Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BIEN PHAP THI CONG XU LY NUOC THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.61 KB, 5 trang )

BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT BƠM NƯỚC THẢI, BƠM BÙN CHÌM
1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra thiết bị: Cán bộ kỹ thuật và trưởng nhóm thi công bóc niêm phong, kiểm tra,
so sánh các thông số kỹ thuật của bơm vừa bóc niêm phong với các thông số kỹ thuật
của bơm trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhằm xác định đúng thiết bị và vị trí lắp
đặt thiết bị.
- Nắm vững phương pháp lắp đặt thiết bị trình bày trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công
và của nhà sản xuất.
- Bề mặt đặt thiết bị phải được làm phẳng, gia cố kỹ trước khi lắp đặt thiết bị.
- Kiểm tra dầu bôi trơn trong máy và đấu điện chạy thử không tải trên hiện trường có sự
giám sát của bên A
- Vận chuyển bơm tới địa điểm cần lắp đặt.
- Nhân công: số người tiến hành lắp đặt bơm ít nhất là 02 người, trong đó có ít nhất 01
cán bộ kỹ thuật.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư phụ trợ cho quá trình lắp bơm.
Tiến hành lắp đặt
- Vị trí, phương pháp lắp đặt máy bơm phải đúng như trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật
thi công và Catalogue của nhà sản xuất.
- Thiết bị được đặt vào vị trí xác định nhờ ba lăng xích.
- Lắp đặt các đầu chờ của các đường ống trên bơm.
- Kiểm tra và vận hành thử nghiệm máy bơm có sự chứng kiến của bên A sau khi việc
lắp đặt hoàn tất. Tiến hành khắc phục các vấn đề kỹ thuật phát sinh (nếu có).
- Sau khi hoàn tất công việc, khu vực lắp đặt thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ,
gọn gàng.
2. BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT BƠM ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT
Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra thiết bị: Cán bộ kỹ thuật và trưởng nhóm thi công bóc niêm phong, kiểm tra,
so sánh các thông số kỹ thuật của bơm định lượng vừa bóc niêm phong với các
thông số kỹ thuật của bơm định lượng trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhằm
xác định đúng thiết bị và vị trí lắp đặt thiết bị.
- Nắm vững phương pháp lắp đặt bơm định lượng trình bày trong hồ sơ thiết kế


kỹ thuật thi công và Catalogue của nhà sản xuất.
- Kiểm tra dầu bôi trơn trong máy, các đầu van của máy, núm điều chỉnh lưu lượng, và
đấu điện chạy thử không tải trên hiện trường có sự giám sát của bên A.
- Vận chuyển bơm định lượng tới địa điểm cần lắp đặt.
- Nhân công: số người tiến hành lắp đặt bơm định lượng ít nhất là 02 người, trong đó
có ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật.


- Chuẩn bị đầy đủ vật tư phụ trợ cho quá trình lắp đặt bơm định lượng.
Tiến hành lắp đặt
- Vị trí, phương pháp lắp đặt bơm định lượng phải đúng như trong hồ sơ thiết kế
kỹ thuật thi công và Catalogue của nhà sản xuất.
- Lắp đặt hệ thống giá đỡ bơm theo bản vẽ lắp máy của hệ thống. Yêu cầu giá đỡ phải
đủ độ vững chắc. Đế bơm được lắp bộ giảm chấn cao su để giảm độ rung cho bơm khi
bơm chạy.
- Bơm được đưa lên hệ thống giá đỡ bằng tay và được đặt vào đế máy, đai ốc cố định
bơm được xiết chặt bằng clê.
- Kỹ sư điện phụ trách lắp đặt và đi hệ thống điện.
- Kiểm tra và vận hành thử nghiệm bơm định lượng có sự chứng kiến của bên A sau khi
việc lắp đặt hoàn tất. Tiến hành khắc phục các vấn đề kỹ thuật phát sinh (nếu có).
- Sau khi hoàn tất công việc, khu vực lắp đặt thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ,
gọn gàng.
3. BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO MỰC NƯỚC
Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra thiết bị: Cán bộ kỹ thuật và trưởng nhóm thi công bóc niêm phong, kiểm tra,
so sánh các thông số kỹ thuật của đầu dò mực nước dạng phao vừa bóc niêm phong
với các thông số kỹ thuật của đầu dò mực nước dạng phao trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật
thi công nhằm xác định đúng thiết bị và vị trí lắp đặt thiết bị.
- Nắm vững phương pháp lắp đặt đầu dò mực nước dạng phao được trình bày trong hồ
sơ thiết kế kỹ thuật thi công và Catalogue của nhà sản xuất.

- Vận chuyển đầu dò mực nước dạng phao tới địa điểm cần lắp đặt.
- Nhân công: số người tiến hành lắp đặt đầu dò mực nước dạng phao ít nhất là 02
người, trong đó có ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư phụ trợ cho quá trình lắp đặt đầu dò mực nước dạng phao.
Tiến hành lắp đặt
- Vị trí, phương pháp lắp đặt đầu dò mực nước dạng phao phải đúng như trong hồ sơ
thiết kế kỹ thuật thi công và Catalogue của nhà sản xuất.
- Kỹ sư điện phụ trách lắp đặt và đi hệ thống điện.
- Một đầu dò được cố định ở mực nước thấp nhất (điểm dừng của máy bơm), một
đầu dò đặt ở mực nước cao nhất của bể (điểm báo động quá tải).
- Kiểm tra và vận hành thử nghiệm đầu dò mực nước dạng phao sau khi việc lắp đặt
hoàn tất. Tiến hành khắc phục các vấn đề kỹ thuật phát sinh (nếu có).
- Sau khi hoàn tất công việc, khu vực lắp đặt thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ,
gọn gàng.


4. BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT BỒN HÓA CHẤT
Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra thiết bị: Cán bộ kỹ thuật và trưởng nhóm thi công bóc niêm phong, kiểm tra,
so sánh các thông số kỹ thuật của bồn hóa chất vừa bóc niêm phong với các thông số
kỹ thuật của bồn hóa chất trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhằm xác định đúng
thiết bị và vị trí lắp đặt thiết bị.
- Nắm vững phương pháp lắp đặt bồn hóa chất được trình bày trong hồ sơ thiết kế kỹ
thuật thi công và Catalogue của nhà sản xuất.
- Bệ đỡ bồn hóa chất phải được gia cố kỹ, làm phẳng bằng hồ ximăng mỏng 2 cm.
- Vận chuyển bồn hóa chất tới địa điểm cần lắp đặt.
- Nhân công: số người tiến hành lắp đặt bồn hóa chất ít nhất là 02 người, trong đó có ít
nhất 01 cán bộ kỹ thuật.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư phụ trợ cho quá trình lắp đặt bồn hóa chất.
Tiến hành lắp đặt

- Vị trí, phương pháp lắp đặt bồn hóa chất phải đúng như trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật
thi công và Catalogue của nhà sản xuất.
- Bồn hóa chất được di chuyển nhẹ nhàng vào các vị trí xác định, tránh va đập mạnh.
- Bồn được lắp đặt theo phương thẳng đứng so với mặt phẳng nằm ngang.
- Thước thăm mực nước, vị trí ống, van, các thiết bị, cao độ của các thiết bị... được lắp
đặt như trong hồ sơ thiết kế thi công.
- Kiểm tra các mối nối, mặt bích của bồn hóa chất,… và cho thử tải bồn có sự chứng
kiến của bên A sau khi lắp đặt hoàn tất. Tiến hành khắc phục các vấn đề kỹ thuật phát
sinh (nếu có).
- Sau khi hoàn tất công việc, khu vực lắp đặt thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ, gọn
gàng.
5. BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT CÁC MOTOR KHUẤY
Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra thiết bị: Cán bộ kỹ thuật và trưởng nhóm thi công bóc niêm phong, kiểm tra,
so sánh các thông số kỹ thuật của motor vừa bóc niêm phong với các thông số kỹ thuật
của motor trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhằm xác định đúng thiết bị và vị trí lắp
đặt.
- Nắm vững phương pháp lắp đặt thiết bị trình bày trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công
và của nhà sản xuất.
- Tại vị trí đặt thiết bị phải được cố định bởi các chân đế đã được gia cố kỹ trước khi lắp
đặt thiết bị.
- Kiểm tra dầu bôi trơn trong máy và đấu điện chạy thử không tải trên hiện trường có sự
giám sát của bên A


- Vận chuyển thiết bị tới địa điểm cần lắp đặt.
- Nhân công: số người tiến hành lắp đặt bơm ít nhất là 02 người, trong đó có ít nhất 01
cán bộ kỹ thuật, các máy móc cần thiết như xe cẩu...
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư phụ trợ đã được gia công trước cho quá trình lắp thiết bị.
Tiến hành lắp đặt

- Vị trí, phương pháp lắp đặt máy thiết bị phải đúng như trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi
công và Catalogue của nhà sản xuất.
- Thiết bị được đặt vào vị trí xác định nhờ nhân công hoặc xe cẩu.
- Kiểm tra và vận hành thử nghiệm motor có sự chứng kiến của bên A sau khi việc lắp
đặt hoàn tất. Tiến hành khắc phục các vấn đề kỹ thuật phát sinh (nếu có).
- Sau khi hoàn tất công việc, khu vực lắp đặt thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ,
gọn gàng.
6. KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ
+ KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ PHẦN CƠ
- Sau khi lắp đặt xong từng phần, nếu có điều kiện (có điện, có cáp điện phù hợp,
có nước để thử bơm…) thì nên test từng thiết bị trước khi test toàn bộ hệ thống.
* Test động cơ về phần điện
- Đối với test động cơ, có thể tiến hành đấu điện tạm và kiểm tra xem động cơ có vấn
đề gì về điện hay không – đo dòng điện, do áp, tình trạng nóng lên của động cơ nhanh
hay chậm.
- Quan sát xem có vấn đề gì bất thường hay không như: độ không đồng tâm của trục
động cơ, có hiện tượng bốc khói hay có mùi khét thoát ra từ động cơ… nếu phát hiện
bất kì điều gì bất thường phải đừng ngay và tìm nguyên nhân và khắc phục những sự
bất thường đó trong thời gian nhanh nhất.
- Nếu đã đấu điện vào hệ thống điều khiển, thì xem động cơ có quay đúng chiều hay
không, nếu có phải đảo cách đấu dây.
* Test động cơ về phần cơ
- Đối với bơm nước thải (nếu có nước) thì kiểm tra lưu lượng bơm có đạt công suất hay
không.
- Đối với bơm trục ngang, cần kiểm tra lưu lượng bơm, áp suất làm việc, độ ồn khi làm
việc, các mối hàn và khớp nối phụ kiện…
- Đối với máy thổi khí: cần kiểm tra độ nhiễm bẩn của trục máy và động cơ, áp suất làm
việc, độ ồn của máy, các mối hàn và các khớp nối phụ kiện,…
- Đối với hệ hóa chất: cần kiểm tra lưu lượng bơm có đúng với thang lưu lượng trên
máy hay không, các ống lược phải được cố định chắc chắn với bồn tránh trường hợp

ống bị cuốn vào cánh khuấy…


b. TEST HỆ THỐNG PHẦN ĐIỀU KHIỂN
- Khi kiểm tra phần điều khiển ta tắt tất cả CB và công tác điều khiển bên ngoài của hệ
thống.
- Mở CB nguồn va kiểm tra nguồn điện cấp: dòng, áp bằng đồng hồ hay đồng hồ báo
gắn trên tử điện.
- Kiểm tra các đèn báo hiệu pha có nay đủ hay không nếu nay đủ thì bắt đầu kiểm tra
từng thiết bị.
- Bật CB thiết bị cần kiểm tra và kiểm tra dòng, áp từng pha của thiết bị.
- Kiểm tra điều khiển tay bằng cách bật công tắc tay bên ngoài tủ điện qua vị trí MAN.
- Nếu đèn báo, công tác từ và thiết bị hoạt động thì quay công tác tay về vị trí Off.
- Sau khi kiểm tra điều khiển tay của tất cả các thiết bị tay đều hoạt động thì chuyển
qua kiểm tra điều khiển tự động.
- Kiểm tra điều khiển của hệ thống phương pháp giả định tín hiệu mức nước.
- Để thử điều khiển của hệ thống ta nhấc hay hạ phao, xem đèn báo báo bên ngoài và
sự hoạt động của công tắc từ bên trong tủ điện có đúng với mục đích điều khiển hay
không.
- Đối với hệ có điều khiển bằng timer thì để thử điều khiển sự hoạt động luân phiên của
thiết bị ta điều chỉnh timer cho thời gian luân phiên nhỏ để xem hoạt động của hệ điều
khiển.
- Trong quá trình kiểm tra điều khiển tự động, cần xem xét sự hoạt động của các thiết bị
cùng hoạt động với mức tín hiệu, ví dụ: khi bơm nước thải hoạt động thì bơm hóa chất
hoạt động theo có đúng như mong muốn hay không.
- Nếu hệ thống có điều khiển mức hóa chất thì kiểm tra điều khiển bằng cách pha hai
dung dịch có nồng độ hóa chất ở mức trên và mức duới điểm xét của bộ điều khiển,
tháo đầu dò và cho vào hai dung dịch trên. Nếu hệ hoạt động thì như yêu cầu thì đạt.




×