây.
- Nam giới thường ngồi bắt tréo hai chân, và cả ba kiểu sau đều phổ biến và
được chấp nhận: bắt tréo hai cổ chân, bắt tréo hai đầu gối và gác cổ chân này lên
đầu gối chân kia. ở Canađa tuyệt nhiên không được mặc quần hồng nhạt sau 12 giờ
trưa các ngày chủ nhật.
Các thương phẩm vào Canađa phải có đối chiếu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp,
nếu không sẽ bị cấm nhập khẩu.

4. Tết cuồng hoan mùa đông ở Canađa
Tết cuồng hoan diễn ra trong vịng 10 ngày vào mùa đơng ở thành phố cảng
Quêbec của Canađa bắt đầu từ cuối tuần thứ nhất của tháng 2 hàng năm. Quy mô
của Tết này rất lớn, mỗi năm thu hút một lượng lớn du khách trong và ngồi nước,
có khi lên tới hàng triệu lượt người.
Tết cuồng hoan có nội dung rất đặc biệt, mỗi năm người ta đều chọn ra một vị
"vua Tết cuồng hoan mùa đông Quêbec" để làm "kẻ thống trị" tạm thời của thành
phố này trong kỳ Tết. Vị vua mặc y phục màu trắng, đầu đội mũ trắng, tay đeo
găng trắng, trông giống như một "người tuyết". Theo thông lệ, thị trưởng thành phố
18


sẽ trao chìa khóa vàng tượng trưng quyền lực cho ông ta, già trẻ, gái trai cùng tưng
bừng ca hát, uống rượu vui mừng dưới sự chấp chính của vị vua. Thỉnh thoảng ông
vua mỉm cười vẫy chào đám người cuồng nhiệt. Trong dịp Tết cuồng hoan, các nhà
mỹ thuật còn dùng các khối tuyết lớn dựng nên một bức thành cao bằng 5 tầng lầu.
Trơng bề ngồi bức thành giống như thật, có tường thành, lầu cao, có cả vòm cửa để
người đi bộ qua được và còn trang hoàng rất đẹp.
Trong dịp Tết diễn ra nhiều cuộc thi thú vị. Trong đó có hoạt động đua
thuyền trên sơng băng có hơn 100 năm lịch sử. Mục đích của đua thuyền là để phơ
diễn kỹ thuật chèo thuyền. Cịn trong cuộc đua trượt săm xe thì người đua nằm trên
lịng chiếc săm ơ tơ đã bơm căng từ trên sườn cao của bãi trượt băng trượt xuống.
Để tăng tốc độ, phần dưới của săm xe được trát thêm một lớp sáp nến. Do vậy khi
trượt rất khó làm chủ phương hướng, nên cuộc đua mang tính mạo hiểm, phải chất
cỏ khơ ở đích cuối cùng. Một hoạt động cũng không thể thiếu trong dịp Tết cuồng
hoan mùa đông là thi điêu khắc băng, đây là tiết mục mà trẻ em đặc biệt yêu thích.
Chúng đổ một ít nước lên trên băng là có thể tạc thành tượng hình người, thuyền và
các động vật màu sắc long lanh với đủ các tư thế. Ngồi ra cịn có xe hoa diễu
hành, chó kéo bàn trượt tuyết, thi trượt tuyết việt dã…


CƠLƠMBIA
I. Giới thiệu về đất nước Cơlơmbia
Cộng hồ Cơlơmbia là một quốc gia nằm ở tây bắc Nam Mỹ. Côlômbia giáp
Vênêxuêla và Braxin về phía đơng; giáp Êcuađo và Pêru về phía nam; giáp biển
Caribê phía bắc; phía tây giáp Panama và Thái Bình Dương. Cơlơmbia có diện tích
1.141.000km². Nước này là một phần của "Vành đai núi lửa" Thái Bình Dương,
một vùng đặc trưng bởi những trận động đất thường xun và những vụ phun trào
núi lửa.
Khí hậu Cơlơmbia là khí hậu xích đạo và cận xích đạo; nhiệt độ thay đổi
theo độ cao của từng vùng. ở vùng cao nhiệt độ trung bình từ 18 đến 20oC.
Theo ước lượng năm 2005 thì dân số Cơlơmbia vào khoảng 45.600.000
triệu người với mật độ dân số trung bình 36 người/km². Tiếng Tây Ban Nha là
ngơn ngữ chính thức của Cơlơmbia. Thiên Chúa giáo là tôn giáo lớn nhất ở đất
nước này với số lượng tín đồ chiếm 92% dân số.
Nếu chúng ta một năm có 365 ngày, thì ở Cơlơmbia cũng khơng khác gì các
quốc gia trên thế giới, có nghĩa là quốc gia nào cũng ở chung vòng quay của trái
19


đất. Vậy mà đất nước Côlômbia ở Nam Mỹ một năm họ có trên một nghìn ngày
Tết dân tộc, qn bình mỗi ngày có gần tới 3 cái Tết. Người Cơlơmbia thích hội hè,
cúng tế, nhảy múa, nên những ngày Tết lớn nhỏ trong năm, dường như là một sinh
hoạt không thiếu được với người dân. Những ngày Tết của người Cơlơmbia được
chia theo từng nhóm nhỏ như: Tết Thần nông nghiệp, Tết tôn giáo của từng dân
tộc, Tết thi sắc đẹp cả nam lẫn nữ, Tết thu hoạch cà phê…
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội và lễ tết của
người Côlômbia
1. Những điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian
Vào ngày Tết của người Cơlơmbia thường có những buổi dạ hội hố trang
truyền thống diễn ra thật tưng bừng. Tất cả mọi người phải hố trang tay và mặt

mình bằng những màu sắc như đen, trắng, vàng... và phải giữ như vậy trong ba
ngày liền nếu không sẽ mất hết may mắn trong năm mới.
ở một số vùng của Cơlơmbia, người gố chồng, chết vợ, trong thời gian đám
tang không được sờ vào đầu mình; cũng cấm những người khác khơng được sử
dụng cốc trà và những đồ dùng khác của người đó. Những người thợ săn tránh đến
gần họ vì sợ bóng của người này chiếu lên ai thì người đó sẽ đổ bệnh. Những
người goá bụa này phải lấy cánh cây làm gối và quây cành cây xung quanh giường
mong cách ly với linh hồn người chết.
ở Côlômbia những người Inđian làm cơng việc vận chuyển có những điều
kiêng kỵ với các cô gái ở độ tuổi thanh xuân. Các cô gái trong thời kỳ này sẽ bị
cách ly ở một mình trong rừng khoảng 3 đến 4 năm. Trong khoảng thời gian này
khơng ai muốn gặp họ, vì theo người Inđian thì khi đó các cơ gái sẽ tạo ra một sự
uy hiếp đối với bất kỳ ai nhìn vào cơ ta, thậm chí dấu chân của cơ gái có thể làm ơ
nhiễm cả dịng nước. Người Inđian cho rằng các cơ gái thời kỳ thanh xn chính là
căn ngun của sự bất hạnh.
2. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội
ở Cơlơmbia có tập qn khi gặp nhau là bắt tay nhưng phụ nữ chỉ được bắt
tay phụ nữ, không bắt tay nam giới. Phụ nữ Côlômbia thường nắm lấy cánh tay
thay vì bắt tay.
Nếu bạn đi giao dịch ở một cơng ty hay tình cờ tham quan một nhà máy ở
Côlômbia, theo phép lịch sự hãy bắt tay những công nhân đứng gần bạn nhất.
Làm khách đến nhà người Côlômbia, theo tập quán địa phương, nên tặng
cho chủ nhân một bó hoa và ít quả tươi hoặc vật phẩm; nếu thời gian quá gấp cũng
có thể đưa tặng phẩm sau và kèm theo một phong thư cảm ơn. Người Côlômbia
kiêng lấy các thứ đồ dùng của bản thân làm tặng phẩm.
20


Phép xã giao và thái độ lịch sự được xem trọng ở Cơlơmbia, do đó đừng gác
chân lên bàn ghế hay đồ đạc, cũng đừng ngáp ở nơi công cộng hoặc ăn nhồm

nhồm trên đường phố. Người Cơlơmbia khơng bao giờ đi chân không trong khi
tiếp đãi khách.
ở Côlômbia, đấu bị là một hoạt động ưa thích phổ biến, nên khi đến
Cơlơmbia khơng nên nói khơng tốt về hoạt động đấu bị.
ở Cơlơmbia số 3, 5, 7 có ý nghĩa may mắn, còn số 13 theo quan niệm của
họ là con số không may, là phải kiêng.
Vỗ bàn tay này vào dưới khuỷu tay kia ám chỉ một ai đó là kẻ "bủn xỉn".
Làm dấu hiệu "Ok" với ngón cái và ngón trỏ làm thành một vịng trịn, các
ngón cịn lại duỗi ra, và rồi đặt vịng trịn đó lên mũi của bạn, là ý muốn nói ai đó
là kẻ đồng tính luyến ái. Vì vậy khi sử dụng cử chỉ này bạn nên hiểu hết ý nghĩa
của nó để tránh bị khiếm nhã.
Để diễn tả chiều dài của vật gì đó, đa số mọi người sẽ đưa hai ngón trỏ ra và
dùng khoảng cách giữa hai ngón này để biểu thị độ dài ngắn. Nhưng với người
Cơlơmbia thì đây lại là một cử chỉ thô tục. ở đây để biểu thị độ dài một vật, bạn
hãy đưa cánh tay phải ra, bàn tay xịe và dựng đứng với ngón cái ở trên cùng. Còn
bàn tay xòe ra và úp xuống chỉ dùng để biểu thị chiều cao của động vật, không bao
giờ dùng cho người.
Nữ du khách khi đến Cơlơmbia nên đặc biệt cẩn thận để khỏi có những ánh
mắt hay cử chỉ có thể bị hiểu lầm là khêu gợi vì người Cơlơmbia rất chú ý tới cử
chỉ của mắt.
Người Côlômbia đãi khách rất trịnh trọng. Mặc dù bà chủ nhà sẽ ra sức mời
mọc nhưng bà ta lại không mong đợi các vị khách sẽ chén sạch sành sanh mọi thứ.
Người Cơlơmbia để lại một ít thức ăn trên đĩa để chứng tỏ rằng chủ nhà đã thết đãi
họ đầy đủ. Ăn hết thức ăn trong đĩa của mình sẽ bị coi là bất lịch sự.
Người Cơlơmbia rất giữ phép tắc trong bữa ăn. Mặc dù bữa sáng khơng
phải là bữa ăn chính thức trong gia đình nhưng vẫn khơng được phép mặc đồ ngủ
hay áo chồng và đi dép lê.
Người Cơlơmbia có một thành kiến văn hóa rất khắt khe đối với nước tù
đọng. Vì thế mà họ rửa chén bát với vòi nước mở chảy liên tục chứ không bao giờ
ngâm chén bát.

3. Lễ tết của người Cơlơmbia
Tết năm mới: Người Cơlơmbia đón năm mới vào ngày 1 tháng 1 hàng năm
với những phong tục mang đậm bản sắc truyền thống.
Đốt "ông năm cũ" là phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại
Cơlơmbia. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại
21


diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Tất cả sẽ
được thiêu rụi vào đêm giao thừa. Hành động này biểu trưng cho việc họ muốn
quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê
thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình.
Sau đó, mọi người chúc mừng nhau, hôn nhau, nhảy múa và hát hị. Tiếp đến
là buổi dạ hội hóa trang thật tưng bừng và hấp dẫn. Tất cả mọi người đều phải hóa
trang tay và mặt mình bằng những màu sắc như đen, trắng, vàng và phải giữ như
vậy trong ba ngày liền.
Tết Cuồng hoan: Tết "Cuồng hoan" là Tết quốc gia lớn nhất của đất nước
Côlômbia, mọi người từ lớn, bé, già, trẻ đều hưởng ứng một cách cuồng nhiệt nhất.
Ngày Tết theo quy định của quốc gia là từ ngày 5 tháng 1 đến ngày 7 tháng 1.
Bắt đầu từ ngày 5, tất cả trai, gái của các sắc tộc các địa phương trong cả
nước đều ăn mặc rất đẹp và diêm dúa đủ loại màu sắc, rồi lũ lượt kéo nhau ra
đường từ sáng sớm, đứng dọc theo hai bên đường và mỗi người mang một chậu
nhỏ tới nơi mình đứng, trong chậu đựng một thứ bột màu đen hoà với nước và họ
nhảy múa, ca hát tưng bừng. Tất cả mọi người qua lại trên con đường ấy, bất kể trai
gái, trẻ già, người du lịch đều được các chàng trai, cô gái vừa hát, vừa nhảy múa
bôi phết lên người, lên mặt. Như vậy là trong ngày mùng 5 tháng 1, không ai ở
trong nhà và tất cả trở thành đen ngòm hết.
Tết "Cuồng hoan" mang ý nghĩa xua đuổi cái rủi ro cho một mùa bội thu.
Ngày 7 là ngày hội chủ chốt cho mọi người và mọi sắc tộc của Côlômbia. Những
chàng trai, cô gái ra đường, mỗi người mang theo một chậu nhỏ, nhưng lần này

màu sắc trong chậu có khác, đó là màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng dày dặn
hơn của đất nước và con người Côlômbia. Ai qua lại trên đường bất kể giàu sang,
nghèo hèn, quan chức cũng mong được bơi trắng kỹ càng để hưởng sự bình an,
trong trẻo trong cả năm, và cùng ca hát, nhảy múa với mọi người trong lễ hội;
những người lớn tuổi thì mang thức ăn ngon nhất của ngày Tết ra đường cho mọi
người dự hội thưởng thức.
Điều vui nhất trong ngày lễ hội là vào khoảng giữa trưa, những miếng bột
đen, trắng trên mình vì mồ hơi nhễ nhại đã bị rớt ra từng mảnh nên nhìn mọi người
loang lổ trắng, đen, và họ nhìn nhau thoả thích rồi lăn ra để mà cười; ai mệt cứ ăn,
cứ uống xong rồi lại nhảy tiếp cho tới khi mặt trời lặn mới đi xuống ao hồ tắm rửa
rồi về nhà.

22


CƠXTA RICA
I. Giới thiệu về đất nước Cơxta Rica
Cơxta Rica là một nước cộng hoà tại Trung Mỹ, giáp biên giới với
Nicaragoa ở phía bắc, Panama ở phía nam và đơng nam, Thái Bình Dương ở phía
tây và nam, và biển Caribê ở phía đơng. 2/5 diện tích Cơxta Rica là cao nguyên và
núi, có núi lửa đã tắt và có núi lửa đang hoạt động. Diện tích của Cơxta Rica là
51.000km2.
Cơxta Rica nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Thời tiết được chia ra làm 2
mùa: mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng từ cuối tháng 12 đến tháng 4. Mùa mưa là
những tháng còn lại. Vùng cao nguyên thì lạnh. Riêng vùng Xan Hơsê và thung
lũng trung tâm thì có mùa xn quanh năm với nhiệt độ trung bình thấp nhất là
150C và cao nhất là 260C. Bờ biển Thái Bình Dương và biển Caribê có khí hậu oi
bức quanh năm.
Năm 2005, Cơxta Rica có dân số ước tính khoảng 4,43 triệu người với mật
độ dân số trung bình 81,40 người/km². Ngơn ngữ chính thức của quốc gia này là

tiếng Tây Ban Nha. Thiên Chúa giáo là tôn giáo chính thức của Cơxta Rica với số
lượng tín đồ chiếm 86% dân số.
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hố xã hội
của người Cơxta Rica
Đàn ơng Cơxta Rica thường bắt tay nhau khi gặp gỡ. Phụ nữ Cơxta Rica khi
gặp nam giới thì cử chỉ chào hỏi là vỗ vào cánh tay trái của họ mà không ôm hôn.
Bạn thân phái nữ thường hôn vào má. Người vùng quê ở Côxta Rica khi gặp nhau
cách chào hỏi thường là hơi cúi đầu và chạm tay vào mũ của mình.
Trong những tình huống kinh doanh, người Cơxta Rica ln tơn trọng nghi
thức. Sẽ khơng có ơm hơn khi gặp nhau cũng như khi kết thúc công việc, và nam
giới Côxta Rica thường mặc nguyên áo vét trong những cuộc bàn luận về kinh
doanh.
Hãy trao đổi danh thiếp khi làm việc với người Côxta Rica, nhưng hãy nhớ
danh thiếp của bạn phải được in bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây Ban Nha.
23


Đừng bao giờ để chân lên bàn ghế hay đồ nội thất, bởi với người Cơxta Rica
đó là hành vi bất lịch sự.
Người Côxta Rica thường xếp hàng trật tự để bước lên các phương tiện
chuyên chở công cộng. Hành động chen lấn hay xô đẩy sẽ bị coi là thiếu văn hố.
Trong bữa ăn, người Cơxta Rica thường nói chuyện, nhưng nói với thức ăn
trong miệng là bất lịch sự.
Tắm nắng và bơi lội khỏa thân hay khỏa thân một phần là cực kỳ khiếm nhã
trong quan niệm của người Côxta Rica.
Đất nước Côxta Rica nghiêm cấm việc xả rác bừa bãi.

CHILÊ
I. Giới thiệu về đất nước Chilê
Cộng hoà Chilê là một quốc gia tại Nam Mỹ, có bờ biển dài và hẹp xen vào

giữa dãy núi Anđet và biển Thái Bình Dương. Chilê giáp Pêru ở phía bắc, giáp
Bơlivia ở phía đơng bắc và giáp Achentina ở phía đơng. Tổng diện tích của Chilê
là 756.600km².
Chilê nằm hồn tồn trong vùng khí hậu ơn đới nhưng cũng có nơi nóng
0
đến 43 C và lạnh đến -400C. Chilê có 3 đới tự nhiên: đới hoang mạc nhiệt đới ở
phía bắc với nhiệt độ trung bình 14 đến 21 0C; đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
đới Địa Trung Hải ở phần giữa lãnh thổ, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 16 0C đến
18oC, tháng 7 từ 80C đến 100C; đới rừng hỗn hợp ơn đới ở phía nam, nhiệt độ trung
bình tháng 1 là 14oC, tháng 7 là 3oC.
Theo
ước
lượng
năm
2007
thì
dân
số
Chilê
khoảng 16.598.074 người với mật độ dân số trung bình 22 người/km². Ngơn ngữ
chính thức của Chilê là tiếng Tây Ban Nha. 85% dân số theo đạo Thiên Chúa.
II. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội và lễ tết của
người Chilê
1. Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội
24


Khi phụ nữ bước vào phòng, theo phép lịch sự nam giới Chilê phải đứng lên
và sẵn sàng bắt tay nếu phụ nữ đưa tay ra. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ đang ngồi khi
một người đàn ông bước vào phịng, thì khơng cần phải đứng dậy và cũng khơng

buộc phải đưa tay ra để bắt tay. Người Chilê khi giao tiếp cũng đứng gần hơn so
với người Mỹ và người châu Âu, vì vậy đừng tỏ ra khó chịu với khoảng cách này
hay cố tình đứng tránh xa khi nói chuyện.
Khi nói chuyện với người Chilê khơng nên bắt đầu cuộc nói chuyện với câu
hỏi về nghề nghiệp.
Khi nói chuyện phải nhớ nhìn vào mắt những người bạn Chilê, đây là cử chỉ
thể hiện sự quan tâm chân thành đến câu chuyện họ đang nói.
Trong khi nói chuyện với người Chilê, tránh nói về bản thân mình, tránh
đưa ra những câu hỏi mang tính cá nhân, tốt nhất hãy thường xuyên đưa ra những
câu hỏi mà họ sẵn sàng trả lời, hãy tập trung vào sở thích của họ (mơn thể thao họ
ưa thích, du lịch, văn hóa...). Đa số người Chilê thường đam mê nghệ thuật như âm
nhạc, hội họa, văn chương.
Khi đến đất nước Chilê tránh đàm luận các vấn đề lên quan đến chính trị, tơn
giáo, chiến tranh, vi phạm nhân quyền, các tầng lớp xã hội và dân tộc, tơn giáo của
quốc gia.
Người Chilê có tinh thần yêu nước rất cao nên tránh đưa ra bất kỳ lời nhận
xét tiêu cực nào về đất nước họ. Để dễ dàng tạo dựng được mối quan hệ tốt với
người Chilê, hãy thể hiện vốn hiểu biết về lịch sử và nền kinh tế đất nước Chilê của
bản thân.
Đến Chilê tránh bàn luận về các quốc gia xung quanh Chilê như Achentina,
Bôlivia và Pêru.
Hãy chú ý khi bạn chào "Hello" với người Chilê, đôi khi mọi người xung
quanh sẽ nghĩ đây là cách chào bâng quơ, và họ sẽ nghĩ bạn là người khiếm nhã.
Tư thế ngồi lịch sự được người Chilê rất coi trọng, vì vậy đừng ngồi ngả
nghiêng, gác chân lên bàn ghế hay hướng đế giày vào người khác vì đó là cử chỉ
khiếm nhã.
Ngáp ở nơi đông người phải dùng tay che miệng.
Khách đến nhà người Chilê, không được tùy tiện vào nhà, phải đứng đợi
ngoài cửa đến khi chủ nhà mời mới được vào nhà.
Khi đến thăm nhà một người Chilê, bạn nên tặng hoa hoặc kẹo cho chủ nhà.

Nên tránh tặng hoa hồng vàng, tại Chilê hoa hồng vàng là biểu tượng của sự khinh
rẻ. Cũng nên tránh tặng hoa màu tía và màu đen vì những hoa màu này theo quan
niệm của người Chilê biểu tượng cho sự chết chóc, khơng may mắn.
Đối với khách nước ngoài, tránh mặc những trang phục thổ dân Inđian, thậm
chí khi bạn được mời đến dự buổi tiệc văn hóa truyền thống của họ.

25


Làm việc ở Chilê phải đúng giờ, bởi người Chilê rất tôn trọng thời gian. Nếu
đến trễ hãy báo trước cho họ và nói xin lỗi.
2. Tết năm mới của người Chilê
Người dân Chilê đón mừng năm mới vào ngày 1 tháng 1 dương lịch. Ngày
cuối cùng trong năm, ai cũng tất bật dậy thật sớm cùng chuẩn bị bữa ăn tất niên.
Bữa ăn tất niên bao giờ cũng là bữa tiệc lớn nhất trong năm, với rất nhiều món ăn
Chilê hấp dẫn, như: món gà tây quay, thịt bị nướng, cá, và không thể thiếu rượu
vang. Tiệc vui kéo dài tới sát giờ đón năm mới. Đúng 0 giờ 00 phút, tiếng bật nút
chai sâmpanh hòa cùng lời chúc: Chúc mừng năm mới. Mọi người ôm hôn nhau và
nâng cốc chúc mừng năm mới, cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến. Bên ngồi, tiếng
chng nhà thờ ngân vang, những chùm pháo hoa sáng rực cả góc trời. Lúc này
các nam thanh, nữ tú tỏa ra đường tham gia lễ hội và nhảy múa tới tận tảng sáng.
Ngày 1 tháng 1, khơng khí n tĩnh bao trùm khắp nơi, mọi người đi chúc Tết
người thân. Tuy nhiên, khác với người Việt Nam, người Chilê không tặng quà nhau
trong dịp Tết.
Những người dân thành phố Tanca của Chilê tổ chức ăn mừng năm mới với
những người thân đã quá cố tại nghĩa địa - nơi an nghỉ cuối cùng của họ. Sau khi vị
cha xứ kết thúc bài diễn văn trước đám đông, thị trưởng thành phố bắt đầu mở cửa
nghĩa trang lúc 11 giờ đêm. Người người kéo nhau tới mang theo đèn đuốc và nhạc
cụ chơi các bản hòa tấu cổ điển. Theo quan niệm của người dân địa phương, đón
giao thừa bên cạnh những người thân yêu dù đã khuất vẫn làm cho cuộc sống được

bình an.

26


×