Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đồ án môn Địa chất công trình: Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà A thuộc khu xây dựng khách sạn Láng Hạ, Hà Nội. Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết kế kỹ thuật – thi công công trình trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.32 KB, 17 trang )

Đồ án địa chất công trình chuyên môn
MỞ ĐẦU
Địa chất công trình (ĐCCT) là một ngành khoa học đã và đang được
phát triển mạnh mẽ trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu
xây dựng và phát triển kinh tế của con người, nhiệm vụ của ĐCCT là nghiên
cứu môi trường địa chất, thành phần, tính chất và các đặc trưng cơ lý của đất
đá, các quá trình và hiện tượng địa chất ảnh hưởng đến việc thi công, xử lý
nền móng công trình nhằm đảm bảo cho công trình làm việc ổn định và lâu
dài. Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng,
con người ngày càng phải đối mặt với các thảm họa môi trường do chính hoạt
động xây dựng của con người gây ra đã đặt ra cho ngành ĐCCT nhiệm vụ
mới, nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá môi trường địa chất và tác động của công
trình xây dựng làm biến đổi môi trường địa chất ảnh hưởng đến cuộc sống của
con người.
Mục đích của đồ án:
• Củng cố những kiến thức học về khoa học ĐCCT và những môn học
khác, đặc biệt là ĐCCT chuyên môn cho các dạng công trình khác nhau.
• Nắm được các bước, cũng như biết cách bố trí, quy hoạch, luận chứng
các công tác khảo sát cho các giai đoạn thiết kế
• Làm cơ sở để sinh viên việc làm đồ án tốt nghiệp sau này đạt kết quả tốt
nhất.
Sau khi học xong môn “địa chất công trình chuyên môn’’ và các môn học
khác,bộ môn Địa chất công trình đã giao cho tôi làm đồ án môn học với đề
tài: “Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà A thuộc khu xây dựng
khách sạn Láng Hạ, Hà Nội. Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục
vụ cho thiết kế kỹ thuật – thi công công trình trên”. Dưới sự hướng dẫn
của cô giáo TS.Nguyễn Thị Nụ, ThS.Phạm Thị Ngọc Hà và các thầy cô trong
bộ môn tôi đã hoàn thành đồ án với nội dung sau :
Chương 1: Đánh giá điều kiện ĐCCT nhà A khu xây dưng;
Chương 2: Dự báo các vấn đề địa chất công trình;
SV : Nguyễn Văn Duy




Đồ án địa chất công trình chuyên môn
Chương 3: Thiết kế phương án khảo sát ĐCCT.
Các phụ lục kèm theo:
Phụ lục 1: Mặt cắt ĐCCT;
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất nền;
Phụ lục 3: Mặt bằng bố trí các công trình thăm dò.
Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn
hạn chế nên bản đồ án này khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
góp ý của các thầy cô và các bạn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô trong Bộ môn Địa chất công trình đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn
thành đồ án này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Duy
Lớp: ĐCTV-ĐCCT B K58

SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
CHƯƠNG 1 :
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐCCT NHÀ A
KHU XÂY DỰNG KHÁCH SẠN LÁNG HẠ HÀ NỘI.
Công trình liên doanh khách sạn Láng Hạ, Hà Nội được quy hoạch xây
dựng với quy mô 6 tòa nhà bao gồm: nhà A cao 6 tầng, nhà B cao 6 tầng, nhà
C cao 5 tầng, nhà D cao 5 tầng, nhà E gồm 2 nhà cao 5 tầng và nhà F. Để có
tài liệu địa chất phục vụ cho giai đoạn lấp báo cáo khả thi cho khu nhà A
người ta đã tiến hành khoan khảo sát ĐCCT khu vực dự kiến xây dựng. Trong
phạm vi nghiên cứu đã tiến hành khoan khảo sát 8 hố khoan, lấy thí nghiệm

27 mẫu đất xác định các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất nền.
Điều kiện ĐCCT là tổng hợp các yếu tố địa chất tự nhiên ảnh hưởng đến
công tác thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình. Điều kiện ĐCCT bao gồm
tổng hợp các yếu tố địa chất khác nhau bao gồm :
+ Yếu tố địa hình, địa mạo.
+ Yếu tố địa tầng và tính chất cơ lý của cáo lớp đất đá.
+ Yếu tố cấu tạo địa chất và đặc điểm kiến tạo.
+ Yếu tố về địa chất thủy văn.
+ Yếu tố về các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình.
+ Yếu tố về vật liệu xây dựng và khoáng tự nhiên.
Khu nhà A thuộc khu xây dựng khách sạn Láng Hạ, Hà Nội. Công trình
có tải trọng 220 T/cột.
Qua các lỗ khoan khảo sát ĐCCT K1, K2, K7 ta vẽ được 2 tuyến mặt cắt
gồm:
+ Tuyến mặt cắt I – I đi qua hố khoan K1 và K2
+ Tuyến mặt cắt II – II đi qua hố khoan K1 và K7.
Dựa trên các tài liệu khảo sát thu thập được, chúng em tiến hành đánh
giá điều kiện ĐCCT khu vực dự kiến xây dựng công trình như sau :
SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Khu vực nghiên cứu là khu nhà A thuộc Công trình liên doanh khách sạn
Láng Hạ Hà Nội, được xây dựng ở số 29, phường Láng Hạ, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
Vị trí xây dựng khu nhà A hiện tại là đất canh tác. Nhìn chung, địa hình
khu xây dựng công trình đã được san lấp tương đối bằng phẳng, cao độ địa
hình tại điểm thấp nhất là +7,1m và cao nhất là +7,7m. Có thuận lợi cho công
tác thi công.

1.2. Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của đất nền.
Theo kết quả khoan khảo sát ĐCCT sơ bộ, có thể chia nền đất tại khu
vực xây dựng thành 8 lớp theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau :
+ Lớp 1 - Cát san nền.
+ Lớp 2 – Đất lấp, màu nâu, nâu xám, trạng thái dẻo mềm.
+ Lớp 3 – Sét pha, màu nâu, nâu xám, trạng thái dẻo cứng.
+ Lớp 4 – Sét pha, màu nâu xám, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm.
+ Lớp 5 – Sét, màu xám xanh, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm.
+ Lớp 6 – Bùn sét, màu xám đen lẫn nhiều hữu cơ, phần trên phân hủy kém
càng xuống sâu mức độ phân hủy càng tốt hơn.
+ Lớp 7 – Sét pha, màu nâu, nâu vàng, trạng thái dẻo mềm.
+ Lớp 8 – Sét pha, màu nâu, vàng đỏ loang lổ, trạng thái dẻo cứng.
Trong quá trình xử lý kết quả thí nghiệm, các chỉ tiêu sức chịu tải quy ước
Ro và mô đun tổng biến dạng Eo được tính theo tiêu chuẩn TCVN 9362 –
2012, cụ thể như sau :
+ Sức chịu tải quy ước Ro :
Đối với đất dính ta tính sức chịu tải quy ước Ro theo công thức :
R0 = m.[(A.b + B.h ).γ + C.D]
Trong đó : A, B, D là hệ số ko thứ nguyên phụ thuộc vào góc ma sát trong của
đất.
m : hệ số làm việc, m=1.
SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
b : chiều rông móng quy ước, b = 100cm.
h : chiều sâu đặt móng quy ước, h = 100cm.
γ : khối lượng thể tích tự nhiên của đất (g/).
C : lực dính kết của đất (kG/cm2) .
Với A ,


B ,

D

Hệ số A,B,D được tra theo bảng 1.1 :
(độ)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20

A
0
0,03
0,06
0,1
0,14
0,18
0,23
0,26
0,29
0,43

0,51

B
1
1,12
1,25
1,39
1,55
1,73
1,94
2,17
2,43
2,73
3,06

D
3,14
3,32
3,51
3,71
3,93
4,17
4,42
4,69
5,00
5,13
5,66

(độ)
22

24
26
28
30
32
34
36
38
40
42

A
0,61
0,72
0,84
0,98
1,15
1,34
1,55
1,81
2,11
2,46
2,87

B
3,44
3,87
4,37
4,93
5,59

6,35
7,21
8,25
9,44
10,84
12,50

D
6,04
6,45
6,90
7,04
7,95
8,55
9,21
9,98
10,80
11,73
12,77

+ Modul tổng biến dạng Eo:
Đối với đất dính ta tính modul tổng biến dạng E0 theo công thức 1.2.

Eo= β

1 + e0
a1−2

.mk


(1.2)

Trong đó:
β - hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế, phụ thuộc vào từng loại
đất; sét β = 0,4; sét pha β = 0,62; cát pha β = 0,74; cát β = 0,89.
e0- hệ số rỗng tự nhiên của đất;
a1-2- hệ số nén lún ứng với cấp áp lực nén 1-2 kG/cm2.
mk- hệ số chuyển đổi từ kết quả tính E theo thí nghiệm nén một trục
trong phòng ra kết quả tính E theo thí nghiệm nén tĩnh ngoài trời. Với đất có

SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
trạng thái từ dẻo chảy đến chảy, mk =1. Đất có trạng thái từ dẻo mềm đến cứng
thì mk được xác định theo bảng 1.2.
Bảng 1.2. Xác định mk cho các loại đất
Loại
đất
Cát
pha
Sét
pha
Sét


0,45

0,55


mk ứng với e0
0,65
0,75
0,85

4,0

4,0

3,5

3,0

5,0

5,0

4,5

-

-

6,0

0,95

1,05

2,0


-

-

4,0

3,0

2,5

2,0

6,0

5,5

5,5

4,5

Mô tả chi tiết địa tầng khu xây dựng :

+ Lớp 1 : Cát san nền
Đây là lớp nằm ngay trên cùng, phân bố trên toàn bộ phạm vi khảo sát,
cả 3 hố khoan khảo sát đều gặp lớp đất này. Thành phần là cát hạt nhỏ lẫn bụi
màu nâu xám lẫn ít gạch vụn. Bề dày lớp này thay đổi từ 0,7m ( tại K1) đến
0,6m ( tại K2), bề dày trung bình là 0,65m. Cao độ mặt lớp dao đông từ 7,3m
(K1) đến 7,4m (K2). Do chiều dày của lớp này mỏng, không có ý nghĩa về
mặt xây dựng nên không tiến hành lấy mẫu thí nghiệm.

+ Lớp 2 : Đất lấp
Lớp này nằm ngay sát dưới lớp cát san nền. Thành phần là sét pha lẫn
cát, gạch vụn, phế thải sinh hoạt màu nâu, nâu xám, trạng thái dẻo mềm. Lớp
này phân bố đều trên khu vực khảo sát, cả 3 lỗ khoan khảo sát đều gặp lớp đất
này. Lớp đất có bề dày thay đổi từ 0,9m ( K1) đến 1,2m ( K2), bề dày trung
bình là 1,05m. Cao độ mặt lớp dao động từ 6,60m (K1) đến 6,80m (K2), cao
độ đáy lớp dao động từ 5,70 m (K1) đến 5,60m (K2). Lớp này ko có giá trị
trong xây dựng nên ko tiến hành lấy mẫu thí nghiệm.
+ Lớp 3 : Sét pha màu nâu, nâu xám, trạng thái dẻo cứng.
Lớp này nằm sát dưới lớp đất lấp, có thành phần chủ yếu là sét pha màu
nâu, nâu xám, trạng thái dẻo cứng. Lớp đất này phân bố trên toàn bộ phạm vi
SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
khảo sát, cả 3 lỗ khoan đều gặp lớp đất này. Bề dày của lớp này dao động từ
2m (K1) đến 1,2m (K2), bề dày trung bình là 1,6 m. Cao độ mặt lớp dao động
từ 5,7 m (K1) đến 5,6m (K2). Cao độ đáy lớp dao động từ 3,7m (K1) đến
4,4m (K2). Trong lớp này ta lấy 6 mẫu thí nghiệm, các giá trị chỉ tiêu cơ lý
trình bày trong bảng 1.3 :
Bảng 1.3 Bảng chỉ tiêu cơ lý lớp 3
STT Các chỉ tiêu cơ lý

Ký hiệu

Đơn vị

Giá Trị Trung Bình

1


Độ ẩm tự nhiên
Khối lượng thể tích tự
nhiên
Khối lượng thể tích
khô

W

%

27,4

γw

g/cm3

1,94

γc

g/cm3

1,52

4

Khối lượng riêng

γ


g/cm3

2,70

5

Hệ số rỗng

eo

-

0,774

6

Độ lỗ rỗng

n

%

43,61

7

Độ bão hòa

G


%

95,23

8

Độ ẩm giới hạn chảy

WL

%

32,8

9

Độ ẩm giới hạn dẻo

WP

%

22,4

10

Chỉ số dẻo

Ip


%

10,3

11

Độ sệt

Is

-

0,48

12

Hệ số nén lún

a1-2

cm2/kG

0,031

13

Lực dính kết

C


kG/cm2

0,28

14

Góc ma sát trong

15

Sức chịu tải quy ước

Ro

kG/cm2

1,538

16

Mô đun tổng biến
dạng

Eo

kG/cm2

141,92


2
3



Độ

Tính sức chịu tải quy ước R0

- Khối lượng thể tích tự nhiên w = 1,94 g/cm3

SV : Nguyễn Văn Duy

9°33’50’’


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
- Góc ma sát trong φ = 9° 33' 50", tra bảng 1.1 suy ra A = 0,18 ; B =1,73 ; D =
4,17
- Lực dính kết C =0,28 (kG/cm2).
• Áp dụng công thức (1.1) ta có:
R0= m.[(A.b + B.h ).γ + C.D]
= 1.[(0,18.100 +1,73 .100).0,0019 4 + 0,28.4,17] =1,538 (kG/cm2)
 Tính modul tổng biến dạng E0
-

Hệ số rỗng tự nhiên e0 =0,774 .
Hệ số nén lún a1-2 = 0,031 (cm2/kG).
Hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế đối với đất sét pha β =0,62
Với đất sét pha có e0 = 0,774 tra bảng 1.2 ta có mk =4,0

• Áp dụng công thức 1.2 ta có:

Eo= β

1 + e0
a1− 2

.mk = 0,62 (kG/cm2)

+ Lớp 4 : Sét pha màu nâu xám, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm.
Lớp này nằm sát dưới lớp 3, có thành phần là sét pha màu nâu xám, nâu
hồng, trạng thái dẻo mềm. Lớp này phân bố trên toàn bộ phạm vi khảo sát, cả
3 lỗ khoan đều gặp lớp đất này. Bề dày lớp đất thay đổi từ 1m (K1) đến 1,2m
(K2), bề dày trung bình là 1,1m. Cao độ mặt lớp thay đổi từ 3,7m (K1) đến
4,4m (K2). Cao độ đáy lớp thay đổi từ 2,7m (K1) đến 3,2m (K2). Trong lớp
này, ta lấy 4 mẫu thí nghiệm, các giá trị chỉ tiêu cơ lý được trình bày trong
bảng 1.4:
Bảng 1.4 Bảng chỉ tiêu cơ lý lớp 4
ST
T
1

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị trung bình

Độ ẩm tự nhiên
Khối lượng thể tích tự

nhiên
Khối lượng thể tích
khô

W

%

33,4

γw

g/cm3

1,87

γc

g/cm3

1,39

4

Khối lượng riêng

γ

g/cm3


2,70

5

Hệ số rỗng

eo

-

0,936

6

Độ lỗ rỗng

n

%

48,05

2
3

Các chỉ tiêu cơ lý

SV : Nguyễn Văn Duy



Đồ án địa chất công trình chuyên môn
7

Độ bão hòa

G

%

96,24

8

Độ ẩm giới hạn chảy

WL

%

37,7

9

Độ ẩm giới hạn dẻo

WP

%

23,7


10

Chỉ số dẻo

Ip

%

14,1

11

Độ sệt

Is

-

0,73

12

Hệ số nén lún

a1-2

cm2/kG

0,056


13

Lực dính kết

C

kG/cm2

0,22

14

Góc ma sát trong

15

Sức chịu tải quy ước

Ro

kG/cm2

1,094

16

Mô đun tổng biến dạng

Eo


kG/cm2

51,442



Độ

6° 38' 00"

Tính sức chịu tải quy ước R0

- Khối lượng thể tích tự nhiên w = 1,87 g/cm3
- Góc ma sát trong φ = 6° 38' 00" , tra bảng 1.1 suy ra A = 0,1 ; B =1,39 ; D
=3,71.
- Lực dính kết C = 0,22 (kG/cm2).


Áp dụng công thức (1.1) ta có:

R0= m.[(A.b + B.h ).γ + C.D]
= = 1,094 (kG/cm2)


Tính modul tổng biến dạng E0

- Hệ số rỗng tự nhiên e0 = 0,93 Hệ số nén lún a1-2 = 0.056 (cm2/kG).
- Hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế đối với đất sét pha β = 0,62.
- Với đất sét pha có e0 = 0,93 tra bảng 1.2 ta có mk = 2,4.



Áp dụng công thức 1.2 ta có:

Eo= β

1 + e0
a1− 2

.mk =0,62 .. 2,4 = 51,442 kG/cm2

+ Lớp 5 : Sét màu xám xanh, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm.
SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
Đây là lớp nằm sát dưới lớp 4, có thành phần chủ yếu là sét màu xám
xanh, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm. Lớp này phân bố không đều trên khu
vực xây dựng và không có mặt tại hố khoan K7. Bề dày lớp này thay đổi từ
1,2m (K1) đến 1,2m (K2), bề dày trung bình là 1,2m. Cao độ mặt lớp thay đổi
từ 2,7m (K1) đến 3,2m (K2). Cao độ đáy lớp thay đổi từ 1,5m (K1) đến 2m
(K2). Trong lớp này ta lấy 4 mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý được trình bày
trong bảng 1.5 :
Bảng 1.5 Bảng chỉ tiêu cơ lý lớp 5
ST
T

Các chỉ tiêu cơ lý

1


Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị trung bình

Độ ẩm tự nhiên

W

%

41,3

Khối lượng thể tích tự
nhiên
Khối lượng thể tích
khô

γw

g/cm3

1,73

γc

g/cm3


1,26

4

Khối lượng riêng

γ

g/cm3

2,71

5

Hệ số rỗng

eo

-

1,235

6

Độ lỗ rỗng

n

%


54,89

7

Độ bão hòa

G

%

91,92

8

Độ ẩm giới hạn chảy

WL

%

47,9

9

Độ ẩm giới hạn dẻo

WP

%


28,2

10

Chỉ số dẻo

Ip

%

19,7

11

Độ sệt

Is

-

0,67

12

Hệ số nén lún

a1-2

cm2/kG


0,042

13

Lực dính kết

C

kG/cm2

0,29

14

Góc ma sát trong

Độ

5° 47'30"

15

Sức chịu tải quy ước

kG/cm2

1,318

2
3


SV : Nguyễn Văn Duy

Ro


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
Mô đun tổng biến
dạng

16



Eo

kG/cm2

91,528

Tính sức chịu tải quy ước R0

- Khối lượng thể tích tự nhiên w = 1,73 g/cm3
- Góc ma sát trong φ =5° 47' 30", tra bảng 1.1 suy ra A = 0,1; B =1,39; D
=3,71.
- Lực dính kết C = 0,29 (kG/cm2).


Áp dụng công thức (1.1) ta có:
R0= m.[(A.b + B.h ).γ + C.D]

= = 1,318 (kG/cm2)



Tính modul tổng biến dạng E0
- Hệ số rỗng tự nhiên e0 = 1,235.
- Hệ số nén lún a1-2 = 0,042 (cm2/kG).
- Hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế đối với đất sét β =



0,4.
- Với đất sét có e0 = 1,235 tra bảng 1.2 ta có mk = 4,3.
Áp dụng công thức 1.2 ta có:

Eo= β

1 + e0
a1− 2

.mk =0,4.. 4,3 = 91,528 (kG/cm2)

+ Lớp 6 : Bùn sét màu xám đen lẫn nhiều hữu cơ, phần trên phân hủy
kém, càng xuống sâu phân hủy càng tốt.
Lớp này nằm ngay dưới lớp 5, phân bố đều khắp trên khu vực xây dựng,
cả 3 lỗ khoan khảo sát đều gặp lớp đất này. Thành phần chủ yếu là bùn sét
màu xám đen lẫn nhiều hữu cơ, phần trên phân hủy kém, càng xuống sâu
phân hủy càng tốt. Bề dày lớp đất này thay đổi từ 5,8m (K1) đến 8,8m (K7),
bề dày trung bình là 7,3m. Cao độ mặt lớp thay đổi từ 1,5m (K1) đến 0,9m
(K7). Cao độ đáy lớp thay đổi từ -4,3m (K1) đến -7,9m (K7). Trong lớp này

ta lấy 6 mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý được trình bày trong bảng 1.6 :
Bảng 1.6 Bảng chỉ tiêu cơ lý lớp 6
SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
ST
T

Các chỉ tiêu cơ lý

1

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị trung bình

Độ ẩm tự nhiên

W

%

78,1

2

Khối lượng thể tích tự

nhiên

γw

g/cm3

1,47

3

Khối lượng thể tích
khô

γc

g/cm3

0,85

4

Khối lượng riêng

γ

g/cm3

2,43

5


Hệ số rỗng

eo

-

1,964

6

Độ lỗ rỗng

n

%

65,22

7

Độ bão hòa

G

%

95,39

8


Độ ẩm giới hạn chảy

WL

%

74,3

9

Độ ẩm giới hạn dẻo

WP

%

48,1

10

Chỉ số dẻo

Ip

%

26,3

11


Độ sệt

Is

-

1,171

12

Hệ số nén lún

a1-2

cm2/kG

0,154

13

Lực dính kết

c

kG/cm2

0,09

14


Góc ma sát trong

15

Sức chịu tải quy ước

Ro

kG/cm2

0,488

16

Mô đun tổng biến
dạng

Eo

kG/cm2

8,276



3° 3' 40"

Tính sức chịu tải quy ước R0


- Khối lượng thể tích tự nhiên w = 1,47 g/cm3
- Góc ma sát trong φ =3° 3' 40", tra bảng 1.1 suy ra A = 0,045; B =1,185; D
=3,415.
- Lực dính kết C = 0,09 (kG/cm2).
SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn


Áp dụng công thức (1.1) ta có:

R0 = m.[(A.b + B.h ).γ + C.D]
= =0,488 (kG/cm2)
Tính modul tổng biến dạng E0
- Hệ số rỗng tự nhiên e0 = 1,964
Hệ số nén lún a1-2 = 0,154(cm2/kG).
- Hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế đối với bùn sét β





=0,43.
- Với lớp bùn sét có trạng thái dẻo chảy thì mk = 1
Áp dụng công thức 1.2 ta có:

Eo = β

1 + e0

a1− 2

.mk = 0,43..1 = 8,276(kG/cm2)

+ Lớp 7 : Sét pha màu nâu, nâu vàng, trạng thái dẻo mềm.
Lớp này ngay dưới lớp 6, phân bố hầu khắp khu vực khảo sát, cả 3 lỗ
khoan khảo sát đều gặp lớp đất này. Thành phần chủ yếu của lớp này là sét
pha màu nâu, vàng nâu, trạng thái dẻo mềm. Bề dày lớp đất này thay đổi từ
1,6m (K1) đến 1,2m (K7), bề dày trung bình là 1,4m. Cao độ mặt lớp thay đổi
từ -4,3m (K7) đến -7,9m (K5). Cao độ đáy lớp thay đổi từ -5,9m đến -9,1m.
Trong lớp này ta lấy 4 mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ lý được trình bày trong
bảng 1.7:
Bảng 1.7 Bảng chỉ tiêu cơ lý lớp 7
ST
T

Các chỉ tiêu cơ lý

1

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị trung bình

Độ ẩm tự nhiên

W


%

27,4

2

Khối lượng thể tích tự
nhiên

γw

g/cm3

1,94

3

Khối lượng thể tích
khô

γc

g/cm3

1,55

γ

g/cm3


2,71

eo

-

0,78

4
5

Khối lượng riêng
Hệ số rỗng

SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
6

Độ lỗ rỗng

n

%

43,79

7


Độ bão hòa

G

%

94,73

8

Độ ẩm giới hạn chảy

WL

%

32,7

9

Độ ẩm giới hạn dẻo

WP

%

20,4

10


Chỉ số dẻo

Ip

%

12,3

11

Độ sệt

Is

-

0,57

12

Hệ số nén lún

a1-2

cm2/kG

0,034

13


Lực dính kết

c

kG/cm2

0,27

14

Góc ma sát trong

15

Sức chịu tải quy ước

Ro

kG/cm2

1,389

16

Mô đun tổng biến
dạng

Eo

kG/cm2


129,84



Độ

8° 6' 30"

Tính sức chịu tải quy ước R0

- Khối lượng thể tích tự nhiên w = 1,94 g/cm3
- Góc ma sát trong φ =8°6 ' 30", tra bảng 1.1 suy ra A = 0,14 ; B =1,55 ; D
=3,93.
- Lực dính kết C = 0,27 (kG/cm2).
• Áp dụng công thức (1.1) ta có:
R0= m.[(A.b + B.h ).γ + C.D]
= = 1,389 (kG/cm2)
 Tính modul tổng biến dạng E0
- Hệ số rỗng tự nhiên e0 = 0,78
- Hệ số nén lún a1-2 = 0,034(cm2/kG).
- Hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế đối với sét pha β =0,62.
- Với lớp sét pha có e0 = 0,78 ta tra bảng 1.2 được mk= 4.
• Áp dụng công thức 1.2 ta có:

SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn


Eo = β

1 + e0
a1− 2

.mk = 0,4..4 = 129,84(kG/cm2)

+ Lớp 8 : Sét pha màu nâu, vàng đỏ loang lổ, trạng thái dẻo cứng.
Lớp này nằm ngay dưới lớp 7, phân bố hầu khắp khu vực khảo sát và cả 3
lỗ khoan khảo sát đều gặp lớp đất này. Thành phần chủ yếu của lớp này là sét
pha màu nâu vàng, đỏ loang lổ, trạng thái dẻo cứng. Bề dày lớp đất này thay
đổi từ 2,2m (K1) đến 3,8m (K7), bề dày trunh bình là 3m. Cao độ mặt lớp
thay đổi từ - 5,9m (K1) đến -9,1m (K7). Cao độ đáy lớp thay đổi từ - 7,7m
(K1) đến -12,9m (K7). Trong lớp này ta lấy 3 mẫu thí nghiệm, các chỉ tiêu cơ
lý được trình bày trong bảng 1.8 :
Bảng 1.8 Bảng chỉ tiêu cơ lý lớp 8
ST
T
1

Ký hiệu

Đơn vị

Độ ẩm tự nhiên
Khối lượng thể tích tự
nhiên
Khối lượng thể tích
khô


W

%

γw

g/cm3

1,97

γc

g/cm3

1,56

4

Khối lượng riêng

γ

g/cm3

2,73

5

Hệ số rỗng


eo

-

0,748

6

Độ lỗ rỗng

n

%

42,79

7

Độ bão hòa

G

%

96,18

8

Độ ẩm giới hạn chảy


WL

%

35,1

9

Độ ẩm giới hạn dẻo

WP

%

23,0

10

Chỉ số dẻo

Ip

%

12,2

11

Độ sệt


Is

-

0,29

12

Hệ số nén lún

a1-2

cm2/kG

0,019

13

Lực dính kết

c

kG/cm2

0,39

14

Góc ma sát trong


Độ

9°52'00''

2
3

Các chỉ tiêu cơ lý

SV : Nguyễn Văn Duy

Giá trị trung bình


Đồ án địa chất công trình chuyên môn
15
16

Sức chịu tải quy ước

Ro

Mô đun tổng biến
Eo
dạng
 Tính sức chịu tải quy ước R0

kG/cm2

2,003


kG/cm2

228,16

- Khối lượng thể tích tự nhiên w = 1,97 g/cm3
- Góc ma sát trong φ = 9°52'00'' tra bảng 1.1 suy ra ra A = 0,18; B =1,73; D
=4,17.
- Lực dính kết C = 0,39 (kG/cm2).


Áp dụng công thức (1.1) ta có:
R0= m.[(A.b + B.h ).γ + C.D]
= = 2,003 (kG/cm2)

Tính modul tổng biến dạng E0
- Hệ số rỗng tự nhiên e0 = 0,748
- Hệ số nén lún a1-2 = 0,019 (cm2/kG).
- Hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế đối với sét pha β =0,62.
- Với lớp sét pha có e0 = 0,748, ta tra bảng 1.2 được mk= 4.
• Áp dụng công thức 1.2 ta có:
1 + e0
a1− 2
Eo = β
.mk = 0,62..4 = 228,16(kG/cm2)
1.3. Đặc điểm Địa chất thủy văn.
Theo tài liệu khảo sát sơ bộ ban đầu, tại khu vực xây dựng công trình ở
thời điểm khảo sát cho thấy, nước dưới đất tồn tại trong lớp đất lấp, phân bố ở
độ sâu từ 0,6 ÷ 1,0m. Nước dao động theo mùa, nguồn cung cấp là nước mưa
và nước thải sinh hoạt. Hiện tại, chưa có tài liệu phân tích thành phần hóa học

của nước dưới đất.
* Nhận xét chung:
 Địa hình địa mạo : Khu vực xây dựng nằm tại phường Láng Hạ, quận



Ba Đình, thành phố Hà Nội có mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc
vận chuyển vật liệu cũng như tập kết các nguyện vật liệu, khảo sát và
thi công công trình.
Đia tầng : Chiều sâu khảo sát gồm 8 lớp đất khác nhau, công tác lấy
mẫu đa dạng phục vụ tốt cho công tác đánh giá điều kiện ĐCCT.

SV : Nguyễn Văn Duy


Đồ án địa chất công trình chuyên môn


Địa chất thủy văn : Cần chú ý đến sự thay đổi mực nước ngầm theo
mùa, bổ sung tài liệu phân tích thành phần hóa học của nước nhằm
đánh giá sự ảnh hưởng của nước đối với các loại vật liệu xây dựng.

SV : Nguyễn Văn Duy



×