Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIEU LUAN VITAMIN d VA e CHO LON TRAN BICH PHUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.85 KB, 19 trang )

1
MỤC LỤC
1. LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................2
2. NỘI DUNG...........................................................................................................3
2.1. Vitamin D...........................................................................................................3
2.2. Vitanmin E. .....................................................................................................13
3. KẾT LUẬN...................................................................................................18


2
1. LỜI NÓI ĐẦU
Năng suất và chất lượng tối ưu trong chăn nuôi luôn là mục tiêu hướng tới
của các nhà khoa học trên thế giới. Các công trình nghiên cứu về các quá trình
chuyển hóa trong cơ thể đã và đang tìm ra các hợp chất mới thiết yếu cho các hoạt
động sống mà cơ thể vật nuôi không thể tự sản sinh ra được hoặc chỉ có thể dự trữ
với số lượng rất nhỏ, đòi hỏi người chăn nuôi phải bổ sung kịp thời và đầy đủ.
Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu về
dinh dưỡng làm nền tảng cho việc cải tiến công nghệ sản xuất và chế biến thức ăn
trong chăn nuôi, các nhà chăn nuôi đã tạo ra các sản phẩm thức ăn tổng hợp với
đầy đủ các loại protein, acid amin, lipit, glucid… đặc biệt là việc bổ sung và cân
đối các vitamin theo nhu cầu của từng loại vật nuôi, từ đó góp phần nâng cao năng
suất và chất lượng các sản phẩm của vật nuôi như thịt, trứng, sữa.
Từ các nghiên cứu này người chăn nuôi đã biết đến sự cần thiết bổ sung các
vitamin quan trọng như vitamin D, vitamin E, vitamin B….trong khẩu phần của
gia súc, gia cầm nhằm đạt được năng suất ngày càng cao.
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu các loại vitamin đặc biệt là vitamin D và
vitamin E để bổ sung vào thức ăn cho lợn một cách hợp lý, theo nhu cầu của vật
nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của vật nuôi, đồng thời làm giảm giá
thành của sản phẩm trong chăn nuôi là điều vô cung cần thiết. Vậy ta hãy tìm hiểu
xem việc thiếu và thừa vitamin D và vitamin E sẽ gây ra những hậu quả gì?



3
2. NỘI DUNG
Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết đối với cơ thể. Nó không phải là
nguyên liệu để xây dựng cơ thể, cũng không phải là nhiên liệu cung cấp năng
lượng, có hàm lượng rất thấp trong sản phẩm nhưng nó có trong thành phần của
nhiều enzyme quan trọng và là yếu tố xúc tác cho các phản ứng sinh hoá học trong
cơ thể vật nuôi. Phần lớn gia súc không tự tổng hợp được vitamin mà phải được
cung cấp từ thức ăn. Khi thiếu nó cơ thể sẽ mắc bệnh thiếu vitamin.
Nếu thiếu vitamin thì cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon, mờ
mắt. Trên thế giới, dù người ta dùng đủ thứ thực phẩm nhưng cơ thể vẫn thiếu
lượng vitamin cần thiết. Vitamin được chia thành 2 nhóm là nhóm vitamin tan
trong nước như vitamin B, C... và nhóm vitamin tan trong chất béo như vitamin A,
D... Nhóm vitamin tan trong nước khi thừa đều thải ra theo nước tiểu, vì vậy ít xảy
ra tình trạng ngộ độc các vitamin nhóm này. Ngược lại, các vitamin tan trong chất
béo được dự trữ ở gan với các mức độ khác nhau. Với một lượng vitamin A, D quá
cao có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Trước nay, nhiều người vẫn lầm tưởng vitamin
là loại thuốc bổ, uống bao nhiêu cũng được và dùng càng nhiều càng tốt.
Vitamin D và vitamin E đều thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo. Vậy ta
hãy tìm hiểu nguồn gốc, nhu cầu của hai loại vitamin này đối với chăn nuôi lợn
như thế nào, và xem việc thiếu và thừa vitamin gây những tác hại gì?
2.1. Vitamin D
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức
năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Các hợp
chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D3 (còn được gọi là
cholecalciferol) và vitamin D2 (ergocalciferol). Cholecalciferol và ergocalciferol
có thể đưa vào cơ thể qua việc ăn uống và các biện pháp bổ sung. Cơ thể cũng có
thể tổng hợp vitamin D (đặc biệt là cholecalciferol) ở da, từ cholesterol, khi da



4
được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời (vì thế nó còn được mệnh danh là "vitamin
ánh nắng").
Mặc dù vitamin D thường được gọi là một vitamin, nhưng trong một ngữ
nghĩa hẹp thì nó không phải là một vitamin thiết yếu trong chế độ ăn, bởi vì hầu hết
động vật có vú đều có thể tự tổng hợp nó đủ cho cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng
mặt trời. Một chất chỉ được phân loại là vitamin thiết yếu khi nó không thể được cơ
thể tổng hợp đủ, mà phải nạp vào thông qua việc ăn uống. Tuy nhiên, cũng như các
vitamin khác, người ta đã phát hiện ra sự thiếu hụt vitamin D trong khẩu phần ăn
có thể gây ra bệnh, cụ thể là bệnh còi xương (một chứng loãng xương ở trẻ em). Vì
thế, ở các nước phát triển, người ta thêm vitamin D vào khẩu phần ăn thiết yếu,
chẳng hạn như sữa, để tránh các bệnh do thiếu hụt.
Việc tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cùng với việc
hấp thụ từ chế độ ăn uống đều giúp duy trì nồng độ thích hợp của vitamin này
trong huyết thanh. Bằng chứng cho thấy sự tổng hợp từ ánh nắng mặt trời được
điều chỉnh bởi một vòng hồi tiếp ngược (là vòng tự điều chỉnh lượng vitamin D cần
tổng hợp tùy theo nhu cầu cần thiết của cơ thể), do đó có thể ngăn chặn ngộ độc,
tuy nhiên, do không chắc chắn về nguy cơ gây ung thư từ ánh sáng mặt trời, cho
nên viện Y học Hoa Kỳ (IOM) không đưa ra lời khuyên về lượng phơi nắng cần
thiết để đáp ứng nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Vì vậy, khi đưa ra Chế độ ăn tham
khảo (Dietary Reference Intake; DRI) thì người ta giả định rằng toàn bộ lượng
vitamin D cần thiết là thông qua thực phẩm chứ không phải từ cơ thể tổng hợp
thành, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra. Ngoài việc sử dụng nó để ngăn ngừa
loãng xương hoặc còi xương, thì không có bằng chứng gì về những ảnh hưởng tích
cực khác đối với sức khỏe của việc bổ sung vitamin D một cách đại trà. Bằng
chứng về lợi ích tốt nhất là cho sức khỏe của xương và làm giảm tỷ lệ tử vong ở
phụ nữ cao tuổi.


5

Tại gan, cholecalciferol (vitamin D3) được chuyển hóa thành calcidiol, còn
được gọi là calcifediol (INN), 25-hydroxycholecalciferol, hoặc 25-hydroxyvitamin
D3 — viết tắt là 25(OH)D3. Ergocalciferol (vitamin D2) được chuyển hóa thành
25-hydroxyergocalciferol, còn được gọi là 25-hydroxyvitamin D2 — viết tắt là
25(OH)D2. Đây là hai chất chuyển hóa đặc trưng của vitamin D được đo nồng độ
trong huyết thanh để xác định tình trạng vitamin D của một người. Một phần của
calcidiol được chuyển hóa qua thận thành calcitriol, một chất hoạt hóa sinh học của
vitamin D. Calcitriol tuần hoàn như một hormone trong máu, để điều chỉnh nồng
độ canxi và phosphate trong máu và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và tái tạo
của xương. Calcitriol cũng ảnh hưởng đến chức năng thần kinh-cơ và hệ miễn dịch.
Francis Glisson, GS người Anh về y khoa và giải phẫu (1596-1677) đã đưa ra ý
kiến: nhiều trẻ em nghèo hay bị bệnh còi xương - Rachitisme, thoái hoá cột sống.
Do sống trong điều kiện tối tăm, suy dinh dưỡng, thiếu trứng, sữa...
Năm 1782, bác sỹ Dale Percval đã thành công trong trị bệnh còi xương bằng
dầu gan cá nhưng chưa biết nguyên nhân.
Ở thế kỷ thứ 19, 80 % trẻ em nghèo trong các thành phố lớn ở châu Âu, Trung và
Bắc Mỹ như Luân Đôn, New york, Glasgow..thường bị bệnh còi xương và dùng
dầu gan cá trị được bệnh.
1890, Palm một bác sỹ đã đưa ra ý kiến: để trị bệnh còi xương, ngoài việc
dùng dầu gan cá thì còn dùng phương pháp cho bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng
mặt trời, nhưng ông lại bị nhiều ý kiến phản bác: trẻ em châu Phi và ấn Độ ở trong
điều kiện có nhiều ánh sáng mặt trời vẫn bị bệnh còi xương (người ta không biết là
Sắc tố da đen hạn chế khả năng tổng hợp vitamin D. Bên cạnh đó là dân Esquimo
sống ở vùng thiếu ánh sáng mặt trời lại ít bị bệnh: dân Esquimo lại ăn nhiều dầu
gan cá).
Vào năm 1865, Bác sỹ armand Trousseau lần đầu tiên đề nghị khi trị bệnh
còi xương vừa cho bệnh nhân uống dầu gan cá và cho tắm nắng.


6

Đến năm 1919 người ta dùng tia cực tím để trị bệnh. Cùng thời gian này
McCollum và Mellanbourg phát hiện ra trong dầu gan cá có chứa vitamin A, D và
tiến hành thực nghiệm sử dụng vitamin D trên gia súc.
Năm 1925, McCollum đặt tên cho vitamin D.
1928, Windaus, nhà hoá học Đức đã nhận được giải thưởng Nobel do đã
phân lập được D2, dạng vitamin D trong thực vật và D3 trong thức ăn động vật.
 Phân loại và cấu tạo hóa học:
Vitamin D tồn tại dưới một số dạng hóa chất (vitamer) khác nhau (xem bảng
1). Hai cấu trúc hóa học chính là vitamin D2 hay còn gọi là ergocalciferol và
vitamin D3 hay cholecalciferol; vitamin D có cấu trúc khác với cả 2 loại D2 và D3
được gọi chung là calciferol. Cấu trúc hóa học của vitamin D2 được xác định lần
đầu vào năm 1931. Vào năm 1935, cấu trúc hóa học của vitamin D3 đã được xác
định và chứng minh là nó được tạo thành từ quá trình biến đổi của 7dehydrocholesterol dưới tác động của tia cực tím.
Trong hóa học, các dạng khác nhau của vitamin D là những secosteroid; tức
là, steroid bị gãy một trong những liên kết trong các vòng steroid. Sự khác biệt về
cấu trúc giữa vitamin D2 và vitamin D3 nằm trong các chuỗi bên của chúng. Chuỗi
bên của D2 chứa một liên kết đôi giữa cacbon 22 và 23, và một nhóm methyl trên
cacbon 24.
Bảng 1. Phân loại và cấu tạo hóa học
Tên
Vitamin D1
Vitamin D2

Thành phần hóa học
Cấu trúc
hợp chất của ergocalciferol với
lumisterol, 1:1
ergocalciferol (tạo thành từ
ergosterol)



7

Vitamin D3

Vitamin D4

Vitamin D5

cholecalciferol (tạo thành từ 7dehydrocholesterol ở dưới da).
22-dihydroergocalciferol

sitocalciferol (tạo thành từ 7dehydrositosterol)

Cholecalciferol (vitamin D3)
Có hơn 10 vạn vitamin nhưng chỉ có hai dạng quan trọng nhất là vitamin D2
(ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol).
Vitamin D2 và D3 bền hơn vitamin A khi bị oxy hóa và D3 bền hơn D2.
 Nhu cầu và nguồn cung cấp:
Nhu cầu vitamin D3 của động vật nuôi ghi ở Bảng 2. Trong chăn nuôi tự
nhiên, con vật được chăn thả ngoài trời, nhờ tác dụng của ánh sáng mặt trời mà
chất 7dehydro -chlesterol biến đổi thành vitamin D3, thoả mãn được nhu cầu cho
chúng. Trái lại trong chăn nuôi công nghiệp, con vật bị nuôi nhốt, khả năng tự tổng
hợp vitamin D3 không thực hiện được. Vì thế cần phải bổ sung vitamin D3 vào


8
khẩu phần. Tuy nhiên cần chú ý lượng bổ sung quá dư thừa sẽ gây độc: lượng Ca
hấp thu nhiều, tích luỹ khắp nơi trong cơ thể (trên thành mạch máu làm mạch ròn
dễ vỡ, trong bể thận làm suy thận).

Vitamin D3 thường có nhiều ở cá biển, dầu gan cá, sữa, lòng đỏ trứng. Trong
lá, rễ, củ, quả, nấm và men bia có tiền vitamin D2.
Bảng 2. Nhu cầu vitamin A, D3 và E của lợn, gà và bò sữa
(Đơn vị: UI/kg thức ăn)
Động vật nuôi
Lợn con

Vitamin A
2200

Vitamin D3
220

Vitamin E
16

Lợn thịt

1750 - 1300

200 - 150

11

Lợn nái sinh sản

4000

200


44

- Mức ăn 80g/ngày

3750

375

6

- Mức ăn 100g/ngày

3000

300

5

- Mức ăn 120g/ngày

2500

250

4

Bò sữa (UI/ngày)

55.000


5.500

330

Gà thịt 0 - 8 tuần
Gà mái đẻ

Vitamin D ít có trong thức ăn trừ trường hợp như cỏ được phơi nắng và lá
úa của cây còn non. Dầu gan cá là nguồn vitamin D3 tốt và trứng cũng chứa nhiều
vitamin D3. Sữa thường thì rất ít còn sữa non chứa nhiều gấp 6- 10 lần sữa
thường.
Ở tuyến phao câu của gà là nơi hình thành và dự trữ vitamin D. Nếu cắt bỏ
tuyến này gà sẽ bị bệnh còi xương (Rickets).
Các tiền vitamin D gồm:
 Ergosterol là tiền vitamin của vitamin D2
 7-Dehydrocholesterol là tiền vitamin của vitamin D3


9
Colesterol (động vật)

7-Dehydrocholesterol (C27H43OH)
CH3

H3C
CH3

CH3
CH3


CH3

HO

7-Dehydrocholesterol
Tia cực tím, bước sóng 0,001 mm
H3C
CH3

CH3

CH3
CH3

CH2

HO

Vitamin D3 (Colecanciferol - C27H43OH)
Các tiền vitamin không có giá trị vitamin, các sterol này phải chuyển thành
canxiferol thì mới được gia súc sử dụng. Sự chuyển đổi này cần phải có sự tác
động của bức xạ mặt trời hoặc một số yếu tố vật lý khác. Hiệu suất chuyển đổi tốt
nhất ở độ dài bước sóng 290-315 nm.
Sự vận chuyển hóa học xảy ra ở da và sự bài thải cũng xảy ra ở da là nơi dự
trữ các tiền vitamin, bệnh còi xương cũng có thể chữa trị khỏi bằng cách bôi dầu
gan cá lên da.
 Trao đổi chuyển hóa, vai trò sinh học
Vitamin D tham gia vào sự chuyển hóa Ca, P
Tầm quan trọng của vitamin D trong sự trao đổi Ca, P đã được biết đến từ
lâu. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của 2 nhóm các nhà khoa học Mỹ tiến

hành: nhóm thứ nhất do Wasserman và Taylor ở trường đại học Cornell và nhóm
thứ hai do De Luca ở trường đại học Wiscosin.


10
Ergosterol ( C28H43OH) (thực vật)

Vitamin D2

(Ergocanciferol - C28H43OH)
H3C
CH3

CH3

H3C

CH3

CH3

CH3

CH3

CH3
CH3

CH2


CH3

HO

HO

Tia cực tím, bước sóng 0,001 mm
Năm 1966, Wasserman và CS đã tách được một protein liên kết với Ca ở
vách ruột của gia cầm, chuột, chó, lợn, bò. Protein liên kết này hình thành 60 h sau
khi bổ sung vitamin D và làm tăng hấp thu Ca.
De Luca (1966) đã chứng minh rằng: nhiều hoạt động sinh học của vitamin
D tiến hành thông qua các sản phẩm trao đổi được hình thành trong gan và thận.
Vitamin D3 (cholecalciferol) hấp thu vào máu đến gan, ở gan được thuỷ phân
thành 25-hydroxy cholecalciferol (viết tắt 25(OH)-vitamin D3) nhờ 25hydroxylaza. Tổng số lượng 25-OH-D3 được hình thành nhiều hay ít do gan điều
khiển. Giá trị sinh học của 25-OH-D3 lớn hơn vitamin D3 1,5 – 5 lần, khi dùng nó
để phòng hay chữa bệnh còi xương có hiệu quả hơn dùng vitamin D3 vì 25-OH-D3
xúc tiến nhanh việc hấp thu Ca ở ruột và huy động Ca ở xương. 25-OH-D3 khi
đến thận nó lại bị thuỷ phân tiếp để biến thành 1,25(OH)2-vitamin D3 hoặc
24,25(OH)2-vitamin D3. Sản phẩm thuỷ phân 1,25(OH)2-vitamin D3 được coi như
hormon sterol kích thích niêm mạc ruột hình thành các ARNm để tổng hợp protein
liên kết với Ca++, tạo pH thích hợp giúp Ca hấp thu vào máu cũng như vận chuyển
Ca vào xương cùng với phospho. Hoạt tính sinh học của 1,25-(OH)2-D3 có hoạt
tính mạnh nhất, gấp 3,6 lần 25-OH-D3.
Vitamin D3 (Da)


11

Gan


Vitamin D3-25-hydroxylaza

25-OH-D3
PO4 và yếu tố khác

25-OH-D3-1α-hydroxylaza
Thận

1,25-(OH)2-D3

1,25-(OH)2-D3
PTH

Xương

PTH

Tuyến
cận giáp

CaBP
Ruột

Khoáng hóa
xương

Ca++ HPO4+

Ca++ HPO4+
8,8-10,4mg%

Ca máu

Như vậy vitamin D đã tham gia vào quá trình hấp thu Ca ở niêm mạc ruột
thông qua các thông tin di truyền.
1,25-(OH)2-D3 điều tiết Ca huyết tương giống như hormon parathyroit
(hormon tuyến cận giáp) và canxitonin. Khi khẩu phần có lượng Ca bình thường
hoặc cao thì thận giảm sự tổng hợp 1,25-(OH)2-D3 và ngược lại khi khẩu phần
nghèo Ca thì sự tổng hợp 1,25-(OH)2-D3 được tăng cường. Xem sơ đồ chuyển
hóa vitamin D).
Ở xương 1,25-(OH)2-D3 kích thích sự hòa tan của khoáng xương để chuyển
vào máu và nó còn tăng cường quá trình cốt hóa, khoáng hóa xương, giúp cho quá
trình tái hấp thu muối phosphat ở ống thận.
Khi thiếu vitamin D ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Ca, P làm quá trình khoáng
hóa cốt hóa kém, động vật non bị còi xương (rickets); động vật trưởng thành


12
bị mềm xương (osteomalasia) xốp xương, loãng xương, gia cầm đẻ trứng thiếu Ca
đưa đến vỏ trứng làm cho vỏ mỏng dễ vỡ.
Gia súc còn non mắc bệnh còi xương. Gia súc lớn gọi là bệnh mềm xương
(Osteomalacia). Cả hai bệnh trên có thể xảy ra do thiếu Ca và P.
Gan là nơi thực hiện chuyển đổi vitamin D2 và D3 thành 25hydroxycholecalciferol, đây là dạng hoạt động sinh học mạnh nhất của vitamin.
Tuyến phó giáp trạng điều tiết sự sản xuất 1,25-dihydroxycholecanxiferol hơn là
làm tăng tỷ lệ hấp thu ở ruột.
 Đơn vị tính của vitamin D:
1. Đơn vị quốc tế

(IU): 1 IU vitamin D là hoạt động của 0,025 r

(roentengen) của vitamin D3 (1 roentengen là lượng bức xạ để sản sinh một đơn vị

tĩnh điện của ion trong mỗi mililit).
2. Đơn vị gà quốc tế ( I.CU) = 0,025r vitamin D3.
 Triệu chứng do sự thiếu vitamin D:
Bổ sung vitamin D cho lợn và gà quan trọng hơn là trâu bò bởi vì trâu bò có
thể nhận đầy đủ vitamin trong khi chăn thả hoặc từ cỏ khô. Có một vài loại thức ăn
như ngũ cốc và men bia sống có thể gây ra bệnh còi xương cho động vật có vú,
prôtein đậu nành sống và gan tươi cũng gây ảnh hưởng tương tự trên gia cầm. Để
khắc phục nên gia tăng bổ sung lượng vitamin D gấp 10 lần khi có mặt toàn bộ hạt
đậu nành sống.
Thức ăn nếu thiếu vitamin D thì có khoảng 20% Ca được hấp thu. Nếu có
vitamin D thì lượng hấp thu lên đến 50-80%. Mức độ hấp thu P cũng tùy thuộc vào
Ca. Ca được dự trữ trong các mô mềm dưới dạng kết hợp với protein thành một
chất gọi là protein liên kết Ca. Ca rất có ái lực với protein này, do đó mức độ hấp
thu Ca liên hệ rất chặt chẽ với loại protein này vì có hệ số liên hệ lớn (r = 0,99). Sự


13
hấp thu và sử dụng vitamin D2,, D3 gần như nhau ở bò, cừu và heo, gà thì chỉ sử
dụng được vitamin D3 (vitamin D2 chỉ sử dụng được 1/35 vitamin D3).
 Liều cao vitamin D gây độc
Liều cao vitamin D gây ngộ độc và sự ứ đọng Ca trong các mô mềm: phổi,
thận. Nếu cho lợn con sau cai sữa uống liều cao: 250.000 UI vitamin D3 trong 4
tuần sẽ làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sinh trưởng và làm cho gan sưng to, xuất
hiện vết loét ở cuống họng, hoại tử ở phổi, tim, thận. Nếu cho lợn có khối lượng
20-25 kg sử dụng liều 473.000 UI/kg thức ăn sẽ làm cho lợn chết sau 4 ngày
(Long, 1984). Liều cao vitamin D3 độc hơn D2.
2.2. Vitanmin E
Evans và Emerson (1936) đã tìm ra vitamin E trong lúa mì, được gọi là
Tocopherol (Toco = đẻ con, phero = mang, ol = rượu). Có 8 dạng vitamin E trong
tự nhiên đang hoạt động, trong đó có 4 vitamin bão hòa α, β, γ và δ-Tocopherol là

dạng hoạt động sinh học mạnh nhất và phổ biến nhất.
Đơn vị tính là IU = hoạt động của 1 mg axetat-tocopherol tổng hợp.
 Cấu tạo:
Vitamin E có 4 dẫn chất là ỏ-tocopherol, õ-tocopherol, ó-tocopherol và ọtoco- pherol. Hoạt tính của ỏ, õ, ó và ọ-tocopherol lần lượt là 100, 30-40, 10 và 1.
CH3
HO

CH3

H3 C

O
CH3

-CH2 -CH2-CH2-CH-CH2-CH2-CH2 -CH-CH2-CH2-CH2-CH
CH3

CH3

α - Tocopherol
1UI = 1 mg DL- α tocopherol-acetat
 Chức năng sinh học:

CH3

CH3


14
Vitamin E có chức năng: chống vô sinh, chống oxy hoá sinh học trong cơ thể

và trong thức ăn.
Vai trò chống vô sinh của vitamin E được phát hiện từ lâu, tuy nhiên gần đây
người ta thấy vai trò này chỉ rõ trên chuột và gà trống, còn ở động vật nuôi như bò
hay lợn thì không rõ.
Vai trò quan trọng của vitamin E chính là vai trò chống oxy hoá sinh học, nó
ngăn chặn sự hình thành các peroxit và bảo vệ các axit béo chưa no. Nếu thiếu
vitamin E thì các peroxit hình thành tấn công gây bệnh tích trên tiểu não (bệnh
viêm nhũn não), trên cơ (bệnh trắng cơ, teo cơ). ở lợn nếu thiếu vitamin E, sắt hoá
trị hai (Fe2+) dễ oxy hoá thành sắt hoá trị ba (Fe3+), chức năng hồng cầu và hệ
thống cytochrome bị rối loạn.
Selen cũng có vai trò chống oxy hoá như vitamin E (Se có trong thành phần
một enzym có tác dụng phá huỷ các peroxit đã hình thành), cho nên người ta
thường bổ sung vitamin E cùng với Se vào thức ăn của động vật nuôi.
 Nhu cầu và nguồn cung cấp:
Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn, cỏ tươi và cỏ non là nguồn rất
giàu vitamin E. Giá đỗ và mầm của hạt ngũ cốc (lúa) chứa rất nhiều vitamin E. Lá
chứa gấp 20 - 30 lần so với cọng. Hạt ngũ cốc cũng là nguồn chứa vitamin E
nhưng thành phần hóa học thay đổi theo giống. Ví dụ, hạt lúa mì chứa chủ yếu là
α- tocopherol, ngô còn có thêm γ -tocopherol.
Các sản phẩm của động vật chứa rất ít vitamin E mặc dù số lượng phụ thuộc
vào lượng vitamin E khẩu phần.
 Trao đổi vitamin E:
Mặc dù chức năng sinh học của vitamin E chưa biết chính xác nhưng người
ta cho rằng nó có mặt trong các enzym. Chức năng của vitamin E là :


15
Chất kháng oxy hóa sinh học, có tác dụng ngăn ngừa có hiệu quả bệnh gà điên
(Encephalomalacia), trong lúc đó selen thì không có tác dụng quan trọng đó. Trong
khi bổ sung không đủ vitamin E thì không ngăn ngừa bệnh teo cơ bắp (Muscular

distrophy) thì việc bổ sung selen liều thấp vào khẩu phần làm giảm nhu cầu
vitamin E cần thiết để ngừa bệnh. Selen là một chất khoáng rất độc vì vậy phải cẩn
thận khi bổ sung vào khẩu phần cho gia súc.
Ngoài ra, vitamin E còn kết hợp với selen bảo vệ phospholipit khỏi bị phá
hủy của các peroxit; tham gia phản ứng phosphoryl hóa; tham gia trong trao đổi
axit nhân; tham gia tổng hợp axit ascorbic; và tham gia tổng hợp ubiquinon
(Coenzyme Q).
 Triệu chứng thiếu vitamin E:
Vitamin E và selen có quan hệ với nhau, đa số các chứng bệnh trên có thể
chữa được bằng Se.
Đối với gia súc cái mang thai, vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình
mang thai, sự phát triển của thai non và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non do
đã trung hòa hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể.
Vitamin E có thể giúp làm giảm tiến trình lão hóa của da và lông cải thiện
tình trạng da khô sần sùi, lông gãy rụng...làm giảm giá trị thương phẩm của gia súc
gia cầm.
Nói chung việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa không được
sử dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Vitamin E hầu như không có tác
dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên khi lạm dụng vitamin E,
dùng liều quá cao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, chóng
mặt, nứt lưỡi hoặc viêm thanh quản. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi
sau khi ngừng thuốc.
Cách tốt nhất để bổ sung vitamin E là sử dụng các thực phẩm chứa vitamin
E có nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc,


16
mầm lúa mạch, hạt hướng dương... Trong trường hợp nếu thiếu vitamin E ở gia
súc cái trong khi mang thai thi có thể sử dụng vitamin E trực tiếp bằng cách tiêm.
Bảng 3. Ảnh hưởng của mức thích hợp vitamin và điều kiện nuôi dưỡng đến

sinh trưởng của lợn 10-26 kg (Casting và CS, 2001)
Mức vitamin
Tiêu chuẩn

Vitamin

Trên tiêu chuẩn Cao

hơn

(Đối chứng)

nhiều so tiêu

Viamin A (IU/kg thức ăn)
D3 (IU/kg thức ăn)
E (mg/kg thức ăn)
K3 (mg/kg thức ăn)
B1 (mg/kg thức ăn)
B2 (mg/kg thức ăn)
B6 (mg/kg thức ăn)
B12 (µg/kg thức ăn)
Niacin (mg/kg thức ăn)
Pantotenic axit (mg/kg thức

8000
1500
20
0,5
1

4
1
20
15
10

12000
1750
60
2,5
2
5,5
3
30
30
15

chuẩn
15000
2000
100
4,0
3
8
5
40
45
25

ăn)

Folic axit (mg/kg thức ăn)
Biotin (mg/kg thức ăn)
C (mg/kg thức ăn)
Điều kiện nuôi dưỡng

0,2
0,04
0
Tốt

1
0,13
50
Tốt

2
0,30
100
Tốt

Tăng trọng, g/con/ngày

Xấu*
564

Xấu*
568

491


Xấu*
493 584
504

Thức

ăn

thu

nhận 897

(g/con/ngày)
Thức ăn :tăng trọng (g/g)

815

903

*
813 911
816*

1,59

1,66

1,59

1,56


1,65
1,62*
* Điều kiện nuôi dưỡng kém: nuôi mật độ cao và chịu stress do cai sữa sớm


17

Bảng 4. Ảnh hưởng của Vitamin E và Se trên lợn nái
Chỉ tiêu sinh sản

Lô đối chứng

Bổ

sung

vitamin E và
Tỉ lệ lợn cái bị MMA* (%)
Số lợn con/lứa đẻ
Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/ổ)
Khối lượng lợn cai sữa 21 ngày tuổi

Se
0
10,9
15,164**
45,037***

50

8,8
11,168
31,371

(kg/ổ)
Tỉ lệ lợn con cai sữa (%)
80,2
Khối lượng tăng, 0-21 ngày (kg/ổ)
20,158
Khối lượng lợn con tăng, 0-21 ngày tuổi 3,405

86,8
29,873
3,677

(kg/con)
* Mastitis -melritis - agalactia: viêm vú, viêm đường tiết niệu - thiếu sữa
** Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,02); *** Sai khác có ý nghĩa TK
(P<0,05); Theo Whitehair và CS. (1983)

Bảng 5. Hàm lượng các vitamin trong sữa một số loài gia súc ( µg/100 ml)
Vita Bò



Cừu

Ngựa

Lợn


min
A
E
Carotenoit
C (mg)
B1
B2
B6
PP
Axit

34
30
38
1,6
42
157
48
85
350

31
1,4
48
114
7
273
289


43,5
15
4
100
400
70
500
400

13
16
40
58
331

53
11
66
270
20
1110
439

Pantotenic
Biotin

3,5

6,3


7

-

4,5


18
Axit Folic 0,23
0,27
Mitchel (1984), NRC (1985)

0,22

0,13

0,39

III. KẾT LUẬN
Nói tóm lại Vitamin D và E là những chất hữu cơ rất cần thiết đối với cơ thể.
Nó không phải là nguyên liệu để xây dựng cơ thể, cũng không phải là nhiên liệu
cung cấp năng lượng, nhưng vitamin lại có vai trò vô cùng quan trọng trong trao
đổi chất của cơ thể. Vitamin D và E có hàm lượng rất thấp trong sản phẩm nhưng
nó có trong thành phần của nhiều enzyme quan trọng và là yếu tố xúc tác cho các
phản ứng sinh hoá học trong cơ thể vật nuôi. Phần lớn gia súc không tự tổng hợp
được vitamin mà phải được cung cấp từ thức ăn. Khi thiếu nó cơ thể sẽ mắc bệnh
thiếu vitamin. Nếu thiếu vitamin thì cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon,
mờ mắt, làm giảm năng suất của con vật. Trên thế giới, dù người ta dùng đủ thứ
thực phẩm nhưng cơ thể vẫn thiếu lượng vitamin cần thiết. Chính vì vậy mà các
nha chăn nuôi vẫn cần tiếp tuc nghiên cứu thêm về vitamin để có các biện pháp

phối hợp sao cho có hiệu quả nhất trong chăn nuôi, nhăm nâng cao năng suất, chất
luợng vật nuôi, mà vẫn giả giá thành của sản phẩm.
Bổ sung vitamin D cho lợn và gà quan trọng hơn là trâu bò bởi vì trâu bò có
thể nhận đầy đủ vitamin trong khi chăn thả hoặc từ cỏ khô. Có một vài loại thức ăn
như ngũ cốc và men bia sống có thể gây ra bệnh còi xương cho động vật có vú,
prôtein đậu nành sống và gan tươi cũng gây ảnh hưởng tương tự trên gia cầm. Để
khắc phục nên gia tăng bổ sung lượng vitamin D gấp 10 lần khi có mặt toàn bộ hạt
đậu nành sống.
Thức ăn nếu thiếu vitamin D thì có khoảng 20% Ca được hấp thu. Nếu có
vitamin D thì lượng hấp thu lên đến 50-80%. Mức độ hấp thu P cũng tùy thuộc vào
Ca. Ca được dự trữ trong các mô mềm dưới dạng kết hợp với protein thành một
chất gọi là protein liên kết Ca. Ca rất có ái lực với protein này, do đó mức độ hấp
thu Ca liên hệ rất chặt chẽ với loại protein này vì có hệ số liên hệ lớn (r = 0,99). Sự


19
hấp thu và sử dụng vitamin D2,, D3 gần như nhau ở bò, cừu và heo, gà thì chỉ sử
dụng được vitamin D3 (vitamin D2 chỉ sử dụng được 1/35 vitamin D3).
Nói chung việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa không được sử
dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Vitamin E hầu như không có tác dụng
phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên khi lạm dụng vitamin E, dùng liều
quá cao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, chóng mặt, nứt
lưỡi hoặc viêm thanh quản. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi
ngừng thuốc.
Cách tốt nhất để bổ sung vitamin E là sử dụng các thực phẩm chứa vitamin
E có nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc,
mầm lúa mạch, hạt hướng dương... Trong trường hợp nếu thiếu vitamin E ở gia
súc cái trong khi mang thai thi có thể sử dụng vitamin E trực tiếp bằng cách tiêm.




×