1
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm về địa mạo - kiến tạo và lịch sử nghiên cứu địa mạo- kiến tạo trên thế
giới
Địa mạo kiến tạo là nghiên cứu về sự tác động lẫn nhau giữa các quá trình kiến tạo
và bề mặt tạo hình cảnh quan trong các vùng biến dạng hoạt động và ở các khoảng thời
gian từ hàng ngày đến hàng triệu năm. Trong thập kỷ qua, những tiến bộ gần đây trong
việc định lượng cả tỷ lệ và cơ sở vật lý của quá trình kiến tạo và kiến tạo bề mặt đã củng
cố một sự bùng nổ của các nghiên cứu mới trong lĩnh vực địa mạo- kiến tạo. Địa mạo
-kiến tạo hiện đại là một lĩnh vực hội nhập đặc biệt, sử dụng các kỹ thuật và dữ liệu có
nguồn gốc từ các nghiên cứu về địa mạo, địa chấn, địa chấn học, cấu trúc, địa chất, địa
tầng, khí tượng học và khoa học Đệ tứ theo Douglas W. Burbank , Robert S. Anderson,
Tectonic geomorphology, tháng 11/2011.
Địa mạo kiến tạo địa chất học là nghiên cứu về các dạng địa chất có nguồn gốc từ
kiến tạo và sự tương tác giữa các quá trình kiến tạo và kiến tạo địa mạo. Các nghiên cứu
về địa mạo – kiến tạo sẽ hạn chế cho một vấn đề nghịch đảo: với các thuộc tính hình thái
học được lựa chọn của địa hình kiến tạo, chúng ta có thể xác định được lịch sử kiến tạo
hiện đại tương ứng hay tương tự như thế nào đối với lịch sử kiến tạo tương ứng. Nghiên
cứu của kiến tạo- địa mạo có thể phân biệt được các yếu tố thiên nghiên, thời gian và
phân bố của các đứt gãy, các trận động đất có thể xảy ra hàng chục hoặc hàng ngàn năn
trước theo Larry Mayer, Tectonic Geomorphology Of Escarrpments And Mountain Front,
Miami University.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu địa mạo – kiến tạo trên thế giới
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về địa mạo kiến tạo, phân tích mối
quan hệ giữa kiến tạo đến địa mạo, hình thái địa hình trong vài năm trở lại đây trong đoa
bao gồm các công trình (Hilley và Arrowsmith, 2008) nghiên cứu về đứt gãy San Andreas
2
ở vùng đồng bằng Carizo, Califonia và đưa ra tác động của hoạt động đới đứt gãy này đến
quá trình xói mòn địa hình ở khu vực nghiên cứu; (Hilley và Coutand, 2011) đã chỉ ra cấu
trúc kiến tạo khu vực miền trung dãy Andes khống chế bở hàng loạt hệ thống đứt gãy do
quá trình va chạm mảng và đưa ra những kết luận về ảnh hưởng tới tai biến địa chất;
(Strecker et al., 2007) chỉ ra hoạt động kiến tạo hiện đại xảy ra phức tạp tại cao nguyên
Puna và phân tích mối quan hệ với hiện tượng xói lở ở khu vực;
1.2. Trong nước
1.2.1. Quan điểm về địa mạo và kiến tạo
Dựa trên quan điểm về địa mạo học truyền thống cũng như hiện đại xem địa hình
cũng như sự vật có phát sinh, phát triển theo logic tiến hóa, chịu sự tác động tương hỗ của
các quá trình nội sinh và các quá trình ngoại sinh. Khi quá trình nội sinh đạt giới hạn cao
hơn hay hoạt động kiến tạo hoạt động mạnh mẽ hơn thì địa hình bị phân dị. Dựa vào các
dấu hiệu về địa mạo như độ cao địa hình, độ dốc, sự phân bố mạng lưới sông ngòi, sự
thay đổi dòng của sông ngòi….. Ngắn gọn đó là các dấu hiệu về địa mạo để nghiên cứu
về các hoạt động kiến tạo- là nguyên nhân trực tiếp và khách quan tạo nên bề mặt địa hình
hiện đại.
Đặc biệt, nghiên cứu Địa mạo – kiến tạo trong bối cảnh hoạt động kiến tạo, tân
kiến tạo đang diễn ra phức tạp là nghiên cứu cần thiết. Ở Việt nam, các nhà địa mạo chấp
nhận thời gian từ Oligocen đến Đệ tứ là giai đoạn hoạt động của các hoạt động kiến tạo
hiện đại.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu kiến tạo- địa mạo khu vực trung lưu lưu vực sông Vu
Gia- Thu Bồn
Khu vực đã được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều nhà địa chất trong nước với
nhiều công trình nghiên cứu lớn được xem xét trên nhiều góc độ địa chất khác nhau như
là đặc điểm kiến tạo, đặc điểm địa mạo và đặc điểm trầm tích tích Đệ Tứ. Các công trình
nghiên cứu được tiến hành trong thời gian khoảng 20 năm gần đây cho đến hiện tại liên
quan đến các vận động kiến tạo hiện đại. Một số công trình(Trần Thanh Hải và nnk, 2015)
đã nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam, tác
3
động của hoạt động kiến tạo hiện đại với tai biến địa chất đới bờ. Công trình nghiên cứu
(Trần Văn Tân, 2002; Đào Mạnh Tiến, 2004; Phạm Văn Hùng, 2004; Phan Trọng Trịnh và
nnk, 2008) đã chỉ ra khu vực miền Trung có đặc điểm địa chất hết sức phức tạp, trong đó
bao gồm các hiện tượng địa chất tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại và nhiều dạng tai biến
địa chất. Tổ hợp các đề tài về khu vực hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (Nguyễn
Chí Trung, 2012) đưa ra những nghiên cứu về địa tầng trầm tích Holocen vùng hạ lưu
sông Thu Bồn – Vu Gia và mối quan hệ giữa thành tạo địa chất, vận động kiến tạo với quá
trình phân bố trầm tích của khu vực; công trình nghiên cứu (Nguyễn Chí Trung, Đỗ Cảnh
Dương , 2010) nghiên cứu về đặc điểm kiến tạo và quá trình thành tạo địa chất khu vực
trong Holocen; (Nguyễn Chí Trung, Đỗ Cảnh Dương, Đặng Văn Bát, 2010) đã nghiên
cứu về hoạt động kiến tạo khu vực khống chế phân bố trầm tích ở lưu vực sông Vu Gia –
Thu Bồn, phân tích mối quan hệ với tài nguyên khoáng sản trong khu vực, (Nguyễn Chí
Trung, Đỗ Cảnh Dương, 2010) đã nghiên cứu hoạt động đứt gãy, vận động nâng hạ kiến
tạo và khả năng khống chế nước dưới đất nhờ vận động tân kiến tạo đó.
Trừ công trình của Trần Thanh Hải (2015) có đề cấp tới đánh giá kiến tạo hiện đại
tác động đến địa chất đới bờ thì hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây đều không
tính tới tác động của các vận động kiến tạo hiện đại đến địa mạo – hình thái cảnh quan, và
khống chế các hiện tượng tai biến địa chất lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đặc biết là khu
vực trung lưu.
Các phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất như Bản đồ đại chất khoáng sản 1:200.000
của Cục Địa Chất Việt bam do Nguyễn Văn Trang chủ biên (1986), Bản đồ địa chất Đệ tứ
Việt nam tỉ lệ 1: 500.000 do Nguyễn Đức Tâm, Đỗ Tuyết chủ biên (1996).
1.1.3. Địa mạo – kiến tạo và ý nghĩa của nó đối với tai biến địa chất liên quan
Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến
đổi địa hình trên bề mặt thạch quyển. Bước đầu phân tích những dấu hiệu địa mạo trên bề
mặt địa hình như phân tích về độ cao, độ dốc, sự thay đổi dòng sông, các lòng sông cổ,
các bậc thềm, sự dịch chuyển của các sống núi….. để luận giải các yếu tố kiến tạo ảnh
hưởng đến cấu trúc địa chất của khu vực.
4
Nghiên cứu các yếu tố cấu trúc kiến tạo khống chế địa hình khu vực nghiên cứu là
nền tảng của việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố địa mạo-kiến tạo với tai biến địa
chất ở khu vực
Các nghiên cứu địa chất ở nhiều vùng trên thế giới cho thấy các chuyển động kiến
tạo hiện đại có tác động quan trọng tới các tai biến địa chất và tác động tiêu cực tới cuộc
sống con người (National Research Council, 1986). Các tai biến địa chất hiện đại diễn ra
mạnh mẽ trong các vùng động của vỏ Trái Đất và trong hầu hết các trường hợp đều là kết
quả của các vận động nội sinh, xảy ra ở các vùng rìa hoặc ranh giới các địa mảng và hiện
đang tập trung mạnh mẽ ở vùng dọc bờ biển Thái Bình Dương (Addicott et al., 1992;
Blinkhorn, 2004).
Hậu quả của các vận động kiến tạo hiện đại có tác động to lớn đối với sự thay đổi
hình thái bề mặt Trái Đất, là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tai biến địa chất ở nhiều nơi
trong đó có động đất, sóng thần, xói lở, trượt đất, sụt lún bề mặt, sa mạc hóa hoặc ngập lụt.
Vận động tân kiến tạo đặc biệt quan trọng với hệ thông sông ngòi, làm cho một
đoạn sông ‘chết đi’ hoặc thay đổi lưu lượng nước, cũng như hướng của dòng chảy do xuất
hiện đứt đứt gãy dọc theo đó hình thành các hố sụt dạng lòng chảo do sự nâng hạ cục bộ
do ảnh hưởng của đứt gãy theo quy luật chung của dòng chảy. Hoạt động nâng hạ kiến tạo
cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của các con sông, đặc biệt là quá
trình xói lở và bồi tụ dẫn đến nhiều hậu quả về tai biến địa chất cho khu vực ven biển.
Hiện tượng sụn lún, sạn lở, xói lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng gây thiệt hại to lớn
về nhà cửa, hoạt động dân sinh của người dân. Do đó, hiểu biết về bản chất của các vận
động kiến tạo hiện đại đang ngày càng có vai trò quan trọng, để dự đoán những tác động
và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống con người. Các nghiên cứu này càng có ý nghĩa
đối với các cộng đồng dân cư sinh sống dọc theo các vùng có vận động kiến tạo hiện đại
mạnh mẽ.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Tai biến địa chất là một bộ phận của các tai biến thiên nhiên hay còn gọi là thiên
tai là hiện tượng phổ biến trên thế giới. Các tai biến địa chất là những hiện tượng tự nhiên
5
có quan hệ bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hiện tượng địa chất nội sinh và ngoại
sinh xảy ra liên tục trong lịch sử địa chất và có tác động tiêu cực đến cuộc sống của con
người.
Khu vực sông Thu Bồn – Vu Gia, trong đó có vùng trung lưu- hạ lưu và các khu
vực xung quanh là nơi thường xuyên xảy ra các hiện tượng tai biến địa chất như sụt lún,
sạn lở đất,xói lở hoặc bồi lấp vùng cửa sông… Những hiện tượng tai biến địa chất này
xảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây và gây thiệt lớn về kinh tế cũng như làm ảnh
hưởng rất lớn tới cuộc sống của nhân dân trong vùng. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đối
khí hậu và nước biển dâng, khu vực sẽ càng bị tác động tiêu cực và các tai biến trên càng
trở lên trầm trọng. Nhiều nghiên cứu địa chất hiện nay cho thấy vùng nghiên cứu có hoạt
động kiến tạo tích cực và chính các hoạt động kiến tạo hiện đại này đã góp phần tạo nên
các tai biến địa chất khu vực. Do vậy, xác định được sự tồn tại của các dịch chuyển kiến
tạo hiện đại vùng trung lưu và hạ lưu sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo tai biến
địa chất khu vực, nhằm đưa ra các giải pháp phòng chống và thích ứng với các diễn biến
môi trường bất lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng.
3. Mục tiêu của đề tài
Xác định đặc điểm các dấu hiệu địa mạo, từ đó luận giải các hoạt động kiến tạo chi
phối cấu trúc địa chất khu vực trung lưu sông Thu Bồn – Vu Gia. Làm sáng tỏ hiện trạng
sụn lún, sạn lở, xói lở và bồi tụ khu vực trung lưu sông Thu Bồn- Vu Gia và các vùng lân
cận. Là cơ sở dự báo, phòng tránh các tai biến địa chất liên quan.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của đề tài là lưu vực của hai hệ thống sông nằm ở các huyện trực
thuộc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, bao gồm:
Sông Thu Bồn là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn của sông
còn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao
2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thượng lưu, sông chảy theo
hướng Nam-Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đước, Nông
Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy sông chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên,
6
Điện Bàn và Thành phố Hội An. Chiều dài của dòng chính đến Cửa Đại dài 198 km với
tổng diện tích đến Giao Thủy (nơi hợp lưu với sông Vũ Gia) rộng 3,825 km.
Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng có người gọi hệ
thống sông Thu Bồn-Vu Gia. Lưu vực sông Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực sông Thu
Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và Điện Bàn
tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia có các phụ lưu cấp II
quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái. Chiều dài dòng chính tính từ thượng
nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204 km. Tổng diện tích lưu vực đến thị trấn
Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5,180 km2 .
Hình 1.1 Vị trí nghiên cứu ở tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng (nguồn Internet)
Phần trong khung là khu vực nghiên cúu của đề tài
Việc khảo sát thực địa tiến hành dọc theo đới bờ, trong đó bao gồm vùng
trung lưu, hạ lưu và đồng bằng ven biển của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia trong khu
7
vực. Bao gồm khu vực các xã Quế Hiệp, Quế Bình, Quế Phong, Quế Ninh, Quế Trung,
Chiêm Sơn là những khu vực có biểu hiện của các yếu tố địa mạo bất thường như, sự thay
đổi của dòng sốn, các đỉnh núi bị dịch chuyển, có sự phân bố của các hồ móng ngựa, các
lòng sông cổ, . Hiện tượng xâm thực bờ mạnh và các khu vực phát triển các bậc thềm
sông, các đoạn sông bị đổi dòng, xói lở hoặc bồi tụ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp khảo sát địa chất
Để thực hiện được mục tiêu nhận dạng được các biểu hiện của kiến tạo hiện đại và
vai trò của chúng, các phương pháp khảo sát địa chất – môi trường là phương pháp chủ
đạo.Tiến hành khảo sát chi tiết trên một số mặt cắt dọc sông và các khu vực lân cận trong
khu vực nghiên cứu nhằm thu thập bổ sung các thông tin về địa chất, kiến tạo, địa mạo
kiến tạo hiện đại, các tai biến địa chất trong vùng nghiên cứu và thu thập các mẫu phân
tích tuổi tuyệt đối. Việc khảo sát thực địa được tiến hành với sự trợ giúp của dụng cụ GPS
cầm tay để định vị các điểm khảo sát.
Ảnh 1.1 Một số hình ảnh thực địa trong quá trình nghiên cứu: A- Khảo sát mặt trượt đứt
gãy phương ĐB-TN tại điểm lộ QN17-02; B- Khảo sát đứt gãy thuận tại vết lộ thuộc địa
phận xã; C- Kiểm tra thực địa mặt đứt gãy trượt chéo tại vết lộ QN17-04; D- Khảo sát địa
8
chất và tai biến địa chất tại điểm lộ QN18-02 trên đoạn đường cao tốc Quảng Nam- Đà
Nẵng
5.2. Phương pháp viễn thám
Trong phương pháp này, sử dụng hàng loạt các kỹ thuật khác nhau để nhận dạng
các yếu tố địa chất. Phân tích ảnh viễn thám được áp dụng trên các ảnh được chụp ở các
khoảng thời gian khác nhau nhằm xác định sự biến dạng địa hình theo thời gian do các
hiện tượng xói lở, bồi tụ, thay đổi đường bờ, xác định các dấu hiệu đứt gãy, kiến trúc nâng
hạ, biến hình lòng sông, các bậc thềm và giải đoán cấu trúc địa chất. Việc phân tích ảnh
viễn thám theo thời gian sẽ được tính cho các thời điểm 1975, 1994, 2014.
5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích ảnh viễn thám
Phương pháp tổng hợp và phân tích ảnh viễn thám bằng mắt thưởng và xử lý thông
tin. Việc tổng hợp được tiến hành trên theo một tập dữ liệu đa thời gian nhằm xác định sự
biến dạng địa hình theo thời gian do các hiện tượng xói lở, bồi tụ, thay đổi đường bờ, xác
định các dấu hiệu đứt gãy, kiến trúc nâng hja, biến hình lòng sông, các bậc thềm và giải
đoán cấu trúc địa chất.
Trên cơ sở tổng hợp số liệu, đè tài lựa chọn và xác định tổ hoepj các ảnh viễn thám
đa thời gian các thời điểm 1975, 1989, 2014 nhằm nhận dạng được các quy luật biến đổi
địa hình – địa mạo và quan hệ của chúng với các yếu tố cấu trúc trong khu vực nghiên
cứu, từ đó làm cơ sở cho các kiểm chứng và khảo sát thực địa bổ sung.
5.4. Phương pháp địa mạo kiến tạo
Nhóm phương pháp phân tích địa mạo bao gồm: phân tích trắc lượng hình thái
( phân cắt ngang, sâu…), phân tích các dị thường địa mạo, đặc điểm phân bố các dạng địa
hình đặc trưng, mạng lưới sông suối, phản ánh mối quan hệ của chúng tơi hoạt động kiến
tọa hiện đại.
- Phương pháp trắc lượng hình thái: nội dung của phương pháp này là phân tích độ
cao, độ dốc địa hình,hình thái chung của địa hình. Vùng nghiên cứu có độ cao
không lớn, cao nhất khoảng 500m, vì vậy nhóm nghiên cứu phân chia độ cao từ
9
500- 300m: đồi núi; từ 300m trở xuống là vùng đồi. Mặt khác, vì độ dốc địa hình ở
khu vực không lớn, vì vậy thang độ dốc được sử dụng là: >20˚: địa hình có độ dốc
lớn. từ 20˚- 8˚: địa hình có độ dốc trung bình; <8˚: địa hình có độ dốc thoải. Theo
hình thái chung của địa hình cho phép xác định cường độ chuyển động kiến tạo và
vai trò của quá trình ngoại sinh;
- Phân tích mạng lưới thủy văn, đường bờ: hình dạng mạng lưới thủy văn là dấu
hiệu nhạy cảm nhất phản ánh cấu trúc lãnh thôr và biểu hiện của chuyển động kiến
tạo. Những hình thái của dòng chảy thường phản ánh các cấu trúc dưới sâu, cụ thể
như sau: Dạng cành cây: thể hiện dòng chảy chính trùng với đứt gãy hoặc dải trũng
(Duy Xuyên, Điện Bàn); dạng song song: dòng chảy trùng với đứt gãy song song
( Thăng Bình, Vĩnh Điện); dạng ô mạng; phát triển ở vùng phát triển kiến tạo đứt
gãy; dạng ô mạng: phát triển ở vùng kiến tạo đứt gãy; dạng tỏa tia: biểu hiện của
vùng nâng yếu (Bà Nà); dạng ly tâm: thể hiện vùng hạ lún(Hội An, Non Nước);
dạng vòng cung: thể hiện cấu trúc nâng; dạng lông chim: biểu thị vùng võng lún
trên sườn giữa núi;
Bên cạnh những phương pháp nêu trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu
bãi bồi, thềm sông, các đường bờ cổ phục vụ cho nghiên cứu kiến tạo và kiến tạo hiện đại.
Trên cơ sở đó xác định thời gian hoạt động của các đứt gãy trong phạm vi ảnh hưởng của
những hoạt động này khẳng định tính chất tân kiến tạo và phạm vi ảnh hưởng của chúng
lên bề mặt hiện tại. Sử dụng các dấu hiệu địa mạo phát hiện trên các dữ liệu DEM, ảnh
viễn thám cùng với quá trình kiểm tra sau khi khảo sát thực địa để đưa ra những kết luận
về yếu tố kiến tạo, vận động kiến tạo và kiến tạo hiện đại đang hoạt động trong khu vực.
5.5. Phương pháp mô hình hóa
Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, xử lý để tìm ra các quy luật phân bố
hoặc xu thế phát triển. Trên cơ sở các kết quả này, việc đối sánh với các mô hình chuẩn
hoặc xây dựng các mô hình sẽ được thực hiện để mô phỏng các kết quả nghiên cứu. Trong
nghiên cứu này, 2 dạng mô hình sau sẽ được sử dụng:
+ Mô hình hình thái: là việc giải đoán sự phân bố và định hướng không gian của các
thể địa chất trên bề mặt hoặc bên trong Trái đất. Các mô hình kiểu này là các bản
10
đồ, sơ đồ địa chất, địa mạo, kiến tạo … và các loại mặt cắt địa chất tương ứng. Các
mô hình kiểu này biểu diễn các số liệu quan sát sau khi đã được thu thập và xử lý
+
phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài;
Mô hình cơ học: được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hành vi hoặc sự thành
tạo các thể địa chất trong khu vực với các luật cơ bản của cơ học, vật lý, hóa học…
Mô hình kiểu này được xây dựng để giải thích sự hình thành các yếu tố địa mạokiến tạo hoặc các biến dạng như sự sụt lún của địa hình, quá trình biển thoái, biển
tiến thông qua các quan trắc về sự định hướng và bản chất của các cấu tạo địa chất;
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Sông Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn thuộc khu vực duyên hải Miền Trung
và là một trong số 9 hệ thống sông lớn nhất trong bản đồ sông ngòi nước ta. Hệ thống
sông Vu Gia - Thu Bồn bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Kon Tum, chảy qua tỉnh Quảng Nam
và thành phố Đà Nẵng, sau đó đổ ra biển Đông theo lối Cửa Đại và cửa sông Hàn. Toàn
bộ lưu vực sông nằm trọn trong phần sườn Đông của dãy Trường Sơn, nơi có tiềm năng
về đất đai, nguồn nước, thủy điện và rừng.
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nằm trong khu vực miền Trung của đất nước, nơi
có Đà Nẵng - một thành phố lớn, năng động, là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của
cả vùng, là đầu mối giao thông của khu vực bao gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng, đường sắt
Thống Nhất đi qua và mạng lưới đường bộ nối với phần lãnh thổ phía Bắc, phía Nam và
các tỉnh vùng Tây Nguyên. Đà Nẵng còn là đầu mối giao thông đối ngoại nối nước ta với
nước bạn Lào, có cảng biển quốc tế phát triển xuất nhập khẩu, cửa ngõ nối khu vực Miền
Trung với thế giới qua đường hàng hải. Khu vực Trung Bộ có rất nhiều cảnh đẹp như bán
đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn, các di sản thế giới như thánh đường Mỹ Sơn
và phố cổ Hội An. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là vùng kinh tế chủ đạo của
khu vực Trung bộ, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tập trung nhiều nguồn nhân
lực đầu tư quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội. Các khu công nghiệp Liên
Chiểu - Hòa Khánh, Điện Ngọc - Điện Nam đang trên đà phát triển, điểm đến hấp dẫn các
nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, có tác động tích cực trong việc tạo cơ hội phát triển
kinh tế nội vùng.
Về địa hình, trong lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn có sự phân chia khá rõ ràng. Địa
hình trong lưu vực nghiêng dần từ Tây sang Đông và chia thành 4 loại như núi, đồi, đồng
bằng và đất cát duyên hải. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn bắt nguồn từ vùng núi cao
phía đông dãy Trường Sơn. Những dòng sông trong khu vực này thường có dòng chảy
ngắn và dốc. Những đoạn sông chảy trong vùng địa hình đồi núi có dòng chảy nhỏ hẹp,
12
bờ sông dốc đứng, nhiều thác nước, hình thái dòng sông ngoằn nghèo, uốn khúc. Từ đoạn
giữa về xuôi, dòng sông rộng ra nhưng có hiện tượng ngày càng cạn dòng, đổi dòng và
bắt gặp một đoạn sông chết. Càng về xuôi, bờ sông có nhiều thay đổi, nhất là đoạn sông
chảy qua những cánh đồng và làng mạc.
1.1.2. Điều kiện khí hậu
Trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, nhiệt độ trung bình hàng năm tại vùng địa
hình miền núi đạt từ 24-25,50C, vùng đồng bằng duyên hải từ 25,5-260C. Tốc độ gió trung
bình hàng năm tại vùng núi từ 0,7-1,3m/s và 1,3-1,6m/s ở vùng đồng bằng ven biển. Tốc
độ gió lớn nhất đạt tới 34m/s vào mùa khô và 25m/s vào mùa mưa đo được tại trạm quan
trắc Trà My.
Những cơn bão xuất hiện trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thường được hình
thành từ biển Đông, di chuyển vào khu vực này chậm và tốc độ gió thấp do bị những
ngọn núi cao của dãy Trường Sơn chặn lại. Gió to, bão lớn tập trung vào những vùng địa
hình thấp và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt tại những vùng hạ lưu.
Tại khu vực thượng nguồn, lũ lụt xuất hiện và rút rất nhanh, vào mùa mưa thường xuất
hiện lũ quét. Tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, mùa mưa thường diễn ra vào
cuối tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng Giêng đến tháng 8 hàng năm. Đặc biệt, có 2
tháng trong mùa khô thường xuất hiện những trận mưa lớn, đó là tháng 5 và tháng 6 hàng
năm. Mưa những tháng này có khi gây ra lụt lội tại vùng phía tây lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn, thường chỉ xuất hiện trên sông Bung vào tháng 5 và tháng 6. Vào mùa
mưa, lượng mưa trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trung bình hàng năm chiếm tới
65-85% tổng lượng mưa cả năm trong khi mùa khô lượng mưa chỉ đạt từ 20-35%. Mùa
mưa chính tập trung chủ yếu vào 2 tháng 10 và 11 hàng năm. Trong 2 tháng này lượng
mưa đạt tới 40-50% tổng lượng mưa cả năm trong lưu vực, cho nên lũ lụt cũng thường
xảy ra trong thời gian này. Mùa khô hạn hán nặng nhất tập trung vào cuối tháng hai đến
tháng tư hàng năm. Lượng mưa thời gian này chỉ đạt từ 3-5% tổng lượng mưa hàng năm.
Trong khu vực nghiên cứu, lượng mưa trung bình hàng năm đo được từ 2000-4000mm,
phân bố như sau: Tại vùng núi cao như Trà My, Tiên Phước lượng mưa hàng năm đạt từ
3000-4000mm; vùng có độ cao trung bình như Khâm Đức, Nông Sơn, Quế Sơn lượng
13
mưa phổ biến hàng năm từ 2500-3000mm; vùng đồi núi thấp và đồng bằng duyên hải
lượng mưa trung bình đạt từ 2000-2500mm.
Trong lực vực sông Vu Gia - Thu Bồn, vì có lượng mưa trung bình hàng năm cao
nên lưu tốc dòng chảy các dòng sông khá lớn. toàn bộ dòng chảy trên hệ thống sông Thu
Bồn hàng năm đạt tới 24km 3 tương đương 24 tỷm3, tương ứng với lưu lượng hàng năm
Qo = 760 m3/s và M0 = 73,4 lít/s.km2. Đặc biệt, trong mùa mưa lũ từ tháng 10 đến tháng
12, lưu tốc dòng chảy đạt 64,8% lưu tốc dòng chảy hàng năm. Lưu tốc dòng chảy tháng
lớn nhất (tháng 11) chiếm tới 27,3% lưu tốc dòng chảy hàng năm. Đặc biệt, trong thời kỳ
đỉnh lũ, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, lưu tốc dòng chảy đạt trị số cực đại M max là
3.300 - 3.800 l/s.km2; ở các sông nhánh số liệu đo được nhỏ hơn, khoảng 5001000l/s.km2.
Trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, mùa khô xuất hiện từ tháng giêng đến
tháng 8 hàng năm, lượng mưa đạt được từ 20-25% tổng lượng mưa hàng năm. Đặc biệt
vào mùa này, trên khu vực thượng nguồn dòng sông, lượng mưa chỉ đạt từ 25-30 l/s/km 2,
tháng thấp nhất chỉ đạt từ 10-15 l/s/km2.
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Về kinh tế
Tài nguyên đất trong lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn gồm có đất nông nghiệp
87.660 ha, trong đó 42.083 ha đất trồng lúa và 26.000 ha đất trồng màu. Đất rừng có
568.693 ha, bao gồm 115.699 ha rừng đặc dụng, 253.052 ha rừng phòng hộ và 199.942 ha
rừng trồng. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 962 ha.
Vùng hạ lưu sông Vu Gia là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế tới 10%/năm, cơ
cấu kinh tế đang dần đổi thay theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy năng lớn cho cả
vùng, đó cũng trở thành lý do tạo nên sự xung đột trong việc khai thác nguồn nước phát
triển thủy điện, công nghiệp và nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Bộ Công nghiệp
và Thương mại cũng như Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã và đang có kế hoạch phát
triển 62 dự án thủy điện với tổng công suất 1.639 MW.
14
Bên cạnh đó lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia là khu vực có tiềm năng chứa khoáng
sản, và tài nguyên sinh vật lớn, tài nguyên khoáng sản ở phần thượng lưu là nơi được cho
là có nhiều vàng sa khoáng. Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiều
cồn, với hai hệ sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển. Với tầm quan trọng về đa dạng sinh
học và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm quần thể khu đô thị cổ Hội An, Khu
bảo tồn biển Cù Lao Chàm và vùng hạ lưu sông Thu Bồn được Ủy ban quốc gia
UNESCO Việt Nam và tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận
là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và
ngoài nước cho biết, vùng hạ lưu sông Thu Bồn là nơi có khí hậu, môi trường tốt cho các
loại sinh vật nước ngọt, nước mặn và cả sinh vật trên cạn sinh sống, sinh sôi nảy nở và
phát triển.
1.2.2. Về văn hóa – xã hội
Bên sông Thu Bồn có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chăm Pa cổ xưa,
như thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội
An (tả ngạn sông Thu Bồn, cách cửa Đại 4 km). Đó là sự đa dạng của những tầng văn hóa
từ Sa Huỳnh, Champa đến Đại Việt. Khu phố cổ Hội An và Khu Đền Tháp Mỹ Sơn đã là
sự đại diện cho hai nền văn hóa, hai giai đoạn phát triển trong lịch sử cổ trung cận đại.
Nhưng còn đó biết bao dấu vết về tầng tầng lớp lớp văn hóa ken dày trên sông, di tích
kinh thành Trà Kiệu, bia Chiêm Sơn, lăng Bà Thu Bồn, di chỉ khảo cổ học Gò Dừa, bia
Thạch Bích, khu khai quật khảo cổ Phú Gia (Quế Lâm), hay di tích văn hóa Sa Huỳnh
nằm rải rác hai bờ sông… Đi dọc triều sông còn đó những di tích lịch sử thời đại Hồ Chí
Minh như mộ Chu Cẩm Phong, chiến thắng Thu Bồn, Mỹ Lược, tượng đài chiến thắng
Thượng Đức, Vân Ly, trận địa Gò Nổi, chiến thắng Nông Sơn… cùng nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, làng trái cây Đại Bường, Khu bảo tồn thiên
nhiên sông Tranh, đường Hồ Chí Minh… Có thể nói sông Thu Bồn là mạch máu của đất
và người Quảng Nam, lớn lên cùng nhân dân đất Quảng anh hùng.
Và nếu vùng đồng bằng có những câu chuyện kể về lịch sử gắn với dòng sông, thì
miền ngược có cả một kho tàng kinh nghiệm, kiến thức ứng xử với sông nước, các cư dân
15
Chăm, Việt, Cơtu sống trên vùng đất này đã có sự tiếp nối và kế thừa lẫn nhau, tiếp biến
các giá trị văn hóa theo suốt chiều dài lịch sử từ xa xưa đến bây giờ. Trong đó có kinh
nghiệm đi lại, phương tiện lưu thông, tục thờ cúng… Xuôi theo dòng sông, những con
suối, khe núi cùng những bãi biền nương dâu, làng mạc ven sông càng mang lại cho dòng
sông quá nhiều tiềm năng du lịch cần khai phóng. Dòng sông là hiện thân của mạch
nguồn văn hóa, kết nối gần lại giữa miền ngược và miền xuôi, quá khứ và hiện tại. Biết
bao giá trị văn hóa vật chất và tinh thần liên quan đến dòng sông cần tiếp tục được lưu giữ
trong nếp sống, sinh hoạt của cộng đồng Quảng Nam từ miền xuôi đến miền ngược.
16
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT
2.1. Đặc điểm thành phần vật chất
Ở tỉnh Quảng Nam có mặt các thành tạo địa chất từ Paleoproterozoi đến Đệ tứ,
bao gồm các đá biến chất cao, các trầm tích lục nguyên - carbonat bị biến chất yếu, các
trầm tích lục nguyên, lục nguyên màu đỏ, lục nguyên chứa than, các đá trầm tích - phun
trào, trầm tích bở rời như các hệ tầng Sông Re, Tắc Pỏ, A Vương, Thọ Lâm, … trầm tích
Đệ tứ không phân chia.
Trong khu vực nghiên cứu của đề tài, trong quá trình đi khảo sát thực địa hầu hết đều gặp
các đơn vị địa chất kể trên.
2.1.1. Đặc điểm về địa tầng
Hệ tầng An Điềm (T 3n-rađ): Hệ tầng An Điềm [loạt Nông Sơn-theo Cát Nguyên
Hùng và nnk., 1995] lộ ra ở An Điềm (Đại Lộc). Thành phần chủ yếu của hệ tầng là
các trầm tích lục nguyên màu nâu gụ, cuội kết hỗn tạp, cát kết - cát bột kết màu nâu
gụ, sạn kết.Bề dày của hệ tầng khoảng 1000 m.
Hệ tầng Sườn Giữa (T 3n-rsg)Hệ tầng Sườn Giữa [loạt Nông Sơn- theo Cát
Nguyên Hùng và nnk., 1995] lộ ra một phần nhỏ ở quanh khu vực mỏ than Nông Sơn,
Ngọc Kinh và bao quanh vùng núi Sườn Giữa (Quảng Nam). Thành phần thạch học gồm
2 tập; Tập: 1 Trầm tích lục địa màu đỏ hạt thô, gồm cuội kết đa khoáng, cát kết, dăm kết
và sạn kết xen ít bột kết màu nâu đỏ; Tập 2: Các lớp than chứa than gồm cát kết xám
sang, phân lớp mỏng đến trung bình, xen bột kết và đá phiến sét xám sẫm, ít thấy cát kết
thạch anh hạt thô…
Hệ tầng Bàn Cờ (J 1bc): Các thành tạo của hệ tầng Bàn Cờ phân bố ở Khe
Tân (Đại Lộc).Ngoài ra ở trũng Nông Sơn, hệ tầng lộ ra dạng vòng cung từ Hà
Nha qua Bàn Cờ - Trà Kiệu (Duy Xuyên).Thành phần thạch học gồm: cuội kết
thạch anh màu trắng, khoáng; sạn kết thạch anh màu trắng, hồng.Bề dày của hệ
tầng khoảng trên 1000 m
17
Hệ tầng Hữu Chánh (J2hc): Hệ tầng Hữu Chánh [loạt Thọ Lâm-theo Bourret R.,
1925] phân bố ở vùng Nông Sơn, sông Bung. Thành phần thạch học chủ yếu là các trầm
tích lục địa màu đỏ gồm: cát kết màu nâu gụ, cát - cát bột kết, sét kết màu đỏ thường có
phân lớp xiên. Bề dày của hệ tầng khoảng 470 m.
Hệ tầng Khe Rèn (J1kr): Hệ tầng Khe Rèn [loạt Thọ Lâm-theo Bourret R., 1925]
lộ ra ở khu vực bao quanh nếp võng Nông Sơn và vùng núi Sườn Giữa ở phía tây Quảng
Nam. Thành phần thạch học chủ yếu là các trầm tích lục nguyên hạt mịn, gồm bột kết
xám đến xám sẫm do chứa nhiều mùn hữu cơ, phân lớp mỏng, chứa tinh thể pyrit.
Hệ tầng A Vương (€ 2-Oav):Hệ tầng A Vương [Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân
Bao và nnk., 1980] gồm các trầm tích lục nguyên, lục nguyên-cacbonat và đá phiến
giàu vật chất than,bị biến chất ở tướng đá phiến lục, phân bố ở Thừa Thiên Huế và
Quảng Nam, Đà Nẵng. Bao gồm 3 tập:Tập 1: Đá phiến Sericit- thạch anh, quarzit,
thấu kính đá hoa; Tập 2: Cát kết dạng quazit, ít đá phiến thạch anh- sericit;Tập 3: Đá
phiến sericit- thạch anh xen ít lớp mỏng quazit.
Hệ tầng Nam Phước (amQIV2-3np): Hệ tầng Nam Phước được Phạm Huy Long
đặt tên trong quá trình điều tra địa chất đô thị vùng Đà Nẵng – Hội An, trên cơ sở các mặt
cắt theo tuyến khoan Chiêm Sơn -Nam Phước - Triều Châu. Trong vùng nghiên cứu, trầm
tích hệ tầng Nam Phước tạo bề mặt đồng bằng cao 4m, có chiều rộng 0,5-5 km2 với tổng
diện tích khoảng 20km2. Trầm tích của hệ tầng Nam Phước có sự đan xen giữa bột sét và
cát – bột màu xám đen giàu thực vật, đặc trưng cho trầm tích vùng cửa sông - biển - đầm
lầy hoặc sông - biển. Trong thành phần trầm tích giàu di tích sinh vật Bào tử phấn hoa bao
gồm: Polypodium, osmunda sp,… Ngoài ra, còn gặp di tích Tảo nước lợ - ngọt, gồm các
dạng: Cocconeis placentula, Nitzchia granulate,…tuổi Holocen giữa muộn.
18
Hình 2.1. Bản đồ địa chất khu vực trung lưu – hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (nguồn Bản đồ
Đà nẵng – Hội an 1:50000)
19
Hệ tầng Cẩm Hà (ambQIV2-3 ch): Theo các tài liệu hiện có, các thành tạo trầm
tích sông- biển- đẩm lầy thuộc hệ tần Cẩm Hà. Hệ tầng Cẩm Hà phân bố rộng rãi trong
vùng nghiên cứu từ đôngVĩnh Điện đến Cẩm Hà, lấp đầy các đầm phá, tạo thành bề mặt
phẳng, hơi trũng, với độ cao tuyệt đối từ 1,5 - 2m, kéo dài khoảng 3km, có dạng lượn
vòng theo dải cát Điện Ngọc - Hội An. Thành phần trầm tích có thể chia làm 3 phần: Phần
dưới: cát hạt vừa đến thô, lẫn ít bột sét chứa cát màu xám đen, xám vàng với chiều dày 23m; Phần giữa: cát hạt nhỏ đến vừa, lẫn ít bột sét chứa cát màu xám đen, xám vàng dày từ
2-3m; Phần trên : Á cát màu xám.
Cùng với các thành tạo trầm tích có tuổi trẻ Đệ Tứ . Chủ yếu là các trầm tích sông,
trầm tích biển, một phần nhỏ trầm tích gió, đầm lầy.
2.1.1. Hệ Đệ Tứ-thống Holocen
Thống Holocen phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích Pleitocen.Các thành tạo
này phân bố ở vùng đồng bằng hạ lưu hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia.Trầm tích
Holocen phân bố rộng rãi chiếm tới trên 90% diện tích đồng bằng vùng hạ lưu hệ
thống sông Thu Bồn-Vu Gia.Thành phần chủ yếu là cát kết,bột kết,sét kết hạt từ thô
đến mịn, bề dầy phổ biến từ 1m đến 3m.Chúng đa dạng về nguồn gốc thành tạo như
trầm tích hỗn hợp sông-hồ, trầm tích hỗn hợp sông-đầm lầy, trầm tích hỗn hợp sôngbiển…
Trầm tích Holocen Trung nguồn gốc biển ( mQ IV2): Tham khảo kết quả nghiên
cứu hiện có cho thấy các trầm tích Holocen Trung nguồn gốc biển (mQ IV2) tạo nên bề mặt
thềm cao từ 8m đến 15m. Tại đây mặt cắt địa tầng tương đối đồng nhất, chủ yếu là cát từ
hạt nhỏ đến hạt thô màu xám trắng ở dưới, đến màu trắng tinh khiết ở phía trên. Giữa tầng
cát trắng tinh khiết nhiều nơi có lớp cát được nhuộm vàng đỏ đến nâu đen được gắn kết
khá chắc chắn bằng hydroxit sắt. Các trầm tích này có độ chọn lọc khá tốt đặc trưng cho
trầm tích thành tạo trong môi trường biển .
Trầm tích Holocen Trung - Thượng nguồn gốc hỗn hợp sông-biển-đầm lầy
(ambQIV2-3: Theo các tài liệu hiện có, các thành tạo sông-biển-đầm lầy phân bố ở các đầm
20
phá hiện đại tạo các dải rộng 50m-200m kéo dài 10km dọc sông Đề Võng. Các trầm tích
này thường phân bố ở vùng trũng có nơi bị ngập úng. Nơi quan sát được, thành phần của
phân vị này chủ yếu gồm cát lẫn ít bột sét giàu mùn thực vật thân cây hóa than yếu và di
tích động thực vật nước lợ. Các thành tạo này được xếp vào Holocen Thượng, dựa trên
kết quả phân tích tuổi C14 là 3000 + 50 năm.
Trầm tích Holocen Trung - Thượng nguồn gốc biển - gió (mvQ IV2-3): Trầm tích
biển với sự tham gia của gió tạo nên địa hình gò đụn cát cao 5 - 10m, rộng 200-1000m
thành các dải kéo dài dọc bờ biển từ Nam Ngũ Hành Sơn đến Cửa Đại. Trầm tích tương
đối đồng nhất gồm: Phần dưới là các lớp cát hạt trung đến nhỏ cấu tạo phân lớp ngang hơi
nghiêng về phía biển dày từ 3-6m; Phần dưới là cát hạt nhỏ đến trung bình xen ít bột sét
màu xám vàng cấu tạo phân lớp chéo, dày từ 2-4m;Tại phía Nam Cửa Đại các trầm tích
này có cấu tạo phân lớp ngang mặt lớp hơi nghiêng về phía biển phân bố ổn định ở độ cao
2 - 3m.
Trầm tích Holocen Thượng phần dưới nguồn gốc biển (mQ IV3): Trầm tích
Holocen Thượng phần dưới nguồn gốc biển cấu tạo nên thềm biển cao từ 1,5m đến 2m,
phân bố thành các dải kéo dài theo bờ biển hiên đại chúng có độ rộng từ 50-300m các
trầm tích này tạo bề mặt nghiêng về phía biển thường ngăn cách với bờ biển hiện đại bởi
các đụn cát cao từ 3-4m. Thành phần trầm tích tương đối đồng nhất chủ yếu gồm cát hạt
vừa đến nhỏ mài tròn chọn lọc tốt màu xám vàng, thành phần chủ yếu của cát là thạch
anh.
Trầm tích Holocen Thượng phần trên nguồn gốc sông (aQ IV3): Trầm tích sông
Holocen Thượng, phần dưới cấu tạo nên các bãi bồi thấp có độ cao 2- 4m, phân bố dọc
theo sông các bãi bồi này rộng từ 80-800m kéo dài 500-1000m thường gặp hơn cả vào các
phần lồi của khúc sông uốn cong. Thành phần mặt cắt biến đổi theo độ hạt (đặc biệt là ở
phần dưới) theo chiều mịn dần về 2 hướng của dòng chảy hiện đại cũng như xuôi về hạ
lưu. Mặt cắt từ dưới lên gồm 3 tập: Tập 1: cát thạch anh hạt thô màu xám xanh, xám đen
dày 3m; Tập 2: cát hạt nhỏ màu xám vàng dày 4m; Tập 3: cát pha sét, bột –sét pha cát
màu vàng sẫm dày 1-3m.
21
Trầm tích Holocen Thượng phần trên nguồn gốc biển (mQIV3): Các trầm tích
biển Holocen Thượng phần trên phân bố thành dải rộng 50-100 đến 600m, kéo dài từ 5-10
đến 45-50 km dọc bờ biển hiện tại.Thành phần trầm tích là cát thạch anh, cát ít khoáng
hạt thô đến vừa màu xám vàng, vàng, chứa vỏ thân mềm.. Chiều dày của hệ tầng này thay
đổi từ 5-7m. Thành phần mặt cắt hệ tầng khá đồng nhất, gồm chủ yếu là cát hạt vừa đến
mịn màu xám vàng, độ mài tròn, chọn lọc tốt.
2.1.2 Đặc điểm magma
Phức hệ Đại Lộc (ÁÛS¦-D£đl): Phức hệ Đại Lộc [ Huỳnh Trung và nnk ] phân
bố rộng rãi và phổ biến nhất gồm những khối lộ ra ở vùng Quế Phong,, Quỳ Chấu, Quỳ
Hợp giáp biên giới Việt Lào. Các đá phổ biến nhất của phức hệ này là đá granit dạng
gneiss, granodiorit dạng gneiss, granittogneis biotit màu xám trắng, xám phớt xanh, hạt
vừa đến lớn. Kiến trúc dạng porphy với các ban tinh chủ yếu là felspat. Phức hệ Đại Lộc
xuyên cắt và gây sừng hóa mạnh các đá biến chất hệ tầng A Vương và bị trầm tích màu đỏ
hệ tầng Tân Lâm phủ lên.
Phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn (g P2-3bq): Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn được
Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao và nnk xác lập năm 1981 lộ ra ở khối Kom Tum và
ven rìa của nó. Tại vùng nghiên cứu các đá xâm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn
lộ ra ở Quế Sơn, thành phần chủ yếu gồm pha 2: granodiorit biotit horblend, granit
biotit – horblend.. Thành phần thạch học gồm granodiorit - biotit có hornblend, màu xám
trắng, cấu tạo định hướng mạnh, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ và pha đá mạch lộ ra dạng
mạch, bề rộng từ vài centimét đến hàng mét, kéo dài hàng trăm mét. Thành phần thạch
học gồm granit aplit, granit porphyr và thạch anh. Đá sáng màu, hạt nhỏ, cấu tạo khối,
kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ, đều hạt. Tuổi của phức hệ được tạm xếp vào Paleozoi
muộn.
Phức hệ Hải Vân(ÛaT¥n): Phức hệ Hải Vân [ Nguyễn Xuân Bao, Huỳnh Trung
và nnk., 1980 ] lộ ra ở khu vực núi Bà Nà – phía tây nam khu vực nghiên cứu, gồm các
thành tạo xâm nhập granit biotit nhỏ-vừa, granit biotit hạt vừa-lớn, granit dạng porphyr,
granit 2 mica và pha đá mạch aplit sáng màu, hạt nhỏ.
22
Phức hệ Măng Xim (ØÛEmx): Phức hệ Măng Xim gặp đá granit á kiềm, màu
xanh xám phớt hồng, hồng tím sặc sỡ, cấu tạo khối, kiến trúc dạng porphyr, ban tinh là
felspat kali.
Phức hệ Bà Nà (ÛK¤-Ebn): Bao gồm 3 pha: Pha 1: granit hạt lớn, granit dạng
porphyr; Pha 2: Granit biotit, granit 2 mica hạt nhỏ; Pha 3: đá dạng mạch: aplit,
pegmatite..Gồm các khối nhỏ, phân bố rải rác. Thành phần chủ yếu granit biotit, granit 2
mica, granosyerit biotit có muscovite. Đá có màu xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa
tự hình, hạt từ trung – thô.
Phức hệ Hiệp Đức (çPZ£hđ): Phức hệ Hiệp Đức [Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân
Bao và nnk., 1980] lộ ra ở khu vực dọc theo tuyến Tam Kỳ - Hiệp Đức – Khâm Đức quan
sát thành phần đá đặc trưng khối này gồm dunit, peridotit- pyroxenit, thường bị biến đổi
thành serpentinit, tremolit, đá phiến tals. Khoáng sản liên quan: serpentin, tals, cromit.
2.2. Các tai biến địa chất ở khu vực nghiên cứu
2.2.1. Hiện trạng xảy ra tai biến địa chất ở khu vực nghiên cứu
Trong phạm vi khu vực khỏa sát của nghiên cứu này tồn tại hàng loạt hiện tượng
tai biến địa chất nội sinh và ngoại sinh có mối quan hệ chặt chẽ với các cấu tạo địa chất có
mặt của các đá nằm dưới. Từ những khảo sát thực địa, chúng tôi có thể thấy rằng các hiện
tượng tai biến địa chất trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các biến thể của trượt lở, sạn
lở, xói lở và bồi tụ lòng sông… Theo kết quả nghiên cứu về tai biến được đúc kết trong
các tài liệu thì các nguyên nhân chính gây tai biến địa chất bắt nguồn từ sự cộng hưởng
các yếu tố sau:
-
Sự có mặt phổ biến của các yếu tố địa chất nội và ngoại sinh bao gồm sự tồn tại
của các cấu tạo địa chất, đặc điểm hình thía và dạng nằm của sườn dốc, các
-
chuyển động kiến tạo và các hiện tượng địa chất trên mặt như phon hóa, bóc mòn;
Sự tác động tăng cường của các yếu tố ngoại sinh như điều kiện khí hậu, chế độ
thủy văn;
23
-
Các tác động nhân sinh nhờ sự xây dựng các nhà máy thủy điện, sự xây dựng các
bờ vách hoặc sườn dốc, quá trình tạo các mái taluy đường gây mất cân bằng độ ổn
định mái dốc rung động nhân tạo do hoạt động sống của con người;
Những yếu tố trên không những tác động tới sự bền vững của thân đá và khi sự
bền vững này bị phá vỡ thì hiện tượng trượt lở xảy ra mà còn tác động đến quá trình xâm
thực lòng sông dẫn tới quá trình xói mòn và bồi tụ lòng osoong oqr nhuqngx vị trí khác
nhau dọc khu vực nghiên cứu. Cơ chế của hiện tượng trượt lở, sạn lở, xói mòn và bồ tụ
liên quan trực tiếp tới hình thái địa hình trên bề mặt khu vực nghiên cứu được khống chế
bởi các yếu tố cấu trúc kiến tạo khu vực. Vì vậy tai biến địa chất- địa mạo- kiến tạo là 3
yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.2.1.1. Tai biến trượt lở
Trượt lở là hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc, gây mất ổn
định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống,
có thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con người và xã hội.Trong phạm vi tuyến khảo sát
thực địa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một số điểm khảo sát đang xảy ra hiện tượng sạt
lở như sau:
Tại điểm khảo sát QN17-02 nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 3 hệ thống đứt gãy
tồn tại trong khu vực nghiên cứu cùng với hệ thống khe nứt phát triển chằng chịt trên bề
mặt đá granit làm xuất hiện các mạch clorit có màu xanh lục (dấu hiệu hoạt động dung
dịch nhiệt dịch ở 200- 300˚C) nằm chéo góc với hệ thống đứt gãy. Các thành tạo này được
tạo thành ở độ sâu 2-3km sau đó được nâng lên bóc mòn- phong hóa. Đôi chỗ bắt gặp đới
epidot hóa- màu vàng chanh. Các khối đá do chịu tác động của hoạt động đứt gãy tại khu
vực nên có hiện tượng tách ra khỏi khối đá gốc và và rơi đột ngột những tảng, khối đá
riêng biệt từ khu vực cận kề mép mái dốc, sườn dốc hoặc từ phần trên rất dốc, đóc đứng
của sườn núi, có kèm theo hiện tượng lăn, lật nhào và dập vỡ các tảng hoặc khối đá được
cấu tạo bởi đá cứng( Ảnh 2.1A)
Tại điểm khảo sát QN17-01, quan sát vết lộ nhóm nghiên cứu nhận thấy các đá
granit biotit- hạt thô không đồng nhất, các khe nứt tập trung thành một đới và phân bố
24
không đồng đều. Bên phải vết lộ quan sát thấy cấu tạo hoa dương cắt qua đá granit làm
các đá bị phong hóa vàng nâu. Quan sát thấy rõ nhất là các khối đá gốc lộ ra sau khi các
các vật liệu bở rời bị sụt lở. Phát hiện hai hệ thống đứt gãy hoạt động tại điểm lộ khảo sát.
Hệ thống đứt gãy có phương tây bắc- đông nam (144>70) là hệ thống tái hoạt động, cắt
qua vỏ phong hóa đá granit, hệ thống đứt gãy nghịch phương đông bắc- tây nam (048>66)
cắt qua hệ thống đứt gãy phương tây bắc- đông nam làm cho hệ thống đứt gãy này tái hoạt
động( Ảnh 2.1B)
Tại điểm khảo sát QN18-02 trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam
điểm lộ là vách ta luy đường có hiện tượng biến dạng do xuất hiện tai biến địa chất.
Thành phần thạch học chủ yếu là các đá trầm tích gồm các tập cát, bột kết màu vàng xen
kẽ nhau, chiều dày từ vừa đến trung bình, hạt thô dần từ dưới lên trên. Quan sát thấy đối
với vật liệu bở rời phần trên của vỏ phong hóa, các khối đất có xu hướng trượt ra khỏi
phần đất khối và trượt xuống phân dưới thấp hơn. Đối với phần đá cát kết phía dưới, các
đá bị dập vỡ và tách ra khỏi phần đá gốc thành những tảng, khối, hòn sau đó bị lăn, rơi và
lật nhào xuống ngay mép ta luy, cách điểm khảo sát trên 50m về phía bắc, nhóm nghiên
cứu nhận thấy hiện tượng biến dạng của vách ta luy đã được gia cố, nhận thấy phần taluy
có một số chỗ bị nổi cao bất thường so với xung quanh, bên phải phần ta luy được gia cố
thấy xuất hiện lớp đất đá màu đen (graphit) do bị cacbonat hóa trong đới đứt gãy – là
những tích tu thứ sinh giàu vật chất hữu cơ được dung dịch nhiệt dịch đưa lên và tích tụ tạ
đới dập vỡ của đứt gãy (Ảnh 2.1C, Ảnh 2.1D).
25
Ảnh 2.1. Một số điểm trượt lở khỏa sát trên thực địa: A- Hiện tượng đá rơi tại điểm khảo
sát QN17-02; B- Khối đá gốc bị lộ ra khi vật liệu bở rời trên mặt bị sụn lở tại điểm khảo
sát QN17- 01; C- Hiện tượng đá đổ và đất trượt tại vách ta luy tuyến đường cao tốc Đà
Nẵng- Quảng Nam khảo sát tại điểm lộ QN18-02; D- Vách taluy đường bị biến dạng do
tai biến địa chất ở điểm lộ QN18-02:
2.2.1.2. Xói lở và bồi tụ lòng sông
Những năm gần đây quá trình xói lở bờ sông Thu Bồn luôn là mối hiểm họa đối
với con người và môi trường địa chất khu vực. Nhất là đoạn hạ lưu từ Giao Thủy đến Cửa
Đại, quá trình xói lỡ đã và đang xảy ra rất mạnh mẽ với nhiều nguyên nhân và các yêu tố
ảnh hưởng khác nhau.