Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

’ Nghiên cứu các thông số Vật lý đá, đánh giá các thuộc tính collector đá chứa trầm tích Miocen dưới, mỏ Thỏ Trắng, lô 091, bể Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.14 MB, 94 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành tất cả các chương trình học theo quy định của bộ giáo
dục và đào tạo, được sự cho phép của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, khoa Dầu khí,
Bộ môn Địa chất dầu khí, và Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế (Viện NIPI Vietsovpetro) em đã được đi thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nghiên cứu Thạch học và
Vật lý đá của Viện NIPI. Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự hướng dẫn
và chỉ bảo tận tình của các cô, chú, anh, chị trong phòng Nghiên cứu Thạch học và
Vật lý đá và đặc biệt là KS. Trần Thế Hưng đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá
trình thực tập cùng với đó là định hướng và xậy dựng đồ án với đề tài nghiên cứu là:
‘’ Nghiên cứu các thông số Vật lý đá, đánh giá các thuộc tính collector đá chứa
trầm tích Miocen dưới, mỏ Thỏ Trắng, lô 09-1, bể Cửu Long’’
Đồ án được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo KS
Bùi Thị Ngân. Qua đây, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô
trong bộ môn Địa chất Dầu khí cùng các cô, chú, anh, chị tại phòng Nghiên cứu
Thạch học và vật lý đá (Viện NIPI) đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên đồ
án của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô và các bạn cùng đóng góp ý kiến để đồ
án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 10 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Bùi Đức Mạnh


2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH
H



TÊN HÌNH

1

Vị trí bể Cửu Long

2

2

Sơ đồ mỏ dầu, khí, các phát hiện trong bể Cửu Long

1

ÌNH

T
RANG

.1
.1

3
2

Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long

.2


1
4

2
.3

Mặt cắt liên kết giếng khoan qua các giếng Ruby-3X, ST4X, TGT-3X, BD-1X, BG-1X
7

2

Sơ đồ phân vùng cấu trúc bể Cửu Long

.4

1
2

1
2

Các giai đoạn tiến hóa bể Cửu Long

.5

2
7

2


Các giai đoạn biến dạng bể Cửu Long

.6

2
8

2
.7

Sự phân bố các tầng chắn theo chiều sâu trên mặt cắt địa
chấn

2
.8
2

3
6

Tầng chắn khu vực Rotalia, tuyến 01 -Diamond -1X, 15 -1
-SD -1X, 15 -2 -VD -1RX, 16 -2 -VV -1X, 16 -2 -BD -1X, 17 -C 7
-1X
Bẫy cấu trúc lô 15-1/05

.9

3

3

9

2

Bẫy hỗn hợp lô 15-1/05

.10

3
2

2

Sơ đồ thời gian di cưu HC từ đá mẹ Oligocen bể Cửu Long

.11

4
1

3

Sơ đồ vị trí mỏ Thỏ Trắng trên bồn trũng Cửu Long

.1

4
2

3

.2
3

Mặt cắt địa chấn dọc mỏ Thỏ Trắng qua các giếng khoan
ThT-6X, 5X, 4XP, 2X, 5P, 6P và 35XP
5
Mặt cắt địa chấn ngang qua các giếng khoan ThT- 1X, 2X,

4
4


3

.3

5P và 6P
3

4

Cột địa tầng tổng hợp mỏ Thỏ Trắng

.4

5
0

3


Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ Sh-11

.5

5
3

3

Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ Sh-10

.6

5
4

3

Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ Sh-8

.7

5
5

3

Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ Sh-7

.8


5
6

3

Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ Sh-5

.9

5
7

4

Thiết bị đo độ rỗng độ thấm poroperm

.1

6
4

4

Thiết bị đo độ bão hòa nước dư Multi Desaturator Cell

.2

6
5


4

Thiết bị xác định tốc độ truyền song siêu âm AVS 700

.3

6
6

4

Thiết bị đo xạ EGL - 255

.4

6
7

4

Thiết bị ISO – TEXH LCR 821

.5

6
8

4


Mô hình Dual Water đá cát chứa sét

.6

7
4

5

Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa độ rỗng và độ thấm khí

.1

8
0

5
.2

Đồ thì thể hiện mối quan hệ giữa độ bão hòa nước dư và
độ thấm
0

5
.3

Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa độ rỗng và mật độ khung
đá

5

.4
5

8
8

0

Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa độ rỗng và tốc độ truyền
song siêu âm
1
Quy trình minh giải địa vật lý giếng khoan

.5

8
8

2
5

Các đường cong ĐVLGK sử dụng để minh giải

8


4

.6


3
5

Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK GK ThT-6X ( 30753375m )
5

8

5

So sánh kết quả mẫu lõi và kết quả minh giải tài liệu
ĐVLGK GK ThT-6X
7
DANH MỤC BẢNG BIỂU

8

.7
.8

SỐ HIỆU
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

2.1

Giá trị trung bình các tham số tiềm năng sinh

của đá mẹ Oligoxen bể Cửu Long

30

2.2

Tính chất hóa học dầu thô bể Cửu Long

31

2.3

Độ sâu các ngưỡng hiện tại của đá mẹ
Oligoxen bể Cửu Long

40

4.1

Mẫu lõi GK mỏ Thỏ Trắng

59

4.2

Đánh giá khả năng chứa của đá theo độ rỗng

60

4.3


Phân loại đá theo tính thấm

62

5.1

Kết quả nghiên cứu các thông số vật lý đá mẫu
lõi GK ThT-6X

78

5.2

Các đường cong sử dụng khi minh giải dvlgk

82

5.3

Các tham số và giá trị tới hạn sử dụng khi
minh giải tài liệu ĐVLGK

85

5.4

Kết quả minh giải tầng chứa GK ThT-6X
(3075-3375m)


86


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Φ:

Độ rỗng

K:

Độ thấm

S:

Độ bão hòa

ĐVLGK:

Địa vật lý giếng khoan

GK:

Giếng khoan

NCKH & TK:

Nghiên cứu khoa học và thiết kế

PTTN:


Phân tích thí nghiệm

TKTD & KT:

Tìm kiếm thăm dò và khai thác

TKTD:

Tìm kiếm thăm dò

HC:

Hydrocacbon

VCHC:

Vật chất hữu cơ


MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa như
hiện nay thì nhu cầu về năng lượng là rất lớn, ngành công nghiệp dầu khí đóng vai
trò hàng đầu trong công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, ngành dầu khí phải chủ
động cùng với các ngành công nghiệp năng lượng khác mở rộng quy mô sản xuất
mới có thể đáp ứng được nhu cầu này. Trong những năm qua, hoạt động tìm kiếm
thăm dò và khai thác dầu khí đã được phát triển mạnh mẽ trên hầu khắp thềm lục
địa Việt Nam, đạt được những thành tựu quan trọng, giải quyết được vấn đề khan
hiếm năng lượng và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Tại Việt Nam, đặc
biệt lượng dầu khai thác chủ yếu tập trung trong đá cát kết và đá móng, nếu không
có những nghiên cứu, tiếp cận mới để phát hiện thêm những mỏ dầu khí mới thì

nguồn tài nguyên này ngày càng sụt giảm, bài toán năng lượng sẽ càng thêm phức
tạp.
Trên cơ sở đó, được sự hướng dẫn của cô giáo – KS. Bùi Thị Ngân, em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các thông số vật lý đá, đánh giá các thuộc
tính collector đá chứa trầm tích Miocen dưới, mỏ Thỏ Trắng, lô 09-1, bể Cửu
Long”. Đồ án được trình bày trong các chương sau:
Chương 1: Đặc điểm địa lý – kinh tế - nhân văn khu vực
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc địa chất bể Cửu Long
Chương 3: Đặc điểm địa chất mỏ Thỏ Trắng, lô 09-1
Chương 4: Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Nghiên cứu các thông số vật lý đá, đánh giá các thuộc tính collector đá
chứa Miocen dưới mỏ Thỏ Trắng.


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – KINH TẾ - NHÂN VĂN VÙNG NGHIÊN
CỨU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bể trầm tích Kainozoi Cửu Long nằm ở vị trí có toạ độ địa lý trong khoảng
9o00’ - 11o00’ vĩ độ Bắc và 106o30’ - 109o00’ kinh độ Đông, nằm chủ yếu trên thềm
lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long.
Bể có hình bầu dục, nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể Cửu Long
được xem là bể trầm tích Kainozoi khép kín điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên,
nếu tính theo đường đẳng dày trầm tích 1.000m thì bể có xu hướng mở về phía
Đông Bắc, phía Biển Đông hiện tại. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây
Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bằng đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới
nâng Khorat - Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể
Phú Khánh. Bể có diện tích khoảng 36.000 km 2, bao gồm các lô: 01&02, 01&02/97,
15 - 1/01, 15 - 1/05, 15 - 2, 15 - 2/10; 16 - 1/03, 16 - 1, 16 - 2, 09 - 1, 09 - 2, 09 2/09, 09 - 3, 17 và một phần của các lô: 127, 01&02/10, 25 và 31 (Hình 1.1).


Hình 1.1: Vị trí bể Cửu Long
Bể được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên Kainozoi, chiều dày lớn
nhất của chúng tại trung tâm bể có thể đạt tới 7 – 8 km.
Bể Cửu Long đã được đấu thầu với sự tham gia của nhiều nhà thầu khác
nhau như VIETSOVPETRO, PVEP, PETRONAS, CONOCO, JVPC, riêng khu vực


nghiên cứu thuộc lô 09 - 1 trũng chính của bể Cửu Long do xí nghiệp liên doanh
Việt -Nga Vietsovpetro thăm dò khai thác. Trong lô 09 - 1 bao gồm nhiều mỏ lớn
mà tiêu biểu là mỏ Bạch Hổ và các mỏ nhỏ mới được phát hiện như Gấu Trắng,
Mèo Trắng, Thỏ Trắng…
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
Tại bể trầm tích Cửu Long, khí hậu đặc trưng cho vùng xích đạo và chia làm
hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5
đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình trên bề mặt vào mùa mưa là 27 0 - 280C, mùa khô
là 290 - 300C. Tại độ sâu 20 m nước, vào mùa mưa nhiệt độ trung bình là 26 0 - 270C
và mùa khô là 280- 290C. Nhìn chung khí hậu khô ráo, độ ẩm trung bình 60%.
Bể Cửu Long có hai chế độ gió mùa. Chế độ gió mùa Đông đặc trưng bởi gió
mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau với ba hướng
gió chính: Đông Bắc, Đông và Đông Đông Bắc. Vào tháng 12 và tháng 1, hướng
gió Đông Bắc chiếm ưu thế, còn tháng 3 thì hướng gió Đông chiếm ưu thế. Đầu
mùa tốc độ gió trung bình và cực đại thường nhỏ, sau đó tăng dần lên và lớn nhất
vào tháng 1 và tháng 2. Gió mùa hè đặc trưng bởi gió mùa Tây Nam, kéo dài từ cuối
tháng 5 đến giữa tháng 9 với các hướng gió ưu thế là Tây Nam và Tây Tây Nam.
Ngoài ra, còn hai thời kỳ chuyển tiếp từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 (chuyển từ
chế độ gió mùa Đông Bắc sang chế độ gió mùa Tây Nam) và từ tháng 9 đến đầu
tháng 11 và 12 có nhiều khả năng xảy ra bão. Bão thường di chuyển về hướng Tây
hoặc Tây Nam. Tốc độ gió mạnh nhất trong vòng bão đạt tới 50 m/s. Trong 80 năm
qua chỉ xảy ra bốn cơn bão (trong đó cơn bão số 5 năm 1997 gần đây nhất).
Chế độ sóng ở khu vực này mang tính chất sóng gió rõ rệt. Giữa mùa Đông,

hướng sóng Đông Bắc chiếm ưu thế gần tuyệt đối với độ cao sóng đạt giá trị cao
nhất trong cả năm. Tháng 1 năm 1984, độ cao của sóng đạt cực đại tới 8 m ở khu
vực vòm Trung Tâm mỏ Bạch Hổ. Vào mùa Đông hướng sóng ưu thế là Đông Bắc,
Bắc Đông Bắc và Đông Đông Bắc. Vào mùa hè, hướng sóng chính là Tây Nam
(hướng Tây và Đông Nam cũng xuất hiện với tần xuất tương đối cao).
Dòng chảy được hình thành dưới tác động của gió mùa ở vùng biển Đông.
Hướng và tốc độ dòng chảy xác định được bằng hướng gió và sức gió.
1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1. Đặc điểm dân cư
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh đạt gần 1.027.200 người, mật độ dân số
đạt 516 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 512.100 người, dân


số sống tại nông thôn đạt 515.100 người. Dân số nam đạt 513.410 người, trong khi
đó nữ đạt 513.800 người. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên phân theo địa phương tăng
8,9‰.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh
sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người
Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người, người Khơ
Me chiếm 2.878 người, người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ít người
khác như Nùng có 993 người, Mường có 693 người, Thái có 230 người, ít nhất là
các dân tộc như Xơ Đăng, Hà Nhì, Chu Ru, Cờ Lao mỗi dân tộc chỉ có 1 - 2 người.
Tôn giáo ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm có: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài,
Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tin lành… trong đó Phật
giáo chiếm số lượng lớn nhất với hơn 292.000 tín đồ, 32255 tu sỹ, tăng ni, 334 cơ
sở thờ tự.
Mỗi năm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng thêm khoảng 30.000 dân (chủ yếu là
dân từ các tỉnh thành khác đến sinh sống).
1.2.2. Giao thông vận tải

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở
phía Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông,
còn phía Nam giáp Biển Đông. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng
ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển
như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và
chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa –
Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường
không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong
nước và thế giới.
Đường bộ
Đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế, hệ thống giao thông đường bộ trong
khu vực được chú trọng đặc biệt. Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối
các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (8 làn xe) dài gần 50 km nối TP HCM với
Vũng Tàu đáp ứng được nhu cầu vận tải từ các khu vực khác nhau. Trong những
năm tới sẽ có Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 6 làn xe song song với Quốc lộ
51A.
Giao thông đường thủy


Mạng lưới giao thông đường thủy vốn được hình thành từ các hệ thống kênh,
rạch tự nhiên, mở rộng, khơi sâu và đào thêm các kênh ngang nối liền các dòng
sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long và các con sông ở biển Đông,
vừa nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa là tuyến giao thông nối kết
giữa các vùng.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng còn lại
đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ
giao thương của khu vực Miền Nam, nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có
nhiều cảng biển nhất Việt Nam.
Ngoài ra, từ Vũng Tàu có thể đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh

ngầm.
Hàng không
Ngành hàng không trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam cũng phát triển
nhanh chóng, trong đó đáng kể nhất là sân bay Tân Sơn Nhất thuộc thành phố Hồ
Chí Minh. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nói chung và khai thác dầu khí nói riêng.
Sân bay Vũng Tàu là một sân bay ở gần trung tâm thành phố Vũng Tàu có
thể tiếp nhận các loại máy bay trung bình và nhỏ. Hiện nay sân bay đang được Bộ
quốc phòng quản lý, thực hiện các chuyến bay trực thăng phục vụ các hoạt động tìm
kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Trong tương lai,
Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng chỉ cách thành phố Vũng Tàu
70 km sẽ giúp giao thông hàng không thêm thuận lợi.
Tỉnh cũng đang triển khai di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc
ngoại thành Vũng Tàu và xây dựng sân bay Gò Găng thành sân bay Quốc tế kết hợp
với phục vụ hoạt động bay thăm dò và khai thác dầu khí.
1.2.3. Đặc điểm kinh tế
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh
tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ
tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các
mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại
Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng
trong GDP của Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa -Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng
để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên
nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển


quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của chương trình du lịch
quốc gia.
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những
trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm

điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của
cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp
nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000
tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn
đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel),
Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco
Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.
Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại
nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển
chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông
Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn
tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập
cảng. Các tàu container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng BRVT đi thẳng sang các
nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động,
các cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh BRVT là cửa
ngõ giao thương của khu vực Miền Nam, nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh
có nhiều cảng biển nhất Việt Nam.
Về lĩnh vực du lịch, tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu
của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay còn
gọi là Bãi Sau nằm ở đường Thuỳ Vân. Các khu du lịch nổi tiếng có Khu du lịch
Biển Đông, Khu du lịch Nghinh Phong. . . Các khách sạn nổi tiếng có Khách sạn
Thuỳ Vân, khách sạn Sammy, khách sạn Intourco Resort, khách sạn DIC. . .
Vũng Tàu thu hút khá nhiều dự án FDI về du lịch. Trong thời gian qua, chính
phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis
(300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500
triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD). . . Tốc độ tăng
trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,78%. Công nghiệp - xây dựng
chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005); thương mại – dịch vụ giảm từ 31,2%
(tăng 3,48% so với năm 2005), nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với năm



2005). GDP bình quân đầu người năm 2010 không tính dầu thô và khí đốt ước đạt
5.872 đô la Mỹ (tăng 2,28 lần so với năm 2005).
Đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 295 dự án nước ngoài còn hiệu lực với
tổng vốn đầu tư đăng ký gần 28, 1 tỷ USD. Trong đó, có 118 dự án trong KCN với
tổng vốn đầu tư hơn 11,14 tỷ USD và 177 dự án ngoài KCN với tổng vốn đầu tư
gần 17 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 6,43 tỷ USD, chiếm 22,9%
trong tổng vốn đăng ký đầu tư. Trong những năm gần đây tỉnh luôn đứng trong tốp
những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam. Nằm ở vị
trí thứ 3 về việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Cơ cấu kinh tế Bà Rịa -Vũng Tàu (năm 2012): công nghiệp – xây dựng
69,7%; dịch vụ 24,5% và nông lâm ngư nghiệp 5,8%.
Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 -2020. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt 61%, cao hơn tỷ lệ của cả nước là 46%. Tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn quốc gia ước đạt 1,7%, thấp hơn nhiều so với cả nước. 100% xã, huyện
đạt phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động số cháu
đi mẫu giáo trong độ tuổi đạt 87,7% và tỉnh đang phấn đấu hoàn thành phổ cập
mầm non cho trẻ 5 tuổi vào cuối năm 2013. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước
sạch đạt 96%. 93% gia đình đạt chuẩn văn hóa.
Phấn đấu đến năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp và cảng biển, đạt tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm. GDP
bình quân đầu người đạt 11.500 USD, kể cả dầu khí đạt 15.000 USD. Về cơ cấu
kinh tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3%. Giảm tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35% (theo chuẩn mới), cơ bản
không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42
lần/người/năm; 92% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 92% thôn, ấp đạt chuẩn
văn hóa; 99% dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh.
Định hướng đến năm 2020, trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất
nước cùng với Hải Phòng, trung tâm Logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm

công nghiệp quan trọng của cả nước. Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt
27.000 USD/người/năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển).
1.2.4. Đời sống văn hóa xã hội
Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội trong vùng cũng đạt
được những bước tiến đáng kể. Những thành phố trẻ nhanh chóng trở thành đầu mối
phát triển thương mại, dịch vụ, tài chính, xúc tiến đầu tư, khu công nghiệp và là một


trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cho các tỉnh vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều
hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước;
loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng
trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Tính
đến thời điểm ngày 8 tháng 9 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 505 trường học ở
cấp phổ thông trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có
92 trường, Tiểu học có 184 trường, trung học có 4 trường, có 1 trường phổ thông cơ
sở, bên cạnh đó còn có 198 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, góp
phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.
Trong đó, thành phố Vũng Tàu có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa
đông về số lượng (hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các
nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
Về lĩnh vực y tế, theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có
10 Bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 82 trạm y tế phường xã, với 1444
giường bệnh và 478 bác sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh.
Về văn hóa: Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa -Vũng Tàu có 10 đền thờ
cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển,
là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây.
Tỉnh có ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu Nữ thần và kết hợp cúng thần biển.

Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9
tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng
chục ngàn người từ các nơi về tham dự.
Các anh hùng nổi tiếng ở Bà Rịa Vũng Tàu: Võ Thị Sáu, Cao văn Ngọc,
Huỳnh Tịnh Của, Lê Thành Duy, Trần Văn Quan.
1.3 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với công tác TKTD dầu khí
1.3.1 Thuận lợi
Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, Vũng Tàu được xây dựng trên giao lộ nối
liền giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ cũng như nối liền giữa miền Bắc và
miền Trung nên có một hệ thống giao thông ngày càng phát triển về cả đường bộ,
đường sông, đường sắt cũng như đường hàng không, thuận lợi cho công tác tìm
kiếm thăm dò Dầu khí.


-

-

Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho việc mở rộng xây dựng các cảng dịch vụ
dầu khí phục vụ cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía Nam.
Là một thành phố trẻ, Vũng Tàu có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, được
đào tạo bài bản, giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển
hàng hóa. Vị trí của thành phố thuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các
nước trong khối Đông Nam Á cũng như quốc tế.
Hiện nay Vũng Tàu đã thu hút được rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư
thăm dò khai thác dầu khí.
1.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, thành phố Vũng Tàu còn gặp nhiều khó khăn như:
Lực lượng lao động trẻ tuy đông nhưng trình độ kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển của ngành.

Vào mùa biến động (mùa gió chướng) các hoạt động trên biển bị ngừng trệ, gây khó
khăn cho ngư dân cũng như hoạt động khai thác dầu khí.
Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chi phí cho
công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao.
Tuy trong khu vực đã phát triển các ngành công nghiệp như sửa chữa tàu, giàn
khoan... nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Phần lớn các tàu và thiết bị hỏng vẫn phải
gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốn kém.
Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là một vấn đề bức xúc phải đặt lên hàng đầu vì
ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dầu khí.
Các công trình phục vụ khai thác dầu khí phần lớn được xây dựng trên biển nên khả
năng bị ăn mòn và phá hủy bởi nước biển rất lớn.


CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT BỂ CỬU LONG
2.1 Lịch sử tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí
Quá trình tìm kiếm thăm dò và khai thác (TKTD & KT) dầu khí được bắt
đầu từ những năm trước 1975 với các hoạt động khảo sát, thăm dò khu vực. Cho
đến thời điểm hiện nay, quá trình tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đã phát
triển mạnh mẽ tại tất cả các bể trầm tích thuộc thềm lục địa Việt Nam. Căn cứ vào
mốc lịch sử và kết quả TKTD&KT dầu khí, có thể chia lịch sử TKTD&KT ở khu
vực này thành 4 giai đoạn như sau:
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975
Giai đoạn trước năm 1975 là giai đoạn tạo nền tảng phát triển cho quá trình
tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Thời kỳ này bắt đầu khảo sát địa vật lý
mang tính chất khu vực như từ, trọng lực và địa chấn để phân chia các lô, chuẩn bị
cho công tác đấu thầu và ký kết các hợp đồng dầu khí.
Năm 1967: văn phòng US Navy Oceanographic đã đo ghi, khảo sát từ hàng
không.
Năm 1967 - 1968: đã đo ghi 19.500 km tuyến địa chấn ở phía Nam Biển
Đông, trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.

Năm 1969: đo địa vật lý biển bằng tàu N.V.Robray I do công ty Ray
Geophysical Mandrel đo ở vùng thềm lục địa Miền Nam và vùng phía Nam của
Biển Đông với tổng số 3.482 km tuyến trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Năm 1969: US Navy Oceanographic cũng tiến hành đo song song 20.000
km tuyến địa chấn bằng hai tàu R/V E.V Hunt ở vịnh Thái Lan và phía Nam Biển
Đông trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Đến đầu năm 1970, Công ty Ray Geophysical Mandrel lại tiến hành đo đợt
hai ở Nam Biển Đông và dọc bờ biển 8.639 km tuyến địa chấn 2D với mạng lưới
30x50 km, kết hợp với khảo sát từ, trọng lực và hàng không trong đó có tuyến cắt
qua bể Cửu Long.
Năm 1973 - 1974: đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu
Long là lô 09, lô 15 và lô 16.
Năm 1974: Công ty Mobil trúng thầu trên lô 09 và tiến hành khảo sát địa
vật lý, chủ yếu là địa chấn phản xạ, cùng với từ và trọng lực với khối lượng là
3.000 km tuyến. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, Công ty Mobil đã khoan giếng
khoan tìm kiếm đầu tiên BH - 1X trong bể Cửu Long ở phần đỉnh của cấu tạo
Bạch Hổ. Kết quả thử vỉa tại đối tượng cát kết Mioxen dưới ở chiều sâu 2.755 –
15


2.819m đã cho dòng dầu công nghiệp, lưu lượng dầu đạt 342m 3/ngày. Kết quả này
đã khẳng định triển vọng và tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long.
2.1.2. Giai đoạn 1975 - 1980
Năm 1976, được đánh dấu bằng việc công ty địa vật lý CGG của Pháp đã
tiến hành khảo sát 1.210,9 km theo các con sông của đồng bằng sông Cửu Long và
vùng ven biển Vũng Tàu - Côn Sơn. Kết quả xác định được các tầng phản xạ chính
và khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long với một lát cắt dày của trầm tích Đệ
Tam.
Năm 1978, Công ty Geco của Nauy đã thu nổ 11.898,5 km tuyến địa chấn
2D trên các lô 09, 10, 16, 19, 20, 21 và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng

lưới tuyến 2x2 km và 1x1 km. Riêng đối với lô 15, Công ty Deminex đã hợp đồng
với Geco khảo sát 3.221,7 km tuyến địa chấn với mạng lưới 3,5x3,5 km trên lô 15
và cấu tạo Cửu Long (nay là Rạng Đông). Căn cứ vào kết quả minh giải tài liệu
địa chấn này Deminex đã khoan 4 giếng khoan tìm kiếm trên các cấu tạo triển
vọng nhất là Trà Tân (15 - A - 1X), Sông Ba (15 - B - 1X), Cửu Long (15 - C - 1X)
và Đồng Nai (15 - G - 1X). Kết quả khoan đã cho thấy các giếng này đều gặp các
biểu hiện dầu khí trong cát kết tuổi Mioxen sớm và Oligoxen, nhưng với dòng dầu
yếu, không có ý nghĩa công nghiệp.
2.1.3 Giai đoạn 1980 - 1988
Đây là giai đoạn mà công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt
Nam triển khai rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào một đơn vị là Xí nghiệp
Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro. Năm 1980 tàu nghiên cứu POISK đã tiến hành
khảo sát 4.057 km tuyến địa chấn điểm sâu chung, từ và 3.250 km tuyến trọng lực.
Kết quả của đợt khảo sát này đã phân chia ra được tập địa chấn B, C, D, E và F, đã
xây dựng được một số sơ đồ cấu tạo dị thường từ và trọng lực Bouguer.
Năm 1981 tàu nghiên cứu Iskatel đã tiến hành khảo sát địa vật lý với mạng
lưới 2x2, 2 - 3x2 -3 km địa chấn MOB - ORT - 48, trọng lực, từ ở phạm vi lô 09,
15 và 16 với tổng số 2.248 km.
Năm 1983 - 1984 tàu viện sĩ Gamburxev đã tiến hành khảo sát 4.000 km
tuyến địa chấn để nghiên cứu phần sâu nhất của bể Cửu Long.
Trong thời gian này Vietsovpetro đã khoan 4 giếng trên các cấu tạo Bạch
Hổ và Rồng: R - 1X, BH - 3X, BH - 4X, BH - 5X và giếng khoan TĐ - 1X trên
cấu tạo Tam Đảo. Trừ giếng khoan TĐ - 1X, tất cả 4 giếng còn lại đều phát hiện
vỉa dầu công nghiệp từ các vỉa cát kết Mioxen dưới và Oligoxen (BH - 4X).

16


Cuối giai đoạn 1980 - 1988 được đánh dấu bằng việc Vietsovpetro đã khai
thác những tấn dầu đầu tiên từ hai đối tượng Mioxen, Oligoxen dưới của mỏ Bạch

Hổ vào năm 1986 và phát hiện ra dầu trong đá móng granite nứt nẻ vào tháng 9
năm 1988.
2.1.4 Giai đoạn 1988 - ngày nay
Giai đoạn từ năm 1988 cho tới ngày nay là giai đoạn phát triển mạnh mẽ
nhất của công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở bể Cửu Long. Song
song với đó với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Dầu khí, hàng loạt
các công ty dầu nước ngoài đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc cùng đầu tư
vào các lô mở và có triển vọng tại bể Cửu Long.
Triển khai các hợp đồng đã ký về công tác khảo sát địa vật lý thăm dò, các
công ty dầu khí đã ký hợp đồng với các công ty dịch vụ khảo sát địa chấn có nhiều
kinh nghiệm trên thế giới như: CGG, Geco - Prakla, Western Geophysical
Company, PGS v.v. Hầu hết các lô trong bể đã được khảo sát địa chấn tỉ mỉ không
chỉ phục vụ cho công tác thăm dò mà cả cho việc chính xác mô hình vỉa chứa.
Khảo sát địa chấn 3D được tiến hành trên hầu hết các diện tích có triển vọng và
trên tất cả các vùng mỏ đã phát hiện.
Trong lĩnh vực xử lý tài liệu địa chấn 3D có những tiến bộ rõ rệt khi áp
dụng quy trình xử lý dịch chuyển thời gian và độ sâu trước cộng (PSTM, PSDM).
Năm 2001, Vietsovpetro đã kỷ niệm khai thác tấn dầu thô thứ 100 triệu.
Đây là một dấu ấn quan trọng trong bước tiến của ngành công nghiệp dầu khí Việt
Nam.
Cho đến hết năm 2003, tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai
thác đã khoan ở bể Cửu Long khoảng 300 giếng, trong đó riêng Vietsovpetro
chiếm 70 %.
Bằng kết quả khoan, nhiều phát hiện dầu khí đã được phát hiện: Rạng Đông
(lô 15 - 2), Topaz North, Diamond, Pearl, Emerald (lô 01), Cá Ngừ Vàng (lô 09
-2), Voi Trắng (lô 16 - 1), Đông Rồng, Đông Nam Rồng (lô 09 - 1). Trong số phát
hiện tính đến năm 2005 đã có năm mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng (bao gồm cả Đông
Rồng và Đông Nam Rồng), Rạng Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc được khai thác
với tổng sản lượng đạt khoảng 45.000 tấn/ngày. Tổng lượng dầu đã thu hồi từ 5
mỏ kể từ khi đưa vào khai thác cho đến đầu năm 2005 là khoảng 170 triệu tấn.

Tính đến cuối năm 2010 tại bể trầm tích Cửu Long đã phân ra 18 lô hợp
đồng, khoan tổng cộng hơn 500 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác,

17


phát hiện tổng cộng 18 mỏ trong đó có 11 mỏ đang được khai thác (Bạch Hổ, Sư
Tử Đen, Cá Ngừ Vàng, Rồng…) với tổng sản lượng khai thác cộng dồn đạt 344.8
triệu m3 dầu quy đổi, nhiều phát hiện và các cấu tạo triển vọng (Hình 2.1)

Tuyến địa chấn

Hình 2.1: Sơ đồ các mỏ dầu, khí, các phát hiện trong bể Cửu Long
2.2. Đặc điểm địa tầng trầm tích
Địa tầng của bể Cửu Long gồm đá móng cổ trước Kainozoi và trầm tích lớp
phủ Kainozoi với các đặc trưng thạch học - trầm tích, hoá thạch… được mô tả tóm
tắt như sau:
2.2.1. Các thành tạo trước Kainozoi.
Các thành tạo trước Kainozoi của bể Cửu Long bao gồm các phức hệ
magma xâm nhập, có tuổi tuyệt đối tương đương với 3 phức hệ trong đất liền là:
Hòn Khoai, Định Quán và Cà Ná.
Phức hệ Hòn Khoai có tuổi Trias muộn, tương ứng khoảng từ 195 đến 250
triệu năm trước, đây là phức hệ đá magma cổ nhất trong móng của bể. Theo tài
liệu Địa chất Việt Nam, thì granitoid Hòn Khoai được ghép chung với các thành
tạo magma xâm nhập phức hệ Ankroet-Định Quán gồm chủ yếu là amphybolbiotit-diorit, monzonit và adamelit. Đá bị biến đổi, cà nát mạnh. Phần lớn các khe
nứt đã bị lấp đầy bởi khoáng vật thứ sinh: calcit – epidot – zeolit. Đá có phân bố
chủ yếu ở phần cánh của các khối nâng móng.
Phức hệ Định Quán có tuổi Jura, tuổi tuyệt đối dao động trong khoảng 130
đến 155 triệu năm. Các thành tạo magma thuộc phức hệ này có thể gặp khá phổ


18


biến ở nhiều cấu tạo như Bạch Hổ (vòm Bắc), Ba Vì, Tam Đảo và Sói. Ở các mỏ
Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng (ở phía Bắc bể) chủ yếu là đá
granodiorit, đôi chỗ gặp monzonit – biotit – thạch anh đa sắc. Đá thuộc loại kiềm
vôi, có thành phần axit trung bình, SiO2 dao động trong khoảng 63-67%. Các
thành tạo của phức hệ xâm nhập này có mức độ giập vỡ và biến đổi cao, hình
thành hệ thống độ rỗng hang hốc và khe nứt chứa dầu khí rất tốt.

Hình 2.2: Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long
Phức hệ Cà Ná có tuổi tuyệt đối khoảng 90-100 triệu năm, thuộc Jura muộn, đây
là phức hệ gặp phổ biến nhất trên toàn bể Cửu Long. Phức hệ đặc trưng là granit
19


thuỷ mica và biotit, thuộc loại Natri-Kali, dư nhôm (Al =2.98%), Si (~69%) và ít
Ca. Các khối granitoid phức hệ magma xâm nhập này thành tạo đồng tạo núi và
phân bố dọc theo hướng trục của bể. Đá bị giập vỡ, nhưng mức độ biến đổi thứ
sinh yếu hơn so với hai phức hệ nêu trên.
Trong mặt cắt đá magma xâm nhập thường gặp các đai mạch có thành phần
thạch học khác nhau từ axit đến trung tính-bazơ, bazơ và thạch anh.
Tại một số nơi còn gặp đá biến chất nhiệt động kiểu paragneis hoặc
orthogneis. Các đá này thường có mức độ giập vỡ và biến đổi kém hơn so với đá
xâm nhập.
2.2.2 .Trầm tích Kainozoi
Các thành tạo Kainozoi phủ bất chỉnh hợp trên mặt đá móng kết tinh bào
mòn và phong hoá.
• Hệ Paleogen, thống Oligocen, phụ thống oligocen dưới, Hệ tầng Trà Cú (
E31tc ) - Tập địa chấn F và cổ hơn


Trầm tích gồm chủ yếu là sét kết, bột kết và cát kết, có chứa các vỉa than
mỏng và sét vôi, được tích tụ trong điều kiện sông hồ. Đôi khi gặp các đá núi lửa,
thành phần chủ yếu là porphyr diabas, tuf basalt, và gabbro - diabas. Chiều dày tại
phần trũng sâu, phần sườn các khối nâng Trung tâm như Bạch Hổ, Rồng và Sư Tử
Trắng có thể đạt tới 500 m (Hình 2.3). Tuổi của hệ tầng theo phức hệ bào tử phấn
(Oculopollis, Magnastriatites) được xác định là Paleogen - Oligoxen sớm. Kết quả
khoan thăm dò mới nhất tại lô 16 - 2 cho thấy tại khu vực Tây Nam của bể có thể
còn tồn tại các thành tạo cổ hơn.
Hệ tầng được chia thành 2 phần: trên và dưới. Phần trên chủ yếu là các
thành tạo mịn, tương ứng với tập địa chấn E1 còn phần dưới là thành tạo thô,
tương ứng với tập địa chấn F. Tập F chỉ tồn tại trong các địa hào sâu.
Hệ tầng Trà cú thành tạo trong môi trường trầm tích là lục địa, tướng sông
là chủ yếu gồm chủ yếu sét kết, bột kết xen kẽ ở phần trên và cát kết, đôi khi bắt
gặp đá núi lửa mafic ở phần dưới. Thành phần đá trầm tích núi lửa bao gồm bazan,
điaba, piroxen, olovin và các khoáng vật quặng.
Theo tài liệu địa chấn, chiều dầy trầm tích của hệ tầng biến đổi từ 0m tại
khu vực phía Bắc Đông Bắc và Nam Tây Nam hoặc tại các phần nâng của diện
tích mỏ Rồng (giếng 1, 2, 9, 16, 109, 116), Đông Nam mỏ Rồng (R - 14, 21) và
Nam Rồng (giếng DM - 1X, DM - 2X, R - 20 và R- 25) tới dày nhất (hơn 900m)
tại các địa hào tiếp giáp với các cấu trúc dương.
20




Hệ Paleogen, thống Oligocen, phụ thống Oligocen trên – Hệ tầng Trà Tân
3
(E3 tt) - Tập địa chấn E, D, C


Hệ tầng Trà Tân đôi chỗ nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Trà Cú. Mặt cắt hệ
tầng có thể chia thành ba phần khác biệt nhau về thạch học. Phần trên gồm chủ
yếu là sét kết màu nâu - nâu đậm, nâu đen, rất ít sét màu đỏ, cát kết và bột kết, tỷ
lệ cát/sét khoảng 35 - 50%. Phần giữa gồm chủ yếu là sét kết nâu đậm, nâu đen,
cát kết và bột kết, tỷ lệ cát/ sét khoảng 40 - 60% (phổ biến khoảng 50%), đôi nơi
có xen các lớp mỏng đá vôi, than. Phần dưới gồm chủ yếu là cát kết hạt mịn đến
thô, đôi chỗ sạn, cuội kết, xen sét kết nâu đậm, nâu đen, bột kết, tỷ lệ cát/sét thay
đổi trong khoảng rộng từ 20 - 50%. Các trầm tích của hệ tầng được tích tụ chủ yếu
trong môi trường đồng bằng sông, aluvi - đồng bằng ven bờ và hồ. Các thành tạo
núi lửa tìm thấy ở nhiều giếng khoan thuộc các vùng Bạch Hổ, Bà Đen, Ba Vì, đặc
biệt ở khu vực lô 01 thuộc phía Bắc đới Trung tâm với thành phần chủ yếu là
andesit, andesit-basalt, gabbro -diabas với bề dày từ vài mét đến 100m.
Nóc hệ tầng Trà Tân tương ứng với mặt phản xạ địa chấn SH7 và 3 phần
mặt cắt nêu trên ứng với ba tập địa chấn E (phần dưới), D (phần giữa) và C (phần
trên). Ranh giới giữa các tập địa chấn nêu trên đều là bất chỉnh hợp tương ứng là
SH10, SH8 và SH7. Theo tài liệu địa chấn, bề dày của tập E thay đổi từ 0 2.000m, thường trong khoảng 200 - 1.000m; Tập D từ 0m đến hơn 1.000m
(thường trong khoảng 400-1.000m); Tập C từ 0 – 400m (thường trong khoảng 200
– 400m).
Ở khu vực phía Nam - Tây Nam, tập E hầu hết là vắng mặt (phía Tây của lô
16 - 2 và trên đỉnh của các bán địa lũy Ha Ma Trang - Ha Ma Đen thuộc trung tâm
lô). Trong các giếng đã khoan, ngoại trừ 2 giếng BĐ-1X chỉ khoan đến tập D và
DN - 1X mới vào tới tập C thì tập E gặp trong các giếng BV - 1X và TĐ - 1X.
Chiều sâu tập trầm tích E giảm dần từ 2800m đến 6000m theo hướng từ ĐB - TN.
Tập E lấp đầy các bán địa hào trong dải nhô ĐB - TN và bị chia cắt mạnh bởi các
đứt gãy ĐB - TN, đứt gãy vĩ tuyến, và các đứt gãy TB - ĐN. Chiều dày của tập E
giảm dần từ phía ĐB xuống TN với chiều dày trung bình khoảng 400 - 1.600m.
Phần Trung tâm của mỏ Rồng (giếng R - 1, 2, 9, 16, 116, 109) các trầm tích
của hệ tầng nằm phủ trực tiếp lên trên móng, còn tại các phần khác thì phủ lên
trầm tích hệ tầng Trà Cú. Phần dưới của hệ tầng (tập E2) có thành phần chủ yếu
bao gồm sét kết và cát kết (giếng R - 3, 7, 5, 11), đôi khi xen kẽ các lớp đá núi lửa


21


(giếng R - 4, 6, 8) và sỏi nằm trên móng (giếng R - 1). Tập E2 vắng mặt tại phần
nâng của khu vực Đông Nam Rồng (R - 14, R - 21, R - 301).
Trong khu vực phía Bắc của diện tích thuộc Lam Sơn JOC (lô 01/97 &
02/97), tập E có chiều dày lên tới 2500m ở trung tâm, cạnh cấu tạo Hổ Xám, Hổ
Xám South, và Hổ Đen. Tại đây, tập E có hàm lượng sétlớn hơn rất nhiều so với
khu vực khác. Giếng khoan Hổ Xám - 1X đã xác nhận tập trầm tích này không
những tồn tại đá chứa cát kết mà còn tồn tại nguồn đá mẹ tốt do các tập sét hàm
lượng cao nằm xen kẹp với cát kết hạt mịn và được thành tạo trong môi trường
đầm hồ. Ở phía Nam khu vực Lam Sơn, tập E được thành tạo gần với khu vực
cung cấp vật liệu và có thể được thành tạo chủ yếu trong môi trường bồi tích với
thành phần cát kết hạt thô cao. Do vậy cát kết trong tập E này là đá chứa tốt với tỉ
số N/G cao.

Hình 2.3: Mặt cắt liên kết giếng khoan qua các giếng
Ruby-3X, ST-4X, TGT-3X, BD-1X, BG-1X
Sét kết của hệ tầng Trà Tân có hàm lượng vật chất hữu cơ cao đến rất cao
đặc biệt là tầng Trà Tân giữa, chúng là những tầng sinh dầu khí tốt ở bể Cửu Long
đồng thời là tầng chắn tốt cho tầng đá móng granit nứt nẻ. Hoá thạch bào tử phấn
đã gặp ở đây bao gồm: F. Trilobata, Verutricolporites, Cicatricosiporites.
22




Hệ Neogen, thống Miocen, phụ thống Miocen dưới, hệ tầng Bạch Hổ (N11bh)


– Tập địa chấn BI
Hệ tầng Bạch Hổ được chia thành hai phần: Phần trên gồm chủ yếu là sét
kết màu xám, xám xanh xen kẽ với cát kết và bột kết, tỷ lệ cát, bột kết tăng dần
xuống dưới (đến 50%). Phần trên cùng của mặt cắt là tầng "sét kết Rotalid" bao
phủ phần lớn bể, chiều dày thay đổi trong khoảng từ 50m đến 150m, đây là tầng
chắn khu vực rất tốt cho toàn bể. Phần dưới gồm chủ yếu là cát kết, bột kết (chiếm
trên 60%), xen với các lớp sét kết màu xám, vàng, đỏ. Các trầm tích của hệ tầng
được tích tụ trong môi trường đồng bằng aluvi - đồng bằng ven bờ ở phần dưới,
chuyển dần lên đồng bằng ven bờ - biển nông ở phần trên. Đá núi lửa đã được phát
hiện ở nhiều giếng khoan thuộc lô 01, chủ yếu là basalt và tuf basalt, bề dày từ vài
chục mét đến 250m. Hệ tầng Bạch Hổ có chiều dày thay đổi từ 100-1.500m (chủ
yếu trong khoảng từ 400 - 1.000m). Các trầm tích của hệ tầng phủ không chỉnh
hợp góc trên các trầm tích của hệ tầng Trà Tân. Tầng sét kết Rotalia là tầng đá
chắn khu vực cho toàn bể. Các vỉa cát xen kẽ nằm trong và ngay dưới tầng sét kết
Rotalia có đặc trưng thấm - chứa khá tốt, là đối tượng tìm kiếm quan trọng ở bể
Cửu Long. Dầu hiện đang được khai thác từ các tầng cát này ở mỏ Hồng Ngọc,
Rạng Đông, Bạch Hổ và Sư Tử Đen, và sẽ được khai thác ở các mỏ Tê Giác
Trắng, Hải Sư Trắng.
Tồn tại những hoá thạch bào tử phấn như F. levipoli, Magnastriatites,
Pinuspollenites, Alnipollenites và vi cổ sinh Synedra fondaena trong địa tầng này.
Đặc biệt trong phần trên của mặt cắt, tập sét màu xám lục gặp khá phổ biến hoá
thạch đặc trưng nhóm Rotalia: Orbulina universa, Ammonia sp.
• Hệ Neogen, thống Miocen, phụ thống Miocen giữa, hệ tầng Côn Sơn (N 12
cs)- Tập địa chấn BII
Hệ tầng Côn Sơn gồm chủ yếu cát kết hạt thô-trung, bột kết (chiếm đến 75 80%), xen kẽ với các lớp sét kết màu xám, nhiều màu dày 5 - 15m, đôi nơi có lớp
than mỏng. Bề dày hệ tầng thay đổi từ 250 - 900m. Trầm tích của hệ tầng được
thành tạo trong môi trường sông (aluvi), đồng bằng ven bờ và biển nông. Trầm
tích của hệ tầng này nằm gần như ngang hoặc uốn nhẹ theo cấu trúc bề mặt nóc hệ
tầng Bạch Hổ, nghiêng thoải về Đông và Trung tâm bể, không bị biến vị. Đá hạt
thô của hệ tầng Mioxen trung có khả năng thấm, chứa tốt và lần đầu tiên dầu khí

được phát hiện trong tầng cát nằm trên tầng chắn khu vực (sét kết Rotalia) tại GK.

23


02/97. DD-1X và các giếng khoan của diện tích vùng Lam Son JOC. Phát hiện này
đã mở ra một đối tượng thăm dò mới của bể Cửu Long.
Trong hệ tầng này gặp phổ biến các bào tử phấn: F. Meridionalis,
Plorschuetzia levipoli, Acrostichum, Compositea…và các trùng lỗ, rong tảo như
hệ tầng Bạch Hổ.
• Hệ Neogen, thống Miocen, phụ thống Miocen trên, hệ tầng Đồng Nai
(N13đn)- Tập địa chấn BIII
Tuổi của hệ tầng được xác định theo tập hợp phong phú bào tử và
Nannoplakton: Stenoclaena Palustris Carya, Florschuetzia Meridionalis, nghèo hoá
đá foraminifera. Hệ tầng Đồng Nai chủ yếu là cát hạt trung xen kẽ với bột và các
lớp mỏng sét màu xám hay nhiều màu, đôi khi gặp các vỉa carbonat hoặc than
mỏng, thành tạo trong môi trường đồng bằng ven bờ và biển nông. Bề dày của hệ
tầng thay đổi trong khoảng từ 500 - 750m. Trầm tích của hệ tầng nằm gần như
ngang, nghiêng thoải về Đông và không bị biến vị. Hệ tầng Đồng Nai tương ứng
với tập địa chấn BIII.
• Hệ Neogen, thống Plioxen; hệ Đệ tứ, hệ tầng Biển Đông (N 2-Qbđ) – Tập địa

-

chấn A
Hệ tầng Biển Đông chủ yếu là cát hạt trung-mịn với ít lớp mỏng bùn, sét
màu xám nhạt chứa phong phú hóa đá biển và glauconit thuộc môi trường trầm
tích biển nông, ven bờ, một số nơi có gặp đá carbonat. Chúng phân bố và trải đều
khắp toàn bể, với bề dày khá ổn định trong khoảng 400 - 700m. Trầm tích của hệ
tầng nằm gần như ngang, nghiêng thoải về Đông và không bị biến vị. Trong mặt

cắt của hệ tầng gặp khá phổ biến các hoá đá foraminifera: Pseudorotalia,
Globorotalia, Dạng rêu (Bryozoar), Molusca, san hô, rong tảo và bào tử phấn:
Dacrydium, Polocarpus imbricatus…
2.3. Kiến tạo
2.3.1. Các hệ thống đứt gãy
Ở bể Cửu Long tồn tại các hệ thống đứt gãy theo phương ĐB – TN, Á
Đông – Tây, TB – ĐN và Bắc – Nam trong đó hướng ĐB – TN là phương chủ đạo.
Hệ thống đứt gãy phương ĐB – TN: Gắn liền với quá trình tạo rift, là yếu tố chính
khống chế đới trung tâm Rồng – Bạch Hổ. Các đứt gãy có biên độ dịch chuyển
trong Oligoxen dưới trong khỏng 200 – 1000m và tăng dần 600 – 1500m vào đầu
Oligoxen muộn rồi lại giảm xuống 100 – 200m vào cuối Oligoxen và đầu Mioxen.

24


-

-

Hệ thống đứt gãy Đông – Tây: Hệ thống này có tuổi hoạt động trẻ hơn phân cắt
các đứt gãy của hệ thống ĐB – TN. Nhiều chỗ đã quan sát rõ hiện tượng dịch
chuyển ngang theo mặt trượt Đông Tây. Các đứt gãy hệ thống này phổ biến ở các
lô 16 và 17, biên độ dịch chuyển có thể đạt tới 200 – 1000m vào Oligoxen và giảm
dần vào Mioxen.
Ngoài các hệ thống đứt gãy chính trên, bể Cửu Long còn tồn tại các hệ
thống đứt gãy mang tính địa phương sau:
Hệ thống đứt gãy TB – ĐN: Hệ thống này chỉ phát hiện ở lô 15 với biên độ nhỏ
200 – 800m vào trước Mioxen sau đó giảm dần.
Hệ thống đứt gãy Bắc – Nam: Là các đứt gãy nằm ở khu vực Bắc của bể với biên
độ nhỏ và chiều dài thường dưới 10km.

Hệ thống đứt gãy đồng trầm tích: Thường xảy ra cùng thời gian với quá trình trầm
tích, các đứt gãy này có chiều dài không quá 4 - 5km.
Hệ thống đứt gãy sau trầm tích: Chiếm đa số ở bể Cửu Long, chúng có chiều dài
lớn và biên độ từ vài trăm mét đến 2000m. Các đứt gãy này tập trung phía Tây bể
Cửu Long ít hơn phía Đông và Đông Bắc.
Các hệ thống đứt gãy chính có biên độ lớn tạo nên các đới nứt nẻ trong khối
nhô móng làm tăng độ rỗng, độ thấm của tầng móng và tầng móng trở thành tầng
chứa quan trọng của bể Cửu Long. Ngoài ra sau khi tích tụ dầu khí đã được hình
thành nhưng do quá trình kiến tạo, các đứt gãy hoạt động mạnh mẽ xuyên cắt qua
bẫy nên dầu khí trong bẫy sẽ dịch chuyển đi chỗ khác, nơi có điều kiện thuận lợi
để chứa nó.
Tóm lại, đứt gãy vừa có thể đóng vai trò trong tạo bẫy chứa và chắn dầu
khí, nhưng nó lại vừa có thể đóng vai trò phá hủy. Do đó việc nghiên cứu kiến tạo
cho vùng hay một cấu tạo là công việc hết sức quan trọng phục vụ cho công tác
tìm kiếm – thăm dò.
2.3.2. Đặc điểm phân vùng cấu trúc
Theo các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay, kiến tạo của khu vực Đông
Nam Á gắn liền với các yếu tố kiến tạo chính sau:
- Va chạm của mảng Ấn độ với mảng Âu - Á
- Chuyển động của mảng Úc lên phía bắc hút chìm vào cung đảo Sumatra
- Chuyển động của mảng Thái Bình Dương hút chìm dưới cung đảo Philipin về
phía Tây
- Tách giãn Biển Đông

25


×