Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG SƠN. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

--------***-------

LÊ THỊ OANH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG SƠN. THIẾT KẾ BÃI
CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO
THÀNH PHỐ THANH HÓA. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG.

HÀ NỘI – NĂM 2014

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
--------***-------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG SƠN. THIẾT KẾ BÃI CHÔN
LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ
THANH HÓA. THỜI GIAN THI CÔNG 12 THÁNG

Chuyên ngành: Địa sinh thái và CNMT
Mãsố: 52520320



SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Lê Thị Oanh

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS. Phạm Khánh Huy
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:

ThS. Trần Thị Thanh Thủy
HÀ NỘI – NĂM 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.S Phạm Khánh Huy đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại Học Mỏ - Địa Chất,
đặc biệt là các thầy cô Khoa Môi trường đã giảng của dạy tận tình, cung cấp kiến
thức bổ ích, cũng như sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến để em
hoàn thành đồ án này.
Em xin cảm ơn các anh chị trong sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh
Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên
em trong suốt trình học tập, thực tập và thực hiện đồ án.
Do còn hạn chế về trình độ và kinh nghiệm thực tế, nên đề tài của em không
tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của
thầy cô và bạn bè để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Lê Thị Oanh

3


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................3
Bảng 6.4.Tóm tắt kết quả tính toán diện tích bãi chôn lấp theo
từng giai đoạn 59.....................................................................6
MỞ ĐẦU..................................................................................10
PHẦN 1...................................................................................12
PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN..............................................12
CHƯƠNG 1.............................................................................13
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐÔNG
SƠN TỈNH THANH HÓA...........................................................13
CHƯƠNG 2.............................................................................22
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN......................................................................22
CHƯƠNG 3.............................................................................42
TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA................................42
CHƯƠNG 4.............................................................................47
CƠ SỞ CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI...........47
SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA.......47
Bảng 4.3 – Đánh giá một số phương pháp phân loại chất thải

sinh hoạt đang áp dụng trong thực tiễn.................................52
Bảng 4.4 – Đánh giá một số phương pháp xử lý CTR sinh hoạt
đang áp dụng phổ biến tại Việt Nam......................................54
PHẦN 2...................................................................................57
PHẦN THIẾT KẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ.....................................57
CHƯƠNG 5. CÁC DẠNG CÔNG TÁC........................................58
CHƯƠNG 6.............................................................................64
THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI SINH HOẠT HỢP VỆ SINH
CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA. GIAI ĐOẠN 2015 ÷ 2030. THỜI
GIAN THI CÔNG 12 THÁNG.....................................................64
Bảng 6.4.Tóm tắt kết quả tính toán diện tích bãi chôn lấp theo
từng giai đoạn........................................................................69
CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ......................123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................133

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 – Giá trị trung bình của các thông số khí tượng – thủy văn năm 2011, 2012
đo tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hóa...............................................................9
Bảng 1.2 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí ............................10
Bảng 1.3 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm............................10
Bảng 1.4 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt ..............................11
Bảng 2.1 – Thành phần chất thải rắn đô thị theo Integrated Solid Waste
Management, McGRAW-HILL 1993......................................................................15
Bảng 2.2 – Thành phần khối lượng và độ ẩm trong CTR đô thị theo Integrated Solid
Waste Management, McGRAW-HILL 1993............................................................15
Bảng 2.3 – Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước theo World Bank, bảng 3,

trang 7, 1999............................................................................................................22
Bảng 2.4 – Tỷ lệ CTR xử lý bằng phương pháp khác nhau ở một số nước theo
World Bank.............................................................................................................. 24
Bảng 2.5 –Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam theo “Báo cáo môi trường
quốc gia 2011 – chất thải rắn”.................................................................................26
Bảng 3.1 – Thành phần chất thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa ..........................32
Bảng 3.2 – Dân số và lượng rác thải sinh hoạt phát sinh qua các năm của thành phố
Thanh Hóa [4].......................................................................................................... 33
Bảng 3.3 – Các địa điểm tập kết rác trên địa bàn thành phố Thanh Hóa .................34
Bảng 3.4 – Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom được ở thành phố Thanh Hóa ......35
Bảng 4.1 – Dự báo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong các năm tới của thành
phố Thanh Hóa........................................................................................................39
Bảng 4.2 –Thành phần rác thải sinh hoạt thành phố Thanh Hóa .............................41
Bảng 4.3 – Đánh giá một số phương pháp phân loại chất thải sinh hoạt đang áp
dụng trong thực tiễn.................................................................................................42
Bảng 4.4 – Đánh giá một số phương pháp xử lý CTR sinh hoạt đang áp dụng phổ
biến tại Việt Nam.....................................................................................................44
Bảng 6.1 – Các tiêu chí xây dựng BCL hợp vệ sinh theo TCVN 6696 – 2009 .......55
Bảng 6.2. Khoảng cách tối thiểu từ bãi chôn lấp đến các công trình theo quy định
của TTLT 01 /2001 /TTLT- BKHCNMT- BXD.......................................................56
Bảng 6.3 – Dự báo lượng rác sinh hoạt thu gom được từ năm 2015 – 2030 của
thành phố Thanh Hóa...............................................................................................58

5


Bảng 6.4.Tóm tắt kết quả tính toán diện tích bãi chôn lấp theo từng giai đoạn.......59
Bảng 6.5 – Các tiêu chí lựa chọn BCL xã Đông Nam – Đông Sơn – Thanh Hóa....60
Bảng 6.6 – Sơ đồ dự kiến các ô chôn lấp rác...........................................................63
Bảng 6.7 – Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo

TCXDVN 261:2001................................................................................................63
Bảng 6.8 – Đề xuất các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp CTR sinh hoạt của
thành phố Thanh Hóa...............................................................................................64
Bảng 6.9 – Diện tích đất sử dụng để chôn lấp cho từng giai đoạn...........................68
Bảng 6.10 – Các loại đường trong bãi chôn lấp.......................................................69
Bảng 6.11 – Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thanh Hóa....70
Bảng 6.12 – Xác định khối lượng khô của từng thành phần trong chất thải sinh hoạt
thành phố Thanh Hóa...............................................................................................70
Bảng 6.13 – Thành phần của chất thải phân hủy chậm............................................71
Bảng 6.14 – Khối lượng các nguyên tố hóa học trong chất thải rắn phân hủy chậm
................................................................................................................................. 71
Bảng 6.15 – Tính số mol của các nguyên tố hóa học trong cất thải phân hủy chậm 71
Bảng 6.16 – Xác định công thức hóa học của chất thải phân hủy chậm có S và
không có S...............................................................................................................72
Bảng 6.17 – Thành phần chất thải phân hủy nhanh................................................72
Bảng 6.18 – Khối lượng các nguyên tố hóa học trong chất thải phân hủy nhanh....72
Bảng 6.19 – Tính số mol của các nguyên tố hóa học trong chất thải phân hủy nhanh..72
Bảng 6.20 – Xác định công thức hóa học có S và không có S
của chất thải phân hủy nhanh...................................................................................73
Bảng 6.21 – Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ
phân hủy nhanh trong từng năm..............................................................................76
Bảng 6.22 – Tốc độ phát sinh khí vào cuối các năm và tổng lượng khí sinh ra của
1kg chất thải phân hủy sinh học chậm.....................................................................78
Bảng 6.23 – Tốc độ phát sinh và lượng khí sinh ra của 1kg chất thải bao gồm phân
hủy nhanh và phân hủy chậm từ bãi chôn lấp..........................................................79
Bảng 6.24 – Tốc độ và lượng khí sinh ra của chất hữu cơ phân hủy nhanh và chất
hữu cơ phân hủy chậm của các thành phần phân hủy sinh học................................81
Bảng 6.25 – Tổng lượng khí sinh ra từ quá trình phân hủy rác của bãi chôn lấp.....82
Bảng 6.26 – Sản lượng điện Việt Nam.....................................................................87
Bảng 6.27 – Các thiết bị chính ................................................................................88


6


Bảng 6.28 – Tính chất nước rỉ rác của BCL mới và đã hoạt động được
một thời gian............................................................................................................ 89
Bảng 6.29 – Lượng nước rỉ rác phát sinh của các ô chôn lấp trong giai đoạn vận
hành......................................................................................................................... 92
Bảng 6.30 – Lượng nước rỉ rác phát sinh trong giai đoạn đóng cửa........................94
Bảng 7.1: Thời gian vận hành bãi chôn lấp giai đoạn 2015-2019..........................110
Bảng 7.2 – Dự toán kinh phí cho các dạng công tác..............................................111
Bảng 7.3 – Dự toán kinh phí xây dựng BCL CTR sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành
phố Thanh Hóa......................................................................................................113

7


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 – Vị trí địa lý huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa......................................4
Hình 1.2 – Vị trí khu vực thực hiện dự án................................................................7
Hình 6.1. Mặt cắt điển hình lớp lót đáy của ô chôn lấp...........................................66
Hình 6.2. Mặt cắt lớp đất phủ ngoài cùng của ô chôn lấp........................................67
Hình 6.3. Mặt cắt đứng tượng trưng cho ô chôn lấp................................................68
Hình 6.4. Mặt cắt ngang tượng trưng cho ô chôn lấp...............................................68
Hình 6.5. Đồ thị tam giác biểu diễn tốc độ phát sinh khí từ rác có khả năng phân
hủy nhanh................................................................................................................75
Hình 6.6. Đồ thị tam giác biểu diễn tốc độ phát sinh khí từ rác có khả năng phân
hủy chậm.................................................................................................................76
Hình 6.7. Sơ đồ bố trí hệ thống ống thu gom khí rác..............................................83
Hình 6.8. Sơ đồ quá trình tạo điện từ bãi chôn lấp...................................................86

Hình 6.9. Sơ đồ bố trí ống thu nước rác...................................................................97
Hình 6 10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác.........................................................98
Hình 6.11. Hệ thống mương thoát nước mặt............................................................99
Hình 6.12. Quy trình vận hành bãi chôn lấp.........................................................102

8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CTR
BCL
TNHH
NĐ - CP
TCVN
TTLT
BKHCNMT
BXD
QCVN
BTNMT
CHC
PHN
PHC

Chất thải rắn
Bãi chôn lấp
Trách nhiệm hữu hạn
Nghị định – chính phủ
Tiêu Chuẩn Việt Nam
Thông tư liên tịch

Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường
Bộ xây dựng
Quy chuẩn Việt Nam
Bộ tài nguyên và môi trường
Chất hữu cơ
Phân hủy nhanh
Phân hủy chậm

9


MỞ ĐẦU
Thành phố Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung bộ và
Nam Bộ và nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa bàn kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, những năm gần đây cùng với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước, kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, vấn đề môi trường cũng bị ảnh
hưởng bởi sự phát triển đó. Hậu quả là làm suy giảm chất lượng môi trường và ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng đó là chất
thải rắn. Thực tế là lượng rác thải được tạo ra hàng ngày trong quá trình sống của
con người và nó ngày càng gia tăng cùng với phát triển nền kinh tế, tăng dân số,
tăng mức sống của người dân đi kèm ý thức bảo vệ môi trường chưa trở thành thói
quen, nếp sống của nhiều người.
Việc quản lý chất thải rắn là một đòi hỏi tất yếu được đặt ra và vấn đề này yêu
cầu phải được giải quyết kịp thời, đảm bảo trước hết cho việc vệ sinh chung, cho
cảnh quan đô thị, cho sức khoẻ cộng đồng và còn đảm bảo cho việc giảm thiểu
những tác động xấu tới môi trường.
Bên cạnh đó thực trạng quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh
hoạt nói riêng trên địa bàn thành phố đang còn nhiều vấn đề cần quan tâm bởi
chưa có biện pháp xử lý triệt để các nguồn rác thải này. Nếu có cũng chỉ là rác

thải được thu gom tập trung ở những bãi rác lộ thiên, không tiến hành xử lý,
chôn lấp, làm mất vệ sinh, mất mỹ quan môi trường gây ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí. Đặc biệt những bãi rác này còn là nguy cơ gây dịch bệnh,
nguy hại đến sức khỏe của con người.
Hiện tại thành phố chỉ có một bãi rác thải quy mô 5 ha tại phường Phú
Sơn, đầu tư xây dựng giai đoạn 1 khu xử lý rác theo công nghệ Nhật Bản, nhưng do
rất nhiều lý do khách quan và chủ quan khu xử lý rác này không phát huy được các
hạng mục đầu tư và hoạt động không có hiệu quả. Tình trạng bãi đã quá tải, rác thải
hiện tại đã tràn lên các sân bê tông phân loại rác.
Xuất phát từ thực trạng trên nên em thực hiện đề tài tốt nghiệp “ Điều kiện
tự nhiên khu vực Đông Sơn. Thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ
sinh cho thành phố Thanh Hóa. Thời gian thi công 12 tháng”.
Căn cứ theo cấu trúc đồ án do Bộ môn Địa sinh thái và Công nghệ Môi
trường, khoa Môi trường, trường Đại học Mỏ - Địa chất quy định, đồ án được chia
thành hai phần chính với các chương cụ thể như sau:

10


MỞ ĐẦU
PHẦN 1 – PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN
Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và môi trường huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2. Tổng quan về chất thải rắn và các phương pháp xử lý chất thải rắn.
Chương 3. Tổng quan hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa.
Chương 4. Cơ sở của việc thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho
thành phố Thanh Hóa.
PHẦN 2 – THIẾT KẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ
Chương 5. Thiết kế các dạng công tác.
Chương 6. Thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố

Thanh Hóa. Giai đoạn 2015 – 2030. Thời gian thi công 12 tháng.
Chương 7. Tính toán và dự trù kinh phí.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

11


PHẦN 1
PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN

12


CHƯƠNG 1.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐÔNG SƠN
TỈNH THANH HÓA
1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Đông Sơn
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm của
tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây. Được kiến tạo trên
một địa hình tương đối ổn định, có cảnh quan rất đẹp và hài hòa, đất đai màu mỡ
phì nhiêu, có hệ thống sông đào Nhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc và trên 200 ha ao
hồ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Địa hình huyện Đông Sơn có hệ thống núi
đá vôi xen kẽ với nhiều chủng loại trữ lượng tương đối lớn[21].

xã Đông Nam

Hình 1.1 – Vị trí địa lý huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hóa


13


 Địa giới
- Phía tây giáp huyện Triệu Sơn
- Phía bắc giáp huyện Thiệu hóa
- Phía đông giáp thành phố Thanh Hóa
- Phía nam giáp huyện Quảng Xương và Nông Cống
Đông Sơn có Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, và đường sắt xuyên Việt chạy qua
thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các địa phương trong cả nước.
 Tọa độ địa lý
- Vĩ độ Bắc: Từ 19º43' (xã Đông Nam) đến 19º51' (xã Đông Thanh).
- Kinh độ Đông: Từ 105º33' (thị trấn Rừng Thông) đến 105º45' (xã Đông Hoàng).
Diện tích tự nhiên: 8241 ha, trong đó đất nông nghiệp là 5229 ha, chiếm 63,45%.
Dân số hơn 75 vạn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 38 vạn
người, chiếm 50,65%.
Ðông Sơn có 16 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Rừng thông và 15 xã:
Đông Xuân, Đông yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Khê, Đông
Hoàng, Đông Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Phú, Đông Văn,
Đông Nam và Đông Quang[3].
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đông Sơn
1.1.2.1. Điều kiện về kinh tế
 Sản xuất nông nghiệp:
Huyện Đông Sơn có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, phù hợp cho phát
triển nông nghiệp. Trong huyện có 4,748 ha đất trồng lúa và gieo trồng các loại rau,
đậu. Năm 2013 toàn huyện trồng được 16.129 các loại cây khác nhau.
 Sản xuất công nghiệp và dịch vụ:
+ Về công nghiệp: Huyện Đông Sơn là huyện có nhiều cụm công nghiệp mới
đã được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt như Đông Tiến, Đông Phú; hiện nay vẫn

đang tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh phát triển công nghiệp, cụ thể là du nhập
2 nghề mới: nghề sản xuất gạch lát không nung Terazzo ở Đông Quang và may
công nghiệp ở Đông Hoàng. Các công trình giao thông đang được tu bổ và xây mới
như tuyến đường Thiệu Giao – Đông Khê – Đông Thanh. Huyện đang đẩy mạnh
việc quy hoạch KTXH giai đoạn 2010 ÷ 2015 và định hướng đến năm 2025.
+ Huyện Đông Sơn là địa phương phát triển nhiều loại hình dịch vụ thị
trường hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đông
Sơn cũng là địa phương quy tụ nhiểu nét văn hóa, lịch sử của dân tộc.

14


1.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội
 Văn hóa thông tin - Thể dục, thể thao:
Các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền được phát triển và ngày càng
đẩy mạnh. Các công tác về văn hóa, giáo dục được các cấp, các ngành quan tâm và
chỉ đạo sát sao trong mọi công việc.
 Y tế - Dân số - Chăm sóc sức khỏe:
Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan
tâm và đầu tư, các cơ sở y tế tổ chức trực 24/24h sẵn sàng khám và chữa bệnh cho
nhân dân. Công tác y tế dự phòng được tăng cường để không có dịch bệnh xảy ra;
Về công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tiếp
tục được quan tâm. UBND tỉnh luôn tăng cường kiểm tra, nắm chắc tình hình đời
sống nhân dân. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng quy
định. Công tác tổ chức thăm hỏi, động viên tặng quà gia đình bà mẹ Việt Nam anh
hùng, cán bộ lão thành cách mạng, các gia đình chính sách, người có công và những
hộ dân có hoàn cảnh khó khăn luôn được đặt lên hàng đầu.
1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên khu vực thực hiện dự án
1.2.1 Vị trí địa lý
 Vị trí địa lý

+ Phía Bắc: Giáp ruộng lúa chân núi Vàng.
+ Phía Nam: Giáp trục đường chính vào khu xử lý.
+ Phía Đông: Giáp đồi xóm Cộng.
+ Phía Tây – Tây Bắc: Giáp núi đá vôi.
 Hiện trạng khu đất:
+ Vị trí khu đất thực hiện dự án thuộc địa phận thung Chim – Núi Vàng, xã
Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Khu vực này là một thung lũng hiện
canh tác lúa màu có diện tích khoảng 50 ha, cách quốc lộ 45 (cầu Lăng) khoảng
5 km, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 15 km, thuận lợi cho việc xử lý và chôn
lấp chất thải rắn, không gây ảnh hưởng tới môi trường và đảm bảo khoảng cách ly
các khu dân cư có cự ly gần thành thố Thanh Hoá, thị trấn rừng thông và thị trấn
Lưu vệ. Có khu vực đất trũng để xây dựng hồ xử lý sinh học để đảm bảo xử lý nước
thải từ rác thải trước khi đổ ra sông Hoàng.
+ Khu vực thực hiện dự án nằm trong thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi
đá có cốt cao độ trung bình từ +7m ÷ +8 m. Cơ cấu sử dụng đất chủ yếu là ruộng lúa, ao
hồ và kênh mương có địa hình khá bằng phẳng, cốt cao độ trung bình từ +1,7m ÷ +1,8 m.

15


+ Trong khu vực quy hoạch dự án về phía Tây Bắc có 04 hộ dân cư đang cư
trú và canh tác, nhà ở chủ yếu là kiểu nhà tạm.
+ Tuyến dẫn vào khu vực dự án là tuyến đường liên xã, nối từ Quốc lộ 45,
qua Cầu Lăng; kết cấu mặt đường cấp phối láng nhựa, lòng đường 5,5 m; lề đường
1,5 m. Tuyến đường nối với đường đi Ủy ban nhân dân xã Đông Nam (Đi cầu Lăng
nối với quốc lộ 45) dài khoảng 980 m, là đường cấp phối đá, lòng đường 3,5 m; lề
đường 1,5 m. Ngoài ra còn hệ thống đường dân sinh chủ yếu là đường ven núi, lòng
đường rộng trung bình từ 3m ÷ 3,5 m. Nhìn chung hiện trạng giao thông chưa được
đầu tư, đều là đường đất và hẹp nên khó khăn trong việc đi lại.
+ Xung quanh khu vực thực hiện dự án có hệ thống sông Hoàng và kênh nhà Lê.

+ Hiện tại nước thải sinh hoạt và nước mặt đang thoát chung vào hệ thống
mương hở hoặc tự thẩm thấu trong đất.

Vị trí thực
hiện dự án

Hình 1.2 – Vị trí khu vực thực hiện dự án
1.2.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên
1.2.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Qua khảo sát thực địa cho thấy khu vực thực hiện dự án chủ yếu là ruộng lúa,

16


ao hồ và kênh mương, thuộc dạng địa hình đồng bằng trước núi nên mặt bằng hiện
trạng khu vực khá bằng phẳng song có hiện tượng sình lầy.
Đây là thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi đá, nên có phần lớn địa
hình trũng thấp hơn các khu vực xung quanh, cốt cao độ trung bình 1,7 m ÷ 1,8 m
(chủ yếu là đất canh tác một vụ lúa). Khu vực gần núi đang khai thác đá có cao độ
trung bình 7m ÷ 8m, hiện tại trồng bạch đàn và keo lá tràm. Khu vực có độ dốc tự
nhiên từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nước mặt tự chảy đổ ra sông Hoàng.
1.2.2.2. Điều kiện về địa chất công trình
Từ kết quả khảo sát địa chất của Công ty Cổ phần Tư vấn và thiết kế xây
dựng CDC tại khu vực thực hiện dự án, ta có:
Thành phần hạt, trạng thái vật lý, tính chất cơ lý và các tạp chất khác lẫn vào.
Phân chia đánh số theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp đất phủ - Lớp I: Lớp này bắt gặp ở cả 2 lỗ khoan. Thành phần gồm sét
pha màu vàng, xám vàng lẫn dăm sạn, bùn mặt ruộng màu xám đen, lẫn rễ cây thực
vật chưa phân hủy hết. Kết cấu xốp kết thúc ở độ sâu 0,3 m ÷ 0,7 m.
- Lớp sét pha nửa cứng - Lớp II: Lớp này nằm dưới lớp I được gặp ở cả 2 hố

khoan, thành phần chủ yếu là sét pha màu vàng, đỏ loang lổ lẫn dăm sạn. Độ sâu
mặt lớp biến đổi từ 0,4 m ÷ 0,7 m. Độ sâu đáy lớp biến đổi từ 1,8 m ÷ 2,3 m.
- Lớp sét pha nửa cứng đến cứng - Lớp III: Lớp này nằm dưới lớp sét pha II
được gặp ở cả 2 hố khoan, thành phần chủ yếu là sét pha màu vàng, đỏ loang lổ,
xám ghi. Mái lớp thường gặp ở độ sâu 1,8 m ÷ 2,3 m, đáy lớp thường kết thúc ở độ
sâu 4,5 m ÷ 5 m (có nơi lên đến 6 m vẫn chưa kết thúc).
- Lớp cát pha trạng thải chảy ÷ dẻo – Lớp IV: Cát hạt vừa – nhỏ. Độ sâu từ
6 m ÷ 9 m.
- Lớp sét, sét pha trạng thái dẻo mềm ÷ dẻo chảy lớp V: độ sâu từ 9 m ÷ 31 m
- Lớp sét, sét pha trạng thái dẻo cứng ÷ nửa cứng – Lớp VI: độ sâu từ 31 m ÷ 40 m.
 Qua quá trình khảo sát địa chất công trình ta thấy càng xuống sâu thì đất
sét, sét pha càng phổ biến, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong việc thiết kế đáy của
bãi chôn lấp. Đất sét có độ chặt cao, độ thoát nước kém do vậy có thể giảm được
khả năng rò rỉ nước rỉ rác xuống dưới đất và các tầng nước dưới đất.
1.2.2.3.Điều kiện khí tượng – thủy văn
Theo số liệu đo đạc tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hoá. Các thông số về
khí tượng – thủy văn trung bình các tháng và năm 2011, 2012 được thể hiện trong

17


bảng 1.1.
Bảng 1.1 – Giá trị trung bình của các thông số khí tượng – thủy văn năm 2011,
[3]

2012 đo tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hóa
Tháng
1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm
Nhiệt độ (ºC)
2011

14,0 17,2 16,8 22,4 26,4 29,1 29,1 28,4 26,8

24,0

23,4


17,3

2012

15,3 16,3 19,8 25,0 28,1 29,8 28,7 28,2 26,8

26,0

23,4

19,6

Độ ẩm không khí (%)
2011

77

89

86

89

85

83

83


85

87

86

84

75

2012

90

91

87

87

86

78

82

87

87


84

87

85

Số giờ nắng (giờ)
2011

4

43

22

86

166

184

197

191

111

56

106


48

2012

12

27

35

130

212

145

208

179

146

152

124

54

Lượng mưa (mm)

2011

1,8

9

57,5 43,7 23,7

379

153

295

727

147,8

13,7

39,1

2012

23

14

35,1 24,2


185

195

315

414

216,5

166,8

91,2

-

142

Hướng gió và tần suất gió

Trong năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau; Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 11. Mùa hè chịu ảnh hưởng của
gió phơn Tây Nam khô nóng. Vận tốc gió trung bình năm là 1,7 m/s.
-

Bão và áp thấp nhiệt đới

Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, gây gió mạnh làm tốc mái, có
thể đổ nhà cửa, kèm theo mưa lớn gây lụt lội, mùa bão hàng năm tại vùng biển


18


Quảng Ninh - Thanh Hóa vào tháng 6 ÷ 9.
-

Mật độ sét đánh

Số liệu sét đánh được phân thành các vùng theo mật độ sét đánh
2

(lần/km /năm). Số liệu mật độ sét đánh trên địa bàn huyện Đông Sơn được thống kê
2

là 3,2 lần/km /năm.

1.1.2.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý khu vực thực hiện dự
án
 Chất lượng môi trường không khí
Bảng 1.2 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí [17]
TT

Vị trí
lấy mẫu

1
KK1
2
KK2
QCVN 05:2013

QCVN 06:2009
QCVN 26:2010
 Ghi chú:

Nhiệt độ
(°C)

Độ ẩm
(%)

V. gió
(m/s)

Bụi
NH3
T.ồn
(dBA) (µg/m3 ) (µg/m3 )

29,3
29
-

60,1
60,7
-

0,3÷0,4
0,5÷0,6
-


42÷46
45÷49
70

113,0
122,5
300
-

50,2
80,5
200
-

H2S
(µg/m3
)
3,6
4,7
42
-

+ KK1: Trung tâm khu vực dự án
+ KK2: KDC phía Đông khu vực dự án (đầu đường dự kiến đi vào dự án)
 Nhận xét:
Kết quả phân tích so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT;
QCVN 26:2010/BTNMT cho thấy, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn quy
chuẩn cho phép.
 Chất lượng môi trường nước
- Chất lượng môi trường nước ngầm

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm được thể hiện trong
(bảng 1.3) dưới đây:
Bảng 1.3 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm[17]

19


TT

Chỉ tiêu phân tích

1 pH
2 TSS (mg/l)
3 COD (mg/l)
4 BOD5 (mg/l)
5 NH4+ theo N (mg/l)
6 Coliform MPN/100ml
 Ghi chú:

Vị trí lấy mẫu
M1
7,20
0,87
2,58
1,60
0,113
2

QCVN 09:2008/BTNMT
(Cột B1)

5,5 ÷ 8,5
1,500
4
0,1
3

+ M1: Nước giếng khoan tại thôn Hạnh Phúc, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn
 Nhận xét:
Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan so sánh với QCVN
09:2008/BTNMT cho thấy, các hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới
hạn cho phép, riêng chỉ tiêu NH4+ vượt quy chuẩn cho phép 1,13 lần.
- Chất lượng môi trường nước mặt
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực dự án được
thể hiện trong (bảng 1.4) sau:
Bảng 1.4 – Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt [17]
TT

Chỉ tiêu phân tích

1 pH
2 TSS (mg/l)
3 COD (mg/l)
4 BOD5 (mg/l)
5 NH4+ theo N (mg/l)
6 Coliform MPN/100ml
 Ghi chú:

Vị trí lấy mẫu
M2
7,0

34,6
19,7
12,8
0,254
2.800

QCVN 08:2008/BTNMT
(Cột B1)
5,5 ÷ 9
50
30
15
0,5
7,500

+ M2: Nước sông Hoàng đoạn chảy qua khu vực dự án, cách trung tâm dự án
400 m về phía Tây.
 Nhận xét:
Kết quả phân tích chất lượng nước tại khu vực dự án so sánh với QCVN 08:
2008/BTNMT cột B1 (nước dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi), cho thấy tất cả
các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

20


21


CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

CHẤT THẢI RẮN
2.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo thông tư liên tịch 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD ta có:
- Chất thải rắn: là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và khu
công nghiệp, bao gồm chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại,
dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng.
- Bãi chôn lấp chất thải rắn: là một diện tích hoặc một khu đất đã được quy
hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm tối đa
các tác động tiêu cực của bãi chôn lấp tới môi trường.
- Nước rác: là nước phát sinh do quá trình phân huỷ tự nhiên chất thải rắn,
có chứa các chất gây ô nhiễm.
- Khí thải từ ô chôn lấp chất thải: là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất
thải do quá trình phân huỷ tự nhiên CTR.
- Vùng đệm: là dải đất bao quanh bãi chôn lấp nhằm mục đích ngăn cách,
giảm thiểu tác động xấu của bãi chôn lấp đến môi trường.
- Lớp lót: là các lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành bao
quanh ô chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước
rác vào tầng nước ngầm.
- Lớp che phủ: là lớp vật liệu phủ trên toàn bộ bãi chôn lấp trong khi vận
hành và khi đóng bãi chôn lấp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn lấp
tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp CTR.
- Hệ thống thu gom khí thải: là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí
thải sinh ra từ bãi chôn lấp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy
cơ gây cháy, nổ.
- Hệ thống thu gom nước rác: là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom,
đường ống dẫn, mương dẫn để thu gom nước rác về hố tập trung hoặc tới trạm xử lý.
- Hàng rào bảo vệ: là hệ thống tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc vật
cản có chiều cao nhất định bao quanh bãi chôn lấp nhằm hạn chế tác động từ các
hoạt động chôn lấp CTR đến môi trường xung quanh.


22


- Thời gian hoạt động của bãi chôn lấp: là toàn bộ khoảng thời gian từ khi bắt
đầu chôn lấp CTR đến khi đóng bãi chôn lấp.
- Đóng bãi chôn lấp: là việc ngừng hoàn toàn hoạt động chôn lấp CTR tại
bãi chôn lấp.
- Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa là hệ thống thu gom nước mặt và
nước mưa dẫn về nơi quy định nhằm ngăn ngừa nước mặt từ bên ngoài xâm nhập
vào các ô chôn lấp.
- Chủ đầu tư bãi chôn lấp: là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc tổ chức,
cá nhân người nước ngoài chịu trách nhiệm quản lý vốn, cung cấp vốn đầu tư xây
dựng bãi chôn lấp.
- Chủ vận hành bãi chôn lấp: là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá
nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về quản lý khai thác và sử dụng
bãi chôn lấp.
- Tổ chức chuyên môn kiểm tra bãi chôn lấp: là tổ chức có tư cách pháp nhân
thực hiện giám sát, kiểm định, lấy mẫu, phân tích các hạng mục và các chỉ tiêu liên
quan tới hoạt động của bãi chôn lấp.
2.2. Nguồn gốc, phân loại , thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh
Nguồn gốc chủ yếu phát sinh chất thải sinh hoạt bao gồm:
- Từ các khu dân cư;
- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng;
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng;
- Từ các làng nghề...v..v...
- Nhà máy xử lý chất thải;
2.2.2. Phân loại rác thải
Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo các
cách sau:

- Theo vị trí hình thành: phân biệt rác thải trong nhà, rác thải ngoài nhà, rác
thải trên đường, chợ..
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: phân biệt theo các thành phần vô
cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo...
- Theo mức độ nguy hại:
+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rác
thải sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc rác thải phóng xạ, các rác thải
nhiễm khuẩn, lây lan..có thể gây nguy hại tới con người, động vật và gây nguy hại
tới môi trường. Nguồn phát sinh ra rác nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp, nông nghiệp.

23


+ Rác thải không nguy hại: là những rác thải không có chứa các chất và hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
2.2.3 Thành phần chất thải rắn đô thị
Thành phần của rác thải rất khác nhau, tùy thuộc từng địa phương, tính chất tiêu
dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của rác thải
bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải vụn, sản phẩm vườn,
gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn...
Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại
chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50% ÷ 75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất thải
rắn, giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sữa
chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý
nước. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian,
mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia…
Bảng 2.1 – Thành phần chất thải rắn đô thị theo Integrated Solid Waste
Management, McGRAW-HILL 1993
Phân loại bậc 1

Phân loại bậc 2
1. Giấy
Giấy loại trừ báo và tạp chí
Tạp chí, báo và các loại có in ấn
khác
Giấy bìa có lớp gợn sóng
Giấy bìa không có lớp sơn gợn
sóng
Giấy bìa dùng để đựng chất lỏng
hoặc có nhiều lớp
Khăn giấy và giấy vệ sinh
2. Chất dẻo
PET
HDPE, LDPE, PVC
Khác
Đa thành phần
3. Hữu cơ
Xác gia súc, gia cầm
Chất thải từ quá trình làm vườn

Ví dụ
Giấy photocopy
Các tờ rơi quảng cáo
Bìa có phủ sáp
Hộp đựng dày
Túi chứa sữa, nước giải khát
Tả lót trẻ em
Chai nước khoáng
Phim ảnh
Nhựa ABS

Xác trâu, bò, lợn ,gà...
lá cây, cỏ và các chất thải
khác từ quá trình cắt tỉa

Thực phẩm thừa
Phân gia súc, gia cầm, phế thải
từ nông sản
Vải và các sản phẩm dệt may
Săm, lốp và các sản phẩm cao su
Da
Gỗ
Bao bì gỗ, pallet, mạt cưa

24


4. Kim loại đen

Sắt
Bao bì thiếc
Vỏ lon
5. Kim loại màu Kim loại màu
Bao bì nhôm
Vỏ lon
6. Thuỷ tinh
Chai thuỷ tinh có thể tái chế
Vỏ chai bia, nước giải khát
Chai thuỷ tinh trong, màu, kính
7. Xây dựng
Bê tông

Gạch ngói
8. Khác, nguy
Cái chất thải nguy hại dùng Sơn, các bao bì chứa hoá
hại tiềm tàng
trong gia đình
chất gia dụng
Tro
Chất thải y tế
Chất thải công nghiệp
Khác
Bảng 2.2 – Thành phần khối lượng và độ ẩm trong CTR đô thị theo Integrated
Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993
STT

Thành phần

Khối lượng
Độ ẩm
(%)
(% khối lượng)

I
Chất hữu cơ
1
Thực phẩm thừa
9,0
70
2
Giấy
34,0

6
3
Giấy carton
6,0
5
4
Nhựa
7,0
2
5
Vải vụn
2,0
10
6
Cao su
0,5
2
7
Da
0,5
10
8
Chất thải trong vườn
18,5
60
9
Gỗ
2,0
20
II Chất vô cơ

1
Thủy tinh
8,0
2
2
Can thiếc
6,0
3
3
Nhôm
0,5
2
4
Kim loại khác
3,0
3
5
Bụi, tro...
3,0
8
III Tổng
100,0
2.3. Tính chất của CTR sinh hoạt
2.3.1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng của CTR là khối lượng riêng, độ ẩm, kích
thước, cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR. Trong đó khối lượng
riêng và độ ẩm là hai tính chất vật lý quan trọng trong công tác quản lý CTR đô thị.

25



×